Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chính sách đối ngoại Nhật Bản đối với Việt Nam từ năm 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.26 KB, 7 trang )

Quan hệ Việt Nam và Nhật Bản trong thời kì này.
Khuôn khổ quan hệ giữa hai nước không ngừng được nâng cấp với nội
dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”
(4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004). Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật
Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố chung về “Hướng tới
đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố
chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình
hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (nhân chuyến thăm chính thức Nhật
Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007).
Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn
vinh ở Châu Á", nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược (nhân
chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 4/2009). Nhật Bản
là nước đầu tiên trong các nước G-7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với
ta (nước tiếp theo là Anh năm 2010, Đức năm 2011).
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại
các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai bên đã phối hợp tốt để giải quyết một số sự cố trong hợp tác kinh tế như vụ
PMU 18 (2006); vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ (2007); vụ công ty PCI Nhật Bản
hối lộ (2008).
Về du lịch, tháng 4/2005, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt
Nam-Nhật Bản, tạo điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt
Nam.
Về tiến trình hợp tác kinh tế, Việt Nam và Nhật Bản đã kết thúc giai đoạn
nghiên cứu khả thi về Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) vào cuối tháng
4/2006 và đã bắt đầu vòng đám phán chính thức đầu tiên tại Tokyo tháng 1/2007,
vòng đàm phán thứ 2 tại Hà Nội 26/3/2007, vòng đàm phán thứ 3 tại Tokyo - Nhật
Bản ngày 04/6/2007, vòng đàm phán thứ 4 đã diễn ra tại Hội An - Việt Nam từ 1722/7/2007.
Về đầu tư trực tiếp, tính đến tháng 12/2006, Nhật Bản đã có 677 dự án đầu
tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ
USD, đứng thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam



(sau Đài Loan và Singapore) (Đồ thị 2). Riêng năm 2006, tổng vốn đầu tư của Nhật
Bản tại Việt Nam là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt tăng vốn. Hiện
nay, hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 sáng kiến chung Việt - Nhật về cải
thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về viện trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản là nước tài trợ lớn nhất cho
Việt Nam với tổng luỹ kế giai đoạn 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm
khoảng 30% tổng lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam,
trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD. Các chương trình viện trợ của
Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực
và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực;
phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục
đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.
Về giao lưu văn hóa, năm 2006 được coi là Năm xúc tiến giao lưu văn hóa Việt
Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và
TP.HCM với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Phía Nhật Bản có tới 800 người
tham gia trong các chương trình Giao lưu thể thao, Giao lưu văn hóa -nghệ thuật,
Giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế. Năm 2007, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt
Nam - Nhật Bản được tổ chức tại Hội An với các màn trình diễn nghệ thuật cổ
truyền, thời trang, nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật ẩm thực…
Năm 2008 - kỷ niệm 35 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, là năm
diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng để chào mừng sự kiện này.
Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt vừa được tổ chức vào
ngày 11 và 12-3-2008. Diễn đàn gồm 2 buổi “Tọa đàm nhân dân” tổ chức tại Hà
Nội và TP.HCM, với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước, thuộc các
lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu
văn hóa, văn nghệ. Vấn đề xúc tiến hơn nữa giao lưu văn hóa Nhật - Việt là chủ đề
chính được thảo luận tại diễn đàn.
II. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 2006-2009
Giai đoạn từ 2006-2009, đất nước Nhật Bản trải qua 3 đời thủ tướng thuộc đảng

dân chủ tự do:
Đảng dân chủ tự do hay còn gọi là LDP (viết tắt tiếng Anh) là một đảng phái chính
trị bảo thủ và là đảng chính trị lớn nhất ở Nhật. Đảng LDP đã điều hành Nhật Bản
phần lớn các kì từ khi thành lập năm 1955-2009.


1. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam giai đoạn 2006-2009
a. Thủ tướng Abe Shinzo (安安 安三), nhiệm kỳ 2006-2007
Ông nhậm chức Chủ tịch Đảng dân chủ Tự do và trở thành thủ tướng thứ 90 ở tuổi
52, vị thủ tướng trẻ nhất thời hậu chiến. Tuy nhiên đến ngày 12/09/2007, nhiệm kỳ
của ông bị phá hỏng vì hàng loạt các cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ
tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lí
do sức khỏe.
Nói về mỗi quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển giữa Nhật Bản và Việt Nam trong
giai đoạn này có thể nói đến cuộc viếng thăm đầu tiên của thủ tướng Abe Shinzo
vào tháng 11 năm 2006, Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 14 được tổ chức từ ngày
12 đến 14 tháng 11 năm 2006 tại Hà Nội, Việt Nam. Thủ tướng Nhật Bản Abe
Shinzō đã đến Việt Nam tham dự hội nghị này.
Chuyến thăm năm 2006 của ông Abe là nhằm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Nhật
Bản lên tầm chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng hai nước.
Chuyến thăm được diễn ra vào ngày 19/11/2006, thời điểm sau khi Việt Nam được
đề cử vào vị trí vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc. Mục đích chuyến thăm Việt Nam khi đó của ông Abe chính là thúc đẩy hợp
tác song phương giữa hai nước, nâng tâm chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng
cho 2 nước nói riêng và châu Á nói chung.
Chuyến thăm năm 2006 của ông Abe đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều lãnh
đạo doanh nghiệp của cả 2 nước. Trong đó, phái đoàn đi cùng Thủ tướng Shinzo


Abe sang Việt Nam bao gồm 130 thành viên thuộc 74 công ty Nhật Bản là một

minh chứng cho thấy nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm đến Việt Nam.
Trong cuộc gặp cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2006, ông Abe đã
nhất trí thành lập Uỷ ban hợp tác Việt - Nhật do cả hai thủ tướng làm chủ tịch.
Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng đồng ý thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế 2
nước. Phía Nhật Bản cũng khẳng định hỗ trợ Việt Nam thực hiện những cam kết
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tại cuộc hội đàm, Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục duy trì viện trợ ODA và xem xét
nghiêm túc các dự án hạ tầng chiến lược của Việt Nam như đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường bộ cao tốc Bắc - Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc.
(hình ảnh chuyển thăm />-Tuyên bố chung giữa hai Thủ tướng Việt Nam-Nhật Bản “hướng tới quan hệ đối
tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á” (10/2006).
b. Thủ tướng Fukuda Yasuo (安安 安安 ), nhiệm kỳ 2007-2008
Các chính sách đối nội và đối ngoại then chốt của ông Fukuda
Chính sách đối ngoại, quốc phòng:
- Đánh giá cao tầm quan trọng của các mối quan hệ với các nước láng giềng Châu
Á và LHQ.
- Tìm kiếm đối thoại với Bắc Triều Tiên để giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị
bắt cóc.
- Tiếp tục duy trì liên minh an ninh Nhật - Mỹ.
- Thúc đẩy việc thành lập Cộng đồng Đông Á.
- Nỗ lực ban hành luật cho phép gia hạn sứ mệnh tiếp nhiên liệu của MSDF ở Ấn
Độ Dương. nhằm hỗ trợ các chiến dịch chống khủng bố do Mỹ cầm đầu ở bên
trong và xung quanh Ápganixtan.
- Tìm kiếm bộ luật vĩnh viễn cho phép triển khai binh sĩ Nhật Bản ra nước ngoài.
- Thận trọng trong việc xem xét có nên thay đổi cách giải thích hiến pháp hiện
hành vốn cấm Nhật Bản thực hiện quyền phòng thủ tập thể hay không.
Chính sách kinh tế, tài chính:
- Nghiên cứu kỹ khả năng tăng thuế tiêu dùng.


- Tiếp tục các chương trình cải tổ cơ cấu của các cựu Thủ tướng Koizumi và

Shinzo Abe
- Thu hẹp sự phân hóa xã hội và tiến hành cải tổ cơ cấu nhằm giải quyết những
điều kiện bất lợi ở các khu vực nông thôn.
Các vấn đề khác:
- Không tới đền Yasukuni khi tại nhiệm.
- Tiến hành các cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp trong vòng ba năm theo lịch
trình như đã cam kết của Cựu Thủ tướng Abe.
- Thảo luận với các đảng đối lập biện pháp giải quyết vấn đề liên quan tới sổ sách
lương hưu.
- Giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ ở nông thôn.
- Xem xét luật ban hành năm 2006 yêu cầu người tàn tật chia sẻ 10% chi phí cho
các dịch vụ phúc lợi.
Tuyên bố chung 11/2017 làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam-Nhật Bản và Chương
trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược, được ký kết nhân chuyến thăm
Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân.
c. Thủ tướng Aso Taro (三三 三三), nhiệm kỳ 2008-2009
Chủ trương chính sách của Aso là đẩy mạnh cải cách kinh tế, tăng cường ngoại
giao với các nước nhằm khôi phục uy tín của đảng LDP và nội các mới. Ngay sau
khi thành lập Chính phủ mới, Nội các và LDP sẽ giải tán Hạ viện và tổ chức tổng
tuyển cử trước thời hạn nhằm tận dụng lợi thế uy tín của ông Aso đang ở mức cao
sau khi đắc cử Chủ tịch LDP.
Tuyên bố chung giữa Việt Nam-Nhật Bản “Về quan hệ đối tác chiến lược vì hoà
bình và phồn vinh ở Châu Á” giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso
Taro (4/2009).
Nội dung của tuyên bố này khẳng định:
-Hai bên thống nhất sẽ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan hệ song phương,
cũng như trong các vấn đề của khu vực châu Á và Cộng đồng quốc tế, trên cơ sở
tin tưởng và lợi ích chung, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh ở châu Á.
- Hai bên khẳng định lại Tuyên bố chung “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình
và phồn vinh ở châu Á” được công bố ngày 19/10/2006; đồng thời hoan nghênh



việc thực hiện có kết quả “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến
lược giữa Việt Nam và Nhật Bản” được công bố ngày 27/11/2007.
Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
Trên tinh thần đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á, hai bên khẳng
định cùng quyết tâm phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đi sâu và mở rộng
hợp tác trên các lĩnh vực như sau:
Hai bên khẳng định sẽ tiến hành các chuyến thăm hàng năm ở cấp cao; đồng thời,
tăng cường hơn nữa việc trao đổi và hợp tác ở cấp Bộ trưởng và quan chức cấp cao
giữa các cơ quan liên quan của Chính phủ; thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa Quốc
hội, các chính đảng, chính quyền địa phương, nhân dân… hai nước.
Hai bên sẽ tổ chức hàng năm các cuộc họp của Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật
Bản; tăng cường các cơ chế đối thoại chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; xúc tiến
giao lưu quan chức cấp cao và tăng cường trao đổi cấp Cục/Vụ trưởng liên quan
đến an ninh - quốc phòng; thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực pháp chế tương xứng
với mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.
Hai bên tin tưởng Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có vai trò to lớn
đối với sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước, đồng thời hợp tác để Hiệp định
này nhanh chóng có hiệu lực và thực hiện một cách thuận lợi. Thông qua những
hoạt động như “Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh
với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, hai bên xúc tiến hơn
nữa đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện môi trường
đầu tư tại Việt Nam. Hai bên tiếp tục gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực cải thiện
cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, vận tải hàng
hóa, công nghệ thông tin - viễn thông, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường…,
đồng thời thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới, như sử dụng năng lượng nguyên
tử vào mục đích hòa bình, phát triển vũ trụ, máy bay thân thiện với môi trường…
Phía Nhật Bản đánh giá cao quyết tâm phòng chống tham nhũng của Việt Nam liên
quan đến Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản. Hai bên sẽ hợp tác

chặt chẽ nhằm thực hiện có hiệu quả Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của
Nhật Bản đối với Việt Nam, thực hiện nghiêm túc mọi biện pháp của Ủy ban hỗn
hợp phòng chống tham nhũng ODA Việt Nam - Nhật Bản. Hai bên sẽ tiếp tục hợp


tác nhằm thực hiện các dự án như Đường bộ cao tốc Bắc-Nam, Đường sắt cao tốc
Bắc-Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc…
Hai bên sẽ coi trọng và thúc đẩy hợp tác văn hóa, khoa học-công nghệ, giáo dụcđào tạo, giao lưu thanh thiếu niên; đồng thời, tôn trọng truyền thống văn hóa của
nhau và thúc đẩy hợp tác trong việc bảo vệ các di sản văn hóa.
Phía Việt Nam hoan nghênh những đóng góp của Nhật Bản trong việc đối phó với
khủng hoảng tài chính thế giới; bày tỏ tin tưởng rằng, Nhật Bản sẽ đóng góp tích
cực hơn nữa nhằm khắc phục tình trạng trì trệ của kinh tế châu Á và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
/> /> />8192556
/> />522110204



×