Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

giáo án về các bptt tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.33 KB, 60 trang )

/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta là hoa đất”
[tục ngữ]
“Quê hương là chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
2. Các kiểu so sánh
Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
a) So sánh ngang bằng
Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như,
tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.



1


Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm
diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe,
người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh
thường mang tính chất cường điệu.
VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
b) So sánh hơn kém
Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…
VD:
– Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ
phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.
VD:
Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.
Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.
Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái
cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được
sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
VD:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế
trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
VD:
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người

nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh
được nhân lên nhiều lần.
* NÂNG CAO:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]

2


- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
“Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
II/ Bài tập
Bài 1. Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
b) Gải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Gợi ý:
a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con
người.
c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng
đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng.
Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
Bài 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(Ca dao)
Gợi ý:
Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
– Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.

3


Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật –

đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều
ưu điểm đáng quý.
Bài 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngot
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Đỗ Trung Quân)
Gợi ý:
Chú ý đến các so sánh
a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b) Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính
cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,
cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị
gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của
vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[ca dao]
* NÂNG CAO 1. Thế nào là nhân hoá ?
Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những

4


từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật,
… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Từ nhân hoá nghĩa là trở thành người. Khi gọi tả sự vật người ta thường gán cho sự vật
đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.
VD:
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
(Trần Đăng Khoa)
Các kiểu nhân hoá
Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD:
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
(Tô Hoài)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất
sự vật.

VD :
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
(Trần Đăng Khoa)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất
của thiên nhiên
VD :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
(Trần Đăng Khoa)
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
VD :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
(Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc…
(Bóng cây kơ nia)
Tác dụng của phép nhân hoá

5



Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế
giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
VD :
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa)
II/ Bài tập:
Bài 1: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
1.
Nhân hoá và so sánh C. Ẩn dụ và hoán dụ.
2.
Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ.
Gợi ý: A
Bài 2. Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
Gợi ý:
– Chú ý cách xưng hô của người đối với trâu. Cách xưng hô như vậy thể hiện thái độ tình
cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả
lời được câu hỏi.
Bài 3. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Gợi ý:
Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của người như:

– Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước.
3/ ẨN DỤ:
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
[hoa lựu màu đỏ như lửa]
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

6


“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
[ca dao]
[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận
bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
c/ Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá
ý nghĩa.

7


“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
[Thương vợ - Tú Xương]
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi
đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
* NÂNG CAO
I/ Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Thế nào là ẩn dụ ?
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng
quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố
làm chuẩn so sánh được nêu lên.

Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương
đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
Câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.
Hoặc
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
Ca dao có câu:
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi
những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm
quen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung.
Ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường
xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.
Các kiểu ẩn dụ
Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các
loại sau:
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
VD:
Người Cha mái tóc bạc
(Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
VD:
Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp
lên lửa hồng”.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.

8


VD:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một
loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm
xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
(Tố Hữu)Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)
Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ
chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác
nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng
cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới
hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người
đọc người nghe.
VD :

Trong câu : Người Cha mái tóc bạc
nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.
Bài tập
Bài 1:
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
– Nghĩa đen: Bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng
– Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
Khi phân tích ta làm như sau : Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì
qua hình ảnh cái bánh nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác
thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh … (nghĩa bóng) – từ đó gợi cảm xúc cho người đọc
về người phụ nữ xưa …
Bài 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác)

9


– Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?
– Phân tích giá trị biểu cảm ?
* Gợi ý:
– Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ
– Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là
một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế
nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng)
một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự
do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một

tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta

4/ HOÁN DỤ:
a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của
một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

10


“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
* NÂNG CAO
Hoán dụ
I.Khái niệm
– Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái
niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
II.Bài tập.
Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:
1.
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…
(Chể Lan Viên)

Gợi ý:

11



* a. “ áo rách” là hoán dụ lấy quần áo (áo rách) để thay cho con người (người nghèo
khổ).
“áo gấm” cũng là hoán dụ lấy quần áo (áo gấm) để thay cho con người( người giàu sang,
quyền quí).
* b. “ Sen” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa sen) để chỉ mùa (mùa hạ).
Cúc” là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng ( hoa cúc) để chỉ mùa (mùa thu).
– Chỉ với hai câu thơ nhưng Nguyễn Du đã diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một
năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân
lại ngự trị.
* c. “Viên gạch hồng” là hoán dụ lấy đồ vật (viên gạch hồng) để biểu trưng cho nghị lực
thép, ý chí thép của con người. (Bác Hồ vĩ đại).
– “ Băng giá” là hoán dụ lấy hiện tượng tiêu biểu (cái lạnh ở Pa-ri) để gọi thay cho mùa
(mùa đông)
* Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ-Cách làm bài tập về biện pháp tu từ
Hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt hai biện pháp tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ, cách làm
dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ trong tiếng Việt.
Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ
Ẩn dụ:
Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật
được gọi tên( A) và sự vật bị ẩn đi ( B) có nét tương đồng nào đó.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận
bằng giác quan khác.
Hoán dụ:
Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác

có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

12


+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
So sánh ẩn dụ và hoán dụ
Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt
cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau,
nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển
đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
+

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ

giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người
còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

13


Cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hện câu hỏi : Tìm và phân tích biện pháp tu từ
trong ngữ liệu trên
Đối với dạng câu hỏi này, các em cần làm theo 3 bước sau đây :
+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng
+Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hoặc hoán dụ ( tìm A)
+Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : hình ảnh, từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế
nào? Nó được dùng để chỉ đối tượng nào ? ( tức là tìm B- sự vật chưa được nói đến )
Dùng ẩn dụ, hoán dụ như vậy có dụng ý gì trong biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa?…
Ví dụ minh hoạ :
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
+Biện pháp ẩn dụ

+Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho
những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con
trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị
trong tình yêu.
Ví dụ 2 :
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
+Biện pháp hoán dụ
+Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
– Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
– Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
+Để hiểu được tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu thơ này, các em có thể so sánh
với câu văn sau đây : Tất cả những người nông dân và người công nhân, những người ở
nông thôn và thành thị đều đứng lên ->> Cách diễn đạt rườm rà, không mang tính nghệ
thuật.
Để nhận biết rõ hơn chúng ta thử thực hành qua một số bài tập sau:
Bài tập1:
Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu thơ sau:
A.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
*Gợi ý:

14


Cây đa bến cũ - những kỷ niệm đẹp
Con đò khác đưa - cô gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng - đã thay đổi, xa
nhau…

(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi nhớ diễn đạt được
một lời oán trách kín đáo).
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
*Gợi ý:
thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
Đặt trong quan hệ song song: thuyền - bến, những vật cần có nhau, luôn luôn gắn bó - so
sánh ngầm.
(hình ảnh ẩn dụ gần gũi, đẹp dễ rung động diễn tả được nỗi nhớ, tấm lòng rất mực thủy
chung, chờ đợi của người con gái).
Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
*Gợi ý:
lửa lựu - mùa hè
( hoa lựu màu đỏ, nở vào đầu hè - ý nói mùa hè đang đến)
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
*Gợi ý:
con chim chiền chiện - cuộc sống mới
hót - ca ngợi mùa xuân, đất nước, cuộc đời mới đầy sức sống đang trỗi dậy (tiếng reo vui
của con người)
giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của
cuộc đời, cuộc sống.
hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác ) - sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành
quả cách mạng
.
Bài tập 2
a.Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau của Nguyễn Bính:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
*Gợi ý:
- Hoán dụ:
thôn Đoài, thôn Đông - người thôn Đoài, người thôn Đông (ẩn)
- Ẩn dụ:
cau, trầu - chỉ người đang yêu, đang nhớ nhau - cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình
yêu đôi lứa(ẩn)
b. Xác định hoán dụ trong ví dụ sau:
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
(Tố Hữu)
*Gợi ý : bắp chân đầu gối vẫn săn gân - tinh thần kháng chiến dẻo dai (ẩn)
Bài tập 3

15


Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau:
a.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
(Ca dao)
b.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
c.

Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
(Nguyễn Đức Mậu)
d.
Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
(Hoàng Trung Thông)
*Gợi ý:
a. Khăn thương nhớ - người con gái (em - ẩn) - miêu tả tâm trạng của cô gái một cách
kín đáo, đây là ẩn dụ
b. Áo chàm- con người (người dân Việt Bắc - ẩn) - lấy vật(y phục) trên người để chỉ người, đây là hoán dụ
c. Lửa hồng- Màu đỏ của hoa râm bụt( ẩn)- màu đỏ, lửa hồng giống nhau (tương đồng)
về hình thức (màu sắc), đây là ẩn dụ.
d. Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người, đây là
hoán dụ
sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.
cơm- lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động,
sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ
Bài tập 4 :
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (1)
Có thể thay bằng :
“Chàng ơi có nhớ thiếp chăng
Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng” (2)
Được không? Vì sao ?
*Gợi ý:
Bề ngoài thì được bởi:
Trong câu (1) giữa Chàng , thiếp – đối tượng được biểu hiện - ẩn có sự liên tưởng tương
đồng(Giống nhau) với Thuyền , bến – hình ảnh biểu hiện
Trong cả hai câu (1)và(2) có sự tương đồng - giống nhau :

- Thuyền - chàng: không cố định , dễ thay đổi
- Bến - thiếp
: cố định , không thay đổi
Giá trị biểu cảm: những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau (khẳng
định sự thủy chung)
Nhưng cách tỏ tình “dũng cảm” nói “toạc” ra như ở câu 2 thì chẳng còn vẻ kín đáo tế
nhị, e thẹn, bóng gió xa xôi… như tâm trạng của những người mới yêu, đang yêu nữa !
nên nó chằng thành ca dao , chẳng thành ẩn dụ nữa.

16


b.

Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
Cô gái , vợ - Chàng trai , chồng(đối tượng được biểu hiện) - ẩn Giống nhau, tương đồng
với cây đa , bến cũ - con đò (hình ảnh biểu hiện)
Cụ thể hơn:
Cây đa , bến cũ làm ta liên tưởng đến: Cô gái , người vợ ở nhà với nét nghĩa cố định,
không thay đổi.
Còn con đò làm ta nghĩ đến: Chàng trai , người chồng với công việc nay đây mai đó:
không cố định, dễ thay đổi.
Tạo nên giá trị biểu cảm: những người có quan hệ tình cảm gắn bó nhưng phải xa nhau,
phải thay đổi… (thể hiện sự luyến tiếc, oán trách thầm kín…)
Như vậy cả (a) và (b) đều có sự giống nhau, đều dùng tên gọi của B - Lấy hình ảnh biểu
hiện (Thuyền , bến - Cây đa , bến cũ - con đò ) để gọi tên cho A (A ẩn) (Chàng , thiếp) đối tượng được biểu hiện. Nhờ có mối quan hệ tương đồng (cố định - thủy chung ; di dời
- dễ thay đổi). Tạo được giá trị biểu cảm từ phép tu từ ẩn dụ với sự liên tưởng tương
đồng.
Bài tập 5.

Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
Em nối sợi gàu dài
Ai ngờ giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây”
(Ca dao)
*Gợi ý:
B ( vế biểu hiện)
- Tình cảm chân thật, sâu sắc
-Giếng sâu
- Vun đắp tình cảm
-Gàu dài
- Tình cảm hời hợt
- Giếng cạn
-Tiếc công vun đắp tình cảm
- Sợi dây
Hàm ý than thở, oán trách người yêu - Ẩn dụ
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông - (Nguyễn Du)
*Gợi ý:
A: Mùa hè
B: Lửu lựu lập lòe
Bức tranh mùa hè sinh động - Ẩn dụ
C.
“Đầu xanh đã tội tình gì ,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
(Nguyễn Du)
Ở đây, dùng tên gọi của B - lấy hình ảnh biểu hiện (Đầu xanh, Má hồng – Là những từ
chỉ bộ phận (đầu , má) để gọi tên cho A (A ẩn) – hình ảnh được biểu hiện ( “Tuổi thơ”,
“Tuổi trẻ , “Thanh xuân”, “Mĩ nhân”, “Nàng Kiều”, “ Phận gái lầu xanh” - Con người) nhờ có mối quan hệ bộ phận - toàn thể (của con
người)
(Toàn thể-A)

(Bộ phậnB)
- Người con gái đẹp , nàng Kiều ...
Đầu xanh
- Tuổi trẻ , tuổi thơ , tuổi thanh niên
Má hồng

17


Tạo được giá trị biểu cảm: Số phận bất hạnh của con người trong xã hội phong
kiến. Nhận thức vấn đề được rút ra từ phép tu từ hoán dụ
“ Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên”
(“Ba mươi năm đời ta có Đảng” – Tố Hữu)
*Gợi ý:
A

B

Nông dân(Cái bên ngoài//cái bên trong)
Công nhân(Cái áo // con người)
Giá trị nhận thức:
Các tầng lớp, giai cấp đứng lên xây dựng đất nước – Hoán dụ
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Hoàng Trung Thông)
* Gợi ý

- Áo nâu
- Áo xanh


A

B

- Sức lao động Tương cận (gần nhau)
- Bàn tay
- Đất xấu, bạc màu
- Sỏi đá
- Lúa gạo
(Bộ phận chỉ toàn thể)
- Cơm
Ca ngợi sức lao động con người trước thiên nhiên khắc nghiệt – Hoán dụ
F.
Xác định và phân tích các biện pháp tu từ đã học (nếu có)
“ Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên”
(ca dao)
*Gợi ý :
-B:
Mắt
- A (ẩn) :
Cô gái
(lấy cái bộ phận để nói cái toàn thể - Hoán dụ )
G. Xác định và phân tích các biện pháp tu từ đã học (nếu có)
“ Hắn đã tới cái dốc bên kia cuộc đời “ ( Nam Cao)
*Gợi ý :
+ B:
“..cái dốc bên kia cuộc đời”
+ A (ẩn) : Quá nửa đời người.

(không còn trẻ , bệnh tật , ốm đau , cô độc - Ẩn dụ)
LƯU Ý:
Trong từng đoạn thơ, văn cụ thể có thể chứa đựng cùng một lúc nhiều phép tu từ:
Ví dụ:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
(Hoàng Trung Thông)
Trong hai câu thơ trên vừa có cả hoán dụ , ẩn dụ, nói quá.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”.

18


(Nguyễn Bính)
Trong hai câu thơ trên vừa có cả ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa.

5) NÓI QUÁ/ PHÓNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/
CƯỜNG ĐIỆU:
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”
[Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi]
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
6) NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH:
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm
tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
[Bác ơi – Tố Hữu]
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
[Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến]
7) ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ:
- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả
diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/
đoạn văn bản.
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
+ Điệp ngữ cách quãng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

19


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
+ Điệp nối tiếp:
“Mai sau
Mai sau
Mai sau

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”
[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]
+ Điệp vòng tròn:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
[Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]
8) CHƠI CHỮ:
– Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
“Bà già đi chợ cầu đông
Xem một que bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
– Các lối chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm

20


+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt
là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….
* NÂNG CAO
I.Khái niệm.
– Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ,

thú vị.
1.
Một số kiểu chơi chữ thường gặp:
* Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ…
Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
* Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

* Dùng lối nói lái:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
Hay: Con gái là cái bòn…
* Dùng từ đồng âm:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Hoặc:
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
(Ca dao)
– Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lém
lỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồng
sang sông!) anh mới cho ăn nhãn… Ca dao xưa hóm thật!
– Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiều lối
chơi chữ rất độc đáo.

21



9/ LIỆT KÊ:
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn
những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
[Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]
10/ TƯƠNG PHẢN:
- Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
[Tố Hữu]
* MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
1.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
2.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
3.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

22



4
.
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
5.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào
6.
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân
7.
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
8.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
9.
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

23


10.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
11.
Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
12.
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn liền với thị thành đứng lên
13
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
14.
Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thoả thuê hay cay đắng chất
độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại.Chúng ta muốn
có những tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành
người, đẩy chúng ta đến một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.
15.
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên bờ
16.Cờ bạc, rượu chè, lô đề,… nó đều thông thạo cả. Khổ thân nhất là bà già nhà nó. Lá
vàng sắp rụng đến nơi mà vẫn phải khòng lưng quẩy gánh ngày ngày kiếm vài ba chục để
nuôi kẻ đầu xanh
17.Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng.
ĐÁP ÁN:

24


1.

Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ” cây đa, bến cũ, con đò” . Trong đó “cây
đa”, “bến cũ” là những vật đứng yên,” con đò” là vật thường xuyên di chuyển, chúng
dùng để biểu hiện nỗi buồn của đôi trai gái khi phải xa nhau.
2. Ẩn dụ : thuyền, bến
Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi
thay )
Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái
Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy
chung của người con gái
3. Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm
cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ
sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có
sức tạo hình .
4.Hình ảnh ẩn dụ ” giọt long lanh ” có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân
… Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi
cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận
bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi
xuống .
5. Hoán dụ : Thôn đoài , thôn Đông : lấy địa danh để chỉ người sống ở địa danh đó
Cau , trầu : Ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái
Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hán dụ rất phù hợp với lối nói bóng gió, xa xôi, tế nhị của
tình yêu.
6.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
->>Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong
7. Điệp ngữ : Khăn thương nhớ ai
Hán dụ “khăn : chỉ người cọn gái
Tác dụng của biện pháp tu từ: bộc lộ nỗi niềm thương nhớ một cách kín đáo , tế
nhị nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái
8.Hoán dụ : “Áo chàm” chỉ đồng bào Việt Bắc


25


×