Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO sát sự ẢNH HƯỞNG của đa HÌNH GEN CREATINE KINASE MUSCLE (CKM) TRÊN CHẤT LƯỢNG THỊT HEO MÓNG cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.55 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ BÉ NGÂN

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA HÌNH GEN
CREATINE KINASE MUSCLE (CKM) TRÊN
CHẤT LƯỢNG THỊT HEO MÓNG CÁI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐA HÌNH GEN
CREATINE KINASE MUSCLE (CKM) TRÊN
CHẤT LƯỢNG THỊT HEO MÓNG CÁI

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Trọng Ngữ

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Bé Ngân
MSSV: 3087448
Lớp: Công nghệ giống vật nuôi
Khóa: 34

Cần Thơ, 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bé Ngân

iii


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh Hai đã tạo mọi điều kiện cho
tôi hoàn thành tốt công việc học tập.
Tôi cũng vô cùng biết ơn:
Thầy Nguyễn Trọng Ngữ đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kinh nghiệm quí báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi, giải đáp những
thắc mắc của tôi trong suốt quá trình học.
Quý thầy cô Bộ môn Di truyền giống Nông nghiệp, Bộ môn Chăn nuôi, Bộ môn
Thú y, quý thầy cô giảng dạy của Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp tôi trang bị cho

tôi hành trang kiến thức trong suốt bốn năm học tại trường.
Chị Lưu Huỳnh Anh, anh Châu Thanh Vũ, anh Lê Trung Kiên và các anh chị trong
phòng thí nghiệm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ..vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. ...viii
TÓM LƯỢC ......................................................................................................... ...ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2
2.1 Giống heo Móng Cái ................................................................................... 2
2.1.1 Nguồn gốc xuất xứ ................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm ngoại hình ................................................................................ 2
2.1.3 Khả năng sản xuất .................................................................................... 3
2.1.4 Khả năng thích ứng với môi trường ......................................................... 3
2.2 Năng suất và phẩm chất thịt ........................................................................ 4
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt ......................................................... 4
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt ....................................................... 4
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt........................... 7
2.2.4 Một số nghiên cứu về gen CKM .............................................................. 9
2.3 Kỹ thuật PCR .............................................................................................. 9

2.3.1 Giới thiệu .................................................................................................. 9
2.3.2 Nguyên lý ................................................................................................. 9
2.4 Điện di ....................................................................................................... 10
2.5 Kỹ thuật RFLP .......................................................................................... 10
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 12
3.1 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................. 12
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 12
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................. 12
3.1.3 Hóa chất, thiết bị và dụng cụ .................................................................. 12
3.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................... 12
3.2.1 Phương pháp thu mẫu và trữ mẫu thí nghiệm ........................................ 12
3.2.2 Phương pháp đo chỉ tiêu chất lượng thịt ................................................ 12
3.2.3 Quy trình tách chiết DNA từ thịt............................................................ 14

iii


3.2.4 Phương pháp đo OD ............................................................................... 14
3.2.5 Phương pháp điện di trên agarose .......................................................... 14
3.2.6 Xác định kiểu gen CKM bằng phương pháp PCR - RFLP .................... 15
3.2.7 Điện di agarose sản phẩm PCR .............................................................. 16
3.2.8 Kỹ thuật RFLP ....................................................................................... 16
3.3 Xử lý số liệu .............................................................................................. 17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 18
4.1 Kết quả ly trích DNA ................................................................................ 18
4.2 Kết quả đo OD ......................................................................................... 18
4.3 Kết quả nhân gen CKM bằng cặp mồi đặc hiệu ....................................... 18
4.4 Xác định đa hình gen CKM bằng phương pháp PCR - RFLP .................. 19
4.5 Tần số alen và tần số kiểu gen .................................................................. 19
4.6 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với năng suất thịt ..................... 20

4.7 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với chất lượng thịt ................... 21
4.7.1 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với pH ................................... 21
4.7.2 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với độ rỉ dịch ........................ 22
4.7.3 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với màu sắc của thịt.............. 23
4.7.4 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với độ dai của thịt ................. 24
4.7.5 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với thành phần hóa học ........ 24
4.7.6 Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với hàm lượng glucose
trong máu......................................................................................................... 25
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 27
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 27
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 28
PHỤ CHƯƠNG

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATP
DNA
Bp
CKM
CP
dNTP
DM
DFD
EDTA
EtBr
EtOH

NaOAC
OM
PCR
ProK
PSE
RE
RFLP
SNP
SDS
TE
TAE

Chữ viết đầy đủ
Adenosine triphosphate
Deoxyribonucleic acid
Base pair (cặp bazơ nitơ)
Creatine kinase muscle
Crude Fibre (Protein thô)
Deoxyribonucleic triphosphat
Dry Matter (Vật chất khô)
Dark, firm, dry
Ethylene Diamin Tetra Acetic
Ethidium Bromide
Ethanol
Sodium Acetate
Organic matter (Chất hữu cơ)
Polymerase Chain Reaction
Proteinase K
Pale, Soft, Exudative
Restriction Enzyme

Restriction Fragment Length Polymorphism
Single Nucleotide Polymorphism
Sodium Dodecyl Sulphate
Tris- EDTA buffer
Tris- acetate buffer

v


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Phân loại thịt theo điểm màu sắc
Trình tự primer tương ứng với gen CKM
Thành phần hỗn hợp cho một phản ứng PCR
Chu trình nhiệt phản ứng PCR của gen CKM

Thành phần hỗn hợp cho một phản ứng cắt enzyme
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với năng suất
thịt
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với pH
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với độ rỉ dịch
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với màu sắc
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với độ dai
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với thành phần
hóa học
Ảnh hưởng giữa đa hình gen và gia đình với hàm lượng
glucose trong máu

vii

5
15
16
16
17
21
22
22
23
24
25
26


DANH MỤC HÌNH & BIỂU ĐỒ
Hình 2.1

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Biểu đồ 4.1
Biểu đồ 4.2

Heo Móng Cái
Bảng điểm so màu thịt
Bảng so vân mỡ của thịt
Kết quả ly trích DNA từ cơ thăn
Kết quả nhân gen CKM
Kết quả xác định đa hình gen CKM bằng PCR RFLP
Tần số alen theo gia đình
Tần số kiểu gen theo gia đình

viii

2
5
6
18
18
19
20
20


TÓM LƯỢC

Đề tài được tiến hành với mục tiêu xác định đa hình gen CKM bằng phương pháp
PCR - RFLP và sự ảnh hưởng của đa hình này đến chất lượng thịt thăn của 89 heo
Móng Cái thuộc 3 gia đình. Kết quả bằng phương pháp PCR đã nhân thành công
đoạn gen CKM với kích thước 443 bp nằm trên vùng promoter từ vị trí 5 - 448. Sản
phẩm PCR được cắt với enzyme HaeII, kết quả nhận được hai alen A và G tương
ứng với 3 kiểu gen AA (443 bp), AG (443 bp, 350 bp và 93 bp) và GG (350 bp và 93
bp). Trong quần thể khảo sát, tần số alen A (0,56) cao hơn tần số alen G (0,44);
tần số kiểu gen AG (0,6) cao hơn tần số kiểu gen AA (0,26) và GG (0,14).
Sự liên kết của đa hình gen CKM (G354A) liên quan đáng kể đến các đặc điểm chất
lượng thịt như: độ rỉ dịch 24h (kiểu gen AA có tỷ lệ thấp nhất 1,53%; AG 1,75% và
cao nhất là kiểu gen GG có tỷ lệ 2,15%), L* (kiểu gen AA, AG, GG có giá trị lần
lượt 49,05, 48,94 và 50,19), b* (kiểu gen AG có giá trị nhỏ nhất 8,24, tiếp theo là
kiểu gen AA 8,47 và sau cùng là kiểu gen GG có giá trị 9,47). Tuy nhiên, không tìm
thấy sự ảnh hưởng của kiểu gen đến tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, pH 1h, pH 24h, độ
rỉ dịch 48h, hàm lượng vật chất khô, protein thô, chất hữu cơ và hàm lượng glucose
trong máu. Qua đó, cho thấy kiểu gen AA ảnh hưởng tốt đến chất lượng thịt ở heo
Móng Cái. Gia đình chỉ ảnh hưởng đến L* và hàm lượng vật chất khô (DM).

ix


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Heo Móng Cái rất dễ nuôi, ăn được hầu hết các loại thức ăn kể cả thức ăn có chất
lượng thấp, sức kháng bệnh rất cao và có khả năng thích ứng với hầu hết các môi
trường sinh thái nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam (Nguyễn Văn Đức, 2005).
Đối với giống heo Móng Cái chúng không thể có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh như
các giống heo nhập nội Landrace, Large White, Duroc dù sử dụng thức ăn tốt và nuôi
trong điều kiện lý tưởng. Vì vậy, giống vẫn là chìa khóa quyết định năng suất vật
nuôi, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Gen CKM định vị trên nhiễm sắc thể số 6 của heo, chúng mã hóa một loại isozyme

cơ bắp là creatine kinase đặc biệt tìm thấy ở cơ vân và liên quan đến năng lượng tế
bào (Davoli et al., 2003; Gu et al., 2010). Enzyme này xúc tác vận chuyển nhóm
phosphate năng lượng cao từ creatine phosphate đến ADP để chuyển đổi thành ATP
được sử dụng trong các phản ứng của tế bào (Zhao et al., 1994). Enzyme creatine
kinase còn gây stress ở động vật và ảnh hưởng đến các quá trình biến đổi của thịt sau
khi giết mổ (Daroit et al., 2008). Nhằm để giống heo Móng Cái có thể phát triển
nhanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở những nơi chưa có
điều kiện tốt, nhóm heo này cần được nghiên cứu để cải thiện, nâng cao chất lượng
đàn giống. Vì vậy, đề tài “Khảo sát sự ảnh hưởng của đa hình gen Creatine
kinase muscle (CKM) trên chất lượng thịt heo Móng Cái” được tiến hành với
mục tiêu:
- Xác định tần số alen và tần số kiểu gen của đa hình CKM ở quần thể heo
Móng Cái.
- Phân tích mối liên kết giữa đa hình gen CKM với một số chỉ tiêu qui định
chất lượng thịt ở heo Móng Cái.


Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỐNG HEO MÓNG CÁI
2.1.1 Nguồn gốc xuất xứ
Heo Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chẵn (Artiodactyla),
họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái.
Giống heo Móng Cái được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Với
những đặc tính ưu việt như: mắn đẻ, tầm vóc lớn hơn heo Ỉ, tăng trọng khá, số
con/lứa nhiều… đã làm cho heo Móng Cái phát triển nhanh chóng khắp các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc (Nguyễn Thiện, 2008).
Sau ngày thống nhất, heo Móng Cái đưa vào tỉnh Tây Nguyên như nông trường Hà
Tam (tỉnh Gia Lai), nông trường Phước An (tỉnh Đắc Lắc) và cả các đơn vị hậu cần
của bộ đội Trường Sơn (Nguyễn Thiện, 2008).


Hình 2.1: Heo Móng Cái
(Nguồn:)

2.1.2 Đặc điểm ngoại hình
Heo Móng Cái có ba dòng: xương nhỏ, xương nhỡ và xương to, heo thuộc loại
hướng mỡ. Ngoại hình có đặc điểm có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam
giác hoặc hình thoi có đường kéo dài theo chiều dài của mặt, giữa tai và cổ có khi
rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và 4 chân. Có vành trắng
vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại ở lưng và mông có hình dáng giống như cái
yên ngựa. Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng.
Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và
xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xòe (Vũ Đình Tôn, 2005) (Hình 2.1).
Theo điều tra từ năm 1962, heo Móng Cái chia ra hai nòi khác nhau: nòi xương nhỡ
(nhân dân quen gọi là xương to) và nòi xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này
là:


- Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón,
mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140 - 170 kg, có con
tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7 - 8 tháng mới bắt đầu, đa số có
14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa (Vũ Đình Tôn, 2005).
- Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại,
mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85 kg là tối đa, lập
mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8 - 9 con/lứa
(Vũ Đình Tôn, 2005).
2.1.3 Khả năng sản xuất
 Khả năng sinh trưởng
Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi heo xương nhỏ đã được cải
tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là xương nhỏ đã được
cải tạo.

 Khả năng sinh sản
Heo Móng Cái có khả năng sinh sản rất tốt, đẻ nhiều con nhất trong số heo nội Việt
Nam và nhiều hơn hẳn so với heo nhập nội. Số con sơ sinh sống mỗi lứa đẻ cao,
khoảng 11 - 13 con/lứa, thường biến động trong phạm vi 10 - 14 con/lứa, cá biệt có
lứa có nái đẻ tới 21 con và kỷ lục 28 con/lứa. Giống heo Móng Cái có tuổi đẻ lứa
đầu sớm, khoảng 11 - 12 tháng. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn 165 - 175 ngày
dẫn đến số lứa đẻ/nái/năm biến động trong phạm vi 2,1 - 2,2 lứa (Nguyễn Văn Đức,
2005).
 Khả năng cho thịt
Heo nuôi béo giết thịt ở 8 - 10 tháng tuổi có trọng lượng 50 – 55 kg trở lên, tỷ lệ thịt
xẻ: 68 - 71%, tỷ lệ nạc 35 - 38%, tỷ lệ mỡ 35 - 36%. Thịt heo mềm, ngon thích hợp
với nấu nướng, tuy lượng mỡ còn tương đối nhiều. Da mềm, xương nhỏ, thích hợp
với tập quán nấu nướng của nhân dân ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc).
(Nguồn: )
2.1.4 Khả năng thích ứng với môi trường
Heo Móng Cái rất dễ nuôi, kể cả nơi điều kiện chăn nuôi chưa phát triển, chưa đảm
bảo vệ sinh thú y và môi trường sinh thái. Chúng có khả năng sử dụng thức ăn tốt,
ăn được hầu hết các loại thức ăn, kể cả thức ăn có chất lượng thấp và sử dụng tốt
thức ăn dư thừa của cộng đồng hoặc nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Trong quá trình nuôi, hầu như chúng không bị mắc các loại bệnh thông thường của
loài vật nuôi này, kể cả trong điều kiện chăn nuôi kém. Vì vậy, người chăn nuôi heo


Móng Cái hầu như rất ít quan tâm đến công tác vệ sinh phòng bệnh (Nguyễn Văn
Đức, 2005)
2.2 NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THỊT
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt
Đánh giá năng suất thịt để xác định đặc điểm về giống heo và các giai đoạn nuôi
thịt, vỗ béo. Ngoài ra, còn đánh giá việc sử dụng các tiêu chuẩn khẩu phần ăn, các
chế độ kích thích sinh trưởng khác nhau (Lê Thị Mến, 1999). Năng suất chăn nuôi

heo thịt là chỉ tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
heo. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì yếu tố năng suất sẽ liên
quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của các cơ sở chăn nuôi. Một số chỉ
tiêu chính thường dùng đánh giá năng suất chăn nuôi heo như sau:
- Khối lượng hơi (Kg) là khối lượng heo trước khi giết mổ sau khi cho nhịn ăn
trong 24h.
- Khối lượng móc hàm (Kg) là khối lượng sau khi đã chọc tiết, cạo lông, lấy hết
cơ quan nội tạng.
- Khối lượng thịt xẻ (Kg): khối lượng móc hàm cắt đầu, 4 chân và bóc 2 lá mỡ
bụng.
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt
Đánh giá chất lượng thịt là phần quan trọng để xác định sự thành công của chăn
nuôi heo. Thông qua quá trình đánh giá chất lượng thịt, các nhà chăn nuôi có thể
đánh giá được hiệu quả chọn lọc giống và quản lý (Hội Đồng Hạt Cốc Chăn Nuôi
Mỹ, 1996).
Đối với người tiêu dùng để lựa chọn thịt tốt thì họ thường hay dựa vào màu sắc, độ
dai, độ rỉ dịch và mùi của sản phẩm sau khi nấu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2000).
Chất lượng thịt thường do một số yếu tố cấu thành như: màu sắc, độ dai, độ rỉ dịch
và hình thái bên ngoài (Bảng 2.2).


Bảng 2.2: Phân loại thịt theo điểm màu sắc

Điểm
0,5 - 1,0
1,5 - 2,0
2,5 - 3,0
3,5 - 4,0
4,5 - 5,0


Mô tả đặc điểm mô cơ
Màu trắng nhạt rất mềm và rỉ nhiều dịch
Nhạt màu, mềm, rỉ dịch vừa phải
Màu đỏ hoặc hơi ánh nâu đều, hơi chắc hơi khô
và dính tay
Hơi sậm màu, khô và chắc
Rất sậm màu, rất khô và khá chắc

Phân loại
PSE nghiêm trọng
PSE
Bình thường
DFD

(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000)

Màu sắc: thịt tươi có màu đỏ tươi hoặc màu hồng đỏ thẩm. Những bắp cơ nào hoạt
động càng nhiều thì máu cung cấp càng lớn và đòi hỏi oxy càng nhiều nên bắp cơ
càng sậm màu. Các bắp cơ chạy dọc theo sống lưng (cơ dài lưng = thịt thăn), vùng
đùi có cơ bán màng, cơ bán gân, cơ nhị đầu đùi thường nhạt màu hơn các bắp cơ
khác. Phân loại thịt dựa vào cách cho điểm màu sắc, thể chất mô cơ lúc 24h sau khi
hạ thịt được đề nghị như sau:
Những cơ riêng biệt thường có màu đồng nhất. Ví dụ: cơ đùi thường có màu thay
đổi đáng kể. Màu cơ sẫm có thể do tăng số lượng chất tạo màu trong thức ăn, do các
va chạm trước khi giết mổ, thiếu diện tích tiếp xúc với oxy hoặc diện tích thoát
nước hoặc sản sinh tối thiểu acid lactic trong quá trình làm lạnh. Màu hồng xám
nhạt có thể gây ra do chuyển hóa nhanh glycogen trong cơ thành acid lactic sau khi
giết mổ. Thịt có màu sẫm có thời gian tươi ngắn vì thiếu acid và tạo điều kiện thuận
lợi cho vi khuẩn phát triển. Màu sắc có thể được mô tả là tái nhạt, đỏ và sẫm (Hội

Đồng Hạt Cốc Chăn Nuôi Mỹ, 1996).

Hình 2.2: Bảng điểm so màu thịt

Màu sắc khá quan trọng vì nó có tác động trước tiên đến thị hiếu người tiêu dùng.
Hầu hết người tiêu dùng thích thịt heo có màu đỏ hồng hơn là thịt có màu đậm hoặc
nhạt hơn. Có 6 mức độ màu là từ màu xám hồng nhợt nhạt đến trắng, màu trắng
xám, màu hồng đỏ, màu hồng đỏ đậm, màu đỏ tía và màu đỏ tía đậm (Hình 2.2)
(Tom, 2000).


Hình 2.3: Bảng so vân mỡ của thịt

Bên cạnh việc sử dụng Bảng điểm so màu thịt còn có chỉ tiêu L* cũng đánh giá màu
sắc của thịt. L* xác định sự phản chiếu của ánh sáng trên miếng thịt heo. Giá trị L *
cao có nghĩa là ánh sáng phản chiếu nhiều: thịt có màu tái (L* > 50: thịt PSE);
ngược lại, L* thấp là do ánh sáng phản chiếu ít: thịt có màu sẫm (L* < 37: thịt DFD)
và L* 50 - 37 là thịt bình thường (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Giữa Bảng điểm so màu và giá trị L* có mối quan hệ như sau:
Điểm màu sắc: 1
2
3
4
5
6
*
Giá trị L
: 61
55
49

43
37
31
Độ vân mỡ: độ vân mỡ là sự tích mỡ giữa các bó sợi cơ trong thịt nạc mà ta có thể
nhìn thấy được. Sự đóng vân mỡ ít làm cho thịt ngọt và ngon sau khi nấu chín. Nếu
vân mỡ quá ít hoặc thiếu vân mỡ thì thịt có thể không ngon và ít ngọt như mong
muốn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Kết quả nghiên cứu cho biết hàm lượng lipid từ 2,5 - 3,5% là cần thiết cho bữa ăn
có chất lượng cho con người. Về mỹ quan miếng thịt có cả mỡ và nạc xen đều nhau
có điểm số biến thiên từ 1 - 10 (Hình 2.3) và tương ứng với % lượng lipid chứa
trong mẫu thịt. Điểm từ 2 - 4 được xem là mong muốn của người tiêu dùng (Nguyễn
Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Độ dai: độ dai có liên quan đến kết cấu mô học và sinh hóa học của thịt. Đặc tính
của protein thịt là dễ bị biến tính bởi nhiệt độ cao, độ acid (pH thấp) và nồng độ
muối (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Độ pH của thịt: độ pH của thịt thường được đo sau khi giết mổ khoảng 1h và sau
khi giữ lạnh 24h. Nếu sau khi giết mổ độ pH sụt giảm cực nhanh trong vòng 45 phút
đã đến mức từ 5,0 đến 5,3 và kéo theo đó là nhiệt độ thịt tăng lên đến 42 - 430C rồi
độ pH tăng lên đạt 5,4 đến 6,0 vào lúc 24h thì đây là loại thịt PSE tức thịt có màu
nhạt, mềm và rỉ nước (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Thịt heo bình
thường khi giá trị pH ban đầu khoảng 6,8 đến 6,2 và pH 24h khoảng 6,3 đến 5,5.
Nếu thịt có độ pH 24h > 6,3 là loại thịt DFD tức là loại thịt có màu đậm, chắc và
khô (Apple, 2010)
Ngoài ra, đánh giá chất lượng thịt heo còn chủ yếu căn cứ vào các thành phần trong
thịt: vật chất khô, protein và chất hữu cơ (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).


Heo đạt tỷ lệ thịt cao và phẩm chất thịt tốt thì trong 100 g thịt nạc có khoảng 18 - 21
g protein và 126,8 kcal năng lượng biến dưỡng (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 2000).

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt
Giống: Các giống heo khác nhau có khả năng cho thịt khác nhau. Có sự khác biệt về
tỷ lệ móc hàm của các giống heo khác nhau. Vì vậy, giống là yếu tố rất quan trọng
ảnh hưởng cả đến năng suất và phẩm chất thịt (Nguyễn Thiện, 2008).
Heo Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg. Ngoài tốc độ tăng
trọng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng có khác nhau rất lớn. Heo nội có mức
tiêu tốn thức ăn thường rất cao từ 5,0 - 5,5 đơn vị thức ăn (4,5 - 5,0 kg thức ăn) cho
1 kg tăng trọng. Trong khi đó heo ngoại nhập nội (Yorkshire, Landrace) chỉ cần từ
3,2 - 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tuy nhiên ở đây chất lượng thức ăn có sự
khác nhau giữa các giống (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Giữa các giống khác nhau sẽ có phẩm chất thịt xẻ cũng như phẩm chất thịt khác
nhau. Hầu hết, thân thịt của các giống heo nội có tỷ lệ mỡ cao (heo Ỉ có tỷ lệ mỡ lên
40% so với thịt xẻ và tỷ lệ nạc rất thấp hay heo Móng Cái tỷ lệ nạc cũng chỉ đạt
khoảng 37%). Trong khi đó, hầu hết các giống ngoại nhập nội chủ yếu là những
giống hướng nạc như: heo Yorkshire có tỷ lệ nạc từ 52 - 53%, heo Landrace có tỷ lệ
nạc 54 - 56%, đặc biệt là heo Pietrain cho tỷ lệ nạc rất cao trên 60%. Tuy nhiên,
những giống heo nội thường có vị thơm, ngon, thớ cơ nhỏ mịn. Trái lại, giống heo
Pietrain tuy cho tỷ lệ nạc cao song thịt thường nhão, chua (pH giảm rất nhanh sau
khi mổ 45 phút) (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Sức khỏe và khối lượng ban đầu: sức khỏe và khối lượng cai sữa ảnh hưởng chủ yếu
đến năng suất. Khối lượng cai sữa có ảnh hưởng đến khối lượng lúc xuất chuồng.
Có một mối tương quan dương tương đối chặt chẽ giữa khối lượng bắt đầu nuôi và
khối lượng giết thịt có thể dùng làm một chỉ số chọn lọc (Nguyễn Thiện và Võ
Trọng Hốt, 2007).
Dinh dưỡng: Thức ăn có mức dinh dưỡng khác nhau cũng ảnh hưởng đến phẩm
chất thịt. Các khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì heo tích
lũy nhiều hơn so với những khẩu phần có mức năng lượng thấp và hàm lượng
protein cao. Bổ sung các acid amin cần thiết vào khẩu phần heo thịt như lyzine, tăng
trọng cao hơn, tỷ lệ nạc cao, giảm lượng mỡ thân thịt, tăng diện tích cơ dài lưng và
tiết kiệm được protein ăn vào (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

Phương phức nuôi dưỡng: heo nuôi bằng thức ăn tổng hợp (cân đối đáp ứng nhu
cầu sinh trưởng của từng giai đoạn nuôi thịt) được cho ăn hạn chế thì có tỷ lệ nạc
cao hơn so với cho ăn tự do và khẩu phần quá thừa năng lượng. Việc nuôi dưỡng


heo theo các cách khác nhau như là cho ăn hạn chế hay cho ăn tự do sẽ làm ảnh
hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Môi trường xung quanh: nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng nhỏ đến phẩm chất thịt khi heo nuôi trong điều kiện nhiệt
độ và ẩm độ không thích hợp. Ở nhiệt độ và ẩm độ cao cơ thể phải tăng cường quá
trình tỏa nhiệt thông qua quá trình hô hấp để duy trì cân bằng thân nhiệt. Ngoài ra,
khi nhiệt cao sẽ làm cho khả năng hấp thu thức ăn hằng ngày của heo giảm, do đó
tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém. Ngược lại, nhiệt độ
thấp cũng ảnh hưởng tốc độ tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của heo do heo phải tăng
cường quá trình trao đổi chất. Các nhân tố stress ảnh hưởng xấu tới quá trình trao
đổi chất và sức sản xuất của heo bao gồm thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi, tiểu khí
hậu, cho ăn không theo khẩu phần, cân gia súc…Ngoài ra, số con trong một ô
chuồng và ánh sáng cũng ảnh hưởng đến năng suất, ví dụ : chuồng tối sẽ ảnh hưởng
có lợi tới sự chuyển hóa thức ăn (tăng 3%) và tăng trọng (thêm 4) (Nguyễn Thiện và
Võ Trọng Hốt, 2007).
Tính biệt và thiến: có sự khác nhau về các chỉ tiêu năng suất cũng như phẩm chất
thịt giữa những con đực, đực thiến và con cái. Những con đực thường có tốc độ tăng
trọng cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng như độ dày mỡ lưng thấp hơn những
con thiến và con cái (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Tuổi: tuổi giết thịt của heo có ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt. Nếu
giết thịt sớm thì năng suất còn thấp giai đoạn này tăng trọng chưa cao. Song nếu
nuôi kéo dài thì không kinh tế do mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lớn.
Thành phần cơ thể phát triển theo từng giai đoạn nên tuổi giết thịt có ảnh hưởng đến
phẩm chất thịt. Ngoài ra, khi tuổi tăng thì tỷ lệ nước giảm, còn tỷ lệ mỡ trong cơ và
nitơ trong protein tăng lên. Tuổi giết thịt khoảng 5 - 8 tháng tùy theo giống heo, chế

độ dinh dưỡng và tỷ lệ giữa giá thức ăn với giá bán heo. Các giống heo công nghiệp
và con lai tăng trọng nhanh hơn các giống heo nội nên tuổi giết thịt sớm hơn (trung
bình 5 tháng tuổi). Tốc độ phát triển khối cơ của heo đực lớn nhất, tới heo đực thiến
và cái tơ thấp nhất, nhưng thịt của heo cái tơ mịn và ngon hơn đực lẫn thiến
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Kiểu gen: Các nhà khoa học đã và đang ứng dụng công nghệ di truyền phân tử để
xác định và đánh giá sự kiểm soát của các gen và dấu gen có ích cho công nghiệp
chăn nuôi. Theo đó các tính trạng kinh tế (chất lượng thịt, sức kháng bệnh tự
nhiên...) thường được kiểm soát bởi nhiều gen.


2.2.4 Một số nghiên cứu về gen CKM
CKM định vị trên nhiễm sắc thể số 6 của heo chúng mã hóa một loại isozyme cơ
bắp là creatine kinase đặc biệt tìm thấy ở cơ vân và liên quan đến năng lượng tế bào
(Davoli et al., 2003; Gu et al., 2010). Enzyme này xúc tác vận chuyển nhóm
phosphate năng lượng cao từ creatine phosphate đến ADP để chuyển đổi thành ATP
được sử dụng trong các phản ứng của tế bào (Zhao et al., 1994). Enzyme creatine
kinase còn gây stress ở động vật và ảnh hưởng đến các quá trình biến đổi của thịt
sau khi giết mổ (Daroit et al., 2008).
Do đó, gen CKM được xem là gen ứng cử viên tiềm năng cho những đặc điểm liên
quan đến chất lượng thịt ở động vật. Ở động vật có xương sống, CK là một dimer
với khối lượng phân tử khoảng 80 kDa (Kuz,min, 2008) với 4 loại enzyme creatine
kinase được mã hóa bởi 4 loại gen riêng biệt: đồng phân não (CKB), đồng phân cơ
(CKM) và 2 đồng phân ty thể (CKmi). Sự phiên mã CKM được điều hòa theo hình
thức đặc trưng của mô cơ, đặc biệt trong cơ vân (Zhao et al., 1994).
2.3 KỸ THUẬT PCR
2.3.1 Giới thiệu
Theo Khuất Hữu Thanh (2003), phương pháp PCR (phản ứng chuỗi polymerase) là
chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction được nhà khoa học người MỹKary Mullis và cộng sự phát minh năm 1985 tại công ty Cetus. Nhờ enzyme DNA
polymerase xúc tác, trên các mạch khuôn DNA tổng hợp nên các mạch đơn mới

mặc dù nguyên tắc này đã được mô tả chi tiết trước đó một thập niên và được giới
thiệu lần đầu tiên tại Hội thảo lần thứ 51 ở Cold Spring Harbor vào năm 1986 và
ông đã nhận giải thưởng Nobel hóa sinh học vào năm 1993. Kể từ đó đã tạo nên
một tác động to lớn đối với các nghiên cứu sinh học trên toàn thế giới.
PCR là kỹ thuật nhân lên một đoạn DNA nào đó in - vitro. Để thực hiện PCR phải
có mồi (primer), đó là những oligonucleotide tương ứng với mỗi đầu của đoạn DNA
cần nhân lên. Với sự có mặt của mồi, của một enzyme polymerase chịu nhiệt (Taq
polymerase) và 4 loại nucleotide, đoạn DNA được nhân lên. Sau mỗi chu kỳ
(khoảng 10 phút) từ một phân tử DNA có hai phân tử DNA được tạo thành.
2.3.2 Nguyên lý
+ Cần mở xoắn cho đoạn DNA dùng để nhân đoạn để chúng chuyển thành hai
sợi đơn làm khuôn. Việc mở xoắn này thường dùng ở nhiệt độ cao (94 - 950C) kết
hợp với enzyme DNA polymerase chịu nhiệt và hệ thống điều nhiệt thích hợp cho
từng giai đoạn phản ứng.
+ Cần có cặp mồi (primer, mồi xuôi, mồi ngược). Primer ở bên trái tác động
trên sợi DNA 3’ - 5’ được gọi là primer thuận (mồi xuôi) (forward primer, ký hiệu là


F). Primer ở bên phải tác động trên sợi DNA 5’ - 3’ được gọi là primer ngược
(reverse primer, ký hiệu là R)( Nguyễn Hoàng Lộc, 2009).
+ Cần nguyên liệu là các dNTP (dATP, dGTP, dCTP, dTTP) cho quá trình tổng
hợp và điều kiện môi trường thích hợp.
+ Cần có enzyme DNA polymerase và một số điều kiện cần thiết cho sự tổng
hợp như ion Mg2+.
Phương pháp PCR cho phép tổng hợp rất nhanh và chính xác từng đoạn DNA riêng
biệt. Đây thực sự là phương pháp hiện đại và thuận tiện cho việc xác định sự có mặt
của một gen nào đó trong tế bào với độ chính xác cao.
Theo Nguyễn Hoàng Lộc et al. (2009) một phản ứng PCR là một chuỗi nhiều chu
kỳ nối tiếp nhau, mỗi chu kỳ gồm ba giai đoạn: giai đoạn biến tính, giai đoạn bắt
cặp, giai đoạn kéo dài.

- Giai đoạn biến tính (denaturation) ở 90 - 950C. Trong giai đoạn biến tính,
phân tử DNA khuôn mẫu ở dạng xoắn kép được tách thành hai sợi đơn.
- Giai đoạn bắt cặp (anncaling) ở 40 - 650C. Giai đoạn này primer gắn vào các
vị trí có trình tự tương đồng ở DNA khuôn mẫu.
- Giai đoạn kéo dài phân tử (extension) ở 70 - 720C. Đây là khoảng nhiệt tối
thích tiến hành tổng hợp DNA bằng cách bổ sung các dNTP bắt đầu từ các vị trí có
primer theo chiều 5’ - 3’.
2.4 ĐIỆN DI
Theo Phạm Hồng Sơn (2006), phương pháp điện di trong gel thường được sử dụng
để phân đoạn DNA, RNA, oligonucleotide, protein. Thông thường sử dụng gel
agarose phân li acid nucleic lớn hơn 1kb. Nguyên lý của việc điện di DNA là khi ở
trong điện trường, do tích điện âm nên các phân tử DNA dịch chuyển về phía anode
và với tốc độ dịch chuyển của chúng khác nhau phụ thuộc vào khối lượng phân tử.
Các đoạn DNA càng lớn thì dịch chuyển càng chậm. Kết quả là từ giếng tải mẫu các
đoạn DNA khác nhau dịch chuyển về một hướng tạo thành một làn và trên làn đó có
các đoạn DNA khác nhau phân bố ở các vị trí (các băng) khác nhau tương ứng với
độ lớn của chúng.
2.5 KỸ THUẬT RFLP
Theo Khuất Hữu Thanh (2003), kỹ thuật RFLP được hiểu là sự đa hình chiều dài
các đoạn DNA được cắt ngẫu nhiên bởi các enzyme giới hạn (restriction
endonuclease). Kỹ thuật này tạo nên các đoạn cắt khác nhau phân biệt bằng điện di
đồ, các đoạn này được gọi là các dấu vân tay (Fingerprinting) đặc trưng cho từng
phân tử DNA.


Nguyên tắc của kỹ thuật này dựa trên độ đặc hiệu của các enzyme cắt hạn chế (RE)
đối với vị trí nhận biết của chúng trên DNA bộ gen. DNA bộ gen sẽ được cắt bằng
các enzyme cắt giới hạn, chạy điện di agarose, thấm qua màng lai và lai với một
mẫu dò DNA (được đánh dấu phóng xạ) liên kết với một locus đặc biệt. Sự khác
biệt vị trí cắt giữa hai cá thể sẽ tạo ra những phân đoạn cắt khác nhau.



Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Công nghệ giống vật nuôi, Bộ môn Di
truyền giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2011.
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm
Heo Móng Cái ở trại heo giống Móng Cái thuần, xã Bình Khê, Đông Triều, Quảng
Ninh.
3.1.3 Hóa chất, thiết bị và dụng cụ
Hóa chất:
- Digestion buffer, SDS 10%, Proteinase K, Phenolchloroform, Propanol,
NaOAC 2M, Ethanol 75%, TE 1X, Agarose, TAE 1X, Ethidium Bromide, dNTP,
MgCl2, Taq polymerase, nước cất hai lần, loading buffer…
Thiết bị và dụng cụ:
- Pipet, tybe PCR, tybe ly tâm, găng tay, khẩu trang, thùng trữ mẫu và một số
dụng cụ khác, túi nilon…
- Tủ mát, tủ ủ, tủ đông, máy ly tâm, máy lắc, máy PCR, máy khử trùng dụng
cụ, bộ điện di, máy chụp hình gel, cân điện tử, máy đo OD…
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Trong nghiên cứu này sử dụng một số phương pháp đo các chỉ tiêu chất lượng thịt
và phương pháp di truyền học phân tử: PCR - RFLP.
3.2.1 Phương pháp thu mẫu và trữ mẫu thí nghiệm
Mẫu cơ thăn được lấy từ 89 heo Móng Cái (đực thiến) thuộc 3 gia đình trong đó gia
đình 1 (25 con), gia đình 2 (20 con), gia đình 3 (44con). Heo Móng Cái chọn lấy
mẫu có khối lượng khoảng 29,3 ± 6,3 kg, ở độ tuổi 203 ± 17,6 ngày. Mỗi mẫu lấy
khoảng 200 g cho vào bọc nhựa, ghi ký hiệu cho mỗi mẫu, cho bọc nhựa vào tủ lạnh

-40C. Sau đó mang về phòng thí nghiệm trữ ở -200C cho quá trình ly trích DNA.
3.2.2 Phương pháp đo chỉ tiêu chất lượng thịt
Để xác định mối tương quan giữa đa hình gen và chất lượng thịt của heo Móng Cái,
bên cạnh lấy mẫu cơ của 89 heo Móng Cái ta tiến hành đo các chỉ tiêu chất lượng
thịt như: khối lượng giết mổ, pH 1h, pH 24h, màu sắc, độ rỉ dịch, hàm lượng


glucose trong máu. Bên cạnh đo các chỉ tiêu chất lượng thịt tại địa điểm giết mổ,
tiến hành lấy khoảng 200 g đem về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu như: độ
dai, thành phần hóa học. Phương pháp đo các chỉ tiêu được tiến hành như sau:
 Khối lượng hơi (Kg) là khối lượng heo trước khi giết mổ sau khi cho nhịn ăn
trong 24h.
 Khối lượng móc hàm (Kg) là khối lượng sau khi đã chọc tiết, cạo lông, lấy
hết cơ quan nội tạng.
Khối lượng móc hàm (kg)
Tỷ lệ móc hàm (%) =
x 100
Khối lượng hơi (kg)
 Khối lượng thịt xẻ (Kg): từ khối lượng móc hàm cắt đầu, 4 chân và bóc 2 lá
mỡ bụng.
Khối lượng thịt xẻ (kg)
Tỷ lệ thịt xẻ (%)=
x 100
Khối lượng hơi (kg)
 pH
Cân 10 g thịt (đã được xay nhuyễn) cho vào cốc thủy tinh. Thêm vào cốc thủy tinh
100 ml nước cất ấm (khoảng 400C). Dùng đũa thủy tinh khuấy cho mẫu rời rạc, lắc
đều 15 phút, sau đó để yên mẫu 15 phút cho phần nước trong và xác thịt tách rời
xuống đáy cốc. Lọc mẫu qua giấy lọc và loại bỏ xác thịt. Sử dụng máy đo pH để xác
định pH của nước thịt vừa được lọc. Ghi nhận kết quả.

 Độ rỉ dịch
Cắt một miếng thịt thăn ở phần thịt không có mỡ, sau đó cân miếng thịt vừa cắt.
Tiếp theo cho vào bọc nilon (không cho miếng thịt chạm vào thành bọc) dùng dây
buộc miệng bọc lại, sao đó treo vào tủ lạnh ở 40C và tiến hành cân miếng thịt sau
24h và 48h. Độ rỉ dịch được tính toán theo công thức:
Độ rỉ dịch (%) =

W0 - Wi
W0

x 100

W0: khối lượng thịt ban đầu
Wi: khối lượng thịt ở các thời điểm i
 Màu sắc
Màu sắc thịt được đánh giá bằng máy đo màu sắc Konica Minolta thông qua các chỉ
tiêu L*, a*, b*. L* xác định sự phản chiếu của ánh sáng trên miếng thịt heo.


 Độ dai của thịt
Độ dai của thịt được xác định qua lực nén. Mẫu cơ thăn cắt thành miếng có chiều
ngang khoảng 1,5 cm, dài 5 cm, nấu ở 700C trong 30 phút và được làm nguội dưới
vòi nước đang chảy. Cắt miếng thịt thành những viên hình lập phương có cạnh 1cm
cho vào máy TA-XT2i Texture Analyzer Specifications để đo độ dai của thịt với tần
số lặp lại 4 – 6 lần.
 Thành phần hóa học của thịt
Mẫu phân tích là thịt thăn. Các chỉ tiêu phân tích gồm: vật chất khô (DM), protein
(CP), chất hữu cơ (OM) theo quy định AOAC (1998).
 Glucose trong máu (mg/dl)
Glucose được đo bằng máy đo glucose SD CodeFree. Nhỏ giọt máu tươi của heo

lên que Gold Electrode, sau đó cho que vào máy đo, chỉ số glucose sẽ được hiển thị
trên máy.
3.2.3 Quy trình tách chiết DNA từ thịt
Chuẩn bị hỗn hợp gồm: 700 µl digestion buffer, 70 µl SDS 10%, 18 µl proteinase K
cho vào tube 2 ml. Sau đó, cắt khoảng 50 - 100 g mẫu cho vào tube, ngâm ở 37°C
trong 12 – 24h. Cho vào 700 µl phenol: chloroform rồi lắc đều đem đi ly tâm 10000
rpm/10 phút, sau đó hút dịch lỏng phía trên cho qua tube mới. Cho thêm vào tube
700 µl chloroform rồi lắc đều ly tâm 10 rpm/10 phút. Hút phần dịch lỏng phía trên
cho qua tube mới. Cho thêm 700 µl Isopropanol + 70 µl NaOAC, tiếp tục đem ly
tâm 10000 rpm/5 phút. Sau đó gạn bỏ dịch nổi, thu lấy kết tủa. Cho thêm 700 µl
ethanol 70% và lắc nhẹ. Đem ly tâm 10000 rpm/5 phút, tiếp theo bỏ phần dịch nổi,
thu lấy kết tủa DNA. Để khô DNA ở nhiệt độ phòng, cuối cùng thêm 500 µl TE 1X
để ở nhiệt độ phòng 12 - 24h. Sau đó trữ ở -200C.
3.2.4 Phương pháp đo OD
Sản phẩm DNA được xác định nồng độ bằng phương pháp đo quang phổ ở bước
sóng 260 nm và 280 nm. Sản phẩm DNA chỉ đạt chất lượng khi tỷ số 260/280 lớn
hơn 1,8 và nhỏ hơn 2. Nồng độ DNA được xác định theo công thức: 1 OD ở 260 nm
đối với sợi đôi DNA = 50 ng/µl.
CDNA = K x OD260 x 50 ng/μl
Với CDNA : Nồng độ DNA (ng/μl)
K
: Hệ số pha loãng
OD260 : Chỉ số OD ở bước sóng 260 nm
3.2.5 Phương pháp điện di trên agarose
Nồng độ gel thích hợp dùng kiểm tra DNA sau khi ly trích là 1%.


×