Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ẢNH HƯỞNG của BIỆN PHÁP lặt lá GIỮA mùa đến sự RA HOA ,NỒNG độ NAPHTHALENE ACETIC ACID và SALICYLIC ACID lên THỜI GIAN RỤNG CÁNH của MAI GIẢO (ochna integerrima ) tại cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH THỊ NHANH

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LẶT LÁ GIỮA M ÙA
ĐẾN SỰ RA HOA, NỒNG ĐỘ NAPHTHALENE
ACETIC ACID VÀ SALICYLIC ACID LÊN
THỜIGIAN RỤNG CÁNH CỦA MAI
GIẢO (Ochna integerrima)
TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ S Ư HOA VIÊN VÀ CÂY C ẢNH

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

HUỲNH THỊ NHANH

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LẶT LÁ GIỮA M ÙA
ĐẾN SỰ RA HOA, NỒNG ĐỘ NAPHTHALENE
ACETIC ACID VÀ SALICYLI C ACID LÊN
THỜI GIAN RỤNG CÁNH CỦA HOA
MAI GIẢO (Ochna integerrima)
TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ S Ư HOA VIÊN VÀ CÂY C ẢNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRẦN VĂN HÂU

Cần Thơ - 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ

Luận văn tốt nghiệp kỹ s ư ngành hoa viên và cây c ảnh với đề tài: “ẢNH HƯỞNG
CỦA BIỆN PHÁP LẶT LÁ GIỮA M ÙA ĐẾN SỰ RA HOA, NỒNG ĐỘ
NAPHTHALENE ACETIC ACID VÀ SALICYLIC ACID LÊN TH ỜI GIAN
RỤNG CÁNH CỦA HOA MAI GIẢO (Ochna integerrima) TẠI CẦN THƠ”

Do sinh viên HUỲNH THỊ NHANH thực hiện kính tr ình lên hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp.

C ần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2009
Cán b ộ hướng dẫn

Ts. Tr ần Văn Hâu

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ


Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài:“ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LẶT
LÁ GIỮA MÙA ĐẾN SỰ RA HOA, NỒNG ĐỘ NAPHTHALENE ACETIC
ACID VÀ SALICYLIC ACID LÊN TH ỜI GIAN RỤNG CÁNH CỦA HOA MAI
GIẢO (Ochna integerrima) TẠI CẦN THƠ”, do sinh viên HUỲNH THỊ NHANH
thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp v à đã được thông
qua.

Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:…………………………..

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………............
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Duyệt Khoa

Cần Th ơ, ngày…..tháng…..năm 2009.

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SH ƯD

Ch ủ tịch Hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công tr ình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu v à
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Nhanh

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: HUỲNH THỊ NHANH.
Năm sinh:1986
Nơi sinh: Bình Ninh, Tam Bình, Vĩnh Long.
Họ và tên cha: Huỳnh Văn Mai.

Nghề nghiệp: L àm ruộng

Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Bé.

Ngh ề nghiệp: Làm ruộng

Chỗ ở hiện nay: ấp An Phú Tân, x ã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1992 - 1997: học tiểu học tại Trường tiểu học Bình Ninh A, xã Bình Ninh, huy ện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

1997 - 2001: học trung học tại Trường trung học cơ sơ thị trấn Trà Ôn, huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
2001 - 2004: học phổ thong tại Trường trung học phổ thông Tr à Ôn, huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long.
2005 - 2009:học đại học tại Trường Đại học Cần Thơ, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.

v


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha, mẹ đã suốt đời tần tảo nuôi dạy các con n ên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
-

TS. Trần Văn Hâu, người đã gợi ý đề tài, tận tình hướng dẫn, và cho những
lời khuyên hết sức bổ ích trong quá tr ình nghiên cứu, thực hiện và hoàn
thành luận văn này.

-

Cô Lâm Ngọc Phương, cố vấn học tập và thầy Nguyễn Văn Ây, trợ lý cố vấn
đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

-

Cô Phan Thị Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn tôi cách xử lý số liệu thống
kê.


Xin chân thành cảm ơn:
-

Anh Triệu Quốc Dương, anh Lê Minh Quốc, anh Sầm Lạc Bình, anh Phan
Xuân Hà và các anh chị ở bộ môn đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện thí nghiệm luận văn n ày.

-

Các bạn sinh viên lớp Hoa Viên & Cây Cảnh khóa 31 đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.

Thân gởi đến
Các bạn lớp Hoa Viên & Cây Cảnh khóa 31 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc v à
thành đạt trong tương lai.

Hu ỳnh Thị Nhanh

vi


MỤC LỤC
Chương

1

N ội dung
Danh sách hình
Danh sách bảng

Danh sách từ viết tắt
Tóm lược

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2
2
2

1.1

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM MAI VÀNG
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2
1.1.3
1.1.4

1.2
1.3

1.4

1.5

2
4

6

7
7
10

SỰ LÃO SUY VÀ RỤNG CƠ QUAN
1.3.1 Sự lão suy hoa
Sự lão suy lá
1.3.2
Sự rụng của cơ quan
1.3.3
CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG THỰC VẬT
1.4.1 Auxin
Salicylic acid
1.4.2
Ethylene
1.4.3

12
12

ĐIỀU KHIỂN HOA MAI NỞ ĐÚNG TẾT

22
22

1.5.2

3


Đặc điểm sinh học
Khí hậu tời tiết

Đất đai
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PH ÁT TRIỂN HOA
1.2.1 Nguồn gốc và sự hình thành hoa
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ra hoa
1.2.2

1.5.1
2

Trang

Qui trình nở của hoa mai
Ngày lặt lá mai

14
15

16
16
18
18

23

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN

2.1
PHƯƠNG PHÁP
2.2
2.2.1 Khảo sát sự hình thành mầm hoa và sự phát triển của nụ
trên Mai Giảo
Ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa lên sự ra hoa
2.2.2
trên Mai Giảo tại Cần Thơ
Ảnh hưởng của nồng độ Naphthalene acetic acid v à
2.2.3
Salycilic acid lên thời gian rụng cánh của hoa Mai Giảo
Qui trình chăm sóc
2.2.4

25
25

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH MẦM HOA VÀ PHÁT TRIỂN
3.1
CỦA NỤ TRÊN MAI GIẢO

32
32

vii

27

27

28
28
30


3.1.1
3.1.2
3.1.3

3.2

3.3

Ghi nhận chung
Sự hình thành và phát triển mầm hoa
Sự phát triển của nụ sau khi nhú ra ngoài

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LẶT LÁ GIỮA M ÙA LÊN
SỰ RA HOA TRÊN MAI GIẢO TẠI CẦN THƠ
3.2.1 Ghi nhận tổng quát
Số lá trên cành
3.2.2
3.2.3
Tổng số nụ trên cây
3.2.4
Tỷ lệ lá rụng trên cành
3.2.5
Tỷ lệ hoa nở sớm trước tết
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ NAPHTHALENE ACETIC
ACID VÀ SALYCILIC ACID LÊN TH ỜI GIAN RỤNG

CÁNH CỦA HOA MAI GIẢO
3.3.1 Ghi nhận chung
3.3.2
Sự tăng trưởng và nở của hoa Mai
3.3.3
Ảnh hưởng của hoá chất lên phẩm chất hoa
3.3.4
Ảnh hưởng của hoá chất lên thời gian nở và rụng cánh
hoa
3.3.4.1 Thời gian từ khi búp hé vàng đến khi hoa
nở hoàn toàn
3.3.4.2
Thời gian từ khi hoa nở hoàn toàn đến khi
cánh hoa rụng hoàn toàn

32
32
34

41
41
43
43
43
45

50

50
51

53
54

54
55

58

THẢO LUẬN CHUNG
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

59
60

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Công thức cấu tạo của Naphthlene acetic acid

17


1.2

Công thức cấu tạo của Salicylic acid

18

1.3

Công thức cấu tạo của Methionine v à Ethylene

18

1.4

Chu trình sinh tổng hợp ethylene

19

2.1

Lượng mưa trung bình và nhiệt độ trung bình háng tháng thu thập 26
tại trạm khí tượng Cần Thơ từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 2 năm
2009.

3.1

Các giai đoạn hình thành mầm hoa mai Giảo (a) mầm mới xu ất 33
hiện (b) lóng kéo dài đưa mầm lên, (c) mầm phân hóa thành nhiều
khối nhỏ (d) nụ hoa cái, mnt: mầm nguy ên thuỷ, hc: hoa con.


3.2

Sự phát triển kích thước mầm hoa mai Giảo theo tuổi chồi quan 34
sát dưới kính hiển vi thí nghiệm tại Cần Thơ, năm 2008.

3.3

Nụ hoa mai Giảo (a) nhú ra đ ược 10 ngày, (b) sau khi loại bỏ hết 35
vỏ trấu ở thời điểm 60 ng ày tuổi, N: nụ nhú ra từ nách lá c ơi đọt
đầu, thí nghiệm tại Cần Th ơ, năm 2008.

3.4

Sự phát triển kích thước nụ hoa mai Giảo sau khi nhú ra từ nách lá 35
của cơi đọt đầu thí nghiệm tại Cần Th ơ, năm 2008.

3.5

Chồi nách xuất hiện cùng lá mới (a) lá bắc chuyển sang m àu nâu, 36
(b) sau khi lá bắc vừa rụng thí nghiệm tại Cần Th ơ, năm 2008

3.6

Chồi mới xuất hiện nhọn v à sau 60 ngày có dạng tròn giống nụ 37
hoa cái, (a) trước (b) sau khi loại bỏ lớp vỏ trấu thí nghiệm tại Cần
Thơ, năm 2008

3.7


Sự phát triển kích thước nụ hoa mai Giảo sau khi nhú ra từ nách lá 37
của cơi đọt sau thí nghiệm tại Cần Th ơ, năm 2008.

3.8

Kích thước nụ hoa mai Giảo ở các ng ày tuổi khác nhau, nụ 60 39
ngày tuổi có dạng nụ hoa tròn, khác biệt so với các tuổi nụ tr ước
đó, thí nghiệm tại cần Thơ, năm 2009.

3.9

Tóm tắt quá trình hình thành mầm và phát triển của nụ hoa mai 40
Giảo thí nghiệm tại Cần Tn ơ, năm 2009

ix


3.10

Màu sắc lá mai Giảo ở thời điểm lặt lá cho ra hoa tết (15 tháng 12
âl) ở các nghiệm thức thí nghiệm tại Cần Thơ, năm 2009.

3.11

Cành hoa mai Giảo sau khi loại bỏ hết lá v ào ngày 15 tháng 12 âm 42
lịch, (a) cành NT- 6 nhiều nụ do phân cành nhiều (b) cành ĐC ít
nụ chủ yếu trên cành chính; 1: cành chính, 2: cành ph ụ thí nghiệm
tại Cần Thơ, năm 2009.

3.12


Tổng số nụ trên cây ở những thời điểm khác nhau d ưới ảnh hưởng 44
của biện pháp lặt lá giữa m ùa tại Cần Thơ, năm 2009.

3.13

Tỷ lệ lá rụng ở những thời điểm tr ước khi lặt lá mai cho ra hoa 45
vào dịp tết dưới ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa tại Cần
Thơ, năm 2009.

3.14

Tỷ lệ cây ra hoa sớm dưới ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa 47
mùa tại Cần Thơ, năm 2009

3.15

Sâu ăn bông mai tấn công làm hoa mai Giảo không thể nở được 50
thí nghiệm tại Cần Thơ, năm 2009.

3.16

Hoa mai Giảo ở các nghiệm thức (1 -12) vừa mới nở (hoa không bị 51
biến dạng) dưới ảnh hưởng của việc phun NAA v à SA thí nghiệm
tại Cần Thơ, năm 2009

3.17

Nụ hoa mai Giảo vừa bung vỏ trấu v à xuất hiện các búp hoa màu 52
xanh thí nghiệm tại Cần Thơ, năm 2009


3.18

Quá trình phát triển của búp hoa mai Giảo (1 -7 ngày) từ sau khi 52
nụ bung vỏ trấu đến khi búp hé v àng và nở hoàn toàn dưới ảnh
hưởng của việc phun NAA v à SA thí nghiệm tại Cần Thơ, năm
2009

3.19

Ảnh hưởng của việc phun NAA nồng độ 30 ppm l àm cánh hoa 53
chuyển sang màu cam nhạt sau khi hoa nở hai ng ày, thí nghiệm tại
Cần Thơ, năm 2009

3.20

Ảnh hưởng của việc phun SA nồng độ 1.000 ppm l àm thâm vỏ lụa 53
(a) giai đoạn nụ và (b) sau khi hoa nở thí nghiệm tại Cần Thơ,
năm 2009.

3.21

Ảnh hưởng của NAA và SA lên thời gian nở hoa mai Giảo, giai 54
đoạn từ khi búp hé vàng đến khi nở hoàn toàn thí nghiệm tại Cần
Thơ, năm 2009.

3.22

Ảnh hưởng của việc phun NAA ở nồng độ 30 ppm l àm cánh hoa 57


x

42


chuyển sang màu cam nhạt, (a) cánh héo ở ngày thứ hai, (b) héo
nhưng cánh không rụng ở ngày thứ tư sau khi nở thí nghiệm tại
Cần Thơ, năm 2009.
3.23

Hoa mai Giảo ngày thứ ba sau khi nở dưới ảnh hưởng của việc 57
phun NAA 20 ppm thí nghi ệm tại Cần Thơ, năm 2009.

xi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa Bảng

Trang
29

2.1

Bảng tổng hợp nghiệm thức.

2.2


Lịch bón phân cho mai Giảo thí nghiệm tại cần Th ơ, năm 30
2009.

3.1

Số lá mai Giảo hình thành trên cành dưới ảnh hưởng của 43
biện pháp lặt lá giữa mùa tại Cần Thơ, năm 2009.

3.2

Tổng số nụ hoa cái trên cây ở thời điểm lặt lá cho mai ra 44
hoa dưới ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa tại Cần
Thơ, năm 2009.

3.3

Tỷ lệ lá rụng ở thời điểm trước khi lặt lá mai cho ra hoa 45
vào dịp tết dưới ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa
tại Cần Thơ, năm 2009.

3.4

Số hoa nở sớm ghi nhận v ào ngày 29 tháng 10 năm 2008 47
dưới ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa trên mai
Giảo tại Cần Thơ.

3.5

Tổng hoa nở sớm và tỷ lệ hoa nở sớm trước tết dưới ảnh 46

hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa trên mai Giảo tại Cần
Thơ, năm 2009.

3.6

Tóm tắt các giai đoạn tăng tr ưởng, nở hoa và rụng cánh 52
hoa mai Giảo thí nghiệm tại Cần Th ơ, năm 2009.

3.7

Ảnh hưởng của NAA và SA lên thời gian từ khi hoa nở 55
hoàn toàn đến khi rụng cánh hoàn toàn thí nghiệm tại Cần
Thơ, năm 2009.

xii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
NAA
SA
ABA
NT-5
NT-6
NTĐC
âl

Naphthalene acetic acid
Salicylic acid
Abscisic acid
Nghiệm thức lặt lá giữa mùa tháng 5

Nghiệm thức lặt lá giữa mùa tháng 6
Nghiệm thức đối chứng
âm lịch

xiii


HUỲNH THỊ NHANH. 2009. “Ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa đến sự ra
hoa, nồng độ Naphthalene acetic acid v à Salicylic acid lên thời gian rụng cánh của
hoa mai Giảo (Ochna integerrima) tại Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ s ư nghành
Hoa Viên và Cây Cảnh. Bộ Môn Sinh Lý - Sinh Hoá. Khoa Nông Nghi ệp và Sinh
Học Ứng Dụng. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích t ìm hiểu sự xuất hiện của mầm hoa
theo độ tuổi của chồi, ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa đến sự ra hoa và
ảnh hưởng của nồng độ Naphthalene acetic acid (NAA) v à Salicylic acid (SA) lên
thời gian rụng cánh của hoa mai Giảo. Đề t ài có ba thí nghiệm được thực hiện tại
Cần Thơ. Thí nghiệm một khảo sát sự hình thành mầm hoa và phát triển của nụ
mai Giảo. Chọn 16 cây có cùng độ tuổi theo dõi sự phát triển của chồi. Chồi 75
ngày tuổi bắt đầu thu và giải phẫu nách lá cơi đọt đầu tiên để quan sát mầm hoa
dưới kính hiển vi. Mỗi lần thu sáu mẫu t ương ứng với sáu lần lặp lại, cách 15
ngày thu mẫu một lần. Khi mầm nhú ra ngoài thành nụ thì theo dõi hình dáng và
đo kích thước của nụ cho đến khi nụ nở th ành hoa, định kỳ 10 ngày/lần. Thí
nghiệm hai nhằm xác định hiệu quả của biện pháp lặt lá giữa m ùa với ba nghiệm
thức là lặt lá giữa mùa đầu tháng năm âm lịch, lặt lá giữa m ùa đầu tháng sáu âm
lịch và đối chứng không lặt lá, bố trí theo thể thức khối ho àn toàn ngẫu nhiên với
9 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại t ương ứng với một cây. Thí nghiệm ba gồm hai nhân
tố được bố trí theo thể thức khối ho àn toàn ngẫu nhiên, bốn lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại tương ứng với một cây. Nhân tố A l à bốn nồng độ NAA (0, 10, 20, 30 ppm),

nhân tố B là ba nồng độ SA (0, 500, 1.000 ppm), tổng cộng 12 nghiệm thức. Hóa
chất được phun ba đợt khi nụ hoa cái bắt đầu “bung vỏ trấu”, búp hé v àng và khi
hoa nở hoàn toàn. Kết quả cho thấy mầm hoa xuất hiện khi chồi đ ược 75 ngày
tuổi. Chồi 150 ngày tuổi thì mầm hoa nhú ra ngoài thành nụ. Nụ 60 ngày tuổi có
dạng tròn của nụ hoa cái. Nụ 100 ng ày tuổi kích thước đã ổn định chiều dài 5,49
± 0,71 mm; chiều rộng 3,63 ± 0,61 mm. Những nụ hoa này có thể nở thành hoa

xiv


khi gặp điều kiện thuận lợi. Biện pháp lặt lá giữa m ùa đầu tháng 6 âm lịch có thể
hạn chế hoa nở sớm làm số lượng hoa nở ít và số nụ trên cây hình thành nhiều hơn
so với đối chứng không lặt lá. Phun NAA ở nồng độ 20 ppm có tác dụng giữ cánh
hoa lâu rụng, thời gian từ khi hoa nở ho àn toàn đến khi rụng hoàn toàn là 3,40
ngày, hoa đạt phẩm chất tốt. Đề nghị phun NAA 20 ppm để giữ phẩm chất hoa
mai trong dịp tết cũng như giữ niềm vui và may mắn đầu năm.

xv


MỞ ĐẦU
Ở miền Nam, hoa Mai nở vào dịp Tết. Từ thuở xa xưa, hoa Mai đã là biểu
tượng của niềm vui, sự may mắn, hy vọng trước thềm năm mới của mọi gia đình. Vì
vậy, nếu trong nhà có một vài cây Mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, nhất là từ
giây phút thiêng liêng đón giao thừa trở đi và nếu đó là cây Mai quý thì thật không
có gì sung sướng và hạnh phúc bằng…(Việt Chương, 2000). Theo phong tục, người
ta rất lo lắng khi ngày Tết mà hoa và nụ trên cành Mai rụng nhiều (Đặng Phương
Trâm, 2005).
Tuy nhiên, mầm hoa đã hình thành, phát triển thành nụ hoa cái và nở thành
hoa như thế nào, làm sao để giữ cánh Mai với sắc v àng may mắn lâu hơn? Theo

điều tra của Nguyễn Quang Vinh (2008) ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre thì biện
pháp xử lý hoa lâu tàn để kéo dài thời gian nở hoa chưa được nhà vườn quan tâm,
số vườn không xử lý chiếm tỷ lệ rất cao (96,7%), một số ít vườn xử lý bằng cách xịt
keo khi bắt đầu nở hoa. Tóm lại, nhà vườn chưa có kỹ thuật xử lý cho hoa lâu tàn,
chỉ có một số ít nhà vườn xử lý nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Để giúp nhà vườn trồng mai có thêm biện pháp tăng chất lượng hoa cũng
như tăng thêm giá trị của cây Mai, đề tài: “Ảnh hưởng của biện pháp lặt lá giữa m ùa
đến sự ra hoa, nồng độ Naphthalene acetic acid và Salicylic acid lên thời gian rụng
cánh của hoa Mai Giảo (Ochna integerrima) tại Cần Thơ”, được thực hiện với mục
tiêu: tìm ra thời điểm lặt lá giữa mùa thích hợp nhằm hạn chế hoa mai nở sớm, n ồng
độ Naphthalene acetic acid v à Salicylic acid thích hợp giữ hoa mai lâu tàn, cũng
như giữ mãi niềm vui, sự giàu sang may mắn và hạnh phúc, đó là những điều mà ai
cũng mơ ước và hằng mong muốn, trông đợi trong cuộc sống n ày.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MAI VÀNG
1.1.1 Nguồn gốc
Cây mai có tên khoa học Ochna integerrima (Lour) Merr thuộc họ Chnaceae
(Phạm Hoàng Hộ, 1999). Mai vàng còn gọi là Huỳnh mai (Huỳnh Văn Thới, 2002).
Quan sát trong tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, cây mai vàng mọc hoang dại ở rất
nhiều nơi, khu vực phân bố chủ yếu kéo d ài từ Huế trở vào Nam. Cây mai có thể
phát triển được ở những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, như vùng núi
cao, đồng bằng hoặc ven biển, có những lo ài phát triển được ở những vùng đất cát
ven biển như cây mai biển vùng Cam Ranh- Khánh Hòa (Thái Văn Thiện, 2007).
1.1.2 Đặc điểm sinh học



Rễ

Cây mai gieo hạt cho bộ rễ khỏe, có một rễ chính v à nhiều rễ con, rễ mai
thuộc loại rễ trụ, cứng, giòn nhiều rễ phụ (Huỳnh Hoàng Thắng, 2001). Cây mai có
rễ cái khá dài với cây già rễ cái dài hơn một mét (Hà Thuyện Thuyên, 2007).


Thân

Cây gỗ nhỡ cao 3 – 7 mét (Trần Hợp, 2000), thân tròn màu nâu xám, cành
nhánh nhiều (Trần Hợp, 2003). Tr ên mai Giảo (mai Giảo ghép trên gốc mai Vàng,
trồng trong chậu với tuổi nhánh ghép 2 – 2,5 năm tuổi, cao khoảng 45 – 50 cm, có
đường kính gốc 1,5 – 2,0 cm, đường kính tán 50 – 60 cm) thì từ khi tỉa cành cho
đến khi nhú mầm chồi là 19,65 ± 0,70 ngày, chiều dài chồi đợt đọt thứ nhất: 4,87 ±
0,84 cm, thứ hai: 2,94 ± 0,29 cm, đợt đọt thứ ba: 3,13 ± 0,27 cm (Nguyễn Thị Ngọc
Linh, 2008).

2






Lá mai thuộc loại lá đơn mọc cách (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Kích thước lá
thay đổi theo giống và điều kiện dinh dưỡng. Khi còn non lá có màu nâu đỏ, khi
trưởng thành chuyển sang màu xanh có nhiệm vụ quang hợp (Thái Đ àm Minh Thư,
2002). Lá có phiến bầu dục, dai dai, không lông, gân ph ụ 8 - 10 cặp, bìa có răng
thấp; cuống 4 - 7 mm (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Lá mọc gần chụm đầu cành, hình

trứng, hình móc hay thuỗn, đầu tù, đuôi thuôn đều, phiến mỏng, khi già mặt lá
bóng, mép có răng cưa nh ỏ. Gân bên nhiều, xếp gần nhau. Lá kèm hình tam giác,
nhọn, kéo dài ở đỉnh thành sợi mảnh (Trần Hợp, 2003).
Theo Nguyễn Thị Ngọc Linh (2008) tr ên mai Giảo (mai Giảo ghép trên gốc
mai Vàng, trồng trong chậu với tuổi nhánh ghép 2 – 2,5 năm tuổi, cao khoảng 45 –
50 cm, có đường kính gốc 1,5 – 2,0 cm, đường kính tán 50 – 60 cm) thì số lá khi
hoàn thành chu kỳ sinh trưởng ở đợt đọt thứ nhất l à 6,85 ± 0,22 lá. Còn ở đợt đọt
thứ hai có số lá là 4,16 ± 0,28 lá và đối với đợt đọt thứ ba có số lá l à 4,32 ± 0,25 lá.
Theo Võ Ngọc Vui (2008) đối với mai Giảo, lá xanh mang mầm tr òn là có
chỉ số diệp lục tố cao nhất. Chỉ số diệp lục tố thay đổi theo thời gian phát triển của
lá và khi lá đã già, đã trưởng thành hoàn toàn thì chỉ số diệp lục tố ít thay đổi. H àm
lượng gibberellin trong lá xanh đọt ch uối là cao nhất ở cả mai Giảo và mai Ta, vì
đây là giai đoạn tăng trưởng tích cực của lá mai. H àm lượng ABA thấp nhất trong lá
xanh đọt chuối. Hàm lượng ABA nội sinh tăng dần theo độ tuổi của lá. Lá c àng già
thì hàm lượng ABA càng cao. Do là chất ức chế sinh trưởng nên ABA sẽ không
hiện diện nhiều trong giai đoạn lá c òn non. Quá trình tích lũy của ABA sẽ tăng dần
ở lá trưởng thành cho đến khi già. Sự gia tăng ABA ở lá già sẽ kìm hãm quá trình
sinh trưởng và thúc đẩy quá trình lão hóa.


Hoa

Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu l à một hoa to, gọi là hoa cái, có
vỏ lụa “vỏ trấu” bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một chùm hoa con,
có từ một đếm mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, khoảng bảy ng ày sau là nở. Trong

3


chùm hoa, hoa to nở trước, hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết (Huỳnh Văn

Thới, 2002). Tản phòng có cọng ngắn; hoa có cọng d ài; lá đài 5 xanh; cách hoa 10 10 (mai đôi), vàng tươi, d ễ rụng; tiểu nhụy nhiều, nâu; tâm b ì 5- 20, không lông vòi
nhụy một (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Cụm hoa hình chùy, cuống chung dài khoảng 1
cm, có đốt gần gốc, mỗi hoa có một cuống d ài 1-3 cm, cánh đài hình trứng hay hình
mũi mác, thường dính đến lúc hoa nở. Cánh tr àng màu vàng, hình mác, tù hay tròn
ở đỉnh (Trần Hợp, 2003). Quả nhân cứng 1-10 quanh một đế hoa phù đen; hột 1
(Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Nụ hoa mai đã bắt đầu tượng và thấy được vào tháng 8, nó lớn dần sau đó
bung vỏ trấu rồi nở (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2002). Mai nở hoa th ành chùm từ nách
lá, thời gian từ lúc nở hoa đến lúc t àn khoảng ba ngày (Đặng Phương Trâm, 2005).
Ngày đầu cánh hoa và nhụy xòe thẳng ra, ngày thứ hai cánh hoa vảnh lên chùm
nhụy dúm lại. Ngày thứ ba cánh hoa rụng. Hoa n ào thụ phấn thì kết thành hạt non
màu xanh, khi già chuyển sang màu đen (Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai
Anh, 2008).
1.1.3 Khí hậu tời tiết
Cây mai theo khu vực phân bố trong tự nhiên, chúng rất thích nghi với điều
kiện khí hậu nắng ấm. Những nước lân cận chúng ta như Lào, Thái Lan, Campuchia
cũng có sự hiện diện của cây mai ở rất nhiều nơi, thậm chí chúng còn có thể tồn tại
được ở các vùng có điều kiện thời tiết cuối năm rất lạnh gần giống nh ư miền Bắc
Việt Nam hay Bắc Thái Lan. Ở những nơi có điều kiện thời tiết lạnh và có sự chênh
lệch độ lớn theo mùa thì hoa của nó nở muộn hơn, có thể kéo dài đến tháng 4-5 khi
tiết trời đã nắng ấm lên nhiều. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho cây mai phát
triển tốt nhất là nắng ấm, mưa nhiều như ở khu vực miền Nam Việt Nam (Thái Văn
Thiện, 2007).

4




Nhiệt độ


Theo Thái Văn Thiện (2007) nhiệt độ thích hợp nhất cho cây mai phát triển
tốt nhất là từ 25 - 35oC. Nếu ở nhiệt độ cao hơn cây mai dễ bị cháy lá, lá mau già và
rụng sớm. Cây phát triển chậm lại nh ưng vẫn chịu đựng được trong 2 - 3 tháng, cây
mai chịu hạn cũng tương đối tốt. Nếu nhiệt độ hạ thấp dưới 10oC, cây gần như
không phát triển, cây sẽ sinh trưởng chậm, nếu ngưỡng nhiệt độ này kéo dài dẫn
đến cây bị tổn hại nặng; ở nhiệt độ thấp dưới 15oC cây hút nước và dinh dưỡng kém
đi, dẫn đếm lá bị nám và dễ rụng; ở giai đoạn cây có n ụ, nếu nhiệt độ thấp dưới
15oC thì cây có hiện tượng kéo dài thời gian nở hoa. Như vậy, cây mai là loài cây có
khả năng chịu hạn tương đối tốt, nhưng thời gian hạn kéo dài cũng như rét dài đều
ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hoa.


Nước

Cây mai chịu hạn rất tốt và có thể sinh trưởng phát triển ở nhiều vùng có
lượng mưa khác nhau. Tuy nhiên ở những vùng có lượng mưa nhiều và độ ẩm
không khí cao, thường cây mai sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Lượng mưa có thể
dao động từ 1.200 - 2.500 mm. Cây mai rất ưa nước, lượng nước cung cấp cho cây
cần đủ và dồi dào. Tuy nhiên, cây lại không phù hợp với điều kiện ngập úng. Nếu
ngập úng nhiều ngày cây sẽ bị thối rễ và dễ bị chết. Trong giai đoạn cây mai đã kết
nụ, nếu bị thiếu nước vài ngày hay bị khô hạn, dù sau đó có tưới lại bình thường cây
cũng sẽ bị rụng bộ lá sớm, dẫn tới hoa sẽ nở sớm. Cần chú ý đến các yếu tố n ày để
bảo đảm cho cây phát triển tốt v à giúp cho hoa nở đúng Tết. Nguồn nước cho cây
mai thường phù hợp với ngưỡng pH từ 5,5 – 7,0. Cây mai có khả năng chịu được
nước phèn nhẹ (Thái Văn Thiện, 2007).


Ánh sáng


Cây mai là loài cây ưa ánh sá ng, ưa nắng suốt ngày. Cây sinh trưởng và phát
triển tốt sẽ hình thành nhiều nụ hoa hơn. Thời gian chiếu sáng phù hợp cho cây mai
từ 6 đến 8 giờ mỗi ng ày. Bình quân thời gian chiếu sáng cho cây mai sinh trư ởng
phát triển tốt khoảng 2.000 giờ mỗi năm. Ở những nơi bị khuất, thiếu sáng cây mai

5


sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng, do đó cuối năm cây sẽ có ít nụ. Nếu thời gian chiếu
sáng ít hơn 1.000 giờ/năm cây mai sẽ hình thành nụ kém, cành nhánh phát triển yếu
ớt, lóng dài, lá mỏng thiếu diệp lục. Ánh sáng đầy đủ làm quá trình đồng hóa của
cây diễn ra tốt, giúp cây xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa mạnh mẽ (Thái Văn
Thiện, 2007).
1.1.4 Đất đai
Trong tự nhiên, cây mai không kén đ ất, nó có thể phát triển đ ược gần như ở
nhiều vùng có tính chất đất khác nhau như đất cát, cát pha sét, đất thịt nhẹ, đất thịt,
đất phù sa, gò đồi… đất nhiều sỏi đá, cát , cây mai vẫn sinh trưởng phát triển và ra
hoa tốt, nếu các yếu tố nhiệt độ, ánh sá ng, nước đầy đủ, nhưng thích hợp nhất vẫn là
các vùng đất phù sa ven sông. Độ pH đất thích hợp từ 5,5 đến 7 ,0. Cây mai vẫn có
thể chịu được đất có độ phèn nhẹ. Tuy nhiên, điều kiện đất phù hợp để cho cây mai
phát triển mạnh phải bảo đảm thoát n ước tốt và giữ được độ ẩm ổn định, độ pH ph ù
hợp. Ở những vùng đất cao như gò đồi, kết cấu đất chủ yếu l à đá, sỏi, cát và có mực
nước ngầm thấp, cây mai th ường phát triển rễ cọc sâu và có ít rễ bàng, vỏ cây
thường dày hơn để giữ nước cho cây. Cụ thể cây mai ở v ùng đồi núi miền Trung
hay ở vùng Tây Ninh sát với biên giới Campuchia thường có những đặc điểm n ày.
Do đó, khi khai thác để nuôi trồng, khả năng sống của chúng th ường rất thấp. Ở
những khu vực nước ngầm cao và đất giàu chất hữu cơ, rễ cây mai thường phát triển
theo bề ngang, rễ cọc thường phát triển giảm dần theo chiều sâu, do đó khi khai thác
để nuôi trồng khả năng tái sinh của cây mai tốt h ơn. Chính vì lý do này mà cây mai
vùng miền Tây Nam Bộ thường được ưa chuộng, bên cạnh đó, do có bộ rễ bàng

nhiều, người chơi dễ chọn được gốc mai có bộ rễ đẹp theo ý muốn (Thái Văn Thiện,
2007).

6


1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA HOA
1.2.1 Nguồn gốc và sự hình thành hoa


Nguồn gốc hoa

Hoa là một chồi rút ngắn, sinh tr ưởng có hạn, có mang những lá b ào tử tức là
nhị đực và lá noãn và trong trường hợp điển hình có mang những lá bất thụ - đài và
tràng - tạo thành bao hoa (Nguyễn Bá, 1978). Lê Văn Hoà và ctv. (1999) cho rằng
nguồn gốc của sự hình thành hoa là từ một hay nhiều tế bào non phân cắt và chuyển
hóa để hình thành tế bào hoa sau này. Thông thư ờng là các chồi ngọn, chồi thân
hoặc trên thân các tế bào hoạt động dinh dưỡng biến đổi thành các tế bào hoạt động
sinh dục hình thành nên mầm nguyên thủy của hoa. Các mầm nguy ên thủy dần dần
u lên thành các phát thể.
Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (2002) th ì từ 1988, chứng minh rằng chỉ có mộ t
sinh mô chót xuất hiện ngay từ trong phôi và chương tr ình hoá để tạo lá theo diệp tự
khi gặp điều kiện thuận lợi đ ược đổi qua chương trình tạo hoa. Sự phát triển của
sinh mô sinh dục chuyển hoá từ sinh mô sinh d ưỡng xảy ra tuần tự trong không gian
và thời gian theo một thứ tự đ ược quyết định gọi là chương trình hoá. Khi chương
trình khởi sự, sinh mô sinh dục dẹp xuống, gồm khoảng ba lớp tế bào rộng, tuần tự
xuất hiện đài, cánh, nhị, lá noãn. Vòng trước tạo xong, ngưng hoạt động, vòng kế
tiếp phân hoá tiếp một phần khác của hoa. H ướng phân hoá của cơ quan là từ ngoài
vào trung tâm và các vòng xu ất hiện theo hướng thượng và không vòng nào dính
với sinh mô. Giả thuyết giải thích sự tái xác định nhiệm vụ cho sinh mô sinh dục tạo

hoa là do một phần của thân cây dinh d ưỡng xâm nhập vào sinh mô và có trách
nhiệm tạo các vòng đài hoa. Sản phẩm do tạo đài được chuyển qua điểm tạo cánh để
tạo vòng cánh và tiếp tục tạo nhị và nhuỵ. Giả thuyết này gợi một sự tiếp sức từ
vòng ngoại vi. Đỉnh trung tâm sinh mô có thể còn trong trạng thái dinh dưỡng cho
tới khi nào nhuỵ được kết thúc sau khi được nhị đực khơi mào.
Theo Nguyễn Bá (1978) đỉnh chồi dinh d ưỡng khi chuyển sang hình thành
cơ quan sinh sản thì hoặc trực tiếp biến đổi th ành chồi hoa hoặc thông thường là
hình thành nên nhiều đỉnh chồi của cụm hoa . T rong cả hai trường hợp trong đỉnh

7


chồi đó đã xảy ra những biến đổi chất l ượng trong chồi, tổ chức lại quá tr ình phân
chia tế bào mà chồi hoa đã mất đi khả năng thường xuyên tạo – nét đặc trưng cho
các đỉnh chồi dinh dưỡng.


Cấu tạo đài và tràng hoa

Theo Nguyễn Bá (1978) lá đài và cánh hoa không nh ững chỉ giống với lá
dinh dưỡng về hình thái mà cả về cấu tạo giải phẫu nữa, nh ưng so với lá dinh dưỡng
thì các thành phần của bao hoa có cấu tạo đ ơn giản hơn. Cấu tạo đó gồm có mô
mềm cơ bản như thịt lá nhưng không phân hóa thành mô d ậu và mô xốp, hệ thống
dẫn và các lớp biểu bì trên và dưới.


Các giai đoạn của sự ra hoa

Theo Bùi Trang Việt (2000) hoa thành lập từ chồi ngọn hay chồi nách qua ba
giai đoạn chính: chuyển tiếp ra hoa; tượng hoa; tăng trưởng và nở hoa.

- Sự chuyển tiếp ra hoa: Sự chuyển tiếp ra hoa gây nên các biến đổi sâu sắc
của mô phân sinh ngọn, từ mô phân sinh dinh dưỡng thành mô phân sinh tiền hoa.
Các biểu hiện đầu tiên của sự chuyển tiếp ra hoa không thấy được bằng mắt thường,
chỉ biết được bởi các phân tích tế bào học hay sinh hoá học, với sự tăng mạnh hoạt
tính biến dưỡng (tổng hợp RNA, ribosome, protein), đặc biệt trong vùng đỉnh. Đây
là sự đánh thức mô phân sinh chờ, nơi mà bây giờ các chu kỳ tế bào rút ngắn đáng
kể. Sự chuyển tiếp ra hoa xảy ra đồng thời với sự biến đổi rất rõ của bộ máy dinh
dưỡng, đặc biệt là sự kéo dài lóng thân do hoạt động mạnh của vùng dưới ngọn của
mô phân sinh tiền hoa.
- Sự tượng hoa: Sự chuyển tiếp ra hoa cần khoảng 2 – 3 ngày để dẫn tới sự
tượng hoa, tức sự sinh cơ quan hoa (quan sát đư ợc dưới kính hiển vi): các tế b ào
ngoại vi phân hóa thành các sơ khởi bầu noãn và bao phấn, các tế bào sâu hơn bên
trong cho các cánh hoa; các đài hoa t ừ vòng khởi sinh. Sự phát triển của các sơ khởi
hoa nói chung xẩy ra nhanh chóng làm chồi phồng lên thành nụ hoa (dễ thấy dưới
kính lúp, qua lát cắt dọc).

8


- Sự tăng trưởng và nở hoa: Khi sự tượng hoa hoàn thành, nụ hoa có thể
tiếp tục tăng trưởng và nở (trường hợp các cây nhất niên). Tuy nhiên, nụ hoa có thể
vào trạng thái ngủ (nụ hoa Lilas đ ược tạo vào cuối mùa hè, nhưng hoa chỉ nở vào
mùa xuân nhờ nhiệt độ lạnh mùa đông gỡ trạng thái ngủ).
Theo Nguyễn Như Khanh (2007) sự phát triển hoa diễn ra theo bốn b ước,
mỗi bước có một số gen kiểm tra.
- Bước một – bước cảm ứng tạo hoa: Sự phối hợp các tín hiệu nội tại v à
ngoại cảnh như độ dài ngày, nhiệt độ thấp, tuổi cây, trạng thái dinh d ưỡng, gây nên
sự chuyển đổi pha ở đỉnh sinh tr ưởng của cành. Sự cảm ứng tạo hoa chịu tác động
của hơn mười gen tạo hoa.
- Bước hai – bước hình thành thật sự các mầm hoa: Mầm hoa nổi lên qua

các hình mẫu phân bào khác nhau trong mô phân sinh c ụm hoa. Hình mẫu mà theo
đó mầm hoa được biến động theo các nhóm cây khác nhau. Các gen kiểm tra sự
chuyển hóa mô phân sinh cụm hoa thành mô phân sinh hoa đư ợc gọi là các gen
phân sinh đồng nhất.
- Bước ba – hình thành mầm các cơ quan hoa từ mô phân sinh hoa:
Mầm các cơ quan hoa được tạo ra trong 4 vòng. Vòng hoa kiểu hoang dại, mô phân
sinh hoa tạo ra 4 mầm lá đài, sau đó 4 mầm lá tràng, rồi 6 mầm lá nhị và cuối cùng
là mầm nhụy. Nhụy gồm hai lá no ãn. Những gen liên quan với sự hình thành các
mầm cơ quan hoa được gọi là các gen cadastrala.
- Bước bốn –ấn định mầm các cơ quan hoa và sự phân hóa tiếp theo của
chúng vào vị trí thích hợp: Các gen chuyển hóa đồng nguồn là những gen kiểm tra
sự xác định mầm các cơ quan hoa.
Theo Mai Trần Ngọc Tiếng (2002) thì nụ hoa mai đã bắt đầu đậu và thấy
được vào tháng 8, nhưng các phát hoa thành l ập liên tục trong chồi ngọn hoặc chồi
nách từ một vùng của bó libe mộc. Khi cắt dọc chồi ngọn thấy các phát thể lá đ ài, lá
cánh (lá lụa), nhụy và nhị đã hiện rõ. Thời điểm giải phẫu lá tháng 12 năm 2000
(tháng 10 âm lịch), tức khoảng hai tháng tr ước khi thấy nụ lú ra ngo ài, từ thời điểm
đó các phát hoa sẽ lớn dần theo hướng thượng tạo một nụ tròn bao bởi những lá lụa
và chờ nơi đó. Như vậy trong giai đoạn từ khi t ượng hoa cho đến khi thành nụ, các

9


×