Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ẢNH HƯỞNG của gốc GHÉP HỒNG dại lên SINH TRƯỞNG và PHẨM CHẤT của HOA HỒNG NHUNG và HOA HỒNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ KIM NGÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP HỒNG DẠI LÊN
SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT CỦA
HOA HỒNG NHUNG VÀ
HOA HỒNG PHÁP
(Rosa sp.)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Tên ñề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP HỒNG DẠI LÊN
SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT CỦA
HOA HỒNG NHUNG VÀ
HOA HỒNG PHÁP
(Rosa sp.)


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Văn Hâu

Sinh viên thực hiện:
Lê Kim Ngân
MSSV: 3053355
Lớp: HVCC K31

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Hoa viên và cây cảnh với ñề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP HỒNG DẠI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHẨM CHẤT CỦA HOA HỒNG NHUNG VÀ
HOA HỒNG PHÁP (Rosa sp.)”

Do sinh viên LÊ KIM NGÂN thực hiện và ñề nạp.
Kính trình Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày … tháng …năm...
Cán bộ hướng dẫn

Ts.TRẦN VĂN HÂU

ii



TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HOÁ

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Hoa viên cây cảnh với ñề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP HỒNG DẠI LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHẨM CHẤT CỦA HOA HỒNG NHUNG VÀ
HOA HỒNG PHÁP (Rosa sp.)”
Do sinh viên LÊ KIM NGÂN thực hiện và bảo vệ trước Hội ðồng chấm luận văn
tốt nghiệp và ñã ñược thông qua.
Luận văn tốt nghiệp ñược Hội ðồng ñánh giá ở mức:…………………………..
Ý kiến của Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………............
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Duyệt Khoa

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2009.
Chủ tịch Hội ñồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Lê Kim Ngân

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Lê Kim Ngân
Ngày sinh: 21/07/1987
Nơi sinh: Cần Thơ
Họ và tên cha: Lê Triều Thiện
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Diễm Thi
Quê quán: Cần Thơ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1994 – 1998: học tại trường Tiểu học Lê Quý ðôn. Quận Ninh Kiều. Thành phố
Cần Thơ.
1998 – 2002: học tại trường Trung học Cơ sở ðoàn Thị ðiểm. Quận Ninh Kiều.
Thành phố Cần Thơ.
2002 – 2005: học tại trường Trung học phổ thông Phan Ngọc Hiển. Quận Ninh
Kiều. Thành phố Cần Thơ.
2005 – 2009: học tại trường ðại học Cần Thơ, ngành Hoa viên và Cây cảnh, khoá
31, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng Dụng. Quận Ninh Kiều. Thành phố Cần

Thơ.

v


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng lên cha mẹ
Suốt ñời ñã nuôi nấng và dạy dỗ con khôn lớn thành người.
Mãi mãi biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu người ñã gợi ý ñề tài, tận tình hướng dẫn, ñộng viên,
giúp ñỡ, cho em những lời khuyên, những kinh nghiệm hết sức bổ ích trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
• Cô Lâm Ngọc Phương, thầy Nguyễn Văn Ây và tất cả các thầy cô ñã dạy dỗ
em trong suốt quá trình học tập.
• Các thầy cô và anh chị thuộc Bộ Môn Sinh Lý - Sinh Hóa và Khoa Học Cây
Trồng ñã truyền ñạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em.
• Cô Phan Thị Thanh Thủy ñã tận tình hướng dẫn cách xử lý số liệu thống kê.
• Anh Phan Xuân Hà, anh Phan Văn Ngọc, anh Sầm Lạc Bình (Bộ môn Khoa
Học Cây Trồng), bạn Ngọc Hà, Quế Lê, Bảo Ngọc, Mộng Thúy, Bé Thảo,
Xuân Quyên, Ái Thơ (lớp Hoa viên và cây cảnh K31) và em Dung ñã giúp
ñỡ em trong quá trình thực hiện ñề tài này.
Thân gửi ñến
Toàn thể các bạn lớp Hoa viên và cây cảnh Khóa 31 những lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành ñạt trong tương lai.

Lê Kim Ngân

vi



MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Danh sách hình
Danh sách bảng
Danh sách từ viết tắt
Tóm lược
1

MỞ ðẦU
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA HỒNG
1.1.1
Nguồn gốc hoa hồng

1.1.2
1.1.3

1.2

2

Trang
ix

xi
xii
xiii
1
2
2
2

Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới

Tình hình sản xuất hoa hồng ở Việt Nam
ðẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY HOA HỒNG
1.2.1
Rễ, thân, lá

1.2.2 Hoa, quả, hạt
1.3
PHÂN LOẠI HOA HỒNG
1.4
YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY HOA HỒNG
1.4.1
Nhiệt ñộ
1.4.2 Ánh sáng
1.4.3 Ẩm ñộ
1.4.4 Yêu cầu ñất và dinh dưỡng của cây hoa hồng
1.5
SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HOA HỒNG
1.5.1
Bệnh hại và phương pháp phòng trừ
1.5.2 Sâu hại và phương pháp phòng trừ

1.6
NHÂN GIỐNG CÂY HOA HỒNG
1.6.1
Nhân giống bằng hạt
1.6.2
Phương pháp giâm cành
1.6.3
Phương pháp ghép cành
1.6.4
Phương pháp chiết cành
1.6.5
Phương pháp nuôi cấy mô
1.7
ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP LÊN MẮT GHÉP
1.7.1
Sự di truyền của những biến dị gây ra bởi sự ghép
Ảnh hưởng của gốc ghép lên ñặc ñiểm hình thái của mắt
1.7.2
ghép
Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự sinh trưởng của mắt
1.7.3
ghép
1.7.4
Ảnh hưởng của gốc ghép lên sự ra hoa
Ảnh hưởng của gốc ghép lên khả năng kháng bệnh của
1.7.5
cành ghép
1.8
CƠ SỞ KẾT HỢP CỦA GỐC GHÉP VÀ CÀNH (MẮT) GHÉP
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1
PHƯƠNG TIỆN
2.1.1
Thời gian nghiên cứu
2.1.2
ðịa ñiểm nghiên cứu
2.1.3
Vật liệu
vii

2
2
3
3

3
4
5

5
5
6
6
7

7
8
9
9
10

11
15
16
17
17
17
18
18
18
19
21

21
21
21
21


Dụng cụ
Hóa chất
Số liệu khí tượng
2.2
PHƯƠNG PHÁP
2.2.1
Bố trí thí nghiệm
2.2.2
Thu thập số liệu
2.2.3
Quy trình canh tác
2.2.4 Xử lý số liệu

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.2
GHI NHẬN TỶ LỆ SỐNG SAU KHI GHÉP
3.3
ðẶC TÍNH CHỒI SAU KHI GHÉP
3.3.1
Thời gian từ khi tháo dây ghép ñến khi mắt ghép ra chồi
3.3.2 ðường kính chồi
3.3.3 Chiều cao chồi
3.4
ðẶC TÍNH LÁ CỦA CHỒI GHÉP
3.5
ðẶC TÍNH RA HOA CỦA CHỒI GHÉP
3.5.1
Quá trình ra hoa
3.5.2
Sự tăng trưởng của nụ
3.5.2.1
ðường kính nụ
3.5.2.2
Chiều cao nụ
3.6
ðẶC ðIỂM VÀ PHẨM CHẤT CỦA HOA
3.6.1
Số hoa/chồi
Tổng số cánh hoa, chiều dài cánh hoa, chiều rộng cánh
3.6.2
hoa

3.6.3
ðường kính và chiều cao hoa
3.6.4
Chiều dài cuống hoa và ñường kính cuống hoa
3.7
SỐ CHỒI/MẮT GHÉP SAU KHI CƠI LẦN MỘT
3.8
THỜI GIAN TỪ KHI CƠI LẦN MỘT ðẾN KHI RA CHỒI
THẢO LUẬN
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2.1.4
2.1.5
2.1.6

3

viii

21
21
21
22
22
23
24
26
27
27
28

28

28
29
30
31
32
32
33
33
34
35
35
36
37
38
39
40

41
43
44


DANH
SÁCH
HÌNH
DANH
SÁCH
HÌNH


Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8

2.1

3.1

3.2

3.3

3.4

Tựa hình
Các giống hoa hồng ñịa phương: (a) tường vi, (b) tầm xuân.
Các bước ñể thực hiện phương pháp ghép áp.
Các bước ñể thực hiện phương pháp ghép mắt (ghép chữ T).
Các bước ñể thực hiện phương pháp ghép nêm.
Phương pháp ghép xuyên thân: (a) vị trí ghép, (b) cành ghép, (c)
gốc ghép.
Phương pháp chiết cành: (a) các bước thực hiện phương pháp chiết
cành, (b) cành ñã ñược bao nylon sau khi chiết.

Mô hình cấu trúc một thân cây cắt ngang.
Quá trình kết hợp gốc ghép với cành (hay mắt) ghép qua các giai
ñoạn sau khi ghép: (a) 7 ngày, (b) 14 ngày, (c) 21 ngày, (d) 28
ngày. Ghi chú: ST: gốc ghép, SC: mắt ghép, CB: tượng tầng libe
gỗ, XE: mô gỗ
Số liệu khí tượng tại Cần Thơ về lượng mưa và nhiệt ñộ trung bình
từ tháng 09 ñến năm 2008 ñến tháng 03 ñến năm 2009 (Nguồn: ðài
khí tượng Thủy văn Cần Thơ).
Cây hoa hồng bị sâu hại trong quá trình thí nghiệm tại Trại Nghiên
cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009: (a) sâu
khoang tấn công lá và hoa, (b) nhện ñỏ gây hại ở mặt dưới lá.
Thời gian từ khi tháo dây ghép ñến khi ra chồi của hồng Nhung và
hồng Pháp ghép trên gốc hồng dại, tại Trại Nghiên cứu và Thực
nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng,
khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.
ðường kính chồi (cm) của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh
hưởng của gốc ghép hồng dại, qua các giai ñoạn khảo sát tại Trại
Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân
2009.
Chiều cao chồi (cm) của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng
của gốc ghép hồng dại, qua các giai ñoạn khảo sát tại Trại Nghiên
cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

ix

Trang
5

12
14
14
15
16
19
20

22

27

29

30

31


DANH SÁCH HÌNH (tiếp theo)

Hình
Tựa hình
3.5
ðường kính nụ hồng (cm) của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh
hưởng của gốc ghép hồng dại, qua các giai ñoạn khảo sát tại Trại
Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân
2009.
3.6

Chiều cao nụ hồng (cm) của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh
hưởng của gốc ghép hồng dại qua các giai ñoạn khảo sát tại Trại
Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp &
Sinh học Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân
2009.
3.7
Số hoa/chồi của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng của gốc
ghép hồng dại tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp,
khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II, trường ðại học
Cần Thơ, mùa xuân 2009.
3.8
ðường kính hoa của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng của
gốc ghép hồng dại: (a) HN-HN, (b) HD-HN, (c) ðC HN, (d) HPHP, (e) HD-HP, (f) ðC HP tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm
Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II,
trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.
3.9
Số chồi/mắt ghép của hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng
của gốc ghép hồng dại, sau khi cơi lần 1 tại Trại Nghiên cứu và
Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.
3.10 Thời gian từ khi cơi chồi lần một ñến khi ra chồi của chồi ghép
hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng của gốc ghép hồng dại
tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông
Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ,
mùa xuân 2009.

x

Trang
34


35

36

38

40

41


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa Bảng

Trang

3.1

Tỷ lệ mắt ghép sống (%) của hồng Nhung và hồng Pháp 28
ghép trên gốc hồng dại, tại Trại Nghiên cứu và Thực
nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

3.2

ðặc tính lá của chồi ghép hồng Nhung và hồng Pháp dưới 32

ảnh hưởng của gốc ghép hồng dại tại Trại Nghiên cứu và
Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân
2009.

3.3

Quá trình ra hoa của chồi ghép hồng Nhung và hồng Pháp 33
dưới ảnh hưởng của gốc ghép hồng dại qua các giai ñoạn
khảo sát tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông
nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II,
trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

3.4

Tổng số cánh hoa, chiều dài cánh hoa, chiều rộng cánh hoa 37
của chồi ghép hồng Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng
của gốc ghép hồng dại tại Trại Nghiên cứu và Thực
nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng
dụng, khu II, trường ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

3.5

ðường kính và chiều cao hoa (cm) của chồi ghép hồng 37
Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng của gốc ghép hồng
dại tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp,
khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II, trường
ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

3.6


Chiều dài và ñường kính cuống hoa của chồi ghép hồng 39
Nhung và hồng Pháp dưới ảnh hưởng của gốc ghép hồng
dại tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp,
khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, khu II, trường
ðại học Cần Thơ, mùa xuân 2009.

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ðC HN
ðC HP
HD-HN
HN-HN
HD-HP
HP-HP

Nghiệm thức ñối chứng hồng Nhung.
Nghiệm thức ñối chứng hồng Pháp.
Nghiệm thức gốc ghép hồng dại-mắt ghép hồng Nhung
.
Nghiệm thức gốc ghép hồng Nhung-mắt ghép hồng Nhung.
Nghiệm thức gốc ghép hồng dại-mắt ghép hồng Pháp.
Nghiệm thức gốc ghép hồng Pháp-mắt ghép hồng Pháp.

xii


LÊ KIM NGÂN. 2009. : “Ảnh hưởng của gốc ghép hồng dại lên sinh trưởng và

phẩm chất của hoa hồng Nhung và hoa hồng Pháp (Rosa sp.)”. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư Hoa viên và cây cảnh, khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường ðại
học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Văn Hâu.
TÓM LƯỢC
ðề tài ñược thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của gốc ghép hồng dại lên sự sinh
trưởng và phát triển của cây ghép hồng Nhung và hồng Pháp. Thí nghiệm ñược thực
hiện tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, trường ðại Học Cần Thơ, mùa xuân năm 2009. Thí nghiệm ñược
bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có sáu nghiệm thức với mười
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một chậu, mỗi chậu trồng một cây. Hoa
hồng Nhung và hồng Pháp ñược nhân giống bằng cách chiết, có kích thước và hình
dạng ban ñầu tương ñương nhau, cao khoảng 10 cm, có hai ñến ba mắt lá. Các
nghiệm thức bao gồm ñối chứng hồng Nhung và hồng Pháp nhân giống bằng
phương pháp chiết, gốc ghép hồng dại-mắt ghép hồng Nhung, gốc ghép hồng dạimắt ghép hồng Pháp, gốc ghép hồng Nhung-mắt ghép hồng Nhung, gốc ghép hồng
Pháp-mắt ghép hồng Pháp. Kết quả cho thấy ở hồng Nhung và hồng Pháp khi ghép
lên chính nó có tốc ñộ tăng trưởng chậm, thời gian ra chồi chậm, ñường kính và
chiều cao nụ, chồi thấp hơn so với nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Những
nghiệm thức gốc ghép hồng dại có khả năng giúp cây ghép sinh trưởng cao, phẩm
chất hoa tốt, kích thước hoa to, lâu tàn, nhiều chồi, nhiều hoa hơn phương pháp
chiết cành hay ghép lên chính nó. Có thể dùng hồng dại làm gốc ghép ñể cải thiện
sự sinh trưởng và phẩm chất hoa của hai giống hồng Nhung và hồng Pháp. Cần có
thí nghiệm lập lại trong những ñiều kiện thời tiết khác nhau ñể có kết luận chính xác
hơn.

xiii


MỞ ðẦU
Chẳng biết tự bao giờ hoa ñã là nguồn cảm xúc, là món ăn tinh thần không
thể thiếu trong ñời sống của con người và là loại cây trồng có giá trị cao. Khi kinh

tế xã hội ngày càng phát triển và ñời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu
cầu thưởng thức hoa cũng ñược ñáp ứng ñể giúp người ta quên ñi mệt mỏi, căng
thẳng do áp lực công việc. ðặc biệt là hoa hồng, ñây là loại hoa ñẹp, biểu tượng của
tình yêu, có giá trị kinh tế cao và là giống chủ lực của nhiều người trồng hoa cảnh.
Mỗi loài hoa hồng ñều có vẻ ñẹp riêng, màu sắc riêng. ðó là những ñóa hoa
không thể thiếu trong các phòng khách, phòng tiếp tân và hơn nữa chúng làm cho
người tặng lẫn người nhận ñều cảm thấy hạnh phúc.
Theo Trần Thị Kiều Thu (2008), có hơn 26 giống hoa hồng, trong ñó có ba
giống ñược sản xuất chủ yếu là hồng Nhung, hồng Lửa và hồng Tỷ Muội ðỏ Vung.
Ưu ñiểm của các giống này là hoa có màu ñỏ rất ñược ưa chuộng. Giống hồng
Nhung hoa thơm, kích thước hoa to nhưng rất chậm ra chồi, và thời gian hoa nở trên
cây ngắn. Giống hồng Lửa và hồng Tỷ Muội ðỏ Vung mau ra chồi nhưng chiều dài
cánh ngắn. Trong khi ñó, nhu cầu thị trường hoa ngày càng tăng về số lượng lẫn
chất lượng như ña dạng về màu sắc, hoa ñẹp, lâu tàn, cành dài, lá to.
Chính vì lý do trên, ñề tài “Ảnh hưởng gốc ghép hồng dại lên sự sinh trưởng
và phẩm chất của hoa hồng Nhung và hồng Pháp” là ñể khảo sát ảnh hưởng của gốc
ghép hồng dại lên sự sinh trưởng và phát triển của cây ghép hồng Nhung và hồng
Pháp nhằm tìm ra tổ hợp ghép thích hợp cho sức sống mạnh, tính chống chịu cao,
và phẩm chất hoa tốt.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HOA HỒNG
1.1.1 Nguồn gốc hoa hồng
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp.
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa hồng ñược xếp vào lớp song tử diệp
(Dicotyledone), thuộc họ hồng rosaceae, bộ hồng rosales. Người ta cho rằng chắc

chắn hoa hồng ñược trồng trước tiên ở Trung Quốc, Ấn ðộ. Sau ñó mới du nhập
qua Hà Lan, Pháp, ðức, Bungari, Châu Âu nhưng chính người Châu Âu mới là
người có công lai tạo ra nhiều giống hoa hồng hiện ñại ngày nay.
1.1.2 Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới
Ngày nay sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới ñang phát triển một cách mạnh
mẽ và ñã trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh ñã mang lại
lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cảnh. Diện tích hoa cây cảnh của
thế giới ngày càng mở rộng. Năm 1995 sản lượng hoa cây cảnh thế giới ñạt khoảng
31 tỷ ñôla, trong ñó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ ñôla. Các nước sản xuất nhiều hoa
hồng như là: Hà Lan, Mỹ, Colombia, Nhật, Isarel…Trong ñó Hà Lan là nước trồng
và xuất khẩu hoa hồng lớn nhất thế giới (ðặng Văn ðông, ðinh Thế Lộc và Nguyễn
Quang Thạch, 2002).
Mỹ là nước trồng hoa hồng nhiều nhưng nhập khẩu cũng nhiều. Năm 1996
Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành và nhập khẩu 8,3 tỷ bông. Trung Quốc bắt ñầu sản xuất hoa
hồng từ những năm 50 của thế kỷ 20. Hiện nay Quãng ðông là tỉnh trồng nhiều hoa
hồng nhất, diện tích 432 km2, sản xuất 2 tỷ 96 triệu bông, sau ñó là các tỉnh Vân
Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc. Hoa chất lượng cao nhất là Vân Nam (ðặng Văn ðông và
ðinh Thế Lộc, 2003).
1.1.3 Tình hình sản xuất hoa hồng ở Việt Nam
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), Việt Nam là phát triển trồng hồng chậm.
Gần ñây công tác giống mới ñược quan tâm chú ý nhưng chủ yếu vẫn là theo con
ñường nhập nội. Hiện nay, các giống hồng ñược nhập vào Việt Nam theo hai
nguồn: từ Châu Âu vào ðà Lạt rồi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và ra miền Bắc
hoặc từ Thái Lan vào miền Nam rồi lan ra ngoài miền Bắc. Ở Việt Nam, hoa hồng
ñược trồng ở khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam. Những vùng trồng hồng tập trung ở
2


nước ta là ðà Lạt, Sa ðéc và các cùng ngoại thành Hà Nội, ngoài ra còn trồng ở một
số nơi khác nhưng diện tích không ñáng kể.

ðặc biệt những năm vừa qua Viện nghiên cứu rau quả kết hợp với một số ñịa
phương ñã xây dựng thành công mô hình trồng hoa hồng áp dụng công nghệ tiên
tiến rất thành công và hiệu quả ở Hưng Hà (Thái Bình), thành phố Việt Trì (Phú
Thọ), phường Hoàng Văn Thụ (thị xã Bắc Giang), thị xã Hưng Yên (tỉnh Hưng
Yên) (ðặng Văn ðông và ðinh Thế Lộc, 2003).
1.2 ðẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY HOA HỒNG
1.2.1 Rễ, thân, lá
Theo Nguyễn Xuân Linh (2000), rễ hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang
tương ñối rộng khi bộ rễ phát sinh nhiều rễ phụ.
Thân hồng là dạng thân bụi nhỏ, có nhiều cành. Thân chia thành nhiều lóng,
giữa các lóng là ñốt, nơi mọc ra lá và chồi nách. Thân và cánh màu xanh xám và có
nhiều gai nhọn. Chiều cao thân cũng rất khác nhau tùy loài, từ 30-100 cm. Gai phát
triển từ biểu bì trên lóng thân và cành, cũng có lóng không có gai, một số giống
hồng mới lai tạo không có gai. Gai có thể là dạng phẳng hoặc gần hình trụ, hình
lưỡi cầy, tương ñối dài (trên 0,5 cm) và ñặc biệt là thường có màu ñỏ. Vài loại hoa
hồng có nhiều dạng gai, cũng có loại chỉ có một dạng gai. Hình dạng, kích thước, số
lượng và vị trí gai là một ñặc ñiểm quan trọng trong việc phân loại cây hoa hồng
(Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá
kép có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy giống mà
lá có màu sắc xanh ñậm hay xanh nhạt, răng cưa hay sâu, hay có hình dạng lá khác
(Nguyễn Xuân Linh, 2000).
1.2.2 Hoa, quả, hạt
Hoa mọc ñơn hay thành chùm tùy loại. Hoa mọc ở ngọn. Hoa có nhiều cánh
với nhiều màu sắc khác nhau, phần lớn có màu hồng, ñỏ hoặc trắng, một số giống
có hoa màu vàng, xanh, ñen hoặc tím xanh ñen lẫn lộn. Chính giữa hoa là nhị cái,
xung quanh nhị cái có nhiều có nhị ñực. Có loại hoa nở ngay hết một lần, có loại
hoa nở từ từ mỗi ngày một cánh, từ 3-5 ngày sau mới nở hết. Kích thước hoa cũng
rất khác nhau. Có giồng hồng, hoa rất nhỏ chỉ như hoa nhài, ñường kính 2-3 cm như
hoa hồng nhài, tầm xuân. Có loại hoa lớn, ñường kính 7-10 cm, nhiều cánh như

Hồng Quế, Hồng Nhung, Hồng cánh sen. Có giống mỗi năm chỉ ra hoa một lần, có
3


giống ra hoa liên tục nhiều lần. Hoa hồng có mùi thơm ngát dễ chịu (Nguyễn Mạnh
Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
Quả thuộc loại quả nang hình trái xoan, dài rộng trung bình 0,5-0,3 cm, gồm
nhiều quả nhỏ rời nhau,quả nạc kiểu táo hay quả mọng (Dương Công Kiên, 2007).
Hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ dày
(Nguyễn Xuân Linh, 2000).
1.3 PHÂN LOẠI HOA HỒNG
Hoa hồng thuộc:
Ngành: Angiospermatophyta.
Lớp: Dicotyledoneae.
Bộ: Rosales.
Họ: Rosaceae sp (Dương Công Kiên, 2007).
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), hoa hồng bao gồm hơn 300 loài ñược phân
bố ở khắp các bán cầu, mặc dù số lượng chính xác vẫn còn ñang ñược tranh luận.
Trên thế giới có thể phân loại chúng theo màu sắc, theo dòng giống hoặc theo hình
dáng. Hồng ñược chia làm ba loại chính: hồng dại, hồng cổ ñiển và hồng hiện ñại.
Hồng dại (còn gọi là hồng leo hay hồng bò): là loại thường thấy ở nơi hoang
dã, mọc bò ngoằn ngoèo. Các dạng hoang dại thường gặp ở Việt Nam là hồng leo
Rosa Multiflora và hồng Ấn ðộ R. Indica.
Hồng cổ ñiển: là những giống hồng ñược nuôi trồng trước năm 1867 mà ñại
diện là cây hồng trà lai ñầu tiên bởi công ty hoa hồng của Mỹ.
Hồng hiện ñại: là tất cả những loại hồng ñược lai tạo kể từ năm 1867 trở về
sau và ñược nuôi trồng, nhân và lai tạo liên tục.
Theo ðặng Phương Trâm (2005), các giống hồng ñịa phương ở nước ta bao
gồm:
Tường vi: thân phát triển vươn dài dạng leo, to khỏe dễ trồng có hoa chùm

màu ñỏ hay hồng, thơm ngát nhưng mau tàn (cánh rụng một ngày sau khi nở).
Tầm xuân: cây bụi có rất nhiều gai, ñược trồng làm hàng rào hay mọc hoang
ở các cùng có khí hậu mát như ðà Lạt và các tỉnh phía Bắc. Tầm xuân cho rất nhiều
hoa dạng chùm nhỏ, màu hồng ñậm hay hồng nhạt, hoa có mùi hắc.
Hồng sen (hồng quế) còn gọi là hồng tiểu muội, cây bụi nhỏ, hoa màu hồng,
cho hoa liên tục. Hoa nhỏ ít thơm hoặc không thơm.

4


(a)

(b)

Hình 1.1 Các giống hoa hồng ñịa phương: (a) tường vi, (b) tầm xuân.

1.4 YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY HOA HỒNG
1.4.1 Nhiệt ñộ
Cây hồng ưa khí hậu ôn hòa, nhiệt ñộ thích hợp cho hồng sinh trưởng và
phát triển tốt là từ 18-25oC. Nhiệt ñộ trên 38oC và dưới 8oC ñều làm ảnh hưởng ñến
cây. ðặc biệt, vào giai ñoạn ra hoa, nhiệt ñộ quá cao và kéo dài làm ảnh hưởng ñến
ñộ bền của hoa và rút ngắn tuổi thọ của hoa. Nhưng nếu nhiệt ñộ quá thấp, cành
nhánh phát sinh yếu, hoa lá giòn, cây thấp, nụ hoa dễ bị ñiếc hay nở muộn và không
ñều do cây không tận dụng ñược thức ăn trong ñất và trong không khí. Ngoài ra,
nhiệt ñộ trong ñất có tác ñộng mạnh ñến sinh trưởng và phát triển của cây. ðặc biệt
là bộ phận rễ cây, ảnh hưởng ñến việc hút nước và hút dung dịch của cây. Một trong
những biện pháp ñể cải tạo chế ñộ nhiệt trong ñất là bón nhiều phân hữu cơ ñể cho
ñất có nhiều mùn tơi xốp thoáng khí, tạo ñiều kiện cho bộ rễ phát triển (Nguyễn
Xuân Linh, 1998).
1.4.2 Ánh sáng

Hồng là loại cây ưa sáng. Ánh sáng ñầy ñủ giúp cây sinh trưởng tốt, nếu
thiếu ánh sáng, cây sẽ bị tiêu hao nhiều chất dự trữ trong cây. Khi cây còn nhỏ, yêu
cầu về cường ñộ ánh sáng thấp hơn, khi tuổi cây càng cao yêu cầu ánh sáng nhiều
hơn (Nguyễn Xuân Linh, 1998).

5


1.4.3 Ẩm ñộ
Cây hoa hồng yêu cầu ñộ ẩm ñất khoảng 60-70% và ñộ ẩm không khí 8085% vì hồng là loại cây có tán rộng, bộ lá nhiều nên diện tích phát tán hơi nước của
cây rất lớn. ðối với hồng, việc gây ẩm cho cây chỉ nên tiến hành vào ban ngày,
tránh ban ñêm. Vào lúc ra hoa, kết quả, nếu ñộ ẩm không khí quá cao sẽ làm cho
cây, hoa, quả, hạt chứa nhiều nước, rễ dễ bị thối (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
1.4.4 Yêu cầu ñất và dinh dưỡng của cây hoa hồng
Hồng thuộc loại không kén ñất lắm, ñất thích hợp cho hồng là ñất thịt hoặc
ñất thịt pha cát. Cày lật ñất 5-6 tuần trước khi trồng, ñập ñất cho tơi xốp, lên liếp
cao 20 cm, rộng 1,3 m chừa ñường rảnh tối thiểu khoảng 50 cm ñể tiện ñi lại chăm
sóc (Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai Anh, 2008). Theo Phạm Văn Duệ
(2005), ñất trồng hồng phải cao ráo, thoát nước tốt, pH ñất 5,6-6,5.
Những chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm phân hóa học như N, P, K,
phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh…ngoài ra cần lượng nhỏ phân vi lượng.
ðạm (N) hồng thiếu N, nụ thường bị “ñui”, không ra hoa ñược hoặc trổ hoa
thì cánh cong veo và nhỏ, ít chồi non, lá vàng thối. Bón nhiều N, cành lá sum suê, ít
hoa, ngọn vượt cao mảnh và yếu, cây dễ ñỗ, khả năng chống chịu sâu bệnh kém.
Lượng N nguyên chất cần cho một ha hồng là 300 kg. Hồng cần nhiều N vào thời
kỳ phát sinh cành nhánh.
Lân (P) thiếu P, cây không thể hút nước một cách thuận lợi, lá thường có
màu tím, rụng lá, rễ yếu, làm cho ra hoa muộn, màu sắc nhợt nhạt, quả lép và chín
không ñều. Thừa P làm cho bộ lá xanh ñậm, dày ñặc. Lượng P dùng cho một ha
hồng là 400 kg. Hồng cần P vào thời kỳ làm nụ cho ñến khi ra hoa kết quả.

Kali (K) có tác dụng làm tăng tính chống ñổ, tăng khả năng chống chịu sâu
bệnh và tăng tính chống rét cho cây. Cây cần K vào thời kỳ kết nụ cho ñến khi cây
ra hoa kết quả. Lượng K nguyên chất cần cho một ha hồng là 300 kg. Thiếu K làm
cây không ra nụ, lá viền vòng, nhưng thừa K làm lá già nhanh, hoa ñậm.
Ngoài ra, cần bón thêm phân vi lượng như Fe, Zn, Mg…Các phân vi lượng
thường dùng ñể tưới phun qua lá vào thời kỳ cây con.
Ngoài việc cung cấp phân hóa học, hồng rất cần một lượng lớn phân hữu cơ,
bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác, xác ñộng thực vật ñã ñược ủ hoai.
Lượng phân chuồng cần thiết cho một ha hồng khoảng 30-40 tấn (Nguyễn Xuân
Linh, 1998).

6


1.5 SÂU BỆNH HẠI PHỔ BIẾN TRÊN CÂY HOA HỒNG
Tùy theo tác nhân là bệnh hay côn trùng mà sử dụng nông dược cho ñúng.
Hiện nay có nhiều loại nộng dược chuyên trị sâu và bệnh ñược bán trên thị trường.
Tuy nhiên, nên lưu ý tìm hiểu kỹ các loại sâu bệnh trước khi sử dụng nông dược
(Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai Anh, 2008).
1.5.1 Bệnh hại và phương pháp phòng trừ
Bệnh thường thấy nhất trên cây hoa hồng là: bệnh phấn trắng, bệnh ñốm ñen,
bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt (Chu Thị Thơm và ctv., 2005).
Bệnh phấn trắng: do nấm Sphaerotheca paranosa var. rosae gây ra
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Triệu chứng: Bệnh xâm nhiễm vào lá non, hai mặt phủ ñầy bột trắng, lá mất
màu, bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, khô héo và rụng lá. Thời ñiểm phát sinh
bệnh: Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa ñông, cuối tháng 5 ngừng phát triển và
nặng nhất vào tháng 3-4. Phương pháp phòng trừ: tỉa cành, trong thời kỳ bệnh bón
nhiều P, K, bón ít N (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002).
Bệnh ñốm ñen: do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra (Nguyễn Xuân

Linh, 1998).
Triệu chứng: gây hại trên lá, cuống lá, cành non. Ban ñầu xuất hiện các chấm
nâu tím rồi lan rộng thành ñốm nâu, kích thước 1-12 mm, mép lồi lên, lá biến vàng,
giữa ñốm thành màu trắng xám, trong ñó có các chấm ñen nhỏ (Trần Văn Mão và
Nguyễn Thế Nhã, 2002).
Thời ñiểm phát sinh bệnh: nhiệt ñộ, ñộ ẩm cao, trời mát và tưới nước nhiều
bệnh càng nặng. Ở những vùng mùa ñông ấm áp bệnh phát triển quanh năm (ðặng
Văn ðông, ðinh Thế Lộc và Nguyễn Quang Thạch, 2002). Bệnh nặng nhất vào
tháng 9-11 (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002).
Phương pháp phòng trừ: tỉa cành, tăng cường bón phân hữu cơ. Quét sạch hết
lá bệnh, diệt nấm trong ñất, dùng sunphat ñồng 1% hoặc thuốc tím 0,5% phun lên
mặt ñất hay dùng mùn cưa, tro bếp phủ lên mặt ñất dày 8 mm. Phun thuốc bảo vệ,
nếu tỷ lệ cây bệnh dưới 10% thì ban ñầu phun thuốc Daconil 0,1% sẽ thu ñược hiệu
quả (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002).
Bệnh khô cành: Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2002), bệnh này
là do nấm Coniothyrium fuckelli Sacc. gây ra.

7


Triệu chứng: ban ñầu có ñốm ñen, giữa có bột trắng, xung quanh mép có
viền ñỏ, ñốm bệnh lồi lên trên hay nứt ra. Bệnh lan rộng dần xuống dưới rồi thành
ñốm lớn. Thời ñiểm phát sinh bệnh: thường vào tháng 6-9. Phương pháp phòng trừ:
tỉa cành, ñốt bỏ cành bị bệnh. Sau lúc tỉa cành phun thuốc Daconil 0,1% hay trộn
Zineb 0,1% và Benlat 0,1% ñể bảo vệ cây.
Bệnh gỉ sắt: do nấm Phragmidium mucronatecm gây ra (Nguyễn Xuân Linh,
1998).
Triệu chứng: bệnh gây hại trên cành non, lá, hoa và quả. Ban ñầu xuất hiện
các chấm vàng. Mùa ñông trên ñốm bệnh có nhều ñốm ñen ñó là. Cành non thường
bị phồng lên. Thời ñiểm phát sinh bệnh: mùa ấm áp, nhiều mưa bệnh thường rất

nặng. Phương pháp phòng trừ: tỉa cành, bón phân Ca, K, P, Mg hợp lý ñể tăng khả
năng chống chịu bệnh (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002). Ngoài thuốc
Score 250ND và Anvil 5SC, có thể dùng thêm Peroxin 0,2-0,4% (Nguyễn Xuân
Linh, 2000).
1.5.2 Sâu hại và phương pháp phòng trừ
Rệp sáp (Icerya purchasi Maskell.)
ðặc ñiểm: sâu cái màu hồng da cam, hình bầu dục, ngoài thân phủ lớp bột
sáp màu trắng vàng dạng sợi bông. Thân sâu ñực dài mảnh, màu ñỏ da cam.
Phương pháp phòng trừ: khi nhiệt ñộ cao rệp sáp dễ phát dịch. Phòng trừ
bằng cách lợi dụng thiên ñịch như bọ rùa ñỏ lớn (R. rufopilosa), bọ rùa mép ñỏ (R.
limbata) (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002).
Giống rệp này thân không thấm nước, xịt thuốc một lần chưa chắc ñã hại
ñược chúng. Ta nên dùng các loại thuốc Trebon, hay Bassa xịt lên chúng nhiều lần
may ra mới trừ tuyệt ñược (Việt Chương và Lâm Thị Mỹ Hương, 2005).
Nhện lá (Tetranychus urticae Koch.) hay còn gọi là nhện lá hai ñốm.
ðặc ñiểm: thân màu xanh vàng.
Phương pháp phòng trừ: thời kỳ sâu qua ñông cần tiêu diệt cỏ dại, phun
thuốc diệt sâu. Có thể pha trộn Tedion, Kelthane mỗi loại 6% rồi pha loãng 0,3% ñể
phòng trừ, sau 15-30 ngày sẽ thấy hiệu quả (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã,
2002).
Bọ hung xanh chân ñỏ (Anomala curpripes Hope) hay còn gọi là bọ cánh
cam.

8


ðặc ñiểm: sâu non màu trắng sữa, ñầu màu nâu vàng, thân hình ống, cuối
bụng có lông màu nâu vàng. Sâu trưởng thành màu xanh ñồng, bụng màu ñồng tím,
bóng.
Phương pháp phòng trừ: sáng sớm có thể rung cây ñể giết, dùng Dipterex

0,1% phun lên cây ñể diệt sâu trưởng thành (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã,
2002). Sumicidin phun vào ñất 5-15 g/bình 10 lít, Benzofas phun 10-20 ml/bình 10
lít (ðặng Văn ðông và ðinh Thị Dinh, 2003).
Ong ăn lá (Arge sp. )
ðặc ñiểm: Sâu non ăn lá các loại cây hồng. Ong cái ñẻ trứng nhiều chỗ trên
cành cây. Mỗi chỗ khoảng 10 trứng. Trứng nở thành ong non và ăn hại.
Phương pháp phòng trừ: trong thời kỳ gây hại dùng thuốc Dipterex, khi ong
kết kén có thể kết hợp xới sát ñất ñể diệt nhộng (Trần Văn Mão và Nguyễn Thế
Nhã, 2002).
Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)
ðặc ñiểm: Sâu non mới nở thường sống tập trung ở trong hoa hoặc dưới mặt
lá. Khi bị khua ñộng, chúng bò ra xung quanh mặt lá hoặc nhả tơ thả mình xuống
ñất.
Phương pháp phòng trừ: Biện pháp thủ công là ngắt bỏ ổ trứng hoặc dùng
Karate 2,5EC 5-7 ml/bình 8 lít (Nguyễn Xuân Linh, 2000).
1.6 NHÂN GIỐNG CÂY HOA HỒNG
Trồng hoa hồng có hai cách ñể nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân
giống vô tính. Nhân giống hữu tính là cách gieo hột ñể có cây con mà trồng. Còn
nhân giống vô tính là cách chiết cành, ghép cành, giâm cành, nuôi cấy mô…(Việt
Chương và Lâm Thị Mỹ Hương, 2005).
1.6.1 Nhân giống bằng hạt
Hoa hồng từ khi nở thụ phấn cho ñến khi có trái chín khoảng trên hai tháng.
Trong trái có nhiều hạt nhỏ, ñem trồng xuống ñất sẽ mọc lên cây con, nhưng tỷ lệ
nảy mầm không cao vì vỏ hạt khá dày. Tỷ lệ tạp giao của hoa hồng cũng khá cao, vì
vậy trồng bằng hạt thường bị biến dị, cho các cây không ñúng giống cần trồng và ra
hoa không ñồng ñều. Vì vậy có thể hạn chế biến dị bằng cách thụ phấn nhân tạo.
Trước hết chọn những cây hồng làm cây cha và cây mẹ mang những ñặc
ñiểm tốt và chắc chắn là hai giống khác nhau. Khi hai cây cha và mẹ cùng nở hoa
thì tiến hành thụ phấn. Lấy nhị ñực của cây cha chấm vào nhị cái của cây mẹ sau
9



khi ñã cắt bỏ hết nhị ñực rồi lấy bao nylon chùm lại ñể không cho hạt phấn của cây
khác bay vào. Việc thụ phấn cần làm sớm khi cả hoa cây cha và mẹ vừa chớm nở
trước khi xảy ra thụ phấn tự nhiên.
Khi trái chín ñể nguyên cả vỏ bọc trong rong rêu hoặc than bùn hơi ẩm trong
thời gian khoảng ba tháng. Sau ñó tách lấy hạt, hạt có nhiều kích cỡ khác nhau,
trước khi gieo cần lọc qua nước ñể loại bỏ các hạt lép và hạt quá nhỏ. Có thể gieo
hạt trực tiếp vào chậu, giỏ hoặc trên ñất hoặc gieo lấy cây con ñể trồng. ðất gieo hạt
cần tơi xốp, ñủ chất dinh dưỡng và thoát nước. Thường xuyên tưới ñủ ẩm cho hạt
nảy mầm nhanh và ñều (Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh, 2008).
1.6.2 Phương pháp giâm cành
1.6.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ra rễ
Theo ðặng Văn ðông, ðinh Thế Lộc và Nguyễn Quang Thạch (2002), các
yếu tố ảnh hưởng tới sự ra rễ là trạng thái sinh lý của cành, ñộ phát dục, nhiệt ñộ, ñộ
ẩm, cường ñộ ánh sáng, nồng ñộ oxy, chất kích thích sinh trưởng, giá thể giâm.
- Trạng thái sinh lý của cành: khi giâm phải chọn cành trung bình, cành có
chất dự trữ dinh dưỡng nhiều.
- ðộ phát dục: cành non dễ ra rễ, cành từ một năm tuổi trở lên vỏ hóa bần
nhiều, khó ra rễ.
- Nhiệt ñộ: nhiệt ñộ 25-28oC là thích hợp cho giâm cành.
- ðộ ẩm: cần giữ cành giâm có ñộ ẩm không khí cao, nếu thiếu ñộ ẩm, cành
giâm sẽ rụng lá ảnh hưởng ñến việc tạo rễ, tỷ lệ chết sẽ cao (Nguyễn Xuân Linh,
1998).
- Cường ñộ ánh sáng: cường ñộ ánh sáng mạnh không có lợi cho sự ra rễ, vì
vậy cành cắm phải ở trong ñiều kiện ít có ánh sáng hoặc ánh sáng tán xạ.
- Nồng ñộ oxy: quá trình hình thành và phân hóa mô sẹo hoạt ñộng trao ñổi
chất rất mạnh, cần nhiều oxy, thiếu oxy mô sẹo hình thành khó khăn, rễ dễ bị nát và
chết. Vì vậy khi giâm cần phải tạo sự thoáng khí vừa ñảm bảo cung cấp nước vừa
ñảm bảo cung cấp oxy.

- Chất kích thích sinh trưởng: Hồng là loại cây thân gỗ tương ñối khó ra rễ
khi giâm. ðể xử lý tăng tỷ lệ ra rễ, ta cần sử dụng thêm chất ñiều hòa sinh trưởng
như NAA (Napthatelene acetic acid) hay IBA (Indole butyric acid). Chúng thuộc
nhóm Auxins, là những chất ñiều hòa sinh trưởng giúp thực vật tăng trưởng. Chúng
có khả năng kích thích các tế bào thực vật phát triển với lượng nhỏ, nhưng với
lượng lớn thì lại có tác dụng kiềm hãm. Do ñó ta sử dụng chúng ñể kích thích sự
hình thành rễ cành giâm các loại cây ăn trái và hoa kiểng phục vụ cho công tác nhân
giống (Lê Văn Bé, 2007).

10


Ta có thể dùng NAA hay IBA với nồng ñộ từ 2000-2500 ppm. Nên pha dung
dịch bằng dung môi là cồn 70o, vì cồn vừa có tác dụng hòa tan thuốc vừa có tác
dụng diệt khuẩn vết cắt trước khi giâm (ðinh Thế Lộc và ðặng Văn ðông, 2003).
Giá thể giâm: bằng vật liệu vừa ñảm bảo tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt,
ñồng thời có tính giữ ẩm cao. Khi cắt cành giâm phải khử trùng dụng cụ bằng dung
dịch Formol 5% hoặc 10% muối NaCl ngâm 8-10 phút (ðặng Văn ðông và ðinh
Thị Dinh, 2003).
1.6.2.2 Kỹ thuật giâm cành
Phương pháp giâm cành thường chia làm 3 loại: giâm cành mùa sinh trưởng,
giâm cành mùa ñông, giâm cành nước.
Giâm cành mùa sinh trưởng: là vào tháng 4-5 hoặc tháng 9-10, lúc ñó nhiệt
ñộ lên tới 20oC-25oC. Cành giâm nên cắt vào lúc sáng sớm còn ñọng sương, chọn
cành phát triển khỏe, không có sâu bệnh. ðộ dài cành giâm là 8-14 cm, tốt nhất là
không dùng kéo cắt, dễ làm hỏng mô cành, dùng dao cắt vát cành giâm dễ sống hơn.
Lá ở gốc cành, ngọn, nụ hoa ñều phải cắt nhưng phía trên cần ñể lại hai lá. Sau khi
chuẩn bị xong cành giâm cần tiến hành ngay, ñộ sâu khoảng 1/3 cành, sau ñó tiến
hành phun nước, trong 10 ngày chú ý giữ ẩm ñất, ñộ ẩm không khí 20oC. Nên ñem
chậu ñể nơi râm mát. Sau 20 ngày cần ñưa ñần ra sáng. Thời gian này nếu ra nụ hoa

cần khử bỏ ñể tránh tiêu hao dinh dưỡng. Sau 30 ngày phát hiện lá mới chuyển màu
xanh là có thể trồng vào chậu.
Giâm cành mùa ñông: tiến hành vào tháng 11-12. Nếu gặp rét, chậu cần ñược
phủ một lớp nilông, khi nhiệt ñộ lên cao mở ra, buổi tối rét ñậy vào. Như vậy tỷ lệ
sống sẽ cao.
Giâm nước: ñược tiến hành vào mùa nóng. Cách làm là cắm cành giâm vào
bình miệng rộng, mỗi ngày thay nước trong một lần, sau 20 ngày cành sẽ mọc rễ.
Tháng 5-6 nên ñể nơi có ánh sáng yếu, tháng 7-8 chuyển vào nơi râm mát, nhiệt ñộ
nước khoảng 20oC-25oC là vừa. Khi cành mọc rễ mới ñược 3 cm thì chuyển cây vào
chậu (Hai, 2004).
1.6.3 Phương pháp ghép cành
Ghép là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa nhú ra ở nách lá, hoặc một
mảnh của cây có hoa ñẹp, rồi ñặt vào một cây khác hoa nhỏ xấu nhưng sống khỏe
hơn bền hơn, mắt ghép sống nhờ vào gốc ghép. Về sau cắt bỏ hết các nhánh của gốc
ghép chỉ chừa chồi lên từ mắt ghép, chỉ lấy gốc ghép nuôi mắt ghép mà thôi, cây
ghép sẽ phát triển tốt và ra hoa ñẹp y như giống ghép (Huỳnh Văn Thới, 2005).

11


×