Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ẢNH HƯỞNG của POTASSIUM CLORATE (KClO3 ) lên sự RỤNG lá ở MAI TA và MAI GIẢO và KHẢO sát sự TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC nụ HOA và THỜI điểm nở HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Phạm Thị Tố Lan

ẢNH HƢỞNG CỦA POTASSIUM CLORATE
(KClO3) LÊN SỰ RỤNG LÁ Ở MAI TA VÀ
MAI GIẢO (Ochna integerrima ) VÀ
KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG QUAN
GIỮA KÍCH THƢỚC NỤ HOA
VÀ THỜI ĐIỂM NỞ HOA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Phạm Thị Tố Lan

ẢNH HƢỞNG CỦA POTASSIUM CLORATE
(KClO3) LÊN SỰ RỤNG LÁ Ở MAI TA VÀ
MAI GIẢO (Ochna integerrima ) VÀ
KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG QUAN
GIỮA KÍCH THƢỚC NỤ HOA
VÀ THỜI ĐIỂM NỞ HOA


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.Trần Văn Hâu

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn kỹ sƣ Hoa viên và cây cảnh

ĐỀ TÀI

ẢNH HƢỞNG CỦA POTASSIUM CLORATE
(KCLO3) LÊN SỰ RỤNG LÁ Ở MAI TA VÀ
MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG
QUAN GIỮA KÍCH THƢỚC NỤ HOA
VÀ THỜI ĐIỂM NỞ HOA

Do sinh viên Phạm Thị Tố Lan thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng
năm 2009
Cán bộ hƣớng dẫn


TS. Trần Văn Hâu

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn kỹ sƣ nông nghiệp với đề
tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA POTASSIUM CLORATE (KCLO3) LÊN SỰ RỤNG LÁ
Ở MAI VÀNG VÀ MAI GIẢO VÀ KHẢO SÁT SỰ TƢƠNG QUAN GIỮA
KÍCH THƢỚC NỤ HOA VÀ THỜI ĐIỂM NỞ HOA
Do sinh viên Phạm Thị Tố Lan thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức ...................................................

Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2009

Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Tố Lan

iv


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Trần Văn Hâu, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết
sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
-

Cô Trần Thị Thanh Thủy, giáo viên môn xác suất thống kê đã tận tình chỉ


dẫn tôi trong quá trình xử lý số liệu thí nghiệm.
-

Anh Triệu Quốc Dƣơng, học viên cao học khóa 14 đã tận tình chỉ dẫn trong

việc tiến hành thí nghiệm.
-

Các sinh viên Nguyễn Thị Quế Lê, Ngô Hoàng Tuấn, Lê Thành Phát đã hỗ

trợ trong việc tiến hành thí nghiệm.
-

Anh Nguyễn Văn Đại đã cho những lời khuyên chân thành trong quá trình

thực hiện việc nghiên cứu.
-

Anh Trần Vũ Duy đã tích cực hỗ trợ tôi trong thời gian tiến hành thí nghiệm.

Xin chân trọng ghi nhớ những chân tình, sự giúp đỡ của bạn bè đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện thí nghiệm mà tôi không thể liệt kê trong trang cảm tạ này.

v


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Phạm Thị Tố Lan


Giới tính: nữ

Ngày , tháng, năm sinh: 05/06/1986

Dân tộc: kinh

Nơi sinh: xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Là con ông Phạm Văn Điện, sinh năm 1956, nghề nghiệp: làm ruộng và bà
Phạm Thị Sạn, sinh năm 1961, nghề nghiệp: làm ruộng.
Chỗ ở hoặc địa chỉ liên lạc: xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang
Điện thoại: 0939462468
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1990 đến năm 1995, tại trƣờng tiểu học “C” Vĩnh
Thạnh Trung, Châu Phú, An Giang.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 1996 đến năm 2000, tại trƣờng THCS Vĩnh Thạnh
Trung, Châu Phú, An Giang.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2001 đến năm 2004, tại trƣờng THPT Trần Văn
Thành, Châu Phú, An Giang.
4. Đại học:
Thời gian đào tạo từ năm 2005 đến năm 2009, tại trƣờng Đại học Cần Thơ,
thành phố Cần Thơ.

vi



Ngày

tháng

năm

Ngƣời khai ký tên
KÍNH DÂNG
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên ngƣời.
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn để em hoàn thành luận văn.
Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong suốt 4 năm học, cùng tập thể lớp Hoa viên và
cảnh khóa 31.

vii


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình
2.1

Số liệu khí tƣợng tại đài khí tƣợng Cần Thơ từ tháng 10 năm

Trang
28

2007 đến tháng 2 năm 2008; (a) Lƣợng mƣa (mm) và độ ẩm
tƣơng đối (%) hàng tháng; (b) Nhiệt độ trung bình hàng tháng
(0C)

3.1

Tổng số lá rụng sau khi xử lý KClO3 trên mai Giảo tại Cần

30

Thơ, năm 2008
3.2

Biểu hiện của lá mai ở nồng độ 2,5‰ và 3‰ sau ngày xử lý

31

hóa chất; (a) Lá mai xuất hiện lớp màng phủ trắng, lá có hiện
tƣợng khô, rìa lá hơi quăn, cháy nám nhẹ ở nồng độ 3‰; (b)
Lá mai non bị cháy nám trƣớc khi rụng ở nồng độ 3‰; (c) Lá
mai bị cháy nám nhẹ ở nồng độ 2,5‰; (d) Lá mai bị khô và có
vết nám khi đƣợc xử lý KClO3 ở nồng độ 2‰ vào ngày thứ
nhất sau khi phun hóa chất
3.3

Biểu hiện của lá mai đã rụng vào ngày thứ hai dƣới ảnh hƣởng

31

của KClO3, lá bị nám
3.4

Tốc độ rụng lá mai Giảo dƣới ảnh hƣởng của biện pháp xử lý


32

KClO3 ở các nồng độ khác nhau tại Cần Thơ, năm 2008
3.5

Chiều rộng hoa mai Giảo dƣới biện pháp xử lý KClO3 ở các

34

nồng độ khác nhau tại Cần Thơ, năm 2008
3.6

Nụ mai Giảo tăng trƣởng bình thƣờng ở nghiệm thức 2,0‰

35

vào ngày thứ 2 sau khi xử lí hóa chất tại Cần Thơ, năm 2008
3.7

Tổng tỷ lệ nụ hoa mai Giảo bung vỏ trấu sau khi xử lý hóa

36

chất tại Cần Thơ, năm 2008
3.8

Tốc độ bung vỏ trấu của mai Giảo sau ngày xử lý hóa chất tại

viii


36


Cần Thơ, năm 2008
3.9

Tốc độ hoa mai Giảo nở dƣới ảnh hƣởng của biện pháp xử lý

38

KClO3 sau ngày xử lý hóa chất tại Cần Thơ, năm 2008
3.10

Tổng số lá rụng dƣới ảnh hƣởng của biện pháp xử lý KClO3 ở

40

nồng độ khác nhau tại Cần Thơ, năm 2008
3.11

Tốc độ rụng lá mai Vàng dƣới ảnh hƣởng của nồng độ KClO3

41

tại Cần Thơ, năm 2008
3.12

Biểu hiện của lá mai Vàng vào ngày thứ hai sau khi xử lí hóa

41


chất KClO3 tại Cần Thơ; (a) Lá bị cháy nám dữ dội, có hiện
tƣợng khô héo; (b) Lá bị cháy rìa
3.13

(a) nụ hoa mai Vàng phát triển bình thƣờng ở ngày thứ hai sau

43

khi xử lí hóa chất ở nồng độ 2,5‰; (b) nụ hoa mai Vàng phát
triển bình thƣờng ở ngày thứ năm sau khi xử lí hóa chất ở
nồng độ 3‰
3.14

Chiều rộng hoa mai Vàng (cm) dƣới biện pháp xử lý KClO3 ở

44

các nồng độ khác nhau tại Cần Thơ, năm 2008
3.15

Tổng tỷ lệ (%) nụ hoa bung vỏ trấu ở mai Vàng sau khi xử lý

46

hóa chất KClO3 tại Cần Thơ, năm 2008
3.16

Tốc độ bung vỏ trấu của mai Vàng đƣơi ảnh hƣởng của hóa


46

chất KClO3 tại Cần Thơ, năm 2008
3.17

Tổng (%) tỷ lệ hoa mai Vàng nở ở các nồng độ KClO3 sau khi

48

xử lý hóa chất tại Cần Thơ, năm 2008
3.18

Tốc độ nở hoa ở mai Vàng dƣới ảnh hƣởng của nồng độ
KClO3 sau khi xử lý hóa chất tại Cần Thơ, năm 2008

ix

49


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1

Tựa bảng
Kích thƣớc nụ hoa mai Giảo tại vƣờn mai 69, Cần Thơ

Trang
22


trƣớc khi phun hóa chất ở 4 nghiệm thức
2.2

Kích thƣớc nụ mai Vàng tại trại thực nghiệm trƣờng đại

23

học Cần Thơ trƣớc khi tiến hành phun hóa chất
3.1

Ảnh hƣởng nồng độ KClO3 lên quá trình nở hoa của mai

34

Giảo tại Cần Thơ, năm 2008
3.2

Ảnh hƣởng của nồng độ KClO3 lên tỷ lệ (%) hoa nở qua

37

các ngày sau khi xử lý hóa chất tại Cần Thơ, năm 2008
3.3

Ảnh hƣởng của nồng độ Potassium Chlorate đến quá trình

43

nở hoa của mai Vàng tại Cần Thơ, năm 2008 (ngày lặt lá
15-12al)

3.4

Chiều dài (cm), chiều rộng (cm) và thời gian nụ mai Giảo

53

bung vỏ trấu tại Cần Thơ, năm 2008
3.5

Chiều dài (cm), chiều rộng (cm) và thời gian hoa mai
Giảo nở tại Cần Thơ, năm 2008

x

54


Phạm Thị Tố Lan. 2009. Ảnh hƣởng của Potassium Chlorate lên sự rụng lá mai
Giảo và mai Vàng. Khảo sát sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa với thời điểm nở
hoa. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ hoa viên và cây cảnh. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Tp
Cần Thơ. 57trang.
TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của Potassium Chlorate lên sự rụng lá mai Giảo và mai
Vàng. Khảo sát sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa với thời điểm nở hoa” đƣợc
tiến hành nhằm tìm đƣợc nồng độ KClO3 thích hợp để gây rụng lá mai Giảo và mai
Vàng nhƣng không làm ảnh hƣởng đến hoa, đồng thời tìm sự tƣơng quan giữa kích
thƣớc nụ hoa với thời gian nụ bung và thời gian hoa nở. Thí nghiệm đƣợc bố trí tại
vƣờn mai 69, phƣờng An Hòa, thành phố Cần Thơ và tại trại nghiên cứu thực
nghiệm trƣờng Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ với 3 nghiệm thức tƣơng ứng
với 3 mức nồng độ của KClO3 và nghiệm thức đối chứng (lặt lá bằng tay), mỗi

nghiệm thức có 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tƣơng ứng với một cây trên cả hai giống
mai. Phun hóa chất vào lúc sáng sớm (khoảng 7 giờ 30 phút), trong lúc phun ta di
chuyển những cây phun đến vị trí khác để tránh ảnh hƣởng đến kết quả thí nghiệm.
Đếm số lá ban đầu và số lá còn lại trên cây rồi suy ra số lá rụng mỗi ngày cho đến
ngày 15/12 âm lịch ta tiến hành lặt hết lá ở cả 4 nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm
cho thấy trên mai Giảo hóa chất gây rụng lá vào ngày thứ hai sau khi xử lý, gây
rụng hiệu quả nhất là ngày thứ ba sau khi xử lý hóa chất, nồng độ 3‰ gây hiệu quả
rụng cao nhất. Hóa chất không làm ảnh hƣởng đến thời gian nụ hoa bung vỏ trấu,
thời gian hoa nở và thời gian hoa tàn, kích thƣớc hoa, cũng nhƣ không làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng hoa. Nồng độ 2‰ cho tỷ lệ nụ bung, tỷ lệ hoa nở gần nhƣ
tƣơng đƣơng với nghiệm thức đối chứng, trong khi nồng độ 3‰ và 2,5‰ có tỷ lệ nụ
bung và tỷ lệ hoa nở kém hơn rất nhiều. Trên mai Vàng hóa chất gây rụng vào ngày
thứ hai sau khi xử lý, gây rụng hiệu quả nhất vào ngày thứ ba, nồng độ 3‰ cho tỷ lệ

xi


lá rụng cao nhất. Hóa chất không gây ảnh hƣởng đến thời gian nụ bung vỏ trấu, thời
gian hoa nở, thời gian hoa tàn, kích thƣớc hoa và chất lƣợng hoa. Nồng độ 2‰ và
3‰ cho tỷ lệ nụ bung và tỷ lệ hoa nở là cao nhất. Kích thƣớc nụ hoa không ảnh
hƣởng đến thời gian nụ hoa bung vỏ trấu, thời gian hoa nở. Qua đó tôi đề nghị rằng
có thể áp dụng qui trình xử lý rụng lá mai Giảo và mai Vàng nhƣ sau: phun KClO 3
vào lá ở nồng độ 2‰ trƣớc ngày rằm tháng chạp 4 ngày. Cần tiến hành thí nghiệm
thêm để có kết quả chính xác hơn.

xii


MỤC LỤC


Trang
Danh sách hình ................................................................................................................ viii
Danh sách bảng ............................................................................................................... x
Tóm lƣợc ......................................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG MỘT: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 2
1.1 Nguồn gốc và sự phân bố ........................................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc .............................................................................................................. 2
1.1.2 Sự phân bố .............................................................................................................. 2
1.2 Đặc điểm sinh học của cây mai Vàng......................................................................... 2
1.2.1 Rễ ........................................................................................................................... 2
1.2.2 Thân ....................................................................................................................... 3
1.2.3 Lá ........................................................................................................................... 3
1.2.4 Hoa ......................................................................................................................... 3
1.2.5 Trái và hạt............................................................................................................... 4
1.3 Phân loại .................................................................................................................... 4
1.4 Môi trƣờng sống của cây mai ..................................................................................... 5
1.4.1 Nhiệt độ .................................................................................................................. 5
1.4.2 Ánh sáng................................................................................................................. 5
1.4.3 Khí hậu thời tiết ...................................................................................................... 6
1.4.4 Ảnh hƣởng bởi sức gió............................................................................................ 6
1.4.5 Đất trồng mai .......................................................................................................... 6
1.5 Chăm sóc cho mai...................................................................................................... 7
1.5.1 Tƣới nƣớc ............................................................................................................... 7
1.5.2 Bón phân cho mai ................................................................................................... 7

xiii


1.5.3 Diệt cỏ .................................................................................................................... 7

1.6 Sự phát triển hoa ở thực vật ....................................................................................... 8
1.6.1 Nguồn gốc và sự hình thành hoa ............................................................................. 8
1.6.2 Cảm ứng hình thành hoa ......................................................................................... 8
1.6.2.1 Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ (sự xuân hóa) ........................................ 8
1.6.2.2 Cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng ............................................................................... 10
1.7 Phòng trừ sâu bệnh .................................................................................................... 12
1.7.1 Côn trùng ................................................................................................................ 12
1.7.1.1 Bọ trĩ (Stenchaetothrips biformis), nhện đỏ (Panonychus citri) ........................... 12
1.7.1.2 Rầy bông (Idioscopus niveosparsus) .................................................................... 12
1.7.1.3 Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas) ................................................................. 12
1.7.1.4 Sâu nái (Parasa lepida) ........................................................................................ 13
1.7.1.5 Sâu tơ (Plutella xylostella) ................................................................................... 13
1.7.2 Nấm bệnh hại mai ................................................................................................... 13
1.7.2.1 Nấm hồng ............................................................................................................ 13
1.7.2.2 Bệnh cháy lá ........................................................................................................ 13
1.8 Qui trình nở hoa của mai............................................................................................ 14
1.9 Một số kỹ thuật để mai ra hoa đúng Tết ..................................................................... 14
1.9.1 Để cây mai nở sớm ................................................................................................. 14
1.9.2 Để cây mai nở trễ .................................................................................................... 15
1.10 Sự rụng lá ................................................................................................................ 15
1.10.1 Giải phẫu học của sự rụng ..................................................................................... 16
1.10.2 Sinh lý của sự rụng ............................................................................................... 17
1.10.2.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ, oxygen và dinh dƣỡng ................................................ 17
1.10.2.2 Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng lê sự rụng ......................................... 18
1.11 Potassium chlorate ................................................................................................... 19
1.11.1 Đặc tính của Potassiun chlorate............................................................................. 19
1.11.1 Biện pháp xử lý..................................................................................................... 20
1.11.2 Tác động bất lợi của chlorate kali.......................................................................... 20
CHƢƠNG HAI : PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................................ 22


xiv


2.1 Phƣơng tiện ............................................................................................................... 22
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 22
2.1.2 Hóa chất ................................................................................................................. 23
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................................ 23
2.1.4 Địa điểm thí nghiệm ............................................................................................... 23
2.1.5 Thời gian thí nghiệm ............................................................................................... 23
2.2 Phƣơng pháp .............................................................................................................. 24
2.2.1 Nội dung một : Ảnh hƣởng của cac mức nồng độ KclO3 lên sự rụng lá mai
Giảo và mai Vàng ............................................................................................................ 24
2.2.1.1 Mục tiêu thí nghiệm ............................................................................................. 24
2.2.1.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ...................................................................................... 24
2.2.1.3 Cách phun ............................................................................................................ 25
2.2.1.4 Cách thu mẫu ....................................................................................................... 25
2.2.1.5 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 25
2.2.2 Nội dung hai : Khảo sát sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa với thời điểm
nở hoa.............................................................................................................................. 26
2.2.2.1 Mục đích .............................................................................................................. 26
2.2.2.2 Phƣơng pháp khảo sát .......................................................................................... 26
2.2.3 Qui trình chăm sóc .................................................................................................. 27
2.2.4 Số liệu khí tƣợng..................................................................................................... 27
2.3 Xử lý số liệu .............................................................................................................. 28
CHƢƠNG BA : KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 29
3.1 Ảnh hƣởng của nồng độ KClO3 lên sự rụng lá mai Giảo ............................................ 29
3.1.1 Sự rụng lá ............................................................................................................... 29
3.1.2 Qui trình nở hoa ...................................................................................................... 32
3.1.3 Tỷ lệ (%) nụ hoa bung vỏ lụa .................................................................................. 35
3.1.4 Tỷ lệ (%) hoa nở ..................................................................................................... 36

3.2 Ảnh hƣởng của nồng độ KClO3 lên sự rụng lá mai Vàng ........................................... 39
3.2.1 Sự rụng lá ............................................................................................................... 39
3.2.2 Qui trình nở hoa ...................................................................................................... 41

xv


3.2.3 Tỷ lệ (%) nụ hoa bung vỏ lụa .................................................................................. 44
3.2.4 Tỷ lệ (%) hoa nở ..................................................................................................... 46
3.3 Thảo luận chung ........................................................................................................ 50
3.4 Phân tích sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa và thời điểm nở hoa ........................ 52
3.4.1 Sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa với thời gian nụ hoa bung vỏ lụa kể
từ ngày lặt lá .................................................................................................................... 52
3.4.2 Sự tƣơng quan giữa kích thƣớc nụ hoa với thời gian hoa nở kể từ ngày lặt lá .......... 53
CHƢƠNG BỐN : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 55
4.1 Kết luận ..................................................................................................................... 55
4.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 56

xvi


MỞ ĐẦU
Cây mai là một trong những cây quan trọng luôn có mặt trong ngày tết cổ
truyền của người Việt Nam. Với sắc hoa vàng rực rở mai tượng trưng cho sự giàu
sang, may mắn và hạnh phúc, những điều mà ai cũng hằng mơ ước và mong đợi
trong cuộc sống này. Đó là lý do khiến người người ngày càng thêm yêu quí và trân
trọng cây mai hơn nữa.
So với thời kỳ ông cha ta ngày trước, quả thật hình ảnh và giá trị của cây mai
rõ ràng đã có vị thế hơn rất nhiều lần. Ngay cả thị trường mai kiểng ngày nay cũng

đã sôi động hơn, do đó cây mai ngày càng được các nhà vườn đầu tư phát triển và
mở rộng diện tích trồng để có thể đáp ứng được nhu cầu chơi mai trong và ngoài
nước.
Để có một cây mai hoàn hảo: ra hoa đúng ngày, nở nhiều hoa và phải lâu tàn
thì đòi hỏi người nghệ nhân không chỉ nắm được đặc điểm của từng loại mai mà các
khâu kỹ thuật như bón phân, thay chậu, tưới nước, làm cỏ và đặc biệt để mai nở một
cách đồng đều, nhiều hoa và phải nở đúng ngày tết thì khâu lặt lá mai phải được
thực hiện một cách đồng bộ, tránh làm rải rác và thời gian được canh rất cẩn thận.
Những năm thời tiết không thuận lợi thì việc mai trổ sớm hơn hoặc lặt lá rồi mà vẫn
chậm nở hoa, gây thất thu lớn cho các chủ vườn.
Với một diện tích lớn, số lượng mai nhiều thì việc lặt hết lá trong một ngày rất
khó, nhà vườn có thể mướn nhân công nhưng sẽ tốn chi phí và thời gian rất nhiều và
họ chưa từng sử dụng hóa chất để làm rụng lá mai cũng như chưa từng để ý đến
kích thước nụ hoa có thể giúp canh thời gian lặt lá tốt hơn do đó để có thể giúp nhà
vườn đở tốn chi phí hơn mà vẫn có thể giúp cây mai ra hoa đồng loạt, đúng ngày,
hoa vẫn đẹp; đề tài “ảnh hưởng của Potassium Clorate lên sự rụng lá mai Vàng và
mai Giảo và khảo sát sự tương quan giữa kích thước nụ hoa và thời điểm nở hoa ở
mai Giảo” được tiến hành nhằm tìm ra nồng độ thích hợp của hóa chất lên sự rụng
lá mai mà vẫn không ảnh hưởng đến nụ, sự trổ hoa, sự sinh trưởng, đồng thời có thể
xác định khoảng kích thước của nụ để biết được thời gian có thể tiến hành lặt lá
giúp mai ra hoa đúng ngày.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ
1.1.1 Nguồn gốc
Cây mai vàng có tên khoa học là Ochna integerrima còn gọi là Huỳnh mai,

thuộc họ lão mai Ochnaceae (Trần Hợp, 2003 và Phạm Văn Duệ, 2005). Theo sự
tích để lại cây mai vàng bắt đầu được coi là hoa tết truyền thống ở miền Nam nước
ta từ thời chúa Nguyễn mở đất phương Nam, cách đây 300 năm (Phạm Văn Duệ,
2005). Theo Việt Chương (2000) xuất xứ của cây mai vốn là cây hoa rừng hoang
dại, thích hợp khí hậu nhiệt đới.
1.1.2 Sự phân bố
Theo Trần Hợp (2002) cây mai phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á nhiệt đới
như Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Nam Trung Quốc, Việt Nam,… Quan
sát trong tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, cây mai vàng mọc hoang dại ở rất nhiều
nơi, khu vực phân bố chủ yếu kéo dài từ Huế trở vào Nam. Cây mai có thể phát
triển được ở những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, như vùng núi cao,
đồng bằng hoặc ven biển, có những lòai còn phát triển được ở những vùng đất cát
ven biển như cây mai biển vùng Cam Ranh – Khánh Hòa (Thái Văn Thiện, 2007).
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY MAI VÀNG
1.2.1 Rễ
Rễ là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có chức năng hấp thu nước và các
muối khoáng hòa tan trong đó, và giữ chặc cây vào đất (Nguyễn Bá, 1978).
Ngoài rễ cái ra cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có
nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây (Việt Chương, 2000).
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) rễ mai là thành phần nằm sâu trong đất, rất cứng, rất
dòn.

2


1.2.2 Thân
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) thì mai thuộc cây đa niên, thân xù xì, cành
nhánh nhiều. Cây gỗ nhỡ cao 3-7 mét, cành nhánh thưa dài, mảnh (Trần Hợp,
2000). Còn theo Phạm Văn Duệ (2005) thì mai có thân cây bụi gỗ nhỏ, cao 2-7 mét,
vỏ cây màu nâu vàng.

1.2.3 Lá
Lá thưa thường xanh (để có hoa nở rộ thường cắt bớt lá vào mùa có nụ).Lá
đơn, mọc cách, mềm, xanh nhạt bóng, mép có gân cưa nhỏ (Trần Hợp, 2000). Theo
Phạm Văn Duệ (2005) mai có lá đơn, mọc đối, mặt trên nhẵn, mạt dưới thô, không
có lông, dày, mép lá có gân cưa nhỏ, thuộc loại cây rụng lá và ra hoa đẹp vào cuối
mùa đông, đầu xuân.
Ở thực vật có hạt người ta còn phân biệt ra các kiểu lá khác nhau về hình dạng,
cấu tạo và chức năng. Người ta thường chia ra lá dinh dưỡng, lá phía dưới, lá phía
trên và lá mầm (Nguyễn Bá, 1978). Đến nay, chúng ta đã biết rằng: cơ quan làm
nhiệm vụ quang hợp ở thực vật chủ yếu là lá. Chính vì vậy lá có những đặc điểm
đặc biệt về hình thái, cũng như cấu tạo giải phẫu thích hợp với chức năng quang
hợp (Vũ Văn Vụ và ctv., 2005).
1.2.4 Hoa
Nếu như hoa được xem như là chồi biến dị thì các thành phần của nó cũng là
cấu tạo của lá (Nguyễn Bá, 1978). Sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển
cây từ giai đoạn sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng, phát
triển sinh sản bằng việc chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm
hoa (Vũ Văn Vụ và ctv., 2005).
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to gọi là hoa cái có vỏ
lụa “vỏ trấu” bọc bên ngoài. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5
cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu đậm hơn (Huỳnh Văn
Thới, 2005).

3


Theo Trần Hợp (2003) cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá hay đầu cành, cuống
chung dài khoảng 1 cm, có đốt gần gốc. Mỗi hoa có cuống dài từ 1-3 cm. Cánh đài
hình trứng hay mũi mác, thường dính tới lúc hoa nở. Cánh tràng màu vàng, hình
mác, tù hay tròn ở đỉnh. Nhị nhiều, chỉ nhị dài bằng hay ngắn hơn bao phấn. Bầu

10-12 dính trên một đĩa. Vòi dài hơn nhị, đầu 5 thùy.
Theo Phạm Văn Duệ (2005) hoa có 5 cánh đài màu xanh, 5-8 cánh tràng hoa
mỏng màu vàng có sáp, dễ rụng. Hoa mai còn cất dầu thơm chửa bỏng nước, uống
chửa ngứa, phơi khô chửa ho suyễn.
1.2.5 Trái và hạt
Quả mai có nhiều hạch nhỏ, không cuống xếp quanh đế hoa (Trần Hợp, 2000).
Quả có nhân cứng đen, 7-10 quả chụm quanh một đế hoa (Phạm Văn Duệ, 2005).
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt, hạt
non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất mọc lên cây con.
1.3 PHÂN LOẠI
Theo Đặng Phương Trâm (2005) có nhiều giống mai, phân biệt ở màu sắc
(vàng tươi, vàng sẫm, trắng, xanh…) kích thước hoa, cấu trúc hoa (cánh đơn hay
cánh kép, cánh tròn hay cánh hở)
+ Các giống mai thường gặp như mai sẽ, mai châu, mai cánh nhọn, mai cánh
tròn, mai cánh dún…
+ Các giống mai đẹp có giá trị như mai liễu có cành rủ tha thướt, mai giảo Thủ
Đức, mai 12 cánh Bến Tre, mai cúc Thủ Đức, mai Huỳnh Tỷ, mai Ba Bi, mai Gò
Đen 48 cánh…
+ Mai đột biến như mai vàng viền đỏ, mai vàng lá trắng hay mai màu cam,
màu kem…
Huỳnh Văn Thới (2005) phân loại mai như sau:
+ Mai vàng thường gồm có mai vàng 5 cánh, mai sẽ, mai châu, mai liễu, mai
chùm gởi, mai thơm, mai hương, mai ngự, mai cánh nhọn, mai cánh tròn, mai cánh

4


dún, mai rừng Cà Ná, mai rừng Bình Châu, mai Vĩnh Hảo, mai Chủy Hốc Môn, mai
lá quắn, mai vàng lá trắng, đài hoa có sọc xanh của ông Ba Thật.
+ Mai vàng nhiều cánh gồm có mai 9 cánh, mai giảo 12 cánh Thủ Đức, mai 12

cánh Bến Tre, mai 18 cánh Bến Tranh, mai 12-14 cánh Tư Giỏi, mai 24 cánh Cửu
Long, mai cúc 24 cánh Thủ Đức, mai 32 cánh Ba Bi, mai 24 cánh Huỳnh Tỷ, mai
24 cánh 9 Đợi, mai 48 cánh Gò Đen, mai 120-150 cánh Bến Tre.
+ Mai vàng nhiều cánh đột biến gồm có các loại sau mai 12-15 cánh, mai 1820 cánh, mai 36-40 cánh, mai 70-80 cánh.
+ Mai vàng khác như mai vàng viền đỏ, mai vàng lá trắng, hồng diệp mai.
1.4 MÔI TRƢỜNG SỐNG CỦA CÂY MAI
1.4.1 Nhiệt độ
Theo Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh (2007) thì thích hợp với mai
nhất là những vùng đất có khí hậu nhiệt đới ấm áp, đặc biệt là khi được trồng ở
miền Nam nước ta là nơi có nhiệt độ trung bình từ 25-30oC mới thật sự là môi
trường lý tưởng nhất cho mai không ngừng phát triển. Ở những vùng có khí hậu mát
lạnh dưới 10oC thì mai sinh trưởng kém (Việt Chương, 2000). Nên đem trồng ở
miền Bắc thì ra hoa trễ, sau tết (Huỳnh Văn Thới, 1998)

1.4.2 Ánh sáng
Cây mai có đặc điểm ưa sáng, chịu được nắng nên đối với những khu đất trồng
có nhiều cây to tán lá rậm rạp che mất ánh sáng mặt trời lại không phải là nơi phù
hợp để trồng hoặc lập một vườn mai (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh,
2007). Theo Việt Chương (2000) thì số giờ nắng trên dưới 2.000 giờ trong năm tại
Nam bộ thích hợp với sự sinh trưởng của cây mai. Nếu thời gian chiếu sáng ít hơn
1.000 giờ/năm cây mai sẽ hình thành nụ kém, cành nhánh phát triển yếu ớt, lóng
dài, lá mỏng thiếu diệp lục (Thái Văn Thiện, 2007).

5


1.4.3 Khí hậu thời tiết
Cây mai rất thích nghi với điều kiện khí hậu nắng ấm. Những nước lân cận
chúng ta như Lào, Thái Lan, Campuchia cũng có sự hiện diện của cây mai ở rất
nhiều nơi, thậm chí chúng còn có thể tồn tại được ở những vùng có điều kiện thời

tiết cuối năm rất lạnh gần giống như miền Bắc Việt Nam hay Bắc Thái Lan.Ở
những nơi có điều kiện thời tiết lạnh và có sự chênh lệch nhiệt độ lớn theo mùa thì
hoa của nó nở muộn hơn, có thể kéo dài đến tháng 4-5 khi tiết trời đã nắng ấm lên
nhiều.Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho cây mai phát triển tốt là nắng ấm, mưa
nhiều như ở khu vực miền Nam Việt Nam (Thái Văn Thiện, 2007).
1.4.4 Ảnh hƣởng bởi sức gió
Cây mai không ngã đổ, trốc gốc vì gió to do có rễ cái khá dài (với cây già lão
rễ cái dài hơn 1 mét) cắm sâu vào lòng đất để giữ thế đứng cho cây. Mai chỉ thích
hợp với những vùng có gió nhẹ, sức gió từ 2 mét đến 3 mét một giây là vừa (Việt
Chương, 2000).
1.4.5 Đất trồng mai
Cây mai không kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịt, đất pha
cát, sét pha, đất phù sa, đất đỏ badan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi… vẫn trồng được
mai (Việt Chương, 2000). Theo Đặng Phương Trâm (2005) mai không kén đất nên
có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau trừ nơi có độ phèn quá cao. Tốt nhất là
đất thịt nhẹ có nhiều mùn đã được phơi khô và lượm sạch cỏ rác pha thêm một phần
phân chuồng. Theo Việt Chương (2000) với những nơi có tầng đất mặt dày như đất
miền Đông Nam Bộ, đất vùng Tây Nguyên cây mai sống tốt, phát triển mạnh nhờ
vào rễ cái ăn sâu vào lòng đất để hút dưỡng chất lên nuôi cây.
Tuy cây mai sống khỏe, nhưng muốn cây mai phát triển thật tốt, ra hoa đẹp
như ý muốn thì tốt nhất là phải chú ý chọn lựa loại đất màu mỡ giàu chất dinh
dưỡng nhất để trồng. Đối với những cây mai trồng trong chậu kiểng thì cần phải chú
ý bồi bổ thật nhiều chất dinh dưỡng thì cây mới có đủ điều kiện để phát triển và ra
hoa đẹp như ý muốn (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh 2007). Đất trồng mai

6


bao gồm: 70% đất thịt, 20% đất cát và 10% phân hữu cơ thật hoai mục (Huỳnh Văn
Thới, 1998)

1.5 CHĂM SÓC CHO MAI
1.5.1 Tƣới nƣớc
Nước rất quan trọng đối với cây mai, thiếu nước cây mai khô héo, rụng lá, mà
rụng lá là cây sẽ trổ hoa sớm (Huỳnh Văn Thới, 1998). Theo Việt Chương (2000)
vào mùa nắng thì tưới mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới
thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Tưới vào lúc sáng
sớm (trước 9 giờ) hoặc vào lúc chiều. Vào mùa mưa, mai trồng vườn khỏi tưới nước
cũng được. Mai kiểng trồng chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới hai lần sáng
chiều mới tốt.
1.5.2 Bón phân cho mai
Theo Việt Chương (2000) mai tỏ ra chịu nhất phân chuồng hoai và phân rác
mục, gọi là phân hữu cơ.
- Bón phân cho mai ngoài vườn: bón thúc mai hai đợt: đợt đầu vào mùa mưa
và đợt sau vào tháng trước kỳ mai ra hoa.
- Bón phân cho mai trồng chậu: nhà vườn thường dùng hỗn hợp
+ 80% đất thịt tơi nhuyễn và 20% phân hữu cơ
Hoặc
+ 70% đất thịt tơi nhuyễn và 30% phân hữu cơ trộn với tro trấu.
1.5.3 Diệt cỏ dại
Cỏ trong chậu thì nhổ bằng tay, nên tưới nước trước, khi đất mềm để dễ nhổ
hết gốc. Cỏ ngoài vườn mai thì phải cuốc xới cho tróc hết gốc rễ, sau đó gom lại đốt
bỏ.

7


1.6 SỰ PHÁT TRIỂN HOA Ở THỰC VẬT
1.6.1 Nguồn gốc và sự hình thành hoa
Sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển cây từ giai đoạn sinh trưởng,
phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh sản, bằng việc

chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mần hoa (Vũ Văn Vụ và ctv.,
2005). Hoa là một chồi rút ngắn, sinh trưởng có hạn, có mang những lá bào tử tức là
nhị đực và lá noãn và trong trường hợp điển hình có mang những lá bất thụ-đài và
tràng-tạo thành bao hoa (Nguyễn Bá, 1978).
Sự phát triển hoa là giai đoạn quan trọng nhất trong đời sống thực vật, vì có sự
phát triển của hoa mới có sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, rất cần cho sự duy
trì nồi giống (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Đỉnh chồi dinh dưỡng khi
chuyển sang hình thành cơ quan sinh sản thì hoặc trực tiếp biến đổi thành „chồi hoa‟
hoặc thông thường hình thành nên đỉnh chồi của cụm hoa (Nguyễn Bá, 1978).
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005) thông thường là các chồi ngọn,
chồi thân hoặc trên thân các tế bào hoạt động dinh dưỡng biến đổi thành tế bào hoạt
động sinh dục hình thành nên mầm nguyên thủy của hoa. Các mầm nguyên thủy
dần dần u lên thành các phát thể.
Theo Trần Văn Hâu (2005) sự gợi ra hoa được quan niệm một cách kinh điển
như là kết quả sinh ra từ một chất điều hòa sinh trưởng đặc biệt nào đó mà thúc đẩy
sự ra hoa. Chất điều hòa sinh trưởng này khi đạt đến mô phân sinh tiếp nhận sẽ gây
ra hàng loạt sự thay đổi phức tạp tiếp theo xảy ra một cách đồng thời dẫn đến sự
hình thành mầm hoa.
1.6.2 Cảm ứng hình thành hoa
1.6.2.1 Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ (sự xuân hóa)
Có rất nhiều loài thực vật mà nhiệt độ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự khởi
đầu và phát triển của các cấu trúc sinh sản (Vũ Văn Vụ và ctv., 2005). Hiện tượng
này thường thấy ở các cây mùa đông. Ví dụ: khi gieo hạt của cây mùa đông (mạch
đen, đại mạch…) vào mùa xuân thì mặc dầu cây mọc khỏe, đẻ khỏe nhưng không

8


×