Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ẢNH HƯỞNG của SILVER THIOSULPHATE, NHIỆT độ và THỜI GIAN xử lý LẠNH đến CHẤT LƯỢNG và TUỔI THỌ cắm BÌNH của HOA LAN dendrobium sonia cắt CÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

CHIM CẨM CHI

ẢNH HƯỞNG CỦA SILVER THIOSULPHATE,
NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ LẠNH ĐẾN
CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM BÌNH CỦA
HOA LAN Dendrobium sonia CẮT CÀNH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

CẦN THƠ – 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHIM CẨM CHI

ẢNH HƯỞNG CỦA SILVER THIOSULPHATE,
NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ LẠNH ĐẾN
CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM BÌNH CỦA
HOA LAN Dendrobium sonia CẮT CÀNH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Cán bộ hướng dẫn


PGs.Ts. LÊ VĂN HÒA
Ths. PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

CẦN THƠ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Hoa viên & Cây cảnh với đề tài: “ẢNH
HƯỞNG CỦA SILVER THIOSULPHATE, NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ
LÝ LẠNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM BÌNH CỦA HOA LAN
Dendrobiun sonia CẮT CÀNH”

Do sinh viên CHIM CẨM CHI thực hiện, kính trình lên hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phạm Thị Phương Thảo

PGs.Ts. Lê Văn Hòa

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Hội đồng chấm luận văn đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Hoa viên
& Cây cảnh với đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA SILVER THIOSULPHATE,
NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ LẠNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI
THỌ CẮM BÌNH CỦA HOA LAN Dendrobiun sonia CẮT CÀNH”, do sinh
viên CHIM CẨM CHI thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp ngày….tháng….năm 2012.

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ....................................
Ý kiến hội đồng: ......................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Duyệt Khoa

Chủ tịch Hội đồng

Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.


Tác giả luận văn

Chim Cẩm Chi

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: CHIM CẨM CHI
Ngày sinh: 22/02/1990
Nơi sinh: Thới Bình - Cà Mau
Họ và tên cha: CHIM VĂN QUÂN

Nghề nghiệp: Nông dân

Họ và tên mẹ: HỒ THỊ LẦU

Nghề nghiệp: Nông dân

Chỗ ở hiện nay: Ấp 11, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Quá trình học tập:
 1996 – 2001: Học sinh Trường Tiểu học Thới Bình B – xã Thới Bình, huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
 2001 – 2005: Học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Lộc Bắc – xã Tân Lộc
Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
 2005 – 2008: Học sinh Trường Trung học phổ thông Thới Bình – huyện Thới
Bình, tỉnh Cà Mau.
 2008 – 2012: Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và
Sinh học ứng dụng, Ngành Hoa viên & Cây cảnh, Khóa 34.


iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Con xin kính dâng lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Cha Mẹ cùng
tất cả những người thân trong gia đình đã nuôi con khôn lớn và tận tâm lo lắng, tạo
mọi điều kiện cho con được học tập cho đến ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn!
Thầy Lê Văn Hòa và cô Phạm Thị Phương Thảo đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và quan tâm tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Văn Ây đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Thầy Phạm Phước Nhẫn và cô Lê Minh Lý - cố vấn học tập lớp Hoa viên &
Cây cảnh khóa 34 đã giúp đỡ, động viên và chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian tôi học
tại trường.
Xin chân thành cám ơn!
Anh Nguyễn Hoàng Sơn, chị Phan Hạ Thảo, các bạn: Phạm Thị Duyên,
Quách Hà Ngọc Mai, Nguyễn Thị Phan Thanh, Nguyễn Ngọc Yến, Nguyễn Thanh
Trúc, Trần Lục Tuyết Như, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Hoàng Nghĩa, Nguyễn
ngọc Trúc, Nguyễn Phan Long, Lương Thị Tuyết Nga, Trần Thị Thanh Nhàn đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Quý thầy cô, anh chị và tập thể lớp Hoa Viên & Cây Cảnh K34 đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Chim Cẩm Chi

v



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................... iii
Tiểu sử cá nhân ........................................................................................ iv
Lời cảm tạ ................................................................................................. v
Mục lục.................................................................................................... vi
Danh sách bảng ......................................................................................... x
Danh sách hình ...................................................................................... xiii
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................. xv
Tóm lược ............................................................................................... xvi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 2
1.1 NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT ........................... 2
1.1.1Phân loại ........................................................................................... 2
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................. 2
1.1.3 Đặc tính sinh thái ............................................................................. 2
1.1.3.1 Đặc điểm hình thái ........................................................................ 2
1.1.3.2 Điều kiện nuôi trồng ...................................................................... 3
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT............................................................................. 4
1.2.1 Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới ............................................ 4
1.2.2 Tình hình sản xuất hoa lan trong nước .............................................. 5
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO QUẢN HOA LAN CẮT
CÀNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ........................................................... 6
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................... 6
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 7
1.4 NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ, SINH HÓA CỦA HOA CẮT CÀNH
SAU THU HOẠCH ............................................................................................ 8

1.4.1 Sự sinh trưởng và phát triển của hoa từ giai đoạn nụ đến khi nở
hoàn toàn .................................................................................................. 8

vi


1.2.2 Những biến đổi về sinh lý của hoa trong quá trình bảo quản ............. 8
1.2.2.1 Quá trình hô hấp ............................................................... 8
1.2.2.2 Sự già hóa ........................................................................ 10
1.2.2.3 Sự sản sinh ethylene.......................................................... 10
1.2.2.4 Sự thoát hơi nước ............................................................. 11
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOA CẮT
CÀNH ............................................................................................................... 12
1.5.1 Nguyên liệu ban đầu ....................................................................... 12
1.5.2 Thời điểm thu hoạch ....................................................................... 12
1.5.3 Kỹ thuật thu hoạch ......................................................................... 13
1.5.4 Yếu tố ngoại cảnh........................................................................... 13
1.5.4.1 Nhiệt độ ........................................................................... 13
1.5.4.2 Ẩm độ ............................................................................... 13
1.5.4.3 Dịch hại ............................................................................ 13
1.5.4.4 Ánh sáng ........................................................................... 14
1.6 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHÍNH BẢO QUẢN HOA CẮT CÀNH ..... 14
1.6.1 Bảo quản lạnh ................................................................................ 14
1.6.2 Bảo quản hoa cắt trong khí quyển điều chỉnh ................................. 14
1.6.3 Bảo quản hoa cắt cành trong môi trường áp suất thấp ..................... 14
1.6.4 Bảo quản hoa trong dung dịch đặc hiệu .......................................... 14
1.6.5 Bảo quản hoa dạng khô .................................................................. 14
1.6.6 Bảo quản hoa dạng ướt ................................................................... 15
1.7 MỘT SỐ HOÁ CHẤT DÙNG TRONG BẢO QUẢN .............................. 15
1.7.1 Đường sucrose ............................................................................... 15

1.7.2 Citric acid....................................................................................... 15
1.7.3 Hóa chất ức chế hoạt động của ethylene ......................................... 16

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................... 17
2.1 PHƯƠNG TIỆN ......................................................................................... 17

vii


2.1.1 Thời gian thí nghiệm ...................................................................... 17
2.1.2 Địa điểm thí nghiệm ....................................................................... 17
2.1.3 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm................................................. 17
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................................................. 18
2.2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của silver thiosulfate (STS) đến chất
lượng và tuổi thọ cắm bình của cành lan Dendrobium sonia.................... 18
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đến
chất lượng và tuổi thọ cắm bình của hoa lan Dendrobium sonia sau
thu hoạch ................................................................................................ 19
2.2.3 Cách theo dõi, đánh giá và ghi nhận kết quả thí nghiệm ................. 20
2.2.3.1 Tỷ lệ hoa nở thêm từ nụ .................................................... 21
2.2.3.2 Tỷ lệ nụ hư hỏng ............................................................... 21
2.2.3.3 Tỷ lệ hoa hư hỏng ............................................................. 21
2.2.3.4 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng ................................................. 21
2.2.3.5 Bảng đánh giá cảm quan .................................................. 21
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 22

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 23
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA SILVER THIOSULFATE (STS) ĐẾN
CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM BÌNH CỦA CÀNH LAN
Dendrobium sonia ............................................................................................ 24

3.1.1 Đánh giá cảm quan ......................................................................... 24
3.1.2 Thời gian bảo quản ......................................................................... 29
3.1.3 Tỷ lệ hoa nở thêm từ nụ và tỷ lệ nụ hư hỏng .................................. 30
3.1.4 Tỷ lệ hoa hư hỏng........................................................................... 35
3.1.5 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng ............................................................... 37
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ ĐẾN
CHẤT LƯỢNG VÀ TUỔI THỌ CẮM BÌNH CỦA HOA LAN
Dendrobium sonia SAU THU HOẠCH ........................................................... 39

viii


3.2.1 So sánh chất lượng và thời gian tồn trữ hoa lan Dendrobium
sonia ở điều kiện nhiệt độ phòng sau khi xử lý 5 ngày ở các mức nhiệt
độ khác nhau ........................................................................................... 39
3.2.1.1 Đánh giá cảm quan ........................................................... 39
3.2.1.2 Thời gian bảo quản ........................................................... 40
3.2.1.3 Tỷ lệ hoa nở thêm từ nụ và tỷ lệ nụ hư hỏng ..................... 42
3.2.1.4 Tỷ lệ hoa hư hỏng ............................................................. 43
3.2.1.5 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng ................................................. 45
3.2.2 So sánh chất lượng và thời gian tồn trữ hoa lan Dendrobium
sonia ở điều kiện nhiệt độ phòng sau khi xử lý 10 ngày ở các mức
nhiệt độ khác nhau .................................................................................. 46
3.2.2.1 Đánh giá cảm quan ........................................................... 46
3.2.2.2 Thời gian bảo quản ........................................................... 49
3.2.2.3 Tỷ lệ hoa nở thêm từ nụ và tỷ lệ nụ hư hỏng ..................... 50
3.2.2.4 Tỷ lệ hoa hư hỏng ............................................................. 52
3.2.2.5 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng ................................................. 52
3.2.3 So sánh chất lượng và thời gian tồn trữ hoa lan Dendrobium
sonia ở điều kiện nhiệt độ phòng sau khi xử lý 15 ngày ở các mức

nhiệt độ khác nhau .................................................................................. 53
3.2.3.1 Đánh giá cảm quan ........................................................... 53
3.2.3.2 Thời gian bảo quản ........................................................... 55
3.2.3.3 Tỷ lệ hoa nở thêm từ nụ và tỷ lệ nụ hư hỏng ..................... 55
3.2.3.4 Tỷ lệ hoa hư hỏng ............................................................. 57
3.2.3.5 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng ................................................. 58

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 61
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 61
4.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 62

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Cách đánh giá các chỉ tiêu

20

2.2


Mẫu phiếu đánh giá cảm quan

22

3.1

Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của cành hoa lan Dendrobium
sonia khi được bảo quản trong các dung dịch khác tại thời điểm 17
ngày sau thu hoạch

25

3.2

Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của cành hoa lan Dendrobium
sonia khi được bảo quản trong các dung dịch khác nhau tại thời
điểm 23 ngày sau thu hoạch

26

3.3

Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của cành hoa lan Dendrobium
sonia khi được bảo quản trong các dung dịch khác nhau tại thời
điểm 29 ngày sau thu hoạch

27

3.4


Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của cành hoa lan Dendrobium
sonia khi được bảo quản trong các dung dịch khác nhau tại thời
điểm 33 ngày sau thu hoạch

28

3.5

Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của cành hoa lan Dendrobium
sonia khi được bảo quản trong các dung dịch khác nhau tại thời
điểm 35 ngày sau thu hoạch

28

3.6

Thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sonia cắt cành sau thu
hoạch khi được bảo quản trong các dung dịch khác nhau

29

3.7

Tỷ lệ (%) hoa nở thêm từ nụ của các nghiệm thức khi được bảo quản
trong các dung dịch khác nhau theo thời gian (ngày STH)

33

3.8


Tỷ lệ (%) nụ hư hỏng của các nghiệm thức khi được bảo quản trong
các dung dịch khác nhau theo thời gian (ngày STH)

34

3.9

Tỷ lệ (%) hoa hư hỏng của các nghiệm thức khi được bảo quản
trong các dung dịch khác nhau theo thời gian (ngày STH)

36

3.10

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức khi được bảo
quản trong các dung dịch khác nhau theo thời gian (ngày STH)

38

x


3.11

Điểm đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày ở
các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 12 ngày sau thu hoạch

39


3.12

Điểm đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày ở
các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 37 ngày sau thu hoạch

40

3.13

Bảng thống kê thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sonia cắt
cành sau thu hoạch khi được xử lý bảo quản ở 15oC, 20 oC, nhiệt độ
phòng (25 oC) trong 5 ngày

40

3.14

Tỷ lệ (%) hoa nở thêm từ nụ của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày
ở các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

43

3.15

Tỷ lệ (%) nụ hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày ở các
mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

43

3.16


Tỷ lệ (%) hoa hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày ở các
mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 8 - 12 ngày sau thu hoạch

44

3.17

Tỷ lệ (%) hoa hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 5 ngày ở các
mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 17 - 37 ngày sau thu hoạch

44

3.18

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức được xử lý 5
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 5 - 12 ngày sau thu
hoạch

45

3.19

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức được xử lý 5
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 17 - 37 ngày sau
thu hoạch

46

3.20


Tổng hợp đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 10
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 10 ngày sau thu
hoạch

47

3.21

Tổng hợp đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 10
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 12 ngày sau thu
hoạch

48

3.22

Tổng hợp đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 10
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 31 ngày sau thu
hoạch

48

xi


3.23

Bảng thống kê thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sonia cắt
cành sau thu hoạch khi được xử lý bảo quản ở 15oC, 20 oC, nhiệt độ

phòng (25 oC) trong 10 ngày

49

3.24

Tỷ lệ (%) hoa nở thêm từ nụ của các nghiệm thức được xử lý 10
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

50

3.25

Tỷ lệ (%) nụ hư của các nghiệm thức được xử lý 10 ngày ở các mức
nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

51

3.26

Tỷ lệ (%) hoa hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 10 ngày ở
các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

52

3.27

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức được xử lý 10
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)


53

3.28

Tổng hợp đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 15
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 15 ngày sau thu
hoạch

54

3.29

Tổng hợp đánh giá cảm quan của các nghiệm thức được xử lý 15
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 27 ngày sau thu
hoạch

54

3.30

Bảng thống kê thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sonia cắt
cành sau thu hoạch khi được xử lý bảo quản ở 15oC, 20 oC, nhiệt độ
phòng (25 oC) trong 15 ngày

55

3.31

Tỷ lệ (%) hoa nở thêm từ nụ của các nghiệm thức được xử lý 15
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 15 và 17 ngày sau

thu hoạch

56

3.32

Tỷ lệ (%) nụ hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 15 ngày ở các
mức nhiệt độ khác nhau tại thời điểm 15 và 17 ngày sau thu hoạch

56

3.33

Tỷ lệ (%) hoa hư hỏng của các nghiệm thức được xử lý 15 ngày ở
các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

58

3.34

Tỷ lệ (%) hao hụt trọng lượng của các nghiệm thức được xử lý 15
ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau theo thời gian (ngày STH)

59

xii


DANH SÁCH HÌNH


Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức xử lý với đường 2%
+ STS tại thời điểm 17 ngày STH: (1) Đường 2%; (2) Đường 2% +
STS 4 ppm; (3) Đường 2% + STS 8 ppm; (4) Đường 2% + STS 12
ppm; (5) Đường 2% + STS 16 ppm; (6) Đối chứng.

25

3.2

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức xử lý với đường 2%
+ STS tại thời điểm 23 ngày STH: (1) Đường 2%; (2) Đường 2% +
STS 4 ppm; (3) Đường 2% + STS 8 ppm; (4) Đường 2% + STS 12
ppm; (5) Đường 2% + STS 16 ppm; (6) Đối chứng.

30

3.3

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức xử lý với đường 2%
+ STS tại thời điểm 25 ngày STH: (1) Đường 2%; (2) Đường 2% +
STS 4 ppm; (3) Đường 2% + STS 8 ppm; (4) Đường 2% + STS 12
ppm; (5) Đường 2% + STS 16 ppm; (6) Đối chứng.


32

3.4

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức xử lý đường 2% +
STS tại thời điểm 31 ngày STH: (2) Đường 2% + STS 4 ppm; (3)
Đường 2% + STS 8 ppm; (4) Đường 2% + STS 12 ppm; (5) Đường
2% + STS 16 ppm.

35

3.5

Hoa lan Dendrobium sonia sau khi xử lý lạnh 5 ngày và bảo quản
ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 7 ngày: NT1 - Nhiệt độ phòng;
NT2 - Xử lý 5 ngày ở 15oC; NT3 - Xử lý 5 ngày ở 20 oC.

41

3.6

Hoa lan Dendrobium sonia sau khi xử lý lạnh 5 ngày và bảo quản
ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 30 ngày: NT1 - Nhiệt độ phòng;
NT3 - Xử lý 5 ngày ở 20oC.

41

3.7


Biểu hiện của hoa lan Dendrobium sonia đã rụng: (1) Hoa rụng do
tổn thương lạnh; (2) Hoa rụng do già hóa tự nhiên.

45

3.8

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức sau khi xử lý lạnh 10
ngày:
NT1 - Nhiệt độ phòng; NT2 - Xử lý 10 ngày ở 15oC;
NT3 - Xử lý 10 ngày ở 20oC.

47

3.9

Hoa lan Dendrobium sonia sau khi xử lý lạnh 10 ngày và bảo quản
ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 19 ngày: NT1 - Nhiệt độ phòng;
NT3 - Xử lý 10 ngày ở 20 oC.

49

xiii


3.10

Hoa lan Dendrobium sonia sau khi xử lý lạnh 10 ngày và bảo quản
ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 2 ngày: NT1 - Nhiệt độ phòng;
NT2 - Xử lý 10 ngày ở 15 oC; NT3 - Xử lý 10 ngày ở 20 oC.


51

3.11

Hoa lan Dendrobium sonia ở các nghiệm thức sau khi xử lý lạnh
15 ngày:
NT1 - Nhiệt độ phòng; NT2 - Xử lý 15 ngày ở 15oC;
NT3 - Xử lý 15 ngày ở 20 oC.

57

3.12

Hoa lan Dendrobium sonia sau khi xử lý lạnh 15 ngày và bảo quản
ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 2 ngày: NT1 - Nhiệt độ phòng; NT2
- Xử lý 15 ngày ở 15 oC; NT3 - Xử lý 15 ngày ở 20oC.

59

xiv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

STS

Silver thiosulphate ( [Ag (S2O3)2]3-)

HSQ


8 - Hydroxyquinoline

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ctv.

Cộng tác viên

et al.

And others (Cộng tác viên)

NT

Nghiệm thức

N–P–K

Đạm – Lân – Kali

ĐT

Độ tươi

BQ

Bảo quản


xv


CHIM CẨM CHI, 2012. “Ảnh hưởng của Silver Thiosulphate, nhiệt độ và thời
gian xử lý lạnh đến chất lượng và tuổi thọ cắm bình của hoa lan Dendrobium
sonia cắt cành”. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Hoa viên & Cây cảnh, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts. Lê Văn Hòa và Ths. Phạm Thị Phương Thảo.

TÓM LƯỢC

Đề tài “Ảnh hưởng của Silver Thiosulphate, nhiệt độ và thời gian xử lý lạnh
đến chất lượng và tuổi thọ cắm bình của hoa lan Dendrobium sonia cắt cành” được
thực hiện nhằm tìm ra mức nồng độ STS phù hợp nhất khi kết hợp với đường
sucrose 2% trong điều kiện pH dung dịch = 4 để kéo dài đời sống sau thu hoạch của
cành lan. Đồng thời đề tài còn nghiên cứu mức nhiệt độ và thời gian xử lý lạnh phù
hợp nhất ứng dụng vào quá trình bảo quản hoa lan Dendrobium sonia.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm: (i) Ảnh hưởng của silver thiosulfate đến chất lượng
và tuổi thọ cắm bình của cành lan Dendrobium sonia; (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ
và thời gian xử lý đến chất lượng và tuổi thọ cắm bình của hoa lan Dendrobium
sonia sau thu hoạch. Thí nghiệm (i) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố với
6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại là 2 cành hoa. Thí
nghiệm (ii) được phân thành 3 nhóm để theo dõi:
 (ii’): Có thời gian xử lý lạnh 5 ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau.
 (ii’’): Có thời gian xử lý lạnh 10 ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau.
 (ii’”): Có thời gian xử lý lạnh 15 ngày ở các mức nhiệt độ khác nhau.
Mỗi nhóm gồm 3 nghiệm thức, và mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
là 2 cành hoa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đường 2% + 8 ppm STS + pH = 4

cho kết quả bảo quản tốt hơn các nghiệm thức còn lại, với thời gian bảo quản là 35
ngày. Các cành hoa ở nhiệt độ phòng (25oC) và hoa được xử lý 5 ngày ở 20oC cho
kết quả tốt nhất với số ngày bảo quản sau thu hoạch bằng nhau (35 ngày).

xvi


MỞ ĐẦU
Hiện nay, với xu thế nâng cao chất lượng của cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng hoa
cắt cành trong đó có hoa lan ngày càng gia tăng. Hoa lan đẹp bởi sự tinh khiết,
vương giả và cao sang. Chính vì vậy, loài hoa này được đánh giá là nữ hoàng của
các loài hoa. Hầu hết hoa lan được trồng và tiêu thụ trong nước phổ biến vào các
dịp lễ hội như Tết, Giáng Sinh, ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3, Quốc khánh, ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11, v.v. Trong các loại lan trồng cắt cành thì lan Dendrobium
sonia là loại được trồng nhiều và tiêu thụ mạnh nhất. Với đặc tính dễ trồng thích
hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ra hoa khoẻ, đẹp, bền cây, màu sắc hoa thanh
nhã và cho thu hoạch liên tục nên lan Dendrobium sonia luôn là sự lựa chọn đầu
tiên của các nhà vườn trồng lan cắt cành. Tuy nhiên, các vườn trồng lan cắt cành
trong nước còn nhỏ lẻ, số hoa nở không đồng loạt nên chưa thể cùng lúc cung cấp
một số lượng lớn hoa lan cho nhu cầu tiêu thụ. Hằng năm nước ta vẫn phải tốn khá
nhiều tiền để nhập khẩu hoa lan từ các nước khác và nhiều nhất là từ Thái Lan. Hoa
lan trong những dịp lễ, Tết có giá tăng lên khá nhiều so với giá trong các thời điểm
khác. Chính vì vậy nhu cầu đặt ra là cần có một công nghệ bảo quản sau thu hoạch
hoa lan phù hợp, giúp giữ chất lượng cành hoa lan càng lâu càng tốt. Trên thế giới
đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phương pháp bảo quản loài hoa này như
Saichol Ketsa et al. (1990), Khagendra et al. (2008) ... tuy nhiên, ở Việt Nam đặc
biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì nghiên cứu về bảo quản hoa
lan vẫn còn là một lĩnh vực mới chưa có nhiều kết quả công bố.
Vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng của silver thiosulfate, nhiệt độ và thời gian bảo quản
lạnh đến chất lượng và tuổi thọ cắm bình của hoa lan Dendrobium sonia cắt

cành” được thực hiện nhằm tìm ra dung dịch bảo quản, nhiệt độ và thời gian tồn trữ
lạnh phù hợp nhất giúp duy trì chất lượng, kéo dài đời sống sau thu hoạch cành hoa
một cách tối đa. Từ kết quả của đề tài, các nhà vườn trồng lan cắt cành trong nước
cũng có thể ứng dụng cho công tác bảo quản để cùng một lúc có thể cung cấp đủ
nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn hoa lan trong các ngày lễ đặc biệt.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA LAN

Dendrobium spp.
1.1.1. Phân loại
Ngành: Angiospermae
Lớp: Monocotyledoae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Chi: Dendrobium
Loài: Dendrobium sonia
1.1.2. Nguồn gốc phân bố
Dendrobium là một chi lan cực kì đông đúc và có nhiều sắc thái, bao gồm cả loài
thường rụng lá và loài có lá xanh quanh năm. Dendrobium sinh trưởng trong một
vùng rộng lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc, xuyên qua bán đảo Mã Lai đến tận New
Guinea, Úc và New Zealand. Trong khoảng 900 loài của họ này, hầu hết đều là lan
cộng sinh. Vô số loài đang được nuôi trồng, chưa kể những giống lai. Đối với dân
chơi lan, các giống lai của họ lan này chủ yếu hạn chế ở những loài có xuất xứ từ
Ấn Độ và một loạt những giống lai dùng để trang trí được nhân giống từ loài

Dendrobium nobile. Qua việc sử dụng, bổ sung những giống có quan hệ họ hàng
với chúng, người ta đã tạo ra vô số giống lai có đủ màu sắc, với những bông hoa
tròn xinh đẹp tụ tập xung quanh cây lan vào mùa xuân (Thiên Kim, 2009).
Ở Việt Nam, chi lan Dendrobium có đến 100 loài xếp trong 14 tông (section), phân
biệt nhau phức tạp bằng thân (giả hành), lá, hoa…(Trần Hợp, 1998).
1.1.3. Đặc tính sinh thái lan Dendrobium spp.
1.1.3.1 Đặc điểm hình thái
Các loài thuộc chi Dendrobium thường có những giả hành cao, có thể rất dài, ốm và
uốn cong khi phát triển hoặc mập mạp và đứng thẳng. Chúng có thể có những lá
thon nhỏ mọc chéo theo suốt chiều dài của thân, giống như ở loài Dendrobium
pierardii. Phổ biến nhất trong các loài có lá xanh quanh năm là lan Dendrobium
bigibbum. Lan này có lá đứng thẳng ở khoảng giữa và kết cấu nặng nề hơn. Ngoài
ra, cũng có những loài có hình dạng bất thường như lan Dendrobium cuthbertsonii

2


từ New Guinea, với các giả hành ngắn và thấp với một lá duy nhất. Trong số những
loài có lá rụng thường xuyên, bao gồm cả loài Dendrobium nobile, vốn trở thành
loài có lá xanh quanh năm ở môi trường nuôi trồng, hoa nở một hoặc hai cặp từ
những đốt nằm đối diện với gốc lá. Hoa lớn và tròn thường nằm trên những cành
ngắn. Lan Dendrobium Densiflorum và một số loài khác có lá thon tròn, kết cấu
nặng nằm ở phần trên của các giả hành, hơi vuông, hoa nằm treo trên những bó
cành tụ tập dày đặc. Đa số những giống có xuất xứ từ Indonesia và Úc đều có đến
một tá bông hoa rất đặc trưng trên những cành khá dài (Thiên Kim, 2009).
Dendrobium có thân cao khoảng 60 cm, dẹp, lớn dần ở đỉnh, màu vàng bóng có
rãnh dọc. Lá mọc cách, phiến thon dài 10 – 15 cm, rộng 2 – 3 cm, có 9 -10 gân
mảnh. Chùm ở nách lá, ngắn, có 1 - 4 hoa. Hoa to, thơm, màu tím hay pha hồng có
cánh môi hình xoan (Đặng Minh Quân, 2010).
1.1.3.2 Điều kiện nuôi trồng

* Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của cây. Vào mùa hè nóng nực cây
phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây này thích
hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 50 - 60°F (10 - 16°C) và ban ngày vào 70 90°F (21 - 32°C). Nếu nhiệt độ thực tế cao hơn nhiệt độ nêu trên chúng ta nên tưới
cây thường xuyên hơn, cây sẽ không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay nóng cháy
(Ngô Long, 2007).
* Ánh Sáng
Nhờ có ánh sáng mà cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi thiếu ánh sáng
cây không tạo ra chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng, phát triển kém (Nguyễn Xuân
Linh và ctv., 2005). Nhưng nếu quá nhiều ánh nắng sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc
chết cây con (Ngô Long, 2007).
* Nước
Nước rất quan trọng cho sự tăng trưởng của cây. Nhu cầu nước cho lan
Dendrobium khá cao. Vào mùa hè, cây cần nước nhiều hơn là mùa đông. Nếu thiếu
nước cây sẽ không phát triển và có thể bị chết khô. Nhìn thấy thân cây hoặc lá cây
bị nhăn nheo, đó chính là triệu chứng cây bị thiếu nước. Vào mùa hè, có thể tưới 2
lần một tuần nếu trồng trong chậu nhựa, còn mùa đông chỉ tưới mỗi tuần một lần là
đủ. Tưới quá nhiều cây sẽ bị úng, thối rễ và làm cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc
nhiễm nấm rồi chết (Ngô Long, 2007).

3


* Độ ẩm
Độ ẩm cũng rất cần để cây phát triển nhanh hơn và hoa cũng tươi tốt, lâu tàn. Trung
bình cây cần độ ẩm khoảng từ 40 - 60% vào ban ngày và từ 60 - 90% vào ban đêm.
Với độ ẩm cao, lá cây và rễ cây sẽ có thể hút hơi nước trong không khí khi cần thiết
(Ngô Long, 2007).
* Bón phân
Theo Ngô Long (2007) lan Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa

đông vì mùa hè cây tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ
mau lớn, ra nhiều hoa và hoa to hơn. Ta nên dùng phân 20-20-20 hoặc 15-15-15 để
bón quanh năm và 6-30-30 để kích thích cho ra hoa. Nếu dùng quá nhiều thì dễ bị
cháy lá và cháy rễ cây; trong trường hợp này, hãy ngưng bón phân trong 2 tuần rồi
mới bón phân trở lại. Ngoài ra, nên tưới nước không phân mỗi tháng một lần để rửa
hết chất muối đọng trong chậu.
* Thay chậu
Nên thay chậu khi thấy rễ cây mọc ra ngoài và nên thay vào mùa hè cho cây chóng
phục hồi hơn. Có thể dùng 70% vỏ cây (fir bark) trộn với 20% vỏ dừa (coconut
husk) và 10% đá xốp (perlite). Trước khi trồng, nên ngâm vỏ cây và vỏ dừa trong
nước khoảng 2-3 ngày để cho chất nhựa trong vỏ cây ra hết. Sau đó sẽ ngâm với
phân bón, thuốc sát trùng (Physan 20 hoặc Nacosan) và B1 để cho cây chóng hồi
phục hơn (Ngô Long, 2007).

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LAN HIỆN NAY
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Nhu cầu hoa tươi nói chung và hoa lan nói riêng ngày càng tăng, tỷ lệ hằng năm của
ngành sản xuất hoa thế giới 10% đạt 49 tỷ USD. Một số nước như: Thái Lan,
Singapore xem lan là một trong những mặc hàng đem lại nguồn kinh ngạch xuất
khẩu lớn. Trong đó, lan Dendrobium được chọn làm giống chủ đạo trong ngành sản
xuất lan cắt cành có những ưu điểm sau:
 Siêng ra bông, cho nhiều cành hoa, số lượng hoa trên mỗi cành nhiều (tối thiểu
10 hoa/cành).
 Số lượng hoa rất lớn nên chủng loại sản phẩm đa dạng, dễ thay đổi theo thị
hiếu của thị trường nên dạng hoa cắt cành này rất được ưa chuộng trên thị
trường Châu Á (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
Ở Châu Á vào năm 1987, Hồng Kông đứng đầu về xuất khẩu mặc hàng này, nhưng
thực tế Hồng Kông lại nhập khẩu hoa của các nước khác chuyên xuất khẩu hơn là tự
4



sản xuất để xuất khẩu. Thái Lan và Nhật Bản đã và đang phát triển mạnh mẽ sản
xuất hoa lan và cây cảnh. Tại Nhật, năm 1990, thu nhập mặt hàng này đạt gần 9 tỷ
USD, năm 1995 đạt 15 tỷ USD. Vào năm 1987, kim ngạch xuất khẩu hoa cắt cành
của Thái Lan là 108,9 triệu USD, riêng hoa lan là 21 triệu USD, năm 1990 lên 26
triệu USD (Phan Thúc Huân, 1998). Hằng năm, Thái Lan xuất khẩu đến 610 loại
hoa lan ra thị trường. Nhiều giống hoa lan được nhân giống từ lan rừng cho thấy
Thái Lan là một trung tâm phân phối và sưu tập hoa lan của vùng Đông Nam Á. Sự
phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp đạt được nhiều kết quả đã đưa Thái Lan
trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về hoa lan (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan trong nước
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan.
Nhưng một thực tế hiện cho thấy, trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất
khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm đễ nhập hoa
từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong những tháng đầu năm
2007, mặc dù kim ngạch nhập khẩu lan cắt cành đã giảm đáng kể so với những
tháng trước nhưng vẫn ở mức khá cao. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải
Quan (2007), kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của
nước ta trong tháng 2/2007 là 26.515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 1/2007
nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành
chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 100% lượng lan cắt
cành.
Trên thực tế, tình hình sản xuất phong lan hiện nay ở Việt Nam còn chưa tương
xứng với tiềm năng. Qua khảo sát, hiện mới chỉ có một số công ty lớn trong đó có
những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai với diện tích khoảng 50 – 60 ha/một doanh nghiệp. Một vài địa phương
khác cũng tiến hành trồng phong lan nhưng mới dừng lại ở quy mô gia đình, trên
diện tích từ vài m2 đến vài nghìn m2, cá biệt chỉ có vài hộ trồng trên 1 - 2 ha và chưa
có vùng trồng lan tập trung ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trong thời gian qua, Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu thành

công trong việc nuôi cấy mô tạo giống phong lan theo công nghệ được chuyển giao
từ Thái Lan; một số địa phương khác như Sapa, Phú Yên đã tiến hành khảo sát và
nhân giống, hoàn thiện quy trình sản xuất phong lan với khoảng 300.000 – 500.000
cây phong lan giống được tạo ra từ trung tâm giống và kỹ thuật cây trồng của Phú
Yên. Song, để phát huy tối đa tiềm năng của ngành phong lan trong nước, đáp ứng
nhu cầu nội địa và hướng ra xuất khẩu thì ngành công nghiệp hoa lan của Việt Nam
cần quan tâm nhiều đến vấn đề tạo giống, công nghệ sản xuất, canh tác, công nghệ
sau thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng. Đó cũng chính

5


là những vấn đề đặt ra cho ngành phong lan nước ta được đề cập trong đề án phát
huy tiềm năng xuất khẩu hoa của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015 (Hồng
Nga, 2008).

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BẢO QUẢN HOA LAN CẮT CÀNH
THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Halevy và Mayak (2000) đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý, những biến đổi sinh hoá
trong quá trình bảo quản hoa cắt cho thấy: mỗi loại hoa có cấu tạo khác nhau nên
cũng có những đặc điểm sinh hoá khác nhau từ đó họ đưa ra quy trình bảo quản cho
mỗi loại hoa cũng khác nhau (Trích dẫn bởi Nguyễn Thu Huyền, 2006).
Theo Lê Văn Hòa (2009) tất cả các phương pháp bảo quản đều tuân theo nguyên tắc
chung là:
 Chất lượng hoa cắt cành trước khi bảo quản phải khoẻ, có độ nở thu hái phù
hợp.
 Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp
thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi
hoa, ngăn cản sự sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh.

Theo nghiên cứu của Khagendra et al. (2008), độ tuổi thu hoạch không ảnh hưởng
đến đời sống cắm bình của cành hoa Mokara Madame Panne. Cành hoa được thu
hoạch ở giai đoạn có 3 - 4 hoa nở/cành vẫn duy trì được những biến đổi sinh lý khác
nhau và có đời sống sau thu hoạch không có gì khác biệt so với các cành hoa được
thu hoạch ở giai đoạn có 9 - 10 hoa nở/cành (11 – 13 ngày).
Ketsa và Doungporn (1987) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đường, bạc nitrate
(AgNO3) và 8- Hydroxyquinoline (HSQ) trên hoa Dendrobium ‘Pompadour’ sau
thu hoạch cho thấy, khi hoa Dendrobium ‘Pompadour’ đươc cắm trong dung dịch
có chứa 2% đường; 10 mg/l AgNO3 và 200 mg/l HSQ thì đời sống của hoa sau thu
hoạch tăng lên từ 9,11 – 17,78 ngày.
Theo Ketsa và Kaeyoon (1988), đường, HSQ và AgNO3 có ảnh hưởng lên nụ hoa
và hoa Dendrobium cắt cành cắm trong bình sau thu hoạch. Hoa phong lan được
ngâm trong dung dịch có 10% đường + 150 mg/l HSQ + 30 mg/l AgNO3 sẽ giúp
hoa có thể tươi lâu nhất 31 ngày với 77,7% nụ hoa nở trong khi những thí nghiệm
cắm hoa vào trong nước máy thì hoa chỉ tươi được 10,8 ngày với 14,9% nụ hoa nở.
Nếu thiếu bất kỳ thành phần nào (đường hoặc HSQ hoặc AgNO3) thì đời sống của
hoa nụ và hoa cắm trong bình sẽ giảm xuống. Giải pháp này có hiệu quả hơn so với

6


việc sử dụng 2 chế phẩm thương mại là: Chrysan và Florever. Những loại hoa lan
cắt cuống cắm vào trong những ống nhựa chứa nước máy hoặc 10% đường + 150
mg HSQ + 30 mg AgNO3, đã được đóng gói trong các túi nhựa có đục lỗ và thùng
carton gấp nếp lượn sóng và giữ ở nhiệt độ 25oC để vận chuyển xuất khẩu được
trong 3 ngày. Quan sát các các cành hoa khi được đem ra ngoài cho thấy, hoa lan
cắt cuống được đưa vào các túi nhựa không có túi dinh dưỡng thì hoa không nở
trong khi hoa có cắm những túi nhựa chứa dinh dưỡng thì tỷ lệ hoa nở chiếm
43,4%.
Ketsa và Boonrote (1990) đã nghiên cứu giải pháp để hoa lan Dendrobium

‘youppadeswan’ nở một cách tối đa. Đời sống của hoa Dendrobium
‘youppadeswan’ ở dạng nụ và hoa nở sau thu hoạch đã tăng nhờ các chất: glucose,
sucrose, HSQ, AgNO3. Glucose đã được chứng minh là có hiệu quả tốt hơn so với
sucrose khi có thêm hoặc không thêm HSQ. Khi glucose, HSQ và AgNO3 được kết
hợp với nhau thì hiệu quả sẽ tốt hơn so với việc kết hợp giữa glucose với HSQ hoặc
glucose kết hợp với AgNO3. Những giải pháp bảo quản tối ưu cho hoa lan
Dendrobium ‘youppadeswan’ là hợp chất bao gồm: 4% đường glucose, 225 mg/l
HSQ và 30 mg/l AgNO3.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam có nhiều giống hoa khá phong phú và kỹ thuật trồng có nhiều bước nhảy
vọt. Việc đặt ra nghiên cứu kỹ thuật bảo quản nguồn gen của các loại hoa cảnh có ý
nghĩa quan trọng, nghiên cứu bảo quản hoa cắt cành đã trở thành một lĩnh vực mới
ở Việt Nam mặc dù kết quả còn rất hạn chế.
Nguyễn Quang Thạch ctv. (1990) khi nghiên cứu ảnh hưởng của Ethylen đối với
một số loại hoa cắt cành như hoa hồng, cẩm chướng, lan,...cho thấy: Ethylen làm
tóp, rụng cánh hoa, làm rụng lá, làm mất màu xanh của lá, mất màu sắc sặc sỡ của
cánh hoa, ức chế nụ hoa nở. Bằng cách bổ sung Thiosunfat bạc 0,5 - 1 ppm vào
dung dịch cắm hoa hay nhúng cuống hoa cắt vào dung dịch trên trước khi bảo quản
lạnh có thể nâng cao tuổi thọ của hoa cắt đến 2 lần so với đối chứng (trích dẫn bởi
Lê văn Hoà, 2009).
Một quy trình công nghệ mới trong xử lý, bảo quản, đóng gói hoa lan Mokara và
Denrobium đã được nghiên cứu và áp dụng: sau khi phân loại, hoa được xử lý theo
các bước: ngâm vào nước ở 38oC trong 40 phút; cắm hoa vào dung dịch 3% đường,
4 ppm chất điều hòa sinh trưởng STS để bổ sung nước và chất dinh dưỡng. Tiếp đó,
sản phẩm được đóng gói vào bao có độ dày 1 mm, có đục lỗ 60 lỗ/m 2, để hở đầu
trên nhằm tăng độ thoáng khí cho hoa. Sau cùng, cho hoa vào kho lạnh để làm mát
sơ bộ (15 - 20 oC) và bảo quản lạnh ở 12 - 14oC. Với quy trình trên, hoa Mokara
được bảo quản trong 45 ngày. Đối với hoa Denrobium là 38 ngày. Sản phẩm hoa

7



×