Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ẢNH HƯỞNG của THỜI điểm THU HOẠCH, ĐƯỜNG SUCROSE và ACID CITRIC lên THỜI GIAN bảo QUẢN HOA LAN cắt CÀNH dendrobium sp ‘SANAN WHITE’ SAU THU HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM THỊ DUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH,
ĐƯỜNG SUCROSE VÀ ACID CITRIC LÊN THỜI
GIAN BẢO QUẢN HOA LAN CẮT CÀNH
Dendrobium sp. ‘SANAN WHITE’
SAU THU HOẠCH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

CẦN THƠ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Tên đề tài :

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH,
ĐƯỜNG SUCROSE VÀ ACID CITRIC LÊN THỜI
GIAN BẢO QUẢN HOA LAN CẮT CÀNH
Dendrobium sp. ‘SANAN WHITE’
SAU THU HOẠCH


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGs. Ts. Lê Văn Hòa
Ths. Phạm Thị Phương Thảo

Phạm Thị Duyên
MSSV: 3083706
Lớp: HVCC K34

CẦN THƠ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên và Cây Cảnh với đề tài: “ẢNH
HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH, ĐƯỜNG SUCROSE VÀ
ACID CITRIC LÊN THỜI GIAN BẢO QUẢN HOA LAN CẮT CÀNH
Dendrobium sp. ‘SANAN WHITE’ SAU THU HOẠCH”.

Do sinh viên PHẠM THỊ DUYÊN thực hiện kính trình lên hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


PGs.TS Lê Văn Hòa

Th.S Phạm Thị Phương Thảo

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Hoa Viên và Cây Cảnh với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HOẠCH, ĐƯỜNG SUCROSE
VÀ ACID CITRIC LÊN THỜI GIAN BẢO QUẢN HOA LAN CẮT
CÀNH Dendrobium sp. ‘SANAN WHITE’ SAU THU HOẠCH”

Do sinh viên PHẠM THỊ DUYÊN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.

Luận văn được Hội đồng đánh giá ở mức:
……………………………………………………………………………….
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày …. tháng …. Năm 2012


Trưởng khoa NN & SHƯD

Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Duyên

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng:
Ghi khắc công ơn Cha Mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người và ăn học
thành tài.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến:
PGs.Ts Lê Văn Hòa, Ths. Phạm Thị Phương Thảo đã gợi ý đề tài, tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài.
Cố vấn học tập: thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý đã dẫn dắt em trong
suốt khóa học.

Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho em suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô, anh, chị làm việc trong bộ môn sinh lý – sinh hóa, bộ môn bảo vệ
thực vật đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Các bạn sinh viên lớp Hoa viên và Cây cảnh, khóa 34 đã đồng hành và giúp đỡ
em trong suốt khóa học.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phạn Thị Duyên

Giới tính: Nữ

Ngày/tháng/năm sinh : 13/10/1990

Dân tộc: Kinh

Cư trú: Thị trấn Hòn Đất – huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2000 : Học tại trường tiểu học Lộc Châu II
2001- 2003 : Học tại trường trung học cơ sở Lê Thị Pha
2004 – 2005: Học tại trường trung học cơ sở Hòn Đất
2005 – 2007: Học tại trường trung hoc phổ thông Hòn Đất
2008 – 2012: Học chuyên ngành Hoa viên và Cây cảnh, khóa 34, trường Đại
học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011

Người khai ký tên

Phạm Thị Duyên

v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 1.1

Bảng đánh giá cảm quan

11

Bảng 3.1

Tỷ lệ phần trăm trọng lượng hao hụt của các nghiệm thức có

21

số hoa nở/phát hoa khác nhau
Bảng 3.2


Tỷ lệ phần trăm lượng nước hấp thu của hoa lan

23

Dendrobium sp. ‘Sanan White’ sau thu hoạch ở các nghiệm
thức có số hoa nở/phát hoa khác nhau.
Bảng 3.3

Tỷ lệ phần trăm hoa nở của hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan

24

White’ sau thu hoạch ở các nghiệm thức có số hoa nở/phát
hoa khác nhau
Bảng 3.4

Tỷ lệ phần trăm hoa rụng của hoa lan Dendrobium sp.

25

‘Sanan White’ sau thu hoạch ở các nghiệm thức có số hoa
nở/phát hoa khác nhau.
Bảng 3.5

Đánh giá cảm quan của hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan

26

White’ sau thu hoạch ở các nghiệm thức có số hoa nở/phát
hoa khác nhau

Bảng 3.6

Thời gian bảo quản của hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan

27

White’ sau thu hoạch ở các nghiệm thức có số hoa nở/phát
hoa khác nhau
Bảng 3.7

Tỷ lệ phần trăm hao hụt trọng lượng của hoa lan cắt cành

28

Dendrobium sp.‘Sanan White’ ở các nồng độ đường sucrose
khác nhau sau thu hoạch.
Bảng 3.8

Tỷ lệ phần trăm dung dịch hao hụt của hoa lan cắt cành
Dendrobium sp. ‘Sanan White’ ở các nồng độ đường
sucrose khác nhau theo thời gian.

vi

29


Bảng 3.9

Tỷ lệ phần trăm hoa nở của hoa lan cắt cành Dendrobium


31

sp.‘Sanan White’ ở các nồng độ đường sucrose khác nhau
theo thời gian.
Bảng 3.10

Tỷ lệ phần trăm hoa rụng của hoa lan cắt cành Dendrobium

33

sp. ‘Sanan White’ở các nồng độ đường sucrose khác nhau
theo thời gian.
Bảng 3.11

Bảng tổng hợp đánh giá cảm quan của hoa lan cắt cành

33

Dendrobium sp.‘Sanan White’ 25 ngày sau thu hoạch.
Bảng 3.12

Thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’

34

bổ sung đường sucrose nồng độ khác nhau sau thu hoạch.
Bảng 3.13

Tỷ lệ phần trăm hao hụt trọng lượng của hoa lan cắt cành


36

Dendrobium sp. ‘Sanan White’ cắm trong dung dịch bổ
sung đường sucrose 4% kết hợp acid citric ở các nồng độ
khác nhau.
Bảng 3.14

Tỷ lệ phần trăm dung dịch hao hụt của hoa lan cắt cành

37

Dendrobium sp.‘Sanan White’ cắm trong dung dịch bổ sung
đường sucrose 4% kết hợp acid citric ở các nồng độ khác
nhau.
Bảng 3.15

Tỷ lệ phần trăm hoa nở của hoa lan cắt cành Dendrobium

39

sp.‘Sanan White’ cắm trong dung dịch bổ sung đường
sucrose 4% kết hợp acid citric ở các nồng độ khác nhau.
Bảng 3.16

Tỷ lệ phần trăm hoa rụng của hoa lan cắt cành Dendrobium

40

sp.‘Sanan White’ cắm trong dung dịch bổ sung đường

sucrose 4% kết hợp acid citric ở các nồng độ khác nhau.
Bảng 3.17

Điểm đánh giá cảm quan 29 ngày sau thu hoạch của hoa lan

41

cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan White’ cắm trong dung
dịch đường 4% kết hợp acid citric ở các nồng độ khác nhau.
Bảng 3.18

Thời gian bảo quản hoa lan cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan
White’ cắm trong dung dịch có bổ sung đường sucrose kết
hợp acid citric ở các nồng độ khác nhau.

vii

42


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Hình 2.1 Bố trí thí nghiệm tại bộ môn Sinh lý – Sinh hóa.


13

Hình 2.2 Các thời điểm thu hoạch hoa lan cắt cành Dendrobium
sp. ‘Sanan White’

20

Hình 3.1 Hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’ ở các nồng độ
đường khác nhau thời điểm 15 ngày sau thu hoạch.

30

Hình 3.2 Hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’ ở các nghiệm
thức đối chứng (nước cất), đường sucrose 2%, đường

35

sucrose 4% và đường sucrose 6% thời điểm 25 ngày sau
thu hoạch.
Hình 3.3 Hoa lan cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan White’ bổ sung
đường sucrose và acid citric ở các nồng độ khác nhau tại

38

thời điểm 15 sau thu hoạch
Hình 3.4 Hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’ bảo quản bằng
đường sucrose và acid citric ở những nồng độ khác nhau
thời điểm 29 ngày sau thu hoạch.

viii


43


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
STH

Sau thu hoạch

NT

Nghiệm thức

DD

Dung dịch

ctv.

Cộng tác viên

g

Giờ

ix


PHẠM THỊ DUYÊN, 2012. “Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch, đường
sucrose và acid citric lên thời gian bảo quản hoa lan cắt cành Dendrobium sp.

‘Sanan White’ sau thu hoạch”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư nghành Hoa viên và
Cây cảnh, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần
Thơ. Giáo viên hướng dẫn: PGs.Ts Lê Văn Hòa, Th.s Phạm Thị Phương Thảo.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch, đường sucrose và acid citric
lên thời gian bảo quản hoa lan cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan White”
sau thu hoạch”. Được thực hiện nhằm mục đích xác định thời điểm thu
hoạch thích hợp, ảnh hưởng của đường sucrose và acid citric lên chất lượng
và thời gian tồn trữ hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’ sau thu hoạch.
Ba thí nghiệm của đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên
gồm 4 nghiệm thức với 4 lần lặp lại mỗi lần lặp lại 2 cành.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, hoa thu hoạch giai đoạn có 7 hoa nở trên cành
sẽ giúp hoa duy trì chất lượng, tỷ lệ cánh hoa héo ít, đánh giá cảm quan ở
mức chấp nhận đến ngày thứ 19 sau thu hoạch.
Dung dịch bảo quản có bổ sung đường 4% giúp kích thích hoa nở nhiều,
hoa sau khi nở có màu trắng, cánh hoa đều, đánh giá cảm quan ở mức chấp
nhận đến 21 ngày sau thu hoạch.
Cắm hoa trong dung dịch đường sucrose 4% + acid citric 100 ppm có màu
sắc đẹp, nở đều đạt 100%. Đến ngày thứ 29 sau thu hoạch điểm đánh giá
cảm quan vẫn ở mức chấp nhận so với nghiệm thức khác.

Từ khóa: lan Dendrobium sp.‘Sanan White’, acid citric, đường sucrose,
thời điểm thu hoạch, sau thu hoạch.

x


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hoa tươi trên thế giới phát triển rất

mạnh mẽ, chủ yếu ở các nước tiên tiến. Những biến đổi sinh lý của hoa khi bảo quản
và các phương pháp bảo quản hoa cắt cành sau khi thu hoạch đã được quan tâm
nghiên cứu ở nhiều nước như Thái Lan, Hà Lan, Bungari, Malaixia, Việt Nam... Một
số loài hoa cắt cành đã được nghiên cứu thành công quy trình bảo quản như hoa
Hồng, hoa Cúc, hoa Cẩm Chướng, hoa Lay-ơn… (Nell & Reid, 2000). Trong đó,
quy trình bảo quản hoa lan cũng đang được chú trọng, nhằm nghiên cứu phương
thức giữ được vẻ đẹp của hoa lan lâu nhất có thể.
Với vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa của các loài hoa lan, lan Dendrobium sp. được biết đến là
loài hoa với sự đa dạng về màu sắc, phong phú về chủng loại, thích nghi với nhiệt độ
cao, khí hậu nóng và ẩm của vùng Đông Nam châu Á. Chính vì vậy, nhu cầu sử
dụng loài lan Dendrobium sp. trên thị trường đang gia tăng. Tuy nhiên, với những
phương pháp bảo quản hoa thông thường thì chất lượng hoa giảm nhanh trong quá
trình trưng bày sản phẩm làm ảnh hưởng đến nhu cầu mua, bán, trưng hoa và vận
chuyển hoa đi xa.
Theo Lê Văn Hòa (2009), để bảo quản hoa tốt cần phải điều khiển sao cho hoa có
cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh
dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh ethylene, sự phát triển của nấm bệnh. Đây là
những yêu cầu cần thiết để giữ hoa tươi lâu, không bị hư hại trong quá trình bảo
quản và cần phải có một phương pháp cụ thể. Chính vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của
thời điểm thu hoạch, đường sucrose và acid citric lên thời gian bảo quản hoa
lan cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan White’ sau thu hoạch” được thực hiện nhằm
xác định thời điểm thu hoạch, cung cấp một số dưỡng chất để kéo dài tuổi thọ của
hoa, kéo dài thời gian tồn trữ và duy trì chất lượng hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan
White’ sau thu hoạch.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC PHÂN BỐ VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA LAN
Dendrobium sp. ‘SANAN WHITE’

1.1.1 Phân loại
Ngành: Angiospermae
Lớp: Monocotyledoae
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Chi: Dendrobium
Giống: Dendrobium sp. ‘Sanan White’
1.1.2 Nguồn gốc phân bố
Lan Dendrobium có hơn 1.000 giống nguyên thủy được chia thành 40 nhóm thuộc
dòng Dendrobiinae. Hoa lan này xuất xứ từ Ấn độ sang đến Á Châu tới quần đảo
Tahiti, trên từ Hàn Quốc đến Nhật Bản xuống dưới Châu Úc. Vì vậy, khí hậu khác
nhau cho nên cách trồng cũng khác nhau về: ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới. Lan
Dendrobium rừng ở Việt Nam có khoảng 90 - 100 loài (Ngô Long, 2007). Ở Việt
Nam, chi lan Dendrobium có đến 100 loài xếp trong 14 tông phân biệt nhau phức
tạp bằng thân (giả hành), lá, hoa…(Trần Hợp, 1998).
1.1.3 Đặc điểm hình thái
Dendrobium sp. ‘Sanan White’ là loài lan đa thân. Mỗi thân đơn dài khoảng 40 cm,
lá dài, nhọn. Mỗi phát hoa dài trung bình 35 cm. Nụ hoa màu xanh non, đỉnh đầu nụ
có một vệt màu tím tuy nhiên tới khi hoa nở thì vệt màu tím này biến mất hoàn toàn.
Thường trên mỗi phát hoa có từ 10 đến 12 hoa tùy theo điều kiện chăm sóc. Lúc hoa
mới nở có màu xanh lá cây nhạt và chuyển sang màu trắng tinh khiết sau khi nở 4 –


5 ngày trông rất đẹp. Cuống hoa mang một vệt màu tím nhỏ, xuất hiện từ khi nụ mới
nhú đến lúc hoa nở trọn vẹn. Đường kính hoa trung bình 7cm. Nguồn giống xuất xứ
từ Thái Lan.
1.1.4

Điều kiện nuôi trồng


1.1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng trưởng của cây. Vào mùa hè, cây phát
triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ ẩm và nước. Phần lớn các cây này thích hợp
với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 10 – 16°C (50 – 60°F) và ban ngày vào 21 – 32°C
(70 – 90°F). Nếu nhiệt độ thực tế cao hơn nhiệt độ nêu trên cần tưới cây thường
xuyên hơn để cây không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay cháy lá (Nguyễn Xuân
Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
1.1.4.2 Ánh Sáng
Ánh sáng cần thiết cho cây lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi thiếu ánh sáng
cây không tạo ra chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng và phát triển kém. Nếu quá nhiều
ánh nắng sẽ làm cho cây bị cháy lá hoặc chết cây con (Nguyễn Xuân Linh và
Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
1.1.4.3 Nước
Nước rất quan trọng cho sự tăng trưởng của cây. Nếu thiếu nước cây sẽ không phát
triển và có thể bị chết khô. Nhu cầu nước cho lan Dendrobium khá cao. Vào mùa hè,
cây cần nước nhiều hơn là mùa đông. Vào mùa hè chúng ta có thể tưới 2 lần một
tuần nếu trồng trong chậu nhựa, còn mùa đông chỉ tưới mỗi tuần một lần là đủ. Tưới
quá nhiều cây sẽ bị úng, thối rễ và làm cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm
rồi chết (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
1.1.4.4 Độ ẩm
Độ ẩm cũng rất cần để cây phát triển nhanh hơn, giúp hoa tươi tốt và lâu tàn. Trung
bình cây cần độ ẩm khoảng từ 40 - 60% vào ban ngày và từ 60 - 90% vào ban đêm


(Ngô Long, 2007). Lan Dendrobium cũng như các loài lan khác chỉ phát triển tốt
trong điều kiện không khí ẩm và thoáng. Cấu tạo giá thể quá úng và quá ẩm là điều
kiện sinh trưởng bất lợi cho sự sinh trưởng của giống lan Dendrobium vì có thể bộ
rễ bị thối (Nguyễn Công Nghiệp, 2000).
1.1.4.5 Bón Phân
Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) lan Dendrobium thân đứng là loài lan đòi hỏi

dinh dưỡng cao. Vì thế, chúng cần nhiều phân bón và có thể dùng nhiều dạng phân
bón khác nhau. Còn các loại lan Dendrobium thân thõng ăn phân yếu phải dùng
nồng độ thật loãng. Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân cho lan Dendrobium
hay đúng hơn giảm và không bón phân cho lan Dendrobium khi cây hoàn tất thời kỳ
tăng trưởng hằng năm của nó.
Lan Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn là mùa đông vì mùa hè cây
tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều hoa
và hoa to hơn (Ngô Long, 2007).
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CẮT CÀNH HIỆN NAY
1.2.1 Tình hình sản xuất, nghiên cứu hoa cắt cành trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp hoa tươi trên thế giới phát triển mạnh
mẽ, chủ yếu ở các nước tiên tiến. Hiện nay, tiêu dùng hoa cắt cành có xu hướng gia
tăng ở một số nước Đông Âu, Châu Á và Mỹ Latinh (Phạm Xuân Tùng, 2009). Điển
hình trong các nước châu Á đó là Malaysia. Tổng số diện tích trồng hoa cắt cành
khoảng trên 1.218 ha trong đó 580 ha trồng hoa lan. Giống hoa lan được trồng phổ
biến là Dendrobium, Aranda, Oncidium (Vũ nữ) và Mokara đóng góp đến 97% hoa
lan cắt cành của Malaysia.


1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu
Một số tác giả đã nghiên cứu thành công quy trình bảo quản nhiều loại hoa cắt cành
như hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa lay-ơn… Goszczynska et al. (1988,
1991) đã nghiên cứu bảo quản hoa cúc cắt cành, kết quả cho thấy sau 15 ngày bảo
quản hoa duy trì chất lượng tốt. Halevy và Mayak (1979, 1981) đã nghiên cứu đặc
điểm sinh lý, những biến đổi trong quá trình bảo quản hoa cắt cành và cho thấy: mỗi
loại hoa khác nhau có những biến đổi sinh hóa khác nhau từ đó họ đưa ra quy trình
bảo quản cho mỗi loại hoa cũng khác nhau. Theo Meir et al. (1997) thì bảo quản hoa
bằng điều biến khí quyển kết hợp với xử lý đường saccarose và STS
(sliverthiosulphate) đã duy trì được chất lượng hoa lay-ơn trong quá trình bảo quản

dài ngày.
Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Kasetsart, Bangkok, Thailand đã có nhiều công
trình nghiên cứu quy mô lớn về công nghệ bảo quản hoa sau thu hoạch và đã có
nhiều ứng dụng thực tiễn cho ngành công nghiệp hoa. Trong đó, có nhiều công trình
nghiên cứu về việc bảo quản hoa lan Dendrobium cắt cành đã công bố.
-

Ketsa et al. (1982) đã nghiên cứu tác dụng của aspirin và sucrose về đời sống
cắm bình của hoa lan Dendrobium ‘Pompadour’ khi sử dụng hoa lan cắt cành
cắm trong dung dịch chứa: 100, 200, 300, 400 và 500 ppm aspirin kết hợp với
0,5, 1, 2 và 4% sucrose và độ pH của các ống nghiệm đã được điều chỉnh là: 3, 4,
5, 6 và 7. Kết quả cho thấy hoa lan cắt cành được cắm trong dung dịch chứa 300
ppm aspirin + 1% sucrose và độ pH = 3 có đời sống lâu nhất là 18 ngày trong khi
những cành được cắm trong nước cất đã có đời sống trung bình là 8,7 ngày.

-

Boonrote (1987) khi nghiên cứu ảnh hưởng của đường glucose, đường sucrose,
HQS, AgNO3 lên thời gian bảo quản hoa lan Dendrobium ‘youppadeewan’ nhận
thấy, khi hoa lan Dendrobium ‘youppadeewan’ cắt cành được cắm trong dung
dịch chứa 4% đường glucose + 225 ppm HQS + 30 ppm AgNO3 thì tuổi thọ của
hoa trung bình là 34,7 ngày với 74,5 % hoa nở và hoa héo đầu tiên xuất hiện
trung bình là 17,1 ngày sau khi thí nghiệm. Trong khi hoa được cắm trong nước


máy thì tuổi thọ hoa trung bình chỉ đạt 6,1 ngày với 1,8% hoa nở và hoa héo đầu
tiên xuất hiện là 4,7 ngày sau khi thí nghiệm.
-

Thampitakorn (1993) đã nhận định rằng, khi cắm hoa lan trong dung dịch chứa

0,5 mM ACC thì lượng ethylene sinh ra là lớn hơn khi hoa cắm trong nước cất.
Hoa đang nở một phần sản sinh ethylene nhiều hơn nụ hoa và hoa đã nở. Khi hoa
lan Dendrobium ‘Pompadour’ cắm trong dung dịch có chứa chất ức chế
ethylene: 0,25 mM AOA (aminooxyaxetic acid) + 0,25 mM CoCl2 + 0,1 mM
AgNO3 có hoặc không bổ sung 225 mg/l HQS thì tuổi thọ hoa Dendrobium
‘Pompadour’ dài hơn khi cắm trong dung dịch chỉ chứa 225 mg/l HQS (8hydroxyquinoline sulfate) + 4% glucose. Khi nhúng cành hoa vào dung dịch
chứa 2,5 mg/l và 5,0 mg/l AgNO3, sau đó cắm vào ống nghiệm chứa nước cất thì
ethylene đã không được ức chế và không kéo dài tuổi thọ của hoa. Hoa nở cắm
vào dung dịch chứa 0,25, 0,5, 0,1 mM AgNO 3 + 225 mg/l HQS + 4 % glucose
giúp kéo dài thời gian tồn trữ lâu hơn những cành không sử dụng hóa chất. Dung
dịch chứa 0,25 mg/l AgNO3 + 225 mg/l HQS + 4 % glucose còn làm giảm đáng
kể mật số vi sinh vật trong dung dịch cắm hoa.

Sanyapeung và Wangsomboondee (2011) đã sử dụng Nano-silver (NS) như một tác
nhân kháng khuẩn nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của NS lên đời sống cắm bình hoa
lan cắt cành Dendrobium sp. ‘Sanan White’ ở những nồng độ khác nhau. Phương
pháp thực hiện là cắm hoa lan vào NS trong 24 giờ, sau đó cắm hoa trong nước đã
khử Ion hóa. Nồng độ NS được sử dụng là 2,5, 5, 10 và 20 ppm. Kết quả cho thấy
dung dịch 10 ppm có thể làm tăng nụ nở và trì hoãn được thời gian xuất hiện cánh
hoa héo đầu tiên và có kết quả tốt hơn so với đối chứng chỉ cắm trong nước khử Ion
hóa. Hơn nữa, 10 ppm NS là dung dịch có thể kéo dài cuộc sống cắm bình cho hoa
lan đến 20,3 và 20 ngày so với đối chứng (16,5 ngày).


1.2.2 Tình hình sản xuất, nghiên cứu hoa cắt cành ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình sản xuất
Thị trường hoa cắt cành Việt Nam tuy phát triển đáng kể trong những năm qua nhưng
vẫn được coi là thị trường còn non trẻ. Hoa cắt cành được sử dụng nhiều nhất cho các
mục đích thờ cúng, lễ hội, tiếp tân và giao lưu. Thị trường hoa Việt Nam còn là một thị
trường hầu như khép kín. Xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng hoa của cả

nước, trong đó Đà Lạt là vùng xuất khẩu lớn nhất (Sở Công thương Lâm Đồng,
2009). Trong vòng 6 tháng đầu 2005 tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu 13,9 triệu cành
hoa (Tô Bình Minh, 2005).
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu
Việt Nam có rất nhiều giống hoa quý và kỹ thuật trồng hoa đã có nhiều bước nhảy
vọt. Việc đặt ra nghiên cứu kỹ thuật bảo quản hoa, bảo quản nguồn gen quý có ý
nghĩa quan trọng. Nghiên cứu hoa cắt cành ở Việt Nam đã trở thành một lĩnh vực
mới song còn rất hạn chế. Sau đây là một số nội dung mà một số tác giả ở Việt Nam
bước đầu đã nghiên cứu. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng
và chất kích thích trên cúc Đài Loan, Đặng Văn Đông (2000) đã rút ra kết luận là
Gibberellin (GA3) tác động mạnh trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, còn
Spray-N-Grow và Atonik tác động mạnh trong giai đoạn sinh dục nâng cao tỷ lệ nở
hoa hữu hiệu, nâng cao chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ hoa. Theo Hoàng Minh Tấn
và Nguyễn Quang Thạch (1993), sử dụng thiosunphat bạc 0,5 ppm có tác dụng rõ rệt
nhất đối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài ngày hơn 4 ngày so với đối chứng.
Nguyễn Quang Thạch và ctv. (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ethylene với một
số loại hoa cắt cành như hồng, cẩm chướng, lan… cho thấy ethylene làm tóp, rụng
cánh hoa, rụng lá, làm mất màu xanh của lá, mất màu sắc rực rỡ của cánh hoa, ức
chế nụ hoa nở. Bằng cách bổ sung thiosunphate bạc (STS) 0,5 - 1 ppm vào dung
dịch cắm hoa hay nhúng cuống hoa vào dung dịch trên trước khi bảo quản lạnh có
thể nâng cao tuổi thọ hoa gấp 2 lần so với đối chứng (Lê Văn Hòa, 2009).


1.3 HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
1.3.1 Nước cất
Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưng cất và
thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa
dụng cụ y tế, rửa vết thương. Thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp
chất hữu cơ hay vô cơ, do đó cũng là dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm,
pha chế hóa chất hoặc thực hiện một số phản ứng hóa học. Trong phòng thí nghiệm

nước cất được sản xuất bằng máy chưng cất bằng thuỷ tinh.
1.3.2 Đường Sucrose
1.3.2.1 Tính chất hóa - lý
Đường sucrose là một disaccharide (glucose + fructose) có công thức phân tử
C12H22O11. Tên gọi hệ thống của nó là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-Dfructofuranozit. Đường sucrose được hình thành trong thực vật chứ không phải từ
các sinh vật khác, ví dụ như động vật. Sucrose còn được gọi với nhiều tên như
đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường
nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường
phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt
nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường. Sucrose là loại
đường quan trọng nhất trong thực vật và có thể tìm thấy trong nhựa libe. Nói chung
nó thường được tách ra từ mía đường hay củ cải đường rồi sau đó được làm tinh
khiết và kết tinh.
1.3.2.2 Ảnh hưởng của đường đến chất lượng hoa cắt cành
Đường là nguồn năng lượng và chất nền cho sự hô hấp. Ngoài ra, đường bảo vệ cấu
trúc và chức năng của tế bào và tăng thời gian sống hoa cắt cành. Khi hoa đã cắt
khỏi cây thì nhu cầu về dinh dưỡng của hoa vẫn cần thiết như lúc hoa còn ở trên cây.
Tinh bột và đường dự trữ ở thân lá sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính để hoa nở
và tồn tại. Chính vì vậy, việc bổ sung đường với nồng độ thích hợp trong bảo quản
hoa là rất cần thiết, tránh tình trạng rụng lá, hoa bị héo do thiếu dinh dưỡng. Bên


cạnh đó, đường cũng là một thành phần quan trọng làm cải thiện hoa nở, số lượng
hoa nở lớn hơn và làm tăng thời gian sống của hoa. Giải pháp này rất hiệu quả trên
một vài cây trồng có hoa khó nở sau khi cắt.
Đường saccharose và glucose là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong các chất
bảo quản hoa thường dùng hiện nay. Tuỳ loại hoa và phương pháp xử lý mà hàm
lượng đường có thể dao động từ 0,5÷20% (Vũ Thị Hường, 2009).
Theo Lê văn Hòa (2009), chất lượng của hoa cắt cành có thể được cải thiện bởi việc
cho chúng vào trong dung dịch đường, thời gian thì ít hơn 24 giờ và để ở trong nhiệt

độ thấp.
1.3.3 Acid citric
1.3.3.1 Tính chất hóa – lý
Acid citric là một axít hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được
sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Trong hóa sinh
học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình acid citric và vì thế xuất
hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là tác nhân làm
sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống ôxi hóa
().
Acid citric có công thức hoá học sau:
HOOC – CH2 – CH – CH2 – COOH
COOH

OH

Acid citric có trong rau quả với hàm lượng khá cao. Trong cây họ citrus phần lớn
đều chứa acid này. Trong bảo quản hoa cắt cành, acid citric có khả năng làm giảm
pH môi trường bảo quản. Hầu hết các vi sinh vật thích hợp với pH trung tính nên khi
pH thấp vi sinh vật sẽ bị co nguyên sinh và chết (Vũ Thị Hường, 2009).
Độ pH thích hợp trong dung dịch bảo quản là 3,5 – 4,0 (Đoàn Doãn Ái, 2010).


1.3.3.2 Ảnh hưởng của acid đến chất lượng hoa cắt cành
Việc sử dụng hoa cắt cành cắm trong nước có thể phóng thích những tế bào, protein,
acid amin, đường và khoáng vào trong nước cắm hoa (Lê Văn Hòa, 2009). Đây là
nguồn thức ăn lý tưởng cho vi khuẩn, chúng phát triển nhanh chóng và làm nghẹt hệ
thống dẫn nước lên cành hoa. Vì vậy sử dụng acid làm giảm pH nước có thể ức chế
sự phát triển của vi khuẩn. Acid citric là một loại acid rẻ, dễ tìm mua trên thị trường
nên rất thích hợp sử dụng trong quá trình bảo quản hoa.
1.4 HOẠT ĐỘNG SINH LÝ, SINH HÓA CỦA HOA CẮT SAU THU

HOẠCH
Hoa cắt cành khi thu hoạch thường ở giai đoạn có độ chín thấp nhất để đảm bảo nó
có thể nở được hoàn toàn và tươi tắn sau một thời gian vận chuyển. Hoa cắt cành khi
rời cơ thể mẹ vẫn tiếp tục quá trình sống dựa vào các chất dinh dưỡng còn lại trong
cành, lá. Tuy nhiên quá trình sinh trưởng và phát triển của nụ hoa còn phụ thuộc vào
các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm môi trường, cường độ hô hấp của nụ hoa,
sự sản sinh ethylene….
Với mỗi loại hoa khác nhau sự sinh trưởng và phát triển của nụ đến khi nở là hoàn
toàn khác nhau, do vậy khi thu hái còn phải chú ý đến độ già thích hợp của từng loại
hoa. Ở một số loại hoa như hồng, lay-ơn, cẩm chướng… có thể thu hoạch ở giai
đoạn nụ vì chúng có thể nở dễ dàng trong nước. Một số loại hoa khác như: lan, cúc,
đồng tiền… không thể thu hoạch ở giai đoạn nụ vì chúng không dễ dàng nở trong
nước. Đối với hoa cắt cành thu hoạch để bảo quản càng cần phải lưu tâm đến sự sinh
trưởng và phát triển của nụ đến khi nở hoàn toàn để có thể thu hái ở độ già thích hợp
nhất, đảm bảo cho hoa trong quá trình bảo quản không sinh trưởng quá mạnh gây hư
hao chất khô trong hoa, mà cũng không quá chậm làm kìm hãm quá trình nở tiếp
theo của hoa.


1.5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN
Phương pháp đánh giá cảm quan là phương pháp khoa học được sử dụng để gợi lên,
đo đạc, phân tích và giải thích cảm giác đối với các sản phẩm vốn được nhận biết
thông qua các giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác. Việc
phân tích đánh giá cảm quan được sử dụng để xác định các đặc tính của sản phẩm
khác nhau cũng như sự chấp nhận của người tiêu dùng về sản phẩm. Đây là một
phần của một loạt các thử nghiệm lớn hơn, bao gồm các xét nghiệm hóa chất, giác
quan và khách quan (Stone & Side, 1993).
1.5.1 Thời điểm đánh giá cảm quan
Thời điểm đánh giá cảm quan cũng là một vấn đề làm nhiều người băn khoăn. Theo
thông lệ, người ta chấp nhận rằng một thí nghiệm cảm quan tốt nhất nên được tổ

chức vào khoảng 10.00g – 11.30g và 15.00g – 17.00g hằng ngày. Tuy nhiên khoảng
thời gian trên đây còn thiếu cở sở thực nghiệm (Sauvageot & Catherine, 1997).
1.5.2 Phép thử cho điểm
-

Mục đích: cho điểm chỉ tiêu sản phẩm, theo sở thích của người tiêu dùng.

-

Hội đồng: 10 – 20 thành viên

-

Số mẫu: 20 – 25 mẫu đã được ghi mã số.

-

Quy trình: mỗi thành viên nhận được một số mẫu ghi mã số. Yêu cầu cho điểm
những mẫu trên về một chỉ tiêu cảm quan nào đó theo thang điểm mô tả (Dương
Thị Phượng Liên, 2010).

Cách thực hiện: Đánh giá cảm quan theo phép thử cho điểm (Hà Duyên Tư, 2006):
Chọn 10 người (5 nam, 5 nữ) quan sát hoa bảo quản ở các nghiệm thức khác nhau từ
khi thu hoạch, bảo quản hoa hàng ngày để đánh giá cảm quan chung và đánh giá
cảm quan riêng trên các chỉ tiêu độ lớn, độ héo và màu hoa theo phiếu đánh giá như
sau:


Bảng 1.1: Bảng đánh giá cảm quan


Nghiệm
thức

Đánh giá riêng các chỉ tiêu
Đánh giá chung

Dáng cành

Màu hoa

Độ tươi

Tổng số điểm
đánh giá riêng

Đánh giá riêng các chỉ tiêu: độ lớn, độ tươi và màu hoa cho điểm theo thang điểm:
 Tốt

9 - 10 điểm

 Chấp nhận

7 - 8 điểm

 Tạm chấp nhận

5 - 6 điểm

 Không chấp nhận < 5 điểm
Đánh giá chung theo 4 mức độ (đánh giá trên cơ sở tổng số điểm đánh giá riêng):

 Tốt

≥ 27 điểm

 Chấp nhận

21 - 26 điểm

 Tạm chấp nhận

15 - 20 điểm

 Không chấp nhận < 15 điểm
Tổng hợp đánh giá cảm quan bằng cách chọn mức đánh giá chung của đa số phiếu
và tổng hợp điểm đánh giá riêng các chỉ tiêu bằng cách thống kê điểm của 5 lần lặp
lại (10 phiếu/1lần lặp lại). Sau đó, điểm kết quả các chỉ tiêu riêng và tổng số điểm
đánh giá riêng được trình bày với 2 số lẻ (Nguyễn Ngọc Ngân Khánh, 2011).


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian: Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012
2.1.2 Địa điểm:
Vườn lan của ông Huỳnh Văn Hải – số 288A/Lô tổ 9, Khu vực Bình Thới B,
Phường Long Tuyền, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Phòng thí nghiệm, Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ (Hình 2.1).

Hình 2.1: Bố trí thí nghiệm tại bộ môn Sinh lý – Sinh hóa


2.1.3 Vật liệu, phương tiện thí nghiệm
-

Chỉ tiêu chọn hoa: Hoa lan Dendrobium sp. ‘Sanan White’ có cùng độ tuổi, cắt
cành tại vườn. Chọn cành hoa tươi, mập, không sâu bệnh. Phát hoa dài, cứng
cáp, hoa đều. Số hoa nở: 1 hoa nở, 3 hoa nở, 5 hoa nở hoặc 7 hoa nở/cành tùy thí
nghiệm.


×