Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của GIÁ THỂ TRÊN HAI hệ THỐNG THỦY CANH HOÀN lưu và TĨNH đối với cây TRÚC đốm (dracaena godseffiana)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN TÍCH ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIÁ THỂ TRÊN
HAI HỆ THỐNG THỦY CANH HOÀN LƢU
VÀ TĨNH ĐỐI VỚI CÂY TRÚC ĐỐM
(Dracaena godseffiana)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: HOA VIÊN & CÂY CẢNH

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIÁ THỂ TRÊN
HAI HỆ THỐNG THỦY CANH HOÀN LƢU
VÀ TĨNH ĐỐI VỚI CÂY TRÚC ĐỐM
(Dracaena godseffiana)

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

PGs. Ts. Nguyễn Bảo Toàn

Nguyễn Văn Tích Anh
MSSV: 3083694
Lớp: HVCC K34


Cần Thơ – 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Hoa viên & Cây cảnh với đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA GIÁ THỂ TRÊN HAI HỆ THỐNG THỦY CANH HOÀN LƢU VÀ
TĨNH ĐỐI VỚI CÂY TRÚC ĐỐM (Dracaena godseffiana)”.
Do sinh viên NGUYỄN VĂN TÍCH ANH thực hiện kính trình lên hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Cán bộ hƣớng dẫn


PGS. Ts. Nguyễn Bảo Toàn

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ - SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIÁ THỂ
TRÊN HAI HỆ THỐNG THỦY CANH HOÀN LƢU VÀ TĨNH ĐỐI VỚI CÂY
TRÚC ĐỐM (Dracaena godseffiana).
Do sinh viên NGUYỄN VĂN TÍCH ANH thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp và đã đƣợc thông qua.
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức ……………………...
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp…………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày

Trƣởng khoa Nông nghiệp và SHƢD

tháng

Thành viên 1

Thành viên 2


Thành viên 3

ii

năm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả và số
liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kì công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN TÍCH ANH

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Văn Tích Anh
Năm sinh: 1990
Nơi sinh: Châu Thành – Cần Thơ
Họ và tên cha: Nguyễn Phƣớc Mạnh
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hoàng Minh
Chỗ ở hiện nay: 1298/8, ấp: Thành Tâm, xã: Thành Lợi, huyện: Bình Tân, tỉnh:
Vĩnh Long

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996 – 2001: học sinh trƣờng Tiểu học Thành Lợi “A”.
2001 – 2005: học sinh trƣờng THCS Thành Lợi.
2005 – 2008: học sinh trƣờng THPT Bình Minh.
2008 – 2012: sinh viên trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
ứng dụng, ngành Hoa viên & Cây cảnh, khóa 34.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ đã suốt đời tần tảo nuôi dạy các con nên ngƣời.
Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Bảo Toàn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và quan tâm tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy Phạm Phƣớc Nhẫn, cô Lê Minh Lý đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt khóa học.
Sự tận tụy truyền đạt kiến thức của Thầy cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng
dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Sự động viên và giúp đỡ của anh chị em trong Trại thực nghiệm trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Thân gửi về!
Toàn thể các bạn lớp Hoa viên & Cây cảnh khóa 34 với lời chúc tốt đẹp nhất.

Nguyễn Văn Tích Anh

v



MỤC LỤC
Chƣơng

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Tiểu sử cá nhân
Lời cảm tạ
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lƣợc
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lƣợc về cây Trúc đốm
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
1.1.2 Đặc tính thực vật
1.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh thái và giá trị trang trí
1.2 Sơ lƣợc về thủy canh
1.2.1 Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của thủy canh
1.2.3 Phân loại kỹ thuật thủy canh
1.2.4 Dung dịch cho thủy canh
1.2.5 Giá thể cho thuỷ canh
1.2.6 Ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong
canh tác hoa kiểng
Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm
2.2 Phƣơng pháp
2.3 Phân tích số liệu
Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận

iii
iv
v
vi
viii
ix
x
1
2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
6
7
9
9

9
9
10
13
14
14

3.2 Ảnh hƣởng của hai hệ thống thủy canh (thủy canh
tĩnh và thủy canh hoàn lƣu) và ba loại giá thể lên
sự sinh trƣởng và phát triển của cây Trúc đốm

vi

14


3.2.1 Tỉ lệ sống của cây

14

3.2.2 Chiều cao cây (cm)

15

3.2.3 Số lá (lá)

17

3.2.4 Số chồi (chồi)


18

3.2.5 Chiều dài lá (cm)

20

3.2.6 Chiều rộng lá (cm)

21

3.2.7 Chiều dài rễ (cm)

23

3.2.8 pH và EC

26

Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

28

4.1 Kết luận

28

4.2 Đề nghị

28


TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

PHỤ LỤC

31

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các thành phần trong mụn xơ dừa

6

1.2

Các thành phần trong chỉ xơ dừa

7


2.1

Thành phần khoáng của môi trƣờng dinh dƣỡng Hoagland

10

2.2

Thành phần khoáng của 2 môi trƣờng dinh dƣỡng (g/1000L)

10

3.1

Tỉ lệ sống của cây Trúc đốm thủy canh trong hai hệ thống
tĩnh và hoàn lƣu

14

Chiều cao (cm) cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh và ba
loại giá thể theo thời gian (tuần)

15

Số lá (lá) cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh và ba loại
giá thể theo thời gian (tuần)

18


Số chồi (chồi) cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh và ba
loại giá thể theo thời gian (tuần)

19

Chiều dài lá (cm) cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh và
ba loại giá thể theo thời gian (tuần)

21

Chiều rộng lá (cm) cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh và
ba loại giá thể theo thời gian (tuần)

22

Chiều dài rễ (cm) của cây Trúc đốm ở hai hệ thống thủy canh
và ba loại giá thể theo thời gian (tuần)

25

3.8

Giá trị pH và EC trƣớc khi thủy canh

26

3.9

Giá trị pH và EC theo thời gian thủy canh


26

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Cây trúc đốm

2

2.1

Ba loại giá thể thí nghiệm


11

2.2

Chuẩn bị hai hệ thống thủy canh

11

2.3

Cây Trúc đốm đƣợc trồng trong giá thể

12

2.4

Đặt cây lên hai hệ thống thủy canh

13

3.1

Chiều cao cây Trúc đốm sau 8 tuần đƣợc trồng

16

3.2

Chiều dài rễ cây Trúc đốm sau 8 tuần đƣợc trồng


24

ix


NGUYỄN VĂN TÍCH ANH. “Đánh giá hiệu quả của giá thể trên hai hệ thống thủy canh
hoàn lƣu và tĩnh đối với cây Trúc đốm (Dracaena godseffiana)”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ
ngành Hoa viên & Cây cảnh, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGs.Ts Nguyễn Bảo Toàn.

TÓM LƢỢC
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả của giá thể trên hai hệ thống thủy canh hoàn lƣu và tĩnh đối với cây
Trúc đốm (Dracaena godseffiana)” đƣợc thực hiện tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông
nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ từ tháng 11

năm 2011 đến tháng 4 năm 2012, nhằm mục tiêu xác định giá thể và hệ thống thủy canh
phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây Trúc đốm.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố với 2 hệ thống thủy
canh (hệ thống thủy canh tĩnh, hệ thống thủy canh hoàn lƣu) và 3 giá thể (xốp cắm hoa, chỉ xơ
dừa và mụn xơ dừa) gồm 6 nghiệm thức, 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 1 cây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hệ thống thủy canh tĩnh và giá thể mụn xơ dừa là thích hợp cho
sự sinh trƣởng và phát triển của cây Trúc đốm, thể hiện qua chiều cao cây, số lá, kích thƣớc lá
đều hơn hẳn các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: hệ thống thủy canh, thủy canh tĩnh, thủy canh hoàn lưu, dung dịch dinh dưỡng,
giá thể, cây Trúc đốm (Dracaena godseffiana).

x


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đời
sống tinh thần của người dân cũng được nâng lên, việc đưa cây xanh vào trong
không gian sống trở nên cần thiết vì không những góp phần tạo cảm giác thư giãn
và thoải mái mà còn tạo nên một phong cách trang trí mới trong nội thất.
Cây Trúc đốm là một cây kiểng lá màu đã được trồng làm cảnh ở nước ta khá lâu,
cây có bộ lá rất đẹp với nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay màu vàng trên nền
lá màu xanh, tuổi thọ của lá dài, trưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang
trí trong nhà, phòng làm việc. Nhưng hiện nay, cây Trúc đốm được trồng chủ yếu
trong chậu nên phải tốn nhiều thời gian chăm sóc, Mặt khác việc tìm đất trồng cũng
như để đem chúng lên những nhà cao tầng thì rất khó khăn. Vì vậy, đưa cây Trúc
đốm vào thủy canh là cần thiết vì có thể giải quyết những vấn đề trên.
Tuy nhiên, loại giá thể và môi trường thủy canh nào là phù hợp cho cây Trúc đốm
thì vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, đề tài “Đánh giá hiệu quả của giá thể trên
hai hệ thống thủy canh hoàn lƣu và tĩnh đối với cây Trúc đốm (Dracaena
godseffiana)” được thực hiện nhằm mục tiêu: xác định giá thể và hệ thống thủy
canh phù hợp cho cây Trúc đốm.

1


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lƣợc về cây Trúc đốm
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Cây Trúc đốm còn được gọi là Trúc nhật đốm, Phất dụ trúc lang có nguồn gốc từ
Côngô (Tây Phi) và được trồng làm cây cảnh ở nước ta khá lâu. Tên tiếng Anh là
Milky Way hay Friedmannii. Tên khoa học: Dracaena godseffiana, thuộc họ
Dracaenaceae (họ Huyết giác, Bồng bồng), chi Dracaena (Hình 1.1).
1.1.2 Đặc tính thực vật
Theo Trần Hợp (2000), cây mọc thành bụi như trúc sậy, cao khoảng 50-100 cm,

phân chia nhánh nhỏ. Lá mọc đối hay vòng, thuôn tròn dài, trông như lá tre, nhưng
mềm mại và bóng hơn. Đầu lá thuôn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có
bẹ nhỏ. Phiến màu xanh nhạt có nhiều đốm loang lỗ tròn màu trắng hay vàng nhạt
(lá non càng loang lỗ nhiều). Cụm hoa chùm dài, cuống chung vươn ra cứng, mang
hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng.

Hình 1.1 Cây trúc đốm

2


1.1.3 Đặc điểm sinh lý, sinh thái và giá trị trang trí
Cây chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung
bình. Nhân giống từ tách bụi hoặc giâm cành.
Cây trồng trong chậu làm cảnh đẹp, trông như một bụi trúc, mảnh mai có lá đặc sắc
xanh quanh năm. Cây chịu được che bóng nên có thể làm cây trang trí nội thất (Trần
Hợp, 2000).
Cây có lá rất đẹp với nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay màu vàng trên nền lá
màu xanh, tuổi thọ của lá dài, trưng bày được quanh năm. Ngoài ra, cây còn có bộ
rễ rậm rạp màu vàng rất đẹp và thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường nên rất
phù hợp để trồng thủy canh trang trí.
1.2 Sơ lƣợc về thủy canh
Thủy canh (hydroponic, soiless culture) là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà
trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải đất. Các
giá thể có thể là cát, đá, sỏi, xơ dừa, mạt cưa, than bùn…
1.2.1 Sơ lược lịch sử phát triển thủy canh
Hệ thống thủy canh đã được áp dụng từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon,
Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Về sau, các nhà sinh lý học đã bắt đầu
trồng cây trong môi trường lỏng có chứa chất dinh dưỡng chuyên biệt cho mục đích
thí nghiệm mà họ gọi là “nuôi cấy dinh dưỡng”. Vào khoảng năm 1929 tại Đại học

California, tiến sĩ William đã trồng thành công cây cà chua với thân bò cao tới 7,5m
trong dung dịch dinh dưỡng và hệ thống nuôi trồng mới này được gọi là “hệ thống
thủy canh” (Dương Tấn Nhựt, 2010).
Năm 1937, thuật ngữ “Hydroponic” được đưa ra bởi giáo sư (GS) William
Frederick Gericke trường đại học California (Mỹ), có ý nghĩa là trồng cây trong
dung dịch dinh dưỡng .
Năm 1860, GS Julius lập được công thức pha chế dinh dưỡng trong nước giúp cây
hấp thụ dễ dàng, đây được xem là nguồn gốc của kỹ thuật trồng trong dung dịch

3


dinh dưỡng . Trong thời gian này, hai nhà khoa học người Đức là Sachs (1860) và
Knop (1861) cũng đề xuất trồng cây trong dung dịch nước có chứa chất khoáng mà
cây cần.
Năm 1993, GS Lê Đình Lương (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với tổ chức
Nghiên cứu và Triển khai Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khía
cạnh Khoa học Xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh ở
Việt Nam. Đến năm 1999, hai tiến sĩ nghiên cứu I Mai và Midmore (Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á) đã chuyển giao kỹ thuật trồng thủy canh cho
nước ta (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của thủy canh
Hệ thống thủy canh được chia làm 2 dạng: hệ thống mở hay còn gọi là hệ thống
không tuần hoàn (dung dịch dinh dưỡng không tuần hoàn) và hệ thống kín hoặc hệ
thống tuần hoàn (dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn) (Dương Tấn Nhựt, 2010). Theo
Võ Thị Bạch Mai (2003), Trần Thị Ba et al., (2008) và Nguyễn Bảo Toàn (2010)
(a), thủy canh có các ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm:
- Không cần đất, có thể áp dụng trồng theo tầng để tận dụng không gian.
- Tiết kiệm công lao động.

- Kiểm soát được môi trường canh tác nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Có thể trồng trái vụ và nhiều vụ trong năm.
- Một số cây trồng cho sản phẩm sớm, năng suất cao.
* Hạn chế:
- Đầu tư ban đầu lớn, giá thành cao và yêu cầu phải có kỹ thuật.
- Nguồn nước pha dung dịch dinh dưỡng phải sạch, thỏa mãn các yêu cầu về độ
phèn, độ mặn.
- Mầm bệnh sẽ lan nhanh trong hệ thống khi xuất hiện.

4


- Cần có những hiểu biết về hóa chất, khoáng.
- Chỉ trồng các loại hoa và cây ngắn ngày và phải là cây hàng niên.
- Ngoài ra sự thay đổi các yếu tố môi trường cũng như cung cấp chất dinh dưỡng có
thể ảnh hưởng lên cây như làm rối loạn sinh lý của cây.
1.2.3 Phân loại kỹ thuật thủy canh
* Thủy canh tĩnh
Là hệ thống thủy canh có dung dịch dinh dưỡng đặt trong thùng xốp hoặc các vật
liệu cách nhiệt, dung dịch nằm trong hộp từ khi trồng đến khi thu hoạch. Đòi hỏi
phải tự điều chỉnh độ pH của dung dịch. Đây là kỹ thuật đơn giản đang được triển
khai ở nước ta, thích hợp trồng với qui mô gia đình.
* Hệ thống thủy canh hoàn lưu (ống PVC)
Dung dịch dinh dưỡng được bom tuần hoàn từ bình chứa được lắp đặt các thiết bị
điều chỉnh tự động các thông số của dung địch để đưa đến bộ rễ nuôi cây. Sau đó
quay trở lại bình chứa để điều chỉnh thông số. Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao,
không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ pH, thích hợp với quy mô
sản xuất lớn.
1.2.4 Dung dịch cho thủy canh
Dung dịch dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay

thất bại của hệ thống thủy canh (Trần Thị Ba et al., 2008). Trong thủy canh, các
chất cung cấp cho cây phải ở dạng hòa tan trong môi trường nước, công thức phối
chế các chất thích hợp sẽ góp phần quan trọng quyết định sự thành công của kỹ
thuật thủy canh (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Quản lý dinh dưỡng: cây trồng có thể hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết khi được
cung cấp một công thức dinh dưỡng thích hợp, tuy nhiên việc quản lý dinh dưỡng
không tốt có thể gây tổn hại cho cây trồng. Hai chỉ tiêu quan trọng trong việc quản
lý dung dịch dinh dưỡng là độ pH và chỉ số EC.

5


pH: là giá trị quan trọng quyết định khả năng hút dinh dưỡng của cây trồng. Độ pH
dung dịch nằm trong khoảng acid nhẹ 5,5-6,5 sẽ thích hợp cho các loại cây. Khi pH
dung dịch tăng cao hơn cần phải hiệu chỉnh bằng cách thêm acid nitric hay acid
phosphoric. pH càng gần mức tối hảo càng tốt (Nguyễn Bảo Toàn, 2010) (b).
Chỉ số EC (độ dẫn điện): giá trị EC cho biết nồng độ tổng của dung dịch dinh dưỡng
Theo Nguyễn Bảo Toàn (2010) (a), chỉ số EC lý tưởng cho thủy canh là 1,5-2,5
dS/m. Chỉ số EC thấp giúp cây hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và
ngược lại (Trần Ngọc Liên, 2008). Dung dịch nên thay 2 tuần một lần để đảm bảo
nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây.
1.2.5 Giá thể cho thuỷ canh
Các giá thể dùng trong thủy canh dùng để hỗ trợ vật lý cho cây, nhằm nâng đỡ bộ rễ
để giúp cây đứng vững. Các giá thể này thường ở trạng thái trơ và vô trùng. Các giá
thể thường dùng như: rockwool, cát, sỏi, đá, xơ dừa (Roberto, 2003),… Ở Việt
Nam, các phụ phẩm trong nông nghiệp được tận dụng để làm giá thể trong thủy
canh, hai loại giá thể thường được sử dụng là chỉ xơ dừa và mụn xơ dừa.
 Thành phần mụn xơ dừa
Bảng 1.1 Các thành phần trong mụn xơ dừa
Thành phần


Tỉ lệ (%)

Ẩm độ

15,0

Lignin

43,0

Tro

8,26

Kim loại kiềm

37,5

Nguồn: Balce (1956)

6


 Thành phần chỉ xơ dừa: theo luận án Thạc sĩ của Võ Hoài Chân (2009) chỉ xơ
dừa là một loại sợ tự nhiên có đặc tính chắc, bền và có thể bị phân hủy bởi vi
khuẩn.
Bảng 1.2 Các thành phần trong chỉ xơ dừa
Loại sợi
Thành phần

Dừa khô

Dừa tƣơi

Dừa non

Chất tan

26,0

29,0

38,5

Pectin

14,3

14,0

15,3

Hemicellulose

8,5

8,2

9,3


Lignin

29,3

31,7

20,1

Cellulose

23,9

19,3

14,4

Nguồn: Võ Hoài Chân (2009)

1.2.6 Ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong canh tác hoa kiểng
Kỹ thuật thủy canh thường được ứng dụng nhiều trong việc trồng các cây kiểng lá.
Các chậu cây cảnh thủy canh hiện nay được bày bán nhiều trên thị trường, các cây
trồng bằng phương pháp này giảm đến 80% công chăm sóc theo phương pháp thông
thường nên những người bận rộn cũng có thể trồng được. Người trồng không chỉ
thưởng thức được vẻ đẹp của lá, hoa, mà còn cả rễ cây và có thể kết hợp nuôi cá
cảnh (Tâm Huệ, 2009).
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây cảnh bằng
phương pháp thủy canh đã được tiến hành và thu được nhiều kết quả khả quan. Các
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc xác định giá thể và dinh dưỡng thích hợp cho
từng loại cây trồng khi thủy canh. Một số nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam
trong những năm gần đây như:


7


Nghiên cứu “Nuôi trồng thủy canh cây mai địa thảo (Impatiens wallerana)” của
Nguyễn Trung Dũng & Võ Thị Bạch Mai (2005): cây được trồng trên 3 môi trường
dinh dưỡng Murashige và Skoog, Knudson C và Alan Cooper trên hệ thống các ống
nhựa. Kết quả cho thấy trong 3 loại dinh dưỡng, môi trường Murashige và Skoog
cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cây mai địa thảo.
Thí nghiệm của Đinh Trần Nguyễn (2008) trên cây cúc (TN169): các cây cúc được
trồng trên hệ thống thủy canh bao gồm các ống nhựa, trên 4 loại dinh dưỡng thủy
canh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cây cúc sinh trưởng tốt nhất ở dinh dưỡng ký
hiệu D (bổ sung 1,357g Ca(NO3)2/l ), cây cho hoa nhiều và trổ sớm hơn so với các
nghiệm thức khác. Điều này cho thấy việc bổ sung canxi có ảnh hưởng đến sự ra
hoa của cây cúc trong điều kiện thí nghiệm này.

8


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông
nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Thời gian: từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm
Vật liệu: những nhánh Trúc đốm được giâm khoảng hai tháng đã có rễ, sau hai tuần
thuần dưỡng cây đã có chiều cao từ 4-6 cm và số từ 4-8 lá.
Giá thể: mụn xơ dừa, chỉ xơ dừa, xốp cắm hoa.

Thiết bị: máy đo độ pH, EC, cân điện tử.
Dụng cụ: máy bơm mini, ống nhựa PVC (ống PVC Φ168 (ống, bít đầu ống), ống
PVC Φ27 (ống, van, co)), chậu nhựa trồng cây (đường kính 10 cm, cao 8 cm),
thùng xốp (kích thước 25 x 50 x 15 cm).
Hóa chất: các loại hóa chất đa lượng và vi lượng dùng để pha môi trường dinh
dưỡng Hoagland (Bảng 1). Các khoáng đa lượng ở các môi trường dinh dưỡng được
pha riêng biệt để tránh kết tủa và chứa trong các can nhựa (stock x 200). Các
khoáng vi lượng ở các môi trường dinh dưỡng được pha chung (stock x 1000).
Nước máy dùng pha dinh dưỡng và tưới cây có độ pH 7,0 ± 0,3, Hóa chất dùng điều
chỉnh độ pH gồm HCl 0,1N và NaOH 0,1N.

9


Bảng 2.1 Thành phần khoáng của môi trƣờng dinh dƣỡng Hoagland

Môi trƣờng Hoagland
(1972)

Hóa chất

g/1000L

Đa lƣợng

KNO3

606,60

NH4H2PO4


230,16

Ca(NO3)2

656,44

MgSO4

120,24

H3BO3

1,55

MnSO4

0,30

ZnSO4.7H2O

0,72

CuSO4

0,08

H2MoO4

0,08


KCl

3,73

Sắt EDTA

30,00

Vi lƣợng

Nguồn: Hoagland cải tiến bởi Epstein (1972)

Bảng 2.2 Thành phần khoáng của môi trƣờng dinh dƣỡng Hoagland (g/1000L)
Khoáng

N

P

224

62

K

Ca

Mg


S

Fe

B

Mn

Zn

Cu

Mo

235 160

24

32

3,0 0,27 0,11

0,13

0,03

0,05

Nguồn: Hoagland cải tiến bởi Epstein (1972)


2.2 Phƣơng pháp
* Phương pháp thực hiện:
- Chuẩn bị giá thể: ngâm chỉ xơ dừa và mụn xơ dừa trong nước trong một tháng để
loại bỏ chất chát (tanin), sau đó đem phơi khô. Xốp cắm hoa được cắt nhỏ (kích
thước: 0,7 x 0,7 x 0,7 cm).

10


Mụn xơ dừa

Chỉ xơ dừa

Xốp cắm hoa

Hình 2.1 Ba loại giá thể thí nghiệm
- Chuẩn bị hệ thống thủy canh:
 Hệ thống tĩnh: trên nắp đậy các thùng xốp khoan 5 lỗ có đường kính 10 cm để
đặt chậu cây (Hình 2.2 A), bên trong thùng được bao bọc bởi một lớp nilon đen
để tránh thất thoát dinh dưỡng và ngăn ngừa rong, tảo. Cho dung dịch dinh
dưỡng vào thùng.
 Hệ thống hoàn lưu: cắt ống PVC Φ168 thành 8 đoạn 2 m, trên mỗi ống khoan 4
lỗ có đường kính 10 cm để đặt chậu cây. Dùng bít đầu ống để bịt các đầu ống và
sử dụng các ống PVC Φ27 để cấp và thoát nước (Hình 2.2 B). Cho dung dịch
dinh dưỡng vào các ống.

A

B


Hình 2.2 Chuẩn bị hai hệ thống thủy canh
A: hệ thống thủy canh tĩnh, B: hệ thống thủy canh hoàn lưu.

11


- Dinh dưỡng được pha ở bộ môn Sinh lý Sinh hóa, trường ĐHCT. Nước máy dùng
pha dinh dưỡng và tưới cây có pH 7,0 ± 0,3.
* Phương pháp trồng: những nhánh giâm của cây Trúc đốm được trồng trong các
chậu nhựa có đường kính 9,5 cm, cao 8 cm với loại ba giá thể: mùn xơ dừa, chỉ xơ
dừa và xốp cắm hoa cho rễ ổn định và thích nghi khoảng hai tuần (Hình 2.3).
Mụn xơ dừa

Chỉ xơ dừa

Xốp cắm hoa

Hình 2.3 Cây Trúc đốm đƣợc trồng trong giá thể
Sau đó đặt các chậu nhựa đã trồng cây vào những lỗ được khoan trên hai hệ thống
thủy canh đã được chuẩn bị sẵn sao cho chậu nhựa ngập trong dung dịch dinh
dưỡng khoảng 3 cm (Hình 2.4).
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên hai
nhân tố với 2 hệ thống thủy canh (hệ thống tĩnh, hệ thống hoàn lưu) và 3 giá thể
(xốp cắm hoa, chỉ xơ dừa, mụn xơ dừa) với 6 nghiệm thức, 10 lần lặp lại, mỗi lần
lặp lại 1 cây.
- Dung dịch dinh dưỡng được kiểm tra thường xuyên và thay mới định kỳ 4
tuần/lần.
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới mái che nilon, bên trên khu thí
nghiệm có che thêm một lớp lưới giảm 50% cường độ ánh sáng.


12


×