Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT TRỒNG và THÍ NGHIỆM xử lý RA HOA cây HOA GIẤY (bougainvillea spp )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.58 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THANH TRÚC

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÍ NGHIỆM
XỬ LÝ RA HOA CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: HOA VIÊN CÂY CẢNH

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÍ NGHIỆM
XỬ LÝ RA HOA CÂY HOA GIẤY
(Bougainvillea spp.)

Cán bộ hướng dẫn
PGs.Ts NGUYỄN MINH CHƠN

Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THANH TRÚC
MSSV: 3083771
Lớp: Hoa Viên Cây Cảnh k34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“Điều tra kỹ thuật trồng và thí nghiệm xử lý ra hoa ra hoa cây hoa Giấy
(Bougainvillea spp.)”

Do sinh viên NGUYỄN THANH TRÚC thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2012.
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts Nguyễn Minh Chơn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
Điều tra kỹ thuật trồng và thí nghiệm xử lý ra hoa ra hoa cây hoa Giấy
(Bougainvillea spp.)”

Do sinh viên NGUYỄN THANH TRÚC thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức:………………………..
Ý kiến hội đồng: ……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012.
(ký tên)

PGs.Ts Lê Văn Bé

PGs.Ts Nguyễn Bảo Toàn

ThS. Phạm Thị Phương Thảo

DUYỆT CỦA KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào trước đây.


Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Thanh Trúc

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1.SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thanh Trúc

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/08/1988
Nơi sinh: Tại Long Mỹ, Hậu Giang
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Thiên Chúa (Công Giáo)
Địa chỉ: số nhà 293 Ấp 2 xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1996-2001 : Trường Tiểu Học Vĩnh Thuận Đông
2001-2005 : Trường Trung Học Cơ Sở Vĩnh Thuận Tây
2005-2008 : Trường Trung Học Phổ Thông Long Mỹ
2008-2012 : Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học ngành Hoa Viên Cây
Cảnh, khóa 34. Tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Nghiệp chuyên ngành Hoa Viên Cây Cảnh
năm 2012.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2012
Người khai


Nguyễn Thanh Trúc

iv


LỜI CẢM TẠ

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Minh Chơn đã tận tình hướng dẫn,
dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm tạ thầy cố vấn học tập thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý cùng
toàn thể quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng về những kiến thức
mà quý Thầy Cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời yêu thương và cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ.
Gởi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Trọng Cần, anh Nguyễn Hùng Binh, chị Hứa Bảo
Khanh, cùng các anh chị và các bạn sinh viên đang thực hiện luận văn ở Bộ môn Sinh
Lý – Sinh Hóa, các bạn lớp Hoa Viên Cây Cảnh khóa 34 đã đóng góp, động viên và
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

v


MỤC LỤC

Mục

Trang

Trang phụ bìa ......................................................................................................... i
Lời cam đoan....................................................................................................... iii

Tiểu sử cá nhân .................................................................................................... iv
Lời cảm tạ ............................................................................................................. v
Mục lục ................................................................................................................ vi
Danh sách bảng ..................................................................................................... x
Danh sách hình ....................................................................................................xii
Bảng chữ viết tắt ................................................................................................ xiv
Tóm lược ............................................................................................................. xv
Phụ lục ............................................................................................................... xvi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................ 2
1.1 NGUỒN GỐC CÂY HOA GIẤY ................................................................. 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ............................................................................. 2
1.2.1 Rễ cây hoa Giấy....................................................................................... 2
1.2.2 Thân cây hoa Giấy ................................................................................... 3
1.2.3 Lá hoa Giấy ............................................................................................ 3
1.2.4 Lá bắc của hoa Giấy................................................................................. 4
1.2.5 Hoa của hoa Giấy..................................................................................... 5
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI .............................................................................. 6
1.3.1 Đất ........................................................................................................... 6
1.3.2 Thời tiết ................................................................................................... 7
1.3.3 Nước tưới ................................................................................................ 7
1.3.4 Bón phân ................................................................................................. 7
1.3.5 Sâu bệnh .................................................................................................. 8
1.4 SỰ RA HOA.................................................................................................. 9
1.4.1 Sinh học và sự phát triển của hoa ............................................................. 9
1.4.2 Yêu cầu dinh dưỡng của sự ra hoa ........................................................ 10

vi



Mục

Trang

1.5 VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG LÊN SỰ RA HOA ......... 10
1.5.1 Lý thuyết về sự liên quan giữa carbohydrat và nitrogen (tỉ số C/N) ...... 10
1.5.2 Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng lên sự ra hoa ................................ 10
1.6 GIÁ TRỊ Y HỌC ....................................................................................... 11
1.7 ỨNG DỤNG CỦA HOA GIẤY TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN............... 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................... 13
2.1 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................ 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................................... 13
2.1.2 Địa điểm ................................................................................................ 13
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 13
2.1.4 Hoá chất................................................................................................ 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................................................. 13
2.2.1 Điều tra phương pháp xử lý ra hoa giấy ở tỉnh Đồng Tháp.. .................. 13
2.2.2 Thí nghiệm: Ảnh hưởng của chế độ nước và dinh dưỡng
lên sự ra hoa của cây hoa Giấy trắng và hoa Giấy hai màu .................... 15
2.2.3 Kết quả thí nghiệm (các chỉ tiêu theo dõi). ............................................ 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 20
3.1 HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT TRỒNG HOA GIẤY TẠI THỊ
XÃ SA ĐÉC VÀ HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP .................... 20
3.1.1 Ghi nhận tổng quát quá trình điều tra phương pháp xử lý ra hoa ........... 20
3.1.2 Kinh nghiệm trồng ................................................................................ 20
3.1.3 Tình hình canh tác của các hộ trồng hoa Giấy ....................................... 21
3.1.4 Phương pháp xử lý ra được áp dụng hoa tại các hộ trồng hoa giấy ........ 21
3.1.5 Tưới nước cho cây hoa Giấy ................................................................. 22
3.1.6 Tuổi cành giâm hoa giấy được xử lý ra hoa............................................ 23
3.1.7 Thời gian áp dụng biện pháp xử lý ra hoa ............................................. 23

3.1.8 Thời gian ra hoa sau khi áp dụng biện pháp xử lý ra hoa ....................... 24
3.1.9 Lượng phân đạm nguyên chất được bón cho cây hoa Giấy.................... 25
3.1.10 Lượng phân Lân (P) nguyên chất được bón cho cây hoa Giấy............. 25
3.1.11 Lượng phân Kali (K) nguyên chất được bón cho cây hoa Giấy ........... 25

vii


Mục

Trang

3.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XỬ LÝ RA HOA CÂY HOA GIẤY ............. 26
3.2.1 Số chồi của hoa Giấy sau khi xử lý ...................................................... 26
3.2.2 Số mầm hoa của hoa Giấy sau khi xử lý ............................................ 28
3.2.2.1 Số mầm hoa của hoa Giấy ở thời điểm 7 ngày sau khi xử lý ......... 28
3.2.2.2 Số mầm hoa của hoa Giấy ở thời điểm 14 ngày ............................. 29
3.2.3 Số hoa của hoa Giấy sau khi xử lý....................................................... 30
3.2.3.1 Số hoa của hoa ( từ 0,5cm trở lên) Giấy ở thời điểm 7 ngày ............ 30
3.2.3.2 Số hoa của hoa (từ 2cm) Giấy ở thời điểm 14 ngày ......................... 30
3.2.3.3 Số hoa của hoa (từ 2cm) Giấy ở thời điểm 21 ngày sau khi xử lý ..... 32
3.2.3.4 Số hoa của hoa Giấy ở thời điểm 28 ngày sau khi xử lý .................... 33
3.2.4 Số hoa trên chùm sau khi xử lý .............................................................. 33
3.2.4.1 Số hoa trên chùm ở thời điểm 14 ngày sau khi xử lý .......................... 33
3.2.4.2 Số hoa Giấy trên chùm ở thời điểm 21 ngày....................................... 34
3.2.5 Đường kính chùm hoa sau khi xử lý ..................................................... 35
3.2.5.1 Đường kính chùm hoa 14 ngày .......................................................... 35
3.2.5.2 Đường kính chùm hoa ở thời điểm 21 ngày........................................ 36
3.2.6 Lá bắc hoa Giấy sau khi xử lý ............................................................... 36
3.2.6.1 Chiều dài lá bắc ở thời điểm 14 ngày ................................................. 36

3.2.6.2 Chiều rộng lá bắc ở thời điểm 14 ngày ............................................... 37
3.2.6.3 Chiều dài lá bắc ở thời điểm 21 ngày ................................................. 38
3.2.6.4 Chiều rộng lá bắc ở thời điểm 21 ngày ............................................... 39
3.2.7 Ống hoa của hoa Giấy sau khi xử lý ..................................................... 39
3.2.7.1 Chiều dài ống hoa Giấy ở thởi điểm 14 ngày..................................... 39
3.2.7.2 Đường kính ống hoa ở thời điểm 14 ngày .......................................... 40
3.2.7.3 Chiều dài ống hoa Giấy ở thởi điểm 21 ngày..................................... 41
3.2.7.4 Đường kính ống hoa ở thời điểm 21 ngày .......................................... 41
3.2.8 Lá non hoa Giấy sau khi xử lý.............................................................. 42
3.2.8.1 Chiều dài lá non hoa Giấy 14 ngày..................................................... 42
3.2.8.2 Chiều rộng lá non hoa Giấy 14 ngày .................................................. 43
3.2.8.3 Chiều dài lá non hoa Giấy 21 ngày..................................................... 43
3.2.8.4 Chiều rộng lá non hoa Giấy 21 ngày .................................................. 44
3.2.9 Lá trưởng thành của hoa Giấy sau khi xử lý ........................................ 45
3.2.9.1 Chiều dài lá trưởng thành ở thời điểm 14 ngày ................................... 45

viii


Mục

Trang

3.2.9.2 Chiều rộng lá trưởng thành 14 ngày .................................................. 45
3.2.9.3 Chiều dài lá trưởng thành ở thời điểm 21 ngày .................................. 46
3.2.9.4 Chiều rộng lá trưởng thành 21 ngày .................................................. 47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 47
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 48
4.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49


ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 2.1 Nhận dạng các giống hoa Giấy tại các điểm điều khảo sát ................ 14
Bảng 3.1 Kinh nghiệm trồng hoa Giấy Tại khu vực điều tra ............................ 21
Bảng 3.2 Số chậu hoa Giấy Tại các địa điểm điều tra ...................................... 21
Bảng 3.3 Phương pháp xử lý ra hoa Giấy Tại các địa điểm điều tra ................. 22
Bảng 3.4 Tưới nươc cho hoa Giấy ................................................................... 23
Bảng 3.5 Tuổi cành giâm có thể xử lý ra hoa ................................................... 23
Bảng 3.6

Thời gian cắt nước cây hoa Giấy Tại các địa điểm điều tra .............. 24

Bảng 3.7 Thời gian ra hoa của cây hoa Giấy sau khi cắt nước.......................... 24
Bảng 3.8 Tổng lượng phân Đạm (N) nguyên chất ............................................ 25
Bảng 3.9 Tổng lượng phân Lân (P) nguyên chất .............................................. 25
Bảng 3.10 Tổng lượng phân Kali (K) nguyên chất ........................................... 26
Bảng 3.11 Số chồi chủa hoa Giấy ở thời điểm 7 ngày sau khi xử lý ................. 27
Bảng 3.12 Số mầm hoa của hoa Giấy ở thời điểm 7 ngày .................................. 28
Bảng 3.13 số mầm hoa của hoa Giấy ở thời diểm 14 ngày ................................. 29
Bảng 3.14 Số hoa hoa ( từ 0,5cm trở lên) Giấy ở thời điểm 7 ngày .................... 30
Bảng 3.15 Số hoa của hoa Giấy ở thời điểm 14 ngày ......................................... 31

Bảng 3.16 Số hoa của hoa Giấy ở thời điểm 21 ngày ......................................... 32
Bảng 3.17 Số hoa của hoa Giấy ở thời điểm 28 ngày sau khi xử lý ................... 33
Bảng 3.18 Số hoa trên chùm ở thời điểm 14 ngày ............................................. 34

Bảng 3.19 Số hoa Giấy trên chùm ở thời điểm 21 ngày.............................................. 35

x


Bảng 3.20 Đường kính chùm hoa 14 ngày ........................................................ 35
Bảng 3.21 Đường kính chùm hoa lúc 21 ngày ................................................... 36
Bảng 3.22 Chiều dài lá bắc hoa Giấy ở thời điểm 14 ngày ................................ 37
Bảng 3.23 Chiều rộng lá bắc ở thời điểm 14 ngày............................................. 37
Bảng 3.24 Chiều dài lá bắc ở thời điểm 21 ngày ................................................ 38
Bảng 3.25 Chiều rộng lá bắc ở thời điểm 21 ngày.............................................. 39
Bảng 3.26 Chiều dài ống hoa Giấy ở thởi điểm 14 ngày ................................... 40
Bảng 3.27 Đường kính ống hoa ở thời điểm 14 ngày ......................................... 40
Bảng 3.28 Chiều dài ống hoa Giấy ở thời điểm 21 ngày ................................... 41
Bảng 3.29 Đường kính ống hoa ở thời điểm 21 ngày ......................................... 42
Bảng 3.30 Chiều dài lá non hoa Giấy 14 ngày ................................................... 42
Bảng 3.31 Chiều rộng lá non hoa Giấy 14 ngày ................................................. 43
Bảng 3.32 Chiều dài lá non hoa Giấy 21 ngày ................................................... 43
Bảng 3.33 Chiều rộng lá non hoa Giấy 21 ngày ................................................. 44
Bảng 3.34 Chiều dài lá trưởng thành ở thời điểm 14 ngày ................................. 45
Bảng 3.35 Chiều rộng lá trưởng thành 14 ngày .................................................. 46
Bảng 3.36 Chiều dài lá trưởng thành ở thời điểm 21 ngày ................................. 46
Bảng 3.37 Chiều rộng lá trưởng thành 21 ngày .................................................. 47

xi



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Hình 1.1 Rễ trong giâm cành hoa Giấy ............................................................. 2
Hình 1.2 Cành hoa Giấy được chọn từ thân chính để xử lý ra rễ ........................ 3
Hình 1.3 Lá non của hoa Giấy ........................................................................... 3
Hình 1.4 Các dạng lá của hoa Giấy ................................................................... 4
Hình 1.5 Màu sắc của lá hoa Giấy .................................................................... 4
Hình 1.6 Hình dạng và màu sắc của các loại lá bắc .......................................... 5
Hình 1.7 Đặc điểm của hoa Giấy ..................................................................... 6
Hình 1.8 Màu sắc của hoa khi nở ..................................................................... 6
Hình 1.9 Ứng dụng cây hoa Giấy làm cảnh....................................................... 12
Hình 2.1 Hoa giấy trắng 2cm ............................................................................ 16
Hình 2.2 Cách đếm số hoa trên cành ................................................................. 17
Hình 2.3 Cách đếm số hoa trên một chùm ........................................................ 17
Hình 2.4 Cách đo dường kính chùm hoa ........................................................... 17
Hình 2.5 Cách đo chiều dài lá bắc..................................................................... 18
Hình 2.6 Cách đo chiều rộng lá bắc .................................................................. 18
Hình 2.7 Cách đo chiều dài ống hoa ................................................................. 18
Hình 2.8 Cách đo đường kính hoa .................................................................... 18
Hình 2.9 Cách đo lá hoa Giấy. .......................................................................... 19
Hình 3.1 Chồi non hoa Giấy ............................................................................ 27
Hình 3.2


Mầm hoa Giấy .................................................................................. 29

Hình 3.3 Cây hoa Giấy hai màu ra hoa 14 ngày sau khi xử lý .......................... 31
Hình 3.4 Cây hoa Giấy trắng ra hoa 14 ngày sau khi xử lý ............................... 32

xii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

NAA: Naphthalene acetic acid

xiii


NGUYỄN THANH TRÚC, 2012. “Điều tra kỹ thuật trồng và thí nghiệm xử lý ra
hoa ra hoa cây hoa Giấy (Bougainvillea spp.)”. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành
Hoa Viên Cây Cảnh, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần
Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts Nguyễn Minh Chơn.
TÓM LƯỢC
Hoa giấy (hay Biện lý) (Bougainvillea spp.) là loài là cây thân gỗ, dạng bụi,
nhánh mọc leo dùng trang trí cảnh quan và làm cây Bonsai ở khắp các vùng có khí
hậu nhiệt đới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hoa giấy rất đa dạng về màu sắc và
chủng loại.Hoa Giấy có nhiều màu sắc sặc sỡ nên được dùng làm cây cảnh. Nhưng
những tài liệu nói về phướng pháp xử lý cây hoa Giấy ra hoa đồng loạt và ra hoa
nhiều ít được đề cập. Để hiểu được tập quán trồng hoa giấy và đề xuất được phương
pháp làm cho cây hoa Giấy ra hoa đồng loạt, đề tài “Điều Tra Kỹ Thuật Trồng và
Thí Nghiệm Xử Lý Ra Hoa Cây Hoa Giấy (Bougainvillea spp.)” đã được thực hiện
nhằm tìm ra cách xử lý ra hoa dễ áp dụng trên cây hoa Giấy. Việc khảo sát 29 phiếu

điều tra ở 29 địa điểm thuộc tỉnh Đồng Tháp đã được thực hiện nhằm tìm hiểu kỹ
thuật trồng và xử lý ra hoa trong dân gian. Kết quả điều tra cho thấy biện pháp xử lý
ra hoa trên cây hoa giấy được nông dân áp dụng nhiều nhất là cắt nước 15 ngày, sau
10 ngày thì ra hoa và cành giâm trên hai tháng tuổi có thể xử lý ra hoa. Thí nghiệm xử
lý ra hoa trên cây hoa Giấy cũng được thực hiện với bốn cách xử lý: Cắt nước 15
ngày và không cắt đọt; cắt nước 15 ngày và cắt đọt; kết hợp 2 cách trên với tưới dinh
dưỡng HVP 15 -30 -15. Kết quả cho thấy bốn cách xử lý trên đều làm cho hoa giấy có
hoa sớm và nhiều hơn so với đối chứng. Hoa giấy hai màu dễ trổ hoa hơn hoa giấy
trắng. Việc cắt nước 15 ngày, cắt đọt và kết hợp với tưới dinh dưỡng trên hoa Giấy
hai màu cho ra hoa sớm hơn 7 ngày so với hoa Giấy trắng được xử lý tương tự.
Nghiệm thức cắt nước 15 ngày, cắt đọt và tưới dinh dưỡng cũng cho số hoa nhiều
nhất và đồng loạt so với các nghiệm thức khác.

xiv


MỞ ĐẦU
Hoa Giấy hay Biện lý (Bougainvillea spp.) là cây thân gỗ, dạng bụi, nhánh mọc leo
dùng trang trí cảnh quan và làm cây Bonsai. Đặc trưng của hoa Giấy là những lá bắc
có nhiều màu sắc sặc sỡ, lá mọc xen kẽ và thân có mang gai nhọn. Hoa Giấy được
trồng từ những vùng khí hậu nắng nóng cho đến những vùng bờ biển có khí hậu ẩm
mát trên khắp thế giới như Đài Loan, Philippines, Mexico, Brazil, Australia, miền
nam Hoa Kỳ.
Do hoa Giấy có nhiều màu sắc khác nhau, cành nhánh sum xuê, khỏe mạnh, dễ
trồng nên rất được ưa chuộng. Hoa Giấy được trồng làm cảnh quan ở các công trình
đô thị, các khu công nghiệp, công viên, nhà hàng, khách sạn cho đến các hộ gia
đình. Hoa trồng thành giàn lớn, hàng rào, trồng trong chậu nhỏ và cũng tạo được
dáng Bonsai. Tuy nhiên vấn đề khó khăn trong việc chọn hoa Giấy làm cây trang trí
cảnh quan là khó cho ra hoa đồng loạt và đúng thời điểm. Hiện nay, chưa có tài liệu
nghiên cứu về quy trình xử lý ra hoa trên cây hoa Giấy. Để đáp ứng yêu cầu của

người trồng hoa Giấy là làm cho ra hoa đúng vào dịp lễ, dịp tết hay sự kiện. Vì vậy
đề tài “Điều tra kỹ thuật trồng và thí nghiệm xử lý ra hoa ra hoa cây hoa Giấy
(Bougainvillea spp.)” được thực hiện nhằm tìm ra biện pháp xử lý cho cây hoa
Giấy ra nhiều hoa, ra đồng loạt, đúng thời gian và đạt hiệu quả cao.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

NGUỒN GỐC CÂY HOA GIẤY

Theo Trần Hợp (2000), hoa Giấy có nguồn gốc từ Brazil (nam Châu Mỹ) và được
phát hiện vào năm 1768 tại Rio de Janeiro bởi Tiến sĩ tự nhiên học người Pháp
Philibert Commercon. Tên cây được đặt theo tên người bạn thân của ông là đô đốc
Louis-Antoine de Bougainville, người chỉ huy con tàu La Boudeuse đi thuyền vòng
quanh thế giới từ 1766-1769 và trong đó Commercon là một hành khách.
Hai mươi năm sau khi phát hiện của Commercon, lần đầu tiên nó đã được xuất bản
với tên là ‘Buginvillea’ trong Genera Plantarium của AL de Jusseau năm 1789. Chi
sau đó đã được đổi tên nhiều lần cho đến khi nó cuối cùng đã được chỉnh sửa thành
“Bougainvillea” trong the Index Kewensis trong những năm 1930.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Hoa Giấy có tên khoa học là “Bougainvillea spectabilis Wild” hay “Bougainvillea
brasiliensic Raeusch”, thuộc họ Hoa phấn Nyctaginaceae, chi Hoa Giấy
“Bougainvillea” (Võ Văn Chi, 2003), là loài thực vật thuộc lớp 2 lá mầm (Đặng
Minh Quân, 2007).
1.2.1 Rễ cây hoa Giấy
Hoa Giấy có rễ trụ và nhiều rễ phụ (Đặng Minh Quân, 2007), hệ thống rễ phát triển

rất mạnh (Schoelhorn và ctv, 2002). Tuy nhiên, rễ của chúng cũng rất giòn và dễ
gãy, giữ đất không tốt, đây là điều nên lưu ý khi trồng cây hoa Giấy (Riffle, 1998).
Rễ hoa Giấy giâm cành NAA ở nồng độ 1000 ppm rất có hiệu quả, ra rễ sớm hơn
25 ngày so với không xử lý (Hứa Bảo Khanh, 2011).

Hình 1.1 Rễ trong giâm cành hoa Giấy
(Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

2


1.2.2 Thân cây hoa Giấy
Là cây dạng leo, thân gỗ lớn, nhánh mọc nhanh, cành nhánh nhiều và vươn dài
(Trần Hợp, 2000), nhánh mọc leo, khỏe, có vỏ sáng, mang gai dài 2 cm (Võ Văn
Chi, 2003).
Theo Hứa Bảo Khanh (2011) thì thân hoa Giấy có thể ra rễ nhưng rất khó, để hoa
Giấy ra rễ thì cần có biện pháp xử lý thích hợp. Cành hoa Giấy được chọn từ thân
chính, cành bánh tẻ và dài khoảng 15cm xử lý với NAA 1000 ppm thì cho hiệu quả
cao trong việc ra rễ từ cành giâm.

Hình1.2 Cành hoa Giấy được chọn từ thân chính để xử lý ra rễ
(Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

1.2.3 Lá hoa Giấy
1.2.3.1 Lá non: lá non hoa Giấy là những lá mới bắt đầu mọc ra vài ngày và có màu
xanh nhạt Sau môt thời gian, lá non sẽ lớn dần và thay đổi màu sắc. Hình dạng và
màu sắc lá non thay đổi tùy theo từng loài.
* Hình dạng: lá hoa Giấy non dạng hình oval thì có đuôi nhọn, dạng hình elip thì có
đuôi thuôn dài hay hình trái tim. Mép của lá non mới mọc ra thường thẳng, sang
giai đoạn lá trưởng thành mép lá sẽ dợn sóng hoặc không dợn sóng tùy theo từng

loài.
* Màu sắc: cây đang trong giai đoạn sinh trưởng thì lá non có màu lục sáng hay
xanh nhạt. Khi cây chuyển sang giai đoạn ra hoa thì lá non sẽ có màu nâu đỏ, nâu
xanh, màu đỏ nhạt hoặc mép lá non sẽ co viền nâu đỏ. Đây là đặc điểm nhận biết
khi nào cây sắp trổ hoa ( Hứa Bảo Khanh, 2011).

Hình 1.3 Lá non của hoa Giấy
(Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

3


1.2.3.2 Lá trưởng thành
* Hình dạng: lá của hoa Giấy là lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan hay thuôn
dài ở đỉnh và tròn ở gốc lá. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá xanh quanh năm (Trần
Hợp, 2000). Gân lá hình lông chim và mỗi lá đều có một gân chính nằm dọc theo
trục đối xứng của lá; từ dọc gân chính sẽ phân nhánh cho ra những gân bên, từ các
gân bên sẽ cho ra các gân phụ. Trên bề mặt của lá thường có lớp lông tơ mịn; có
loài trên bề mặt bóng, nhẵn, không có lông tơ; có loài có lớp lông mịn ở mặt dưới lá
( Hứa Bảo Khanh, 2011).
* Màu sắc: lá trưởng thành có màu xanh lục đậm, một số loài có màu xanh lục bóng
và một số loài bị đột biến nên có hai màu trắng và xanh (Hứa Bảo Khanh, 2011).

Lá hình oval

Lá hình oval tròn

Lá hình elip

Lá hình tim


Hình 1.4 Các dạng lá của hoa Giấy
(nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

Lá có màu sắc đột biến

Lá có màu xanh đậm

Hình 1.5 Màu sắc của lá hoa Giấy
(Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

1.2.4 Lá bắc của hoa Giấy
Hoa Giấy đặc trưng bởi màu của lá bắc tạo nên như cánh hoa: đỏ, tím đỏ, cam hay
trắng (Đặng Minh Quân, 2007) và bọc lấy hoa hình ống dài ở phía trong (Trần Hợp,

4


2000). Cũng chính vì lá bắc của nó mỏng và giống như Giấy nên hoa mới có tên là
“hoa Giấy”.
* Hình dạng: Hoa Giấy có lá bắc mỏng và kết thành chùm với 3 lá bắc, đính chung
trên một cuống. Vào giai đoạn trổ hoa, lá bắc thường mọc thành chùm ở đầu mỗi
nhánh hoặc mọc dọc theo nhánh. Hình dạng và kích thước của lá bắc cũng phong
phú như lá, nhưng đa số là hình oval tròn, hình tam giác hay hình oval; mép lá bắc
thường dợn sóng, có loài mép lá bắc thường thẳng; giữa mỗi phiến lá bắc có gân
chính chạy dọc theo trục lá, gân lá hình lông chim (Hứa Bảo Khanh, 2011).
* Màu sắc: Hoa Giấy có màu sắc mang nhiều màu sắc, từ hồng, hồng đậm, tím,
vàng, cam đến lá bắc có hai màu trắng hồng. Màu sắc lá bắc biến đổi từ từ lúc nhỏ
đến lúc lớn tùy theo loài; có loài lá bắc lúc nhỏ màu đậm, đến khi lá trưởng thành và
gần tàn thì lá bắc sẽ có màu nhạt dần; có loài từ lúc nhỏ đến lúc gần tàn lá bắc vẫn

không đổi màu; có loài lá bắc sẽ rụng sau khi tàn và có loài lá bắc không rụng sau
khi tàn ( Hứa Bảo Khanh, 2011).

Lá bắc dạng tam giác

Lá bắc dạng oval tròn

Hình 1.6 Hình dạng và màu sắc của các loại lá bắc
(Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

1.2.5 Hoa của cây hoa Giấy
Tụ tán ba hoa, mỗi hoa gắn trên một lá bắc trắng, cam, hồng rất đẹp (Phạm Hoàng
Hộ, 1999). Hoa lưỡng tính, đều, bao hoa gồm 5 lá đài dính thành ống, không có
cánh hoa (Đặng Minh Quân, 2007). Ống đài phình, vàng bên trong. Số nhị 7-8, bầu
không lông trên một cuống ngắn (Võ Văn Chi, 2003).
* Hình dạng: hoa thật của hoa Giấy có dạng hình ống dài do 5 lá đài đính thành ống
tạo thành, không có cánh hoa. Trên ống hoa có 5 rãnh chia ống hoa thành 5 thùy;
trên thành ống thường có lớp lông tơ bao phủ. Hoa thường mọc thành cụm hoa và
dính liền lá bắc với gân chính của lá bắc ( Hứa Bảo Khanh, 2011).
* Màu sắc: hoa có màu trắng, màu kem hoặc màu vàng nhạt. Ống hoa có màu gần
giống với màu của lá bắc, màu sắc của ống hoa cũng thay đổi theo từng loài; hoa
Giấy đỏ huyết có lá bắc màu hồng đậm thì ống hoa có màu hồng đậm, hoa Giấy hai

5


màu có lá bắc có hai màu trắng và hồng thì ống hoa sẽ có màu trắng hoặc hồng; bên
trong ống hoa có màu xanh lục (Hứa Bảo Khanh, 2011).

Hoa


A
B
(A)

C

Hoa của hoa Giấy; (B) Ống hoa cắt dọc; (C) Nhị và nhụy hoa

Hình 1.7 Đặc điểm của hoa Giấy
(Nguồn />
Ống hoa dính với lá bắc(a) Hoa hình ống (b)

Hoa màu vàng nhạt

Hoa màu trắng

Hoa màu kem

Hình 1.8 Màu sắc của hoa khi nở
( Nguồn: Hứa Bảo Khanh, 2011)

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
1.3.1 Đất
Hoa Giấy có hệ thống rễ phát triển rất tốt, chúng thường được trồng ở những nơi
mà đất thoát nước tốt. Tránh loại đất hỗn hợp có nhiều than bùn và thoát nước kém.
Những loại môi trường giữ nước nhiều sẽ làm cây thối gốc vì vậy để bảo đảm nên

6



chọn loại môi trường thoát nước tốt (Schoelhorn và ctv, 2002). Một trong những
hỗn hợp để trồng cây tốt nhất là không cần đất. Môi trường không có đất là môi
trường sạch với bất kì mầm bệnh, côn trùng gây hại hay hạt cỏ dại. Chúng cũng
thường nhẹ và xốp, chẳng những cho phép thoát nước tốt mà còn kết hợp giữ ẩm.
Tuy nhiên hãy cẩn thận không nên sử dụng hỗn hợp than bùn hoặc perlite vì những
môi trường này có xu hướng trở nên rắn chắc, quá nhẹ và khó giữ ẩm (Braswell,
2002). Tóm lại, bất kì môi trường nào thoát nước tốt với pH 5.5-6.0 là chấp nhận
được.
1.3.2 Thời tiết
Những thông tin của Braswell (2002) cho biết hoa Giấy phát triển rất mạnh dưới
ánh sáng mặt trời. Nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời ít nhất 5 giờ mỗi ngày là
lượng ánh sáng tối thiểu cần thiết để cho cây ra hoa tốt. Nếu được chiếu trực tiếp
trong nhiều tiếng thì càng tốt hơn. Cây trồng ở trong mát hoặc có một phần bị che
mát sẽ vẫn phát triển tốt nhưng ít hoa hoặc không ra hoa. Nhiệt độ cần được duy trì
khá cao, tối thiểu là 65°F vào ban đêm và 75°-95°F trong ngày. Hoa Giấy thích độ
ẩm cao trước khi nó có biểu hiện nở hoa. Sau khi bắt đầu nở, nó sẽ chịu được độ ẩm
ít hơn. Hoa Giấy có 2 thời kì sinh trưởng rõ rệt.
+ Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng kéo dài trong nhiều tuần, khi lá và thân phát triển.
Nếu cây được nhận đầy đủ ánh sáng mặt trời thì sẽ hình thành chồi trong suốt thời
kì này. Ngược lại, cây sẽ giữ nguyên sinh trưởng dinh dưỡng.
+ Thời kì nở hoa diễn ra trong vài tuần khi không có giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng xuất hiện. Trong giai đoạn này sự ra hoa sẽ phụ thuộc vào tình trạng của cây
và môi trường sống của chúng, thời tiết nắng và nóng là tốt nhất. Tuy nhiên, ngày
dài và đêm ngắn sẽ làm cây có khả năng nở hoa mau hơn.
1.3.3 Nước tưới
Về phương diện sinh lý và sinh hóa, nước có tầm quan trọng lớn ảnh hưởng nhiều
mặt đối với thực vật. Trong thời kỳ tương nụ nếu thiếu nước hoa sẽ không hình
thành hoặc không lớn nổi, nụ sẽ rụng bớt để tập trung cho mọt số nụ chính ( Đặng
Phương Trâm, 2004) . Tưới nước là công việc quan trọng nhất. Hoa Giấy cần phải

được cung cấp nước liên tục và đầy đủ, nhưng cây chỉ hấp thu nước từ đất dưới một
điều kiện nào đó.Nước tưới cho cây hoa Giấy tùy thuộc vào loại đất, hệ thống rễ,
kích thước của cây và nhiệt độ không khí. Quá nhiều nước cũng sẽ bất lợi cho cây
như khi thiếu nước. Một cây khỏe mạnh sẽ cần nhiều nước trong suốt mùa khô. Khi
tới mùa lạnh thì cây sẽ cần ít nước hơn. Chlorine trong nước máy không ảnh hưởng
đến cây, tuy nhiên Fluoride trong nước máy sẽ làm hại đến cây (Braswell, 2002).

7


1.3.4 Bón phân cho hoa Giấy (NPK):
Phân đạm (N): đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy
nhanh quá trình nảy chồi, cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển thân và lá. Thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt
đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây
thường có màu xanh xẫm, lá nhiều nhưng số rễ hạn chế, phát triển kém.
Phân lân (P2O5): phospho cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính
chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá
trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng. Phân lân thúc đẩy mô phân
sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra
hoa sớm.
Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất hiện vết
nứt gãy ở lá già. Thiếu lân cây còi cọc, lá trưởng thành có màu xanh thẫm đến lam
lục, rễ bị kìm hãm. Thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và
quả phát triển kém ().
Phân Kali (K2O) : chất kali cũng cho kết quả tương tự như đối với chất lân. Mức
độ kali trong lá thấp có liên quan với tỉ lệ hoa cái bất thụ và điều nầy có thể thay thế
bằng việc phun Cytokinin do ảnh hưởng của kali lên mức độ Cytokinin trong cây
(Trần Văn Hâu, 2005). Các loại cây trồng khác nhau hấp thu lượng kali khác nhau
phụ thuộc vào nhu cầu của cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cây chỉ sử

dụng được kali ở dạng dễ tiêu, đối với cây hàng năm cần một lượng kali thấp vào
đầu vụ khi cây còn nhỏ. Khi cây lớn lên, nhu cầu kali của cây càng tăng đặc biệt là
giai đoạn cây trồng trưởng thành và chuẩn bị ra hoa (www.hoacanhhoangmai.com).
Hoa Giấy cần được bón phân NPK đều đặn với tỉ lệ 1:1:1 hoặc 2:1:2. Áp dụng các
nguyên tố khoáng hòa tan sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh vàng lá. Có thể áp dụng
khoáng vi lượng với phân nửa tỷ lệ khuyến cáo hai lần trong một năm. Không nên
bón phân quá nhiều vì quá nhiều phân bón sẽ kích thích giai đoạn tăng trưởng và
kiềm hãm sự ra hoa (Schoelhorn và Alvarez, 2002). Theo báo cáo của Kamp –
Glass và Ogden (1991), loại cây này đòi hỏi lượng magie, sắt và mangan cao. Nồng
độ muối hòa tan vượt quá mức có thể gây hại đến bộ rễ và tránh dùng đạm
ammonium nếu cây phát triển trong điều kiện mát (Dole và Wilkins, 2005). Theo
Broschat (1998), sử dụng phân ure dễ phóng thích hoặc ammonium sẽ làm giảm
vàng lá và tăng khả năng ra hoa so với phân bón nitrate thông thường.
1.3.5 Sâu bệnh
Hoa Giấy tương đối miễn nhiễm với bất kỳ loại sâu và bệnh hại nào. Đa số loại côn

8


trùng phổ biến tấn công cây là loài bướm trên hoa Giấy (Asciodes gordialis). Loài
bướm nhỏ màu xanh lục này ăn lá cây và thỉnh thoảng ăn luôn cả hoa. Loài vật này
không gây hại nghiêm trọng. Nếu tìm thấy nó trên cây, có thể dùng thuốc trừ sâu
hoặc là chờ cho qua chu kì này, lá sẽ rụng đi và cây có vẻ trở trụi một chút nhưng lá
mới sẽ nhanh chóng mọc ra sớm thôi (Welshans, 2001). Ngoài ra cây cũng có thể bị
tổn thương từ các loài giun và rệp, ấu trùng của một số loài cánh vẩy cũng phá hoại
chúng, chẳng hạn như Hypercompe scribonia (www.wikipedia.com).
1.4 SỰ RA HOA
1.4.1 Sinh học và sự phát triển hoa
1.4.1.1 Điều kiện ra hoa
Dạng cây: thân gỗ trườn, rụng lá mùa khô. Kích thước trưởng thành: có thể cao đến

20-30m. Yêu cầu sáng: nắng hoàn toàn. Yêu cầu đất: thoát nước tốt, giàu dinh
dưỡng; thích hợp nhiều loại đất. Yêu cầu nước: trung bình. Tốc độ sinh trưởng:
nhanh. Khả năng chịu đựng: hạn, nắng, ít sâu bệnh. Mùa ra hoa: ra hoa nhiều vào
mùa nắng. Đặc tính khác: ra hoa nhiều trong điều kiện tưới ít nước
(www.cayxanhsadec.com.vn).
1.4.1.2 Sinh học của quá trình ra hoa
Theo Bùi Trang Việt (2000, trích Trần Văn Hâu, 2005) hoa thành lập từ chồi ngọn
hay chồi nách qua 3giai đoạn:
(1) Sự chuyển tiếp ra hoa: mô phân sinh dinh dưỡng thành mô phân sinh tiền hoaĐánh thức mô phân sinh chờ.
(2) Sự tượng hoa: Sự sinh cơ quan hoa (quan sát được dưới kính hiển vi), sự phát
triển của sơ khởi hoa làm chồi phồng lên thành nụ hoa.
(3) Sự tăng trưởng và nở hoa: Mầm hoa vừa hình thành có thể tiếp tục tăng trưởng
và nở hoa hoặc vào đi vào trạng thái ngủ.
Sự nở hoa: phát thể của hoa khi đã hoàn thành, có thể trở vào trong trạng thái nghỉ
trong một thời gian. Sự nở hoa gồm có hai giai đoạn: sự tăng trưởng và sự nở hoa
thật sự.
* Sự tăng trưởng: khi phát hoa tới giai đoạn nghỉ nói trên thì nó gia tăng bề dài của
nó rất mau. Phát hoa trồi ra khỏi thân, cuống hoa dài ra.
* Sự nở hoa thật sự: đây là giai đoạn chót. Đài và cánh xòe ra, các chỉ của tiểu
nhụy co lại hay ngay ra. Nguyên nhân do áp suất trương của các tế bào của đài và
vành tăng lên vì hoa bỗng hấp thu nước mau lẹ.
1.4.1.3 Sự ức chế sự sinh trưởng : sự ức chế sự sinh trưởng như là một bằng
chứng thứ hai xuất hiện ở thời kỳ chuyển tiếp giai đoạn ra hoa. Kết quả ngoài đồng

9


×