Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

SƯU tập, ĐÁNH GIÁ, CHỌN lọc một số LOÀI dây LEO HOANG dại có TRIỂN VỌNG TRỒNG làm CẢNH tại sáu TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHAN VĂN THUẤN

SƯU TẬP, ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC MỘT SỐ LOÀI
DÂY LEO HOANG DẠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG
LÀM CẢNH TẠI SÁU TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HOA VIÊN – CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN - CÂY CẢNH

SƯU TẬP, ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC MỘT SỐ LOÀI
DÂY LEO HOANG DẠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG
LÀM CẢNH TẠI SÁU TỈNH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


TS. Lê Văn Bé

Phan Văn Thuấn
MSSV: 3077416
Lớp: Hoa Viên – Cây Cảnh K33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “SƯU TẬP, ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC MỘT
SỐ LOÀI DÂY LEO HOANG DẠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG LÀM CẢNH TẠI
SÁU TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Do sinh viên PHAN VĂN THUẤN
thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2011.

TS. Lê Văn Bé


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “SƯU TẬP, ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC
MỘT SỐ LOÀI DÂY LEO HOANG DẠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG LÀM
CẢNH TẠI SÁU TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”, do sinh viên

PHAN VĂN THUẤN thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt
nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:…………………………..
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:…………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày…..tháng năm 2011.
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, hình
ảnh và các kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Phan Văn Thuấn


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Lý lịch:
Họ tên: Phan Văn Thuấn.
Ngày sinh: 10/10/1989.
Nơi sinh: Châu Thành – Tiền Giang.

Họ tên cha: Phan Văn Biết.
Họ tên mẹ: Phan Thị Ánh.
Địa chỉ liên lạc: số 43, Tổ 2, ấp Tân Thới, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang.
Quá trình học tập:
- 1995 – 2000: Trường tiểu học Ấp Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang.
- 2000 – 2004: Trường trung học cơ sở Ấp Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang.
- 2004 – 2005: Trường trung học phổ thông Tân Phước, Tân Phước, Tiền
Giang.
- 2005 – 2007: Trường trung học phổ thông Đốc Binh Kiều, Cai Lậy, Tiền
Giang.
- 2007 – 2010: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Hoa Viên Cây Cảnh, khóa
33, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2011

Phan Văn Thuấn

LỜI CẢM ƠN


Xin kính dâng lên cha mẹ và gia đình tôi!
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc!
Thầy Lê Văn Bé đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt
quá trình thực hiện đề tài, người đã chỉ cho tôi cách đi đến sự thành công. Đồng thời, Thầy
cũng là cố vấn học tập đã quan tâm dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm đại học.
Cô Lê Thị Điểu, anh Nguyễn Văn Kha, đã trực tiếp chỉ dẫn, luôn động viên và
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua.
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt khóa học.

Chân thành cảm ơn!
Tập thể lớp Hoa Viên Cây Cảnh K33 và Nhân, Ngọc đã nhiệt tình giúp đỡ, luôn
gắn bó, động viên, chia sẻ những khó khăn cũng như vui, buồn trong suốt quá trình học tập
và làm luận văn.
Thân gửi đến mọi người những lời chúc tốt đẹp và thành công trong tương lai!
PHAN VĂN THUẤN


PHAN VĂN THUẤN. 2011. “SƯU TẬP, ĐÁNH GIÁ, CHỌN LỌC MỘT SỐ
LOÀI DÂY LEO HOANG DẠI CÓ TRIỂN VỌNG TRỒNG LÀM CẢNH TẠI
SÁU TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Hoa Viên Cây Cảnh. Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng – Đại học
Cần Thơ. 63 trang. Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÉ

TÓM LƯỢC
Dây leo mang những đặc tính hoang dại được sưu tập ở sáu tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long (Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu
Giang) và được mang về trồng tại khu nhà lưới thuộc bộ môn Sinh lý – Sinh hoá,
Đại học Cần Thơ.
Các loài dây leo được trồng trên môi trường hỗn hợp các giá thể và được lắp
khung leo tạo điều kiện tốt để sinh trưởng và phát triển. Trồng và theo dõi trong
thời gian 1 năm. Chọn những loài dây leo có đặc điểm triển vọng phù hợp với mục
tiêu làm cảnh để tiến hành ghi nhận những đặc điểm thực vật (đặc điểm hình thái),
phân loại các loài dây leo đến mức chi tiết nhất có thể, đồng thời mô tả và thu thập
số liệu hình ảnh của chúng. Chọn lọc ra những loài có triển vọng phù hợp để làm
cảnh từ đó ghi nhận và tổng kết số liệu, thông tin và hình ảnh cần thiết.
Dây leo hoang dại có sức sinh trưởng mạnh về thân và lá (đậu biếc, lạc tiên
cảnh,...). Từ những loài trổ hoa quanh năm (đậu biếc,…) đến những loài có hoa theo
mùa (sử quân tử,…), màu sắc hoa đa dạng từ màu đỏ (lac tiên cảnh,..) đến vàng
(kim đồng leo), trắng (hoa giấy, ngọc nữ,…) hay màu xanh biếc (đậu biếc,..). Hoa

có độ bền ngắn nhưng trổ với số lượng nhiều.
Theo các đặc điểm triển vọng phù hợp để làm cảnh thì kết quả đánh giá đã
chọn lọc ra được 18 loài dây leo thuộc 12 họ thực vật có những đặc điểm ưu việt
sẵn có phù hợp với lĩnh vực hoa cảnh.
Các loài dây leo được tiếp tục giữ lại nhằm bước đầu bảo tồn được nguồn
nguồn giống nhằm phục vụ cho nghiên cứu lai tạo của ngành hoa cảnh về sau hay
nhân giống để phục vụ trong lĩnh vực nghệ thuật hoa viên.


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................. i
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.............................................................. 3
1.1 TỒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOA CẢNH THỀ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...... 3
1.1.1 Tổng quan về tình hình hoa cảnh Thế Giới .................................................... 3
1.1.2 Tổng quan về tình hình hoa cảnh Việt Nam ................................................... 3
1.2 SƠ LƯỢC VỀ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM VÀ ĐA DẠNG
THỰC VẬT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................... 5
1.2.1 Nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam .......................................................... 5
1.2.2 Đa dạng thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long.............................................. 6
1.3 TỒNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT.................................................. 7
1.3.1 Các qui tắc phân loại học ............................................................................... 7
1.3.2 Tiền khai hoa, hoa thức và hoa đồ.................................................................. 9

1.4 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CẢNH VÀ DÂY LEO HOANG DẠI .............................11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................13
2.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.....................................................................13
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện....................................................................13
2.1.2 Vật liệu.........................................................................................................13
2.1.3 Thiết bị và hoá chất.......................................................................................13
2.1.4 Điều kiện trồng.............................................................................................13
2.2 PHƯƠNG PHÁP .............................................................................................14
2.2.1 Tiếp cận đối tượng........................................................................................14
2.2.2 Sưu tập mẫu..................................................................................................14
2.2.3 Ghi nhận đặc điểm thực vật ..........................................................................14
2.2.4 Trồng và theo dõi dây leo đã sưu tập.............................................................14
2.2.5 Mô tả ưu khuyết điểm dây leo đã sưu tập......................................................15
2.2.6 Đánh giá, chọn lọc và mô tả chi tiết dây leo đã chon lọc ...............................15
2.2.7 Bước đầu bảo tồn nguồn giống .....................................................................17


2.2.8 Xử lý số liệu .................................................................................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................18
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT..............................................................................18
3.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÁC DÂY LEO ĐÃ CHỌN LỌC .................18
3.2.1 HỌ BÀNG – COMBRETACEAE ................................................................18
Sử quân tử – Quisqualis indica Linn......................................................................18
3.2.2 HỌ CHÙM ỚT – BIGNONIACEAE............................................................20
Đăng tiêu – Campsis grandiflora (Thunb.) Schum.................................................20
Ánh hồng – Pachyptera hymenaea (DC.) Gentry...................................................22
3.2.3 HỌ CỎ ROI NGỰA – VERBENACEAE .....................................................25
Ngọc nữ – Clerodendron thomsonae Balf..............................................................25
3.2.4 HỌ ĐẬU – FABACEAE ..............................................................................27
Đậu biếc – Clitoria ternatea L...............................................................................27

3.2.5 HỌ HOA GIẤY – NYCTAGINACEAE.......................................................29
Hoa giấy tím – Bougainvillea brasiliensis Willd....................................................29
Hoa giấy – Bougainvillea spectabilis Willd. ..........................................................31
3.2.6 HỌ KHOAI LANG – CONVOLVULACEAE..............................................34
Bìm bìm – Ipomoea cairica L................................................................................34
Tóc tiên – Ipomoea quamoclit L. ...........................................................................36
3.2.7 HỌ LẠC TIÊN – PASSIFLORACEAE ........................................................38
Lạc tiên cảnh – Passiflora caerulea L....................................................................38
3.2.8 HỌ Ô RÔ – ACANTHACEAE.....................................................................41
Cát đằng – Thunbergia grandiflora Roxb. .............................................................41
3.2.9 HỌ RAU RĂM – POLYGONACEAE..........................................................43
Tigôn – Antigonon leptopus Hook. et Arn. ............................................................43
3.2.10 HỌ SƠ RI – MALPIGHIACEAE ...............................................................45
Kim đồng leo – Tristellateia australasiae A.Rich..................................................45
3.2.11 HỌ THIÊN LÝ – ASCLEPIADACEAE .....................................................47
Cẩm cù sậm – Hoyafusca Wall. .............................................................................47
Thiên lý – Telosma cordata (Burm.f.) Merr...........................................................50
3.2.12 HỌ TRÚC ĐÀO – APOCYNACEAE ........................................................52
Huỳnh anh – Allamanda cathartica Lin.................................................................52
Huỳnh anh lá hẹp – Allamanda neririfolia Hook. ..................................................54


Huỳnh đệ – Pentalinon Luteum (L.) B. F. Hansen & Wunderlin ............................56
3.3 KẾT QUẢ CHỌN LỌC...................................................................................58
3.4 BƯỚC ĐẦU BẢO TỒN..................................................................................58
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
3.1 Bảng thống kê các loài dây leo đã chọn lọc
3.2 Bảng thống kê các loài dây leo đã loại bỏ

i

Trang
59
60


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

3.16
3.17
3.18
3.19
2.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39

Tên hình
Một số kiểu tiền khai hoa
Sử quân tử - Quisqualis indica Linn.
Hoa đồ của Sử quân tử
Đăng tiêu - Campsis grandiflora (Thunb.) Schum.

Hoa đồ của Đăng tiêu
Ánh hồng - Pachyptera hymenaea (DC.) Gentry
Hoa đồ của Ngọc nữ
Ngọc nữ - Clerodendron thomsonae Balf.
Hoa đồ của Đậu biếc.
Đậu biếc - Clitoria ternatea L
Đậu biếc kép - Clitoria ternatea L. var. flora pleno Hort.
Hoa giấy tím - Bougainvillea brasiliensis Willd.
Hoa đồ của Hoa giấy tím
Hoa giấy - Bougainvillea spectabilis Willd.
Hoa đồ của Hoa giấy
Hoa giấy màu cam - Bougainvillea spectabilis Willd. Var.
laterita Lemaire
Bìm bìm - Ipomoea cairica L.
Hoa đồ của Bìm bìm
Tóc tiên - Ipomoea quamoclit L.
Hoa đồ của Tóc tiên
Lạc tiên cảnh - Passiflora caerulea L.
Hoa đồ của Lạc tiên cảnh
Hoa đồ của Cát đằng
Cát đằng - Thunbergia grandiflora Roxb.
Tigôn - Antigonon leptopus Hook. et Arn.
Hoa đồ của Tigôn
Kim đồng leo - Tristellateia australasiae A.Rich
Hoa đồ của Kim đồng leo
Cẩm cù sậm - Hoyafusca Wall.
Hoa đồ của Cẩm cù sậm
Cẩm cù Hoya spp.
Cẩm cù Hoya spp.
Thiên lý - Telosma cordata (Burm.f.) Merr.

Hoa đồ của Thiên lý
Huỳnh anh - Allamanda cathartica Lin.
Hoa đồ của Huỳnh anh
Huỳnh anh lá hẹp - Allamanda neririfolia Hook.
Hoa đồ của Huỳnh anh lá hẹp
Huỳnh đệ - Pentalinon Luteum (L.) B. F. Hansen & Wunderlin
Hoa đồ của Huỳnh đệ

ii

Trang
10
19
20
21
22
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
44
45
46
47
48
49
49
49
50
51
52
53
54
55
56
57


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội ngày này thì đời sống vật chất của
con người ngày càng được nâng cao. Khi vật chất đã được đáp ứng đầy đủ thì chúng
ta bắt đầu quan tâm tới vấn đề bồi dưỡng tin thần, khi ấy nhân tố hoa cảnh sẽ có tác
dụng tích cực và được chú ý đến nhiều hơn trong không gian sống của chúng ta.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên Đồng bằng sông Cửu Long có hệ
động thực vật rất phong phú, đa dạng và có khả năng thích nghi cao với điều kiện

khí hậu – thổ nhưỡng ở đây. Trong đó có nhiều giống dây leo hoang dại vừa thích
hợp với điều kiện khí hậu địa phương vừa có hoa đẹp và thân thiện phù hợp với
mục tiêu trang trí cảnh quan cho không gian sống xung quanh chúng ta.
Trong những năm gần đây song song với việc lai tạo và nhập nội những loài
cây cảnh mới thì con người đã bắt đầu sử dụng những loài dây leo hoang dại như
những cây cảnh với những đặc tính ưu việt như hoa đẹp, dễ trồng và ít tốn công
chăm sóc. Thực tế bên cạnh những loài cây cảnh đẹp và có giá trị trên thị trường thì
dây leo hoang dại (thuộc họ đậu, họ bìm bìm) trong tự nhiên cũng rất phong phú và
đa dạng mà chúng ta chưa khai thác hết để làm cây cảnh. Nhằm để khai thác hết
những cây hoang dại này trong nghệ thuật hoa viên, đề tài “Sưu tập, đánh giá, chọn
lọc một số loài dây leo hoang dại có triển vọng làm cảnh tại sáu tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục đích sưu tập, đánh giá, chọn lọc và
bước đầu bảo tồn. Một mặt khai thác tính ưu việt sẵn có vào trong lĩnh vực hoa
cảnh, mặt khác bước đầu bảo tồn chúng không bị mất đi theo thời gian. Hơn nữa,
đây cũng sẽ là nguồn gen quý giá để lai tạo nhằm góp phần vào sự phong phú của
cây làm cảnh tại Đồng bằng sông Cửu Long.

1


ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: các loài dây leo hoang dại được sử dụng làm cây cảnh tại
một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Mục tiêu nghiên cứu:
Sưu tập, đánh giá và chọn lọc các loài dây leo hoang dại có triển vọng trồng
làm cảnh tại sáu tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Bước đầu bảo tồn nguồn giống để giữ lại làm nguồn gen phục vụ cho ngành
hoa cảnh.

2



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TỒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOA CẢNH THỀ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1 Tổng quan về tình hình hoa cảnh thế giới
Trên thế giới nghề trồng hoa đã phát triển thành dạng hàng hoá qui mô lớn với
kỹ thuật cao từ hàng trăm năm trước ở các nước phát triển, doanh số mua bán hoa
cảnh hàng năm đạt trung bình khoảng ba chục tỷ. Hà Lan, Nhật, Mỹ hiện đang
chiếm thị phần cao nhất trong mua bán hoa cảnh. Các nước sản xuất hoa nổi tiếng
khác gồm Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Thuỵ điển, Italia, Tây ban nha, Israel,
Colombia…Vài thập niên gần đây, một số nước Đông Nam Á như Malaysia,
Indonesia, Philippines, Thailand, Ấn độ, Đài loan cũng có ngành trồng hoa rất phát
triển (Đặng Phương Trâm, 2004).
Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên.
Ba nước sản xuất hoa hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản,
Hà Lan, Mỹ (Đào Thanh Vân và ctv, 2007).
Theo Roger và Alan (1998) năm 1995 giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt
20 tỷ USD đến năm 1997 đạt 27 tỷ USD và dự kiến đầu thế kỷ 21 đạt 40 tỷ USD,
trong đó Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD; Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD; Mỹ
khoảng 3,270 tỷ USD; Đức và Mỹ là 2 quốc gia chiếm trên 50% thị trường nhập
khẩu hoa với các loài hoa phổ biến là cẩm chướng, cúc, hồng, layơn, lan…(Đào
Thanh Vân và ctv, 2007).
Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới, chiếm tới 64,8% thị trường,
trong đó các loài hoa nổi tiếng được xuất khẩu từ Hà Lan là: Lily, hồng, lay ơn,
đồng tiền, cẩm chướng (Đào Thanh Vân và ctv, 2007).
1.1.2 Giới thiệu chung về tình hình hoa cảnh Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở
Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích đất đai. Hoa được trồng lâu đời và tập trung
một số vùng trồng hoa truyền thống như Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội),

Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn
3


(Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)...với tổng diện lích trồng
khoảng 3500 ha.
Phong trào trồng hoa ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được chú ý
phát triển, diện tích hoa tăng nhanh. Điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng đã tạo
điều kiện để trồng nhiều loại hoa, trong đó phát triển hệ thống trồng hoa thâm canh
đã được nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Theo Viện Nghiên cứu Rau – Quả thì hiện
nay lợi nhuận thu được từ 1 ha trồng hoa cao hơn 10 – 15 lần so với trồng lúa và 7 –
8 lần so với trồng rau. Gần 90% các loài hoa được trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ ở trong nước, tuy nhiên thị trường xuất khẩu cũng đang tăng nhanh với 1 số loại
hoa đặc thù của Việt Nam (hoa sen), hoa nhà và một số loài hoa mà các nước ôn đới
trồng khó khăn trong mùa Đông (hồng, cúc...). Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
năm 2003 cả nước có 9430 ha hoa và cây cảnh các loại với giá trị sản lượng 482,6
tỷ đồng (Đào Thanh Vân và ctv, 2007).
Ở Việt Nam đã hình thành 3 vùng hoa lớn sau:
- Vùng hoa đồng bằng sông Hồng: với khí hậu 4 mùa và nhiều vùng khí hậu
đặc thù nên rất thích hợp cho trồng nhiều loại hoa. Hoa được trồng ở hầu hết các
tỉnh của vùng trong đó tập trong nhiều ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Hoa ở vùng này chủ yếu phục vụ
tiêu thụ trong nước, và một số chủng loại nhỏ đã xuất khẩu sang Trung Quốc (hồng,
cúc..). Hồng là loài hoa phổ biến nhất chiếm 35%, tiếp đến là hoa cúc (30%), hoa
đồng tiền (10%), còn lại là các loài hoa khác (25%).
- Vùng hoa Đà Lạt: Đà Lạt có điều kiện khí hậu thời tiết rất phù hợp cho
trồng các loại hoa, mặc dù diện tích không lớn nhưng đây là nơi sản xuất các loại
hoa cao cấp với chất lượng tốt: phong lan, địa lan, lấy, hồng, đồng tiền… Diện tích
trồng các loài hoa tăng 1,74 lần so với kế hoạch đề ra trong giai đoạn 1996-2000,
chỉ riêng năm 2000 đã thu hoạch được 25,5 triệu cành hoa.

- Vùng hoa đồng bằng sông Cửu Long: đây là vùng có khí hậu ấm, nóng
quanh năm nên thích hợp với các loài hoa nhiệt đới: hoa lan, đồng tiền… TP Hồ Chí
Minh là nơi phát triển hoa lan nhiệt đới nhanh nhất trong cả nước, nhiều trang trại

4


hoa lan đã được thành lập, kinh doanh và phát triển theo mô hình trang trại hoa lan
tại Thái Lan (Đào Thanh Vân và ctv, 2007).
1.2 SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM VÀ ĐA
DẠNG THỰC VẬT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.2.1 Nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam
Thực vật chúng Việt Nam có lẽ gồm vào khoảng 12.000 loài. Đó chỉ là kể
cây có mạch, chứ không kể các Rong, Rêu, Nấm (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Nước ta có một trong những thực vật chúng phong phú nhất thế giới. Pháp
chỉ có khoảng 4.800 loài, Âu Châu 11.000 loài, Ấn Độ, theo Hooker, có khoảng 12
– 14.000 loài. Với một diện tích lớn hơn nước ta đến ba mươi lần, Canada chỉ có
khoảng 4.500 loài, kể cả loài du nhập. Cả Bắc – Mỹ, rộng hơn nước ta gần 65 lần,
chỉ có hơn 14.000 loài một ít mà thôi. Á Châu, một lục địa 23 lần rộng hơn ta, chứa
khoảng 14.500 loài. Gần ta, chỉ có Malaysia và Indonesia nhập lại, rộng bằng 6 lần
nước ta, mới có số loài cao hơn: số loài phỏng định vào 25.000 (nhưng hiện chỉ biết
vào 5.000) (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Nguyên nhân của sự phong phú ấy rất phức tạp. Trước hết, Việt Nam nằm
trong vùng nhiệt đới, thuận hợp cho sự sinh sôi nảy nở của cây cỏ. Việt Nam không
có sa mạc. Lại nữa, Việt Nam nằm trên khối Indosimias của vỏ Trái đất bền vững từ
mấy triệu năm nay, không chìm ngập dưới biển bao giờ. Rồi vào Nguyên đại đệ tứ,
Việt Nam không bị giá băng phủ xua đuổi các loài, có khi không trở lại được như ở
nhiều nơi. Sau rốt, Việt Nam lại là đường giao lưu hai chiều giữa thực vật chúng
phong phú của miền Nam Trung Quốc, của Malaysia, Indonesia, và trong quá khứ
gần đây, Philippines còn được nối liền với ta. Nên, nếu ở rừng Amazon, trung bình

ta gặp được 90 loài/ha, ở Đông Nam Á, ta đếm đến được 160 loài! (Phạm Hoàng
Hộ, 1999).
Trong kho tài nguyên của hệ thực vật nước ta, nhóm cây có hình dạng kỳ lạ,
hương sắc hoa độc đáo, được gây trồng làm cảnh, có lẽ là nhóm cây phong phú và
phức tạp hơn cả về số lượng Taxon. Một mặt, hệ cây cỏ “bản địa” qua nhiều thế kỷ
phát hiện, tuyển chọn và khai thác, đã đóng góp cho nhóm cây cảnh một số lượng

5


khá dồi dào. Con số này luôn được bổ sung làm giàu cho sự thống kê các loài có ích
ở nước ta. Đây là những loài cây đã có quá trình sử dụng gắn bó chặc chẽ với tính
ngưỡng, thẩm mỹ, tình cảm và đời sống của dân tộc Việt Nam. Mặc khác, với vị trí
địa lý – khí hậu đặc biệt của nước ta, trải qua biết bao thế hệ tiếp xúc với lịch sử
trồng trọt, kiến trúc của nền văn hoá – mỹ thuật thế giới – cả phương Đông lẫn
phương Tây, đã có cả một quá trình lâu dài để dẫn giống, nhập nội và thuần chủng
nhiều loài “kỳ hoa, dị thảo” từ khắp các phương trời (Trần Hợp, 2000).
Tình hình nghiên cứu thực vật Việt Nam
Nguồn tài nguyên hệ thực vật từ lâu đã được chú ý nghiên cứu như Lê Khả
Kế (1969), Phạm Hoàng Hộ (1970 – 1972) được mô tả và phân loại trong hai quyển
với tựa “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam”. Lê Khả Kế và ctv (1969 và 1971) mô tả chi
tiết “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” với nhiều loài cây có hoa độc đáo. Trần Hợp
(1993) nghiên cứu và mô tả “Cây cảnh, hoa Việt Nam”, trong đó tác giả đã phân ra
cây cảnh và hoa Việt Nam theo tiêu chí đặc tính thực vật. “Cây xanh và cây cảnh
Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh” rất độc đáo và mang theo dáng dấp của thành phố có
nhiều cây xanh, cây hoang dại được trồng nhiều tại thành phố này (Trần Hợp,
1998). sách “Từ điển thực vật thông dụng tập 1,2” là bộ sách gần đây của Võ Văn
Chi xuất bản 2003 và 2004 đã tổng hợp được thông tin chi tiết của hệ thực vật Việt
Nam.
1.2.2 Đa dạng thực vật ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của
nước ta, chia làm 2 mùa nắng và mùa mưa rõ rệt. Đồng thời Đồng bằng sông Cửu
Long cũng nằm trong khu vực hạ lưu của sông Mêkông giàu phù sa. Chính vì thế
mà ở đây có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong đó, những thực vật
hoang dại ngoài công dụng làm thuốc chữa bệnh con người, còn làm đẹp cảnh quan,
khu nhà ở, đường phố, công viên. Những loài này đã thích nghi tốt với điều kiện khí
hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Và hiện chúng vẫn còn tồn tại trong hệ thực vật
thiên nhiên đa dạng của vùng đồng bằng của chúng ta.

6


1.3 TỒNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Hoa cảnh không chỉ bao hàm một giống loài nhất định nào đó mà có chủng
loại vô cùng phong phú, từ thực vật bậc thấp cho tới thực vật bậc cao và phân bố
khắp nơi, trong đó hoa bao gồm các loại cây cho hoa cắt cành hoặc nguyên cây hoa
trong chậu, còn cây cảnh có thể là cây mang hoa hoặc không mang hoa, chỉ chơi lá
và chủ yếu là vẻ đẹp thiên nhiên của toàn cây (Đặng Phương Trâm, 2004).
1.3.1 Các qui tắc phân loại học
Đơn vị phân loại và các bậc phân loại
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hoá là loài (species). Khái niệm về
loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác
nhau giữa các cá thể. Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về loài. Một
trong những định nghĩa tương đối hoàn chỉnh là định nghĩa của Komarov (1949):
“Loài là tập hợp của nhiều cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá
trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng
thời loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của sinh vật”.
Trong định nghĩa của mình Komarov cũng đặc biệt nhấn mạnh đến đặc tính di
truyền và sự phân bố của loài: “các cá thể trong cùng một loài có thể giao phối với
nhau và sinh các thế hệ con cái có khả năng sinh sản, mỗi loài có một khu phân bố

riêng” (Hoàng Thị Sản, 2009).
Giới thực vật - Regnum: Vegatabile trong giới chia ra các đơn vị
− Ngành – Divisio (Phylum)
− Lớp – Classis
− Bộ – Ordo
− Họ – Familia
− Chi – Genus
− Loài – Species

7


Trong hệ thống học còn dùng các bậc trung gian. Ví dụ tông (Tribus) là bậc
giữa họ và chi. Nhánh (Sectio) và loạt (Serio) trung gian giữa chi và loài. Thứ
(Varietas) và dạng (Forma) là dưới loài (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006).
Trong phân loại thực vật hay dùng đối với bậc phụ khác, thường thêm bằng
tiếp đầu ngữ super là liên và sub là phân (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006).
Mối quan tâm của người trồng hoa cảnh là các phân chia từ lớp (Class) trở
xuống. Theo đó, thực vật có thể là cây một lá mầm hoặc là cây hai lá mầm. Cây một
lá mầm là cây chỉ có một lá mầm, trong khi cây hai lá mầm là cây có hai lá mầm.
Cây hai lá mầm là có thể là cây thân gỗ, còn cây một lá mầm ít khi là cây thân gỗ
tuy nhiên cũng có ví dụ như cây cọ, cây tre. Nhìn chung, ngay khi cây một lá mầm
đang phát triển khi bị cắt phần đầu, nó sẽ không phát triển nữa, ví dụ như cây dừa;
ngược lại, nếu ở cây hai lá mầm đang phát triển khi bị cắt, sẽ phát triển các chồi bên
thay thế ở phía dưới chỗ bị cắt. Nhưng có một vài loài nhu Phong lan và cỏ có khả
năng phục hồi khi cắt (Nguyễn Bảo Toàn và Nguyễn Thị Mai Anh, 2010).
Cách gọi tên (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006)
Để có sự thống nhất trong phân loại và để trao đổi thông tin giữa các nhà
khoa học luật tên gọi thực vật được hình thành. Cùng với sự gọi tên còn có sự thống
nhất các thuật ngữ của các taxôn.

Việc đặt tên cho thực vật trước đây rất tuỳ tiện vì vậy cần có sự thống nhất.
Luật được đặt ra với mục đích là để thống nhất cách gọi tên, tránh nhầm lẫn và để
bãi bỏ các tên gọi cũ chưa đúng, tránh cho tác giả đặt tên thừa, không cần thiết. Luật
gọi tên được bắt đầu năm 1753 do Linnê xây dựng. Từ nửa sau kỷ 18 đã chỉ rõ
nhiều nghiên cứu phát hiện rất nhiều loài mới nhưng ở mỗi nước có một cách đặt
tên gọi khác nhau, trong lúc cách đặt tên của Linnê chưa phổ biến. Do đó gặp rất
nhiều khó khăn.
Năm 1867 De Candolle đề xướng nguyên tắc đặt tên cây trên cơ sở cách đặt
tên của Linnê. Đến nay đã hơn 16 đại hội về thực vật, để sửa đổi, bổ sung, hoàn
chỉnh luật đó cho nên nội dung cơ bản của bộ luật được coi là hoàn thiện.

8


Các nguyên tắc chung
1. Tên gọi thực vật không phụ thuộc vào tên gọi động vật Bộ luật áp dụng cho tất cả
thực vật, không liên quan việc lúc đầu nhóm đó có thuộc thực vật hay không.
2. Việc sử dụng tên gọi của các nhóm phân loại được xác định nhờ mẫu chuẩn danh
pháp.
3. Tên gọi các nhóm phân loại dựa theo nguyên tắc ưu tiên trong khi công bố.
4. Mỗi nhóm phân loại có giới hạn, vị trí và bậc nhất định, không kể các ngoại lệ
quy định cụ thể, chỉ có thể có 1 tên đúng đắn duy nhất, đó là tên có sớm nhất và hợp
với quy tắc.
5. Tên khoa học của các nhóm phân loại đều được coi là tên La tinh không phụ
thuộc vào xuất xứ của nó.
6. Quy tắc của tên gọi có tác dụng nghịch đảo nếu như chúng không được quy định
giới hạn riêng (Những tên hợp pháp, hợp với luật thì được dùng và ngược lại).
Cách gọi tên loài
Tên khoa học gồm ít nhất 2 tên (chi và loài). Tên cây phải được viết bằng
chữ Latin. Tên Latin là bắt buộc đối với các chi, loài, thứ, các bậc dưới chi, loài và

thứ. Tên Latin thường được viết nghiêng. (Võ Văn Chi, 2003)
Tên gọi của taxôn dưới bậc loài
Tên các taxôn trong loài là một tập hợp gồm tên loài hoặc tên taxôn bậc loài
nào đấy và tính ngữ chỉ taxôn đó và chúng liên kết với nhau nhờ thuật ngữ chỉ bậc.
Tính ngữ trong loài cấu tạo như tính ngữ loài. Nếu chúng có dạng tính từ không
dùng làm danh từ thì chúng hợp văn phạm với tên chi. (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006)
Mục tiêu của phân loại thực vật
-

Thống kê thực vật của thế giới

-

Cung cấp phương pháp xác định và thông tin

-

Tạo ra hệ thống phân loại tổng hợp

-

Chứng minh sự tiến hóa của đa dạng sinh vật

9


1.3.2 Tiền khai hoa, hoa thức và hoa đồ
Tiền khai hoa: cách sắp xếp các mảnh bao hoa (lá đài và cánh hoa) trong nụ.(Võ
Văn Chi, 2003) (Hình1.1)


Hình 1.1 Một số kiểu tiền khai hoa: liên mảnh (a); vặn (b); kết lợp (c); luân xen
(d); lườn (e); bướm (f). (Đặng Minh Quân, 2010)
Tiền khai hoa đài và tiền khai hoa tràng là đặc trưng cho sự sắp xếp các lá đài và
các cánh hoa trong nụ hoa. Tiền khai hoa đài lý thú hơn cho sự xem xét, nghiên cứu,
bởi vì nó ổn định hơn nhiều so với tiền khai hoa tràng. Tiền khai hoa tràng có thể
thay đổi tùy thuộc sự tăng trưởng và biến đổi hình dạng của các cánh hoa. Cuối
cùng, sự sắp xếp các lá đài non và cánh hoa non trong nụ có thể khác nhau. (Trương
Thị Đẹp, 2008)
Hoa thức: công thức cấu tạo hoa. Hoa thức được biểu diễn dưới dạng công thức với
những ký hiệu dùng trong phân loại thực vật đã được các nhà thực vật học trên thế
giới thống nhất. Hoa thức được biểu diễn trên một hàng ngang, các chữ ký hiệu của
các bộ phận được viết theo thứ tự từ ngoài vào trong. Sau mỗi chữ ghi con số chỉ số
lượng của bộ phận ở mỗi vòng (Đặng Minh Quân, 2010).

10


Các lý hiệu dùng trong hoa thức:
k

: đài phụ (Calycle; Kalycle)

K

: lá đài (Calyx; Kalyx)

C

: cánh hoa (Corolla : tràng hoa)


A

: tiểu nhị (Androecium : bộ nhị)

G

: tâm bì (Gynoecium : bộ nhụy)

*

: Hoa đều



: Hoa không đều



: Hoa đực



: Hoa cái
: Hoa lưỡng tính

4–5

: 4 hoặc 5

2+4


: Vòng ngoài có 2, vòng trong có 4
: Dính liền giữa 2 vòng

O

: Dính liền trong một vòng

G

: Bầu noãn thượng / Bầu trên

G

: Bầu noãn dưới / Bầu hạ

G

: Bầu noãn trung / Bầu giữa

X

: Số lượng thay đổi



: Số lượng nhiều (nhiều hơn 10)

0


: Không có, đã tiêu giảm

Hoa đồ: là sơ đồ cấu tạo hoa, nó bổ sung cho hoa thức. Hoa đồ cho biết hình dạng
và cách sắp xếp các thành phần có trên hoa.

11


1.4 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CẢNH VÀ DÂY LEO HOANG DẠI
Cây cảnh: cây trồng để làm cảnh gồm những cây có dáng đẹp, tán
gọn, có màu sắc của lá , cụm hoa hay hoa đẹp, hoặc có hình dạng kỳ lạ. (Võ Văn
Chi, 2003)
Cây hoang dại: cây mọc ở môi trường tự nhiên không có tác động
chăm sóc của con người. (Võ Văn Chi, 2003)
Cây leo: cây chỉ phát triển được nhờ các giá tựa. Cây leo bằng nhiều
cách: tự quấn lại chung quanh giá tựa, nhờ rễ phụ (rễ mốc), nhờ vào các cơ quan
chuyên hoá riêng, như tua cuốn, nhánh (nho), hoặc lá (đậu Hà Lan). (Võ Văn Chi,
2003).

12


×