Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng và một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.98 KB, 11 trang )

Thực trạng và một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tĩnh
A- Đặt vấn đề
Sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào khai thác, quản lý, sử dụng
hợp lý và hiệu quả các nguồn lực đất nước bao gồm: các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đặc biệt là tiềm lực
về con người hay nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là “nội lực”, nếu biết
phát huy nó có thể nhân lên sức mạnh của các nguồn lực khác.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với
nguồn nhân lực là: Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề thực hiện
công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; để vừa đáp ứng cho đại bộ phận
người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, vừa
đáp ứng yêu cầu về trình độ cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ mới, hiện đại. Trong bối cảnh hội nhập, thị trường lao động nước
ta sẽ là một phần của thị trường lao động thế giới. Ngoài ra, khả năng về ngoại
ngữ là yêu cầu không thể thiếu của lao động Hà Tĩnh khi tham gia thị trường lao
động quốc tế. Có tác phong công nghiệp và trách nhiệm đối với công việc. Linh
hoạt, năng động, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vướng mắc trong công
việc. Đồng thời, người lao động có tinh thần hợp tác, có văn hoá ứng xử tốt trong
quá trình làm việc.

1


Đối với vùng Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng với nguồn lực
tự nhiên phong phú đa dạng, được xem là vùng kinh tế, vùng đất hiếu học của cả
nước. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiển. Vì vậy vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay là vô
cùng bức thiết.
B -Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực:
Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, được thành lập vào năm 1831,


hợp nhất với nghệ An thành tỉnh Nghệ Tỉnh năm 1976 và chính thức tái lập vào
ngày 1-9-1991. Nằm trong phạm vi từ 17057’ đến 18046’ vĩ Bắc và từ 105007’ đến
106030’ kinh độ Đông thuộc miền nhiệt đới của Bắc bán cầu, tựa lưng vào dãy
Trường Sơn ngảnh mặt nhìn ra biển. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 6.054 km2,
dân số1270 nghìn người.
1.Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy của địa phương:
Ngoài hệ thống các trường giáo dục phổ thông và Trường Đại học Hà Tĩnh.
Tính đến nay toàn tỉnh có 33 cơ sở hoạt động dạy nghề trong đó có 22 cơ sở công
lập gồm: 01 Trường Cao đẳng nghề; 03 Trường Trung cấp; 12 Trung tâm dạy nghề
ở các huyện, thị; 02 Trung tâm GDTX có dạy nghề; 03 Trung tâm GTVL . 03 TT
khuyến ngư, TT khuyến công, TT khuyến nông và 12 cơ sở ngoài công lập. Thời
điểm tháng 03/2009 tổng số bộ máy các cơ sở dạy nghề trong tỉnh là 527
CB,CNV-GV, trong đó Giáo viên cơ hữu 300 người chiếm 57%, CBCNV: 227
người chiếm 43%.Trình độ trên ĐH 5 %, ĐH –CĐ: 63%, Khác :32%. về số lượng

2


còn rất thiếu nhu cầu giáo viên đến năm 2010 cần tuyển mới tối thiểu 154 GV và
bồi dưỡng chuẩn hóa 363 GV
Chất lượng đội ngũ giáo viên :
+Trình độ :Kỹ năng thực hành của giáo viên chủ yếu được đào tạo từ các
trường đại học, cao đẳng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương và chương
trình đào tạo.
+Trình độ sư phạm: GV đạt chuẩn chiếm 80% so với tổng số GV cơ hữu,
Công tác soạn giảng chưa đạt yêu cầu đổi mới của chương trình và phương pháp
giảng dạy mới, đặc biệt là giảng dạy thực hành. Một số GV còn lúng túng khi sử
dụng các phương tiện dạy học mới (đèn chiếu, projector, trình chiếu powerpoint,
xây dựng giáo án điện tử,…).
+Trình độ ngoại ngữ, tin học: Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn yếu,

vốn ngoại ngữ, tin học của GV chủ yếu được trang bị lúc học đại học, cao đẳng
chưa đáp ứng được yêu cầu soạn giảng nhất là ở các cơ sở dạy nghề ở huyện, xã.
Ngoài ra, cần lưu ý ở các huyện, xã có người dân tộc sinh sống, việc giao tiếp giữa
GV và HS càng khó hơn?
2. Kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực các năm qua:
a.Những khó khăn hạn chế:
- Đa số cơ sở dạy nghề có quy mô nhỏ, năng lực đào tạo còn hạn chế, ít
ngành nghề kỹ thuật cao. Chất lượng ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu
cầu thực tế của xã hội.

3


- Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, đào tạo nghề ngắn hạn chiếm trên 94% so với
tổng số đào tạo cho nên tay nghề thấp, thiếu rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tác
phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ngoại ngữ, thể chất…
- Hệ Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề có chương trình và quy
chế khác nhau nên chất lượng đào tạo cũng khác nhau mặc dù cùng trình độ là
trung cấp.
- Kinh phí đào tạo ngân sách cấp còn rất thấp, vật tư thực hành chưa đáp
ứng đủ yêu cầu.
- Hàng năm tuyển sinh dài hạn ở các trường chỉ đạt 60 đến 65 % chỉ tiêu.
Đặc biệt một số nghề tuyển sinh đạt rất thấp nhưng các doanh nghiệp có nhu cầu
tuyển dụng nhiều: như nghề May công nghiệp, Công nghệ hàn, Cắt gọt kim loại,
Xây dựng…)
- Một số đối tượng đặc thù khó huy động đến lớp như: người tàn tật, lao
động hộ nghèo, lao động dân tộc thiểu số ...; người nghèo trình độ học vấn đa số
thấp, lại phải kiếm sống hàng ngày, nếu có học nghề thì chỉ học các lớp ngắn hạn,
không thể tham gia các lớp dài hạn, vì phải lao động nuôi sống gia đình.
b.Nguyên nhân:

- Nhận thức xã hội về học nghề chưa cao, còn coi trọng bằng cấp bệnh “sính
đại học” còn phổ biến đã tác động không nhỏ đến công tác tuyển sinh.
- Công tác tư vấn tuyển sinh hàng năm chưa sâu rộng, thiếu sự phối hợp
chặt chẽ đồng bộ giữa cơ sở dạy nghề và các trường phổ thông, đặc biệt là vai trò
của địa phương.

4


- Nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề còn ít, việc xã hội hoá đào tạo nghề còn
chậm, cơ sở trường lớp, trang thiết bị còn thiếu thốn lạc hậu, đầu tư xây dựng các
trung tâm dạy nghề ở huyện còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô, chất
lượng đào tạo hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng.
Chính sách thu hút giáo viên dạy nghề chưa đủ mạnh.
- Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa hình thành khu công nghiệp lớn để thu hút
được phần lớn số học sinh tốt nghiệp ở các trường đào tạo.
- Nhiều DN chưa có chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực, chưa thông báo
được nhu cầu sử dụng nhân lực; sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh
nghiệp chưa chặt chẽ, các doanh nghiệp khi nhận lao động chưa đặt nặng vấn đề
lao động đó đã dược đào tạo chưa, thông thường để giảm bớt chi phí các doanh
nghiệp nhận lao động chưa qua đào tạo để các lao động vừa học việc vừa làm
trong doanh nghiệp.
C- Đề xuất một số giải pháp :
Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, kỹ
năng tay nghề, sức khoẻ thể lực tốt mà còn đòi hỏi phẩm chất đạo đức và nhân
cách của mỗi cá nhân. Do đó để phát triển nguồn nhân lực cần có giải pháp đồng
bộ của nhiều ngành, nhiều cấp có liên quan. Ngoài các nhóm giải pháp về phát
triển dân số, chính sách giảm sinh, phát triển giáo dục, y tế, thể dục thể thao nâng
cao trình độ học vấn, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân.... Làm cho

mọi người đều phải nhận thức rõ và có kế hoạch tham gia học tập, thực hiện tốt
5


công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể
thao. Chú trọng công tác rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực đối với đối tượng
học sinh trong các trường học. Cải thiện môi trường sống, nâng cao nhận thức
cộng đồng dân cư về vệ sinh môi trường…
Đối với lĩnh vực đào tạo nghề cần có một số giải pháp như sau:
1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan Quản lý nhà nước :
- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức XH
trên các phương tiện truyền thông: Báo, Đài, mạng internet …giúp mọi người
nhận thấy rằng : Để thành đạt thì có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Có thể
bắt đầu bằng học nghề ở 3 cấp trình độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề sau
đó học liên thông trình độ cao hơn trong hệ thống dạy nghề và sau đó có thể học
liên thông lên ĐH và trên ĐH.
- Bằng nhiều nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng mua sắm trang thiết bị
công nghệ mới tiếp cận với các doanh nghiệp, trang bị những phương tiện giảng
dạy hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành và cơ sở thực tập đáp
ứng yêu cầu chất lượng đào tạo.
- Ban hành các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển đào tạo nghề
trong lực lượng lao động công nhân và nông dân.
-Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và triển khai các công trình trọng điểm. Đánh giá đúng thực trạng
chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, trên cơ sở đó xác định nhu cầu và định hướng
đào tạo sát, đúng. Tích cực triển khai việc dạy nghề theo hướng gắn với nhu cầu
của doanh nghiệp, các Khu kinh tế, Khu, Cụm công nghiệp và người học. Triển
6



khai Đề án chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ; tiếp tục thực hiện Quyết định số
10/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tạm
thời về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân
lực chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2008-2012.
- Có chính sách sử dụng nhân lực khoa học công nghệ cụ thể, thiết thực
Nhân tài chỉ có được sau khi trải qua thời gian dài giáo dục, đào tạo và thực
tế làm việc đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng thực hành và nâng cao trình độ chuyên
môn. Để có nhân tài, cần phải có thời gian từ phát hiện đến đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng, theo dõi giám sát… định hướng chính sách cần theo hướng kích thích sử
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ phản ánh kết quả cuối cùng của chất lượng
nguồn nhân lực.
- Có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhân lực khoa học công nghệ chất lượng
cao.
Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng, không nên
hạn chế mức thu nhập, nếu đó là mức thu nhập chính đáng từ tài năng và sáng tạo
của họ, đồng thời truy cứu trách nhiệm nếu có biểu hiện lợi dụng, tham nhũng.
- Có chính sách thu hút nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao từ nước
ngoài.
Trong thời điểm hiện nay, trước sức ép về nguồn nhân lực chất lượng cao, để
đáp ứng yêu cầu phát triển, Hà Tĩnh rất cần tận dụng tiềm năng to lớn của trí thức
Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài. Thời gian qua, chính sách thu hút nhân tài
Việt kiều đã được thực thi, song chưa đủ mạnh. Ngoài việc kêu gọi vận động, cần
có những chính sách cụ thể hơn như xoá bỏ định kiến, nguồn gốc xuất thân; chế
7


độ lương và thu nhập, chế độ mua nhà hợp pháp, chế độ học tập và làm việc cho
con cái… Ngoài ra, cũng cần mạnh dạn liên kết trong nghiên cứu, hợp tác đào tạo
với các viện, các trường có tên tuổi của nước ngoài để từng bước nâng tầm KHCN nước ta …
2. Nhóm giải pháp đối với các cơ sở dạy nghề :

- Các cơ sở dạy nghề tăng cường tư vấn tuyển sinh, mời học sinh phổ thông
tham quan thực tế trang thiết bị các cơ sở dạy nghề giúp các em hiểu biết, thích
học nghề và thực hiện tuyển sinh nhiều lần trong năm, nếu đủ thủ tục pháp lý cấp
ngay giấy báo nhập học; đa dạng hóa phương thức đào tạo: chính quy, vừa học vừa
làm, ngắn hạn, dài hạn, liên thông trình độ cao hơn… để người học được thuận lợi.
- Gắn với ưu tiên giải quyết việc làm với hình thức đào tạo theo địa chỉ; cần
tăng cường liên kết với các Trường, các Ban quản lý khu công nghiệp, các Doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước cho định hướng và mục tiêu đào tạo: nắm nhu
cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp để tuyển sinh đào tạo, cho học sinh
tham quan, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp; giới thiệu tuyển lao động là học
sinh của trường cũng như trong việc đào tạo mới , đào tạo nâng cao cho lực lượng
lao động của các doanh nghiệp …Thường xuyên thăm dò ý kiến phản hồi từ doanh
nghiệp cập nhật cải tiến, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cho
hợp lý.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nâng
cao chất lượng giáo viên, cải tiến phương pháp giảng dạy nhất là dạy thực hành.
Phải đặt người học vào vị trí trung tâm, tăng cường trao đổi giữa giáo viên với

8


người học, giữa người học với nhau, để hình thành nên mối quan hệ nhiều chiều,
tạo tính chủ động, sáng tạo, tự tin và khả năng quyết tâm rèn luyện của người học.
- Các cơ sở dạy nghề xây dựng thương hiệu cho mình: Xây dựng nội quy kỷ
luật, cách thức đào tạo có chất lượng được xã hội và các doanh nghiệp chấp nhận.
Ngoài việc trang bị kiến thức kỹ năng tay nghề còn phải quan tâm rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ngoại ngữ, thể chất…
cho học sinh, sinh viên, giải quyết tốt việc làm cho học sinh. Đánh giá chất lượng
học sinh một cách nghiêm túc, Xử lý kỷ luật nghiêm kịp thời, duy trì tốt trật tự trị
an trong nhà trường tạo niềm tin, yên tâm cho gia đình và học sinh.

D- Kiến nghị :
Đẩy mạnh chuyển dịch nâng cao tỷ trọng khu vực Công nghiệp Xây dựng
trong cơ cấu kinh tế hiên nay, Đẩy mạnh cơ giới hóa trong SXNN, sớm hoàn thành
các khu công nghiệp lớn của Tỉnh ( Khu kinh tế Vũng Áng, Khai thác mõ sắt
Thạch Khê, dự án thủy điện thủy lợi Ngàn trươi Cẩm Trang...) tạo nguồn Cầu lao
động, để thu hút nguồn lao động nông nghiệp chuyển sang cũng như thu hút được
nguồn lao động có tay nghề qua đào tạo ở các cơ sở dạy nghề.
Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định, chính sách sau:
- Quy định các cơ sở, doanh nghiệp nhận lao động phải qua đào tạo và yêu
cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch tự đào tạo hoặc liên kết với các trường,
trung tâm dạy nghề để tổ chức đào tạo, sát hạch tay nghề và cấp chứng chỉ nghề
cho số lao động chưa qua đào tạo.

9


- Quy định một số nghề, người hành nghề phải qua đào tạo có chứng chỉ,
bằng cấp mới được hành nghề (nhằm giúp người dân ý thức được học nghề thì
mới có cơ hội tìm được việc làm ổn định và để nâng chất lượng nguồn nhân lực).
- Chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề: Có chính sách khuyến khích
các cơ sở đào tạo tận dụng khả năng, cơ sở của mình để tham gia sản xuất sản
phẩm cho thị trường mà không phải chịu thuế để kết hợp học với hành, góp phần
nâng cao thu nhập cho giáo viên. Để nâng cao chất lượng đào tạo cần đầu tư thêm
vật tư thực hành cho HSSV trong điều kiện giá cả biến động.
- Chính sách đối với giáo viên dạy nghề: Có chính sách thu hút giáo viên,
Đối với giáo viên dạy nghề, nghệ nhân, thợ bậc cao tuyển dụng có tuổi đời có thể
trên 45 tuổi. Trong điều kiện hiện tại số giáo viên dạy nghề chưa đủ đáp ứng cho
việc đào tạo. Đề nghị UBND tỉnh cho phép các cơ sở dạy nghề mời giáo viên có
kinh nghiệm giảng dạy tốt tham gia giảng dạy số giờ vượt chuẩn theo quy định.
- Chính sách đối với người học nghề : Cấp học bổng, miễn hoặc giảm học

phí cho người học đối với những nghề nhu cầu xã hội đang cần hoặc những nghề
mũi nhọn nhưng khó tuyển sinh. Tiếp tục thực hiện chính sách cho người học nghề
được vay vốn trong thời gian học và vốn giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Chính sách đối với các doanh nghiệp: Cần ban hành chính sách khuyến
khích DN tham gia dạy nghề (chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành;
được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập
trước thuế để thực hiện đào tạo nghề). /.

10


Hà Tĩnh ngày 01/12/2009

11



×