Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

THIẾT kế sân vườn BIỆT THỰ số 115 ĐƯỜNG đầu sấu − HÀNG BÀNG, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.63 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH MINH TRÍ

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 115 ĐƯỜNG
ĐẦU SẤU − HÀNG BÀNG, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Hoa viên và Cây cảnh

Cần Thơ − 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Hoa viên và Cây cảnh

THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 115 ĐƯỜNG
ĐẦU SẤU − HÀNG BÀNG, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Mai Văn Trầm


Huỳnh Minh Trí
MSSV: 3083770
Lớp: TT0879A1

Cần Thơ − 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành hoa viên và cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ
SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 115 ĐƯỜNG ĐẦU SẤU - HÀNG BÀNG, QUẬN
NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên HUỲNH MINH TRÍ thực hiện kính trình lên hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Mai Văn Trầm

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành hoa viên và cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ

115 ĐƯỜNG ĐẦU SẤU - HÀNG BÀNG, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ”

Do sinh viên HUỲNH MINH TRÍ thực hiện và bảo vệ với hội đồng.

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:........................................................

Thành viên 1

Cần thơ, ngày......tháng......năm 2012
Chữ kí hội đồng
Thành viên 2

Thành viên 3

………………………

…………………………

………………………

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa NN & SHƯD

ii



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các thông tin, số
liệu thu thập và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

HUỲNH MINH TRÍ

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Huỳnh Minh Trí
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 10/01/1988
Nơi sinh: Cần Thơ – Hậu Giang
Quê quán: Cần Thơ – Hậu Giang
Dân tộc: Kinh
Họ và tên cha: Huỳnh Văn Năm
Năm sinh: 1966
Họ và tên mẹ: Trần Thị Hải Thủy
Năm sinh: 1968
Chổ ở riêng hay địa chỉ liên lạc: 139C/4, khu vực 8, phường An Bình, quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 0947910818

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1994 – 1999: Trường tiểu học An Bình III, Tp. Cần Thơ.
1999 – 2002: Trường trung học cơ sở Nguyễn Việt Hồng, Tp. Cần Thơ.
2002 – 2003: Trường trung học cơ sơ Trần Ngọc Quế, Tp. Cần Thơ.
2003 – 2006: Trường trung học phổ thông Nguyễn Việt Hồng, Tp. Cần Thơ.
2008 – 2012: Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, chuyên ngành
Hoa viên và cây cảnh, khóa 34.

Huỳnh Minh Trí

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập, tơi ln nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Tôi
không biết nói gì hơn trước khi ra trường, chỉ xin:
Thành kính dâng lên cha mẹ lịng biết ơn và sự kính trọng nhất, người đã hy sinh rất
nhiều, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt để tơi thực hiện hồi bảo của mình.
Chân thành biết ơn thầy Mai Văn Trầm người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động
viên tơi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn kiến trúc sư Đỗ Việt Dũng đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong
suốt q trình làm luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn quý thầy cô, những người đã dạy dỗ tôi trong suốt thời học sinh,
sinh viên.
Chân thành cảm ơn tiến sĩ Hồ Thị Việt Thu và gia đình đã tận tình giúp đỡ tơi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Hoa viên và cây cảnh khóa 34 đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin kính gởi đến gia đình, q thầy cơ và bạn bè của tơi lời chúc sức khỏe và nhận
nơi tơi lịng biết ơn sâu sắc.

Huỳnh Minh Trí

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
TĨM LƯỢC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN
1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên
1.1.2 Trình tự xây dựng một hoa viên
1.2 LƯỢC SỬ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Nghệ thuật vườn cảnh Phương Đông
1.2.1.1 Vườn Ai cập
1.2.1.2 Vườn Ấn Độ
1.2.1.3 Vườn Lưỡng Hà
1.2.1.4 Vườn Trung Quốc
1.2.1.5 Vườn Nhật
1.2.2 Nghệ thuật vườn cảnh Phương Tây

1.2.2.1 Vườn Hy Lạp
1.2.2.2 Vườn La Mã
1.2.2.3 Vườn Ý
1.2.2.4 Vườn Pháp
1.2.2.5 Vườn Anh
1.2.3 Nghệ thuật vườn cảnh hiện đại
1.2.4 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam
1.2.4.1 Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến
1.2.4.2 Vườn Việt Nam thời Pháp thuộc
1.2.4.3 Vườn Việt Nam từ năm 1954 đến nay
1.2.4.4 Các xu hướng nghệ thuật cảnh quan Việt Nam hiện nay
1.3 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN
1.3.1 Quy luật hài hòa
1.3.2 Quy luật cân đối và nhất quán
1.3.2 Quy luật tương phản
1.3.3 Quy luật cân bằng
1.4 CÂY XANH VÀ VAI TRÒ CỦA CÂY XANH
1.4.1 Phân loại cây xanh
1.4.1.1 Phân loại theo mục đích sử dụng
1.4.1.2 Phân loại theo cơng dụng
1.4.1.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành
1.4.1.4 Phân loại theo hình dạng
1.4.2 Vai trị của cây xanh
1.4.2.1 Cải thiện khí hậu
1.4.2.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh
vi

iii
iv
v

vi
ix
x
xi
1
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
6
6
6
7
7
8
8
8
8
9

9
9
9
9
9
9
9
10
10
10
10
10


1.4.2.3 Cây xanh có vai trị quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí
cảnh quan
1.4.2.4 Cơng dụng khác của cây xanh
1.4.3 Các nguyên tắc phối kết cây xanh
1.4.3.1 Phối kết cây theo tương quan về màu sắc
1.4.3.2 Phối kết cây theo hình dáng
1.4.3.3 Phối kết theo mùa khí hậu
1.4.3.4 Phối kết theo tỉ lệ (lá, hoa, chiều cao cây)
1.4.3.5 Phối kết theo vị trí
1.5 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.5.1 Khí hậu
1.5.2 Thủy văn
1.5.3 Tài nguyên nước
1.5.4 Địa hình địa mạo
1.5.5 Thổ nhưỡng
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phân tích thiết kế
2.2.1.1 Phân tích địa điểm thiết kế
2.2.1.2 Phân tích nhu cầu con người
2.2.2 Thiết kế, dự tốn chi phí và thuyết minh
2.2.2.1 Các phương án thiết kế
2.2.2.2 Các bước thực hiện
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 PHÂN TÍCH ĐỊA ĐIỂM THIẾT KẾ
3.1.1 Vị trí và giới hạn
3.1.2 Hiện trạng xây dựng
3.1.3 Hiện trạng cây xanh trong khu vực thiết kế
3.1.4 Đánh giá hiện trạng
3.1.4.1 Thuận lợi
3.1.4.2 Khó khăn
3.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG SÂN VƯỜN
3.3 THIẾT MINH Ý TƯỞNG BẢN VẼ
3.3.1 Phương án 1: Phong cách sân vườn hiện đại - bố cục hình học lưới 90o
3.3.1.1 Sơ đồ công năng
3.3.1.2 Bản vẽ mặt bằng tổng thể và bản vẽ mặt cắt một số chi tiết quan trọng
trong phương án 1
3.3.1.3 Nguyên tắc thiết kế
3.3.1.4 Thiết minh ý tưởng thiết kế
3.3.1.5 Dự tốn chi phí thi công
3.3.2 Phương án 2: Phong cách sân vườn hiện đại - bố cục hình học kết hợp
tự do
3.3.2.1 Sơ đồ công năng
3.3.2.2 Bản vẽ mặt bằng tổng thể và bản vẽ mặt cắt một số chi tiết quan trọng
trong phương án 2

3.3.2.3 Nguyên tắc thiết kế
3.3.2.4 Thiết minh thiết kế
vii

11
11
11
11
11
11
11
12
12
12
12
12
13
13
14
14
14
14
14
14
15
15
15
16
16
16

16
16
17
17
17
17
18
18
18
19
20
21
33
36
36
36
36
38


3.3.2.5 Dự tốn chi phí thi cơng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii

49
53

53
53
54


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29

Tiêu đề
Vườn thiền Nhật Bản
Vườn Boboli, Italy
Sân vườn hiện đại
Hiện trạng khu vực thiết kế
Sơ đồ phân chia khu vực thiết kế
Sơ đồ công năng phương án 1
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thiết kế phương án 1
Bản vẽ mặt cắt một số chi tiết quan trọng
Phối cảnh tổng thể thiết kế phương án 1
Phối cảnh mặt tiền chính của biệt thự số 115, Đầu Sấu - Hàng Bàng
Phối cảnh cổng chính biệt thự
Phối cảnh khơng gian sinh hoạt dành cho gia đình
Tiểu cảnh đài phun nước nghệ thuật theo phong cách cổ điển
Phối cảnh hồ cá
Phối cảnh sân lớn cho các hoạt động ngoài trời
Lối đi ra sân sau
Phối cảnh khu vực B
Tiểu cảnh đài phun nước khu vực B
Phối cảnh khu vực B

Sơ đồ công năng phương án 2
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thiết kế phương án 2
Phối cảnh tổng thể thiết kế phương án 2
Phối cảnh mặt tiền chính của biệt thự số 115, Đầu Sấu - Hàng Bàng
Phối cảnh không gian sinh hoạt dành cho gia đình
Tranh đá nghệ thuật trên vách tường
Phối cảnh sân lớn cho các hoạt động ngoài trời
Tiểu cảnh hồ hoa Súng hồng
Phối cảnh lối đi ra sân sau
Nơi dừng chân sân nghỉ S3
Phối cảnh mặt tiền phụ của biệt thự số 115, Đầu Sấu - Hàng Bàng
Tiểu cảnh khu vực B
Sân nghỉ khu vực B

ix

Trang
4
5
7
17
18
19
19
19
21
23
23
25
25

27
27
28
30
30
31
36
36
38
39
41
41
43
43
45
45
46
47
47


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tiêu đề
3.1 Danh sách cây xanh sử dụng trong phương án 1
3.2 Dự tốn kinh phí thi cơng phương án 1
3.3 Danh sách cây xanh sử dụng trong phương án 2
3.4 Dự tốn kinh phí thi cơng phương án 2

x


Trang
31
33
48
49


HUỲNH MINH TRÍ, 2012. “Thiết kế sân vườn nhà biệt thự số 115 đường Đầu Sấu –
Hàng Bàng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 54 trang. Cán bộ
hướng dẫn: ThS. MAI VĂN TRẦM.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Thiết kế sân vườn nhà biệt thự số 115 đường Đầu Sấu – Hàng Bàng quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”, được thực hiện từ tháng 12/2011 đến tháng 04/2012,
nhằm mục tiêu tạo ra những thiết kế sân vườn đẹp và phù hợp với nhu cầu của gia chủ.
Hiện trường thiết kế là biệt thự số 115 với diện tích 762 m2, trong đó diện tích nhà ở
chiếm 196 m2, diện tích sân vườn chiếm 566 m2. Theo điều tra, sân vườn được chủ nhà
sử dụng chủ yếu để để thư giãn và nghỉ ngơi sau giờ làm việc.
Từ những thông tin điều tra được tại hiện trường thiết kế và của gia đình chủ nhà cung
cấp đã hình thành ý tưởng và triển khai thiết kế với hai phương án:
Phương án 1: Sân vườn hiện đại, bố cục hình học lưới 90o;
Phương án 2: Sân vườn hiện đại, bố cục hình học kết hợp tự do, sử dụng phép hợp
nhất của hình trịn, cung trịn tiếp xúc và hình chữ nhật”.
Ý nghĩa: Hai phong cách thiết kế đều chú trọng tạo bóng mát và độ thơng thống cho
ngơi nhà. Nghiên cứu chọn loại cây và vật liệu phối kết thích hợp cho từng phong cách
bao gồm nhóm cây bóng mát, cây dạng bụi, có hoa đẹp, nhóm cây trồng phủ nền và cỏ
nền. Nghiên cứu cách bày trí và lên bản vẽ mặt bằng, bản vẽ phối cảnh hồn chỉnh.
Lập bảng dự tốn chi phí thi công cho từng phương án thiết kế.


xi


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, q trình cơng nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam phát
triển với tốc độ nhanh chóng. Các khu đơ thị mới và các tồ nhà cao tầng đã tạo nên
tầm vóc hiện đại và khẳng định sức mạnh phát triển của Việt Nam. Cùng với sự phát
triển đó, thành phố Cần Thơ cũng trên đà trở thành đô thị loại I với sự hình thành của
nhiều khu đơ thị mới như: khu đô thị nam Cần Thơ, khu đô thị dọc theo tuyến đường
Nguyễn Văn Cừ nối dài...Trên cơ sở đó, con người cần tìm một giải pháp tối ưu để cải
thiện mơi trường sống, và một trong những yếu tố có vai trị rất quan trọng trong việc
điều hịa khí hậu, bảo vệ môi trường là mảng xanh. Việc xây dựng các mảng xanh cho
các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và khu biệt thự ngày càng được quan tâm
và chú trọng phát triển nhiều hơn.
Bên cạnh quá trình đơ thị hóa là vấn đề gia tăng dân số, mật độ dân số ở thành phố
Cần Thơ phân bố không đồng đều, việc dân cư tập trung đông đúc ở nội thành và thưa
thớt ở ngoại ô và nơng thơn đã góp phần tạo nên sự ơ nhiễm và ồn ào ở khu vực đơ thị.
Vì thế, xây dựng những ngôi biệt thự ngoại ô là sự lựa chọn hàng đầu của người có thu
nhập cao sống ở thành phố, sở hữu một căn biệt thự rộng rãi có nghĩa là sở hữu khơng
gian sống thoải mái, tiện ích. Tuy nhiên vấn đề thiết kế sân vườn nhà, biệt thự ở thành
phố Cần Thơ cũng chưa thật sự được nhiều người quan tâm đến nên đơi khi chính ngôi
nhà ấy đã mang đến cảm giác trống vắng, tẻ nhạt cho gia chủ.
Vấn đề được đưa ra đó là làm thế nào để ngôi biệt thự trở nên đẹp hơn, ấm áp hơn lại
còn đem đến cho gia chủ bầu khơng khí trong lành, thống mát, tĩnh lặng và riêng tư.
Chính vì vậy, đề tài thiết kế sân vườn biệt thự số 115 đường Đầu Sấu – Hàng Bàng,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 762 m2 được thực hiện
nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó, một căn biệt thự sẽ trở nên hồn hảo hơn nếu sân
vườn và tiểu cảnh được thiết kế một cách kỹ lưỡng.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN
1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên
Cảnh quan (landscape) hiểu theo nghĩa thơng thường là cảnh vật ngồi tịa nhà và các
cơng trình xây dựng nên cịn được gọi là ngoại thất. Có thể hiểu đơn giản là hoa viên
trong các công viên hay sân vườn chung quanh nhà. Thuật ngữ dùng có thể thay đổi
khác nhau theo thói quen vì chưa có sự thống nhất, nhưng hiểu chung, hoa viên – cảnh
quan – sân vườn là một tổng thể các cảnh vật bên ngồi cơng trình xây dựng.
Trang trí hoa viên (landscaping) là một mơn học phức tạp, nó gắn liền với thực tế, địi
hỏi người học về khía cạnh mỹ thuật. Nó là một nghệ thuật, địi hỏi có nhiều kỹ năng
và sự khéo léo khác nhau khi thực hiện. Hoa viên trước tiên là phải đẹp nhưng trang trí
hoa viên con phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chức năng khác. Mỗi thành phần của hoa
viên đều có các nhiệm vụ riêng, ví dụ: từ việc tạo ra sự mát mẻ trong mùa nắng, ngăn
gió, cản bớt mưa, kiểm soát thoát nước trên bề mặt đến cung cấp màu sắc trên bề mặt,
tạo ra khu vực có mùi hương sảng khoái... Một hoa viên được thiết kế tốt liên quan
đến nhiều vấn đề: tạo ra khung cảnh nghỉ ngơi giải trí, thư giãn, khắc phục các tác
động có hại của mơi trường đối với con người, tạo ra những tiện nghi phục vụ các nhu
cầu sử dụng cuả con người (Chế Đình Lý 1998).
1.1.2 Trình tự xây dựng một hoa viên
Quá trình xây dựng một hoa viên bao gồm ba bước phân biệt: thiết kế, thi công và bảo
dưỡng. Thất bại một trong ba khâu đó sẽ ảnh hưởng đến sự thành cơng của cơng trình
kiến tạo hoa viên. Một bản thiết kế tốt sẽ không thành công nếu không được thi công
đầy đủ cũng như một hoa viên thiết kế nghèo nàn cũng không thể chuộc lại sai sót
bằng phương pháp thi cơng tốt được. Sự phát triển của hoa viên trong suốt lịch sử của
nó đòi hỏi một tiêu chuẩn bảo dưỡng cao cấp.
Thiết kế một hoa viên đẹp, đáp ứng các chức năng là chưa đầy đủ. Một nhà thiết kế

hoa viên giỏi bám sát quá trình thiết kế để bảo đảm rằng bản thiết kế được thi cơng và
bảo dưỡng đầy đủ.
Ước tính chi phí, để bảo đảm sự khả thi của đề án, đề ra các chỉ dẫn thi công về chất
lượng và sự lưu ý để làm dễ dàng sự bảo dưỡng trong quá trình thiết kế, là những cách
mà nhà thiết kế có thể góp phần vào sự thành cơng của hoa viên. Hỗ trợ các thông tin
cần thiết đối với khách hàng về trình tự bảo dưỡng cho hoa viên cũng là bổn phận của
nhà thiết kế (Chế Đình Lý 1998).
1.2 LƯỢC SỬ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Nghệ thuật vườn cảnh Phương Đông
1.2.1.1 Vườn Ai cập
Vườn cảnh được quan niệm là nơi vui chơi giải trí của vua và quý tộc. Vườn gồm hai
loại chủ yếu: vườn đền và vườn nhà (Hàn Tất Ngạn, 1999 và Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996) nhận định rằng, vườn Ai Cập có hình
thức bố cục cân xứng rõ nét giữa trục dọc và trục ngang, mặt bằng hình chữ nhật,
chính giữa vườn là bể nước kích thước lớn đóng vai trị trung tâm hoạt động vui
2


chơi giải trí, cây xanh với hình khối cơ bản đuợc dùng để tạo ra không gian vườn.
Kiến trúc công trình đóng vai trị chi phối trục trung tâm bố cục vườn và ngăn chia
không gian vườn thành nhiều vườn nhỏ. Nhà hoặc lâu đài đều nằm cuối vườn hoà
nhập với vườn chủ yếu bằng hành lang bao quanh từ khơng gian kín ra khơng gian
nửa mở đến khơng gian mở.
1.2.1.2 Vườn Ấn Độ
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), nghệ thuật vườn Ấn Độ nổi bật với hai đặc điểm chính:
bố cục hình học chặt chẽ với mặt nước ở giữa tồ nhà và tơn giáo ảnh hưởng sâu sắc
đến nghệ thuật vườn Ấn Độ.
Thời kỳ thế kỷ III đến thế kỷ VI sau công nguyên, Phật giáo là Quốc giáo ở Ấn Độ nên
các công viên ngoại ô được xây dựng với chức năng nghỉ ngơi suy tưởng theo tinh
thần Phật giáo.

Đến thế kỷ XVI, Hồi giáo phát triển mạnh đã làm thay đổi ý nghĩa nghỉ ngơi suy tưởng
của vườn Ấn. Thay vào đó là sự xuất hiện các đền thờ Hồi giáo. Đền có hình trịn ở
vịm mái và tường xây theo mặt bằng hình tứ giác hoặc bát giác, dẫn đến đền là một con
đường rợp bóng cây, hai bên có kênh nước, đáy lát bằng đá hoa óng ánh nên thơ với
những vịi nước trang trí.
1.2.1.3 Vườn Lưỡng Hà
Vườn cổ Lưỡng Hà có đặc điểm chung là được hình thành dựa trên cơ sở kiến trúc đền
Zigurat (kiến trúc Kim tự tháp nhiều cấp).
Bố cục vườn chia thành nhiều tầng trên sân cao, kiểu vườn tầng bậc này được gọi là
vườn treo. Có thể nói vườn treo Lưỡng Hà là cái nôi của vườn trên mái hiện đại
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.1.4 Vườn Trung Quốc
Nghệ thuật vuờn Trung Quốc bắt nguồn từ hội hoạ phong cảnh và được xem
là bức tranh phong cảnh ba chiều. Vườn cảnh Trung Quốc là sản phẩm của trí tưởng
tượng, tái tạo một thiên nhiên lý tưởng và chắc lọc tinh tuý hơn thiên nhiên thật.
Vườn Trung Quốc đặc trưng cho nền sáng tác phong cảnh theo chủ nghĩa tượng
trưng.
Nguyên lý bố cục của vườn Trung Quốc là lấy thiên nhiên đa dạng của đất nước làm
cơ sở sáng tạo. Việc tạo cảnh vườn luôn ln thay đổi rất thích hợp cho người vừa đi
dạo vừa ngắm cảnh. Đường đi dạo thường có mái (trường lang), nghệ thuật tạo cảnh
dùng thủ pháp gây sự thay đổi trong cảm giác: đồi vực xen lẫn thung lũng, đồng cỏ;
dòng nước chảy mạnh xen lẫn mặt nước phẳng lặng. Thủ pháp còn dùng hiệu quả của
âm thanh: tiếng gió, tiếng vọng, tiếng chim hót, tiếng suối róc rách, âm thanh thác
đổ,… Đặc biệt cịn có thủ pháp mở rộng khơng gian, đóng mở cảnh: dùng cận cảnh để
tạo phối cảnh sâu, dùng mặt nước phản chiếu, dùng tấm lát đường từ thô tới mịn, màu
sắc từ ấm tới lạnh, vịi phun nước cao ở ngồi thấp dần vào trong,… Tất cả các thủ pháp
đã tạo được ảo giác hư thực, gần như xa (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996 và Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).
1.2.1.5 Vườn Nhật
Theo Hoài Đức (1996), vườn Nhật là sự mô phỏng sống động vũ trụ, thiên nhiên trong

đó có cả chính con người của mỗi chúng ta.
3


Vườn Nhật cổ là vườn để ngồi ngắm, có sự hài hồ giữa khơng gian vườn và khơng gian
trong nhà. Bố cục vườn chặt chẽ với sự hài hoà về tỷ lệ giữa mọi yếu tố trong vườn. Mối
quan hệ giữa con người và thiên nhiên của nghệ thuật vườn Nhật trở thành đặc điểm
dân tộc. Mối quan hệ đó không dựa trên sự chế ngự thiên nhiên mà thể hiện ước mơ
muốn con người vươn tới sự hài hoà với thiên nhiên. Mối quan hệ đó trong mỗi thời đại
đã tạo thành một ý niệm thống nhất làm cơ sở cho sự hình thành của cái đẹp. Từ cội
nguồn vườn Nhật đã mang tính biểu tượng. Thậm chí có vườn bố trí trên một quy mơ
rất nhỏ như cái khay. Song nó vẫn làm cho ta suy tưởng đến thế giới tự nhiên (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).

 

Hình 1.1 Vườn thiền Nhật Bản
(nguồn />Do đất đai ít nên quy mơ vườn Nhật thường nhỏ. Để có được một hình ảnh thực của
thiên nhiên đất nước, người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé lại có dáng
đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà, hay rêu phủ lên vách đá, phủ lên cây gây cảm
giác về bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.2 Nghệ thuật vườn cảnh Phương Tây
1.2.2.1 Vườn Hy Lạp
Vườn công cộng cổ Hy Lạp với bố cục vườn bao gồm nơi tổ chức thể thao,
vui chơi – giải trí, và nơi thờ cúng. Thờ những anh hùng đã chiến thắng trong các
cuộc thi đấu hay các vị thần che chở cho thành bang. Vườn cổ Hy Lạp thường sử
dụng nhiều loại hoa quý (cẩm chướng, cúc vàng, hồng,…) (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
Đến thời cổ điển vườn công cộng Hy Lạp không tổ chức với chức năng thờ
cúng nữa mà chức năng chính là nơi chơi thể thao nên mạng lưới đường thường

thẳng tắp nhưng phong phú về hình thức nghệ thuật của các cơng trình thể thao, bể
bơi, tượng đài, vịi phun. Cơng trình xây dựng xen kẽ với cánh rừng, nhiều loại cỏ cây
làm phong phú và sinh động thêm phong cảnh vườn (Hàn Tất Ngạn, 1999).
Cuối thời cổ điển, sau khi chiến thắng đế quốc Ba Tư, người Hy Lạp xây
dựng lại những thành phố bị tàn phá với các qng trường cơng cộng và vườn trang trí có
những hàng cột bao quanh (Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.2.2 Vườn La Mã
Sử dụng bố cục chủ yếu là bố cục đối xứng qua trục cơng trình chính với trung tâm
4


thường là mặt nước có vịi phun.
Vườn đơ thị: kiểu vườn đầu tiên của dòng nghệ thuật hiện thực La Mã là kiểu vườn
Perystyle (thể loại vườn trong nhà ở hay cơng cộng, có sân, quanh sân là những hàng
cột). Gây ấn tượng về sự chuyển tiếp không gian và phong cảnh: từ khơng gian trong
nhà ra ngồi nhà, từ phong cảnh nhân tạo đến cảnh quan thiên nhiên (Lê Đàm Ngọc
Tú, 2006).
Vườn biệt thự nơng thơn: là hình thức biệt thự sớm nhất, xuất phát từ trong thơ ca của
các nhà thờ La Mã. Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao (vườn trồng
nhiều loại cây ăn quả như: táo, lê, oliu, và các cây cho bóng mát đẹp như: ngô đồng,
dẻ,…) (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1996).
Vườn biệt thự ngoại đô: yếu tố nghệ thuật rất được coi trọng. Không gian sinh động với
nhiều kiểu sân, bồn hoa, cây cỏ, đường đi. Bố cục theo nguyên tắc cân xứng đều đặn, biệt
thự làm trục bố cục. Thường có sân trong ở giữa nhà, có hành lang cột bao quanh.
Vườn được phân chia bằng hệ thống đường, vị trí, hình thức cây trồng cũng như hình
khối tạo khơng gian khác cũng đều đối xứng qua trục chính.
Nghệ thuật cắt xén cây thời kỳ này đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, kỹ thuật
cắt xén tạo hình điêu luyện, đặc biệt là cây thân gỗ có thể tạo thành hình thuyền, đền,
chim mng hay con người.
Vườn mang tính cơng cộng và có ý nghĩa xã hội sâu sắc đã nảy sinh vào đầu thời kỳ đế

quốc La Mã bao gồm: rạp xiếc, nhà hát, hành lang, suối nước nóng, võ trường và cơng
viên (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006 và Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.2.3 Vườn Ý
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006) và Hàn Tất Ngạn (1999), vườn Ý sử dụng nghệ thuật
phản ánh hiện thực, đề cao vai trò con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục vườn. Con
người phải có vị trí khống chế trong thiên nhiên. Các vườn – biệt thự mang yếu tố kinh
tế bị đẩy lùi hoặc khơng cịn nữa. Kiến trúc biệt thự trở nên quan trọng khi được liên
hoàn với các tầng bậc của sân và cầu thang, làm trung tâm vườn.

 

Hình 1.2 Vườn Boboli, Italy
(nguồn />5


Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng triệt để,
nhiều độ cao khác nhau để tạo thác.
Vườn thường trải rộng về phía trước và lấy biệt thự làm trục bố cục chính.
Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt xén theo hình
phức tạp.
1.2.2.4 Vườn Pháp
Sự đăng đối trong bố cục và việc sử dụng các yếu tố hình khối tạo khơng gian trong
vườn – cơng viên chủ yếu trên nền tương đối phẳng. Mặt nước là nhân tố nhấn trục bố
cục của vườn, tuỳ thuộc vào chức năng và tính chất của mỗi khu vực mà mặt trước có
thể tĩnh hoặc động. Mặt nước tĩnh thường nằm phía trước lâu đài nhằm soi bóng và in
hình lâu đài.
Cơ sở của bố cục cảnh quan cơng viên là sự tổ hợp chặt chẽ giữa cảnh quan do con
người tạo ra với cảnh quan thiên nhiên; có thể phá vỡ tính đối xứng; phải hướng vào
thiên nhiên, loại bỏ các yếu tố hình khối bình thường, khơng xây dựng vườn cây rậm
rạp, ảm đạm và tránh việc q ưa thích khơng gian trống.

Trước mặt ngơi nhà phải có khoảng 2 – 4 hàng cây xanh. Khơng gian vườn bị chia cắt
mạnh mẽ bằng cây xanh, tạo nên nhiều khơng gian kín nhỏ (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006
và Hàn Tất Ngạn, 1999).
1.2.2.5 Vườn Anh
Đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVII, khi chủ nghĩa lãng mạn trị vì nghệ thuật, các
nhà kiến trúc cảnh quan đã phá bỏ tính nghiêm túc hình học của chủ nghĩa cổ điển
Pháp, tiếp thu nghệ thuật vườn Trung Quốc kết hợp với cảnh quan của đất nước mình
để hình thành nên phong cách riêng của vườn Anh. Đó là cơng viên có bố cục tự do.
Sự phát triển cơng nghiệp Anh đã ảnh hưởng đến việc thay thế đất đai trồng trọt. Do đó,
cảnh quan đất nước này có sự thay đổi: bên trong những khối rừng tự nhiên, những
đám cây rậm rạp có xen những bãi cỏ rộng. Cảnh vật này là cơ sở cho một loại hình
cơng viên mới: công viên phong cảnh. Khối công viên này phối hợp hài hoà với các
dạng kiến trúc cổ điển Anh.
Hồ và thác nước ở dạng tự nhiên thay cho vòi phun và mặt nước hình học của chủ
nghĩa cổ điển, mặt nước có hình dạng sinh động, nhiều mũi vịnh nhỏ hẹp (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).
1.2.3 Nghệ thuật vườn cảnh hiện đại
Vườn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hướng và thể hiện vườn tùy thuộc vào
tài năng của người thiết kế.
Có một số xu hướng như:
Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đưa vào vườn được chắt lọc và hầu như
khơng có chi tiết thừa, kiểu vườn này thường được áp dụng trong các tiểu cảnh nhỏ
trang trí trong nội thất như ở sân trong, dưới gầm cầu thang, một góc trang trí ở phịng
khách hoặc là sân vườn chật hẹp như ở balcony, sân thượng.
Hiện đại hóa kiểu vườn khơ hoặc vườn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trưng của vườn
khô và vườn trà Nhật Bản như sỏi, đá, bồn nước, đèn đá,... theo cách thức, đường nét
6


hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ trong dân gian nước ta như tre,

trúc, bình gốm, tượng gốm,...

Hình 1.3 Sân vườn hiện đại
(nguồn )
Sử dụng đường nét hình học và các vật liệu mới trong sân vườn như kính thép, thủy
tinh, các loại sơn... và sử dụng sự tương phản, tương đồng giữa các màu sắc, các
đường nét hình học kỷ hà mang đến khu vườn một phong cách hiện đại, có tính đột
phá (Lê Đàm Ngọc Tú 2006).
1.2.4 Nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam
1.2.4.1 Vườn Việt Nam thời kỳ phong kiến
Thời kỳ phong kiến Việt Nam, vườn vẫn mang tính chất vườn cơng trình (vườn gắn
với cung điện hay thờ cúng) hoặc quần thể cơng trình (trừ triều đại nhà Nguyễn có một
số vườn hoa cơng cộng về thành phố).
Vườn thượng uyển
Vườn này dành riêng cho vua chúa, vườn có bố cục xu hướng mô phỏng tự nhiên,
thường nhấn mạnh những nét đặc trưng của vườn nhiệt đới, vườn có cây cối um tùm
trồng trên đồi nhỏ hoặc soi bóng xuống mặt hồ tự nhiên.
Các yếu tố tạo nên vườn là cây bóng mát cổ thụ, cây có hương thơm dịu, đá tự nhiên,
mặt nước, chim hót hay, non bộ thả cá vàng, các kiến trúc nhỏ như cầu kiều, tường
hoa, đơn, chậu,…
Vườn tơn giáo tín ngưỡng, chủ yếu có 3 loại: vườn đình, vườn chùa, vườn đền.
Bố cục đều theo khuynh hướng vườn – nội thất. Nghĩa là, quan niệm vườn là khơng
gian tiếp tục của căn phịng.
Bố cục thường có 3 khơng gian: cổng, sân, vườn.
Vườn nhà ở dân gian
Vườn trước có bố cục khơng gian mở để hứng gió mát, thường trồng vài cây rau, các
khóm hoa có hương thơm, rau thơm, đôi khi trồng cây thuốc, cây ăn củ,…
Vườn bên có bố cục tự do với cây có tán lá lớn để che nắng đầu hồi.
Vườn sau thường có bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng những loại cây lấy quả và
lấy gỗ.

7



×