Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

THIẾT kế sân vườn BIỆT THỰ số 766, ĐƯỜNG 32, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH LÊ MINH TRUNG

THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 76/6,
ĐƢỜNG 3/2, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 76/6,
ĐƢỜNG 3/2, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts NGUYỄN MINH CHƠN
ThS. NGUYỄN TRỌNG CẦN

Sinh viên thực hiện:
HUỲNH LÊ MINH TRUNG


MSSV: 3083774
Lớp: Hoa viên và cây cảnh K34

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Hoa viên và cây cảnh đề tài:

“THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 76/6, ĐƢỜNG 3/2, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên HUỲNH LÊ MINH TRUNG thực hiện kính trình lên hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn 1

Cán bộ hƣớng dẫn 2

PGs.Ts. NGUYỄN MINH CHƠN

Th.S. NGUYỄN TRỌNG CẦN

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Hoa
viên và cây cảnh với đề tài: “THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 76/6,
ĐƢỜNG 3/2, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ” do sinh viên
HUỲNH LÊ MINH TRUNG thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.

Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ......................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ..............................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Hội đồng

………………………

………………………
Duyệt khoa
Trƣởng khoa NN & SHƢD

ii

………………………


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các thông tin, số liệu thu

thập và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

HUỲNH LÊ MINH TRUNG

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Huỳnh Lê Minh Trung
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 12/01/1990
Nơi sinh: Gò Công Đông, Tiền Giang
Quê quán: Tiền Giang
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: Ấp 7, xã tân tây, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 01244997761
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1996 – 2001: Học tại trƣờng Tiểu học Tân Tây.
2001 – 2005: Học tại trƣờng Trung học cơ sở Tân Tây.
2005 – 2008: Học tại trƣờng Trung học phổ thông Gò Công Đông.
2008 – 2012: Học ngành Hoa viên và cây cảnh khóa 34 tại trƣờng Đại Học Cần Thơ.

iv



LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ với lòng biết ơn và sự kính trọng nhất, và là những ngƣời đã hy sinh rất nhiều,
luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập đến ngày hôm nay.
Thầy Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Trọng Cần đã hƣớng dẫn em tận tình trong suốt
thời gian học tập và làm luận văn.
Các bạn Võ Đăng Khanh, Nguyễn Hữu Hiệu, và các thành viên của lớp Hoa viên và
cây cảnh khóa 34 và các anh chị Hoa viên và cây cảnh khóa 33 đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, luận văn này vẫn không thể tránh những sai sót
trong quá trình viết bài. Mong nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía
ngƣời đọc để tôi có thể bổ sung và trao dồi kiến thức chuyên môn của mình.
Huỳnh Lê Minh Trung

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ………………………………………… i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ………………………………. ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. ix

DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. x
TÓM LƢỢC ............................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN ......................................................... 2
1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên hay thiết kế cảnh quan ....................................... 2
1.1.2 Bản thiết kế hoa viên (landscape plan) ................................................................ 2
1.1.3 Trình tự xây dựng một hoa viên .......................................................................... 4
1.1.4 Tiến trình thiết kế ................................................................................................ 5
1.2 CÁC LOẠI HÌNH SÂN VƢỜN THƢỜNG GẶP .................................................. 6
1.2.1 Phân loại theo công năng .................................................................................... 6
1.2.2 Phân loại theo tính chất ....................................................................................... 6
1.2.2.1 Vườn nước ....................................................................................................... 6
1.2.2.2 Vườn khô .......................................................................................................... 6
1.2.2.3 Vườn treo ......................................................................................................... 7
1.2.3 Phân loại theo bố cục .......................................................................................... 7
1.2.3.1 Bố cục dạng hình học ....................................................................................... 7
1.2.3.2 Bố cục dạng tự do ............................................................................................ 7
1.2.3.3 Bố cục hình học kết hợp tự do .......................................................................... 7
1.2.4 Phân loại theo phong cách vƣờn .......................................................................... 8
1.2.4.1 Vườn hình học phương Tây .............................................................................. 8

vi


1.2.4.2 Vườn sơn thủy Trung Quốc .............................................................................. 8
1.2.4.3 Vườn Nhật Bản ................................................................................................ 8
1.2.4.4 Vườn phong thủy Việt Nam .............................................................................. 9
1.2.4.5 Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam .............................................................. 9
1.2.4.6 Vườn cảnh hiện đại .......................................................................................... 9

1.3 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN ..................................... 10
1.3.1 Quy luật hài hòa ................................................................................................ 10
1.3.2 Quy luật cân đối và nhất quán ........................................................................... 10
1.3.3 Quy luật tƣơng phản.......................................................................................... 10
1.3.4 Quy luật cân bằng ............................................................................................. 11
1.4 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA BỐ CỤC CÂY TRỒNG .................................... 11
1.4.1 Nguyên tắc sinh thái.......................................................................................... 11
1.4.2 Nguyên tắc quần lạc .......................................................................................... 11
1.4.3 Nguyên tắc cùng huyết thống ............................................................................ 11
1.4.4 Nguyên tắc cấu tạo ngoài .................................................................................. 11
1.4.5 Những nguyên tắc phối kết cây ......................................................................... 12
1.5 THUẬT PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.......................... 12
1.6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC THIẾT KẾ ................................................. 13
1.6.1 Khí hậu ............................................................................................................. 13
1.6.2 Địa hình – đất đai .............................................................................................. 13
1.6.3 Tài nguyên nƣớc – thủy văn .............................................................................. 14
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................................... 16
2.1 PHƢƠNG TIỆN .................................................................................................. 16
2.2 PHƢƠNG PHÁP ................................................................................................. 16
2.2.1 Khảo sát, phân tích hiện trạng khu vực thiết kế ................................................. 16
2.2.1.1 Khảo sát hiện trạng khu vực thiết kế .............................................................. 16
2.2.1.2 Nắm bắt nhu cầu của chủ đầu tư .................................................................... 16
2.2.2 Thiết lập sơ đồ công năng và đƣờng đi lại ......................................................... 17
2.2.3 Triển khai thiết kế ............................................................................................. 17
2.2.4 Dự toán kinh phí thi công .................................................................................. 17

vii


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 18

3.1 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ ..................... 18
3.1.1 Hiện trạng khu vực thiết kế ............................................................................... 18
3.1.2 Nhu cầu của chủ đầu tƣ ..................................................................................... 20
3.2 PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ ................................................................................... 20
3.2.1 Phƣơng án 1: phong cách hiện đại, bố cục hình học .......................................... 20
3.2.1.1 Phân khu chức năng ....................................................................................... 21
3.2.1.2 Triển khai thiết kế .......................................................................................... 21
3.2.2.3 Dự toán kinh phí thi công phương án 1 .......................................................... 27
3.2.2 Phƣơng án 2: phong cách làng quê kết hợp với hiện đại, bố cục tự do ............... 29
3.2.2.1 Phân khu chức năng ....................................................................................... 29
3.2.2.2 Triển khai thiết kế .......................................................................................... 29
3.2.2.3 Dự toán kinh phí thi công phương án 2 .......................................................... 35
3.2.3 Phƣơng án 3: phong cách nhật kết hợp với hiện đại, bố cục tự do ..................... 37
3.2.3.1 Phân khu chức năng ....................................................................................... 37
3.2.3.2 Triển khai thiết kế .......................................................................................... 37
3.2.3.3 Dự toán kinh phí thi công phương án 3 .......................................................... 43
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 44
4.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44
4.1.1 Phƣơng án 1: phong cách hiện đại, bố cục hình học .......................................... 44
4.1.3 Phƣơng án 3: phong cách nhật kết hợp với hiện đại, bố cục tự do ..................... 44
4.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1
3.2

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30

Tựa hình

Hiện trạng khu vực thiết kế
Mặt bằng khu vực thiết kế
Hƣớng nắng và hƣớng gió ở khu vực thiết kế
Phân khu chức năng phƣơng án 1
Bản vẽ mặt bằng tổng thể phƣơng án 1 (đính kèm)
Phối cảnh tổng thể phƣơng án 1
Phối cảnh vƣờn trƣớc 1 phƣơng án 1
Phối cảnh vƣờn trƣớc 2 phƣơng án 1
Phối cảnh hồ cảnh và tiêu điểm phƣơng án 1
Phối cảnh đƣờng đi dạo (bên ngoài) phƣơng án 1
Phối cảnh đƣờng đi dạo (bên trong) phƣơng án 1
Phối cảnh khu nghỉ ngơi phƣơng án 1
Phân khu chức năng phƣơng án 2
Bản vẽ mặt bằng tổng thể phƣơng án 2 (đính kèm)
Phối cảnh tổng thể phƣơng án 2
Phối cảnh đƣờng giao thông chính phƣơng án 2
Phối cảnh đƣờng đi dạo phƣơng án 2
Phối cảnh vƣờn trƣớc phƣơng án 2
Phối cảnh hồ cảnh phƣơng án 2
Phối cảnh chòi nghỉ phƣơng án 2
Phối cảnh tiêu điểm chính phƣơng án 2
Phân khu chức năng phƣơng án 3
Bản vẽ mặt bằng tổng thể phƣơng án 3 (đính kèm)
Phối cảnh tổng thể phƣơng án 3
Phối cảnh thảm sỏi vƣờn trƣớc phƣơng án 3
Phối cảnh điểm nhấn vƣờn trƣớc phƣơng án 3
Phối cảnh điểm nhấn phƣơng án 3
Phối cảnh điểm nhấn phƣơng án 3
Phối cảnh khu nghỉ ngơi phƣơng án 3
Phối cảnh tiêu điểm chính phƣơng án 3


ix

Trang
18
19
20
21
21
22
23
23
24
25
25
26
29
29
30
30
31
32
32
33
33
37
37
38
39
39

40
41
41
42


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tựa bảng
Các loại cây xanh sử dụng trong thiết kế phƣơng án 1
Dự toán kinh phí thi công phƣơng án 1
Các loại cây xanh sử dụng trong thiết kế phƣơng án 2
Dự toán kinh phí thi công phƣơng án 2
Các loại cây xanh sử dụng trong thiết kế phƣơng án 3
Dự toán kinh phí thi công phƣơng án 3

x

Trang
26
27
34
35

42
43


HUỲNH LÊ MINH TRUNG (2012). “Thiết kế cảnh quan biệt thự số 76/6 đƣờng 3/2,
quận Ninh kiều, thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông nghiệp
và sinh học ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, 46 trang.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGs.Ts. Nguyễn Minh Chơn và ThS. Nguyễn Trọng Cần.

TÓM LƢỢC

Đề tài: “Thiết kế cảnh quan biệt thự số 76/6 đƣờng 3/2, quận Ninh kiều, thành phố Cần
Thơ”, đƣợc thực hiện từ 04/2012 - 07/2012. Diện tích xây dựng 263 m2 và diện tích
dành cho thiết kế 180 m2. Vị trí của biệt thự nằm lệch góc trên hƣớng Nam. Dựa vào
công trình kiến trúc, sở thích của chủ đầu tƣ và một số yêu cầu giữ lại một số cây xanh
hiện có tại khu vực thiết kế. Sân vƣờn đƣợc chủ nhà sử dụng chủ yếu để ngắm cảnh,
thƣ giãn, nghỉ ngơi và tự chăm sóc. Trƣớc những yêu cầu đó, đề tài: “Thiết kế cảnh
quan biệt thự số 76/6 đƣờng 3/2, quận Ninh kiều, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực
hiện với ba phƣơng án thiết kế sân vƣờn đƣợc đƣa ra. Phƣơng án 1: “phong cách hiện
đại, bố cục hình học”, thay đổi và cãi tạo hoàn toàn cảnh quan khu vực thiết kế theo xu
hƣớng hiện đại. Ý tƣởng thể hiện sự trẻ trung, mới lạ và đậm chất hiện đại. Phƣơng án
2: “phong cách làng quê kết hợp với hiện đại, bố cục tự do”, tận dụng tối đa nguồn
thực vật hiện trạng kết hợp với những biện pháp cải tạo mới. Ý tƣởng chủ đạo của thiết
kế thể hiện sự gần gũi, thân quen của làng quê Việt Nam và kết hợp với sự mới mẽ của
hiện đại. Phƣơng án 3: “phong cách Nhật kết hợp với hiện đại, bố cục tự do”, phƣơng
án này cũng thay đổi hoàn toàn các cây hiện hữu kết hợp với các loại vật liệu nhƣ đá,
sỏi màu,… Đƣợc thể hiện bằng những đƣờng nét mạnh mẽ kết hợp với các tiểu cảnh
đặc trƣng của vƣờn Nhật và sự hiện đại của lối đi. Ý tƣởng thiết kế thể hiện sự yên
bình, gần gũi với vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đánh giá trên cho thấy cả ba phƣơng án
thiết kế đều là những mẫu sân vƣờn đẹp và đáp ứng những yêu cầu thực tế của chủ nhà

nhƣng nhìn chung phƣơng án 2 có phần chiếm ƣu thế hơn so với các phƣơng án khác.
Đề nghị ngƣời thi công có tay nghề, để tránh những chiều hƣớng xấu cho cảnh quan
khi đã qua một thời gian sử dụng. Qua đó, để đảm bảo chất lƣợng, vẻ đẹp và độ bền
vững theo thời gian của sân vƣờn.

xi


MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang phát triển với
tốc độ nhanh chóng ở nƣớc ta. Các khu công nghiệp, đô thị và các tòa nhà cao tầng
đua nhau mọc lên đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Song song sự
phát triển đó, con ngƣời cần tìm những giải pháp tối ƣu để cải thiện môi trƣờng
sống quý giá và qua đó nhận biết tầm quan trọng của cây xanh ở các khu đô thị, khu
công nghiệp, khu dân cƣ và khu nhà ở biệt thự cần đƣợc quan tâm và phát triển
nhiều hơn.
Ở thành phố Cần Thơ, mật độ dân số phát triển khá cao, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt
là khu nhà biệt thự ngày càng gia tăng. Việc tạo cảnh quan phù hợp với các nét đặc
trƣng nhằm tạo nên tính hài hòa và riêng biệt trong thiết kế và cải thiện môi trƣờng
tối ƣu là vấn đề cần đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Hiện nay về quan niệm cũng nhƣ
việc giải quyết các nhu cầu ở, kể cả các khu ở mới đang xây dựng cũng chỉ tập
trung giải quyết vấn đề trong căn hộ nhƣ tiêu chuẩn diện tích, thiết kế không gian
chức năng, thẩm mỹ,… là chính. Không gian ngoài căn hộ hay kiến trúc cảnh quan
của khu ở là mảng hết sức quan trọng song lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mực (Đàm
Thu Trang, 2006). Với nhu cầu cần mảng xanh và kiến trúc cảnh quan hài hòa với
khu ở, đề tài “Thiết kế sân vƣờn biệt thự số 76/6, đƣờng 3/2, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của đề tài: tạo sinh cảnh xung quanh ngôi nhà với sân vƣờn đẹp và tận
dụng đƣợc một phần cảnh quan hiện có để thiết kế đƣợc cảnh quan hài hòa với
hƣớng phát triển của không gian xung quanh.


1


CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
1.1.1 Khái niệm về trang trí hoa viên hay thiết kế cảnh quan
Cảnh quan (landscape) hiểu theo nghĩa thông thƣờng là cảnh vật ngoài tòa nhà và
các công trình xây dựng nên còn đƣợc gọi là ngoại thất. Có thể hiểu đơn giản là hoa
viên trong các công viên hay sân vƣờn chung quanh nhà. Thuật ngữ dùng có thể
thay đổi khác nhau theo thói quen vì chƣa có sự thống nhất, nhƣng hiểu chung, hoa
viên – cảnh quan – sân vƣờn là một tổng thể các cảnh vật bên ngoài công trình xây
dựng.
Trang trí hoa viên (landscaping) là một môn học phức tạp, nó gắn liền với thực tế,
đòi hỏi ngƣời học về khía cạnh mỹ thuật. Nó là một nghệ thuật, đòi hỏi có nhiều kỹ
năng và sự khéo léo khác nhau khi thực hiện. Hoa viên trƣớc tiên là phải đẹp nhƣng
trang trí hoa viên còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chức năng khác. Mỗi thành
phần của hoa viên đều có các nhiệm vụ riêng, ví dụ: từ việc tạo ra sự mát mẻ trong
mùa nắng, ngăn gió, cản bớt mƣa, kiểm soát thoát nƣớc trên bề mặt đến cung cấp
màu sắc trên bề mặt, tạo ra khu vực có mùi hƣơng sảng khoái... Một hoa viên đƣợc
thiết kế tốt liên quan đến nhiều vấn đề: tạo ra khung cảnh nghỉ ngơi giải trí, thƣ
giãn, khắc phục các tác động có hại của môi trƣờng đối với con ngƣời, tạo ra những
tiện nghi phục vụ các nhu cầu sử dụng của con ngƣời (Chế Đình Lý 1998).
1.1.2 Bản thiết kế hoa viên (landscape plan)
Theo Chế Đình Lý (1998), bản thiết kế hoa viên (cảnh quan) là các bản in về các ký
hiệu cây trồng và các dãy cây trồng. Các sơ đồ hoa viên đƣợc ghi lại trên giấy sao
cho khỏi quên những hình ảnh sáng tạo, quan niệm xuất phát từ óc phán đoán của
nhà thiết kế.
Điều đó không ám chỉ rằng sự diễn đạt đồ họa trên giấy là không quan trọng.
Nhƣng các nhà thiết kế có thể bị quá thu hút vào cách thiết kế biểu hiện trên giấy

mà quên rằng họ đang thiết kế các thành phần thực thể có không gian ba chiều. Sự
lộng lẩy của bản vẽ thiết kế không quan trọng bằng nó có thực tế hay không. Các ý
niệm về không gian ba chiều, đủ màu sắc, kết cấu, phải hiện hữu trong trí tƣởng
tƣợng của nhà thiết kế trƣớc khi nó đƣợc chuyển sang giấy thì nhƣ thế bản vẽ mới
có tính thực tế.
Tầm quan trọng của bản thiết kế hoa viên trên giấy trƣớc tiên đó là một cách đánh
giá và trao đổi ý tƣởng. Các ý tƣởng này đƣợc diễn đạt trong đầu nhà thiết kế. Việc

2


tiến hành thiết kế đƣợc ghi lại trên giấy theo cách mà ngƣời khác có thể đọc và hiểu
chúng.
Bản thiết kế phải thông tin các ý tƣởng của nhà thiết kế đến chủ công trình cũng
nhƣ bất kỳ các nhà thi công nào sẽ thực hiện.
Quan trọng nhất, nhà thiết kế hoa viên sử dụng bản thiết kế để truyền thông các ý
tƣởng của anh ta trong quá trình thiết kế. Ghi lại tất cả ý tƣởng thiết kế trên giấy
trong quá trình thiết kế cho phép nhà thiết kế liên hệ một khu vực này với khu khác
trong hoa viên. Bản vẽ thiết kế cho phép so sánh các ý tƣởng, các phƣơng án khác
nhau để lựa chọn. Nếu không ghi lại, các ý tƣởng sẽ trôi qua đầu và mất đi. Ghi lại
trên giấy, các kết quả khảo sát, phân tích, sáng tạo sẽ không mất đi.
 Tỷ lệ bản đồ thiết kế: bản đồ thiết kế đƣợc vẽ theo tỉ lệ, sao cho một đơn vị
trên bản đồ diễn tả một khoảng cách chính xác trên thực tế.
 Bình đồ: đó là tầm nhìn chim bay trên toàn bộ công trình, khi ngƣời nhìn
đƣợc leo lên không, trực tiếp trên công trình.
 Các đƣờng giới hạn công trình tạo ra các viền của bình đồ.
 Các vật thể thƣờng xuyên trên công trình đƣợc diễn tả đúng tỷ lệ.
 Tƣờng của tòa nhà, đƣờng xe, đƣờng dạo, sân đều đƣợc vẽ lại trên
bình đồ.
 Công trình phụ, và chỗ thụt vào của tòa nhà vẽ bằng đƣờng chấm.

 Cửa sổ và cửa ra vào đƣợc ghi bằng các khoảng trống trên các đƣờng
viền đậm của tòa nhà.
 Sự dao dộng của độ cao bề mặt đất đƣợc diễn tả bằng các đƣờng đứt
quãng, gọi là đƣờng đồng mức hiện có.
 Kẻ chữ viết trên bản đồ: cách diễn tả bằng ký hiệu dùng trên bình đồ không
có nghĩa gì nếu không ghi chú để làm sáng tỏ.
 Kiểu chữ chọn cho bản đồ hoa viên nên đơn giản, sạch và dễ đọc.
Mục đích hàng đầu của chữ viết là trao đổi ý tƣởng.
 Chữ dùng cho mỗi mục đích nên có một kích thƣớc đồng nhất.
Khoảng cách giữa các ký tự nên cân bằng trong mỗi chữ. Các chữ
dùng trong danh sách cây có thể lớn hơn chữ trong bản đồ.
 Thay đổi cỡ chữ có thể góp phần làm biểu hiện của toàn bộ bản đồ
hoa viên trở nên cân bằng và rõ ràng hơn.
 Các ghi chú luôn đƣợc đặt gần với thông tin.
 Các cây đƣợc ghi tên trực tiếp trên bình đồ hay trên một danh sách
cây riêng.

3


 Khi lập một danh sách cây riêng, các số chỉ định hay ký tự đƣợc dùng
để biểu thị mỗi cây thống nhất trên bình đồ và trên danh sách cây.
Mỗi bản vẽ thiết kế cần có một khung tựa để thông tin tổng quát về bản vẽ. Thông
tin đó bao gồm tên của khách hàng, địa chỉ của công trình sẽ thiết kế hoa viên, ngày
hoàn thành bản vẽ, tên của ngƣời phác thảo, thiết kế và vẽ hoàn chỉnh. Nếu là bản
vẽ lại, nên ghi chú ngày vẽ lại.
Một mũi tên chỉ hƣớng Bắc cũng cần thể hiện nổi bậc bên cạnh tỉ lệ của bản vẽ.
Bản vẽ trắc diện đứng và bản vẽ phối cảnh thể hiện một phần hoa viên đôi khi cũng
đƣợc thể hiện trong bản thiết kế.
 Các bản vẽ trắc diện đứng: thể hiện chiều cao, bề rộng và hình dáng các cây

trồng đƣợc dự kiến nhƣng không thể hiện đƣợc chiều sâu. Mỗi vật thể (cây,
hàng cây...) xuất phát từ cùng một bình đồ.
 Bản vẽ phối cảnh: thể hiện cảnh vật theo không gian ba chiều nhƣng rất khó
vẽ chính xác. Kết cấu thô hay mịn đều có thể thể hiện trên bản vẽ trắc đồ hay
phối cảnh. Các bản vẽ này trình bày cho chủ công trình rõ ràng hơn về ý đồ
thiết kế trong hoa viên.
 Bản vẽ chi tiết xây dựng: đƣợc kết hợp chặt chẽ với bản vẽ thiết kế hoa viên.
Khi những chi tiết không thích hợp có thể đƣợc thể hiện trong bản vẽ bình
đồ. Các bản vẽ này đƣợc phóng đại tỉ lệ đối với một diện tích nào đó để có
thể thể hiện chi tiết. Các chi tiết này, khi đƣợc dùng, nên phân biệt với bình
đồ thông thƣờng với ghi chú rõ ràng về tỉ lệ.
1.1.3 Trình tự xây dựng một hoa viên
Quá trình xây dựng một hoa viên bao gồm ba bƣớc phân biệt: thiết kế, thi công và
bảo dƣỡng. Thất bại một trong ba khâu đó sẽ ảnh hƣởng đến sự thành công của
công trình kiến tạo hoa viên. Một bản thiết kế tốt sẽ không thành công nếu không
đƣợc thi công đầy đủ cũng nhƣ một hoa viên thiết kế nghèo nàn cũng không thể
chuộc lại sai sót bằng phƣơng pháp thi công tốt đƣợc. Sự phát triển của hoa viên
trong suốt lịch sử của nó đòi hỏi một tiêu chuẩn bảo dƣỡng cao cấp.
Thiết kế một hoa viên đẹp, đáp ứng các chức năng là chƣa đầy đủ. Một nhà thiết kế
hoa viên giỏi bám sát quá trình thiết kế để bảo đảm rằng bản thiết kế đƣợc thi công
và bảo dƣỡng đầy đủ.
Ƣớc tính chi phí, để bảo đảm sự khả thi của đề án, đề ra các chỉ dẫn thi công về chất
lƣợng và sự lƣu ý để làm dễ dàng sự bảo dƣỡng trong quá trình thiết kế, là những
cách mà nhà thiết kế có thể góp phần vào sự thành công của hoa viên. Hỗ trợ các

4


thông tin cần thiết đối với khách hàng về trình tự bảo dƣỡng cho hoa viên cũng là
bổn phận của nhà thiết kế (Chế Đình Lý 1998).

1.1.4 Tiến trình thiết kế
Nhiều giai đoạn của quá trình thiết kế liên hệ chặt chẽ với nhau mà chúng ta cần
xem xét chúng cùng một lúc. Một trình tự cần thực hiện khi hoàn thành một bản
thiết kế. Nhƣng vì có mối liên hệ lẫn nhau, các nhà thiết kế có kinh nghiệm sẽ
thoáng nghĩ qua sự liên hệ giữa các giai đoạn cho đến khi hoàn thành công trình.
Quá trình thiết kế bắt đầu với sự phân tích thiết kế thận trọng, bao gồm phân tích
địa điểm và phân tích nhu cầu cho con ngƣời.
Nhƣ là một phần của phân tích địa điểm, đất đai phải đƣợc khảo sát, để xác định về
sự thay đổi địa dạng cần thiết phục vụ cho thoát thủy, làm cho các phân khu đƣợc
hữu dụng và môi trƣờng trong hoa viên đƣợc tiện nghi hơn. Một sự khảo sát tổng
quát về các đặc tính hữu ích của đất, cũng nhƣ những thay đổi nào là tốt nhất sẽ
đƣợc chọn lọc lại khi thiết kế hoàn tất.
Sau khi các yếu tố chung quanh vấn đề đất đai và các công trình trên đó đã đƣợc
khảo sát, nhà thiết kế có thể bắt đầu hình thành các ý đồ thiết kế.
Công trình đƣợc chia ra các phân khu hữu dụng, theo các chức năng đã đƣợc chỉ ra
khi phân tích thiết kế và các sửa đổi địa hình cần thiết đã đƣợc tính toán. Che bóng,
bảo vệ chống gió, che chắn và rào hàng rào..., có thể đƣợc đề ra.
Ở giai đoạn này, tốt nhất là nên lựa chọn tổng quát, chƣa nên lựa chọn vật liệu xác
định cho đến khi nào tất cả các tiêu chuẩn thiết kế đƣợc xem xét. Điều này có nghĩa
là chỉ nên chọn dạng cây, màu lá, màu hoa, mà không xác định cụ thể là loại gì.
Các đƣờng đi lại cũng nên đƣợc xem xét trong giai đoạn này. Một lần nữa, tốt nhất
là chỉ nên xác định kích thƣớc và hình dáng tổng quát của các đƣờng dạo, đƣờng xe,
sân..., mà không cần xác định bề mặt diện tích sẽ dùng. Các quyết định về mỹ thuật
sẽ thực hiện sau này.
Sau khi các quyết định tổng quát về kích thƣớc và hình dáng đã đƣợc thực hiện, các
yêu cầu về môi trƣờng, các đƣờng đi lại, các yếu tố về thiết kế mỹ thuật có thể đƣợc
xem xét. Bản thiết kế sẽ cụ thể hơn vào lúc này. Các chọn lựa đƣợc thực hiện: một
giàn leo hay một cây che bóng, hàng rào xây hay rào cây xanh, hay một cụm cây
trồng để che chắn,... Sẽ sử dụng kiểu bề mặt đất nào, chất liệu gì cho các bề mặt và
các đƣờng phân ranh giới phải đƣợc xác định. Tất cả các thành phần trong hoa viên

phải đƣợc cột chặt với nhau một cách có hiệu quả trong một quan điểm thiết kế
thống nhất là sự thanh thoát về mỹ thuật. Kết cấu, màu sắc và hình dạng đƣợc liên

5


hợp nhau để làm nên một hoa viên có tính năng hữu dụng nhƣng đẹp, thích thú và
hấp dẫn. Việc lựa chọn vật liệu sẽ là cao đỉnh của quá trình thiết kế.
Mỗi phần phân biệt của quá trình thiết kế cần phải đƣợc thảo luận riêng biệt ở đây
nhƣng các nhà thiết kế có kinh nghiệm sẽ pha trộn chúng một cách đồng thời khi
thực hiện. Nhà thiết kế tập trung liên tục sự chú ý từ yếu tố này đến yếu tố khác,
nhƣng cuối cùng phải bảo đảm cho thiết kế phải là sự hợp nhất của các giai đoạn
thực hiện (Chế Đình Lý, 1998).
1.2 CÁC LOẠI HÌNH SÂN VƢỜN THƢỜNG GẶP
1.2.1 Phân loại theo công năng
Tùy thuộc vào vị trí và công năng của công trình kiến trúc mà ta có thể phân loại
sân vƣờn theo các hạng mục:
 Tiểu cảnh: nội thất và ngoại thất (gồm có tiểu cảnh nƣớc và tiểu cảnh khô).
 Sân vƣờn nhà ở tƣ nhân: nhà phố, biệt thự:
 Sân vƣờn nhà phố: vƣờn trƣớc nhà, vƣờn sau, tiểu cảnh trong nội thất
hoặc ở vị trí giếng trời, và có thể có vƣờn trên mái nhà.
 Sân vƣờn biệt thự: vƣờn trƣớc, vƣờn sau nhà, vƣờn bên, và có thể có
vƣờn trên mái.
 Sân vƣờn quán cà phê, nhà hàng.
 Sân vƣờn văn phòng, công trình công cộng.
1.2.2 Phân loại theo tính chất
1.2.2.1 Vườn nước
Vƣờn nƣớc có thể đƣợc thiết kế ở dạng một dãy suối nhỏ hay hồ nƣớc nhỏ tự nhiên
hay mô phỏng theo dạng hình học. Một kiểu vƣờn nƣớc thƣờng thấy nữa là dạng
tƣờng nƣớc.

Có thể phân thành các loại:
 Yếu tố nƣớc nhỏ.
 Suối, thác nƣớc hoặc tƣờng nƣớc.
 Hồ nƣớc động.
 Hồ nƣớc tĩnh.
1.2.2.2 Vườn khô
Đây là loại hình vƣờn rất đƣợc ƣa chuộng hiện nay và đƣợc thiết kế nhiều trong nội
thất bởi những đặc điểm ƣu việt là dễ thực hiện, không cần phải chống thấm kỹ. Nó

6


có thể là một dạng vƣờn khô mô phỏng theo lối tự nhiên hay dạng vƣờn khô của
Nhật.
Vƣờn khô cấu thành từ các yếu tố: tƣợng, đá, đèn sân vƣờn, cây, hoa, cỏ, hoặc
sỏi,… Các yếu tố này tạo thành các cụm tiểu cảnh và sử dụng tƣơng quan chính
phụ, hình khối và màu sắc trong phối kết.
Vƣờn khô có hai loại:
 Vƣờn có địa hình bằng phẳng.
 Vƣờn có địa hình đồi dốc.
1.2.2.3 Vườn treo
Dạng vƣờn này thƣờng đƣợc làm trên sân thƣợng với những chậu treo trên các giàn
gỗ, khung sắt hay những khoảng không gian đứng nhƣ vách tƣờng với những chiếc
lu trồng những loại cây nhỏ áp vào tƣờng.
Cả khoảng tƣờng cũng đƣợc ốp vật liệu trang trí nhƣ các loại đá chẻ, đá ghép giống
với vƣờn nƣớc, đem lại sự hấp dẫn cho vƣờn treo.
1.2.3 Phân loại theo bố cục
1.2.3.1 Bố cục dạng hình học
Vƣờn theo bố cục hình học có các đƣờng nét phân chia không gian vƣờn và các
thành phần hợp thành đƣợc sắp xếp tuân theo quy tắc hình học nhƣ các dạng bố cục

đối xứng, các kiểu sắp xếp theo hình chữ nhật, hình tam giác làm chủ đạo.
1.2.3.2 Bố cục dạng tự do
Thiết kế vƣờn đƣợc thực hiện thông qua cảm xúc của ngƣời thiết kế, theo những
hình ảnh mô phỏng, cách điệu từ thiên nhiên và sử dụng các đƣờng nét tự do, có thể
xuất phát từ trong thiên nhiên hoặc trong trí tƣởng tƣợng của ngƣời thiết kế.
1.2.3.3 Bố cục hình học kết hợp tự do
Đây là sự kết hợp của hai dạng trên. Với cấu trúc kết hợp này, ngƣời thiết kế có thể
có đƣợc một không gian vƣờn vừa mang tính nghiêm túc, có vần luật của kiểu bố
cục hình học, vừa có những không gian mềm mại, mang tính đột phá đặc trƣng của
kiểu bố cục tự do. Sự kết hợp thƣờng đƣợc thể hiện thông qua các không gian trọng
tâm đƣợc thiết kế bố cục hình học và các không gian chuyển tiếp hay các không
gian phụ theo bố cục tự do.

7


1.2.4 Phân loại theo phong cách vƣờn
1.2.4.1 Vườn hình học phương Tây
Xuất hiện nổi bật từ thế kỷ XV đến XVII tại các quốc gia châu Âu. Trong đó, phát
triển mạnh nhất tại Ý và Pháp.
Một số điểm đặc trƣng:
 Bố cục đối xứng.
 Hành lang nƣớc.
 Hồ phun nƣớc kết hợp tƣợng điêu khắc.
 Các mảng cây hoa (parterre) cắt xén.
 Suối nƣớc dọc bậc thang.
 Tƣợng điêu khắc trang trí.
 Tƣờng cây xanh.
 Cây cắt xén hình học.
Áp dụng phong cách vƣờn hình học phƣơng Tây hiện nay thƣờng cho các công

trình mang tính chất trang nghiêm nhƣ công sở hành chính, quảng trƣờng, vƣờn hoa
trong đô thị và một số nhà ở với các chủ nhà yêu thích nghệ thuật vƣờn này.
1.2.4.2 Vườn sơn thủy Trung Quốc
Với triết lý tạo dựng mô phỏng từ những cảnh đẹp thiên nhiên và tái dựng khu vƣờn
nhƣ những bức tranh sơn thủy trong hội họa Trung Hoa. Khu vƣờn đƣợc hình thành
với các điểm đặc trƣng tiêu biểu:





Mặt nƣớc làm trung tâm.
Sử dụng đá chặn bờ nƣớc.
Cầu và nhà thủy tạ.
Cây và hoa có ý nghĩa trong thơ ca hội hoa nhƣ: thông, trúc, mai, sen, lan,
liễu, mẫu đơn,…
 Nghệ thuật chơi đá cảnh.
 Sử dụng trƣờng lang và các loại cửa sổ, lỗ tƣờng đóng mở không gian.
1.2.4.3 Vườn Nhật Bản
Những hình ảnh và chất liệu từ nghệ thuật vƣờn Nhật Bản từ lâu nay trở thành
nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế vƣờn nƣớc ta, bởi tính chắt lọc, tinh tế và dễ
kết hợp, vận dụng trong các không gian vƣờn, đặc biệt là những vƣờn vừa và nhỏ.

8


 Vườn khô Nhật Bản
Sử dụng các hình ảnh tƣợng trƣng và chịu sự ảnh hƣởng của đạo Thiền nên tạo ra
các khu vƣờn mang tính biểu tƣợng cao phục vụ cho việc nhìn ngắm và suy tƣởng.
Chất liệu sử dụng phổ biến là đá, sỏi, rêu và một số cụm cây hoa, bonsai sắp xếp rất

chắt lọc mà mang tính tƣợng trƣng nhƣ sự sắp xếp của đá trên nền sỏi đƣợc cào
tƣợng trƣng cho các hòn đảo nổi trên biển, một vài cụm cây bên cạnh các hòn đá
tƣợng trƣng cho rừng núi, các viên đá và sỏi tƣợng trƣng cho các dòng suối, thác
trong tự nhiên.
 Vườn trà Nhật Bản
Thể hiện thông qua hình ảnh của thủy bồn, đèn đá, con đƣờng hoặc lối đi tạo bởi
các phiến đá rời rạc và các hàng rào tre.
1.2.4.4 Vườn phong thủy Việt Nam
Tiêu biểu là các vƣờn cung đình và nhà vƣờn Huế.
Hiện nay, phong cách này vẫn có thể đƣợc khai thác và áp dụng trong các khu vƣờn
hiện đại. Tuy nhiên, việc áp dụng đòi hỏi ngƣời thiết kế và làm vƣờn phải có một số
kiến thức cơ bản về phong thủy.
Một số đặc điểm:
 Nƣớc tụ tiền đƣờng.
 Sử dụng mô hình tiền án, hậu chẫm, tả thanh long, hữu bạch hổ.
 Sử dụng hình tròn hoặc vuông.
 Chơi bonsai, non bộ.
1.2.4.5 Vườn phong cảnh đồng quê Việt Nam
Đây là xu hƣớng đang thịnh hành ở nƣớc ta hiện nay, đặc biệt là miền Nam và miền
Trung. Nghệ thuật cảnh quan sử dụng các hình ảnh trong thiên nhiên, các chất liệu
dân dã trong trang trí sân vƣờn.
Ngƣời thiết kế mong muốn tái hiện hoặc gợi “hồn” về những cảnh vật thanh bình,
yên ả của làng quê Việt Nam. Phong cách này thƣờng dùng cho các không gian sân
vƣờn tƣơng đối rộng nhƣ biệt thự, khu nghỉ dƣỡng, công viên hoặc không gian
mang tính trình diễn nhƣ hội chợ, hội hoa.
1.2.4.6 Vườn cảnh hiện đại
Vƣờn cảnh hiện đại ngày nay có khá nhiều xu hƣớng và thể hiện vƣờn tùy thuộc
vào tài năng của ngƣời thiết kế.

9



Một số xu hƣớng:
 Sử dụng nghệ thuật sắp đặt: các thành phần đƣợc đƣa vào vƣờn đƣợc chắt
lọc và hầu nhƣ không có chi tiết thừa, kiểu vƣờn này thƣờng đƣợc áp dụng
trong các tiểu cảnh nhỏ trang trí trong nội thất nhƣ ở trong, dƣới gầm cầu
thang, một góc trang trí ở phòng khách hoặc sân thƣợng.
 Hiện đại hóa kiểu vƣờn khô hoặc vƣờn trà Nhật Bản: sử dụng các đặc trƣng
của vƣờn khô và vƣờn trà Nhật Bản nhƣ sỏi, đá, bồn nƣớc, đèn đá,… theo
cách thức đƣờng nét hình học hiện đại và thêm vào đó các vật liệu phụ từ dân
gian nƣớc ta nhƣ tre, trúc, bình gốm, tƣợng gốm,…
 Sử dụng dƣờng nét hình học và các chất liệu mới trong sân vƣờn nhƣ kính,
thép, thủy tính, các loại sơn,… và sử dụng sự tƣơng phản giữa các màu sắc,
các đƣờng nét hình học mang đến cho khu vƣơng một phong cách hiện đại,
có tính đột phá.
1.3 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), có bốn quy luật trong nghệ thuật cảnh quan:
1.3.1 Quy luật hài hòa
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan, bao gồm:
 Hài hòa đồng nhất: biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp điệu, hình khối, bề
mặt, hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hóa (module) là cơ sở cho tất
cả các không gian.
 Hài hòa tƣơng tự: đƣợc thực hiện bằng cách lặp đi lặp lại các yếu tố tƣơng tự
nhau về hình dáng và không gian. Hài hòa tƣơng tự biểu hiện sự thống nhất
đa dạng.
1.3.2 Quy luật cân đối và nhất quán
Là quy luật đảm bảo sự tƣơng quan hợp lý giữa bộ phận và toàn thể, giữa ý đồ
chính và ý đồ phụ, giữa đối tƣợng chính và đối tƣợng phụ.
Cân đối về mặt bố cục, tỷ lệ các phần tạo cảnh. Tuy nhiên, về mặt hình khối, màu
sắc cần có sự nhất quán giữa các yếu tố phụ, giữa yếu tố phụ và chính để tổng thể

đƣợc hài hòa và nổi rõ chính phụ.
1.3.3 Quy luật tƣơng phản
Là quy luật biểu hiện sự đối lập về hình khối, màu sắc vật thể và hiện tƣợng nhƣ
ánh sáng, âm thanh,…

10


Sử dụng quy luật tƣơng phản làm tăng khả năng kích thích, hấp dẫn thông qua tính
mới lạ của các điểm nhấn trong không gian cảnh quan.
Vận dụng luật tƣơng phản nếu dàn đều sẽ gây cảm giác về sự tranh chấp, phá vỡ sự
hài hòa chung.
1.3.4 Quy luật cân bằng
Quy luật cân bằng bao gồm cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.
Cân bằng đối xứng tạo nên do sự bố trí đối xứng qua các trục hoặc các điểm, các
yếu tố hoàn toàn giống nhau về mọi mặt (hình dáng, chất liệu, màu sắc, quy mô).
Cân bằng không đối xứng tạo nên do sự bố trí không đối xứng nhƣng cân xứng do
các yếu tố bố trí có sức hút bằng nhau.
1.4 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA BỐ CỤC CÂY TRỒNG
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), có 5 nguyên tắc cơ sở cho việc chọn loại cây
trồng trong vƣờn – công viên:
1.4.1 Nguyên tắc sinh thái
Mỗi hình thái thực vật là một dấu ấn của điều kiện địa lý và khí hậu mà thực vật đó
hình thành nên có thể xem nghệ thuật vƣờn – công viên là nghệ thuật bố trí các cây
có đặc điểm hình thái bên ngoài nhất định, trong điều kiện sinh trƣởng thích hợp
của nó. Vì vậy, nếu đảm bảo đƣợc nguyên tắc này, các cây đƣợc chọn sẽ phát triển
đúng hình thái đẹp nhất của cây.
1.4.2 Nguyên tắc quần lạc
Thực vật trên trái đất đƣợc hình thành theo hệ thống quần lạc thực vật, có nghĩa là
thực vật sinh trƣởng có ảnh hƣởng tƣơng hỗ lẫn nhau, bao gồm những thành phần

nhất định. Nếu vận dụng đúng sẽ tạo cho bố cục vƣờn – công viên có cấu trúc cân
đối.
1.4.3 Nguyên tắc cùng huyết thống
Thực vật có nhiều loại có những điểm chung về hình dáng tán, tính chất phân cành,
hình dáng thân, cấu tạo vỏ, thân, cành,… dựa vào thực chất này để phối hợp nhiều
loại một cách hài hòa.
1.4.4 Nguyên tắc cấu tạo ngoài
Là nguyên tắc tạo nên sự hài hòa về màu sắc và hình dáng bên ngoài. Cơ sở của
nguyên tắc này là sự giống nhau, sự hài hòa, sự cân đối về hình dáng bên ngoài,
cách sắp xếp và màu sắc của cây.

11


1.4.5 Những nguyên tắc phối kết cây
Vận dụng các nguyên tắc trên để chọn loại chủ yếu cho việc phối kết theo quy mô,
hình dáng, màu sắc, chiều cao.
Những điểm chủ yếu khi phối kết:
 Cây đứng độc lập phải cách xa các cây khác tối thiểu ba lần chiều cao cây để
đảm bào cây phát triển trọn vẻ đẹp về mọi phía.
 Thận trọng khi đƣa vào phối kết cây có cấu trúc độc đáo để đảm bảo sự hài
hòa trong bố cục chung.
 Cây có hoa đƣa vào bố cục cần chú ý tỷ lệ phù hợp với các yếu tố xung
quanh.
 Trong một bố cục cây, các cây đƣa vào cần phù hợp nhau về thời gian sống.
 Trong một nhóm hay hỗn hợp không nên dùng quá ba loại cây.
1.5 THUẬT PHONG THỦY TRONG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Cả một thời gian dài từ cổ đại đến nay, thuyết “Tam tài” đã ảnh hƣởng sâu sắc đến
nền văn hóa Việt Nam và thuật “Phong thủy” đã là cơ sở để thiết kế không gian
kiến trúc. Đó là những mô hình đã đƣợc khái quát hóa thành những hình mẫu tối ƣu

của vị trí nhà cửa đối với cảnh quan, mang lại sự hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên,
phù hợp với đặc điểm khí hậu địa phƣơng, với tính bản nhiên của con ngƣời… Có
thể lấy ra những ví dụ, những kinh nghiệm của cha ông khi lựa chọn vị trí xây dựng
đã dựa trên những cơ sở nhƣ vậy:
 Thanh Long: bên trái có nƣớc chảy.
 Bạch Hổ: bên phải có đƣờng dài.
 Chu Tƣớc: đằng trƣớc có ao hoặc hồ đầm.
 Huyền Vũ: đàng sau có gò đống, núi non.
Nhƣ vậy, hƣớng của công trình sẽ nhìn ra dòng nƣớc uốn khúc, tƣợng trƣng cho sự
giàu sang, thịnh vƣợng, hạnh phúc hoặc theo Ấn Độ giáo Brahman là dòng sữa vô
tận nuôi muôn ngƣời, muôn vật. Xa nữa là “Thiên ấn” thƣờng là một mỏm núi cao
trông nhƣ bức bình phong của thiên nhiên nhƣ núi Ngự Bình trong bố cục cấm
thành Huế, bên sông Hƣơng với dòng nƣớc chảy, hai cồn Hến, cồn Vĩ Dạ là Thanh
Long, Bạch Hổ… Công trình trong cảnh quan ấy sẽ có đƣợc một sự trƣờng tồn.

12


×