Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

THIẾT kế, cải tạo CẢNH QUAN DI TÍCH đền THỜ bác hồ xã LƯƠNG tâm HUYỆN LONG mỹ TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THÁI THÚY DUY

THIẾT KẾ, CẢI TẠO CẢNH QUAN DI TÍCH ĐỀN THỜ
BÁC HỒ XÃ LƯƠNG TÂM HUYỆN LONG MỸ
TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:

THIẾT KẾ, CẢI TẠO CẢNH QUAN DI TÍCH ĐỀN THỜ
BÁC HỒ XÃ LƯƠNG TÂM HUYỆN LONG MỸ
TỈNH HẬU GIANG

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. TÔN NỮ GIA ÁI

Sinh viên thực hiện:


NGUYỄN THÁI THÚY DUY
MSSV: 3083705
Lớp: HOA VIÊN – CÂY CẢNH K34

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“Thiết kế, cải tạo cảnh quan Di tích Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm huyện Long
Mỹ tỉnh Hậu Giang”

Do sinh viên NGUYỄN THÁI THÚY DUY thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 7 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ThS. TÔN NỮ GIA ÁI

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA



Hội đồng chấm luận văn đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hoa
Viên Cây Cảnh với đề tài:
“Thiết kế, cải tạo cảnh quan Di tích Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm huyện Long
Mỹ tỉnh Hậu Giang”

Do sinh viên: NGUYỄN THÁI THÚY DUY thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày 20 tháng 7 năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: ……………………..

Ý kiến hội đồng:
……………………………………………………………………………………............
……………………………………………………………………………………………
..………………………………………………………………………………………….
Hội đồng luận văn

Nguyễn Bảo Toàn

Lâm Ngọc Phương
KHOA DUYỆT

Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii

Tôn Nữ Gia Ái


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THÁI THÚY DUY

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên:

Nguyễn Thái Thúy Duy

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 31/03/1990

Nơi sinh: Long Mỹ - Hậu Giang

Quê quán: Long Mỹ - Hậu Giang

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 78 Nguyễn Trung Trực ấp 5 Thị Trấn Long Mỹ

huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
Điện thoại : 0977146484
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1996 – 2001: Học tại trường Tiểu học Lê Văn Tám.
2001 – 2005: Học tại trường Trung học phổ thong Long Mỹ.
2005 – 2008: Học tại trường Trung học phổ thong Long Mỹ.
2008 – 2012: Học ngành Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34 tại khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ.

iv


LỜI CẢM TẠ
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Tôn Nữ Gia Ái đã hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Thầy Phạm Phước Nhẫn và các thầy cô trong khoa Nông Nghiệp đã tận tâm dìu dắt và
giúp đỡ em trong suốt 4 năm học đã qua.
Các thành viên của lớp Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34 và các anh chị Hoa Viên và
Cây Cảnh khóa 33 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, luận văn này vẫn không thể tránh những sai sót trong
quá trình viết bài. Mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía người
đọc để tôi có thể bổ sung và trao dồi kiến thức chuyên môn của mình.

Nguyễn Thái Thúy Duy

v



MỤC LỤC

Nôi dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN

iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

iv

LỜI CẢM TẠ

v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH HÌNH

ix

DANH SÁCH BẢNG

xi


TÓM LƯỢC

xii

MỞ ĐẦU

1
2

Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2

1.1.1 Vị trí địa lý

2

1.1.2 Đặc điểm địa hình

3

1.1.3 Khí hậu, Thủy văn

3

1.1.4 Tài nguyên nước

4


1.1.5 Thổ nhưỡng

5

1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.2.1 Vận dụng các nguyên tắc bố cục phong cảnh nước
ngoài vào phong cách vườn Việt Nam

5

Vận dụng vườn Ai Cập

6

Vận dụng nghệ thuật vườn Lưỡng Hà

6

Vận dụng nghệ thuật vườn Ấn Độ

6

Vận dụng nghệ thuật vườn Trung Quốc

6

Vận dụng nghệ thuật vườn nhỏ Tây Ban Nha


7

vi


Vận dụng nghệ thuật vườn La Mã hay vườn Italia thời phục
hưng

7

Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên Pháp

7

Vận dụng nghệ thuật vườn Anh

8

Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên Liên Xô (cũ)

8

Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên hiện đại ở một số
nước khác

8

1.2.2 Vai trò cây xanh


8

Vai trò kiến trúc và cảnh quan

8

Tạo sự nghỉ ngơi và thư giản

9

Vai trò kỹ thuật học môi sinh

9

Điều hoà khí hậu

9

Giảm thiểu ô nhiễm không khí

10

Kiểm soát thái hóa đất đai, bảo vệ lưu vực tích thủy

10

Bảo vệ chống gió và sự di chuyển của không khí

10


Kiểm soát giao thông

10

Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

2.1 PHƯƠNG TIỆN

11

2.2 PHƯƠNG PHÁP

11

2.2.1 Phương pháp điều tra thực địa

11

2.2.2 Phương pháp tham khảo tài liệu

11
11

2.2.3 Phương pháp thiết kế
2.2.4 Đưa ra mô hình thiết kế

12


2.2.5 Dự toán khối lượng cây xanh

12

vii


13

Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

13

3.1.1 Vị trí và giới han

13

3.1.2 Hiện trang khu thiết kế

13

3.1.3 Hiện trạng cây xanh trong khu vực thiết kế

15

3.2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỐ TRÍ CẢNH
QUAN

16


3.2.1 Phân khu chức năng

16

3.2.2 Phân tích hướng

17

Phân tích hướng nắng

17

Phân tích hướng gió

17

3.2.3 Đề xuất quy hoạch chung

18

3.3 THIẾT KẾ

18

3.3.1 Phương án 1: phối cảnh theo kiểu tự do mang phong
cách vườn làng quê Việt Nam

18


Dự toán khối lượng cây xanh

40

3.3.2 Phương án 2: thiết kế theo kiểu hình học đối xứng

46

Dự toán khối lượng cây xanh phương án 2

55

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

57

4.1 Kết luận

57

4.2 Đề nghị

57
59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Hiện trạng cây xanh khu vực thiết kế

17

3.2

Cây xanh được bố trí trong phương án 1

42

3.3

Cây xanh được bố trí trong phương án 2

59

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

1.1

Bản đồ huyện Long Mỹ Tỉnh Hậu Giang

2

3.1

Hiện trạng khu hiện hữu

14

3.2

Hiện trạng xuống cấp và khu mở rộng

14

3.3

Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích Đền thờ Bác

15

3.4


Bản vẽ phân khu chức năng

18

3.5

Bản vẽ phân tích hướng nắng và hướng gió

19

3.6 (a) Bản vẽ mặt bằng tổng thể phương án1

20

3.6 (b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể phương án 1 (có kích thước)

21

3.6 (c) Bản vẽ mặt bằng tổng thể đường đi phương án 1

22

3.6 (d) Bản vẽ mặt bằng tổng thể phân bố cây xanh phương án 1

22

3.7

Bản vẽ phối cảnh tổng thể phương án 1


23

3.8

Bản vẽ phối cảnh Bãi đậu xe

25

3.9

Bản vẽ phối cảnh khu quãng trường

27

3.10

Mặt cắt hồ khu quãng trường

28

3.11

Bản vẽ phối cảnh khu C1

29

3.12

Bản vẽ phối cảnh khu C2


31

3.13

Bản vẽ phối cảnh góc nhìn 1 khu C3

34

3.14

Bản vẽ phối cảnh góc nhìn 2 khu C3

35

3.15

Bản vẽ phối cảnh góc nhìn 3 khu C3

36

3.16

Bản vẽ phối cảnh góc nhìn 4 khu C3

37

3.17

Bản vẽ phối cảnh góc nhìn 5 khu C3


38

3.18

Bản vẽ phối cảnh tổng thể công viên

39

3.19

Mặt cắt hồ nước

40

3.20

Mặt cắt chòi nghỉ

40

3.21

Bản vẽ phối cảnh khu 4

41

3.22

Phân khu chức năng


43

3.23

Phân tích hướng nắng, hướng gió

43

3.24 (a) Mặt bằng tổng thể thiết kế phương án 2

44

3.24 (b) Mặt bằng tổng thể thiết kế phương án 2 (có kích thước)

45

3.24 (c) Mặt bằng tổng thể đường đi phương án 2

45

ix


3.24 (d) Mặt bằng tổng thể cây xanh thiết kế phương án 2

46

3.25


Phối cảnh tổng thể phương án 2

47

3.26

Bản vẽ phối cảnh khu quãng trường

49

3.27

Bản vẽ phối cảnh khu công viên góc nhìn 1

52

3.28

Bản vẽ phối cảnh khu công viên góc nhìn 2

53

3.29

Bản vẽ phối cảnh khu công viên góc nhìn 3

54

3.30


Bản vẽ phối cảnh khu công viên góc nhìn 4

55

3.31

Bản vẽ phối cảnh khu công viên góc nhìn 5

56

3.32

57

3.33

Bản vẽ phối cảnh khu công viên
Bản vẽ mặt cắt hồ nước quãng trường

3.34

Bản vẽ mặt cắt hồ nước trong khu công viên

58

3.35

Bản vẽ mặt cắt bồn trồng hoa khu công viên

58


x

58


NGUYỄN THÁI THÚY DUY, 2012. “Thiết kế, cải tạo cảnh quan khu Di tích
Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt
nghiệp đại học chuyên ngành Hoa Viên và Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS TÔN NỮ GIA ÁI

TÓM LƯỢC
Đề tài: “ Thiết kế cảnh quan Di tích Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm huyện Long
Mỹ tỉnh Hậu Giang” được tiến hành từ tháng 1/2012 – 06/2012, với bước đầu tiên là
điều tra, nghiên cứu hiện trạng xây dựng cũng như kế hoạch phát triển cây xanh,
hoa kiểng trong khu vực thiết kế. Từ những ghi nhận ban đầu cho thấy kiến trúc
công trình xây dựng chiếm khoảng 7% diện tích của khu vực. Nhìn chung, hiện
trạng cây xanh trong khu vực này là đang trong giai đoạn vàng héo do không được
chăm sóc đúng mức. Dựa vào công trình kiến trúc và cây xanh đã có sẵn, có hai
phương án ý tưởng thiết kế được đề ra. (1) Thiết kế theo kiểu tự do mang phong
cách làng quê Việt Nam. Tận dụng cây xanh, hoa kiểng sẵn có kết hợp với kiểu thiết
kế mới tạo cảnh quan mới lạ đẹp mắt nhưng giản dị, hoà hợp với không gian xung
quanh. Ưu điểm của phương án là tận dụng cây xanh và những gì sẵn có, tạo vẽ đẹp
đơn sơ gần gũi. Hàng cau trước cổng gợi vẻ đẹp chân quê mà gắn bó, gió vi vu qua
những cành sao đan sen vào tiếng xào xạc của những rặng liễu quanh hồ mang cho
người viếng một tâm trạng thoải mái dễ chịu . (2) Thiết kế theo kiểu hình học làm
nổi bật lên vẻ trang nghiêm cần thiết đối với di tích Đền thờ Bác Hồ, bố cục đối
xứng , sử dụng mặt nước với nhiều hình dáng, kiểu cách . Ưu điểm của phương án
này là thông thoáng, đẹp. Cả hai phương án đều nhằm cải tạo cảnh quan khu di tích,

tôn lên vẻ đẹp của khu, tăng sức hấp dẫn, thu hút đông đảo khách tham quan vào
các dịp lễ, Tết, đặc biệt là ngày sinh nhật Bác.

xii


MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh-vị cha già của dân tộc-người đã dâng cả cuộc đời mình cho nhân dân cho
đất nước. Bác đã hi sinh tất cả vì độc lập, tự do, ấm no của đất nước. Ngày 2/9/1969
Bác đã ra đi để lại sự tổn thất lớn lao đối với cả dân tộc Việt Nam, nhất là với nhân dân
miền Nam khi chưa kịp rước Bác vào thăm.
Để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương
Tâm Đảng bộ xã đã lập đền thờ Bác tại văn phòng Đảng uỷ xã. Năm 1990, nhân kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của Bác, người dân Long Mỹ đã góp công, góp của cùng
chính quyền xây dựng ngôi đền cố định tại xã Lương Tâm huyện Long Mỹ tỉnh Hậu
Giang. Kể từ đó, ngôi đền đã nhiều lần được trùng tu, với diện tích ngày càng mở rộng.
Năm 2000, Bộ Văn hoá - Thông tin đã có quyết định công nhận di tích Đền thờ Bác tại
huyện Long Mỹ là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Tuy nhiên, Đền thờ Bác chỉ
được chú trọng nhiều về mặt kiến trúc, bên cạnh đó cảnh quan cũng rất quan trọng
nhưng chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với cây xanh-hoa kiểng. Trong
điều kiện hiện nay, xã hội ngày một tiến bộ, cuộc sống ngày càng tốt đẹp thì chúng ta
có điều kiện quan tâm hơn về các công trình mang ý nghĩa như thế này. Đây không
những tôn lên vẽ đẹp và nghiêm trang cho Đền thờ mà còn thể hiện lòng kính yêu và
thương nhớ dành cho Bác.
Vì thế, đề tài “Thiết kế, cải tạo cảnh quan di tích Đền thờ Bác Hồ xã Lương Tâm huyện
Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” đã được thực hiện.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH HẬU GIANG
( Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hậu Giang)
1.1.1 Vị trí địa lý
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thành phố Vị
Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam; Hậu Giang nằm về phía
Tây sông Hậu, giới hạn bởi tọa độ Quốc gia VN-2000:
- Vĩ độ bắc: Từ 535948m đến 598328m.
- Kinh độ đông: Từ 1059360m đến 1104919m
Địa giới hành chính Tỉnh Hậu Giang với các mặt tiếp giáp:
- Phía Bắc : giáp Thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam: giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Tây: giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.
- Phía Ðông: giáp tỉnh Vĩnh Long và một phần sông Hậu.

Hình 1.1 Bản đồ huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
( />
2


1.1.2 Đặc điểm Ðịa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có 2 trục
giao thông (đường bộ) huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy là
sông Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây.
1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
1.1.3.1 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; Tỉnh
Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của các tỉnh miền Tây Nam

Bộ. Trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Tỉnh thuộc khu
vực ít chịu ảnh hưởng của giông bão.
1.1.3.2 Thủy văn
Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều dài
khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2km/km2. Do điều kiện địa lý của vùng nên chế độ thuỷ văn
của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu
ảnh hưởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. Thủy văn được
chi phối bởi hai nguồn chính: Sông Hậu (triều biển Đông) và sông Cái Lớn (triều biển
Tây). Các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn Tỉnh; Các sông, kênh chính: Xà No,
Cái Lớn, Ba Láng, Nàng Mau, Lái Hiếu, Cái Côn – Quản Lộ Phụng Hiệp,…
Mùa lũ ở Hậu Giang bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Lũ đạt mức cao
nhất vào tháng 10 và 11, thời gian này thường trùng với thời kỳ mưa lớn tại địa
phương. Ba yếu tố: lũ, mưa lớn tại chỗ và triều cường cùng xảy ra đồng thời thì mực
nước tăng cao, gây ngập một vùng rộng lớn, thời gian ngập kéo dài. Thời gian xuất
hiện đỉnh lũ ở Tỉnh Hậu Giang chậm hơn thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại Châu Ðốc, tỉnh
An Giang khoảng 10 - 15 ngày.
3


Mùa cạn ở tỉnh Hậu Giang bắt đầu từ tháng 1 kết thúc vào tháng 6. Tháng 6 lưu lượng
nhỏ nhất khoảng 1/20 lưu lượng mùa lũ.
1.1.4 Tài nguyên nước
1.1.4.1 Nước mặt
Tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh ước tính 11.500 ha. Trong đó diện tích nuôi trồng
thủy sản khoảng 8.196 ha, cho sản lượng thủy sản nuôi trồng khoảng 28.000 tấn/năm.
Có các sông, kênh chính là Cái Côn, Xà No, Quản Lộ Phụng Hiệp, Sông Cái Lớn,…
Vùng nước mặt giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang bị nhiễm mặn vào mùa khô.
Độ sâu của các kênh rạch trong toàn tỉnh đo dao động từ 1 – 8 m. Đối với sông Xà No

dao động từ 3,5 – 5 m, sông Cái Lớn dao động từ 4 – 8 m, kênh Lái Hiếu, Quản Lộ Phụng Hiệp 3 – 5 m; kênh xáng Nàng Mau dao động từ 2,5-4,5m.
1.1.4.2 Nước dưới đất
Theo các số liệu nghiên cứu và khảo sát trước đây, trong phạm vi tỉnh Hậu Giang có 6
tầng chứa nước, bao gồm các tầng :
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời Pleistocen giữa - muộn (qp2-3).
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Pleistocen sớm (qp1).
- Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Pliocen muộn (m42).
-Tầng chứa nước lổ hổng trong các trầm tích bở rời Pliocen sớm (m42).
- Tầng chứa nuớc lỗ hổng trong các trầm tích bở rời Miocen muộn (m33).
- Các thành tạo địa chất chứa nước kém hoặc không chứa nước Holocen (qh).
Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác nước dưới đất tập trung chủ yếu ở tầng chứa nước
triển vọng Pleistoncene. Tầng Pleistoncene nằm phổ biến ở độ sâu 30- 140 m, có trữ
lượng lớn và hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu khai thác nước từ tầng chứa nước này.
Chất lượng nước ở tầng này hầu hết đều rất tốt trừ một số vùng bị lợ- mặn (thị xã Vị
Thanh và huyện Vị Thủy). Ở tầng này, lưu lượng nước khai thác có thể đáp ứng từ 5 –
50 m3/giờ.

4


1.1.5 Thổ nhưỡng
1.1.5.1 Tầng cấu trúc dưới gồm
Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo
bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa (sa thạch - diệp thạch - đá vôi...) và các loại đá mắc
ma xâm nhập hoặc phun trào. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng thuộc cấu trúc nâng
tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt mỏng hơi dốc về phía biển.
1.1.5.2 Tầng cấu trúc bên trên
Đầu thế kỷ đệ tứ, phần phía Nam nước ta bị chìm xuống, do đó phù sa sông MeKong
trải rộng trên vùng thấp này. Một phần phù sa tiến dần ra biển, một phần phù sa trải
rộng ra trên đồng lụt này giúp nâng cao mặt đất của tỉnh. Phù sa mới được tìm thấy trên

toàn bộ bề mặt của tỉnh, chúng nằm ở độ sâu từ 0 - 5 mét. Lớp phù sa mới có bề dày
tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển. Qua phân tích cho thấy phù sa mới
chứa khoảng 46% cát. Nhưng phần lớn cát này không làm thành lớp và bị sét, thịt ngăn
chặn. Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng nam
bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô hạt
65 - 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét ít dẻo, thường có
màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa.
Tóm lại các loại đất thuộc trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầng đất yếu
phủ ngay trên bề mặt dày từ 20 - 30m tuỳ nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự
nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp.
1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2.1 Vận dụng các nguyên tắc bố cục phong cảnh nước ngoài vào phong cách
vườn Việt Nam
Các kinh nghiệm về bố cục vườn – công viên ở nước ngoài nói chung đều xuất phát từ
điều kiện cụ thể của đất nước đó trên bố cục địa lý, khí hậu, phong tục tập quán, trình
độ khoa học kỹ thuật, tín ngưỡng và chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó việc tiếp thu các
kinh nghiệm này được áp dụng vào đâu, trong trường hợp nào sẽ được nêu rõ.
5


1.2.1.1 Vận dụng vườn Ai Cập
Vườn cổ Ai Cập có đặc điểm là nơi vui chơi giải trí của vua chúa và quý tộc.
Hình thức: bố cục cân xứng rõ nét giữa trục dọc và trục ngang. Mặt bằng hình chữ nhật
chính giữa là hồ nước lớn đóng vai trò trung tâm. Cây xanh dùng làm yếu tố hình khối
cơ bản tạo ra không gian vườn. Không gian gồm ba lớp lồng vào nhau với đường viền
là cây xanh, cây được trồng từ cao đến thấp.
1.2.1.2 Vận dụng nghệ thuật vườn Lưỡng Hà
Kinh nghiệm nổi bật ở vườn Lưỡng Hà là bố cục vườn treo (vườn phân nhiều tầng theo
chiều cao). Đây cũng là kinh nghiệm của vườn tầng bậc ở Italia thời kỳ Phục Hưng. Ở
nước ta có thể áp dụng làm vườn trên máy nhà. Những vườn xây dựng trên khoảng

trống trong các nhà cao tầng, kiểu vườn này thích hợp cho vùng đất thiếu màu, khô
cằn, vùng biển (có thể đổ đất màu đưa từ nơi khác đến).
Loại vườn này đưa vào địa hình đồi núi có thể là các vườn bố trí trên các bậc liên tiếp
như nương rẫy của đồng bào miền núi; có thể là hệ thống vườn trên mái các ngôi nhà
xây liên tiếp nhau trên sườn đồi.
1.2.1.3 Vận dụng nghệ thuật vườn Ấn Độ
Nói chung, nghệ thuật vườn Ấn Độ có nhiều ảnh hưởng đến nghệ thuật vườn Việt
Nam. Trên trục đối của những quần thể kiến trúc lớn, thường được dùng mặt nước để
làm tôn công trình thêm lộng lẫy và thoáng rộng; tạo không khí trầm tĩnh trong bố cục
chung; đồng thời cải tạo khí hậu vào những ngày oi bức. Tuy nhiên, ta còn vận dụng
một cách sáng tạo hơn là ngoài bố cục đối xứng có sử dụng mặt nước vuông vắn như
Văn Miếu, còn bố cục vừa đối xứng vừa theo dạng tự nhiên như mặt nước ở lăng Minh
Mạng, hoặc bố cục hoàn toàn như trong thiên nhiên ở lăng Tự Đức.
1.2.1.4 Vận dụng nghệ thuật vườn Trung Quốc
Nghệ thuật vườn Trung Quốc cho chúng ta nhiều kinh nghiệm về bố cục:
Mô phỏng tự nhiên: những kinh nghiệm và mô phỏng tự nhiên phù hợp với bố cục tự
do của vườn Trung Quốc cũng phù hợp với truyền thống nghệ thuật vườn Việt Nam.

6


Các kinh nghiệm ghép đá, tạo dáng suối, thác ghềnh,…rất bổ ích cho chúng ta. Đặc
biệt là bố cục có trung tâm là mặt nước ở dạng tự nhiên. Dựa vào bố cục những yếu tố
gây ảo giác và tâm trạng: về mặt này nghệ thuật vườn Trung Quốc có cả một kho tàng
phong phú về các thủ pháp. Chúng ta tạo ra cảnh bất ngờ có mức độ, vừa đủ lôi cuốn
người xem, nhưng không gây mất ổn định trong tâm trạng du khách. Việc tạo tâm trạng
bằng những âm thanh là kinh nghiệm độc đáo của nghệ thuật vườn-công viên Trung
Quốc.
1.2.1.5 Vận dụng nghệ thuật vườn nhỏ Tây Ban Nha
Nghệ thuật vườn nhỏ Tây Ban Nha là loại nghệ thuật vườn kính tiêu biểu nhất dưới

thời trung cổ. Kiểu bố cục này thích hợp với cách dùng tượng trưng. Bản thân tác giả
đã vận dụng vào một đồ án khá thành công: Đồ án thiết kế quy hoạch vườn di tích Đại
Nội Huế.
1.2.1.6 Vận dụng nghệ thuật vườn La Mã hay vườn Italia thời phục hưng
Bố cục điển hình của loại vườn này là bố cục đối xứng chặc chẻ của một quần thể công
trình qua một trục dọc. Dạng này rất gần gũi với ta. Tuy nhiên ở nước ta không dùng
cây cắt xén và tượng tròn (chỉ trừ một vài tượng trước lối vào công trình (nghê, voi,
lân, lính hầu, v.v…). Trong bố cục vườn – công viên hiện đại, ở ta sẽ vận dụng nghệ
thuật cây cắt xén để tạo hình nghệ thuật (điều này vô cùng phù hợp vì ở ta rất nhiều
loại cây có khả năng cắt xén như bỏng nổ, tùng la hán, duối, mẫu đơn, ngâu v.v…)
1.2.1.7 Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên Pháp
Hai xu hướng của nghệ thuật vườn – công viên Pháp là:
Xu hướng hình dọc đối xứng (điển hình là công viên Vecxay), thể hiện được tư tưởng
của nền quân chủ chuyên chế, quyền bất khả xâm phạm. Xu hướng tự do (điển hình là
công viên Bagaten) biểu hiện tính tư tưởng yêu tự do với bố cục mềm mại theo từng
nét tự nhiên: những con đường uống khúc theo địa hình, những hang động v.v… Kiểu
bố cục này rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và truyền thống Việt Nam, (Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 1996). Cả hai bố cục đều cho chúng ta kinh nghiệm bổ ích.

7


1.2.1.8 Vận dụng nghệ thuật vườn Anh
Vườn Anh thời cận đại với đặc trưng là những bãi cỏ rộng, trên đó có bầy cừu thanh
thản ăn cỏ, khu vườn dường như là một góc thiên nhiên ngẫu nhiên hài hòa đẹp đẽ chứ
không có bàn tay con người tham gia vào. Nguyên lý của Repton có thể vận dụng
thành công ở Việt Nam, đặc biệt là ở Trung du có địa hình phức tạp: những đồng cỏ
xen lẫn đồi núi thung lũng mặt nước.
1.2.1.9 Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên Liên Xô cũ
Để phù hợp với tính chất quảng đại quần chúng của công viên, nguyên tắc cơ bản của

bố cục công viên là phân chia thành những vùng chức năng riêng, hoàn toàn phục vụ
theo tính chất sử dụng của từng vùng, đáp ứng mọi nhu cầu, cho mọi tầng lớp, mọi lứa
tuổi. vận dụng vào Việt Nam nguyên tắc này sẽ kết hợp cho thích nghi với thuần phong
mỹ tục Việt Nam. Công viên LeNin ở Hà Nội là công trình đầu tiên áp dụng các
nguyên tắc của công viên “ văn hóa và nghỉ ngơi” của Liên Xô ở nước ta.
1.2.1.10 Vận dụng nghệ thuật vườn – công viên hiện đại ở một số nước khác
Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), xu hướng tạo hình trong nghệ thuật vườn – công
viên hiện đại ở một số nước hiện nay đang là các thực nghiệm thú vị mà tác già đề tài
cũng đưa vào vận dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ nêu lên một vài công
trình tiêu biểu như các “ vườn điêu khắc” hay còn gọi là “ tượng cảnh quan” ở công
viên Torangplo ở Pari (Pháp) vườn tiểu khu ở Rodai (Mỹ) … Những vườn – công viên
này được làm theo nguyên tắc xem vườn là một tác phẩm điêu khắc, tạo nên những địa
hình nhân tạo phức tạp. Loại này ở Việt Nam có thể vận dụng vào những thành phố cải
tạo, trong những khu ở cũ thiếu đất làm vườn; những vùng bên song bãi đầm lầy;
những vườn triển lãm, vưởn thiếu nhi, vườn nhóm nhà v.v…
1.2.2 Vai trò cây xanh
1.2.2.1 Vai trò kiến trúc và cảnh quan
Trong thiết kế xây dựng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu được. Sự kết hợp
hình dáng, màu sắc, kết cấu, và kích thước cho phép sử dụng cây sử dụng vào những

8


mục đích kiến tạo công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan xung quanh (Chế Đình
Lý, 1997). Sử dụng thích hợp các chủng loại cây xanh kết hợp với các quy luật phối
cảnh, tạo ảo giác sẽ tạo nên những cung bậc khác nhau trong cảm giác của người
thưởng ngoạn. Cây xanh còn tạo sự nối kết giữa các công trình kiến trúc với nhau, che
lấp những khuyết điểm của công trình kiến trúc tạo nên một tổng thể hài hòa. Việc sử
dụng sáng tạo cây xanh hoa kiểng và vận dụng các quy luật hợp lý sẽ mang lại sự sống
và vẻ đẹp thiên nhiên cho công trình. Cây xanh là một vật liệu sống và có thể thay đổi

theo thời gian, tạo không gian sống năng động, sáng tạo tránh sự nhàm chán. Trong bố
cục không gian cây xanh được sử dụng rất linh hoạt để tạo nên: không gian đóng,
không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở. (Hàn Tất Ngạn, 1999)
1.2.2.2 Tạo sự nghỉ ngơi và thư giản
Sau một ngày làm việc mệt mỏi ta được hòa mình vào một không gian mát mẻ, trong
lành với màu sắc và hương thơm của các loại cây, hoa cỏ sẽ làm cho tinh thần nhẹ
nhàng, thoải mái, màu xanh như cuốn đi những mệt nhọc của công việc.
1.2.2.3 Vai trò kỹ thuật học môi sinh
Điều hòa khí hậu
Tàn cây làm giảm bức xạ nhiệt của mặt trời, bằng việc hấp thu trong quá trình quang
hợp, phản xạ và khuếch tán. Bức xạ nhiệt qua tàn cây chỉ còn lại từ 5%-40%. Cây xanh
làm tăng sự lưu thông không khí nhờ vào không khi mát dưới tàn cây tràn ra xung
quanh tạo gió mát cục bộ. Các hàng cây dọc lối vào thành phố có tác dụng hướng
luồng cho sự di chuyển không khí từ ngoại thành vào nội thành (Chế Đình Lý, 1997).
Cây xanh có tác dụng làm tăng độ ẩm cho môi trường xung quanh. Trong những giờ có
nhiệt độ cao nhất trong ngày, nhiệt độ không khí dưới cây xanh thấp hơn nhiệt độ ở
chỗ không cây từ 1-3 với độ ẩm lớn hơn 5-8%. Cây xanh có vị trị rất to lớn trong việc
điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Với chức năng
đặc biệt của mình, cây xanh có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt
độ khi trời nắng, tạo bầu không khí trong lành, hạn chế xói lở, ngăn cản và định hướng
gió…
9


Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Hấp thụ CO2, SO2 và các khí độc khác thông qua quang hợp. Hệ thống cây xanh là
thành phần duy nhất trong hệ sinh thái đô thị trả lại Oxy cho khí quyển. Một ha cây
xanh thành phố có thể hấp thụ 8kg CO2 trong một giờ nghĩa là hấp thụ toàn bộ khí CO2
do 200 người thả ra trong cùng một thời gian. Bụi ô nhiễm qua tàn cây bị giữ lại 30% 50% bám vào lá cây và trở về đất theo nước mưa. Vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác
dụng như vật liệu xốp, có tác dụng làm giảm tiếng động khoảng 30%. Đường phố có

cây xanh sẽ giảm tiếng ồn từ 5-6 lần so với đường không có cây xanh.
Kiểm soát thái hóa đất đai, bảo vệ lưu vực tích thủy
Ở những khu vực đất dốc và mực thủy cấp sâu, việc trồng cây phân tán và tập trung có
tác dụng rất lớn trong việc chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ lưu vực tích thủy, giữ
nước và điều tiết nước ngầm.
Bảo vệ chống gió và sự di chuyển của không khí
Cây xanh kiểm soát gió bằng cách:
- Cản trở
- Định hướng
- Làm lệch hướng
- Lọc gió
Bố trí cây xanh kết hợp với các công trình kiến trúc khác có thể làm thay đổi luồn gió
trong khuôn viên ngoại thất và nhà ở.
Kiểm soát giao thông
Cây xanh giúp định hướng mọi người theo hướng đã định. Theo Chế Đình Lý (1997),
cây xanh không chỉ kiểm soát giao thông đối với giao thông cơ giới mà còn cả với
khách bộ hành. Nhiều loại cây có thể sử dụng làm hàng rào thay thế cho bê tông, thép
gai.

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
Bản vẽ Autocad mặt bằng Di tích Đền thờ Bác Hồ theo quy hoạch.
Máy ảnh, máy vi tính, thước dây, …
Sử dụng các phần mềm đồ họa: Autocad, Photoshop, Sketchup .
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp điều tra thực địa

Xác định:
- Vị trí giới hạn khu vực thiết kế.
- Hướng nắng và hướng gió.
- Diện tích xây dựng.
- Diện tích cây xanh và thảm thực vật.
2.2.2 Phương pháp tham khảo tài liệu
Xác định:
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, hướng nắng, hướng gió ảnh hưởng khu thiết kế.
- Tham khảo tài liệu về các loại cây hoa cảnh.
- Tham khảo tài liệu có liên quan trên sách, báo, internet.
2.2.3 Phương pháp thiết kế
Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng AutoCAD.
Từ mặt bằng tổng thể thiết kế các tiểu cảnh chi tiết cho phù hợp
Dựng phối cảnh bằng phần mềm Sketchup, Photoshop.
Lập bảng thống kê số lượng các loài cây sử dụng trong thiết kế.

11


×