Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG của hỗn hợp VI LƯỢNG PHUN lá (b, mn, mo, zn) đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT NHÃN EDOR tại HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.1 KB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ ÁNH NHƢ QUỲNH

ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP VI LƢỢNG PHUN LÁ
(B, Mn, Mo, Zn) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
NHÃN EDOR TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ ÁNH NHƢ QUỲNH

ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP VI LƢỢNG PHUN LÁ
(B, Mn, Mo, Zn) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
NHÃN EDOR TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cán bộ hƣớng dẫn:
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Cần Thơ, 2010




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP VI LƢỢNG PHUN LÁ
(B, Mn, Mo, Zn) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
NHÃN EDOR TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Lê Ánh Nhƣ Quỳnh, MSSV: 3073095
Thời gian: Từ tháng 02/2010 đến 09/2010.
Địa điểm: xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010
Cán bộ hƣớng dẫn

PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành
Trồng trọt với đề tài:


ẢNH HƢỞNG CỦA HỖN HỢP VI LƢỢNG PHUN LÁ
(B, Mn, Mo, Zn) ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
NHÃN EDOR TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Lê Ánh Nhƣ Quỳnh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức ........................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010

Duyệt của Trƣởng khoa

Duyệt của Chủ tịch hội đồng

ii


LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn
-

PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt


kinh nghiệm, gợi ý, động viên và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
-

PGs.Ts. Trần Văn Hâu, ngƣời thầy đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi và

truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm vô giá trong suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Chân thành cảm ơn
-

Thầy Bùi Văn Tùng, cô Bùi Thị Cẩm Hƣờng và quý thầy cô và cán bộ

thuộc Bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã
giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báo và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
-

Anh Phạm Quý Ninh, học viên cao học lớp Trồng Trọt khóa 14, ngƣời đã

nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
-

Lê Thị Châu Ngân cùng các bạn Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị

Thanh Tuyền, Hứa Ngọc Anh và tập thể lớp Trồng trọt B - K33 đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Thân gởi đến
Các bạn lớp Trồng trọt B - K33 lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công
trong tƣơng lai.

Kính dâng!
Cha, mẹ suốt đời tận tụy vì tƣơng lại sự nghiệp của con.

iii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: LÊ ÁNH NHƢ QUỲNH

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 24/12/1988

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Khoa sản, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Chỗ ở hoặc địa chỉ liên: số 188 ấp Long Thuận A, xã Long Hƣng, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại: 01683615397
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: 1994 đến năm 1999
Trƣờng: Tiểu học Long Hƣng A
Địa chỉ: xã Long Hƣng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm: 1999 đến năm 2003
Trƣờng: Trung học cơ sở Vĩnh Kim
Địa chỉ: xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm: 2003 đến năm 2006
Trƣờng: Trung học phổ thông Vĩnh Kim
Địa chỉ: xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Ngày… tháng… năm 2010

Lê Ánh Như Quỳnh

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả

Lê Ánh Nhƣ Quỳnh

v


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang


DANH SÁCH HÌNH

viii

DANH SÁCH BẢNG

ix

TÓM LƢỢC

xi

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5


Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn

3

1.1.1 Nguồn gốc

3

1.1.2 Sự phân bố

3

Đặc tính thực vật cây nhãn

4

1.2.1 Rễ

4

1.2.2 Thân

4

1.2.3 Lá

5

1.2.4 Hoa


5

1.2.5 Trái

6

1.2.6 Hột

7

Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất nhãn

7

1.3.1 Đất đa và gió

7

1.3.2 Nhiệt độ

7

1.3.3 Ánh sáng

8

1.3.4 Nƣớc

8


Vai trò của các nguyên tố vi lƣợng

8

1.4.1 Boron (B)

9

1.4.2 Mangan (Mn)

10

1.4.3 Molypden (Mo)

11

1.4.4 Kẽm (Zn)

12

Nhu cầu dinh dƣỡng vi lƣợng trên cây nhãn

13

vi


Sự hấp thu dƣỡng chất qua lá


14

Chƣơng 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

15

1.6

2.1

2.2

2.3

Phƣơng tiện

15

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

15

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

15

Phƣơng pháp

16


2.2.1 Bố trí thí nghiệm

16

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

17

Xử lý số liệu

18

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1

Ghi nhận tổng quát

19

3.2

Năng suất và thành phần năng suất

19

3.2.1 Trọng lƣợng trái


19

3.2.2 Số trái trên chùm

20

3.2.3 Trọng lƣợng chùm trái

22

3.2.4 Năng suất

23

Phẩm chất trái

24

3.3.1 Màu sắc vỏ trái

24

3.3.2 Kích thƣớc trái

26

3.3.3 Độ dày thịt trái

28


3.3.4 Trọng lƣợng thịt trái và tỷ lệ trọng lƣợng thịt trái

29

3.3.5 Trọng lƣợng vỏ hột và tỷ lệ trọng lƣợng vỏ hột

31

3.3.6 Độ Brix

33

Hiệu quả kinh tế

35

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

38

3.3

3.4

4.1

Kết luận

38


4.2

Đề nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ CHƢƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

2.1

Tên hình

Cây nhãn Edor làm thí nghiệm tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp

3.1

Trang


15

Số trái trên chùm của nhãn Edor đƣợc bón phân vi lƣợng (B,
Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.2

21

Trọng lƣợng chùm trái của nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi
lƣợng (B, Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.3

22

Năng suất của nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B, Mn,
Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp

3.4

23

Tỉ lệ phần trăm trọng lƣợng thịt trái và trọng lƣợng vỏ, hột của
nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B, Mn, Mo và Zn) với
các nồng độ khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồ ng Tháp


viii

32


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

2.1

Tên bảng

Các nghiệm thức vi lƣợng phun lá dùng trong thí nghiệm trên
nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.1

Trang

16

Trọng lƣợng trái nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B,
Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.2

20


Độ khác màu và chỉ số màu sắc vỏ trái nhãn Edor đƣợc phun
hỗn hợp vi lƣợng (B, Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác
nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.3

25

Kích thƣớc trái nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B,
Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.4

26

Độ dày thịt trái nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B,
Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.5

28

Trọng lƣợng thịt trái nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng
(B, Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhautại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.6


30

Trọng lƣợng vỏ, hột và tỉ lệ trọng lƣợng vỏ, hột trái nhãn
Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B, Mn, Mo và Zn) với các
nồng độ khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.7

31

Độ brix dịch trái nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B,
Mn, Mo và Zn) với các nồng độ khác nhau tại huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp

33

ix


3.8

Hiệu quả của thí nghiệm trên nhãn Edor đƣợc phun hỗn hợp
vi lƣợng (B, Mn, Mo và Zn) ở các nồng độ khác nhau tại
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

x

35



LÊ ÁNH NHƢ QUỲNH, 2010. “Ảnh hưởng của hỗn hợp vi lượng phun qua lá
(B, Mn, Mo, Zn) đến năng suất, phẩm chất nhãn Edor tại huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sƣ Trồng Trọt, khoa Nông Nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn đề tài: PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ.
_________________________________________________________________
TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra liều lƣợng phân vi lƣợng hiệu
quả nhất cho nhãn Edor trên đất phù sa huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp trong
thời kỳ ra hoa và đậu trái. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với năm lần lặp lại. Có năm nghiệm thức là năm liều lƣợng hỗn hợp vi lƣợng,
gồm một đối chứng và bốn nghiệm thức còn lại là bốn liều lƣợng phun hỗn hợp vi
lƣợng khác nhau.
Nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức chỉ phun nƣớc. Bốn nghiệm thức còn
lại đƣợc phun hỗn hợp vi lƣợng (B, Mn, Mo, Zn) với 06 lần, mỗi lần cách nhau 15
ngày tính từ thời điểm trái đạt kích thƣớc 1 cm, phun ƣớt đều tán cây (khoảng 6.5
lít/cây).
Phun hỗn hợp vi lƣợng theo công thức 200 ppm B, 200 ppm Mn, 200 ppm
Mo và 800 ppm Zn đã:
-

Gia năng suất và thành phần năng suất của trái nhãn Edor thể hiện ở trọng

lƣợng trái, số trái trên chùm, trọng lƣợng chùm trái và năng suất.
-

Cải thiện phẩm chất của trái nhãn Edor và làm gia tăng lợi nhuận thêm

188.464 đồng.


xi


MỞ ĐẦU
Cây nhãn (Dimocarpus longan Lour) là cây ăn trái nhiệt đới hiện diện khá lâu ở
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và đƣợc xếp vào loại cây ăn trái đặc sản của
cả nƣớc. Trong những năm gần đây, nhãn là cây ăn trái đƣợc nhiều địa phƣơng quan tâm
mở rộng diện tích và tập trung thâm canh. Nhãn đƣợc coi là cây ăn trái quan trọng trong
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các tỉnh đồng bằng cũng nhƣ trung du và miền núi phía
Bắc.
Ngoài ra, nhãn cũng thích nghi rộng đƣợc trồng trên nhiều vùng sinh thái khác
nhau, từ vùng đất giồng, đất nhiễm mặn, đất phù sa bồi. Do đó, cơ cấu giống cũng rất
phong phú, đa dạng. Diện tích trồng nhãn ngày càng đƣợc mở rộng ở hầu hết các tỉnh. Cây
nhãn chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho hiệu quả kinh tế
cao.
Nhìn chung, nhãn là loại cây quan trọng ở ĐBSCL trong những năm đầu thập niên
1990 nhƣng do giá cả biến động nên chƣa đƣợc đầu tƣ và nghiên cứu đúng mức, đặc biệt là
giống nhãn mới nhƣ nhãn Edor. N hãn Edor có thịt trái rất dày, tỷ lệ ăn đƣợc cao, trái to có
mùi thơm và là trái cây đặc sản của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Ngƣời dân trồng nhãn thƣờng chỉ dựa vào kinh nghiệm trong quá trình canh tác là
chính cho nên năng suất thƣờng không ổn định, chất lƣợng không đồng đều giữa các vƣờn
trong vùng chuyên canh nên dễ dẫn đến tình trạng vào vụ thu hoạch rộ trái nhãn bị mất giá.
Thêm vào đó, ở mùa thu hoạch chính vụ, nhãn Edor gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt với
trái vải ở miền Bắc chuyển vào, chôm chôm ở miền Đông Nam Bộ đƣa xuống, trái cây
nhập khẩu từ nƣớc ngoài… Để nhãn Edor đƣợc tiêu thụ với số lƣợng lớn, giá cao, ổn định
lâu dài thì chất lƣợng trái đóng vai trò rất quan trọng. Trái đẹp, ngọt, thơm, đồng đều là lợi
thế lớn trong cạnh tranh.
Khó khăn chung trong quy trình canh tác nhãn của những vùng trồng nhãn ở
ĐBSCL nói chung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nói riêng, là cung cấp dinh dƣỡng
cho nhãn nhƣ thế nào để có năng suất, chất lƣợng cao, hạn c hế trái nhỏ, phẩm chất kém

theo yêu cầu của thị trƣờng. Trái nhãn chủ yếu đƣợc dùng để ăn tƣơi nên phẩm chất trái có
ý nghĩa quyết định giá cả. Đề cập đến vấn đề chất lƣợng thì vai trò của vi lƣợng phải đƣợc
quan tâm hàng đầu, đặc biệt là vai trò của vi lƣ ợng trong các loại hóa chất phun qua lá. Bởi

1


vì, dùng các loại phân bón phun qua lá từ lâu đƣợc xem là biện pháp có hiệu quả để tăng
năng suất và chất lƣợng cây trồng.
Từ thực tế đó và để tìm hiểu rõ hơn về vai trò vi lƣợng trên cây ăn trái đặc biệt là
trên cây nhãn Edor tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, đề tài: “Ảnh hưởng của hỗn
hợp vi lượng phun lá (B, Mn, Mo, Zn) đến năng suất và phẩm chất nhãn Edor tại huyện
Châu Thành tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện với mục tiêu: Tìm ra công thức phân bón vi
lƣợng và liều lƣợng bón cho nhãn trong thời kỳ ra hoa và đậu trái của nhãn Edor.

2


Chƣơng 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1.

Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn

1.1.1

Nguồn gốc
Cây nhãn là cây Á Nhiệt Đới và cây Nhiệt Đới, cùng họ với cây vải và chôm chôm,


thuộc họ Sapindaceae (bồ hòn), giống Euphoria, có tên khoa học là Dimocarpus longan
Lour hay Euphoria longana Lank. Giống Euphoria có khoảng 7 loài nhƣng chỉ có
Euphoria longana là đƣợc trồng rộng rãi (Menzel và ctv., 1990).
Có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng cây nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì họ
nhận thấy rằng cây nhãn đƣợc trồng nhiều ở vùng núi Quảng Đông, Quảng Tây từ rất lâu
đời với diện tích rất lớn. Theo Chandler (1958) thì cây nhãn là cây bản xứ của vùng đất
thấp Ấn Độ, Miến Điện và Trung Quốc, dần dần đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nƣớc nhƣ
Thái Lan, Việt Nam, Lào và cả vùng Florida của Hoa Kỳ.
1.1.2

Sự phân bố
Cây nhãn đƣợc trồng từ rất lâu đời, phân bố rộng rãi ở nhiều nƣớc nhƣng đa số đều

đƣợc trồng rãi rác, không đáng kể, chỉ có ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là nhãn
đƣợc trồng với quy mô đáng kể (Vũ Công Hậu, 2000). Còn các nƣớc Châu Mỹ, Châu Phi,
Châu Đại Dƣơng và một số nƣớc nhiệt đới khác thì cây nhãn mới đƣợc du nhập vào nhƣng
trồng với diện tích còn rất hạn chế (Trần Thế Tục, 2000).
Ở Việt Nam cây nhãn lâu đời nhất đƣợc tìm thấy ở tỉnh Hƣng Yên trồng cách đây
hơn 300 năm (Vũ Công Hậu, 2000). Diện tích nhãn của nƣớc ta khoảng 35 - 40 nghìn ha,
chƣa có số liệu thống đầy đủ. Miền Bắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven sông Hồng, sông
Lô, sông Mã; miền Nam thì các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu. Trong những năm gần đây,
do nhu cầu tiêu thụ nhãn mạnh cả trong nƣớc và xuất khẩu, diệ n tích nhãn miền Nam tăng
mạnh ở các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang,… và đây là cây ăn trái có
triển vọng phát triển mạnh ở ĐBSCL.
1.2

Đặc tính thực vật cây nhãn

3



1.2.1 Rễ
Rễ nhãn không có lông hút, do đó bón phân cho nhãn nhiều lần với lƣợng phân bón
ít sẽ tốt hơn bón ít lần với lƣợng phân bón nhiều. Ngoài ra, rễ nhãn còn có đặc tính giòn và
dễ gãy nên khi vận chuyển cây con phải cẩn thận tránh cho cây khỏi bị sốc (Lê Thanh
Phong, 1998).

Kỹ thuật nhân giống khác nhau nên sự phân bố bộ rễ nhãn sẽ khác nhau. Ở
cây đƣợc gieo từ hột bộ rễ khỏe và ăn sâu. Ở cây giâm cành hoặc chiết cành bộ rễ
ăn nông và rễ ngang khá phát triển. Nhìn chung, bộ rễ có mối quan hệ với số lƣợng
cành dinh dƣỡng và số lƣợng trái trên cây, mối quan hệ này rất mật thiết và có ảnh
hƣởng qua lại lẫn nhau. Hoạt động của bộ rễ nhãn chịu nhiều yếu tố chi phối nhất là
nhiệt độ, đất và nƣớc. Nhiệt độ từ 10 oC trở lên là rễ bắt đầu hoạt động, từ 23 - 28oC
là thích hợp nhất, 29 - 30 oC rễ hoạt động chậm dần và 33 - 34o C bộ rễ hầu nhƣ
ngừng hoạt động. Nƣớc trong đất đầy đủ, bộ rễ hoạt động tốt, nếu gặp hạn bộ rễ
hoạt động kém, hạn nghiêm trọng, đất thiếu nƣớc bộ rễ hầu nhƣ ngừng hoạt động
(Trần Thế Tục, 2002).
1.2.2

Thân

Cây nhãn có một số đặc điểm hình thái giống cây vải và chôm chôm, đặc
biệt là vải vì cùng họ Sapindaceae. Cây nhãn cao trung bình 5 - 10 m (có thể cao
đến 20 m), tán tròn đều và mọc thẳng hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân sần sùi, một
vài giống có thân láng nhƣ cây vải, gỗ giòn hơn. Mầm ngọn hay mầm nách của
nhãn đều có thể phát triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn có những
điểm khác với cây ăn trái khác là khi cây đã ngừng sinh trƣởng mầm ngọn ở đỉnh
đƣợc các lá kép rất non bọc lấy, gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này
kéo dài thêm. Cành càng thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm và
trên vỏ cành có những đƣờng vân nứt (Trần Thế Tục, 2002).

1.2.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đại bộ
phận các giống nhãn có từ 3 - 5 đôi lá, có giống từ 1 - 2 đôi, thƣờng gặp là 4 đôi lá,
7 đôi trở lên là rất hiếm thấy. Lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lƣng lá xanh

4


nhạt, cuốn lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu tùy
giống và thay đổi theo thời tiết. Mặt lá bằng, có giống biên lá hơi quăn. Có thể dựa
vào cấu tạo hình thái màu sắc của lá để phân biệt các giống nhãn (Trần Thế Tục,
2002).
1.2.4 Hoa
Phát hoa mọc ở đầu ngọn cành, dài 8 - 40 cm, rộng đến 30 cm không mang
lá, thẳng và có những nhánh nhỏ mang hoa phân chia với góc độ rộng. Hoa nhỏ
màu nâu vàng lợt có 5 - 6 cánh hoa, chỉ nhụy đực có lông tơ, bao phấn thì không có
lông tơ, bầu noãn đƣợc chia thành hai, đôi khi ba phần. Trên một phát hoa có rất
nhiều hoa tùy thuộc vào độ lớn của cây và mùa vụ trong năm. Có thể từ vài trăm
hoa đến 2 - 3 nghìn hoa. Hoa nhãn có ba loại, hoa đực, hoa cái, và hoa lƣỡng tính
(với bộ phận đực và cái). Hoa đực nhỏ có 5 - 6 đài và cánh hoa, hoa có màu vàng
nâu hay vàng lục; hoa đực gồm 8 nhị có lông xếp thành hàng đơn trên đế hoa. Hoa
cái có mang bao phấn nhƣng bất thụ. Hoa lƣớng tính có hai lá noãn, bầu noãn có
nhiều lông tơ với núm nhụy có 2 thùy, thông thƣờng chỉ có một lá noãn (tâm bì)
thành trái. Hoa lƣỡng tính có 8 chỉ nhụy không cuốn với bao phấn sản xuất ra hạt
phấn hữu thụ (Wong, 2000). Đầu tiên hoa đực nở trƣớc rồi đến hoa lƣỡng tính cuối
cùng chỉ có hoa cái nở. Sự phân hóa mầm hoa của nhãn bị chi phối bởi nhiều yếu tố
nhƣ sự phát triển của cành mẹ, số lƣợng lá, diện tích lá trên cành mẹ và khả năng
tích lũy các hợp chất hữu cơ, hàm lƣợng đƣờng và đạm ở đỉnh sinh trƣởng, thời tiết ,
khí hậu (Trần Thế Tục, 2002).
Các giống nhãn ở vùng ĐBSCL thƣờng có thứ tự nở hoa nhƣ sau: hoa cái, hoa

lƣỡng tính và cuối cùng là hoa đực. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tƣơng đối tập trung
nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ 4 - 6 tuần tùy theo từng giống. Thời
gian nở của một hoa mất từ 3 - 4 ngày, thời gian ra hoa kéo dài một tuần. Hoa thụ
phấn nhờ côn trùng (kiến, ruồi, ong) hiệu quả nhất là trong thời gian 8 giờ sáng đến
2 giờ chiều (Nguyễn Thanh Triều, 2009).
Nhìn chung, thời gian nở hoa của nhãn chịu sự chi phối của nhiệt độ tại chỗ.
Sự đậu trái thƣờng thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực, do đó

5


những hoa nở trƣớc hay sau thời kỳ này thƣờng có tỷ lệ đậu trái thấp. Thời gian từ
khi nở hoa đến khi chín tùy theo điều kiện khí hậu và theo từng giống (nhãn long
cần 3,5 - 4 tháng). Quan sát giống nhãn long và tiêu da bò cho thấy hoa nhãn
thƣờng nở làm ba đợt, đợt 1 và đợt 2 trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu đợt 3
thì thƣờng phát triển chậm hơn từ 15 - 20 ngày. Phát hoa nhãn có rất nhiều bông
nhƣng tỷ lệ đậu trái thấp và thƣờng rụng ở giữa đoạn hai tuần sau khi đậu trái (trái
non có đƣờng kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu vô cơm (1,5 tháng trƣớc khi thu
hoạch hoặc 1,5 - 2 tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 2008).
1.2.5 Trái
Trái thuộc loại phì, có đƣờng kính 1 - 3 cm, màu xanh mờ khi còn non, khi chín có
màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. Chùm trái có thể mang đến 80 trái (nhãn
Edor), trọng lƣợng trái thay đổi từ 5 - 20 g/trái (trọng lƣợng tốt nhất để bán tƣơi là trên 12 18 g/trái), vỏ trái mỏng, láng và dai (Dƣơng Minh và ctv., 2001).
Trái có hình cầu, tròn dẹp, cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, c uống trái hơi lõm.
Vỏ trái nhãn thƣờng trơn nhẵn, cũng có giống vỏ hơi xù xì màu vàng xám hay nâu nhạt. Ở
Đài Loan, có giống vỏ đỏ và vỏ xanh. Giữa vỏ và hạt có lớp cùi (thịt trái, cơm trái hay tử
y) dày, màu trắng trong hoặc trắng sữa, thơm và ngọ t. Cùi của trái nhãn (và vải) do cuống
noãn phát triển mà thành. Giữa vỏ và cùi của các giống nhãn ở miền Bắc thƣờng dễ bóc,
các giống miền Nam thì khó bóc vỏ hơn (Trần Thế Tục, 2002). Cơm trái (tử y) ít dính vào
hột, có thể chiếm đến 75% trọng lƣợng trái. Cơm trái phát triển từ tế bào của tể hột do đó

chỉ làm giảm kích thƣớc hột chứ không làm tiêu hột. Hàm lƣợng đƣờng tổng của cơm trái
thay đổi từ 15 - 20% khi chín.

6


1.2.6

Hột

Hột nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, phản ngang, có
giống màu trắng nhƣng rất hiếm (nhãn bạch sa). Lá mầm trong hột màu trắng, có
nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hột cũng rất khác nhau giữa các giống,
thƣờng từ 1,6 - 2,6 g, chiếm 17,3 - 42,9% trọng lƣợng trái. Một số giống nhãn có
hột rất bé, hầu nhƣ không có hột do t hụ phấn, thụ tinh kém (Trần Thế Tục, 2002).
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất nhãn
1.3.1 Đất đai và gió
Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), để nhãn thu đƣợc năng suất cao, phẩm chất
tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì nên chọn những chân đất tơi xốp, nhiều mùn hay đất
phù sa và luôn có độ ẩm cho cây, pH vào khoảng 5 - 6,5. Đất trồng nhãn phải lên
liếp cao, xung quanh có bờ bao để có thể bơm nƣớc ra khỏi vƣờn khi cần thiết. Nếu
bị ngập úng kéo dài, cây nhãn có thể bị chết, nhất là một số giống nhãn cải tiến gần
đây thƣờng cho năng suất cao, phẩm chất ngon nhƣ nhãn Edor.
Gió Tây thƣờng là gió nóng, khô làm nƣớm nhụy bị mất nƣớc ảnh hƣởng đến
quá trình thụ phấn, thụ tinh và làm rụng trái. Bão sớm cũng gây gãy cành, rụng trái
làm giảm năng suất cây (Trần Thế Tục, 2000).
1.3.2 Nhiệt độ
Cây nhãn là loại cây có khả năng chịu nóng và chịu rét khá. Theo Trần Thế
Tục và ctv., (1998), nhiệt độ bình quân hằng năm 21 - 27 0C là thích hợp cho cây
sinh trƣởng và phát triển. Trong thời kỳ nở hoa, cây nhãn yêu cầu nhiệt độ khoảng

25 - 30 0C. Nếu để tự nhiên (không áp dụng các biện pháp xử lý để cho nhãn ra hoa
trái vụ nhƣ xiết nƣớc, phun, bón hóa chất…) thì nhiệt độ khoảng 8 - 14 0C sẽ thuận
lợi cho sự phân hóa mầm hoa của cây.
Trong thời gian nhãn đang ra hoa, nếu gặp nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát
triển sẽ ảnh hƣởng đến nụ hoa và hoa, dễ làm cho cây nhãn mất mùa trái; nếu gặp
nhiệt độ thấp, việc thụ phấn, thụ tinh của hoa sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp
(Nguyễn Danh Vàn, 2008).

7


1.3.3 Ánh sáng
Theo Vũ Công Hậu (2000), cây nhãn không chịu đƣợc những nơi quá khô,
ánh nắng gay gắt cũng nhƣ những nơi thƣờng xuyên rét đậm. Ở miền Nam cây nhã n
chịu ánh sáng rất tốt. Nhãn cần đầy đủ ánh sáng, chỉ có những cành nhận đầy đủ
ánh sáng mới có trái tốt.
1.3.4 Nƣớc
Mặc dù là cây trồng cạn, nhƣng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển cây
nhãn rất cần nƣớc, nhất là vào những giai đoạn cây ra cành lá. Đặc biệt, giai đoạn
cây ra hoa và kết trái tƣơng đối kéo dài nên cần chú ý đảm bảo độ ẩm của đất luôn
luôn đầy đủ (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), lƣợng mƣa thích hợp cho cây nhãn vào
khoảng 1.300 - 1.600 mm/năm và phân bố đều trong năm. Ở các tỉnh phía Nam vào
các tháng mùa khô rất cần phải tƣới nƣớc bổ sung cho nhãn. Ở các tỉnh phía Bắc
mùa khô vẫn có mƣa phùn, ẩm độ không khí cao, có thể không cần tƣới nƣớc bổ
sung, nhƣng vào giai đoạn ra hoa kết trái (tháng 2, tháng 3) và giai đoạn phát triển
trái sau đó cây cần nhiều nƣớc, nếu không có mƣa hoặc lƣợng mƣa phùn không
đảm bảo nhu cầu thì phải tƣới nƣớc bổ sung cho cây.
1.4 Vai trò của các nguyê n tố vi lƣợng
Các nguyên tố dinh dƣỡng mà lƣợng chứa ít hơn từ 10 -5 đến 10 -4 mg trọng

lƣợng chất khô đƣợc gọi là các nguyên tố vi lƣợng. Theo Mai Văn Quyền và ctv.,
(2005) thì vai trò chung của các nguyên tố vi lƣợng là tham gia và kích thích sự
hình thành các hệ thống men trong cây, qua đó xúc tiến và điều tiết toàn bộ các hoạt
động sống của cây nhƣ quang hợp, hô hấp, tổng hợp và vận chuyển các chất hữu cơ
trong cây. Vì vậy, sử dụng đúng có thể làm tăng năng suất cây trồng trung bình từ 5
- 20% trong điều kiện thâm canh.
Phân vi lƣợng thƣờng sử dụng bằng cách ngâm, tẩm vào hạt giống hoặc phun
lên lá, đôi khi cũng dùng bón vào đất. Năng suất cây trồng càng cao thì vai trò của
vi lƣợng càng trở nên quan trọng. Với mức năng suất cao, khả năng cung cấp của

8


đất không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dƣỡng của cây. Dƣỡng chất đa lƣợng đóng
vai trò cấu trúc. Trong khi đó, dƣỡng chất vi lƣợng chủ yếu tham gia vào quá trình
hình thành enzyme (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2003).
1.4.1

Boron (B)
Boron là một nguyên tố cần thiết đối với tất cả các loại cây trồng, nếu thay thế

boron bằng nguyên tố khác thì đạt kết quả hoàn toàn tiêu cực, không có boron cây không
thể sống đƣợc. Boron có ý nghĩa to lớn đối với quá trình sinh sản của cây, trong phòng thí
nghiệm nếu thêm 0,001 - 0,01% acid boronric vào dung dịch đƣờng có nồng độ thích hợp
thì phấn hoa nảy mầm tốt hơn và chiều dài ống phấn cũng tăng thêm. Thiếu boron cây ra
hoa ít, chồi hoa bị khô, tỷ lệ đậu hoa rất thấp, trái non rụng nhiều, trái không lớn, bị dị
dạng, nứt nẻ, lá bị dày lên, xoăn, giòn (Nguyễn Văn Bộ, 1999).
Triệu chứng thiếu hụt boron xuất hiện đầu tiên tại các đỉnh sinh trƣởng. Kết quả là
xuất hiện sự còi cọc, cằn cỗi, rỗng thân do thụ phấn kém, thân cây và hoa trái giòn, lá mất
màu, giảm sự hình thành trái. Thiếu boron chủ yếu đƣợc tìm thấy trong đất chua, đất cát,

đất trong các khu vực lƣợng mƣa cao cũng nhƣ đất có hàm lƣợng hữu cơ thấp. Ion boronrat
là ion di động trong đất và có thể bị trực di từ vùng rễ. Thiếu boron rõ nét hơn trong thời
kỳ hạn hán khi các hoạt động ở vùng rễ bị hạn chế (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1977).
Phƣơng pháp phun boron qua lá có hiệu quả cao đối với cây ăn trái. Sau khi phun
lần đầu và boron đã đƣợc hấp thu vào cây, cần phun tiếp một vài lần để hoàn toàn khắc
phục sự thiếu boron của cây (Vũ Thụy Anh, 2000).
Việc phun boron cần đƣợc thực hiện hàng năm nếu sự thiếu boron đƣợc ghi nhận
trong suốt mùa sinh trƣởng. Lần phun đầu tiên thực hiện ngay khi triệu chứng đƣợc phát
hiện. Sau đó tiếp tục phun vài lần định kỳ cách nhau một tuần tuỳ theo cây trồng sẽ cho kết
quả tốt nhất (Nguyễn Xuân Trƣờng, 2005).

9


1.4.2

Mangan (Mn)
Vai trò sinh lý của mangan trong cây có liên quan đến quá trình oxy hóa khử xảy ra

trong tế bào sống, do đó khi thiếu mangan làm giảm cƣờng độ quang hợp và làm giảm
lƣợng cacbohydrate nên năng suất của cây sẽ giảm theo. Triệu chứng thiếu mangan ở
những cây ăn trái, cây thƣờng bị úa vàng, ít lá, lá rụng sớm hơn bình thƣờng; khi thiếu
mangan nhiều chồi hoa bị héo khô và rụng (Nguyễn Xuân Hiển, 1977).
Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt hóa một
số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang hợp,
bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp diệp lục. Mangan tăng cƣờng sự chín và sự nẩy mầm của hột
khi nó làm tăng sự hữu dụng của lân và calcium. Cũng nhƣ sắt, mangan không đƣợc tái sử
dụng trong cây nên hiện tƣợng thiếu bắt đầu từ những lá non với màu vàng giữa những gân
lá và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen (Lê Xuân Đính và ctv., 1986).
Ngoài ra, mangan là cần thiết trong quang hợp, chuyển hóa nitơ và để tạo thành các

hợp chất khác cần thiết cho sự trao đổi chất của thực vật (Nguyễn Văn Uyển, 1995). Gân lá
chuyển màu vàng là đặc trƣng cơ bản của triệu chứng thiếu mangan. Khi thiếu mangan
nghiêm trọng, xuất hiện nhiều đốm nâu hoại tử trên lá làm lá bị rụng. Kéo dài sự chín của
trái là một triệu chứng thiếu khác của mangan ở một số loài. Những đốm trắng xám trên lá
của một số loại cây trồng ngũ cốc và lóng ngắn ở cây bông cũng là biểu hiện thiếu hụt
mangan. Thiếu mangan chủ yếu xảy ra trên đất hữu cơ, độ pH cao, hoặc đất cát ít chất hữu
cơ, và trên các loại đất bị giới hạn dinh dƣỡng (Lê Đức, 1998).
Bón phân mangan qua lá là cách tốt nhất để khác phục tình trạng thiếu mangan (Vũ
Công Hậu, 1996). MnSO 4 và phức Mn – EDTA là hai loại thích hợp để phun qua lá. Nồng
độ dung dịch phun MnSO 4 .4H2 O thích hợp từ 1 - 2%, lƣợng 1 - 2 kg Mn/ha. Phức Mn –
EDTA (MnNa2 C10 H12N2 O8 ) có trọng lƣợng phân tử 389,1 g; độ tan 800 g/lít. Lƣợng phức
mangan cần phun 0,1 - 0,5 kg/ha. Số lần phun qua lá từ 2 - 3 lần, định kỳ 10 - 14 ngày/lần
(Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993).
1.4.3

Molypden (Mo)
Molypden là thành phần cần thiết cho tất cả cơ thể thực vật và động vật. Lƣợng

chứa molypden trong cây thay đổi từ vài phần chục ngàn đến vài phần chục triệu (tính theo
chất khô). Theo tài liệu của Vinogradova và ctv., (1988) hạt cây ngũ cốc lấy ở nhiều địa
phƣơng có chứa từ 0,2 - 1 mg molypden trong 1 kg vật chất trong hạt cây họ đậu. Củ cải

10


đƣờng: trong củ chứa 0,36 mg/kg chất khô, lá chứa 1,97 mg/kg chất khô (đƣợc xác định
bằng phƣơng pháp Rodanit) (Vinogradova và ctv., 1988). Cây họ đậu chứa nhiều
molypden hơn những cây thuộc các họ khác. Molypden thay đổi trọng lƣợng giới hạn khá
lớn và phụ thuộc vào loại đất.
Molypden tham gia vào hệ thống enzyme liên quan đến cố định nitơ của vi khuẩn

phát triển cộng sinh với cây họ đậu. Chuyển hóa nitơ, tổng hợp protein và biến dƣỡng của
lƣu huỳnh cũng bị ảnh hƣởng bởi molypden (Chu Thị Thơm và ctv., 2006). Molypden có
một tác động đáng kể vào sự hình thành hạt phấn; sự tạo trái và hạt cũng bị ảnh hƣởng
trong trƣờng hợp cây thiếu molypden. Do nhu cầu molypden rất thấp nên hầu hết các loài
thực vật không biểu hiện triệu chứng thiếu. Triệu chứng thiếu molypden ở cây đậu chủ yếu
là thiếu nitơ vì vai trò chính của molypden là cố định nitơ. Không giống nhƣ các vi lƣợng
khác, molypden là nguyên tố di động ở thực vật (Trần Thị Áng, 1995).
Thiếu molypden đƣợc tìm thấy chủ yếu trong đất axit, đất cát, đất ở các khu vực ẩm
ƣớt. Trái ngƣợc với các vi lƣợng khác molypden tăng hấp thu trong cây khi pH của đất
tăng lên. Thiếu molypden ở cây đậu có thể đƣợc khắc phục bằng cách bón vôi vào đất axit
hơn là phun molypden. Tuy nhiên, xử lý hạt với molypden có hiệu quả kinh tế hơn so với
bón vôi ở một số vùng (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1977).
Bón lân làm tăng tính di động của molypden trong đất và sự thu hút molypden của
cây. Khi thiếu molypden nghiêm trọng, phiến lá có thể không hình thành và gân giữa lá có
dạng roi ngựa và bệnh này có thể chữa khỏi khi bón phân molypden. Hiện tƣợng thiếu
molypden đối với cây thƣờng thấy ở trƣờng hợp hàm lƣợng chứa nguyên tố này trong cây
xuống dƣới 0,1 mg/kg chất.
1.4.4

Kẽm (Zn)
Nguyên tố kẽm có vai trò quan trọng trong dinh dƣỡng cây trồng nhƣ ảnh hƣởng

đến sự tổng hợp sinh học của acid indol acetic; là thành phần thiết yếu của men metallo –
enzymes cacbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho
việc tăng cƣờng khả năng sử dụng đạm và lân trong cây (Mai Văn Quyền và ctv., 2005).
Kẽm là một thành phần thiết yếu của nhiều hệ thống enzyme khác nhau để cung
cấp năng lƣợng, tổng hợp protein và điều hòa sự tăng trƣởng. Cây thiếu kẽm biểu hiện ở
quá trình chín kéo dài. Kẽm không phải là nguyên tố di động nên triệu c hứng thiếu xảy ra


11


chủ yếu ở lá trƣởng thành (lá thứ 2, thứ 3 từ trên xuống). Thiếu kẽm có thể nhìn thấy biểu
hiện qua triệu chứng lóng ngắn, lá vàng, rỗ ng thân và giảm kích thƣớc lá làm lá phát triển
hẹp (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1977).
Kéo dài quá trình chín cũng là một triệu chứng của cây thiếu kẽm. Thiếu kẽm chủ
yếu tìm thấy trên đất cát ít chất hữu cơ và trên đất hữu cơ. Thiếu kẽm xảy ra thƣờng xuyên
hơn trong điều kiện lạnh, thời tiết mùa xuân ẩm ƣớt và có liên quan đến giảm sự tăng
trƣởng, hoạt động của vùng rễ cũng nhƣ mức độ hoạt động thấp của vi khuẩn khi kẽm hiện
diện trong đất hữu cơ. Kẽm hấp thụ bởi cây trồng giảm theo pH của đất tăng lên. Hấp thu
kẽm cũng bất lợi khi có sự hiện diện của phốt pho và sắt hữu dụng trong đất (Dƣơng Văn
Đảm, 1993).
Kẽm thƣờng đƣợc phun riêng để khắc phục thiếu kẽm ở cây ăn trái. Thời kỳ phun có
hiệu quả nhất là trƣớc khi cây đâm chồi (ra đọt). Đối với các cây trồng khác, thời kỳ cây
non phun kẽm qua lá hiệu lực thấp hơn so với bón vào đất. Phun từ 2 - 4 lần và cách nhau
mỗi tuần cho cây trồng thiếu kẽm có thể khắc phục đƣợc, tuy nhiên sẽ không còn tồn dƣ
trong đất và phải bón thƣờng xuyên mỗi vụ. Theo Khaosumain và ctv., (2005) nồng độ kẽm
tối hảo trong lá nhãn mùa nghịch ở mức 30,13 ppm, dƣới 16 ppm là thiếu kẽm (Nguyễn
Văn Linh, 1999).
1.5

Nhu cầu dinh dƣỡng vi lƣợng trê n cây nhãn
Một số nghiên cứu về dinh dƣỡng trên nhãn: Ở Thái Lan, nhãn đƣợc trồng nhiều ở

Miền Bắc, phần lớn trên vùng đất thấp trồng lúa trƣớc đó. Nông dân ở đây có tập quán chỉ
bón phân NPK cho nhãn. Kết quả phân tích đất và cây cho thấy các dinh dƣỡng vi lƣợng
trong đất đều thấp, nhất là boron (Roygrong và ctv., 2007). Còn hàm lƣợng dƣỡng chất vi
lƣợng trong lá tùy thuộc vào sự cung cấp phân bón lá của nông dân. Triệu chứng thiếu dinh
dƣỡng vi lƣợng trên lá nhãn đã đƣợc khắc phục ở những vƣờn có bón phân vi lƣợng.

Ngoài ra, theo phân tích đất của 12 vƣờn nhãn ở miền Bắc Thái Lan của
Khaosumain và ctv., (2005) cho thấy có 9 trong 12 vƣờn đã bị suy thoái, đất chứa nhiều
dƣỡng chất đa lƣợng nhƣng nghèo vi lƣợng và hậu quả là dƣỡng chất trong lá của các vƣờn
nhãn này rất thấp và ảnh hƣởng đến kích thƣớc những đợt đọt mới ra.
Sở nghiên cứu cây ăn quả Phúc Kiến nghiên cứu tỷ lệ bón N : P : K có hiệu quả tốt
với nhãn, nhận thấy tỷ lệ 1 : 0,5 : 1 hoặc 1 : 1 : 2 là tốt nhất, sản lƣợng tăng rõ rệt. Việc
phun phân bón qua lá cũng đƣợc tiến hành từ 4 - 6 lần mỗi vụ, các loại B, Mg, Zn thƣờng

12


×