Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ẢNH HƯỞNG của KALI NITRAT PHUN QUA lá đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG cơm VÀNG (dimocarpus longan lour) tại xã AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

NGUYỄN HOÀNG DUY

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI NITRAT PHUN QUA LÁ ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus Longan Lour) TẠI
XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

NGUYỄN HOÀNG DUY

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI NITRAT PHUN QUA LÁ ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus Longan Lour) TẠI
XÃ AN KHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT


Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. NGUYỄN BẢO VỆ

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HOÀNG DUY
MSSV: 3087605

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của kali nitrat phun qua lá đến năng suất và phẩm chất nhãn
Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour) tại xã An Khánh huyện Châu
Thành tỉnh Đồng Tháp”

Do sinh viên NGUYỄN HOÀNG DUY thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của kali nitrat phun qua lá đến năng suất và phẩm chất nhãn
Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour) tại xã An Khánh huyện Châu
Thành tỉnh Đồng Tháp”

Do sinh viên: NGUYỄN HOÀNG DUY thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
........tháng ........năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: …………………………
Ý kiến hội đồng: ……………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------

------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
(Ký tên)

Nguyễn Hoàng Duy


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã
tận tình hướng dẫn, động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện và
hoàn thành bài luận văn này.
Chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Xuân Thu là cố vấn của lớp trồng trọt
khóa 34 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Đồng biết ơn quý Thầy (Cô) trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã giảng dạy truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Chân thành cảm ơn thầy Lê Vĩnh Thúc, thầy Nguyễn Hồng Phú và cô Bùi
Thị Cẩm Hường (Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ) đã tận tình, giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Đến đây, tôi cũng xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ và gia đình đã
không ngại khó khăn gian khổ tiếp sức cho tôi tới giờ phút này.
Thân gởi lời chúc sức khỏe – thành đạt đến lớp trồng trọt khóa 34, những
người bạn đã động viên và giúp đở tôi trong suốt thời gian học tập.

NGUYỄN HOÀNG DUY


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: NGUYỄN HOÀNG DUY


Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 16-02-1989

Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam
Nơi sinh: Sóc Trăng
Quê quán: Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: Nguyễn Hoàng Nhu

Sinh năm: 1963

Nghề nghiệp: Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên mẹ: Huỳnh Thị Tuyết Trinh

Sinh năm: 1965

Nghề nghiệp: Nội trợ
Điện thoại: 0939 200 926
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HOC TẬP
Từ năm 1995-1996 đến năm 1999-2000 là học sinh tiểu học Trường tiểu học
trung bình B, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 2000-2001 đến năm 2003-2004 là học sinh trung học Trường trung
học phổ thông trung bình A, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Từ năm 2004-2005 đến năm 2006-2007 là học sinh phổ thông học Trường
trung học phổ thông Văn Ngọc Chính, xã thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc
Trăng.
Từ năm 2008 đến nay là sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ, ở quận Ninh

Kiều, thành phố Cần Thơ.


MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………................................................ iii
Lời cảm tạ………………………………………......................................................iv
Lý lịch cá nhân……………………………………….............................................. v
Mục lục……………………………………….........................................................vi
Danh sác bảng……………………………………….............................................. ix
Danh sách hình………………………………………………………….……...…..xi
Tóm lược………………………………………......................................................xii
MỞ ĐẦU………………………………………........................................................1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ……………………………………………2
1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn……………………………………………..2
1.1.1 Nguồn gốc…………………………………………………………………2
1.1.2 Sự phân bố…………………………………………………………………2
1.2 Đặc điểm thực vật cây nhãn …………………………………………………….3
1.2.1 Rễ..................................................................................................................3
1.2.2 Thân..............................................................................................................3
1.2.3 Lá..................................................................................................................4
1.2.4 Hoa...............................................................................................................4
1.2.5 Trái...............................................................................................................5
1.2.6 Hột................................................................................................................5
1.3 Đặc điểm của nhãn Xuồng Cơm Vàng.................................................................6
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn.....................................7
1.4.1 Gió và đất đai...............................................................................................7
1.4.2 Nước.............................................................................................................7
1.4.3 Nhiệt độ....................................................................................................... 8



1.4.4 Ánh sáng......................................................................................................8
1.4.5 Dinh dưỡng khoáng......................................................................................9
1.5 Đặc tính hóa lý của Nitrat kali (KNO3)...............................................................9
1.6 Vai trò của Nitrat kali (KNO3) đối với cây trồng.................................................9
1.6.1 Sự kích hoạt của Enzyme.......................................................................... 10
1.6.2 Trong sự tổng hợp Protein………………………………………………..11
1.6.3 Hoạt động của khẩu và hiệu quả của sử dụng nước……………………...11
1.6.4 Giúp tăng năng suất cây trồng………………………………...………....12
1.7 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá.............................................................................12
1.8 Hiệu quả của KNO3 lên phẩm chất trái...............................................................13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.............................................15
2.1 Phương tiện........................................................................................................15
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm..............................................................15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm.....................................................................................15
2.2 Phương pháp.......................................................................................................15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm.........................................................................................15
2.2.2 Các chi tiêu theo dõi..................................................................................16
2.3 Xử lý số liệu........................................................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................18
3.1 Ảnh hưởng của KNO3 đến sự tăng trưởng của..................................................18
3.1.1 Kích thước trái .........................................................................................18
3.1.2 Số trái trên chùm .....................................................................................21
3.2 Ảnh hưởng của KNO3 đến chất lượng trái sau thu hoạch . ..............................23
3.2.1 Kích thước trái..................................................................... .....................23
3.2.2 Trọng lượng trái.........................................................................................27


3.2.3 Số trái/chùm và trọng lượng chùm trái.....................................................28
3.2.4 Năng suất nhãn............................................ .............................................31
3.2.5 Tỷ lệ đậu trái.............................................................................................32

3.2.6 Màu sắc vỏ trái..........................................................................................34
3.2.7 Độ dày thịt trái..........................................................................................35
3.2.8 Độ brix......................................................................................................37
3.2.9 Trọng lượng thịt trái và trọng lượng vỏ+hột.............................................38
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................43
4.1 Kết luận………………………………………………………………………...43
4.2 Đề nghị…………………………………………………………………………43
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………....44


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Đường kính (cm) của trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.2

17

Chiều cao trái (cm) của nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3
với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp


3.3

18

Tỉ lệ kích thước của trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3
với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.4

19

Số trái trên chùm của trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.5

20

Chiều cao trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3 với
số lần phun khác nhau trước khi thu hoạch tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.6

23

Số trái/chùm và ước lượng trọng lượng chùm trái (g) của nhãn
Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3 với số lần phun khác nhau sau

khi đậu trái tại xã An Khánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.7

26

Tỷ lệ đậu trái (%) của trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.8

30

Độ dày thịt trái (cm) của nhãn Xuồng Cơm Vàng với số lần phun
KNO3 khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.

33


3.9

Trọng lượng vỏ + hột (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.10

36


Tỉ lệ ăn được (%) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun với số lần
phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
37


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

2.1

Hình ảnh khi lấy chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm về kích thước trái
và độ dày thịt trái

3.1

Trang

17

Đường kính trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3
với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.2

24


Tỉ lệ kích thước nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3 với số
lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.3

26

Trọng lượng trái (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3
với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

3.4

27

Trọng lượng chùm trái (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.5

30

Năng suất (kg/cây) nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun KNO3 với
số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.6


32

Độ khác màu sắc (∆E) trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
xã An Khánh huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

3.7

34

Độ brix dịch trái (%) trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

37


3.8

Trọng lượng thịt trái (g) trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được phun
KNO3 với số lần phun khác nhau sau khi đậu trái tại xã An Khánh
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

39


NGUYỄN HOÀNG DUY, 2012. “Ảnh hưởng của kali nitrat phun qua lá đến năng
suất và phẩm chất nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus Longan Lour) tại xã An
Khánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt,

Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của kali nitrat phun qua lá đến năng suất và phẩm
chất nhãn Xuồng Cơm Vàng tại xã An Khánh huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp” được thực hiện nhằm tìm ra lần phun KNO3 phù hợp cho nhãn Xuồng Cơm
Vàng trên đất phù sa huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp khi trái đạt kích thước
khoảng 0,5 cm. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với
4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 cây, xử lý KNO3
(1%) với các lần phun khác nhau bao gồm: nghiệm thức 1 phun 1 lần (10 tuần sau
khi đậu trái), nghiệm thức 2 phun 2 lần (6 và 10 tuần sau khi đậu trái), nghiệm thức
3 phun 3 lần (2, 6 và 10 tuần sau khi đậu trái), nghiệm thức 4 đối chứng không
phun.Xử lý KNO3 giai đoạn sau khi đậu trái không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của trái, tỷ lệ đậu trái, số trái/chùm, trọng lượng trái/chùm và độ dày thịt trái. Qua
kết quả cho thấy xử lý KNO3 3 lần với nồng độ 1% vào thời điểm 2 tuần, 6 tuần và
10 tuần sau khi đậu trái làm gia tăng về phẩm chất trái như độ Brix dịch trái cao
(21,3%), làm cho độ khác màu trái đẹp, vàng và sáng hơn (44,4), trọng lượng thịt
trái tăng lên (12,7 g), trọng lượng trái và đường kính trái khi thu hoạch cũng tăng
lên (lần lượt là 20,4 g và 3,33 cm) và làm cho trọng lượng chùm trái gia tăng
(273g), năng suất cao (37,4 kg/cây).


MỞ ĐẦU
Nhãn (Dimocarpus longan Lour) là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới, phát
triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, đây là loại cây ăn trái khá phát triển ở Đồng
bằng sông Cửu Long và được ưa chuộng trong cả nước. Nhãn hàm lượng đường
chiếm 17-20%, được sử dụng ăn tươi, trái nhãn còn được làm các vị thuốc trong
đông y,… Diện tích trồng nhãn ngày càng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh từ đồng
bằng ven biển đến các khu vực ven sông, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó,

trồng giống nhãn chất lượng tốt có ý nghĩa rất quan trọng và cần được quan tâm
hiện nay.
Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Đồng Tháp là vùng đất trù phú phía Nam sông
Tiền, diện tích tự nhiên là 245,94 km2. Với tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn
diện, hiệu quả; huyện Châu Thành có 18.378 ha đất Nông nghiệp. Trong đó, diện
tích cây hàng năm là 12.400 ha, cây lâu năm là 5.471 ha và nhãn chiếm hơn 2.400
ha.
Bên cạnh các giống nhãn quen thuộc được trồng phổ biến là nhãn Long và
nhãn Tiêu Da bò, giống nhãn mới là nhãn Xuồng Cơm Vàng (hay còn được gọi là
nhãn Edor) được nhập từ Thái Lan và được nhân giống bằng cách chiết, đang rất
được quan tâm và ngày càng được mở rộng về diện tích. Giống nhãn Xuồng Cơm
Vàng có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống nhãn khác về cả năng suất và chất
lượng sản phẩm. Đặc biệt là giá thành sản phẩm của nhãn Xuồng Cơm Vàng cao
gấp 2-5 lần so với nhãn Long và nhãn Tiêu Da Bò.
Tuy nhiên, khó khăn trong quy trình canh tác nhãn hiện nay của huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp là cung cấp dinh dưỡng cho nhãn như thế nào để có năng
suất cao, hạn chế trái nhỏ và phẩm chất kém. Chính vì vậy mà đề tài “Ảnh hưởng
của kali nitrat phun qua lá đến năng suất và phẩm chất nhãn Xuồng Cơm
Vàng (Dimocarpus longan Lour) tại huyện Châu Thành – Đồng Tháp” được
thực hiện nhằm tìm ra số lần phun kali nitrat (nồng độ 1%) qua lá sau khi đậu trái
hiệu quả nhất cho nhãn Xuồng Cơm Vàng trên đất phù sa xã An Khánh huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và sự phân bố của nhãn
1.1.1 Nguồn gốc
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour hay Euphoria longana
Lamk. Cây nhãn là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với cây vải và

chôm chôm, thuộc họ Sapindaceae (bồ hòn), giống Euphoria. Giống Euphoria có
khoảng 7 loài nhưng chỉ có Euphoria longana là được trồng rộng rãi (Menzel và
ctv., 1990).
Có nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng cây nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc,
vì người ta nhận thấy rằng cây nhãn được trồng nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây từ
lâu đời và diện tích lớn. Ý kiến khác được đưa ra bởi Chandler (1958) thì cây nhãn
là cây bản xứ của vùng đất thấp Ấn Độ, Miến Điện và Trung Quốc, dần dần được
trồng rộng rãi ở nhiều nước như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Lào và
cả vùng Florida của Hoa Kỳ.
1.1.2 Sự phân bố
Cây nhãn được trồng từ rất lâu đời, phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhưng đa
số đều được trồng rãi rác, không đáng kể, chỉ có Trung Quốc, Thái Lan và Việt
Nam là nhãn được trồng qui mô đáng kể (Vũ Công Hậu, 1999), còn các nước ở
châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và một số nước nhiệt đới khác thì cây nhãn
mới được du nhập vào nên trồng với diện tích rất hạn chế (Trần Thế Tục, 1998).
Ở nước ta cây nhãn được trồng khá phổ biến dọc theo chiều dài của đất nước
từ Bắc chí Nam, do thu được hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây diện tích
trồng nhãn phát triển khá nhanh. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhãn xuất hiện lâu
đời ở các khu vực đất giồng (địa hình cao) thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang và Bà Rịa–Vũng Tàu. Hiện nay, cây nhãn được
trồng rộng rãi và thích nghi trên nhiều vùng đất sinh thái khác nhau từ vùng đất
giồng, đất nhiễm mặn và phát triển rất tốt trên các vùng đất phù sa bồi (Trần Thị


Ngọc Đầy, 2009); Và là cây ăn trái có triển vọng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
1.2 Đặc điểm thực vật
1.2.1 Rễ
Rễ nhãn không có lông hút, do đó bón phân cho nhãn nhiều lần và với số
lượng phân nhỏ tốt hơn bón ít lần với số lượng phân bón nhiều. Ngoài ra rễ nhãn

còn có đặc tính giòn và dễ gãy, vì vậy khi vận chuyển cây con phải cẩn thận tránh
cho cây khỏi bị sốc (Lê Thanh Phong, 1998). Dựa vào chức năng của rễ, đối với cây
nhãn có thể chia làm 3 loại: rễ tơ (còn gọi là rễ hút), rễ quá độ và rễ vận chuyển
(Trần Thế Tục, 2000).
Rễ nhãn có 3 thời điểm hoạt động mạnh là cuối tháng 3-4, giữa tháng 5-6
(mạnh nhất) và giữa tháng 10. Hoạt động của bộ rễ nhãn chịu nhiều yếu tố chi phối
nhất là nhiệt độ, đất và nước. Nhiệt độ đất từ 100C trở lên là rễ bắt đầu hoạt động,
nhiệt độ từ 23-280C là thích hợp nhất, 29-300C là nhiệt độ mà rễ hoạt động chậm
dần và ở 33-340C bộ rễ hình như ngừng sinh trưởng. Yêu cầu về nước là 70%, nước
tự do 14-23% thì nhãn sinh trưởng thuận lợi và mạnh nhất (Phạm Văn Duệ, 2005).
1.2.2 Thân
Cây nhãn có một số đặc điểm hình thái giống như cây chôm chôm, đặc biệt
là cây vải vì cùng họ Sapindaccae. Cây nhãn cao 5-10 m (có thể cao đến 20 m) tán
tròn đều và mọc thẳng hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân sần sùi, một vài giống có
thân láng như cây vải, gỗ nhãn thì giòn. Trên cây nhãn, chồi ngọn và chồi bên đều
có thể phát triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn do sự kéo dài của
mầm ở đỉnh ngọn. Sự ra đọt trên cùng một cành cách biệt nhau rõ ràng (còn gọi là
cơi đọt) và tùy thuộc vào điều kiện nước, phân bón và thời tiết. Cành càng thành
thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ cành có đường vết nứt
(Trần Thế Tục, 2000).
1.2.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đa số
các giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh


nhạt, cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu
tùy giống và thay đổi theo thời tiết. Lá nhãn từ lúc bắt đầu đến thành thục biến động
khoảng 40-50 ngày tùy theo nơi trồng, điều kiện dinh dưỡng và mùa vụ. Tuổi thọ
của lá khoảng 1-3 năm (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.4 Hoa

Phát hoa mọc ở đầu ngọn cành dài từ 8-40 cm, rộng đến 30 cm không mang
lá, thẳng và có nhánh nhỏ mang hoa phân chia với gốc độ rộng. Hoa nhỏ màu trắng
vàng, có 5 lá đài, 5-6 cánh hoa, chỉ nhụy đực có lông tơ, bao phấn thì không có lông
tơ, bầu noãn được chia thành 2, đôi khi 3 phần. Trên một phát hoa có rất nhiều hoa
tùy thuộc vào độ lớn của cây và mùa vụ trong năm. Có thể từ vài trăm đến 20003000 hoa (Trần Thế tục, 2000).
Hoa nhãn có 3 loại: hoa lưỡng tính, hoa đực và hoa cái
Hoa lưỡng tính: có nhị đực và nhụy cái phát triển bình thường, có khả năng
thụ phấn thụ tinh để phát triển thành trái.
Hoa đực: nhụy cái bị thoái hóa, có 7-8 chỉ nhị phát triển có bao phấn, khi
thành thục bao phấn nứt ra, phấn hoa tung ra ngoài để thụ phấn cho hoa khác, 1-3
ngày sau khi nở thì bắt đầu tàn.
Hoa cái: cũng có 7-8 chỉ nhị nhưng nhị đực đã thoái hóa, ở giữa có nhụy cái
phát triển. Khi thành thục đầu nhụy chẻ làm đôi, sau khi hoa nở nhụy hoa tiết ra mật
ngọt. Sau khi thụ phấn, thụ tinh 2-3 ngày thì cánh hoa rụng đi, bầu noãn phát triển
có màu xanh (Trần Thế Tục, 2002)
Thời gian nở hoa trên một phát hoa khoảng 15-30 ngày và mỗi hoa là 1-3
ngày. Trên một phát hoa thông thường hoa đực nở trước rồi đến hoa cái và hoa
lưỡng tính, kết thúc là hoa đực. Sự nở hoa của nhãn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng (kiến, ruồi, ong) hiệu quả nhất là trong thời gian từ 8
giờ sáng đến 4 giờ chiều (Nguyễn Thanh Triều, 2009). Phát hoa nhãn có rất nhiều
hoa nhưng tỉ lệ đậu trái rất thấp và thường rụng ở giữa đoạn hai tuần sau khi đậu trái
(trái non có đường kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu vô cơm (1,5 tháng trước
khi thu hoạch hoặc 1,5-2 tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 2008).


1.2.5 Trái
Trái thuộc loại phì quả, có đường kính 1-3 cm, màu xanh mờ khi còn non,
khi chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. Vỏ trái nhãn thường trơn
nhẵn, có giống vỏ hơi xù xì màu vàng xám hay xanh nhạt. Giữa vỏ trái và hột có lớp
cơm trái (tử y) có màu trắng hoặc trắng sữa, thơm và ngọt. Cơm trái ít dính vào hột,

có thể chiếm đến 75% trọng lượng trái. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay
đổi từ 15-20% khi chín (Trần Thế Tục, 2000). Trọng lượng trái thay đổi từ 5-20
g/trái (trọng lượng tốt nhất để bán tươi là trên 12-18 g/trái, vỏ trái mỏng, láng và
dai) (Dương Minh và ctv., 2001). Trái có thời gian phát triển từ lúc thụ phấn thụ
tinh cho đến lúc chín kéo dài khoảng 3-5 tháng tùy theo giống và điều kiện khí hậu
(Nguyễn Thanh Triều, 2009).
1.2.6 Hột
Hột nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, có giống màu
trắng nhưng rất hiếm (nhãn bạch sa). Ở giống Long nhãn, một đầu nơi hột tiếp giáp
với cuống nứt ra có màu trắng, các giống khác thì không có đặc điểm này (Nguyễn
Thanh Triều, 2009).
Lá mầm trong hột màu trắng, có nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn của
hột cũng rất khác nhau giữa các giống, thường từ 1,6-2,6 g, chiếm 17,3-42,9% trọng
lượng trái. Cũng có giống hột rất bé, hầu như không có hột, do kết quả thụ phấn thụ
tinh kém (Trần Thế Tục, 2002).
1.3 Đặc điểm của nhãn Xuồng Cơm Vàng
Nhãn Xuồng Cơm Vàng có tên khoa học là Dimocarpus Longan Lour. Và có
tên tiếng Anh là Xuong Com Vang Longan. Giống nhãn này được tuyển chọn qua
công tác bình tuyển giống nhãn năm 1996 và hội thi cây nhãn giống tốt do Viện Cây
Ăn quả miền Nam tổ chức vào năm 1997. Cá thể ưu tú của giống này được trồng tại
Bà Rịa – Vũng Tàu và được phát triển rộng tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Sau khi đoạt giải A trong hội thi cây nhãn giống tốt vào năm 1997, cá thể ưu
tú của giống này mang mã số NXCVT 20 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn công nhận và đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam.


Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), giống nhãn Xuồng Cơm Vàng có thân sinh
trưởng trung bình, cành mọc xuyên lá nhỏ và hẹp, dạng thuôn dài, đuôi lá tròn, bìa
lá cong úp xuống; trái có hình dạng xuồng, trọng lượng trái có hình dạng từ 16-25
g/trái, ngay vị trí cuống quả lỏm xuống, vỏ trái màu vàng da bò, bề mặt vỏ trái có

nhiều chấm nhỏ màu nâu đen, độ dài thịt trái từ 5,5-6,2 mm, tỷ lệ phần trăm ăn
được là 60-70% so với trọng lượng trái. Cũng theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), trong
điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp đường kính trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng có
thể đạt 34 mm nếu được chăm sóc tốt, bón phân cân đối. Thịt trái nhãn Xuồng Cơm
Vàng màu trắng hanh vàng , ráo, dòn, vị ngọt và độ brix từ 21-24%.
Giống nhãn Xuồng Cơm Vàng dễ ra hoa trong điều kiện, cây chiết cành cho
trái sau khi trồng khoảng 1,5-2 năm, mùa thu hoạch chính từ tháng 7-8 dương lịch,
từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 4-4,5 tháng, cây 20 năm tuổi có thể thu hoạch từ
100-140 kg/cây/năm. Nhược điểm của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng là trái rất dễ bị
rụng và cây chiết sinh trưởng kém trên vùng đất thịt hay đất thịt pha cát (Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam, 2009).
So với nhãn Tiêu Da Bò và nhãn Long thì nhãn Xuồng Cơm Vàng cho số vụ
thu hoạch trong năm ít nhưng về phẩm chất trái to hơn, cấu trúc thịt ngon hơn nên
được người tiêu dung ưa chuộng hơn. Vì lẽ đó mà diện tích trồng nhãn Xuồng Cơm
Vàng ngày càng tăng, đặc biệt phát triển mạnh ở vùng đất phù sa huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn
1.4.1 Gió và đất đai
Gió Tây thường gây nóng, khô làm nướm nhụy mất nước ảnh hưởng đến quá
trình thụ phấn, thụ tinh và làm rụng trái. Bão cũng làm gãy cành, rụng trái làm giảm
năng suất (Trần Thế Tục, 2000). Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), để thu được năng
suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì nên chọn những chân đất tơi xốp,
nhiều mùn, đất phù sa, luôn có độ ẩm cho cây, pH khoảng 5-6,5. Đất trồng nhãn
phải lên liếp cao, xung quanh có bờ bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần
thiết. Nếu bị ngập úng kéo dài, cây có thể bị chết, nhất là một số giống nhãn cải tiến
gần đây thường cho năng suất cao, phẩm chất ngon như nhãn Xuồng Cơm Vàng.


1.4.2 Nước
Mặc dù là cây trồng cạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây

nhãn rất cần nước, nhất là vào giai đoạn cây ra cành, lá. Đặc biệt, các giai đoạn cây
ra hoa, kết trái tương đối kéo dài nên cần chú ý đảm bảo độ ẩm của đất luôn luôn
đầy đủ (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), lượng mưa thích hợp cho cây nhãn khoảng
1.300-1.600 mm/năm và phân bố đều trong năm. Ở các tỉnh phía Nam vào các mùa
khô rất cần tưới nước bổ sung cho cây nhãn. Cây nhãn thích ẩm, chịu hạn tốt nhưng
không chịu úng, rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Nếu đất không có độ
ẩm tự nhiên quanh năm phải tạo điều kiện để cây nhãn không bị hạn, đặc biệt khi
cây ra hoa kết quả hoặc giai đoạn sinh trưởng mạnh. Trong giai đoạn nhãn đang ra
hoa, nếu mưa nhiều làm cho hoa bị rụng và đậu trái ít (Menzel và ctv., 1990).
1.4.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển ra hoa đậu trái
và vùng phân bố của nhãn. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái ở Thái Lan
từ 20-250C, nhiệt độ trên 400C làm trái thiệt hại và gây ra sự rụng trái non (Menzel
và ctv., 1990). Những vùng có nhiệt độ bình quân/năm từ 200C trở lên là thích hợp
với cây nhãn. Hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ cao 20-270C, nếu gặp nhiệt độ thấp thì
việc thụ phấn và thụ tinh sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp. Mùa thu hoạch trái
có nhiệt độ cao phẩm chất trái sẽ tốt (Trần Thế Tục, 2000).
Theo Trần Văn Hâu (2005), nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp hay cảm ứng
lện sự ra hoa khó phân biệt được, cây đa niên đòi hỏi nhiệt độ lạnh là bắt buộc trong
khi cây hàng niên đòi hỏi không bắt buộc. Điều kiện nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng
sự sinh trưởng của cây, mất sự hô hấp, thúc đẩy sự phân giải tinh bột và các chất dự
trữ khác có thể cải thiện trực tiếp sự đồng hóa cung cấp cho đỉnh chồi và thúc đẩy
quá trình theo hướng sinh sản. Trong thời gian nhãn đang ra nụ hoa mà gặp nhiệt độ
cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng đến nụ hoa và hoa, dễ làm cho nhãn mất
khả năng đậu trái. Ngược lại, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ phấn, thụ tinh của hoa
sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp (Nguyễn Danh Vàn, 2008).


1.4.4 Ánh sáng

Ánh sáng cũng góp phần quan trọng trong sinh trưởng phát triển của cây
nhãn, cường độ ánh sáng cũng liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ. Cây nhãn cần
nhiều ánh sáng và sự thông thoáng, trong quá trình sinh trưởng và phát triển nhãn
cần nhiều ánh sáng trực xạ hơn tán xạ. Ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và trái
có vị ngon, ngọt (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2002). Theo Vũ Công Hậu (2000), cây nhãn
không chịu được ở những nơi quá khô, ánh nắng gây gắt cũng như những nơi
thường xuyên rét đậm. Ở miền Nam cây nhãn chịu ánh nắng rất tốt, nhãn cần đầy
đủ ánh sáng, vì nhãn ra hoa ở chồi tận cùng, chỉ có những cành nhận đầy đủ ánh
sáng mới cho trái tốt (Vũ Công Hậu, 2000).
1.4.5 Dinh dưỡng khoáng
Nguồn cung cấp thức ăn cho cây nhãn được lấy từ các chất dinh dưỡng có
trong đất và các loại phân bón (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999). Đối với cây nhãn, vấn
đề phân bón ảnh hưởng đến phẩm chất trái bao gồm hình dáng, kích thước trái,
trọng lượng trái, cấu trúc vỏ trái, độ dày vỏ, màu sắc vỏ, độ dày cơm và độ ngọt
(Trần Thượng Tuấn và ctv., 1992). Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng nên sự tạo
chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập, dài thường dễ ra hoa hơn đọt
ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối đạm, lân và kali
cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng
quyết định đến quá trình ra hoa của cây.
1.5 Đặc tính hóa lý của kali nitrat (KNO3)
Kali là một kim loại màu trắng bạc, dẫn điện và nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy
630C nhưng kim loại rất mềm và nhẹ, ngay cả dầu hỏa là một dung môi rất nhẹ mà
kali vẫn không chìm. Do đặc tính hóa học phản ứng với nước và oxy để tạo thành
kiềm bởi vậy khi cho kali vào nước, phản ứng xảy ra rất nhanh và sinh nhiệt nên ta
thấy kali chạy trên mặt nước và sinh ra tiếng nổ đồng thời cháy với ngọn lửa màu
tím nhạt (Nguyễn Hạc Thúy, 2003).


1.6 Vai trò của kali nitrat (KNO3) đối với cây trồng
Kali nitrat (KNO3) là một loại muối có màu trắng dễ tan trong nước, KNO3 không

chỉ cung cấp hàm lượng kali cho cây trồng (46% K2O) mà còn chứa một lượng đạm
dễ tiêu (13% N) để cây trồng có thể sử dụng trực tiếp. Hàm lượng đạm cao kích
thích sự sinh trưởng, tăng trọng lượng trái nhưng hàm lượng các chất dự trữ giảm,
dẫn đến hàm lượng trong trái giảm và nếu hàm lượng nitrat tích lũy trong trái cao có
thể gây độc cho người sử dụng. Vì vậy sử dụng KNO3 hết sức thận trọng (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), kali là dưỡng chất khoáng
cần thiết cho cây trồng, được hấp thu với một lượng lớn. Nhu cầu kali sinh trưởng
tối hảo là 2-5% trọng lượng khô của thân lá, quả tươi và củ. Sự hấp thu kali rất
chọn lọc và gần như gắn liền với các hoạt động trao đổi chất, kali có tính di động
cao trong cây ở tất cả các mức độ như trong tế bào, trong mô và sự vận chuyển qua
hệ thống mô gỗ và libe, kali có nhiều trong tế bào chất, vài trò chủ yếu là tạo tiềm
năng thẩm thấu của tế bào và mô của cây. Ngoài ra, kali còn có chức năng trong
việc kéo dài tế bào và điều hòa sức trương của tế bào. Ion K+ hoạt động chủ yếu như
tác nhân mang điện tích có tính di động cao, nó hình thành ở những phức hệ yếu ớt
và nó có thể sẵn sàng trao đổi (Jone và ctv., 1979 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.6.1 Vai trò của kali nitrat (KNO3) đối với sự kích hoạt của enzyme
Trên 50 enzyme lệ thuộc hoàn toàn vào kali, hoặc được kích thích bởi kali
(Suelter, 1970). Kali kích hoạt enzyme bằng cách gây ra sự thay đổi hình thành cấu
tạo của protein trong enzyme. Nhìn chung, sự thay đổi hình thể cấu tạo của enzyme
do kali gây ra làm gia tăng tốc độ phản ứng xúc tác (Evans và Wildes, 1971; trích
dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Sự thay đổi biến dưỡng của cacbohydrate có liên quan tới nhu cầu cần nhiều
kali của những enzyme điều hòa, đặc biệt là enzyme pyvuvate kinase và 6phosphofruto kinase. Ion K+ còn kích hoạt enzyme ATPase liên kết màng, kali được
ghi nhận kích hoạt hơn 60 enzyme ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cây. Ngoài


ra, kali vừa đóng vài trò là một coenzyme, vừa đóng vài trò như chất xúc tác làm gia
tăng tốc độ phản ứng (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Hạc Thúy, 2003).

Kali không chỉ kích hoạt enzyme khử nitrat mà còn cần thiết cho sự tổng
hợp enzyme này. Do vậy, cây có đủ kali sẽ giảm thiểu tác hại bón thừa phân đạm
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Kali là thành phần liên kết độ cứng
chắc của cây, giúp sự vận chuyển dinh dưỡng trong cây, tăng hàm lượng ptotein,
tăng hàm lượng tinh bột và hàm lượng đường trong nông sản (Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2004; Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.6.2 Vai trò của kali nitrat (KNO3) trong sự tổng hợp protein
Kali cần thiết cho sự tổng hợp protein ở thực vật thượng đẳng, kali tham gia
vào nhiều bước của tiến trình giải mã, bao gồm sự liên kết RNA vận chuyển tới
ribosome (Evans và Wildes, 1971; trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy
Tài, 2004). Vai trò của kali trong việc tổng hợp protein không chỉ có sự tích lũy các
hợp chất đạm ở cây thiếu kali, nhưng cũng thấy có sự kết hợp của đạm vô cơ vào
trong protein.
1.6.3 Hoạt động của khí khẩu và hiệu quả của sử dụng nước
Kali giúp tăng thẩm thấu qua màng tế bào và ổn định pH, đóng mở khí khẩu
và điều hòa lượng nước qua khí khẩu (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Humble và Hisiao (1970), nồng độ ion K+ gia tăng trong tế bào khí khẩu làm
tăng sự hút nước từ các tế bào lân cận và tăng sức trương tương ứng trong tế bào khí
khẩu, do đó làm cho khí khẩu mở ra và sự đóng khí khẩu làm cho ion K+ thoát ra
ngoài và tương ứng với sự giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào khí khẩu. Theo
Viện Lân và Kali Canada (1995), kali giữ vài trò quan trọng trong sự kích hoạt
quang hợp, giúp cho sự di chuyển các chất do quang hợp, hoạt hóa các enzyme và
nhiều tiến trình khác trong cây. Kali có vai trò trong sự cố định CO2 ở lục lạp, khi
tăng nồng độ kali lên cao thì kích thích sự cố định CO2 tăng lên.
Các yếu tố liên quan đến cải thiện hiệu quả sử dụng nước và tính kháng hạn
với liều lượng kali thích hợp sẽ làm gia tăng phát triển rễ trong đất, giữ sự cân bằng
nước trong cây, khi cung cấp lượng kali thích hợp sẽ làm giảm độ thoát hơi nước.



×