Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin c đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (34 ai cập 14 hyline) nuôi tại trại gia cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 63 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai
trò quan trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường
Đại học Nông Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận
và nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn
luyện, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra
trường trở thành người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề
vững vàng, có thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất
trí của khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
cùng với sụ tiếp nhận của Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y và sự hướng
dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trại tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C đến năng suất và chất lượng trứng
gà HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 6 năm 2014
1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 9
Bảng 1.2: Lịch phòng vắc xin cho gà 10
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32
Bảng 2.2: Thành phần thức ăn thí nghiệm 33
Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 36
Bảng 2.4: Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 37
Bảng 2.5: Năng suất trứng của đàn gà thí nghiệm (quả) 40
Bảng 2.6: Khối lượng trứng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) 42


Bảng 2.7: Các chỉ tiêu chất lượng trứng qua khảo sát 43
Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra (quả) 45
Bảng 2.9: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp 46
2
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39
Hình 2.2: Biểu đồ năng suất trứng cộng dồn của đàn gà thí nghiệm 41
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CRD : Viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà
Cs : Cộng sự
ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NS : Năng suất
TB : Trung bình
TN : Thí nghiệm
TĂHH : Thức ăn hỗn hợp
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
JAPFA : Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam

4
MỤC LỤC
Phần 1 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1
1.1.1. Điều tra tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.3. Quá trình thành lập Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên 2

1.1.4. Tình hình sản xuất của trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y 3
1.2. NHẬN XÉT CHUNG 4
1.2.1. Thuận lợi 4
1.2.2. Khó khăn 5
1.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.3.1.Nội dung nghiên cứu 5
1.3.2. Biện pháp tiến hành 6
1.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 6
1.4.1. Công tác chăn nuôi 6
1.4.2. Công tác thú y 10
1.4.2.1. Công tác phòng bệnh cho đàn gà 10
1.4.3. Tham gia các công việc khác 12
1.5. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 12
1.5.1. Bài học kinh nghiệm 12
1.5.2. Tồn tại 13
Phần 2 14
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 32
2.3.3. Nội dung và phương pháp bố trí thí nghiệm 32
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 33
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 35
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống 36
2.4.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 37

2.4.3. Năng suất trứng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39
2.4.4. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm 42
2.4.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng của gà thí nghiệm 43
2.4.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm 44
2.4.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế khi bổ sung vitamin C 45
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 46
2.5.1. Kết luận 46
2.5.2. Tồn tại 47
5
2.5.3. Đề nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
6
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y thuộc Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.
Vị trí:
+ Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng.
+ Phía Tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp.
+ Phía Đông giáp khu Hoa viên cây cảnh.
+ Phía Bắc giáp khu cây trồng cạn.
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Trại gia cầm nằm trong vùng khí hậu của vùng Trung du miền núi phía
Bắc và chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khí hậu
lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ và
độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, mùa mưa và mùa khô có
sự khác biệt rõ rệt.

Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 -
36
0
C, độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa biến động từ 120,6 - 283,9 mm/tháng
nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa
mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có những ngày trong mùa
mưa thường quá nóng ẩm thất thường nên cần chú ý để phòng chống dịch
bệnh xẩy ra đối với đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt hại cho sản xuất.
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này
khí hậu thường lạnh, nhiệt độ dao động từ 13,7
0
C - 24,8
0
C (có những
ngày nhiệt độ xuống dưới 10
0
C). Biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm
rất lớn (có khi chênh lệch trên 10
0
C). Ngoài ra trong mùa đông còn có
gió mùa đông bắc, giông, giá rét và có sương muối kéo dài từ 6 - 10
ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống
đỡ bệnh của cây trồng, vật nuôi.
1
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y có tổng diện tích đất đai khoảng
11.960 m
2
,


địa hình bằng phẳng. Đất nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là đất pha
cát, độ chua cao, đất cằn, nhiều đá nhỏ.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Giao thông và cơ sở hạ tầng
Trung tâm nằm cách xa khu dân cư, có hệ thống đường giao thông khá
thuận lợi, nối liền từ cổng trường vào xã Quyết Thắng, tạo điều kiện cho việc
vận chuyển hàng hóa, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế - xã hội của xã phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế phát triển và tiêu thụ nông sản phẩm, hàng hoá rau màu, gia súc, gia
cầm đi các xã lân cận.
- Kinh tế
Trong sản xuất với mục đích là không ngừng nâng cao đời sống của cán
bộ công nhân viên bằng những sản phẩm tự sản xuất. Trại đã tiến hành đầu tư
về con giống, kỹ thuật nhằm khai thác triệt để có hiệu quả về lao động, vật tư
và trình độ khoa học kỹ thuật hiện có.
1.1.3. Quá trình thành lập Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y được xây dựng lại trên nền khu trại
gà cũ của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà
đẻ an toàn sinh học từ năm 2013.
Trại có tổng diện tích là 11.960 m
2
. Bao gồm 8.960 m
2
đất và 3.000 m
2
mặt nước. Trong đó:
+ Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000 m
2
.

Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6 m
2


2 kho rộng 40 m
2
, phần diện tích còn
lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng thép
B40 với tổng chiều dài 220 m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác.
+ Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48 m
2
được
chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên.
2
+ Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m
2
. Trong đó hố
sát trùng 20 m
2
; khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10 m
2
.
+ Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120 m
2
. Trong đó
có các công trình như:
01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20 m
2

01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30 m

2
01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50 m
2
01 Kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót ): 20 m
2

+ Diện tích ao 3000 m
2
.
+ Diện tích đất còn lại là 3.960 m
2
được quy hoạch để trồng cây thức ăn
bổ sung cho gà.
Toàn bộ diện tích được rào bằng tường gạch kết hợp với lưới thép B40
với tổng chiều dài là 180 m.
- Chức năng và nhiệm vụ của trại:
+ Xây dựng mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học phục vụ cho học
tập và rèn nghề của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên và sinh viên Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu khoa học.
+ Sản xuất và cung cấp con giống, sản phẩm chăn nuôi từ gia cầm cho
nhân dân địa phương vùng lân cận và các tỉnh miền núi phía bắc.
1.1.4. Tình hình sản xuất của trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y
* Ngành trồng trọt
Do diện tích của trại hẹp nên việc phát triển ngành trồng trọt phục vụ
chăn nuôi của trại rất hạn chế, chưa có điều kiện để phát triển.
* Ngành chăn nuôi
- Công tác thú y
Công tác thú y hết sức được quan tâm. Với phương châm "phòng bệnh hơn
chữa bệnh", trại gà đã triệt để thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y đồng thời công

tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng chú ý đúng mức nên dịch bệnh không xảy ra, đàn
gia cầm tiếp tục duy trì, số lượng đầu con không ngừng tăng lên.
3
- Công tác chăn nuôi
Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa vào nuôi hơn 1000
gà sinh sản các giống Ai Cập và HA theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn
sinh học, 300 gà thương phẩm giống Mía x Lương Phượng. Ngoài ra, trại còn
nuôi khoảng gần 100 con gà các giống: Gà trọi, gà rừng, gà đa cựa, đa ngón
nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học và bảo tồn các giống gà này.
Với sự đầu tư ban đầu, trang trại đầy đủ trang thiết bị tiện nghi đảm bảo
yêu cầu phục vụ trong công tác chăn nuôi hiện nay. Khu chăn nuôi sạch sẽ với
sự đầu tư về hệ thống làm mát, quạt hút gió, mái chống nóng Mùa hè có hệ
thống làm mát bằng quạt và vòi phun nước, mùa đông có hệ thống chắn gió.
Nhiệt độ trong chuồng ổn định, thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông
giúp gà chóng lớn và hạn chế dịch bệnh.
Trại có hàng rào chắn bao xung quanh đảm bảo ngăn cách, biệt lập với
khu dân cư, khu vực chăn nuôi có hàng rào B40 và hố vôi sát trùng. Hàng
ngày chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ cho ăn được quét dọn, cọ rửa
sạch sẽ trước khi cho gà ăn. Quy trình tiêm phòng cho đàn gia cầm được thực
hiện nghiêm túc với loại vắc xin như: Cúm gia cầm, Gumboro, Newcastle,
đậu, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Chuồng trại thường xuyên thay chất
độn và định kỳ tổng vệ sinh toàn bộ khu vực trại, thực hiện tiêu độc, khử
trùng chuồng trại và các biện pháp quản lý phòng bệnh tổng hợp. Thức ăn,
nước uống cho gà bảo đảm chất lượng tốt nhất.
1.2. NHẬN XÉT CHUNG
1.2.1. Thuận lợi
- Trại luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y và các thầy cô quản lý trại.
- Ban lãnh đạo trại là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và công
tác tại khoa Chăn nuôi Thú y, là những người có trình độ chuyên môn cao,

tâm huyết với nghề.
- Trại có đội ngũ cán bộ và sinh viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo
sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4
- Trại nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên, gần Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, có điều kiện tiếp xúc với khoa học kĩ thuật.
Đây là điều kiện để phát triển và chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất.
1.2.2. Khó khăn
Tuy nhiên, trang trại gia cầm đang gặp những điều kiện khó khăn:
Do mới được nâng cấp nên trại không tránh khỏi những khó khăn về cơ
sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, kinh
nghiệm quản lý chưa nhiều.
Do đất đai bạc mầu, nghèo dinh dưỡng và khí hậu có một số tháng
trong năm không được thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi cây trồng bị hạn chế.
Mặc dù trang trại đã được phòng chống dịch bệnh chặt chẽ tuy nhiên
vẫn xảy ra và tồn đọng trong các giai đoạn sinh trưởng của gia cầm.
1.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.Nội dung nghiên cứu
1.3.1.1. Công tác phục vụ sản xuất
Để đảm bảo tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp theo yêu cầu của nhà
trường, khoa cũng như giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã đưa ra một số nội
dung trong thời gian thực tập tại cơ sở như sau:
- Công tác chăn nuôi
+ Công tác chuẩn bị chuồng trại: Tham gia dọn dẹp, sát trùng chuồng
trại trước khi nhập gà.
+ Công tác giống: Tham gia chọn lọc, phân loại gà đẻ các giai đoạn.
+ Công tác thức ăn: Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày.
+ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc toàn bộ gà đẻ của trại.

- Công tác thú y
+ Ra vào trại đúng nội quy quy định.
+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại và xung quanh chuồng
trại.
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng.
5
+ Phát hiện và điều trị kịp thời cho gia cầm.
1.3.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Ảnh hưởng
của việc bổ sung vitamin C đến năng suất và chất lượng trứng gà HA (3/4 Ai
Cập 1/4 Hyline) nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.3.2. Biện pháp tiến hành
Theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập
tại cơ sở, bản thân tôi đề ra một số biện pháp thực hiện như sau:
- Tìm hiểu kĩ tình hình sản xuất, chăn nuôi ở cơ sở thực tập và khu vực
vành đai.
- Tích cực tham gia công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh
cho gia cầm.
- Luôn chấp hành, tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp thu ý kiến
của cán bộ lãnh đạo, của thầy cô giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp
xúc với thực tế để nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành
hơn nữa.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới mà bản thân đã được học
và tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất.
1.4. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.4.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác chuẩn bị chuồng trại
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15
ngày và trước đó được vệ sinh, sát trùng bằng cách quét dọn sạch bên

trong, bên ngoài, tường, trần, nền, lối đi, hệ thống cống rãnh phun rửa
bằng vòi cao áp, sau 24 giờ tiến hành tiêu độc bằng dung dịch formol 2%,
liều lượng 1lit/1m
2
.
Chất độn chuồng cũng được phun sát trùng bằng dung dịch formol 2%
sau đó phơi thật khô, trải 1 lớp đệm lót có độ dày tối thiểu 5 cm.
6
Tất cả các dụng cụ như: Khay ăn, máng uống, chụp sưởi, đèn sưởi đều
được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đem vào
chuồng nuôi.
* Công tác chọn giống
Công tác chọn giống là phần hết sức quan trọng quyết định đến hiệu
quả chăn nuôi. Trong quá trình chăn nuôi tại trại, chúng tôi đã tiến hành công
tác chọn giống gà ở giai đoạn gà đẻ, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, cụ thể: Gà
mái sinh sản cần chọn lọc chặt chẽ, vì vậy trong quá trình chăn nuôi chúng tôi
tiến hành loại thải những con bị khuyết tật, mào tích nhợt nhạt, xương háng
hẹp, lỗ huyệt nhỏ, lông xù, gà mệt mỏi, ủ rũ
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chúng tôi tiến
hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay. Nước uống cho gà phải
sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt
sau 2 - 3 giờ mới cho gà ăn bằng khay.
Giai đoạn đầu nhiệt độ trong quây là 35 - 37
0
C. Sau 1 tuần tuổi nhiệt độ
cần thiết là trên 30
0

C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi.
Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ
thích hợp theo quy định. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới chụp
sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện. Gà
tách ra xa chụp sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho phù hợp. Chỉ khi
nào thấy gà tản đều ra trong quây thì khi đó là nhiệt độ trong quây phù hợp.
Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà (độ lớn
của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.
- Nuôi gà thịt (giai đoạn 21 - 70 ngày tuổi): Ở giai đoạn này gà phát
triển nhanh nên ăn nhiều. Thức ăn của gà giai đoạn này có kích thước to hơn
để phù hợp với khẩu vị của gà. Thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo protein
thô 21%, năng lượng trao đổi là 2900 Kcal/kg thức ăn. Hàng ngày phải cung
cấp đủ thức ăn, nước uống, cho gà ăn tự do và thay nước 2 lần/ngày.
7
- Nuôi gà sinh sản (từ 21 ngày tuổi trở đi): Thời gian nuôi gà sinh sản
được chia thành các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn gà con; giai đoạn gà dò
và hậu bị; giai đoạn sinh sản.
+ Giai đoạn gà con (từ 4 - 6 tuần tuổi): Giai đoạn này gà tiếp tục sinh
trưởng với tốc độ nhanh nên việc cung cấp thức ăn cho gà phải đảm bảo đầy
đủ cả số và chất lượng, cụ thể là: Hàm lượng protein trong thức ăn phải đạt từ
18-20%; năng lượng trao đổi đạt từ 2750 - 2800 Kcal/kg. Ngoài ra, cần phải
đảm bảo đầy đủ và cân dối các axit amin thiết yếu đặc biệt là lyzin và
methionin. Ở giai đoạn này, gà được nuôi với chế độ ăn tự do.
+ Giai đoạn gà dò và hậu bị (từ 7 tuần tuổi đến đẻ bói): Nuôi dưỡng gà
trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao khả năng sinh sản
của gà ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, yêu cầu nuôi dưỡng chăm sóc trong giai
đoạn này phải đảm bảo cho gà sinh trưởng, phát dục bình thường, gà không
quá béo, không quá gầy và đảm bảo độ đồng đều cao về khối lượng. Thức ăn
trong giai đoạn này cần phải đảm bảo có 15 - 17% protein, năng lượng trao
đổi biến động từ 2600 - 2700 Kcal/kg thức ăn.

Chế độ chăm sóc gà trong giai đoạn này hết sức quan trọng, phải
thường xuyên theo dõi khối lượng của gà để điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho
phù hợp. Chú ý khống chế thức ăn phù hợp để đến khi gà vào đẻ đạt khối
lượng chuẩn quy định cho từng giống.
Về cách cho ăn, chúng tôi sử dụng phương pháp cho gà 3 ngày ăn 1
nhịn. Chỉ cho ăn một bữa để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho gà. Khi
phân phối thức ăn vào máng, phải đảm bảo trong vòng 4 phút tất cả các máng
đều có thức ăn. Máng ăn cho gà giai đoạn này được treo cao cho gờ miệng
máng luôn ngang với lưng gà để tránh rơi vãi thức ăn. Đối với gà nuôi tại trại
gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng mảnh AC2-240
của JAPFA. Hàng ngày chúng tôi theo dõi và giám sát tình trạng sức khoẻ của
đàn gà. Khi phát hiện ra gà có triệu chứng biểu hiện bệnh tiến hành chẩn đoán
bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời cho đàn gà. Trong quá trình nuôi dưỡng
chúng tôi tiến hành tiêm chủng vắcxin cho gà theo đúng chủng loại, liều
8
lượng và lịch phòng bệnh cho gà hàng tuần. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ
chiếu sáng về thời gian và cường độ.
Mật độ nuôi nhốt gà giai đoạn hậu bị là gà trống 4 gà/m
2
, gà mái 7
gà/m
2
; định kỳ thay đệm lót khô và tơi xốp.
+ Giai đoạn gà đẻ: Chúng tôi đã chú ý chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng
uống cho gà theo quy định, không để gà bị khát nước vì nếu gà thiếu nước gà
sẽ giảm tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng. Nền chuồng luôn khô, độ dày của đệm
lót đảm bảo đạt 10 - 15 cm, ổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu
dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen. Thường xuyên bổ sung đệm lót
mới và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gà đẻ xuống nền.
Kiểm tra loại thải gà mái đẻ kém, không đẻ. Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối

lượng gà hàng tuần điều chỉnh khối lượng thức ăn cho phù hợp. Ghi chép tất
cả số liệu vào sổ sách theo biểu mẫu để theo dõi. Trứng được thu nhặt 4
lần/ngày để hạn chế đảm bảo trứng không bị dập vỡ.
* Chế độ chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn có tác dụng kích thích hay kìm
hãm sự phát dục của gà trống và mái sớm hay muộn hơn quy định. Chúng
tôi áp dụng nguyên tắc chiếu sáng cho đàn gà sinh sản đó là: Không tăng
thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị, không
được giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng. Với
chuồng nuôi ở trại, là chuồng thông thoáng tự nhiên, việc khống chế thời
gian chiếu sáng tự nhiên thực tế là rất khó. Ở giai đoạn đẻ, thời gian chiếu
sáng nâng dần lên từ 14h - 17 h/ngày. Chúng tôi thực hiện chế độ chiếu
sáng theo hướng dẫn của Viện chăn nuôi như sau:
Bảng 1.1: Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản
Tuần tuổi Thời gian Cường độ W/m
2
chuồng nuôi
0 - 2 24 h 4
3 - 8 16 h 3
9 - 14 8 h (ánh sáng tự nhiên) 2
9
15 - 20 8 h (ánh sáng tự nhiên) 2,5
> 21 16 h 3,5
(Nguồn: Viện chăn nuôi (1995) [19])
1.4.2. Công tác thú y
1.4.2.1. Công tác phòng bệnh cho đàn gà
Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Do
vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật, công nhân
của trại thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát

quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ, tẩy uế, máng ăn, máng uống.
Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được
giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng
bệnh cho gia cầm. Gà nuôi ở trại được sử dụng vắc xin phòng bệnh theo lịch
trình sau:
Bảng 1.2: Lịch phòng vắc xin cho gà
Ngày tuổi Loại vắc xin Phương pháp dùng
1 - 5
Lasota lần 1, IB Nhỏ mắt mũi 1 giọt
Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 1 - 2 giọt
Marek Tiêm dưới da
7 Chủng đậu Chủng màng cánh
10 Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 1 - 2 giọt
15 Cúm gia cầm Tiêm dưới da gáy
25
Gumboro lần 3 Nhỏ miệng 1 - 2 giọt
Lasota lần 2 Nhỏ mắt hoặc mũi 1 giọt
35 Newcastle hệ 1 Tiêm dưới da 0,5 ml/con
43 Cúm gia cầm lần 2 Tiêm dưới da gáy
115 Chủng đậu lần 2 Dưới màng cánh
140 OVO
4
Tiêm dưới da
1.4.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà tại Trại gia cầm khoa
Chăn nuôi Thú y, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn gà để
chẩn đoán và có những hướng điều trị kịp thời. Thời gian thực tập ở trại,
chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:
10
* Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà)

- Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố
tác động gây nên bệnh cho gà như: Điều kiện thời tiết, dinh dưỡng kém,
chuồng trại không đảm bảo vệ sinh (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức
đề kháng và dễ mắc bệnh ở gà.
- Triệu chứng: Gà mắc bệnh có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, thở
khò khè, phải há mồm ra để thở, xoã cánh, gà hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ
rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng.
- Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có
chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Khi ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách
sưng, ruột xuất huyết.
- Điều trị:
+ Anti - CRD: Liều 2 g/lít nước uống, dùng liên tục trong vòng 3 - 5
ngày. Tất cả các loại bệnh khi điều trị cần kết hợp với các loại thuốc nhằm tăng
sức đề kháng như: B.complex (1 gam/3 lít nước), vitamin C, đường glucose.
+ Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, do đó khi điều trị bệnh
chúng tôi sử dụng Bio - Enrafloxacin 10%, liều lượng 1ml/2 lít nước uống
dùng trong 3 - 5 ngày.
* Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)
- Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra, chúng ký
sinh ở tế bào biểu mô ruột. Tuỳ theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có
những triệu chứng gây bệnh khác nhau.
- Triệu chứng: Thường gặp ở 2 thể
+ Cầu trùng manh tràng: thường gặp ở gà con từ 4 - 6 tuần tuổi; gà bệnh ủ
rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu sôcôla, mào nhợt
nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to, chứa đầy máu.
+ Cầu trùng ruột non gà: Bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu
là gà ủ rũ, xù lông, cánh rũ, chậm chạp, phân màu đen như bùn, lẫn nhầy đôi
khi lẫn máu; gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài tỷ lệ chết thấp.
- Điều trị: chúng tôi sử dụng các loại thuốc sau: Hancoc, liều lượng 1,5-
2 ml/lít nước uống dùng trong 4 - 5 ngày liên tục, nghỉ 3 ngày rồi lại dùng 5

ngày liên tục nữa; ESB 32%, Anti coccidae - liều lượng 2 g/lít nước uống
dùng trong 3 - 5 ngày liên tục. Ngoài ra, để chống chảy máu chúng tôi kết hợp
với Hanvit C và K, liều lượng 0,5 - 1 g/lít nước uống.
11
1.4.3. Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thí
nghiệm, bản thân tôi còn tham gia vào một số công việc khác như:
+ Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh.
+ Tham gia chọn lọc và loại thải đàn gà đẻ trứng Ai Cập, HA.
+ Tham gia úm và chăm sóc đàn gà con F1: Mía x Lương Phượng.
+ Chữa trị, mổ khám gà bệnh.
+ Tham gia đóng gói và xuất bán trứng gà thương phẩm.
Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y
tôi đã tham gia và hoàn thành được một số công tác phục vụ sản xuất đã đề ra.
Kết quả của công tác này được thể hiện tổng quan qua bảng sau:
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Đơn
vị
Số
lượng
(con)
Kết quả (An toàn, khỏi)
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Chăm sóc nuôi dưỡng An toàn
Gà HA Con 400 384 96,00
Gà Ai Cập Con 350 337 96,30
2. Phòng bệnh bằng vắcxin An toàn
Nhỏ vắc xin Lasota Con 750 750 100,00
Nhỏ vắc xin Gumboro Con 750 750 100,00

Tiêm vắc xin Newcastle Con 750 750 100,00
3. Điều trị bệnh Khỏi
Bệnh cầu trùng Con 315 301 95,56
CRD Con 514 499 97,10
4. Công tác khác An toàn
Úm gà con Con 600 596 99,33
Sát trùng chuồng trại m
2
750 750 100
1.5. KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.5.1. Bài học kinh nghiệm
12
Trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, được
sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo trại và thầy cô giáo hướng dẫn, cùng với chính
quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi bước đầu tiếp xúc với
thực tiễn sản xuất. Qua đó tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học ở
trường để củng cố thêm kiến thức và rèn luyện thêm chuyên môn của mình.
Qua đợt thực tập này tôi thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, điều
quan trọng nhất là tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ
thực tiễn sản xuất như:
+ Biết cách quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà.
+ Biết chẩn đoán một số bệnh thông thường và biện pháp điều trị.
+ Tay nghề thực tế được nâng cao, vững chắc.
Trong thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp
tôi khẳng định được tư tưởng vững vàng, rèn luyện tác phong làm việc,
trau dồi, củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giúp
tôi yêu ngành yêu nghề, say mê với công việc và không ngừng cố gắng
học hỏi để làm tốt hơn khi ra thực tế sản xuất. Tôi thấy rằng việc đi thực
tập là một việc rất cần thiết đối với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh
viên trước khi tốt nghiệp ra trường.

1.5.2. Tồn tại
Trong thời gian thực tập với kết quả thu được, tôi thấy mình còn một số
tồn tại sau:
+ Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều cho
nên kết quả thu được chưa cao.
+ Còn non về tay nghề, đôi khi chưa mạnh dạn trong công việc.
+ Tôi nhận thấy từ kiến thức trên sách vở vận dụng vào thực tế sản xuất
là một quá trình dài. Do vậy, bản thân tôi là một kỹ sư tương lai, tôi nhận thấy
cần phải khắc phục những khó khăn và luôn cố gắng rèn luyện vươn lên.
13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C đến năng suất và
chất lượng trứng gà HA (3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) nuôi tại trại gia cầm khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong ngành sản
xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh chăn nuôi gà truyền thống, chăn nuôi gà công nghiệp ở nước
ta hiện nay đang phát triển khá nhanh, cung cấp cho con người các sản phầm
thịt và trứng, đây là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của xã hội.
Với những thuận lợi về công tác nghiên cứu và những tiến bộ kĩ thuật
ngày càng phát triển, các giống gà cao sản với năng suất cao đã ra đời, quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng được hoàn thiện, quy trình phòng trị bệnh ngày
chặt chẽ, công tác thú y được chú ý hơn Đây là nền tảng và điều kiện thuận
lợi cho chăn nuôi gia cầm phát triển cả ở hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, muốn cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh và bền
vững thì phải tiến hành đồng thời các biện pháp kĩ thuật với chăm sóc nuôi
dưỡng nhằm tăng tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất và

sức đề kháng cho đàn gia cầm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn hỗn hợp đáp ứng đầy
đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, nhưng trong quá trình chế biến hay bảo
quản, sử dụng đã làm mất hoặc giảm đi một lượng nhất định, đặc biệt là
vitamin là loại hợp chất dễ biến đổi. Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin là rất
cần thiết trong chăn nuôi gia cầm, trong đó có việc bổ sung vitamin C.
Theo các nhà khoa học thì vitamin C là yếu tố giúp nâng cao khả năng
sản xuất của gia cầm, nâng cao khối lượng sống của gà con và sức đề kháng
của gia cầm. Ngoài ra vitamin C còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi
14
của cơ thể, nhất là ở gà con và gà đẻ vì cơ thể chúng không có khả năng tổng
hợp đủ nhu cầu về vitamin C.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của việc bổ sung vitamin C đến năng suất và chất lượng trứng gà HA
(3/4 Ai Cập 1/4 Hyline) nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Sức đẻ trứng và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của
gia cầm
* Sức đẻ trứng của gia cầm
Sức đẻ trứng là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng và là chỉ tiêu
quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng. Sức đẻ trứng là đặc điểm
phức tạp và biến đổi, nó được xác định qua tổng hợp các nhân tố bên trong và
ngoài. Sức đẻ trứng chịu sự chi phối của tập hợp các gen khác nhau, nó dao
động trong khoảng từ đơn vị tới hàng trăm trong một năm đẻ.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [21] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng
của 5 yếu tố chính:
+ Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục
+ Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng

+ Tần số thể hiện bản năng đòi ấp
+ Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông
+ Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống
gia cầm.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6], mặc dù số lượng tế bào trứng
tới 400 (quan sát bằng mắt thường) và hơn 12.000 (quan sát bằng kính hiển
vi), nhưng trên thực tế, sức đẻ trứng thấp hơn nhiều so với số lượng tế bào
trứng trong buồng trứng.
Chu kỳ đẻ trứng sinh học được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên tới
khi ngừng đẻ và thay lông. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu
15
đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần hai. Cứ như thế
có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Ở cơ sở sản xuất gà công
nghiệp, việc sử dụng gà đẻ thương phẩm chỉ giới hạn ở chu kỳ đẻ trứng
sinh học thứ nhất. Còn đối với gà bố mẹ người ta mới sử dụng tiếp nữa.
Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với
sản lượng trứng của gia cầm. Nếu thời gian chu kỳ đẻ trứng sinh học càng
dài thì sản lượng trứng càng cao.
Cường độ đẻ trứng được biểu thị qua số trứng đẻ ra trong một khoảng
thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ. Trong thời gian này có
thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường.
Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ dài
hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp
dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các chu kỳ đẻ, gà thường có
những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào
yếu tố di truyền và ở các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau. Điều này
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ vào mùa đông do nguyên nhân giảm

dần về thời gian và cường độ chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này
còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chuyển đàn.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Sức sản xuất trứng phụ thuộc và liên quan trực tiếp với giống, dòng
gia cầm, sự phát triển, tuổi, độ béo, trạng thái sức khỏe, trọng lượng sống,
sự thay lông và bản tính ấp bóng, độ thành thục, cường độ và sức bền đẻ
trứng, chu kỳ và nhịp độ đẻ trứng. Nó còn phụ thuộc vào đặc điểm di
truyền và chọn lọc, thức ăn và dinh dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi, chăm
sóc và quản lý của con người
Giống, dòng ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng một cách trực tiếp.
Những dòng, giống gia cầm khác nhau có khả năng sản xuất trứng khác nhau,
16
ví dụ như giống gà Leghorn có sản lượng trứng trung bình là 250 - 270
quả/mái/năm, trong khi gà Ri chỉ đạt 90 - 100 quả/mái/năm.
Tuổi gia cầm liên quan chặt chẽ với sức đẻ của nó. Theo quy luật, ở gà
sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai giảm từ 15 - 20%
so với năm thứ nhất. Nhưng ở một số thủy cầm như vịt, ngỗng thì đạt đỉnh
cao ở năm thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần theo tuổi.
Độ béo, trạng thái sức khỏe liên quan chặt chẽ với sức sản xuất trứng.
Nếu gia cầm quá béo sẽ làm ức chế sự phát triển của buồng trứng và giảm các
lượng kích tố sinh dục khiến cho sản lượng trứng giảm.
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, nó là
đặc điểm di truyền cá thể. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định
qua tuổi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục sinh dục của một
nhóm hoặc một đàn được xác định theo tuổi đạt tới cường độ đẻ trứng là 50%.
Nói chung tuổi thành thục sinh dục của gà dao động trong khoảng 150 đến
190 ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục của gia
cầm như: Loài, loại hình, giống, dòng, mùa vụ nở, thức ăn, chăm sóc

Mùa vụ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng rất rõ rệt. Ở nước ta, nhiệt độ thích
hợp đối với gia cầm đẻ là 14 - 22
0
C . Nếu nhiệt độ môi trường xuống dưới giới
hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét, trên giới hạn cao
thì phải thải nhiệt nhiều. Ánh sáng được xác định qua thời gian chiếu sáng và
cường độ chiếu sáng. Yêu cầu đối với gà đẻ thời gian chiếu sáng mỗi ngày là
12 - 14 giờ với cường độ trung bình chiếu sáng ban ngày. Theo Nguyễn Thị
Mai và cs (2009) [16] võng mạc và não bộ của gia cầm rất nhạy cảm với kích
thích của ánh sáng. Cơ chế dẫn truyền kích thích của ánh sáng là cơ chế thần
kinh - thể dịch mà tuyến yên là trung tâm truyền dẫn, chỉ những ánh sáng có
bước sóng dài mới đi qua được. Vì vậy, muốn kích thích cơ quan sinh dục, cần
sử dụng ánh sáng ấm với nhiều màu đỏ và cam. Nếu muốn kích thích gà ăn
nhiều, hoạt động tìm ổ đẻ hiệu quả, tránh đẻ rơi trứng trên sàn đối với gà đẻ thì
nên sử dụng ánh sáng trắng lạnh với nhiều màu xanh. Cần tăng cường ánh sáng
đỏ đối với gà mái đẻ nhất là giai đoạn chuẩn bị vào đẻ (giai đoạn tiền đẻ
trứng). Yêu cầu của gà đẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12 - 16 giờ/ngày, cường
độ chiếu sáng 10,8 lux đủ cho năng suất trứng cao nhất. Trong chăn nuôi gà đẻ,
17
có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để chiếu sáng cho gà với cường
độ chiếu sáng từ 3 - 3,5 W/m
2
(Ron Meijerhof, 2006) [31].
Cường độ đẻ trứng liên quan mật thiết với sản lượng trứng, nếu cường
độ đẻ trứng cao thì sản lượng trứng cao và ngược lại. Cường độ đẻ trứng của
gà phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, cường độ đẻ trứng cao nhất vào
khoảng 8 - 12 giờ, chiếm hơn 60% số con đẻ trong ngày và ở vịt cũng đẻ sớm
hơn, từ 0 - 4 giờ, sau 4 giờ (về mùa hè) số con đẻ rất ít.
Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh
học. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục

sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Thay lông: Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm nghỉ đẻ và thay
lông. Ở điều kiện bình thường, lần thay lông đầu tiên là những điểm quan
trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay lông sớm là những
con đẻ kém và kéo dài thời gian thay lông tới 4 tháng. Ngược lại, nhiều con
thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng. Đặc biệt, ở một số
cá thể hoặc đàn cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ khoảng 4 - 5 tuần, có những cá
thể đẻ ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới hay đẻ ngay cả trong thời
gian nghỉ thay lông.
Ngày nay, người ta sử dụng rộng rãi các biện pháp thay lông cưỡng
bức dựa vào một số yếu tố: Thuốc kích thích, ánh sáng, nước uống, chế độ
cho ăn và thành phần thức ăn nhằm rút ngắn thời gian thay lông và điều
khiển thay lông đồng loạt.
2.2.1.2. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
* Cấu tạo trứng gia cầm
Trứng gia cầm có cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm các thành phần
chính sau: Vỏ cứng, màng vỏ, lòng trắng, lòng đỏ có chứa đĩa phôi.
- Vỏ trứng: Vỏ trứng là phần bảo vệ của trứng, nó cũng đồng thời tạo ra
màu sắc bên ngoài quả trứng. Phía ngoài vỏ trứng được phủ một lớp keo dính
do âm đạo tiết ra có tác dụng làm giảm độ ma sát giữa thành âm đạo với vỏ
trứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẻ trứng, khi đẻ ra nó lại có tác dụng
hạn chế sự bốc hơi nước và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
18
Vỏ cứng là phần chủ yếu của vỏ trứng gia cầm. Có độ dày trung bình
khoảng 0,2 - 0,6mm. Trên bề mặt vỏ cứng có nhiều lỗ khí. Theo Nguyễn Duy
Hoan và cs (1998) [6] trung bình mỗi vỏ cứng trứng gà có 10.000 lỗ khí, tính
trên 1cm có khoảng 150 lỗ. Mật độ lỗ khí phân bố không đều, nhiều nhất là ở
đầu to, giảm dần ở thành bên và ít nhất ở đầu nhỏ.
Dưới lớp vỏ cứng là hai lớp màng dưới vỏ. Hai lớp gắn chặt với nhau và
chỉ tách ra ở phía đầu to của trứng tạo ra một khoảng trống gọi là buồng khí.

Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Theo
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6] thì chất lượng vỏ trứng không những chịu
ảnh hưởng canxi (70% canxi cần cho vỏ trứng là lấy trực tiếp từ thức ăn) mà
vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin D
3
, vitamin K, các nguyên tố vi
lượng Nếu trong khẩu phần thiếu một lượng nhỏ canxi hoặc vitamin D thì
gia cầm thường đẻ trứng vỏ mềm hoặc không vỏ.
Độ dày vỏ trứng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ấp nở. Nếu vỏ
trứng quá dày hoặc quá mỏng sẽ gây cảm trở cho quá trình hô hấp của phôi
thai, dẫn đến tỷ lệ nở thấp. Theo Nguyễn Thị Bạch Yến (1996) [20], nếu vỏ
trứng quá mỏng sẽ làm quá trình bốc hơi nước diễn ra quá nhanh làm cho
trứng bị mất nước gây chết phôi, sát vỏ, gà con nở ra yều hoặc tỷ lệ nuôi sống
giảm. Ngược lại nếu vỏ trứng quá dày cũng ảnh hưởng đến khả năng ấp nở,
trao đổi khí kém, gà con không mổ vỏ ra ngoài được.
- Lòng trắng: Là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, được tiết ra từ ống
dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là Albumin giúp cho việc cung cấp khoáng và
muối khoáng, tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai
đoạn phôi.
Lòng trắng có 4 lớp:
+ Lớp lòng trắng đặc trong sát với lòng đỏ, bên trong lớp này có hai sợi
dây giữ chặt hai đầu lòng đỏ thành hai trục ngang gọi là dây chằng lòng đỏ,
nó giúp giữ cho lòng đỏ luôn thăng bằng, luôn nằm ở giữa không bị các tác
động bên ngoài. Khối lượng của nó chiếm khoảng 3% khối lượng lòng trắng.
+ Lớp lòng trắng loãng trong tiếp bên ngoài lớp lòng trắng đặc trong,
chiếm 17% khối lượng lòng trắng.
19

×