Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG và THỜI GIAN tồn TRỮ TRẤU đến sự SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN cây bắp TRÊN đất lúa HUYỆN TRÀ ôn TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.46 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHAN THN KIM CƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRẤU ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BẮP
TRÊN ĐẤT LÚA HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ 2009
MỞ ĐẦU

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phan Thị Kim Cương

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp ngành Trồng Trọt với tên đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN TỒN TRỮ TRẤU
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BẮP
TRÊN ĐẤT LÚA HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG”

Do sinh viên Phan Thị Kim Cương thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Phan Thị Kim Cương

Ngày sinh:

1987

Họ và tên cha: Phan Văn Trang

Họ và tên mẹ: Nguyễn Kim Ngọc
Địa chỉ liên lạc: 186/7 Khóm II Thị Trấn Tam Bình – Tam Bình –Vĩnh Long
Quá trình học tập:
1993-1998: học sinh trường Tiểu Học Mỹ Thạnh Trung A
1998-2002: học sinh trường Trung Học Cơ Sở Mỹ Thạnh Trung
2002-2005: học sinh trường Trung Học Phổ Thông Cấp 2 3 Tam Bình
2005-2009: Trường Đại học Cần Thơ, ngành trồng trọt, khoá 31, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người.
Chân thành cám ơn các anh trai đã luôn lo lắng, giúp đỡ em.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Thầy Nguyễn Bảo Vệ, người đã luôn dõi theo, hết lòng hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Cô cố vấn Trần Thị Kim Ba và thầy Võ Công Thành đã quan tâm, dìu
dắt, động viên và giúp đỡ chúng em trong suốt khoá học.
Chân thành biết ơn !
Quý Thầy Cô, Anh Chị Bộ môn Khoa học Cây Trồng-Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng-Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm bổ ích cho em.
Chân thành cảm ơn!
Chị Cao Nguyễn Phương Khanh lớp cao học Trồng Trọt 13 đã trao đổi
và luôn giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Các bạn lớp Trồng Trọt K31 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi

trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thân gởi về!
Các bạn lớp Trồng Trọt K31 lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt
trong tương lai.

PHAN THN KIM CƯƠNG

v


Phan Thị Kim Cương, 2009. “ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI
GIAN TỒN TRỮ TRẤU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY BẮP
TRÊN ĐẤT LÚA HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây bắp trên đất lúa huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện
nhằm tìm ra lượng trấu và thời gian tồn trữ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển cây bắp. Đề tài được tiến hành từ tháng 5/2008 đến 7/2008, ở xã Thuận Thới
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, với giống bắp Sugar 75 do công ty Syngenta
Vietnam Ltd, khu công nghiệp Biên Hòa II- Đồng Nai cung ứng. Thí nghiệm được
bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nhân tố: nhân tố a là hai thời gian tồn
trữ trấu (2 năm và 3,5 năm), nhân tố b là bốn lượng phân (0, 5, 10 và 15 tấn/ha),
tổng cộng tám nghiệm thức với bốn lần lặp lại. Qua thí nghiệm đã cho thấy việc bón
thêm phân trấu xuống ruộng với các lượng khác nhau đã có tác dụng thúc đNy quá
trình sinh trưởng của cây bắp khác biệt so với đối chứng không bón trấu. Bón 5
tấn/ha đã cải thiện được số hạt/hàng, chiều dài trái, gia tăng số hat/trái và tăng
đường kính thân. Bón 10 tấn/ha và 15 tấn/ha giúp cải thiện được số hàng/trái, bón

15 tấn/ha cho năng suất cao khác biệt ý nghĩa so với đối chứng không bón trấu. Với
hai thời gian tồn trữ 2 năm và 3,5 năm tác động đến sinh trưởng và các thành phần
năng suất của cây bắp chưa thấy rõ.

vi


MỤC LỤC
Chương

1

2

3

Nội dung

Trang

Danh sách hình
Danh sách bảng
Tóm lược
Mở đầu
Lược khảo tài liệu
1.1 Khái quát một số đặc điểm khu thí nghiệm

x
xi
vi

1
2
2

1.1.1 Khí hậu – thời tiết
1.1.2 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

2
3

1.1.3 Tài nguyên đất
1.2 Chất hữu cơ và phân hữu cơ
1.2.1 Khái niệm chất hữu cơ
1.2.2 Nguồn gốc chất hữu cơ
1.2.3 Vai trò của chất hữu cơ
1.2.4 Phân hữu cơ
1.2.5 Hiệu quả của phân hữu cơ trên sự sinh
trưởng cây trồng
1.2.6 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình
vật lý đất
1.2.7 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình
hóa học của đất
1.2.8 Một số loại phân hữu cơ
1.3 Ảnh hưởng của luân canh trên nền đất lúa
1.4 Một vài đặc tính cây bắp và bắp sugar 75
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
2.2 Phương tiện thí nghiệm
2.2.1 Đất
2.2.2 Bắp

2.1.3 Trấu
2.1.4 Phân bón và thuốc hóa học
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Biện pháp canh tác
2.2.3 Thu thập số liệu
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của phân trấu đến sự sinh trưởng
của bắp

vii

4
4
4
4
5
5
6
6
8
10
15
17
19
19
19
19
19
19

19
20
20
21
21
23
23


3.1.1 Chiều cao cây bắp qua các giai đoạn sinh
trưởng
3.1.2 Số lá bắp qua các gai đoạn sinh trưởng
3.1.3 Chiều dài lá bắp qua các giai đoạn sinh
trưởng
3.1.4 Chiều rộng lá bắp qua các giai đoạn sinh
trưởng
3.2 Thành phần năng suất của cây bắp
3.2.1 Chiều dài trái hữu hiệu
3.2.2 Đường kính trái bắp
3.2.3 Đường kính thân bắp
3.2.4 Số hàng hạt trên trái
3.2.4 Số hạt bắp trên hàng
3.2.5 Số hạt bắp trên trái
3.2.6 Năng suất trái (Tấn/ha) bắp
3.3 Một số ph m chất hạt bắp
3.3.1 Độ Brix (%) của hạt bắp
3.3.2 Hàm lượng đạm trong hạt bắp
3.3.3 Hàm lượng lân trong hạt
3.3.4 Hàm lượng kali trong hạt bắp
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHN
KẾT LUẬN
ĐỀ NGHN

viii

23
25
26
28
30
30
31
32
33
34
35
36
37
37
38
39
40
41
43
43
43


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng bắp vụ Hè Thu

20

3.1

Chiều cao cây bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu

24

với các liều lượng khác nhau theo thời gian
3.2

Số lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu với các

26

liều lượng khác nhau theo thời gian
3.3

Chiều dài lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu
với các liều lượng khác nhau theo thời gian


3.4

28

Chiều rộng lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu
với các liều lượng khác nhau theo thời gian

29

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần của trấu

11

1.2

Thành phân dinh dưỡng (%) của phân chuồng


12

1.3

Hàm lượng đạm và lân (% chất khô) trong một số cây phân
xanh

13

1.4

Hàm lượng (%) các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền
Đông Nam Bộ

14

2.1

Các nghiệm thức của thí nghiệm trồng bắp vụ Hè Thu

20

2.2

Thời điểm bón phân cho cây bắp trong vụ Hè Thu

21

3.1


Chiều cao cây bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu với thời
gian tồn trữ khác nhau

25

Số lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu với thời gian tồn
trữ khác nhau

26

Chiều dài lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu với thời
gian tồn trữ khác nhau

28

Độ rộng lá bắp ở các nghiệm thức bón phân trấu với thời gian
tồn trữ khác nhau

30

Chiều dài trái bắp hữu hiệu (cm) qua thí nghiệm ảnh hưởng
của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào
đất

31

Đường kính trái bắp (cm) lúc thu hoạch qua thí nghiệm ảnh
hưởng của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi
bón vào đất


32

Đường kính thân bắp (cm) lúc thu hoạch qua thí nghiệm ảnh
hưởng của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi
bón vào đất

33

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

Số hàng hạt trên trái bắp qua thí nghiệm ảnh hưởng của liều
lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào đất

x


34
3.9


Số hạt bắp trên hàng qua thí nghiệm ảnh hưởng của liều
lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào đất
35

3.10

3.11

3.12

Số hạt bắp trên trái qua thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng
và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào đất.

36

Năng suất trái bắp (Tấn/ha) qua thí nghiệm ảnh hưởng của
liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào
đất.

37

Độ Brix (%) của hạt bắp qua thí nghiệm ảnh hưởng của liều
lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào đất
38

3.13

3.14


3.15

Hàm lượng đạm (%) trong hạt bắp qua thí nghiệm ảnh hưởng
của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào
đất

39

Hàm lượng lân (%) trong hạt bắp qua thí nghiệm ảnh hưởng
của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào
đất

40

Hàm lượng kali (%) trong hạt bắp qua thí nghiệm ảnh hưởng
của liều lượng và thời gian tồn trữ trấu khác nhau khi bón vào
đất

41

xi


MỞ ĐẦU
Huyện Trà Ôn được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên vượt trội so với các
vùng khác không chỉ của tỉnh Vĩnh Long mà cả Đồng Bằng Sông Cửu Long nhờ đất
phù sa màu mỡ và là huyện duy nhất trong tỉnh Vĩnh Long vừa nằm ngoài vùng
ngập lũ lại không bị ảnh hưởng mặn (Nguyễn Duy Tân, 2003). Chính vì điều kiện
tự nhiên như vậy, nên thuận lợi cho việc sản xuất cây lúa quanh năm. Tuy nhiên,
canh tác lúa độc canh trong nhiều năm liên tục có thể đưa đến tình trạng kiệt một số

dưỡng chất trong đất. Đất ngập nước liên tục ảnh hưởng đến các tính chất bất lợi
như giảm sự khoáng hoá chất hữu cơ, giảm đa dạng sinh học trong đất, giảm sự
khuếch tán dưỡng chất do bị nén dẽ và giảm tính thấm của đất (Wopereis et al.,
1999). Chính vì tình hình thực tế trên nên chủ trương đưa cây màu xuống ruộng
đang là chủ trương của huyện Trà Ôn nói riêng (Nguyễn Thành Phan, 2007).
Luân canh với cây màu tạo điều kiện đất được thoáng khí trong một vụ là một
trong các biện pháp cải thiện tính chất vật lý của đất ngập nước. Bên cạnh đó luân
canh với cây màu sẽ cắt bớt nguồn sâu bệnh trên đồng ruộng do thay đổi cây trồng
đồng thời làm giảm chi phí bơm nước cho đồng ruộng vào mùa khô trong vụ Hè
Thu. Trong đó, bắp là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cao.
Nhưng thực tế khi đưa cây màu xuống ruộng gặp khó khăn do đất trồng lúa có
thành phần sét nặng, quá trình đánh bùn làm đất nén dẽ mất cấu trúc, hạn chế khả
năng phát triển của rễ dẫn đến cây hấp thu dinh dưỡng kém, vì vậy cần phải bổ sung
phân hữu cơ để cải tạo lại đặc tính vậy lý của đất. Trong khi đó trấu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long dồi dào, hàng năm lượng trấu thải ra môi trường khoảng 3,6 triệu
tấn, trấu chứa nhiều kali, khả năng phân huỷ chậm, đối với những vùng đất bạc
màu, chai cứng, nén dẽ… trấu làm đất tơi xốp lại. Chính vì vậy, trấu là nguồn phân
cải tạo đất rất tốt (Huỳnh Phước Lợi, 2006). Do đó đề tài “Ảnh hưởng liều lượng và
thời gian tồn trữ trấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp trên đất lúa huyện
Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định liều lượng và thời
gian tồn trữ trấu thích hợp để bón cho đất ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng và
phát triển của bắp.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát một số đặc điểm khu thí nghiệm
Trà Ôn là huyện nằm phía Nam của tỉnh Vĩnh Long, nằm cặp theo bờ trái sông

Hậu, cách thị xã Vĩnh Long 50 km đường bộ. Huyện nằm ngoài vùng lũ Đồng Bằng
Sông Cửu Long, không bị mặn, nước ngọt dồi dào, có thể lợi dụng thủy triều tưới
tiêu tự chảy, là điều kiện cơ bản để nông nghiệp Trà Ôn chọn lựa loại cây trồng, vật
nuôi thích hợp với điều kiện sinh thái. Sản xuất nông nghiệp ít gặp rủi ro xảy ra do
khí hậu - thời tiết và chế độ thủy văn.
1.1.1 Khí hậu - thời tiết
Theo Nguyễn Duy Tân (2003), khí hậu huyện Trà Ôn mang tính chất nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, với các đặc trưng sau:
Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng
mưa chiếm 94 - 97% lượng mưa hằng năm, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau, lượng mưa nhỏ chiếm 3 - 6% lượng mưa năm. Thới gian bắt đầu mùa
mưa ổn định từ ngày 01 - 10/05, thời gian kết thúc mưa ổn định từ ngày 10 - 20/11.
Lượng mưa phân bố theo dạng 2 đỉnh, đỉnh chính xuất hiện vào tháng 10, đỉnh phụ
xuất hiện vào tháng 7, chênh lệch giữa 2 đỉnh khoảng 60 - 120 mm. Trong các tháng
mùa mưa đều xảy ra các đợt mưa trên 50 mm và trên 100 mm, trung bình có 2 - 4
ngày mưa trên 50 mm.
Bức xạ mặt trời lớn và ổn định, tổng lượng bức xạ lớn nhất vào tháng 3 (515 549 Kcalo/cm2/ngày) và nhỏ nhất vào tháng 9 (363 - 391 Kcalo/cm2/ngày). Tổng
lượng bức xạ biến thiên từ 151 Kcalo/cm2 đến 160 Kcalo/cm2.
Nhiệt độ trung bình năm cao ít biến đổi theo không gian và ổn định qua các
năm. Nhiệt độ trung bình năm biến thiên từ 26,4 - 27,40C. Tháng 4 nóng nhất có
nhiệt độ trung bình từ 28 - 290C. Tháng 1 ít nóng hơn nhiệt độ trung bình tháng từ
24,5 - 260C. Biên độ nhiệt độ năm trên 30C. Biên độ nhiệt độ ngày từ 7 - 100C.
Nhiệt độ trung bình cao nhất đạt 31 - 350C, trung bình thấp nhất từ 16 - 230C. Nhiệt
độ cao nhất tuyệt đối là 380C. Tổng tích nhiệt hàng năm từ 9.600 - 9.8000C.

2


Trung bình hàng năm có từ 2.500 đến 2.600 giờ nắng; các tháng mùa khô
(tháng 12 đến 04) nắng nhiều trung bình từ 8 - 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa ít nắng

hơn, trung bình 4,5 - 6,5 giờ nắng/ngày, tháng ít nắng nhất là tháng 9 và 10, thời
gian mùa khô thực sự của Trà Ôn kéo dài: 151 - 158 ngày, có nắng nhiều, nhiệt độ
và bức xạ cao, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ.
1.1.2 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
Huyện Trà Ôn được bao bọc bởi sông Hậu và sông Măng Thít nên có nguồn
nước mặt dồi dào, chất lượng tốt, theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Cần Thơ
(sông Hậu), lưu lượng nước mùa kiệt Qtb tháng IV từ 495 - 1.220 m3/s, mùa lũ Qtb
tháng IX từ 12.200 - 17.600 m3/s, nguồn nước chất lượng tốt với pHH20: 6,8 -7,0,
riêng mùa lũ có hàm lượng phù sa từ 250 - 450 g/m3 được lắng đọng tại đồng ruộng,
mương vườn, bãi bồi làm đất thêm phì nhiêu (Nguyễn Duy Tân, 2003).
Quy luật biến động dòng chảy của các kênh, rạch ở huyện Trà Ôn có liên quan
chắc chẽ với chế độ thủy văn của sông Hậu, sông Măng Thít và chế độ mưa nội
đồng (Nguyễn Duy Tân, 2003).
Dòng chảy trên sông Hậu phụ thuộc vào lưu lượng nước ở thượng nguồn sông
Mekong và chế độ thủy triều của biển Đông. Hằng năm vào mùa lũ lượng nước từ
thượng nguồn đổ về rất lớn vào tháng 9 trên sông Hậu tại Cần Thơ có lưu lượng
13.600 m3/s. Lượng nước mùa lũ qua sông Hậu chiếm 80 - 85% tổng lượng nước cả
năm, mực nước trên sông xuống thấp trong thời gian 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng
6 năm sau) và đạt giá trị thấp nhất vào tháng 4 (Nguyễn Duy Tân, 2003).
Trà Ôn không nằm trong vùng ảnh hưởng của mặn, chỉ có một phần nhỏ diện
tích bị ảnh hưởng mặn vào tháng 4 khoảng 2 g/l trong một số giờ triều cường,
không gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tân, 2003).
1.1.3 Tài nguyên đất
Trà Ôn là một trong các huyện của tỉnh Vĩnh Long có điều kiện thổ nhưỡng tốt
nhất cho sản xuất nông nghiệp. Vật liệu hình thành đất Trà Ôn là do phù sa mới
sông Mekong (Nguyễn Duy Tân, 2003).

3



Hóa tính đất phù sa đã phát triển: chất hữu cơ (tổng số) từ khá đến giàu (2,0 9,35%), đạm tổng số khá - giàu (0,16 - 0,43), pHH2O: 5,3 - 5,5, EC: 0,23 mS/cm,
cacbon: 2,38%, C/N: 26,4, lân tổng số tầng canh tác: 0,06 - 0,10% xếp loại trung
bình, lân dễ tiêu: 4,37 mg/100g, kali trao đổi: 0,15 meq/100g đất, natri trao đổi:
0,06 meq/100g đất, Ca++ trao đổi: 8,16 meq/100g đất, Mg++ trao đổi: 4,76
meq/100g, tổng acid trao đổi 2,30 meq/100g, CEC: 17,9 meq/100g đất, SO4 hòa tan:
0,07% (Nguyễn Duy Tân, 2003).
1.2 Chất hữu cơ và phân hữu cơ
1.2.1 Khái niệm chất hữu cơ
Hữu cơ là thành phần cơ bản trong đất, là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của
đất, không có thành phần hữu cơ thì mẫu chất không thể biến thành đất. Thành phần
hữu cơ không chỉ là kho dinh dưỡng của cây trồng mà còn là tác nhân điều tiết
nhiều tính chất vật lý, hóa, sinh của đất theo hướng tích cực, ảnh hưởng rõ rệt đến
việc làm đất và sức cản sản xuất của đất (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).
1.2.2 Nguồn gốc chất hữu cơ
Trong tự nhiên, nguồn gốc chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật, trong đó
4/5 do thực vật cung cấp. Trong đất trồng trọt, ngoài tàn tích sinh vật còn nguồn bổ
sung thường xuyên là phân hữu cơ (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).
1.2.3 Vai trò của chất hữu cơ
a. Đối với đặc tính lý học
Keo mùn kết hợp với các cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ keo ngưng tụ
giúp cho kết cấu đất tốt hơn. Mùn làm tăng khả năng thu nhiệt và giữ nhiệt, điều
hòa nhiệt độ đất, tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đất (Ngô Thị Đào và Vũ
Hữu Yêm, 2005). Theo Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999) chất hữu cơ
ít hay nhiều ảnh hưởng đến tốc độ thấm của đất. Khi nhiều chất hữu cơ thì thấm
nhanh hơn làm giảm xói mòn đất và ngược lại khi nghèo hữu cơ thì thấm chậm gây
dòng chảy mạnh dẫn đến xói mòn.

4



b. Đối với đặc tính hóa học
Đất giàu mùn có tính đệm cao, chống chịu với những thay đổi đột ngột của đất
như phản ứng của đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình
thường, không gây hại cho cây trồng (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005). Theo
Mai Văn Quyền (2007) đất lúa có nhiều chất hữu cơ so với các đất khác nhưng cần
bón thêm phân hữu cơ vì chất hữu cơ như là chất đệm ở trong đất làm cho đất
không chua thêm nhiều ngay cả khi khô nước.
c. Đối với đặc tính sinh học
Chất hữu cơ là nguồn thức ăn quí của hệ vi sinh vật, là môi trường sống của
quần thể vi sinh vật đất. Mùn là chất kích thích sinh trưởng và là chất kháng sinh
chống chịu bệnh của cây trồng (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005).
1.2.4 Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu
hữu cơ như: các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và
phân xanh (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004). Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa
vào hàm lượng chất hữu cơ (%), hoặc các chất mùn có trong phân. Phân hữu cơ có
khả năng làm tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo đất
và nâng cao độ phì của đất. Theo Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005) thì có thể
xem tất cả các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp
thức ăn cho cây và cải tạo đất là phân hữu cơ.
1.2.5 Hiệu quả của phân hữu cơ trên sự sinh trưởng cây trồng
Thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất, làm
gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý và hóa học trong
đất (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004). Lê Phong Hải (2008) nhấn mạnh việc đNy
mạnh sử dụng phân hữu cơ cho ruộng lúa đã đến lúc cần được các nhà quản lý nông
nghiệp quan tâm.

5



1.2.6 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình vật lý đất
* Cải thiện cấu trúc đất
Theo Lê Văn Khoa và ctv. (2000) thì hàm lượng chất hữu cơ và độ bền cấu trúc
đất có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Hàng năm bổ sung thêm xác bã hữu cơ thực
vật đã duy trì có hiệu quả độ bền cấu trúc. Ở đất không cacbon chứa hàm lượng
mùn thấp hơn 3,4% thì cấu trúc đất bị suy giảm hơn nhiều so với đất có chứa 4,3%
mùn có cấu trúc bền.
Theo Võ Thị Gương (2007), trong quá trình canh tác dưới các tác động của các
biện pháp canh tác đã phá hủy các cấu trúc làm đất bị nén dẽ giảm khả năng thấm
nước và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Sự nén dẽ cũng làm mất cân
đối về thành phần rắn, lỏng, khí và nước trong các khí khổng đất, hoạt động của các
vi sinh vật kém. Sự nén dẽ làm thay đổi một số đặc tính vật lý của đất như dung
trọng đất, độ chặt và độ xốp của đất (Lê Văn Khoa, 2003).
Những thay đổi này làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và không khí
trong đất, làm tăng sự chảy tràn nước trên bề mặt đất dẫn đến khả năng dự trữ nước
của đất giảm. Mặt khác, dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm, hạn chế sự
phát triển của hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, nước và cuối
cùng năng suất cây trồng bị giảm (Võ Thị Gương, 2007).
Sự nén chặt trong đất là kết quả các tiến trình tự nhiên, hệ thống canh tác, tác
động của con người và thời gian làm cho đất trồng bị dẽ cứng (Lê Văn Khoa, 2000).
Theo Lê Văn Khoa và ctv. (2000), sự nén chặt đất có ảnh hưởng không tốt với nhiều
tính chất của đất, làm tăng dung trọng và giảm độ xốp, có ảnh hưởng lớn đến độ Nm
và độ thoáng khí cũng như chế độ nhiệt của đất. Trong những điều kiện như vậy sẽ
hạn chế khả năng sinh trưởng cây trồng đặc biệt là giai đoạn nNy mầm và cây con,
cũng như đời sống của các vi sinh vật đất.
Sự thiếu không khí trong đất (nhất là thiếu oxy) do đất bị nén dẽ đưa đến sự thay
đổi phản ứng hóa học đất tạo ra các sản phNm không hữu dụng cho cây trồng hấp
thụ, làm giảm pH, tạo ra những acid hữu cơ và tạo ra một số hợp chất khác bất lợi
cho cây trồng (Võ Thị Gương, 2007).


6


Theo Võ Tòng Xuân (1984), nếu thiếu oxy trong đất sẽ làm cho các vi sinh vật
có ích chết đi. Vi sinh vật không có thì không tạo thành đất trồng được, vi sinh vật
ăn xác bã hữu cơ, cắt xẻ thành các mảnh nhỏ hơn. Khi vi sinh vật chết đi, các chất
dinh dưỡng trong cơ thể nó sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Do có nhiều tính chất bất lợi, đất bị nén chặt sẽ làm giảm năng suất cây trồng.
Các nghiên cứu của Briggs và Courtney (1989) (trích Lê Khoa và ctv., 2003), đã
cho thấy năng suất của nhiều loại cây trồng ở các đất bị nén chặt lại ở Anh đã giảm
từ 25 - 74% so với đất không bị nén chặt, xét về góc độ kinh tế, đất bị nén chặt làm
giảm hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp do làm tăng cao mức đầu
tư cho đất và tưới tiêu, giảm hiệu quả của phân bón và giảm năng suất cây trồng.
Để cải thiện sự nén dẽ đất theo hướng lâu dài và ổn định nhất là tăng cường
hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Chất hữu cơ có tác dụng liên kết các cấu trúc
trong đất tạo thành khối ổn định, hạn chế sự đóng váng trên bề mặt đất, gia tăng tính
thấm nước, tạo nguồn thức ăn cho vi sinh vật và làm tăng độ phì cho đất. Đồng thời
kết hợp với biện pháp luân canh cây trồng thích hợp sẽ góp phần cải thiện kết cấu
đất (Võ Thị Gương, 2007). Bên cạnh đó theo Vũ Hữu Yêm và ctv., (2001) bón kết
hợp phân hữu cơ, phân hóa học và vôi hợp lý vừa đảm bảo cung cấp thức ăn trước
mắt cho cây vừa đảm bảo cải tạo đất lâu dài (Trần Văn Chính, 2006).
Theo Võ Quốc Khánh (2005) qua thí nghiệm của mình rút ra được kết luận,
các nghiệm thức có bón phân hữu cơ đất đều có dung trọng thấp hơn các nghiệm
thức khác, nghiệm thức chỉ bón 100% phân hóa học có dung trọng cao nhất. Khi
bón phân hữu cơ sẽ làm đất mất độ cứng, chất mùn trong phân hữu cơ có tác dụng
gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ
xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, làm cho cây thu hút các ion dinh
dưỡng dễ dàng hơn. Đồng thời ảnh hưởng gián tiếp lên sự hoạt động của vi sinh vật,
trong quá trình phân hủy phân hữu cơ cung cấp thêm cho vi sinh vật cả thức ăn hữu
cơ lẫn chất khoáng, làm cho cấu trúc đất trở nên tốt hơn.

Theo Lê Văn Khoa và ctv. (2000), việc duy trì độ bền cấu trúc đất đòi hỏi bổ
sung chất hữu cơ cho đất, nhất là đất trồng nhiệt đới. Đất được bón phân hữu cơ sẽ
cải thiện cấu trúc đất, làm cho đất tốt hơn, rễ đâm sâu vào đất, giúp cây đứng vững

7


tránh được sự đỗ ngã (Đỗ Thị Thanh Ren, 2003). Theo Lê Văn Khoa (2000), cần
bón phân hữu cơ cho nhóm đất phù sa có địa hình cao để tăng độ phì nhiêu cho đất
và hạn chế xói mòn do nước mưa hàng năm.
Ngoài ra theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2004), phân hữu cơ còn có tác dụng gia
tăng khả năng giữ nước của đất bởi sự liên kết nước với chất hữu cơ thông qua sự
cải thiện cấu trúc đất. Cải thiện độ thoáng khí của đất cung cấp oxy cho rễ cây và
tạo ra con đường thoát CO2 từ không gian rễ. Đồng thời làm gia tăng nhiệt độ đất do
mùn có màu sẫm, làm gia tăng sự hấp thu nhiệt. Ví dụ sự rút nhanh chóng lượng
nước dư thừa trong các chỗ nứt làm cho sự gia tăng nhiệt độ nhanh hơn.
1.2.7 Ảnh hưởng của chất mùn trên các tiến trình hóa học của đất
* Chứa các dưỡng chất tại bề mặt của chúng dưới dạng trao đổi
Theo Võ Thị Gương (2003) việc canh tác đất quá độ đã đưa đến tình trạng đất
bị bạc màu về mặt lý hóa học và dinh dưỡng. Khi đất bị suy thoái sẽ mất độ màu mỡ
mà quan trọng nhất là chất hữu cơ và các khoáng đa vi lượng. Vì vậy cần cung cấp
thêm phân hữu cơ để: làm gia tăng khả năng trao đổi cation, làm giảm khả năng trực
di các cation, điều này quan trọng trên các loại đất chứa ít sét, làm gia tăng khả
năng đệm của các chất dinh dưỡng, chủ yếu là N, P và S, góp phần làm gia tăng
hiệu quả của phân bón hóa học vào đất.
Theo Võ Quốc Khánh (2005), hàm lượng chất hữu cơ ở nghiệm thức bón phân
hữu cơ với lượng 5 tấn/ha tăng đáng kể, các nghiệm thức bón phân hóa học và
không bón phân có xu huớng giảm. Bên cạnh đó vai trò của phân hữu cơ trong việc
điều hòa dinh dưỡng đất khá rõ ở nhiều yếu tố, trong đó rõ nét nhất là việc chuyển
hóa lân khó tan thành lân dễ tan cung cấp cho cây trồng (Phạm Tiến Hoàng, 2003).

* Cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng
Cung cấp CO2 làm tăng khả năng hòa tan các chất khoáng khó tan làm giàu
hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây, cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ
như: đường và các amino acid là sản phNm trung gian trong quá trình phân hủy, có
thể được cây sử dụng (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004). Đồng thời cung cấp chất
dinh dưỡng khoáng, đặc biệt chất N, P, S và các nguyên tố khác, bao gồm cả

8


nguyên tố vi lượng (Lê Văn Tri, 2002). Theo Vũ Hữu Yêm và ctv. (2001) do bón
phân hữu cơ liên tục hàng năm đã làm cho tầng canh tác được bổ sung nguyên tố vi
lượng.
Việc hình thành phức hữu cơ - khoáng, trong quá trình phân giải chất hữu cơ
và khi hình thành mùn, làm tăng tính đệm của đất và có tác dụng ngăn chặn quá
trình rữa trôi, đồng thời hạn chế sự hấp thu các nguyên tố kim loại nặng cho cây, từ
đó hạn chế sự nhiễm bNn cho các sản phNm nông nghiệp (Nguyễn Đăng Nghĩa và
ctv., 2005). Theo Trình Công Tư (2006) mọi trường hợp bón phân đạm đi kèm với
phân chuồng đều cho thấy khuynh hướng tích lũy đạm khá cao hơn bón đạm không
có phân chuồng. Nhờ khả năng hấp thụ ion khoáng của keo hữu cơ làm giảm được
nguy cơ mất đạm. Theo Nguyễn Xuân Cự (2005) qua phân tích các mẫu đất ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long cho thấy đất có hàm lượng C tổng số cao có thể do tác động
của quá trình bón phân hữu cơ trong thâm canh lúa.
* Sự phân hủy chất mùn huy động chất dinh dưỡng khoáng vô cơ
Theo Võ Thị Gương (2003) với vòng quay canh tác quá cao sẽ làm cho các hệ
vi sinh vật thay đổi, giảm đa dạng loài, giảm mật số. Từ đó đưa đến năng suất cây
trồng giảm, đồng thời phải tăng chi phí đầu tư để duy trì năng suất. Vì vậy cần chú
ý nhiều đến việc bón thêm phân hữu cơ giúp sự phát triển hệ động vật và vi sinh vật
đất, cải thiện tính chất hóa lý đất và cung cấp dần dưỡng chất cho cây trồng qua sự
khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, ảnh hưởng trực tiếp qua sự tiết ra độ chua của vi

sinh vật, giải phóng chất dinh dưỡng dự trữ, làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn.
Ảnh hưởng gián tiếp bởi sự tấn công của acid được tạo thành trong sự phân
hủy chất mùn, hoặc do sự hiện diện thế oxy hóa, một vài dưỡng chất trở nên di động
hơn dưới điều kiện khử như Fe, Mn và gián tiếp là phosphate và molybden. Theo
Trình Công Tư (2006) vùi thân lá cây phân xanh vào đất sau khi trồng liên tục tại
đó 3 năm thấy chất lượng acid humic có chiều hướng tăng lên ở các nghiệm thức có
xử lý vùi cây họ đậu.
* Sự phân hủy chất mùn thúc đNy sự cố định đạm từ khí quyển
Sự bất động chất dinh dưỡng bởi chất mùn. Các chất dinh dưỡng bị bất động
trong thời gian ngắn, do vi sinh vật tạm thời lấy chất dinh dưỡng để cấu tạo nên cơ

9


thể của chúng. Vì vậy, làm trở ngại đến sự hữu dụng của chúng đối với rễ cây. Sự
bất động chất đạm trong thời gian phân hủy chất hữu cơ đặc biệt quan trọng khi tỷ
số C/N > 25 (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).
* Sự bón phân hữu cơ và các tác nhân hoạt động trong đất
Các loại phân hữu cơ có thể chứa nhiều tác nhân hoạt động, chủ yếu là các yếu
tố sinh trưởng rất quan trọng cho cây thể hiện qua: các chất sinh trưởng như
vitamin, quinon có thể có lợi chính cho sự nNy mầm của cây, mà tự nó không sản
xuất đủ. Các chất ức chế sinh trưởng với một lượng rất nhỏ được sản xuất làm chậm
trễ sự sinh trưởng của cây, chúng gây ra thiệt hại cho cây khi có nồng độ cao. Các
chất cải thiện tính chống chịu (chất kháng sinh) chỉ chiếm số lượng nhỏ trong nhiều
loại phân và trong các loại đất tốt (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).
1.2.8 Một số loại phân hữu cơ
* Trấu
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, một trong những nguồn nguyên liệu làm phân
hữu cơ dồi dào nhất là trấu, trấu có sản lượng rất lớn trong 20 triệu tấn thóc thì có
khoảng 4 triệu tấn trấu, tỷ lệ trấu so với lúa chiếm khoảng 0,18 - 0,21%. Trấu là vật

liệu hữu cơ và có thể được dùng làm phân hữu cơ (Nguyễn Lễ Trường, 2004). Tuy
nhiên, lignin trong trấu cao có thể làm chậm quá trình quá trình phân hủy của nó
(George and Ghose, 1999).
Thành phần cellulose và hemicellulose của trấu được xem là tiềm năng sẵn có
cho sự hóa đường hay là nguồn cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật.

10


Bảng 1.1 Thành phần của trấu (Nguyễn Lễ Trường**,2004; George and
Ghose*, 1999).
Hàm lượng

Trấu

(%)

Cellulose*

35.0

Hemicellulose*

25.0

Lignin*

20.0

Hàm lượng chất bay hơi**


60.3

Hàm lượng cacbon cố định**

17.0

Hàm lượng tro**

22.7

Các thành phần phân tích**
Cacbon

36.1

Hydro

4.80

Nitơ

0.29

Lưu huỳnh

<0.02

Oxy


35.9

Clo

0.16

* Phân chuồng
Phân chuồng là một hỗn hợp phân gia súc, gia cầm với xác bã thực vật. Phân
chứa đầy đủ ba chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, lân, kali cần thiết cho tất cả các loại
cây trồng. Theo Vũ Hữu Yêm và ctv. (2001) sau khi vùi phân chuồng đã được mùn
hóa một phần, mùn ổn định tăng dần, cuối cùng khả năng làm ổn định kết cấu đất
cao hơn và bền hơn so với phân xanh. Phân chuồng tốt thường có các thành phần
dinh dưỡng như ở Bảng 1.2.

11


Bảng 1.2 Thành phần dinh dưỡng (%) của phân chuồng (Nguyễn Mỹ Hoa và
ctv., 2004).
Loại phân

H2 O

N

P2O5

K2 O

CaO


MgO

Lợn

82,0

0,80

0,41

0,26

0,09

0,10

Trâu bò

83,1

0,29

0,17

1,00

0,35

0,13


Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35

0,15

0,12



56,0

1,63

1,54

0,85

2,40

0,74

Vịt


56,0

1,00

1,40

0,62

1,70

0,35

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như
sau:
Bo: 50 – 200 g;

Mn: 500 – 2.000 g;

Co: 2 – 10 g

Cu: 50 – 150 g;

Zn: 200 – 1.000 g;

Mo: 2 – 25 g

* Phân rác
Phân rác còn được gọi là phân compost. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến
từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được ủ

với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những
giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác (Nguyễn Mỹ Hoa và
ctv., 2004).
* Phân xanh
Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây.
Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ
phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh
để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm. Tuy
vậy, ở một số địa phương vùng Trung Bộ, phân xanh được chặt nhỏ và bón cho
ruộng lúa, người ta gọi là “bón bổi” (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).

12


Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng
làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ
đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu
của đất. Theo Vũ Hữu Yêm và ctv. (2001), rễ cây phân xanh có tác dụng nén ép
ảnh hưởng rất mạnh đến cấu trúc đất, cuối vụ trồng rễ cây để lại một lượng lớn chất
hữu cơ cho đất. Trồng cây họ đậu hoặc cây phân xanh rồi vùi chất xanh vào đất kết
hợp với bón phân lân là biện pháp tốt nhất để tăng hàm lượng lân tổng số nói chung
và lân hữu cơ nói riêng cho tầng canh tác. Sau đó, chất hữu cơ này được phân giải
thì lân được giải phóng thành dạng dễ tiêu có thể cung cấp cho cây.
Theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv. (2004), các loại cây phân xanh có vai trò rất to
lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các
loại cây trồng. Đối với cây lúa phân xanh không những làm tăng năng suất cây mà
còn làm tăng phNm chất gạo (Nguyễn Công Vinh, 2002). Phân tích thành phần dinh
dưỡng trong một số loài cây họ đậu được dùng làm phân xanh thu được kết quả
như sau:

Bảng 1.3 Hàm lượng đạm và lân (% chất khô) trong một số cây phân xanh (Nguyễn
Mỹ Hoa và ctv., 2004).
Cây phân xanh

Đạm (N)

Lân (P2O5)

Muồng lá tròn

2,74

0,39

Điền thanh

2,66

0,28

Keo dậu

2,85

0,62

Cốt khí

2,43


0,27

Muồng sợi

1,22

0,17

Đậu đen

1,70

0,32

Bèo hoa dâu

4,75

0,64

Bèo tấm

2,80

0,39

13


* Phân vi sinh

Đó là những chế phNm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều
nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuNn, nấm, xạ khuNn được sử dụng để làm
phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân,
phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v.. (Nguyễn Mỹ Hoa và
ctv., 2004).
* Các loại phân hữu cơ khác
Có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều
hỗn hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Phân than bùn
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật
được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong
nhiều năm. Với điều kiện phân hủy yếm khí các xác thực vật được chuyển thành
than bùn. Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 - 24%, phần còn lại là các
chất hữu cơ. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng
chất hữu cơ cho đất (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).
Số liệu phân tích than bùn ở một số địa điểm có than bùn miền Đông Nam Bộ
thu được như sau:
Bảng 1.4 Hàm lượng (%) các chất dinh dưỡng trong than bùn ở miền Đông Nam
Bộ (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004)
Địa điểm lấy than bùn

Chất dinh
dưỡng

Tây Ninh

Củ Chi

Mộc Hoá


Duyên Hải

N

0,38

0,09

0,16 – 0,91

0,64

P2O5

0,03

0,1 – 0,3

0,16

0,11

K2 O

0,37

0,1 – 0,5

0,31


0,42

pH

3,4

3,5

3,2

2,6

14


×