Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG của NỒNG độ và THỜI GIAN xử lý THUỐC cỏ PUSH 330EC lên cỏ đuôi PHỤNG, cỏ LỒNG vực và cỏ lác rận TRÊN RUỘNG lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----o0o----

PHAN VĂN TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ
THUỐC CỎ PUSH 330EC LÊN CỎ ĐUÔI PHỤNG,
CỎ LỒNG VỰC VÀ CỎ LÁC RẬN
TRÊN RUỘNG LÚA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CẦN THƠ- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----o0o----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ
THUỐC CỎ PUSH 330EC LÊN CỎ ĐUÔI PHỤNG,
CỎ LỒNG VỰC VÀ CỎ LÁC RẬN
TRÊN RUỘNG LÚA

Cán bộ hướng dẫn:
PGs. Ts. Nguyễn Minh Chơn


Ths. Nguyễn Trọng Cần

CẦN THƠ- 2012

Sinh viên thực hiện:
Phan Văn Toàn
MSSV: 3087613
LỚP: Trồng Trọt K34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o--

………………………………………………………………………………………...

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ
THUỐC CỎ PUSH 330EC LÊN CỎ ĐUÔI PHỤNG,
CỎ LỒNG VỰC VÀ CỎ LÁC RẬN
TRÊN RUỘNG LÚA

Do sinh viên PHAN VĂN TOÀN thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. NGUYỄN MINH CHƠN


i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o—

.......................................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ
THUỐC CỎ PUSH 330EC LÊN CỎ ĐUÔI PHỤNG,
CỎ LỒNG VỰC VÀ CỎ LÁC RẬN
TRÊN RUỘNG LÚA
Do sinh viên PHAN VĂN TOÀN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày….tháng….năm 2012
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức: .............................................................
Ý kiến hội đồng:...................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------


------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

PHAN VĂN TOÀN

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Sinh viên: Phan Văn Toàn

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 1988
Nơi sinh: Vị Thuỷ - Hậu Giang
Quê quán: Vị Thanh, Vị Thuỷ, Hậu Giang
Điện thoại: 0979 677 035

Dân tộc: Kinh
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 tại trường Trung Học Phổ Thông
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Trúng tuyển vào trường Đại học Cần Thơ năm 2008, lớp Trồng Trọt khóa
34, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba mẹ suốt đời tận tụy hết lòng vì con, sinh con ra, chăm sóc, thương yêu và dạy
bảo con nên người, cảm ơn tất cả người thân đã động viên, giúp đỡ con trong suốt
thời gian qua.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Minh Chơn và Thầy Nguyễn Trọng Cần đã tận tình hướng dẫn, gợi ý
và cho em những lời khuyên hết sức bổ ích trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu đã dành nhiều tâm huyết vì những đứa con Trồng Trọt
34, sẵn sàng dìu dắt chúng em qua những lúc khó khăn, thử thách.
Các anh chị thuộc lớp Trồng Trọt khoá 33 và phòng thí nghiệm Sinh Hoá đã nhiệt
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Quý thầy cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp Trồng Trọt khóa 34 thân yêu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
.


PHAN VĂN TOÀN

v


PHAN VĂN TOÀN, 2012. “Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý thuốc
cỏ Push 330EC lên cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực và cỏ lác rận trên ruộng lúa”.
Luận văn kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường
Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts. Nguyễn Minh Chơn, Ths. Nguyễn Trọng Cần. 32 trang.

TÓM LƯỢC
Trong canh tác lúa hiện nay, cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu vì chúng là đối
tượng cạnh tranh mạnh mẽ với lúa về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho năng
suất lúa giảm đáng kể. Nhiều biện pháp được sử dụng để phòng trừ cỏ dại, ngoài
các biện pháp như canh tác, sinh học thì biện pháp hóa học được ghi nhận là có hiệu
quả cao và kinh tế nhất. Để đánh giá hiệu quả thực sự của biện pháp này, đề tài
“Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý thuốc cỏ Push 330EC lên cỏ đuôi
phụng, cỏ lồng vực và cỏ lác rận trên ruộng lúa” đã được thực hiện. Đề tài được
thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 04/2012 với hai thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1 là thí nghiệm trồng cỏ trong chậu được thực hiện tại nhà lưới Bộ
môn Sinh Lý Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với
4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy phun Push 330EC tại hai thời điểm 7 và 14 ngày sau
khi gieo có hiệu quả diệt trừ cao đối với cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực, trong đó khi
xử lý thuốc ở ba nồng độ 7, 15 và 20ml/16l khi cỏ gieo được 7 ngày cho hiệu quả
trừ cỏ tuyệt đối, tuy nhiên thuốc không cho hiệu quả diệt trừ cao đối với cỏ lác rận.
- Thí nghiệm 2 được thực hiện tại Khóm VI, thị trấn Long Hồ, huyện Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh giá lại hiệu quả diệt trừ cỏ dại của thí nghiệm trồng

trong chậu nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên gồm 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lô thí nghiệm có diện tích 40 m2. Kết
quả ghi nhận được là khi phun thuốc trừ cỏ Push 330 EC ở ba nồng độ là 7 ml, 15
ml và 20 ml lúc 7 ngày sau khi sạ đều cho hiệu quả diệt trừ cỏ đuôi phụng và cỏ
lồng vực cao. Tuy nhiên, thuốc cỏ Push 330EC ở cả ba nồng độ phun không có hiệu
quả phòng trừ với cỏ lác rận. Cần xử lý thuốc cỏ Push 330EC nồng độ 7-15 ml/16l
cho cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực vào giai đoạn 7 ngày sau khi sạ lúa để đạt hiệu
quả trừ cỏ cao. Khi lúa sạ đã được 14 ngày nên xử lý thuốc cỏ Push 330EC với
nồng độ 15-20 ml/16l để trừ cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực để đạt hiệu quả cao
nhất.

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan

iii

Lý lịch cá nhân

iv

Lời cảm tạ

v

Tóm lược

vi


Mục lục

vii

Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

Danh sách viết tắt

xii

MỞ ĐẦU ................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................2
1.1 KHÁI NIỆM CỎ DẠI ...............................................................................2
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CỎ DẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG ............................2
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI CỎ DẠI TRONG THÍ NGHIỆM ....................3
1.3.1 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.)........................................3
1.3.2 Cỏ lồng vực (Echinochloa cruss- galli L.) ......................................4
1.3.3 Lác rận (Cyperus iria L.) ................................................................5
1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ..............................................5
1.4.1 Biện pháp quản lý cỏ dại bằng hóa chất ..........................................5
1.4.1.1 Một số đặc tính của thuốc trừ cỏ ..........................................5
1.4.1.2 Biện pháp kiểm soát cỏ dại bằng hóa học:............................6
1.4.1.3 Thuốc trừ cỏ Push 330 EC (Hoạt chất: Cyhalofop-butyl

nồng độ 300g/l và Ethoxysulfuron nồng độ 30g/l) ...........................7
1.4.2 Biện pháp quản lý cỏ dại không sử dụng hóa chất...........................9
1.4.2.1 Biện pháp ngăn ngừa ...........................................................9
1.4.2.2 Biện pháp canh tác...............................................................9
1.4.2.3 Biện pháp sinh học...............................................................10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................11
2.1 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................11
2.1.1 Thí nghiệm trong nhà lưới ..............................................................11

vii


2.1.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.........................................11
2.1.1.2 Dụng cụ và hóa chất ............................................................11
2.1.1.3 Đối tượng thí nghiệm...........................................................11
2.1.2 Thí nghiệm ngoài đồng...................................................................11
2.1.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm:........................................11
2.1.2.2 Dụng cụ và hóa chất ............................................................11
2.1.2.3 Đối tượng thí nghiệm...........................................................11
2.2 PHƯƠNG PHÁP ......................................................................................12
2.2.1 Thí nghiệm trong chậu nhà lưới......................................................12
2.2.1.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................12
2.2.1.2 Tiến hành thí nghiệm ...........................................................12
2.2.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................12
2.2.2 Thí nghiệm ngoài đồng...................................................................13
2.2.2.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................13
2.2.2.2 Tiến hành thí nghiệm ...........................................................13
2.2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................15
2.3 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..............................................................................16


CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................17
3.1 THÍ NGHIỆM TRONG NHÀ LƯỚI .........................................................17
3.1.1 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên
cỏ đuôi phụng lúc 7 ngày sau khi gieo (NSKG) .......................................17
3.1.2 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên
cỏ đuôi phụng lúc 14 ngày sau khi gieo (NSKG) .....................................17
3.1.3 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên

cỏ lồng vực lúc 7 ngày sau khi gieo (NSKG)...........................................19
3.1.4 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên

cỏ lồng vực lúc 14 ngày sau khi gieo (NSKG).........................................20
3.1.5 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên
cỏ lác rận lúc 7 ngày sau khi gieo (NSKG) ..............................................21
3.1.6 Thử nghiệm 3 nồng độ thuốc cỏ Push 330EC lên
cỏ lác rận lúc 14 ngày sau khi gieo (NSKG) ...........................................21

viii


3.2 THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG..................................................................22
3.2.1 Thử nghiệm các dãy nồng độ và thời gian
xử lý thuốc cỏ Push 330EC lúc 7 ngày sau khi sạ (NSKS)......................22
3.2.2 Thử nghiệm các dãy nồng độ và thời gian
xử lý thuốc cỏ Push 330EC 14 ngày sau khi sạ (NSKS)..........................25
3.2.3 Các kết quả về năng suất lúa ...........................................................27

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................30
4.1 Kết luận .....................................................................................................30

4.2 Đề nghị......................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................31
PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1

2.2

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng
Các nghiệm thức được bố trí của thí nghiệm trong chậu nhà lưới
và liều lượng xử lý Push 330EC trên cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực
và cỏ lác rận lúc 7 và 14 ngày sau khi gieo (NSKG)
Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm ngoài đồng và liều
lượng xử lý Push 330EC trên cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực và cỏ
lác rận lúc 7 và 14 ngày sau khi gieo (NSKG)
Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ đuôi phụng chết trong chậu ở các
thời điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 7 NSKG
Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ đuôi phụng chết trong chậu ở các
thời điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 14 NSKG


Trang
12

14

17
18

Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ lồng vực chết trong chậu ở các thời
19
điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 7 NSKG
Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ lồng vực chết trong chậu ở các thời
điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 14 NSKG
Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ lác rận chết trong chậu ở các thời
điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 7 NSKG

20
21

3.6

Số cây cỏ chết và tỷ lệ (%) cỏ lác rận chết trong chậu ở các thời
22
điểm theo dõi khi phun Push 330EC lúc 14 NSKG

3.7

Tỷ lệ (%) cỏ đuôi phụng chết ở các thời điểm theo dõi khi phun
Push 330EC lúc 7 NSKS


3.8

Tỷ lệ (%) cỏ lồng vực chết ở các thời điểm theo dõi khi phun
24
Push 330EC lúc 7 NSKS

3.9

Tỷ lệ (%) cỏ lác rận chết ở các thời điểm theo dõi khi phun Push
330EC lúc 7 NSKS

3.10

Tỷ lệ (%) cỏ đuôi phụng chết ở các thời điểm theo dõi khi phun
25
Push 330EC lúc 14 NSKS

3.11
3.12
3.13
3.14

Tỷ lệ (%) cỏ lồng vực chết ở các thời điểm theo dõi khi phun
Push 330EC lúc 14NSKS
Tỷ lệ (%) cỏ lác rận chết ở các thời điểm theo dõi khi phun Push
330EC lúc 14NSKS
Các thành phần năng suất và năng suất lý thuyết ruộng thí nghiệm
Năng suất thực tế ruộng thí nghiệm
x


23

25

26
27
28
29


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên hình
Một số đặc điểm hình thái của cỏ đuôi phụng
Một số đặc điểm hình thái của cỏ lồng vực
Một số đặc điểm hình thái của cỏ lác rận

Cấu tạo phân tử Cyhalofop-butyl
Cấu tạo phân tử Ethoxysulfuron
Sơ đồ bố trí thí nghiệm nhà lưới.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng
Biểu hiện chết của cỏ đuôi phụng khi phun Push 330 EC ở các
thời điểm theo dõi.
Biểu hiện chết của cỏ lồng vực khi phun Push 330EC lúc 7
NSKG tại các thời điểm theo dõi.
Biểu hiện sống sót của cỏ lồng vực khi phun Push 330EC liều
7ml/16L.
Các biểu hiện chết của cỏ đuôi phụng lúc sau khi phun Push
330EC
Các dạng hình cỏ chết khi phun Push 330EC lúc 14 NSKS.

xi

Trang
3
4
5
8
9
13
15
18
19
20
23
26



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên chữ viết tắt

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

NSKG

Ngày sau khi gieo

NSKP

Ngày sau khi phun

NSKS

Ngày sau khi sạ

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế


NT

Nghiệm thức

xii


MỞ ĐẦU
Việt Nam có truyền thống trồng lúa từ lâu đời và theo FAO (2011), Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới đạt 7,35 triệu tấn, diện tích trồng lúa
năm 2011 là 7,7 triệu ha và có sản lượng đạt 42 triệu tấn, đứng hàng thứ 5 trên thế
giới. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có trên 90% diện tích đất nông nghiệp
được sử dụng để trồng lúa. Cây lúa ở ĐBSCL là một nhân tố quan trọng đóng góp
vào nền kinh tế quốc gia, tạo ra xấp xỉ 50% sản lượng lúa quốc gia (NEDECO,
1991) và theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì hơn 80% sản lượng xuất khẩu gạo hàng
năm là từ ĐBSCL. Tuy nhiên, việc canh tác lúa hiện nay đang gặp nhiều khó khăn
do điều kiện khí hậu phức tạp cùng với sự phát triển của nhiều loại dịch hại làm cho
năng suất lúa bị đe dọa nghiêm trọng. Trong số đó, cỏ dại luôn là mối quan tâm
hàng đầu của người trồng lúa bởi vì cỏ dại gây những tác động không tốt cho cây
lúa do có bộ rễ phát triển rất mạnh, sức chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
lợi và phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây lúa về
dinh dưỡng, ánh sáng và nước, làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, cho
năng suất thấp. Ngoài ra cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây lúa là những
ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh, làm tăng chi phí sản xuất. Để phòng trừ cỏ dại, rất
nhiều biện pháp được sử dụng nhưng đều không mang lại hiệu quả triệt để. Vì vậy,
biện pháp sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ dại được coi là biện pháp hữu hiệu
nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh chóng trên diện rộng
và được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau, không tốn nhiều công lao động, tiết
kiệm chi phí. (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2008). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc

hóa học diệt trừ cỏ dại như thế nào để vừa đạt hiệu quả cao vừa mang lại hiệu quả
kinh tế là một vấn đề đang được người trồng lúa ở ĐBSCL quan tâm. Do đó đề tài:
“Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý thuốc cỏ Push 330EC lên cỏ đuôi
phụng, cỏ lồng vực và cỏ lác rận trên ruộng lúa” được thực hiện nhằm mục tiêu là
chọn ra được dãy nồng độ và thời điểm xử lý hiệu quả nhất để diệt cỏ, đồng thời xác
định được đối tượng mà thuốc cỏ Push 330EC diệt trừ hiệu quả nhất.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM CỎ DẠI
Những thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng như cỏ lồng vực, cỏ lác; hoặc mọc
trên những cơ quan thực vật có ích như tầm gửi, tơ hồng là những thực vật phát
triển ngoài ý muốn của con người, có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, năng suất và
phẩm chất của cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất… có khả năng thích
ứng với ngoại cảnh biến đổi, có tính chống chịu cao với ngoại cảnh khắc nghiệt đều
gọi là cỏ dại. (Phùng Đăng Chinh và ctv., 1978).
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CỎ DẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Cạnh tranh dinh dưỡng: Theo Ara Masao, (1966) (trích dẫn bởi Phùng Đăng Chinh
và ctv., 1978), nếu trên ruộng lúa có những cỏ thấp cây như rau mác bao
(Monochoria vaginali), cây vẩy ốc (Rotalia indica) lượng đạm do lúa hấp thu chỉ
bằng 70% so với ruộng lúa không có cỏ. Còn nếu trên ruộng lúa có những cỏ cao
như lồng vực (Echinochloa cruss-galli L.), cỏ lác mỡ (Cyperus difformis) thì lúa chỉ
còn hấp thu một lượng đạm xấp xỉ một nửa so với ruộng lúa sạch cỏ.
Cỏ dại tiết ra những chất độc gây hại bộ rễ: bộ rễ cỏ dại trong quá trình sống có thể
tiết ra những chất độc gây hại cho cây trồng. Người ta thu được một số kết quả như
sau: khi tưới hạt lúa mì, hạt lanh (Linumusitatis simum), hạt cải (Raphanus sativus)
bằng nước rửa rễ hoặc nước chiết ở đất có rễ của các cây dại: cỏ thi (Achilliea

millefolium L.), cây mỹ nhân (Papaver rhoeas L.), cây Sinapis arvensis L., cây tử
kinh (Lepidium drapa L.) và một số cây khác thì hạt cây trồng sẽ nảy mầm kém.
(Guyol-L và Beckery, 1951) (được trích dẫn bởi Phùng Đăng Chinh và ctv., 1978).
Cỏ dại là ký chủ sâu bệnh: cỏ dại là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây trồng.
Trước hết là các cây cỏ dại cùng họ, bộ hay có những đặc tính giống cây trồng làm
ký chủ cho những nguồn sâu bệnh hại những cây tương ứng. Một vài cỏ dại thuộc
họ cải mọc hoang (Cruciferae) là ký chủ của nguồn bệnh sưng rễ bắp cải
(Plasmodiophora brassicae), cỏ cối xay (Abu-talon indicum) thuộc họ bông, mang
bệnh giác ban bông (Xanthomonas malvacearum). Cỏ lồng vực là ký chủ của sâu
xám (Agrotis ypsilon). Bọ xít đen (Scotinophora lurida. Burn) hại lúa thường đẻ
trứng trên cỏ lồng vực. Bemisa sp. mang virus gây bệnh xoắn lá cà chua sống cả
trên cây tầm bóp. (Nguyễn Thư, 1969). Bọ rầy xanh đuôi đen mang virus gây bệnh
vàng lụi cho lúa trong những điều kiện nhất định, thường ẩn náu trên cỏ dại.
(Đường Hồng Dật, 2006).
Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng: Phùng Đăng Chinh và ctv.
(1978) cho biết những giống lúa mới thấp cây cạnh tranh với cỏ yếu hơn so với các
2


giống lúa khác. Ở ruộng ngô miền thảo nguyên tây nam Ukraine thì Sinapis ravens
làm năng suất ngô giảm đi nhiều nhất, sau đó là Sativa viridian L., Strachys anriwa.
L.,(Vorobiep, 1968) (trích dẫn bởi Phùng Đăng Chinh và ctv., 1978).
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI CỎ DẠI TRONG THÍ NGHIỆM: theo Phạm
Hoàng Hộ (1970,1971)
1.3.1 Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.)
Cỏ đuôi phụng có nguồn gốc châu Á, phân bố rộng vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới.
Thường mọc ở ruộng lúa sạ thẳng, đôi khi trên đất cây trồng cạn. Cỏ có hình thái
giai đoạn cây con khác lúa (không có tai lá). Cỏ nhất niên, cao 0,3-1,2 m, cây phát
triển thành bụi, đôi khi thân bò. Thân thon, thẳng đứng hoặc nhô lên từ cành gốc, có
3-6 đốt, lóng không có lông tơ. Lá thẳng và láng, dài 10-20cm, dẹt, nhọn, mỏng,

mặt trên nhám, bẹ lá không mang lông và thường dài hơn lóng mang nó, lá thìa dài
1-2 mm. Phát hoa dạng gié, dài 15-60 cm. Mài ngắn hơn trấu, hột 0,5-0,8 mm. Sinh
sản bằng hột hoặc các đoạn đứt của thân, rễ và có thể bằng gốc thân. Hột nảy mầm
trong đất bão hòa, cần ánh sáng ở 30-400C. Bị ức chế ở độ sâu 5 cm nước, nhưng có
thể sống trong điều kiện ngập nước 5cm.
Cỏ đuôi phụng gây hại nghiêm trọng trên lúa và nhiều loại trên cây trồng cạn. Mật
số 2, 3, 4, 5 và 6 cây/m2 có thể làm giảm năng suất lúa khoảng 14, 23, 25, 29 và
44%. Ký chủ trung gian của Nephotettix ssp., nấm gây bệnh cháy lá lúa, bọ xít đen
Scotinophara latiscula, Cnaphalocrocis medinalis.

(a)

(b)

Hình 1.1: Một số đặc điểm hình thái của cỏ Đuôi phụng
(a): cỏ đuôi phụng lúc 4 ngày tuổi.
(b): sự thay đổi về hình thái theo thời gian
(c): Phát hoa cỏ đuôi phụng.

3

(c)


1.3.2 Cỏ lồng vực (Echinochloa cruss- galli L.)
Đây là nhóm cỏ thuộc họ poaceae. Chúng phổ biến trên ruộng lúa ở miền Nam. E.
crus-galli thường mọc ở ruộng lúa và E. colona thường mọc trên cạn. Nhóm cỏ này
không có tai lá và thìa lá. Chúng phát triển quanh năm, đâm chồi nhiều và nhanh
hơn lúa. Chiều cao cây cỏ lồng vực đạt từ 1-2 m, có lá hẹp hình ngọn giáo dài tới 40
cm, rộng 5-15 cm. Cây có thể trổ bông quanh năm. Bông có màu xanh tới đỏ tía ở

ngọn và có từ 5-40 gié và cho hột hình elip. Cỏ lồng vực thích nghi trong điều kiện
pH rất rộng nên có thể mọc ở khắp nơi trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong điều kiện mực nước cao thì sự sinh trưởng của chúng hơi chậm, nhưng điều
kiện ẩm hay ngập xen lẫn với khô thì chúng sẽ nảy mầm nhanh và phát triển vượt
hơn lúa. Hột cỏ có thời gian nẩy mầm từ 3-4 ngày ở 70-90%, nhiệt độ 20-300C.
Trong quá trình nẩy mầm, chồi thường xuất hiện trước rễ mầm. Rễ bất định xuất
hiện khi lá thứ nhất nở khỏi diệp tiêu. Bắt đầu nảy chồi vào giai đoạn 5 lá. Sinh sản
khoảng 40.000 hột/cây, tỷ lệ sống lên đến 75% và hột có miên trạng 3-5 tháng.
Cỏ lồng vực cạnh tranh mạnh với lúa về nước, ánh sáng, phân bón. Tạo hột nhiều
trước lúa và có miên trạng làm cỏ khó tiêu diệt. Ở mật độ 20 cây/m2 trong giai đoạn
7-40 ngày sau khi cấy làm năng suất lúa giảm 18%. Ở mật độ cao, năng suất lúa có
thể giảm đến 100%. Theo Holm L. G (1977), cỏ lồng vực Echinochloa cruss-galli
và Echinochloa colona đứng hàng thứ ba và bốn trong số các loài cỏ gây hại lớn
nhất trên thế giới. Kết quả các thí nghiệm trước đây cho thấy sự giảm sút năng suất
lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại, cứ 100 cây cỏ/m 2 làm giảm 17% năng suất, từ 100–200
cây cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%.

(b)

(a)
Hình 1.2: Một số đặc điểm hình thái của cỏ Lồng vực
(a): cỏ lồng vực sau khi nảy mầm 4 ngày
(b): hình thái cỏ lồng vực lúc trưởng thành
(c): phát hoa cỏ lồng vực.

4

(c)



1.3.3 Cỏ lác rận (Cyperus iria L.)
Cỏ nhất niên, cao 15-50 cm. Rễ sợi màu đỏ vàng. Thân bụi, thon, hơi cứng, ba cạnh,
láng. Lá ít ngắn hơn thân, hoa, bẹ lá bao quanh thân gốc. Phát hoa dày có nhiều
cánh không đều nhau và dài nhất đến 15cm, đối diện với vài lá hoa, hoa thấp nhất
dài hơn phát hoa, bông con dài, rời, nhiều gié, thắng đứng gốc đơn ngắn, bằng, ở
đầu tròn to nhất, xanh nhạt đến vàng. Cỏ chủ yếu trên ruộng. Sinh sống vùng đầm
lầy, vùng đất ẩm ướt, đầm lầy ven sông, mương, bờ ruộng lúa.
Cỏ lác rận có rễ nằm trong đất, cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, hình thành các
thân củ có miên trạng, kháng thuốc trừ cỏ. Có khả năng thân củ nảy mầm khi chồi
bị tách rời hay thân củ bị tách ra từng mảnh. Có thể làm năng suất lúa bị giảm đến
50% .

(b)

(a)

Hình 1.3: Một số đặc điểm hình thái của cỏ Lác rận
(a): cỏ lác rận lúc trưởng thành
(b): phát hoa cỏ lác rận.

1.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI
1.4.1 Biện pháp quản lý cỏ dại bằng hóa chất
1.4.1.1 Một số đặc tính của thuốc trừ cỏ
Phun thuốc trừ cỏ nhằm mục đích tiêu diệt được cỏ dại nhưng không làm ảnh hưởng
xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Cỏ dại và cây trồng đều là loài thực vật nên
kỹ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ rất phức tạp và đòi hỏi phải thật chính xác để không
gây hại đến cây trồng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
(Trần Văn Hai, 2002).

5



Theo Trần Vũ Phến (2003), về cơ chế sinh học, sự tác động của thuốc trừ cỏ lên
thực vật tập trung chủ yếu ở các chức năng của thực vật như sự hô hấp và biến
dưỡng carbohydrate, sự quang hợp, sinh tổng hợp acid nucleic, protein và lipid.
Nhiều loại thuốc trừ cỏ gây ra cho cỏ dại những triệu chứng điển hình, những triệu
chứng thường thấy là lá cỏ dại bị trắng ra từng mảng hoặc có những đốm bị cháy, lá
có thể xoắn, héo vàng toàn bộ rồi lụi và rụng đi, những thuốc trừ cỏ nhóm phenoxy
làm cho ngọn bị xoắn, lá mọc dị dạng, thân cong và có nhiều rễ trên thân. (Trần
Quang Hùng, 1999).
Tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật theo chiều hướng khác nhau và tùy theo
từng loại thuốc. Sự tác động của thuốc trên những chức năng sinh lý hóa có liên
quan chặt chẽ đến hiệu lực trừ cỏ của chúng. Thành phần hoạt chất của thuốc có
nhiều tác động khác nhau đến hoạt động sống của cỏ dại, nó gây rối loạn sinh
trưởng, ngăn cản sự phân chia tế bào, phá hủy diệp lục, ức chế hoạt động quang
hợp, thúc đẩy hoạt động hô hấp, làm mất cân đối trong hoạt động trao đổi chất của
cỏ dại, ngăn trở sự tổng hợp acid amin, các chất lipid và cuối cùng làm cho cỏ dại bị
chết. (Trần Văn Hai, 2002).
Theo Lê Trường (1985), thuốc trừ cỏ tác động đến một trong hai chức năng quan
trọng của thực vật là quang hợp và hô hấp. Những thuốc trừ cỏ phenol đã làm mất
sự liên hợp giữa sự khử hydro của flavoprotein và quá trình tạo ra ATP trong dây
chuyền vận chuyển điện tử của hô hấp thực vật. Những thuốc trừ cỏ thuộc nhóm
dẫn xuất của acid aliphatic thì ức chế hoạt động của những men tổng hợp acid
pantotenic trong quá trình đường phân của hô hấp thực vật. Những thuốc trừ cỏ
triazin và urea đều là những chất ức chế phản ứng Hill trong quang hợp, ngoài ra
còn giải phóng những gốc tự do gây độc cho thực vật. Những thuốc trừ cỏ nhóm
clophenoxy có hoạt tính sinh lý giống như chất điều hòa sinh trưởng auxin trong các
miền sinh trưởng của cây. Những hợp chất clophenoxy dịch chuyển trong mọi tế
bào gây ra tình trạng vô tổ chức trong sự phát triển của cây như sự tăng trưởng tế
bào bị rối loạn, sự sinh trưởng của thân mất bình thường và sự sinh trưởng ngọn bị

ức chế.
1.4.1.2 Biện pháp kiểm soát cỏ dại bằng hóa học
Ở Việt Nam, mức độ sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất gia tăng nhanh chóng từ
2,4% (1986) lên 30,8% (1994) so với mức đầu tư chung về nông dược trong sản
xuất. (Dương Văn Chín, 1997).
Việc sử dụng thuốc trừ cỏ một cách máy móc, tùy tiện không những ảnh hưởng
nặng nề đến môi trường sinh thái, sức khỏe của con người mà còn phản ánh một
thực tế bất lợi đó là tính kháng thuốc của nhiều loài cỏ. (Baki và ctv., 2001).

6


1.4.1.3 Thuốc trừ cỏ Push 330EC (Hoạt chất: cyhalofop-butyl nồng độ 300g/l và
ethoxysulfuron nồng độ 30g/l)
*Cyhalofop-butyl
Tên chung: Cyhalofop-butyl.
Tên hóa học: butyl (R)-2-[4-(4-xiano-2-flophenoxy) phenoxy] propionate (theo
IUPAC).
Nhóm thuốc: acid 2-(4-aryloxyphenoxy) propionic.
Đặc tính lý học:
-

Trọng lượng phân tử: 357,4.

-

Công thức phân tử: C20H20FNO4.

- Dạng kết tinh màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 500C, nhiệt độ sôi 3630C, bị
phân hủy trên 2700C, áp suất hơi 1,2x10-3mPa (ở 20 0C), tỷ trọng 0,624 (200C), tan

trong nước 0,7 (pH 7, 200C) và 549 ppm (pH 9, 250C), tan trong xylem 47,3%,
aceton 60,7% tính theo trọng lượng hoạt chất (ở 20 0C). Cyhalofop-butyl bền ở pH
4, bị thủy phân chậm ở pH 7 và bị phân hủy nhanh ở pH 1.2 hay pH 9.
- Phương thức tác động và sử dụng: kìm hãm hoạt động của acetyl CoA
carboxylase dẫn đến ngừng tổng hợp acid béo, không thể phân chia tế bào một cách
bình thường. Tính chon lọc phụ thuộc sự chuyển hóa khác nhau trong lúa và cỏ. Trừ
cỏ hại lúa. Ở Việt Nam, thuốc được khuyến cáo để trừ cỏ hòa thảo (sau mọc) cho
lúa sạ thẳng.
- Độc tính và biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình lưu thông và
sử dụng:
+ Độc với động vật có vú: nhóm độc II (WHO): LD50 qua miệng chuột > 5.000
mg/kg. LD50 qua da thỏ > 2.000 mg/kg; không kích thích tế bào mắt thỏ. LC50 hô
hấp với chuột > 5,63 mg/l. NOEL cho chuột đực 0,8; chuột cái 2,5 mg/kg/ngày.
Không gây khối u, ung thư.
+ Độ độc đối với sinh vật khác và những biến đổi trong cơ thể sinh vật và môi
trường: Chim: LD50 qua miệng chim cút và vịt trời > 5620 mg/kg; Cá: LC50 (72 giờ)
đối với cá chép 1,54 mg/l. Daphnia LC50 (48 giờ) > 100 mg/l.
+ Trong cây: tính chống chịu của lúa phụ thuộc vào tốc độ chuyển hóa nhanh
thành diacid trơ (DT50 < 10 giờ ở 30 0C) và sự hình thành của các chất không phân
cực khác. Tính mẫn cảm của cỏ lồng vực phụ thuộc vào sự chuyển hóa nhanh của
dạng este thành dạng acid hoạt hóa.
+ Trong đất: bị chuyển hóa nhanh cả trên đất cạn và ngập nước.

7


-

Tên một số sản phẩm thương mại trên thế giới: Cleaner (Dow
AgroSciences); Clincher (Dow AgroSciences).


Hình 1.4: Cấu tạo phân tử Cyhalofop – butyl.

*Ethoxysulfuron
Tên chung: Ethyosulfuron
Tên hóa học: 1-(4,6-dimetoxypyrimidin-2-yl)-3-(2-etoxyphenoxysulfonyl)urea
(IUPAC).
Nhóm thuốc: sulfonylurea.
Đặc tính lý học:
-

Trọng lượng phân tử: 398.4.

-

Công thức phân tử: C15H18N4O7S.

- Dạng bột màu trắng màu be, nóng chảy ở 144-1470C. Áp suất hơi 6.6x10- 2mPa.
Tỷ trọng 1.48. Tan trong H2O 26 (pH 5), 1.353 (pH 7), 9.628 ppm (pH 9) (250C).
Thủy phân DT50 65 ngày (pH 5), 259 ngày (pH 7), 331 ngày (pH 9).
- Phương thức tác động và sử dụng: kìm hãm tổng hợp amino acid có mạch
nhánh (acetolactate synthase hay ALS). Tác động bằng cách kìm hãm sinh tổng hợp
các amino acid thiết yếu valine và isoleucine, làm ngừng phân chia tế bào và cây
ngừng sinh trưởng. Tính chọn lọc phụ thuộc chủ yếu vào khả năng chuyển hóa
thuốc khác nhau của cây trồng và cỏ dại. Thuốc trừ cỏ lá rộng và cói lác cho ngũ
cốc, lúa , mía ở liều 10-120g/ha.
- Độ độc đối với động vật có vú: nhóm độc III (WHO). LD50 qua miệng chuột
3.270mg/kg. LD50 qua da chuột < 400kg/kg; không kích thích mắt và da thỏ (dạng
bột). Không gây đột biến.
-


Những biến đổi trong môi trường:

+ Trong đất: DT50 trong đất có vi sinh vật hoạt động 18-20 ngày.
+ Trong ruộng lúa: DT50, 10-60 ngày.
- Tên các phẩm thương mại đăng ký ở Việt Nam đến 04/2004: Sunrice
15WDG: trử cỏ lúa (Bayer Vietnam Ltd (BVL)).
8


Hình 1.5: Cấu tạo phân tử Ethoxysulfuron.

1.4.2 Biện pháp quản lý cỏ dại không sử dụng hóa chất
1.4.2.1 Biện pháp ngăn ngừa
Nguồn hạt cỏ ban đầu là nguyên nhân rất quan trọng việc lây nhiễm cỏ dại. Hạt cỏ
có thể lẫn tạp trong hạt, hom giống cây trồng và lây nhiễm bằng nhiều con đường.
Vì vậy biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất là phải loại trừ hạt cỏ trước hoặc ngay
khi chúng ra hoa kết quả, có kế hoạch kiểm định cỏ dại lẫn tạp trong giống cây
trồng đặc biệt là trong các loại hạt nông sản và coi trọng công tác kiểm dịch thực
vật. (Phùng Đăng Chinh và ctv., 1978; Dương Văn Chín, 2002).
1.4.2.2 Biện pháp canh tác
*Làm đất
Làm đất để phòng trừ cỏ dại bao gồm làm đất trước, sau khi gieo trồng, làm đất
trong thời kỳ cây đang sinh trưởng, phát triển và có thể sử dụng nhiều phương tiện
khác nhau để làm đất nhằm phát huy hiệu lực của phân bón hoặc có thể làm đất nhử
cỏ mọc để diệt trừ, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt là một biện
pháp kinh tế góp phần kiểm soát cỏ dại (Dương Văn Chín, 1997). Tuy nhiên, kỹ
thuật làm đất chỉ có hiệu quả diệt cỏ khi mật số cỏ dại trên đồng ruộng không cao và
không trùng với thời kỳ sinh trưởng tối đa của cây trồng.
*Quản lý nước

Hầu hết các hạt cỏ dại không nảy mầm trong điều kiện ngập nước. Vì vậy biện pháp
quản lý nước hay điều tiết mực nước đồng ruộng có thể làm giảm đáng kể mật độ cỏ
dại, đặc biệt là trên ruộng lúa. Kỹ thuật sạ ngầm lúa cũng được coi là biện pháp
quản lý cỏ dại hiệu quả, chi phí trừ cỏ theo phương pháp này có thể giảm từ 2-3,5
lần so với các phương pháp gieo sạ khác. (Nguyễn Văn Luật, 1996).
*Luân canh, xen canh, tăng vụ và che phủ đất
Luân canh cây trồng là một biện pháp kỹ thuật làm thay đổi điều kiện sống của cỏ
dại. Luân canh giữa các cây trồng có chu kỳ sống và điều kiện sống khác nhau làm
thay đổi quần thể cỏ dại. Các cây trồng cạn như bắp, đậu nành, đậu phộng, đậu

9


xanh, khoai lang,… luân canh với lúa có tác dụng làm giảm thiểu mật số và số
lượng quần thể các loại cỏ chịu nước trong ruộng lúa. Ngoài ra luân canh còn có tác
dụng tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho đất, nâng cao độ phì đất kích thích cây trồng
sinh trưởng và phát triển lấn át cỏ dại.
Một biện pháp quản lý cỏ dại trong vườn cây ăn trái mà hiện nay đang được các nhà
chuyên môn khuyến cáo áp dụng rộng rãi là biện pháp trồng xen với các loại cây
màu, nhất là ở giai đoạn vườn cây tơ (Trần Vũ Phến và ctv., 2000; Nguyễn Bảo Vệ,
2003; Phạm Văn Lầm, 1999). Trong đó, cây họ đậu là một loại cây màu cho hiệu
quả trồng xen rất tốt. (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Xen canh tăng vụ cũng làm hạn chế khoảng thời gian và không gian trống theo
hướng bất lợi đối với cỏ dại, giúp cây trồng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng tốt
hơn và do đó hạn chế được cỏ dại mạnh hơn.
Che phủ mặt đất có tác dụng hạn chế ánh sáng, làm giảm tỉ lệ hạt và chồi cỏ nảy
mầm và cây cỏ con không có đủ ánh sáng để phát triển (Takeuchi và ctv., 2001)
(trích dẫn bởi Phạm Thị Phương Lan, 2003). Có nhiều cách và vật liệu để che phủ
đất như dùng thân lá và tàn dư cây trồng, dùng thảm thực vật như các cây phân
xanh, bèo hoa dâu để che phủ. Ngày nay các vật liệu nhân tạo như màng phủ nông

nghiệp có tác dụng hạn chế cỏ dại phát triển rất tốt. (Dương Văn Chín, 2002).
Theo Dương Minh (1998), ĐBSCL thường bị mưa dầm, lũ lụt trong ba tháng 9, 10
và 11 dương lịch, đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10 dương lịch. Trong
điều kiện đó các vườn cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nên ngưng làm cỏ
vào tháng 7 dương lịch để mặt đất có cỏ nhỏ che phủ (hoặc phủ rơm, cỏ khô) giúp
mặt đất vùng tán cây giảm bị đóng ván bề mặt, đất dễ thoáng hơn.
*Các biện pháp nhổ cỏ bằng tay, cắt cỏ, đốt hay khè lửa
Phòng trừ cỏ dại bằng các biện pháp này đã được sử dụng rất lâu đời, đây là biện pháp
đơn giản, dễ thực hiện. Hiện nay ở các nước đang phát triển, biện pháp làm cỏ thủ công
như nhổ cỏ bằng tay vẫn được áp dụng rất phổ biến và lực lượng lao động thực hiện biện
pháp này vẫn là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên trong điều kiện giá nhân công lao động
ngày càng tăng thì nhổ cỏ bằng tay là biện pháp trừ cỏ kém hiệu quả.
1.4.2.3 Biện pháp sinh học
Sinh học cỏ dại là một biện pháp quản lý cỏ dại tiên tiến nhất, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái và sức khỏe con người, khắc phục tình trạng kháng thuốc của cỏ
dại. Sử dụng sinh vật trong quản lý cỏ dại theo hai cách đó là dùng trực tiếp sinh vật
để tiêu diệt cỏ dại và khai thác các độc tố có trong sinh vật, đặc biệt là các loại vi
sinh vật giống như một loại thuốc sinh học để trừ cỏ. (Auld, 2011).

10


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thí nghiệm trong nhà lưới
2.1.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian từ tháng 08/2011 đến tháng 04/2012 tại nhà lưới Bộ môn Sinh Lý-Sinh
Hóa, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.1.2 Dụng cụ và hóa chất

Chậu sành có diện tích 0,1 m2.
Acid ngâm hạt giống được sử dụng là HNO3 nồng độ 1%o.
Thuốc trừ cỏ Push 330EC (hoạt chất: Cyhalofop-butyl 300mg/l và Ethoxysulfuron
30 mg/l) của công ty TNHH-TM Tân Thành.
2.1.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Hạt của cỏ đuôi phụng, cỏ lồng vực và cỏ lác rận trong thí nghiệm được thu tại thị
trấn Long Hồ, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
2.1.2 Thí nghiệm ngoài đồng
2.1.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian từ tháng 08/2011 đến tháng 04/2012 tại Khóm VI, thị trấn Long Hồ,
huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
2.1.1.2 Dụng cụ và hóa chất
Khung đếm cỏ dại diện tích 0,2 m2.
Thuốc trừ cỏ Push 330EC (hoạt chất: Cyhalofop-butyl 300mg/l và Ethoxysulfuron
30 mg/l) của công ty TNHH-TM Tân Thành.
2.1.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Giống lúa OM 6976 có thời gian sinh trưởng từ 95 đến 100 ngày, năng suất trung
bình vụ Đông xuân 7-9 tấn/ha, vụ Hè thu 5-6 tấn /ha.

11


×