Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN lân đến NĂNG SUẤT GIỐNG bắp NGỌT SUGAR 75 vụ hè THU 2009 HUYỆN TIỂU cần, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Nguyễn Thị Huyền Trang

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG BẮP NGỌT SUGAR 75 VỤ HÈ THU 2009
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Nguyễn Thị Huyền Trang

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG BẮP NGỌT SUGAR 75 VỤ HÈ THU 2009
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn khoa học
Ts. Trần Thị Kim Ba

Cần Thơ - 2010




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG BẮP NGỌT SUGAR 75 VỤ HÈ THU 2009
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Do Nguyễn Thị Huyền Trang thực hiện kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Thị Kim Ba

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành trồng trọt với đề tài:


ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG BẮP NGỌT SUGAR 75 VỤ HÈ THU 2009
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH H

Do sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………………………………………….
............................................................................................................................. ..
...............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức:
……………………………………………….

Duyệt Khoa

Cần Thơ ngày… tháng… năm 2010
Chủ tịch Hội đồng

Trưởng khoa Nông Nghiệp và SHƯD

iii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
TS. Trần Thị Kim Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, gợi ý,

động viên và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Thành kính biết ơn
Quý thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn khoa Học Cây Trồng, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu và tạo điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành tốt
khóa học.
Chân thành cảm ơn
-

Bạn Phạm Thị Thúy Lam, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Triệu Minh Tường, Lê

Thị Châu Ngân đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm.
-

Bạn Hứa Ngọc Anh, Lê Ánh Như Quỳnh đã giúp đỡ tôi trong thời gian xử lí

số liệu hoàn thành bài báo cáo.
-

Tập thể sinh viên lớp trồng trọt 33A, 33B đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề

tài này.

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP


I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Ngày, tháng, năm sinh : 28/11/1989
Nơi sinh: Đông Thành, Bình Minh, Vĩnh Long
Con ông: Nguyễn Văn Tư
Và bà: Lê Thị Phượng
Chổ ở hiện tại: 156 Bis Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1995 đến năm 2000
Trường: Tiểu học Đông Thành
Địa chỉ: Đông Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2000 đến năm 2004
Trường: Trung học cơ sở Đông Thành
Địa chỉ: Đông Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2004 đến năm 2007
Trường: Trung học phổ thông Bình Minh A
Địa chỉ: Huyện Bình Minh, Vĩnh Long
Ngày… tháng… năm 2010
Người khai kí tên

Nguyễn Thị Huyền Trang

v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang

vi


MỤC LỤC

Chương

1

2

Nội dung

Trang

Danh sách hình

ix

Danh sách bảng

x


Danh sách chữ viết tắt

xi

Tóm lược

1

MỞ ĐẦU

2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Đặc điểm chung về cây bắp

3

1.2 Đặc tính thực vật cây bắp

4

1.2.1 Rễ

4

1.2.2 Thân


5

1.2.3 Lá

5

1.2.4 Phát hoa

6

1.2.5 Trái và hạt

7

1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắp

7

1.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp

10

1.4.1 Đạm (N)

11

1.4.2 Lân (P)

12


1.4.3 Kali (K)

13

1.5 Ảnh hưởng phân lân lên sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp

14

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

16

2.1 Phương tiện

16

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

16

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

16

2.2 Phương pháp

17

2.2.1 Bố trí thí nghiệm


17

vii


3

2.2.2 Tiến hành thí nghiệm

18

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

22

2.2.4 Phân tích số liệu

24

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

25

3.1 Ghi nhân tổng quát

25

3.1.1 Thời tiết


25

3.1.2 Đất đai

25

3.1.3 Sinh trưởng

26

3.1.4 Đổ ngã

27

3.1.5 Sâu bệnh hại và cỏ dại

27

3.2 Ảnh hưởng các mức độ phân lân đến các chỉ tiêu tăng trưởng của

28

bắp
3.2.1 Chiều cao cây

28

3.2.2 Số lá trên cây của bắp

30


3.2.3 Đường kính thân bắp

31

3.2.4 Thờ gian trỗ cờ, phun râu và thu hoạch

32

3.3 Thành phần năng suất

34

3.3.1 Chiều dài trái và đường kính trái

34

3.3.2 Số hạt trên hàng và số hàng hạt trên trái

35

3.3.3 Trọng lượng 100 hạt

37

3.3.4 Trọng lượng trái

38

3.4 Năng suất trái


39

3.5 Hiệu quả kinh tế

41

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

43

4.1 Kết luận

43

4.2 Kiến nghị

44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình


Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng tại huyện Tiểu Cần, tỉnh

18

Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.1

Đường kính thân bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân vào giai

32

đoạn 55 NSKG, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.2

Thời gian trổ cờ, thời gian phun râu và thời gian thu hoạch của bắp

34

ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh, Hè Thu 2009
3.3

Chiều dài trái và đường kính trái của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ

35


phân lân tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
3.4

Trọng lượng hạt trên trái của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân

37

tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè-Thu 2009
3.5

Trọng lượng 100 hạt của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân tại

38

huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.6

Trọng lượng trái của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân tại

39

huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.7

Năng suất của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân tại huyện

40

Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009

3.8

Sự tương quan giữa trọng lượng trung bình trái và năng suất trái của
bắp ngọt Sugar 75, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009

ix

41


DANH SÁCH BẢNG

Tựa bảng

Bảng

Trang

2.1

Thang đánh giá pH (Ngô Ngọc Hưng , 2005)

20

2.2

Phân loại đất theo tỷ lệ % thành phần hạt (Nguồn USDAD, Mỹ)

21


(được trích bởi Lê Anh Tuấn, 2002)
2.3

Thang đánh giá độ dẫn điện EC đối với sự thích ứng của cây trồng

21

(Ngô Ngọc Hưng, 2005)
2.4

Thang đánh giá lân tổng số (Lê Văn Căn, 1976)

22

2.5

Thang đánh giá lân dễ tiêu của phương pháp Bray (Orgeon state

22

university extension service, 2004)
3.1

Kết quả phân tích đất ở tầng đất mặt 0-20 cm tại điểm thí nghiệm,

26

huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.2


Chiều cao cây của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân qua các

29

thời điểm sinh trưởng, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè-Thu
2009
3.3

Số lá trên cây của bắp ngọt Sugar 75 ở 3 mức độ phân lân qua các

31

thời điểm sinh trưởng, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu
2009
3.4

Số hạt trên hàng và số hàng hạt trên trái của bắp ngọt Sugar 75 ở 3

36

mức độ phân lân qua các thời điểm sinh trưởng, tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009
3.5

Hiệu quả kinh tế của các mức phân lân đối với bắp ngọt Sugar 75
tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Hè Thu 2009

x

42



DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

NT:

Nghiệm thức

NSKG:

Ngày sau khi gieo

REP:

Lặp lại

xi


NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG, 2010. “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ PHÂN LÂN ĐẾN
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG BẮP NGỌT SUGAR 75 VỤ HÈ THU 2009, TẠI
HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH”.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ. 44 trang.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Trần Thị Kim Ba
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng phân lân đến năng suất của giống bắp ngọt Sugar 75” được
thực hiện tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, vụ Hè Thu 2009 nhằm mục tiêu tìm ra
mức phân lân thích hợp đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Thí
nghiệm được thực hiện từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 8 năm 2009. Thí nghiệm được

bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại có 3 nghiệm thức là 3 mức độ
lân (100 kg P2O5, 140 kg P2O5, 180 kg P2O5). Có tất cả là 9 lô, diện mỗi lô tích thí
nghiệm là 48m2, tổng diện tích toàn thí nghiệm 576 m2, giống bắp được trồng là giống
bắp ngọt Sugar 75.
Kết quả thí nghiệm cho thấy số lá, chiều cao cây, đường kính thân đều gia tăng
theo các mức độ phân lân và nghiệm thức bón lân 100 kg P2O5 thì thời gian trổ cờ,
phun râu và thu hoạch kéo dài hơn ngiệm thức 140 kg P2O5 và 180 kg P2O5. Chiều dài
trái, đường kính trái, số hạt trên hàng và số hàng trên trái ở hai nghiệm thức 140 kg
P2O5 và 180 kg P2O5 tương đương nhau. Trọng lượng hạt trên trái và trọng lượng 100
hạt đều tăng theo các mức phân lân, nghiệm thức 100 kg P2O5 cho trọng lượng hạt trên
trái thấp nhất (197 g), kế đến là nghiệm thức 140 kg P2O5 (212 g) và cao nhất là
nghiệm thức 180 kg P2O5 (232 g). Nghiệm thức 100 kg P2O5 cho trọng lượng 100 hạt
trái thấp nhất (35,3 g), kế đến là nghiệm thức 140 kg P2O5 (37,2 g) và cao nhất là
nghiệm thức 180 kg P2O5 (39,2 g). Trọng lượng trái nghiệm thức 140 kg P2O5 và 180
kg P2O5 tương đương nhau (357 và 368). Năng suất nghiệm thức 180 kg P2O5 là cao
nhất (15 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức 140 kg P2O5 (14,4 tấn/ha) và thấp nhất là
nghiệm thức 100 kg P2O5 (12,7 tấn/ha). Hiệu quả kinh tế cao nhất là ở nghiệm thức
180 kg P2O5 (18,29 triệu đồng/ha), kế đến là nghiệm thức 140 kg P 2O5 (17,75 triệu
đồng/ha) và thấp nhất là nghiệm thức 100 kg P2O5 (14,37 triệu đồng/ha). Hiệu quả
đồng vốn cao nhất là nghiệm thức 140 kg P2O5 (1,97), kế đến là nghiệm thức 180 kg
P2O5 (1,95 ) và thấp nhất là nghiệm thức 100 kg P2O5 (1,83).


MỞ ĐẦU
Việt nam vốn là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời trong đó
cây lúa là cây chủ lực, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Tuy
nhiên, việc canh tác lúa liên tục đã ảnh hưởng đến sự diễn biến của dịch bệnh ngày
càng phức tạp dẫn đến sự bùng phát của dịch hại gây thiệt hại đến năng suất. Vì
vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp rất cấp thiết để
khắc phục hiện tượng trên đưa đến việc canh tác có hiệu quả hơn trong việc gia tăng

năng suất và tăng thu nhập cho nông dân.
Để giải quyết vấn đề trên việc đưa cây màu xuống ruộng là việc làm hết sức
cần thiết để phá vỡ thế độc canh cây lúa nhằm vừa cắt được nguồn sâu bệnh vừa
giải quyết được vấn đề canh tác và bố trí cây trồng phù hợp cho từng vùng. Trong
các loại cây màu thì bắp là cây lương thực đứng thứ hai chỉ sau cây lúa và có giá trị
cao gấp 2-3 lần so với cây lúa. Tuy nhiên, bắp là loại cây trồng đòi hỏi nhiều dinh
dưỡng đáp ứng cho quá trình sinh trưởng và phát triển để đạt được năng suất và
hiệu quả kinh tế cao cần phải có biện pháp canh tác hợp lý. Phân bón là yếu tố rất
quan trọng quyết định năng suất bắp và chất lượng của bắp, trong các nguyên tố
dinh dưỡng cần thiết thì đạm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất bắp nhưng
lân cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc phân chia tế bào giúp cây trồng
sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình hình thành rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút,
xúc tiến việc ra hoa, hình thành quả (Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Theo Dương Minh
(1999), thì lân có vai trò rất quan trọng giúp cây bắp tăng số lượng hoa cái, tăng số
lượng hạt, trọng lượng hạt. Như vậy, lân có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng bắp.
Xuất phát từ tình hình trên đề tài “Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của
giống bắp ngọt Sugar 75 vụ Hè Thu 2009” được thực hiện tại ấp Cây Hẹ, xã Phú
Cần, Huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh”: nhằm mục tiêu tìm ra mức phân lân thích
hợp đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho người dân.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY BẮP

Cây bắp có tên khoa học là Zea mays L., là loài duy nhất của giống Zea. Theo
Hoeft (1992), (được trích dẫn bởi Dương Minh, 1999), cây bắp là loại cây ngắn

ngày, mặc dù có nguồn gốc nhiệt đới nhưng cây bắp có thể trồng khắp mọi nơi trên
thế giới, từ nhiệt đới đến bán nhiệt đới, ở vĩ độ 0 đến 40-50 Bắc bán cầu và 0-30
Nam bán cầu.
Bắp thuộc cây trồng cạn là loại cây đơn tính đồng chu, hoa đực nở trước hoa
cái 2-3 ngày, thân thảo, đặc lõi, thẳng và ít đâm nhánh. Rễ bắp phát triển rất mạnh
hấp thu nước và dinh dưỡng mạnh, sinh trưởng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là
đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho
cây phát triển là 5,5-7,0, trên đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa
các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết. Đất trồng bắp cần phải xốp, thoáng
để rễ dễ hô hấp.
Giai đoạn tăng trưởng cần nhiệt độ trên 100C và nhiệt độ tối hảo cho bắp sinh
trưởng là 18-230C (Dương Minh, 1999). Để hoàn tất chu kỳ sinh trưởng, cây bắp
cần tổng nhiệt độ là 1700-20000C ở giống bắp sớm, 2200-25000C ở giống bắp chín
trung bình và 2600-31000C ở giống bắp muộn. Giai đoạn đầu cây bắp phát triển
thân lá chậm (1-2% chất khô), bộ rễ phát triển mạnh hơn nên đòi hỏi đất phải
thoáng, tiếp sau đó từ khi bắp 7-8 lá trở đi nhu cầu nước của bắp tăng dần và đạt
đỉnh cao ở thời kỳ trổ cờ, phơi màu, thụ tinh (1 cây bắp lúc này sử dụng 2 lít
nước/ngày). Từ thụ tinh đến chín sữa bắp vẫn cần nhiều nước, sau đó yêu cầu nước
giảm dần. Cây bắp không có khả năng chịu úng, thậm chí độ ẩm đất quá cao trên
80% có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cây bắp, đặc biệt là thời kỳ
cây con (từ mọc đến lá thứ 8). Trong mùa mưa, vũ lượng thích hợp để cây đủ sức
phát triển là 200-600 mm trong toàn vụ và tối hảo là 460-600 mm.


4

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY BẮP
1.2.1 Rễ
Bắp có hệ thống rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các loại cây hòa thảo. Bắp có ba
loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng (Dương Minh, 1999).

Rễ mầm
* Rễ mầm sơ sinh
Cơ quan xuất hiện đầu tiên là rễ mầm (rễ chính), xuất hiện khi hạt nảy mầm
2-3 ngày sau khi gieo. Sau một thời gian ngắn xuất hiện, rễ mầm sơ sinh có thể có
nhiều lông hút nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh ngừng phát triển, khô đi và biến
mất sau một thời gian ngắn (vào khoảng giai đoạn V-3). Rễ mầm có thể mọc sâu
đến 20-30 cm, nếu đất tốt. Rễ này giữ nhiệm vụ cung cấp nước và một phần chất
dinh dưỡng cho cây trong 2-3 tuần đầu sau khi gieo.
* Rễ mầm thứ sinh
Rễ mầm thứ sinh xuất hiện từ trụ gian lá mầm của phôi phía dưới mấu của bao
lá mầm sau sự xuất hiện của rễ chính. Rễ mầm thứ sinh có số lượng khoảng từ 3-7,
rễ này thường không phân nhánh và mọc nghiên một góc 25-300 so với mặt đất, sâu
khoảng 30-40 cm. Tuy nhiên, đôi khi loại rễ này hoàn toàn vắng mặt, rễ mầm thứ
sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung cấp nước và chất dinh
dưỡng cho cây trồng trong khoảng 2-3 tuần. Sau đó, vai trò này do hệ rễ đốt đảm
nhiệm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
Rễ đốt
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) xuất hiện ở các đốt thấp của thân, mọc vòng
quanh các đốt dưới mặt đất. Bắp ra rễ đốt đầu tiên lúc 3-4 lá và có số lượng từ 8 đến
16 rễ ở mỗi đốt. Lúc đầu rễ đốt có chiều hướng ăn ngang sau đó ăn sâu xuống đất


5

và có thể đạt tới 2,5 m. Rễ đốt giúp cây bắp hút nước và các chất dinh dưỡng suốt
quá trình sống của cây bắp.
Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng mọc quanh các đốt gốc sát mặt đất. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít
phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt đất. Rễ này giúp cây
chống đỡ và bám chặt vào đất, chúng cũng tham gia hút nước và thức ăn cho cây.

1.2.2 Thân
Bắp thuộc họ hòa thảo nhưng có thân khá chắc, có đường kính từ 2-4 cm tùy
thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc (Dương Minh, 1999). Thân bắp
non xốp, có nhiều nước và chứa khoảng 5% đường. Sau khi trổ, lượng đường trong
thân giảm nhanh và chuyển vị về dự trữ ở hạt. Thân có chiều cao từ 1,5 đến 4 m tùy
thuộc vào đặc tính giống và điều kiện canh tác trong đó phân bón là yếu tố ảnh
hưởng đến chiều cao bắp. Thường các giống ngắn ngày có khoảng 14-15 lóng; các
giống trung ngày 18-20 lóng; các giống dài ngày có khoảng 20-22 lóng. Lóng mang
trái có rãnh dọc giúp bắp bám và phát triển bình thường. Quá trình phân lóng của
bắp diễn ra rất sớm và kết thúc khi cây bắp được 5 lá do đó điều kiện sinh trưởng
trong giai đoạn cây con là yếu tố ảnh hưởng đến số lóng/cây, trong giai đoạn này
nếu thiếu phân bón thì ảnh hưởng đến chiều cao cây sau này.
1.2.3 Lá
Số lá trên cây tùy thuộc vào giống mà có số lượng khác nhau: cây bắp mang từ
7 đến 48 lá (các giống thường có 12-22 lá). Các giống sớm (sinh trưởng dưới 85
ngày) thường có 12-16 lá, giống lỡ (sinh trưởng khoảng 85-100 ngày) có 17 đến 22
lá và giống muộn (sinh trưởng trên 100 ngày) có nhiều lá hơn.
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo thứ tự
thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá: Lá mầm,
lá thân, lá ngọn, lá bi.


6

1.2.4

Phát hoa
Bắp là loại cây đơn tính đồng chu, thường là tiền hùng. Phát hoa đực (cờ) dính

ở ngọn thân. Phát hoa cái (trái) mọc từ nhánh ở khoảng giữa thân.

Hoa đực (cờ)
Hoa đực thường được gọi là bông cờ nằm ở đỉnh cây. Cờ dài khoảng 40 cm,
hoa đực mọc thành bông nhỏ còn gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Mỗi bông
nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ nâu hình bầu dục trên vỏ chấu có gân và lông tơ. Khi
hoa chín các màng phòng lên, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và tung
ra các phấn hình trứng và có đường kính khoảng 0,1 mm. Mỗi bông nhỏ có hai hoa,
mỗi hoa có 3 nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có 2 ô và trong
mỗi ô chứa khoảng 1000-2500 hạt phấn. Mỗi bông cờ có từ 700-1400 hoa. Khi bắt
đầu nở, các hoa ở 1/3 phía đỉnh trục chính tung phấn trước, sau đó tung phấn theo
thứ tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Hoa tung phấn rộ vào khoảng từ 810 giờ sáng và 14-16 giờ chiều. Phấn bắp thích hợp cho thụ tinh tốt ở thời tiết mát
mẻ, nhiệt độ khoảng 18-200C, độ ẩm không khí khoảng 80%.
Hoa cái
Phát sinh từ chồi nách các lá nhưng chỉ 1-3 chồi khoảng giữa thân mới tạo
thành bắp. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bao
bọc. Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi bắp), hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông
nhỏ có hai hoa nhưng một hoa thoái hoá, chỉ còn một hoa tạo thành hạt. Phía ngoài
hoa có hai mày bao kín hết hạt. Ngay sau mày ngoài quan sát thấy dấu vết của nhị
đực và hoa cái thứ hai thoái hoá, chính giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có núm và vòi
nhụy vươn dài thành râu. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn
bám vào dễ nẩy mầm. Thời gian phun râu thường sau tung phấn 1 đến 5 ngày tuỳ
thuộc vào giống và điều kiện tự nhiên. Thời gian phun râu khoảng 5 đến 12 ngày,
trên một bắp hoa cái gần cuống bắp phun râu trước rồi đến đỉnh bắp. Trên một cây
bắp, bắp trên thường phun râu trước bắp dưới 2 đến 3 ngày.


7

1.2.5 Trái và hạt
Vị trí đóng trái
Đối với giống bắp 14-15 lá, trái thường đóng ở đốt thứ 7-8, vị trí khoảng từ

35-45% chiều cao cây. Đối với giống bắp có 18-22 lá, trái thường đóng ở đốt thứ
10-14, vị trí khoảng 45-60% chiều cao cây. Trái đóng cao quá làm cây dễ đổ ngã,
còn thấp quá gây khó khăn cho quá trình thụ phấn.
Trái bắp phát sinh từ mầm nách lá trên thân, số mầm nách nhiều nhưng chỉ có từ 1
đến 3 mầm nách trên cùng phát triển thành trái. Tỷ lệ cây 2-3 trái phụ thuộc vào
nhiều giống, vùng sinh thái, mật độ và phân bón.
Hạt
Theo Ngô Hữu Tình (1997), hạt bắp thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ
hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ và chân hạt. Vỏ hạt bao xung quanh hạt, là một màng
nhẵn. Lớp alơron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần
chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ
bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ này phụ thuộc vào chủng bắp và các giống bắp khác
nhau. Phôi bắp chiếm gần 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù phần ngăn
cách giữa nội phôi nhũ và phôi, lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
1.3 CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRỂN CỦA CÂY BẮP
1.3.1 Các thời kỳ sinh trưởng của cây bắp
Theo Dương Minh (1999), thời kỳ sinh trưởng được chia làm 12 thời kỳ:
Thời kỳ mọc mầm
Hạt trương đầy nước khoảng 24h SKG. Khi đó đỉnh sinh trưởng hãy còn là
một khối u rộng, nhưng bên trong đã phân hóa từ 5-7 lá mầm và đốt thân. Các chất
dinh dưỡng trong hạt cũng phân hóa: tinh bột chuyển hóa thành đường, protein phân


8

hóa thành acid amin… Trong thời kỳ này, bắp cần nhiệt độ 28-30 0C, ẩm độ đất 80%
và đất phải thoáng.
Thời kỳ cây con (từ 1-5 lá)
Khi cây có 3 lá, cây bắp bắt đầu sống nhờ quang hợp và hấp thu dưỡng liệu từ

rễ. Thời kỳ này quyết định số mắt và lóng của cây, gặp điều kiện bất lợi, cây sẽ cho
ít mắt. Ở cuối thời kỳ này, đỉnh sinh trưởng của chồi nách hình thành. Vào thời kỳ
này, thân cây thật sự chỉ cao 1-3 cm, chiều cao cây 20-30 cm và khoảng 12-15
NSKG trong điều kiện miền Tây Nam Bộ.
Thời kỳ tăng trưởng chậm (từ 5 lá đến phân hóa mầm hoa)
Bắt đầu khi cây được 5 lá đến khi cây được 9 lá. Cây bắp phát triển chậm,
chỉ vài mm/ngày, tuy nhiên các đỉnh sinh trưởng đã bắt đầu phát triển tạo mầm hoa
đực. Thời kỳ này cây bắp chịu ảnh hưởng quang kỳ mạnh, nhất là những giống
nhiệt đới. Quang kỳ càng yếu và ánh sáng có bước sóng càng ngắn sẽ rút ngắn thời
gian sinh trưởng của cây bắp.
Thời kỳ tăng trưởng tích cực
Cây bắp phát triển rất nhanh trong thời kỳ này, mỗi ngày thân có thể mọc
thêm 2-5 cm, nhất là vào lúc gần trổ. Hệ thống rễ và lượng chất khô trong cây cũng
tăng rất nhanh. Số lượng và sức sống của hoa cũng được quyết định trong giai đoạn
này, do đó cây bắp cũng cần một nhiệt độ thích hợp, ở 18-20oC và ẩm độ đất
khoảng 80%.
Thời kỳ trổ hoa
Kéo dài trong 10-15 ngày, từ khi cây trổ gié (trổ cờ), tung phấn, phun râu
đến khi hạt đã thụ phấn. Toàn thể cây bắp hoạt động tích cực, hấp thụ nhiều nước
(2lít/cây/ngày) và dưỡng liệu. Nhiệt độ thích hợp là 22-25oC, nhiệt độ dưới 20 oC
hay trên 35oC sẽ ảnh hưởng đến trổ cờ và thụ phấn.


9

Thời kỳ tạo hạt đến chín
Kéo dài 25-35 NSKG, tùy theo giống và thời vụ. Trong vụ Đông-Xuân, giai
đoạn này kéo dài làm hạt no và năng suất ổn định hơn vụ Hè-Thu. Ở ôn đới, giai
đoạn tạo hạt kéo dài từ 30-60 ngày. Giai đoạn tạo hạt dài và tuổi thọ lá được duy trì
ở mức độ cao và lâu là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của bắp.

1.3.2 Các thời kỳ phát triển của cây bắp
Theo Kuperman (1969) (trích dẫn Dương Minh, 1999), quá trình phát triển của
cây bắp chia thành nhiều thời kì như sau:
Thời kỳ hình thành cờ được chia thành 9 thời kỳ
- Thời kỳ 1-3: tương tự thời kỳ 1-3 ở các giai đoạn sinh trưởng, cuối thời kỳ
này gié phụ của cờ bắp đã bắt đầu phân hóa.
- Thời kỳ 4 (27-30 NSKG): hình thành các gié hoa đực, giai đoạn này nếu
thiếu nước và dinh dưỡng, nhất là thiếu lân thì làm giảm số lượng gié hoa đáng kể
và số hoa trên cờ bắp lép.
- Thời kỳ 5 (33-35 NSKG): gié hoa phân hóa thành dạng hai hoa, bên trong
bao gồm bao phấn, các đỉnh và trấu.
- Thời kỳ 6 (38-40 NSKG): hình thành các hạt phấn trong bao phấn.
- Thời kỳ 7 (45-50 NSKG): các đốt của phát hoa đực đều phát triển mạnh
vươn dài ra.
- Thời kỳ 8 (50-55 NSKG): trổ cờ và cờ bắp mọc khỏi lá cờ.
- Thời kỳ 9 (53-55 NSKG): bắt đầu tung phấn.
Thời kỳ hình thành trái chia thành 12 thời kỳ
- Thời kỳ 1-3 (30-32 ngày): phân hóa cờ hình thành, đỉnh phân hóa mọc từ
một chồi nách ở khoảng giữa thân.


10

- Thời kỳ 4 (36-39 ngày): hình thành các cặp gié hoa cái, nếu trong giai đoạn
này thiếu dinh dưỡng đặc biệt là lân thì làm giảm đáng kể số cặp hoa cái.
- Thời kỳ 5 (40-44 ngày): hình thành hoa trong mỗi gié hoa.
- Thời kỳ 6 (445-48 ngày): hình thành các trấu bầu noãn và nướm nhụy cái
phát triển mạnh, mọc dài ra từ túi phôi tiểu noãn cũng phát triển mạnh.
- Thời kỳ 7 (49-52 ngày): trái phát triển mạnh, tiểu noãn trưởng thành
- Thời kỳ 8 (53-55 ngày): râu bắp phát triển mạnh mọc dài ra.

- Thời kỳ 9 (55-60 ngày): phun râu thụ phấn.
- Thời kỳ 10 (60-66 ngày): tạo hạt tích lũy chậm.
- Thời kỳ 11 (66-80 ngày): chín sữa hạt bắp đạt kích cỡ tối đa.
- Thời kỳ 12 (80-90 ngày): hạt chuyển vàng và khô chí hoàn toàn.
1.5 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY BẮP
Bắp là loại cây phàm ăn, để cây bắp sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất
cao phải trồng bắp trên các loại đất giàu dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu dinh
dưỡng phải bón phân bổ sung để cây bắp phát triển tốt, cho năng suất cao. Hiện nay,
ở Việt Nam, cây bắp được trồng trên các loại đất có đặc tính lý, hóa học khác nhau
nhưng đều có một điểm chung là đất nghèo chất dinh dưỡng, không đảm bảo cho
bắp sinh trưởng tốt để cho năng suất cao. Do vậy, khi tiến hành trồng bắp cần phải
hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp và đặc điểm của từng loại đất để xây dựng
chế độ bón phân thích hợp. Tùy theo mức độ hấp thu dưỡng chất và vai trò của
nguyên tố mà tác giả chia các chất dinh dưỡng thành 2 nhóm chính: nhóm nguyên
tố đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S và nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, Mo, B, Cu, Zn,
Mn (Nguyễn Bảo Vệ, 2003). Cây bắp cần rất nhiều các dưỡng tố như N, P, K, Ca và
ít nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo,...Theo Tạ Văn Sơn (1995) và
Cros (2000) cho rằng để trồng bắp đạt năng suất cao thì cần bón cân đối hàm lượng
đạm, lân, kali và nhu cầu về đạm, kali cao gấp hai lần so với lân. Tuy nhiên, việc
bón phân cho bắp còn tùy thuộc vào khả năng cung cấp, cố định dinh dưỡng của
từng loại đất do đó trước khi bố trí cây trồng thì việc xác định hàm lượng phân bón


11

cung cấp cho cây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển
tốt.
1.5.1

Đạm (N)

Cây bắp cũng như các loại cây khác rất cần N để sinh trưởng và phát triển. N

tham gia vào thành phần các axit amin, protein, các enzym, các chất kích thích sinh
trưởng... đây là những chất quan trọng nhất trong việc xây dựng và điều tiết sự phát
triển của thực vật. Cây trồng hấp thu đạm từ đất dưới hai dạng NO3- và NH4+ . Khi
cây bắp có đủ N sẽ sinh trưởng tốt, tạo ra năng suất sinh học và năng suất hạt cao.
Theo Chu Thị Thơm và ctv., (2005) cho rằng cây tập trung hút đạm nhiều nhất vào
giai đoạn cây con đến sau khi tạo hạt (25-75 NSKG). Giai đoạn này cây hút 86%
tổng lượng đạm cần thiết để tạo thân, lá, phát triển bộ rễ và trái. Thời gian đầu (25
NSKG) và giai đoạn cuối (25 ngày sau phun râu), cây hút đạm ít hơn 14%. Theo
Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng tuy lượng dinh dưỡng cây hút ít nhưng cũng rất
quan trọng vì thiếu đạm vào giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này
của cây. Khi thiếu N cây bị còi cọc, lá vàng, năng suất chất xanh thấp, năng suất hạt
bị giảm; Nếu thiếu N nhiều và kéo dài có thể không cho thu hoạch hạt. Nhu cầu N
trong cây thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Theo Dương Minh (1999) cho
rằng cây bắp chỉ mới sử dụng ¼ lượng nhu cầu N từ khi gieo hạt cho đến lúc gần
trổ. Theo Trần Thị Kim Ba (2008), bắp hấp thu nhiều N nhất từ 10 ngày trước khi
trổ đến 25 ngày sau khi trổ, lúc này mỗi ngày cây có thể hấp thụ 4,5 kg N/ha, trong
giai đoạn này cây bắp có thể sử dụng đến 55-60 % tổng nhu cầu N và cây bắp cần N
nhiều nhất trong thời kỳ tăng trưởng tích cực. Dương Minh (1999) cho rằng bắp cần
N trong suốt thời gian sinh trưởng nhưng ở trước giai đoạn chín sữa thì lượng N hấp
thụ được tích lũy ở lá, thân, cờ, lá bi và lõi sau đó thì được chuyển vị về hạt để dự
trữ (khoảng 2/3 tổng lượng N). Do đó, bón N cho cây cũng sẽ giúp gia tăng lượng
protein trong hạt. Theo Lê Hữu Phước (2009), chiều cao cây, đường kính thân, số lá
bắp trên cây đều gia tăng theo mức phân đạm. Trọng lượng trái đều có sự khác biệt
giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%, nghiệm thức 200 N cho trọng lượng trái
cao nhất (179 g), kế đến là nghiệm thức 150 N (137 g) và thấp nhất là nghiệm thức


12


0 N (62 g). Năng suất dao động từ 8,39 tấn/ha đến 12,3 tấn/ha, nhưng năng suất của
hai nghiệm thức 150 N và 200 N không có khác biệt về mặt thống kê (11,8 và 12,3
tấn/ha). Như vậy, theo Lê Hữu Phước (2009), thì với mức phân bón 150 N cho năng
suất cao, đem lợi lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao nhất cho giống bắp ngọt
Sugar 75 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.5.2 Lân (P)
Lân là một trong những chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, do lân có
trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong cây. Các quá trình
hình thành và tích lũy carbohydrate, protid, chất béo... đều có sự tham gia trực tiếp
hay gián tiếp của lân. Lân là thành phần của adenosine triphosphate (ATP), lân
đóng vai trò là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn vật chất và là thành phần
cần thiết để hình thành axit nucleic, phospholipid thúc đẩy đẻ nhánh và tăng cường
phẩm chất, chất lượng hạt. Lân đóng vai trò quan trọng trong phân chia tế bào giúp
cây trồng sinh trưởng nhanh, thúc đẩy quá trình hình thành rễ, đặc biệt là rễ bên và
lông hút, xúc tiến việc ra hoa, hình thành quả (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Sự hấp thụ P của bắp tăng theo sự phát triển của cây và thời kỳ tạo hạt cây bắp
cần P nhiều nhất. Tổng lượng P cây hấp thụ trong thời kỳ này là khoảng ½ tổng P
toàn vụ. Cây bắp rất dễ bị phản ứng thiếu P trong giai đoạn cây con, nhất là khi cây
được 4-6 lá. Khi cây thiếu P, cây bắp con phát triển chậm, thân lá màu xanh thẩm,
lùn và nếu thiếu trầm trọng thì lá bị nhỏ lại, xuất hiện màu tím đỏ ở bìa và chóp lá.
Ngoài đạm thì lân cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển
của cây bắp và cây hấp thụ lân dưới dạng H2PO4-, HPO42- . Lân giúp hệ thống rễ cây
phát triển mạnh, cây đứng vững, hút được nhiều dưỡng chất trong đất. Khi cung cấp
lân đầy đủ cây sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, tốt hơn, chín sớm, rút ngắn
thời gian sinh trưởng một cách hiệu quả. Bón phân lân vừa cải thiện điều kiện sinh
dưỡng, vừa làm tăng bề mặt lá và kéo dài thời gian sống của tán lá, tăng khả năng
đồng hóa của cây bắp. Theo Dương Minh (1999) và Sumner (1995), thì lân giúp cây
bắp tăng số lượng hoa cái, tăng số lượng hạt, trọng lượng hạt là một trong những
nhân tố giúp tăng năng suất bắp.



13

Ngoài ra lân còn là yếu tố quyết định phẩm chất hạt giống. Theo Đinh Thế
Lộc và ctv., (1975), có đến 75% lượng lân được cây trồng hấp thu tập trung trong
hạt, làm cho hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, màu sắc đẹp. Sự hấp thu lân của cây
bắp tăng theo sự phát triển của cây, lượng lân tích lũy trong cây chỉ bằng 1/2 lượng
đạm. Theo Chu Thị Thơm và ctv., (2005), lượng lân trong hạt ở tỷ lệ 0,55-0,6%
P2O5 và trong thân 0,3-0,35 %. Ở giai đoạn bắp có 3-4 lá, lân có vai trò quan trọng
dù nhu cầu không nhiều, giai đoạn đầu đến 15 ngày sau khi gieo bắp hấp thu lân chủ
yếu từ đất do vậy bón lân vào giai đoạn này sẽ tác động không nhiều đến sinh
trưởng của cây (Đinh Thị Thu Hà, 2006). Nhu cầu này tăng mạnh trong khoảng
thời gian 25-50 ngày sau khi gieo do cần cho sự phát triển bộ rễ, các cơ quan sinh
trưởng, tạo tiền đề cho năng suất sau này. Thời kỳ 50-100 ngày sau khi gieo (trước
trổ cờ đến làm hạt) cây hút lượng lân lớn nhất (65%) đặc biệt vào thời kỳ thụ phấn
tạo hạt. Thời kỳ chín yêu cầu lân giảm dần, 25 ngày trước khi thu hoạch cây chỉ hút
5% tổng nhu cầu của cây. Theo Dương Minh (1999), trong giai đoạn tạo hạt ngoài
lượng lân hấp thu thêm (1/2 tổng lân), một số lân ở lá, thân cờ, lá bi và lỏi đều được
chuyển vị về hạt làm tổng lân ở hạt chiếm ¾ tổng lân của cây (0,42-0,81% P2O5).
1.5.3 Kali (K)
Đối với cây bắp K được coi là nguyên tố quan trọng thứ 2 sau N, thể hiện
lượng hút xấp xỉ lượng hút của N. K có các vai trò chính sau: K cần thiết cho hoạt
động của keo nguyên sinh chất, kìm hãm sự thoát hơi nước, giảm thiệt hại của mô
do sương giá và nhiệt độ thấp; K nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh; K xúc
tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp tích lũy về hạt; K
thúc đẩy việc hút các nguyên tố dinh dưỡng khác như N, P... ; thúc đẩy quá trình
sống của cây. Khi thiếu K bắp sẽ nhỏ, cây bị đổ, mép lá bắp bị vàng, hạt dễ bong
khỏi lõi. Cây bắp hút K nhiều nhất trong thời kỳ tăng trưởng tích cực, mỗi ngày có
thể hấp thụ 0,67 g/cây. Cho đến khi trổ, cây đã hấp thụ được khoảng 60% tổng số

K. Trong giai đoạn tạo hạt, chỉ có K ở thân là được chuyển vị về hạt. Lượng K trong
hạt cũng chỉ chứa khoảng 35% tổng K.


×