Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG của xử lý CARBENDAZIM TRƯỚC và SAU THU HOẠCH đến sự XUẤT HIỆN BỆNH của TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ tại HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.81 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Văn Công

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CARBENDAZIM
TRƯỚC VÀ SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ
XUẤT HIỆN BỆNH CỦA TRÁI XOÀI
CHÂU
NGHỆ
HUYỆN
Trung tâm Học Liệu
ĐH Cần
ThơTẠI
@ Tài
liệu họcCÀNG
tập và nghiên cứu
LONG TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần thơ – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Nguyễn Văn Công

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CARBENDAZIM
TRƯỚC VÀ SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ


XUẤT HIỆN BỆNH CỦA TRÁI XOÀI
CHÂU
NGHỆ
HUYỆN
Trung tâm Học Liệu
ĐH Cần
ThơTẠI
@ Tài
liệu họcCÀNG
tập và nghiên cứu
LONG TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Thị Kim Ba

Cần Thơ – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Ảnh hưởng của xử lý Carbendazim trước và sau thu hoạch đến sự xuất hiện bệnh
của trái xoài Châu Nghệ tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh”
Do sinh viên: Nguyễn Văn Công thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày…...tháng……năm 2008

Cán bộ hướng dẫn

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trần Thị Kim Ba


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm đề tài:
“Ảnh hưởng của xử lý Carbendazim trước và sau thu hoạch đến sự xuất hiện bệnh
của trái xoài Châu Nghệ tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh”
Do sinh viên: Nguyễn Văn Công
Thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày:………………………………………….
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………………………………….
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG …………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày…...tháng……năm 2008
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Duyệt khoa
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ và tên: Nguyễn Văn Công
Giới tính: Nam
Ngày, tháng ,năm sinh: 30-12-1985
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Hoằng Hóa-Thang Hóa
Địa chỉ: Ấp 4, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1992 đến năm: 1997
Trường: tiểu học Nông Trường Sông Hậu
Địa chỉ: xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 1997 đến năm: 2001
Trường: trung học cơ sở Trần Ngọc Hoằng
Địa chỉ: xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Trung

3. Trung học phổ thông:
ThờiLiệu
gian đào
tạoCần
từ năm:
2001 @đến
năm:
2004
tâm Học
ĐH
Thơ
Tài

liệu
học tập
Trường: trung học phổ thông Trần Ngọc Hoằng
Địa chỉ: xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Ngày

và nghiên cứu

tháng
năm 2008
Người khai kí tên

Nguyễn Văn Công


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng
Ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người, mang lại cho con niềm
tin và nghị lực để vượt qua tất cả khó những khăn trong cuộc sống.
Xin tỏ lòng biết ơn
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những
lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
TS. Trần Thị Kim Ba đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến xác thực
góp phần hoàn chỉnh luận văn này.
Chân thành biết ơn
Cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Xuân Thu đã quan tâm và dìu dắt lớp hoàn thành
tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn


Trung tâm Học
ĐH
@Khoa
TàiHọc
liệuCây
học
tậpkhoa
và Nông
nghiên
cứu
Quý Liệu
thầy cô,
cánCần
bộ củaThơ
bộ môn
Trồng,
Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thí
nghiệm.
Thân gửi về
Các bạn lớp Trồng Trọt khóa 30 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong
tương lai.


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang


Danh sách hình

viii

Danh sách bảng

iv

Tóm lược

xi

MỞ ĐẦU
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1
3

1.1 Đặc điểm của giống xoài Châu Nghệ

3

1.2 Một số bệnh thường gặp trên xoài sau thu hoạch

3

1.2.1 Bệnh thán thư

4


1.2.2 Bệnh thối đầu trái

6

1.2.3 Bệnh thối trái

7

Trung tâm1.3Học
Liệu
ĐH Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên8 cứu
Sơ lược
về thuốc
trừ nấmThơ
Carbendazim
1.3.1 Công thức hóa học của Carbendazim

8

1.3.2 Sản xuất và ứng dụng

9

1.3.3 Tác động của Carbendazim

9

1.3.4 Ứng dụng của Carbendazim trong bảo quản trái cây sau thu hoạch 9

1.4 Các biện pháp phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch

11

1.4.1 Xử lý bằng hoá chất

12

1.4.2 Xử lý nhiệt

12

1.4.3 Biện pháp bao trái

13

1.4.4 Biện pháp điều chỉnh thành phần không khí

13

1.4.5 Biện pháp sinh học

13

2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Phương tiện

14
14


2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

14

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

14


2.2 Phương pháp

14

2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm

14

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

16

2.2.3 Xử lý số liệu

19

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

3.1 Phần trăm trái bị bệnh sau khi xử lý Carbendazim


20

3.2 So sánh phần trăm trái bệnh do thán thư và thối đầu trái

23

3.21 Phần trăm trái bị bệnh thán thư

23

3.2.2 Phần trăm trái bị bệnh thối đầu trái

24

3.2.3 So sánh phần trăm trái bệnh do thán thư và thối đầu trái

24

3.3 Chỉ số bệnh

29

3.4 Các đặc tính phẩm chất trái

32

3.4.1 Độ cứng của trái

32


3.4.2 Màu sắc vỏ trái

33

Trung tâm Học
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên34cứu
3.4.3Liệu
Hàm lượng
TSS (%)
3.4.4 Trị số pH
3.5 Hàm lượng Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch

34
35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ CHƯƠNG

44



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1

Công thức cấu tạo của Carbendazim

8

3

Xử lý thuốc trong nghiệm thức phun

15

4

Xử lý thuốc trong nghiệm thức ngâm

15

2

Dụng cụ đo tỷ trọng

17


5

Phần trăm trái bị bệnh theo thời gian sau khi thu hoạch ở những thời
điểm xử lý Carbendazim khác nhau

21

6

Phần trăm trái bị bệnh theo thời gian sau khi thu hoạch ở những
nồng độ xử lý Carbendazim khác nhau

22

7

Phần trăm (%) trái bị bệnh theo thời gian sau khi thu hoạch ở những
thời điểm xử lý Carbendazim khác nhau do (a) bệnh thán thư và (b)
bệnh thối đầu trái

26

8

Phần trăm trái bị bệnh theo thời gian sau khi thu hoạch ở những
nồng độ xử lý Carbendazim khác nhau do (a) bệnh thán thư và (b)
bệnh thối đầu trái.

28


9

Chỉ số bệnh (%) theo thời gian sau khi thu hoạch ở những thời điểm
xử lý Carbendazim khác nhau

30

10

Chỉ số bệnh (%) theo thời gian sau khi thu hoạch ở những nồng độ
xử lý Carbendazim khác nhau

31

11

Sự phát triển của bệnh ngày thứ 12 sau khi thu hoạch

32

112

Dư lượng (µg/kg) Carbendazim trong trái xoài Châu Nghệ sau khi
thu hoạch

36

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Dư lượng của Carbendazim trên trái một số loại cây (FAO, 2008)

12

2

Dư lượng Carbendazim trên một số loại cây ăn trái theo tiêu chuẩn
của Australia Pesticides và Veterinary Medicine Authority (2007)

12

3

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

15

4

Phần trăm trái xoài Châu Nghệ bị bệnh ngày thứ 12 sau khi thu

hoạch

20

5

Phần trăm trái xoài châu nghệ bị bệnh thán thư của ngày thứ 12 sau
khi thu hoạch

23

6

Phần trăm trái xoài châu nghệ bị bệnh thối đầu trái của ngày thứ 12
sau khi thu hoạch

24

Chỉ số bệnh (%) ngày thứ 12 sau khi thu hoạch
Trung tâm7 Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên29cứu
8

Độ cứng (kgf/cm2) của trái xoài Châu Nghệ sau khi giú chín được
xử lý với 3 nồng độ Carbendazim ở 3 thời điểm

33

9


Màu sắc (∆E) của trái xoài Châu Nghệ sau khi giú chín được xử lý
Carbendazim với 3 nồng độ ở 3 thời điểm

33

10

Hàm lượng TSS (%) của trái xoài Châu Nghệ khi giú chín được xử
lý Carbendazim với 3 nồng độ ở 3 thời điểm

34

10

Trị số pH của trái xoài Châu Nghệ sau khi giú chín được xử lý
Carbendazim với 3 nồng độ ở 3 thời

35


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Công

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



NGUYỄN VĂN CÔNG, 2008. “Ảnh hưởng của xử lý Carbendazim trước và sau
thu hoạch đến sự xuất hiện bệnh của trái xoài Châu Nghệ tại huyện Càng Long tỉnh
Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kim Ba
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của xử lý Carbendazim trước và sau thu hoạch đến sự xuất
hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ sau thu hoạch tại Càng Long-Trà Vinh”
được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thời điểm và nồng độ xử lí Carbendazim có
hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch, đồng thời có dư lượng thuốc
trong trái dưới ngưỡng cho phép. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm
2 nhân tố: (1) 3 thời điểm xử lý (3 ngày , 7 ngày trước khi thu hoạch và ngâm trái
ngay sau khi thu hoạch); (2) 3 nồng độ Carbendazim (đối chứng, 500 ppm, 1000
ppm), với 9 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy: Phun Carbendazim 3
ngàyHọc
trước Liệu
khi thuĐH
hoạch
ở nồng
độ 500
sự xuất
trên trái
Trung tâm
Cần
Thơ
@ ppm
Tài hạn
liệuchếhọc

tậphiện
và bệnh
nghiên
cứu
xoài Châu Nghệ; Phun Carbendazim 3 ngày trước khi thu hoạch và phun 7 ngày
trước khi thu hoạch làm cho bệnh thán thư và thối đầu trái xuất hiện chậm hơn một
ngày so với ngâm trái ngay sau khi thu hoạch; Carbendazim ở nồng độ 1000 ppm và
500 ppm không ngăn chặn được bệnh xuất hiện trên trái xoài Châu Nghệ một cách
hoàn toàn, làm cho bệnh xuất hiện chậm hơn hai ngày so với đối chứng;
Carbendazim nồng độ 1000 ppm, 500 ppm được phun 7 ngày, 3 ngày trước khi thu
hoạch và ngâm trái ngay sau khi thu hoạch không làm thay đổi độ cứng, màu sắc và
trị số pH, nhưng làm cho hàm lượng TSS giảm; Dư lượng Carbendazim trong trái
xoài Châu Nghệ sau khi thu hoạch rất thấp (3,8-152,8 µg/kg) dưới ngưỡng cho phép
của FAO năm 2008 (2000 µg/kg).


MỞ ĐẦU
Xoài (Mangifera indica L.) là một trong những loại trái cây có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xoài Châu Nghệ (hay còn gọi là xoài Châu Hạng Võ) là loại trái cây đặc sản, nổi
tiếng của tỉnh Trà Vinh. Điểm nổi bật của xoài Châu Nghệ là ngon ngọt, trái to đã
được đăng ký thương hiệu. Do đó để giữ vững được thương hiệu thì trái xoài khi
sản xuất ra đòi hỏi phải có chất lượng cao và không bị khuyết tật. Hiện nay, bệnh
sau thu hoạch là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng trái và
tăng tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch. Tổn thất sau thu hoạch ước tính từ 25% ở các nước
phát triển và 50% hoặc cao hơn ở các nước đang phát triển (Nguyễn Thị Tuyết Mai,
2005). Các loại nấm gây bệnh ít nhiều cũng hiện diện trên cuống và bề mặt vỏ trái
sau thu hoạch, khi có điều kiện thuận lợi như trái chín, nhiệt độ và ẩm độ môi
trường cao hay do trầy xướt… thì nấm sẽ phát triển và gây hư thối, mất giá trị
thương phẩm trong quá trình tồn trữ và vận chuyển.


Trung tâm Học
Thơ
Tàisauliệu
tậplà và
nghiên
cứu
Các Liệu
bệnh ĐH
chủ Cần
yếu trên
trái@
xoài
thuhọc
hoạch
bệnh
thán thư
(Colletotrichum gloeosporides) và bệnh thối cuống (Lasiodiplodia, Dothiorella
spp., Phomopsis magiferae) (Sang chote, 1987). Những bệnh này làm giảm đáng
kể giá trị thương phẩm của xoài trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Nấm bệnh
trên trái xoài sau thu hoạch là một vấn đề cần đươc quan tâm. Carbendazim là loại
thuốc hóa học có khả năng trừ nấm rất có hiệu quả, đã được nhiều quốc gia trên thế
giới sử dụng rất lâu đời, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo quản trái cây sau thu hoạch.
Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng loại thuốc trừ nấm này rất phổ biến trong
phòng trừ bệnh sau thu hoạch trên nhiều loại cây ăn trái như chuối, măng cụt, xoài,
bưởi, cam, quýt,... Trên xoài Châu Nghệ không những chưa có những nghiên cứu
về ảnh hưởng của loại thuốc này đến các bệnh sau thu hoạch mà cũng chưa xác
định khả năng lưu tồn của thuốc trong trái.
Từ những thực tế trên mà đề tài: “Ảnh hưởng của thuốc Carbendazim xử lý
trước và sau thu hoạch đến sự xuất hiện bệnh trên trái xoài Châu Nghệ tại huyện

Càng Long tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm mục tiêu xác định thời điểm và


nồng độ xử lí Carbendazim có hiệu quả trong việc phòng trừ nấm bệnh sau thu
hoạch đồng thời có dư lượng dư lượng thuốc trong trái dưới ngưỡng cho phép.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm của giống xoài Châu Nghệ
Theo Sở Nông Nghiệp tỉnh Trà Vinh thì giống xoài Châu Nghệ (còn gọi là
xoài Đốc Nghệ, xoài Châu Hạng Võ) trồng tập trung chủ yếu 2 huyện Càng Long
và Cầu Kè. Riêng tại huyện Càng Long phân bố trong 10 xã và thị trấn với diện tích
khoảng 1.700 ha, đa số được nông dân trồng bằng hột. Đến nay đã hình thành được
vùng trồng tập trung, trồng nhiều ở 3 xã: Nhị Long, Nhị Long Phú và Đại Phước.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Châu Thanh Tùng (2003), xoài Châu Nghệ là
giống xoài dễ ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao, trái có màu vàng nghệ rất đẹp,
cây chịu đựng và mọc tốt ngay cả trong điều kiện đất thấp trũng, mặn và phèn của
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Xoài thường ra hoa vào tháng 12-1 dương lịch,
thời gian trổ hoa đến chín từ 100-110 ngày. Thời điểm thu hoạch chính từ tháng 4
đến tháng 5 dương lịch. Vỏ có cấu trúc mịn, chỗ đính cuốn trái bằng phẳng, vai

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lưng trái dốc nhiều nhưng vai bụng trái uốn cong lên, đầu trái và đuôi trái đều tròn.

Khi chín vỏ trái có màu vàng nghệ rất đẹp. Thịt trái có mùi thơm, mịn, ít xơ, tỷ lệ
thịt trái chiếm 81,9%, có hàm lượng đường 8,73%, TSS là 14,4% và pH là 4,5 nên

trái ngọt có vị chua nhẹ, rất ngon, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng, nhất là người
phương Tây. Vỏ trái dày có khả năng vận chuyển xa và bảo quản được lâu, nên đã
mở ra hướng xuất khẩu cho trái xoài Châu Nghệ (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Châu
Tùng, 2003).
1.2 Một số bệnh thường gặp trên xoài sau thu hoạch
Tiến trình chín xảy ra nhanh và dễ bị nấm bệnh tấn công do tổn thương là
những yếu điểm làm cho trái xoài bị giới hạn thời gian tồn trữ, bệnh gây hại quan
trọng nhất trên xoài là bệnh thán thư (Johnson và Coates, 1993). Một bệnh khác
cũng làm hư hỏng trái sau thu hoạch là bệnh thối đầu trái, do nấm Diplodia, đã
được công bố là bệnh đáng quan tâm ở Ấn Độ (Pathak và Srivastava, 1969). Ngoài
ra còn một số bệnh khác trên trái xoài tuy gây hại không phổ biến nhưng cũng gây


nhiều tổn thất cho nông sản là bệnh thối trái do nấm Alternaria, bệnh thối nâu, bệnh
mốc xám và bệnh thối do vi khuẩn (Mitra, 1997).
Nhiều nguồn bệnh chủ yếu gây hại trước thu hoạch, xâm nhiễm nông sản từ
ngoài đồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển hoặc nhiễm trong quá trình thu
hoạch. Những mầm bệnh này thường tồn tại ở dạng tiềm ẩn hay âm ỉ nhưng chúng
vẫn có khả năng hình thành vết bệnh. Sự ngưng nghỉ xảy ra ở giai đoạn phát triển
của nấm chủ yếu là do những trở ngại về mặt vật lý, ví dụ như lớp sáp trên bề mặt
và lớp cutin, các lớp này gây trở ngại cho sự nẩy mầm hoặc sự xâm nhiễm. Những
chất ức chế được hình thành trước đó trên vỏ trái xoài do sự kết hợp của resorcinol
cũng có thể ức chế xa hơn sự xâm nhiễm (Prusky và Plumbley, 1992). Do sự chín
của trái, những chất ức chế này bị suy giảm nên các nấm bệnh sẽ dễ dàng tấn công.
Vì vậy, khi sản phẩm thu hoạch bắt đầu chín hoặc già thì những mầm bệnh này sẽ
thoát ra khỏi trạng thái tiềm ẩn hay âm ỉ và thâm nhập vào mô cây chủ, cuối cùng
gây ra các triệu trứng thấy được (Sommer, 1985a). Tình trạng này rất phổ biến với
tất cả các nguồn bệnh kể cả Dothorella dominicana




Colletotrichum

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
gloeosporioides là những mầm bệnh sau thu hoạch gây ra bệnh thối cuống ở trái

xoài và bệnh thán thư, đồng thời các loại bệnh này được xem là các loại bệnh có
nguồn gốc nội sinh (Coast và Gowanlock, 1994; Johnson và Shangchote, 1994). Do
đó, nguồn bệnh ngoài đồng đóng vai trò khá quan trọng trong việc bộc phát bệnh
trong quá trình bảo quản (Nguyễn Mạnh Khải và ctv., 2006). Ở Việt Nam, theo kết
quả nghiên cứu của Chomchalow (2004) cho rằng những bệnh gây hại chính trên
trái xoài sau thu hoạch là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và
bệnh thối đầu trái do nấm Diplodia natalensis.
1.2.1 Bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosprioides tấn công trên xoài là
một bệnh quan trọng trước và sau thu hoạch của tất cả các vùng trồng xoài trên thế
giới (Litz, 1997). Nấm Colletotrichum spp. được xem là mầm bệnh chính trên thế
giới, có dãy ký chủ rất rộng, gây bệnh trên nhiều loại cây trồng và gây thất thu về
kinh tế không những ở vùng nhiệt đới mà còn cả ở vùng bán nhiệt đới và ôn đới.


Bệnh được tìm thấy ở tất cả các phần của cây ở trên mặt đất. Theo Nguyễn Thị Thu
Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) cho biết bệnh xuất hiện đầu tiên ở nướm trái, làm
cho nướm bị mềm và thâm đen. Bệnh chỉ xâm nhập và phát triển tại những vết
thương trên vỏ trái hoặc ở vị trí cuống trái (Đường Hồng Duật, 2000). Bệnh có thể
tấn công trên trái từ lúc còn non đến thu hoạch (Lê Ngọc Bình và Hà Văn Thành,
2001). Theo khảo sát của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (2002), lúc đầu
vết bệnh là những đốm nhỏ hình cầu, có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều
đốm kết hợp với nhau thành đốm lớn hơn và lõm vào phần thịt trái, đốm bệnh có
thể lan ra bao quanh trái, làm thịt trái chai sượng và thối, sau đó rụng đi. Một

nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kiều (2001) cho biết vết bệnh có nhiều vòng đồng
tâm, trong vòng mang nhiều ổ nấm li ti màu nâu đen. Tâm vết bệnh có những sợi tơ
nấm màu trắng mọc đan xen nhau, những vết bệnh ướt thì không thấy các vòng
đồng tâm, ổ nấm và bào tử vết bệnh chỉ là một vùng tròn màu nâu sáng, viền nâu
đỏ, trên bề mặt vết bệnh có phủ lớp khuẩn ti màu trắng ở tâm.
Nấm Colletotrichum gloeosporioides đã bám, định vị được trên vỏ của trái

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
non và vẫn sống ở trạng thái nghỉ cho tới khi trái bắt đầu chín. Ở trái chín, trước

hoặc sau khi thu hoạch có thể phát triển những đốm hư hỏng màu đen hoặc đen nâu
dễ thấy. Trong điều kiện ẩm độ cao, bào tử nẩy mầm và trôi theo nước mưa hoặc
sương làm bệnh phát triển mạnh và lây lan rộng (Webber, 1973). Do đó, bệnh gây
hại nặng vào mùa mưa hay trời có nhiều sương. Thông thường bào tử
Colletotrichum spp. nẩy mầm trong nước sau 4 giờ và sau đó bắt đầu xâm nhiễm
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Sợi nấm tiến hành xâm nhiễm bằng cách
tấn công len lõi giữa hai vách tế bào ký chủ, trong quá trình đó chúng tiết ra enzyme
và độc tố phân hủy vách tế bào và màng nguyên sinh chất của ký chủ để hấp thu
dưỡng chất (Phạm Văn Kim, 2000). Theo Lê Ngọc Bình và ctv. (2004), trên 3 dòng
nấm Colletotrichum gloeosporioides thu thập được ở 3 tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ và
Đồng Tháp thì nấm phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 20-30oC, ở 15oC và 35oC
không thích hợp cho sự phát triển nhưng vẫn tồn tại dạng bào tử phân sinh, khi gặp
điều kiện thuận lợi bào tử phân sinh bắt đầu nẩy mầm và phát triển.


1.2.2 Bệnh thối đầu trái
Bệnh thối đầu trái do Diplodia gây ra phân biệt khá rõ so với các bệnh do
nấm Colletotrichum gloeosporioides, Aspergillus niger, Macrophoma mangifereae
và một số nấm khác. Bệnh này được công bố đầu tiên vào năm 1964 ở Ấn Độ, đồng
thời cũng được tìm thấy và khảo sát ở Burma, Ceylon, Philippine, Mauritius và Mỹ.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định nấm bệnh, nguồn lây bệnh và
cách thức xâm nhiễm, giai đoạn xâm nhiễm và xâm nhiễm thứ cấp trên trái (Pathak
và Srivastava, 1969). Theo Pathak và Srivastava (1969), bệnh thối đầu trái trên xoài
do nấm Diplodia gây ra trong quá trình vận chuyển và tồn trữ là một loại bệnh rất
quan trọng, bệnh này chỉ xuất hiện lúc trái chín. Trong giai đoạn đầu, vỏ bên ngoài
trái bị sẫm màu ở khu vực xung quanh cuống trái. Sau đó vùng bị nấm tấn công sẽ
lớn ra thành một đốm tròn lớn màu nâu đen, khi thời tiết ẩm, vết bệnh lớn ra rất
nhanh làm toàn bộ trái chuyển sang màu đen chỉ trong vòng 2-3 ngày (Võ Thanh
Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm, 1993). Phần thịt trái nơi vết bệnh trở nên nâu và
mềm hơn, cuống trái bị khô đi. Bào tử không được hình thành cho đến khi trái bị hư

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hỏng hoàn toàn dưới điều kiện ẩm khoảng hơn sau một tháng. Trong điều kiện khô

trái bị khô đen.
Cách tự nhiên duy nhất để xâm nhiễm trên những trái không bị vết thương là
nấm bệnh tiếp xúc với cuống trái hoặc vết sẹo trên cuống trái. Sự xâm nhiễm không
xảy ra ở vỏ của những trái không bị thương tổn bên ngoài, thậm chí cho đến khi trái
chín hoàn toàn. Nguồn để lây truyền chủ yếu là những nhánh con chết hoặc vỏ cây
xoài. Trái có hoặc không có cuống, không được bao gói sau thu hái có thể bị thối
đầu trái lên đến 9-24%, đặc biệt ở giai đoạn chín. Khi những trái này được bao gói
ngay lập tức sau thu hái sẽ không bị bệnh này tấn công (Prakash và Srivastava,
1987). Nấm gây bệnh thối đầu trái lưu tồn trên cành và thân cây bị bệnh, khi có
mưa bào tử nấm sẽ được phóng thích vào không khí và sẽ xâm nhiễm vào cuống
trái, nhất là khi cuống trái đã bị rụng đi. Bệnh gây thối trái khá quan trọng sau khi
thu hoạch, bệnh tấn công trên vỏ trái, quanh cuống trái.


1.3.3 Bệnh thối trái
Aspergillus niger là một loại nấm phổ biến nhất gây ra bệnh thối trái sau thu

hoạch. Tuy nhiên, những nấm khác cũng gây ra triệu chứng thối trái. Những đốm
với sự đa dạng về màu sắc cũng như kích thước thường xuất hiện trên trái đang chín
hoặc đã chín. Bệnh này làm cho trái trở nên mềm, thịt nhão, và không thể tiêu thụ
được (Mithal, 1976). Theo Johnson và Coates (1993), bệnh thối trái gây ra bởi
Ladiodiplodia theobromae, Dothiorella spp., Phomopsis mangiferae và một số nấm
khác là bệnh quan trọng sau thu hoạch đối với các loại trái nhiệt đới và bán nhiệt
đới bao gồm xoài, bơ, cây có múi,.... Ladiodiplodia theobromae là loài nấm có phổ
ký chủ rộng, phân lập được từ nhiều loài cây tàn dư thực vật và trong đất, đều có thể
lây nhiễm và gây bệnh thối cuống xoài sau thu hoạch (Nguyễn Mạnh Khải và ctv.,
2006). Ở Úc, Dothiorella spp. là tác nhân chính gây bệnh thối trái trên xoài. Nấm
bệnh thối trái hiện diện ở các cành xoài trưởng thành. Sợi nấm xâm nhiễm vào hoa
và trong một số điều kiện nào đó sẽ lây nhiễm lên cuống trái. Sự xâm nhiễm tiếp tục
cho đến trái già và trái sau thu hoạch. Johnson (1992) đã chứng minh rằng sự lây

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhiễm bệnh SER do nấm Dothiorella dominicana có thể là hậu quả của việc ký sinh

bên trong xâm thực từ cuống nhỏ và cuống quả rồi nhiễm vào quả đang chín.
Những nguồn lây lan khác có thể mầm bệnh sinh ra từ cành non, hoặc cây bị bệnh.
Theo Prusky và ctv. (2004), xoài ở Israel rất dễ mẫm cảm với bệnh thối trái do
Alternaria alternata, Phomopsis spp. và Lasiodiplodia spp.. Ở Bangalore, miền
Nam Ấn Độ, một bệnh sau thu hoạch mới trên xoài cũng được ghi nhận do nấm
Pestalotiopsis glandicola gây ra, nguồn bệnh hiện diện quanh năm chủ yếu từ lá
(Ullasa và Rala, 1989).
Theo Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm (1993), bệnh thối trái do mốc
đen trên xoài do nấm Aspergillus niger. Trái có đốm màu xám, bất dạng. Vết bệnh
có thể liên kết tạo thành vùng thối nâu sậm hay đen. Vỏ trái bị thối mềm, lõm
xuống. Bào tử nấm có trong không khí nhiễm vào trái qua các vết thương. Ngoài ra,
còn có bệnh hại trên trái do nấm Rhizopus stolonifer xuất hiện sau thu hoạch gây hại
rãi rác trên trái trong điều kiện ẩm độ cao. Trên trái những vết hư hỏng nhạt màu,



ướt nước xuất hiện, nấm bệnh có thể phát triển gây hại trên toàn trái. Bệnh có thể
lan truyền từ trái này sang trái khác hoặc từ những công cụ, vật liệu bao gói bị
nhiễm nấm (Scott, 2004).
1.3 Sơ lược về thuốc trừ nấm Carbendazim
Hiện nay, nhiều loại hóa chất được dùng trong bảo quản nông sản để kiểm
soát hư hỏng sau thu hoạch của trái cây nhưng hầu hết các hóa chất đều ức chế sự
nẩy mầm của bào tử nấm hay làm giảm tốc độ nẩy mầm và khả năng tăng trưởng
của chúng sau nẩy mầm (Nguyễn Minh Thủy, 2000; Lâm Thị Mỹ Nương, 2001).
Nguyễn Mạnh Khải và ctv. (2007) cho rằng việc xử lý hóa chất phòng trừ cho nông
sản còn phụ thuộc vào lượng xâm nhiễm ban đầu, độ sâu lây nhiễm trong mô ký
chủ, tốc độ xâm nhiễm, nhiệt độ, ẩm độ và độ sâu thâm nhập của hoá chất. Do đó,
thành công của một loại hóa chất còn tùy thuộc vào điều kiện thuận lợi và biện pháp
xử lí như: nhúng trái, xông hơi, bao gói,….
1.3.2.Học
CôngLiệu
thức hóa
của Carbendazim
Trung tâm
ĐHhọc
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1.2 Công thức cấu tạo của Carbendazim
Carbendazim là chất bột có màu xám trắng.
Công thức hóa học: C9H9N3O2
Mã nhận dạng CAS number: 10605-21-7
Trọng lượng phân tử: 191.187 g/mol
Nhiệt độ nóng chảy: 302-307 °C

Những tên gọi khác: Methyl (1H-benzimidazol-2-yl) carbamate, Carbendazol
(ZMAF), methyl-2-benzimidazole carbamate (MBC, MCB, BCM, BMC)


1.3.2 Sản xuất và ứng dụng
Vào năm 1988, sản lượng carbendazim toàn cầu xấp xỉ 3600 tấn. Nó là một
chất thuộc nhóm thuốc diệt nấm benzimidazole được dùng rộng rãi nhất.
Carbendazim thường được dùng như chất ngăn ngừa các bệnh thực vật ở cây ăn
trái, rau quả, ngũ cốc,... Liên minh châu Âu (EU) và cơ quan quốc tế nghiên cứu về
ung thư (IARA) không đưa Carbendazim vào danh sách các chất có khả năng gây
ung thư. Riêng cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USRPA) xếp chất này vào
nhóm C – có thể gây ung thư.
1.3.3. Tác động của Carbendazim
Đối với môi trường: Carbendazim là chất gây hại cho các sinh vật sống dưới
đất và dưới nước. Đối với con người: Được đánh giá là có độc tính thấp. Khi tiếp
xúc với da và mắt sẽ gây bỏng rát. Theo các nghiên cứu trên động vật, tiếp xúc
thường xuyên và lâu dài với carbendazim có thể tác động xấu đến quá trình sinh sản

Trung tâm
Học
Liệu
ĐHCarbendazim
Cần Thơxâm
@ nhập
Tài vào
liệucơhọc
tậpvật
vàmáu
nghiên
cứu

và phát
triển
ở người.
thể động
nóng chủ
yếu qua đường miệng, không xâm nhập qua da. Khi đã xâm nhập vào cơ thể qua
đường miệng, Carbendazim sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và loại thải qua nước
tiểu và phân. Dựa trên phân tích khẩu phần ăn hàng ngày và mức dư lượng tối đa
cho phép, các tổ chức UNEP/ILO/WHO xếp Carbendazim vào nhóm ít có khả năng
gây nguy cơ về sức khỏe đối với cộng đồng.
1.3.4 Ứng dụng của Carbendazim trong bảo quản trái cây sau thu hoạch
Theo Trần Lâm Ban (1993) và Nguyễn Trần Oánh (1997), Carbendazim có
hiệu quả phòng trị nhiều bệnh trên cây ăn trái, rau đậu. Thuốc có hiệu quả cao trong
việc chống lại các loại nấm bệnh thuộc nhóm Ascomycetes, Fungi imperfecti và
Basidiomycetes. Ngoài ra, Carbendazim cũng có hiệu quả cao trên ngũ cốc, cây
công nghiệp của những vùng khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam (Đào Văn Hoằng,
2005). Theo Phạm Văn Biên và Bùi Cách Tuyến (2000) sử dụng Carbendazim ở
nồng độ 0,1 - 0,15% phun ướt đều lên cây có thể trừ đựợc các bệnh mốc xám, đốm


lá, thối trái trên các cây ăn trái như nho, cam, quýt, xoài,… Trên ớt, Carbendazim
(Arin 50SC của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và dịch vụ Ngọc Tùng) có
hiệu quả ức chế cao đối với 5 chủng Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư ở cả 3
nồng độ thấp hơn so với khuyến cáo, theo khuyến cáo và cao hơn so với khuyến cáo
(Trương Thị Thiên Triều, 2007). Trên dưa leo, Carbendazim (Cardan 50SC) có hiệu
quả ức chế khuẩn ty của đa số các chủng nấm Colletotrichum sp (Lê Thị Mai Thảo
và Nguyễn Văn Bình, 2005).
Trên cam Sành, xử lý thuốc diệt nấm Carbendazim ở 2 nồng độ 500 ppm và
1000 ppm có hiệu quả tốt trong việc phòng trừ nấm bệnh và kéo dài thời gian bảo
quản trái cam Sành sau thu hoạch 8 tuần ở nhiệt độ 8oC và ẩm độ 80%. Trong đó,

nghiệm thức xử lý với Carbendazim 500 ppm cho kết quả tốt nhất (Nguyễn Thị
Tuyết Mai, 2005). Trên xoài, phun Carbendazim có thể phòng trị bệnh thối trái và
bệnh thán thư (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Theo Nguyễn Văn Ên
(2003) Carbendazim có hiệu quả ức chế sự phát triển của sợi nấm Colletotrichum
sp. chủng X. ChT. gây nên bệnh thán thư trên một số giống xoài ở huyện Châu

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thành, thành phố Cần Thơ và có hiệu quả cao nhất trong 6 loại thuốc được thử
nghiệm (Carben 50SC (Carbendazim), Nustar 40EC, Dithane M45, Copper-B
75WP, Antracol 70WP và Copper-Zinc 85WP). Xử lý 0,1% Carbedazim + 6%
waxol trên xoài Kesar làm cho TSS tăng chậm, giảm hàm lượng đường và đường
tổng số và làm giảm pH nhẹ trong suốt quá trình tồn trữ. Những trái xoài được làm
mát ở nhiệt độ 10oC trong 12 giờ trước khi xử lý waxol + Carbedazim và tồn trữ
lạnh có thời gian tồn trữ rất lâu khoảng 50 ngày sau khi thu hoạch, trong khi đó, trái
không được xử lý mát trước chỉ tồn trữ được 46 ngày và trái để trong điều kiện
nhiệt độ phòng chỉ bảo quản được 20 ngày. Sự giảm trọng lượng sinh lý chậm nhất
ở nghiệm thức xử lý với Carbendazim + waxol. Qua đánh giá cảm quan trong thí
nghiệm này cũng cho thấy màu sắc, hương vị và độ bóng mịn cao nhất ở những trái
được xử lý Carbendazim + waxol (bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng)
(Dhemre và Waskar, 2004).


Bảng 1.1 Dư lượng của Carbendazim trên trái một số loại cây (FAO, 2008)
Loại trái cây

Hàm lượng Carbendazim (mg/kg)



2


Xoài

2

Chuối

0,2

Cà chua

0,5

Khóm

5

Đào

2

Mận

0,5

Bảng 1.2 Dư lượng Carbendazim trên một số loại cây ăn trái theo tiêu chuẩn của
Australia Pesticides và Veterinary Medicine Authority (2007)

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần
@ Tài

học tập và nghiên cứu
LoạiThơ
trái cây
MRLliệu
mg/kg


3

Chuối

1

Citrus

10

Mãng cầu xiêm

1

Nho

3

Vãi

10

Xoài


5

Pome fruits

5

1.4 Các biện pháp phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch
Bệnh trên trái xoài sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến sự thất thoát về số
lượng và phẩm chất trái. Hiện nay, quản lý bệnh trên xoài sau thu hoạch đạt được
hiệu quả bằng cách hết hợp việc sử dụng các loại thuốc trừ nấm trước và sau thu
hoạch, vệ sinh vườn và quản lý nhiệt độ sau thu hoạch. Mầm bệnh sau thu hoạch


hiện diện trên lá, trên thân và trên hoa vì vậy quản lý trên cánh đồng rất quan trọng
trong việc làm giảm mất mát sau thu hoạch.
1.4.1 Xử lý bằng hoá chất
Các loại thuốc để xử lý sau thu hoạch rất đa dạng và mang lại hiệu quả cao.
Theo Salunkhe và Desai (1975) xử lý hoá chất là một yêu cầu không thể thiếu được
để kiểm soát tổn thất sau thu hoạch. Thành công của việc xử lý hóa chất tùy thuộc
vào mật số bào tử ban đầu trên vỏ trái, độ sâu của mô bị nhiễm bệnh, tốc độ xâm
nhiễm, nhiệt độ, ẩm độ và độ sâu thâm nhập của hoá chất. Song song với các biện
pháp sau thu hoạch, biện pháp phòng ngừa trước thu hoạch cũng góp phần tích cực
vào việc giảm thất thoát do nấm sau thu hoạch. Dubouet (1981) nhận thấy rằng
trước khi thu hoạch phun Benomyl 250 ppm 2 tuần/lần có hiệu quả tốt trong phòng
bệnh thối đầu trái do nấm Diplodia.
1.4.2 Xử lý nhiệt

Trung tâm Học
ĐH cho

Cần
học
tập tác
vàdụng
nghiên
cứu
ViệcLiệu
xử lý nhiệt
tráiThơ
được @
quanTài
tâm liệu
đặc biệt
vì ngoài
tiêu diệt
hoặc ức chế sự phát triển sâu bệnh thì nó không để lại dư lượng hóa chất có hại cho
sức khỏe người tiêu dùng (Nguyễn Thị Xuân Hiền, 2000). Xử lý nhiệt có thể là
ngâm trái vào nước nóng, cho trái qua hơi nước nóng (Coates và ctv., 1993) qua
dòng không khí nóng (Lurie, 1998) hoặc rửa trái bằng nước nóng. Một số loại bệnh
rất nhạy cảm với xử lý nhiệt, nhúng nhanh trong nước nóng hoặc trong khí nóng
cưỡng bức có thể kiểm soát bệnh hại một cách hiệu quả, đặc biệt là giảm được bệnh
hại do vi khuẩn cho mận, đào, đu đủ, … (Shewfelt, 1986). Theo Đỗ Minh Hiền và
ctv. (2002), xử lý nước nóng ở nhiệt độ 52oC trong 10 phút có thể ngăn ngừa được
bệnh thán thư nhưng không hạn chế được bệnh thối đầu trái trên xoài Cát Hòa Lộc.
Xử lý trái bằng nước nóng kết hợp với hơi nước nóng làm màu sắc vỏ trái thay đổi
nhanh nhưng các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa không đổi (Trần Thị Thùy Linh, 2007).
Nguyễn Mạnh Khải và ctv. (2006) cho biết những nông sản sau khi xử lý bằng biện
pháp nhiệt có thể dễ bị tái nhiễm bệnh.



1.4.3 Biện pháp bao trái
Theo Đỗ Minh Hiền và ctv. (2002), sử dụng bao trái sớm 45 ngày sau khi
đậu trái, làm giảm tỷ lệ bệnh thán thư sau thu hoạch nhưng không có hiệu quả rõ đối
với bệnh thối đầu trái. Bao trái với chất liệu thích hợp cũng làm màu sắc trái chín
đẹp hơn và không ảnh hưởng đến phẩm chất trái. Trong đó, trái được bao bằng màn
vải chuyên dùng có tỷ lệ thán thư ít nhất so với các loại bao trái khác.
1.4.4 Biện pháp điều chỉnh thành phần không khí
Bảo quản xoài ở 5% O2 và 2% CO2 ở nhiệt độ 13oC khoảng 13 tuần hoặc
hơn cho thấy bệnh không gây hại trên trái. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ dễ dàng làm
nấm bệnh gây hại trong quá trình bảo quản (Scott, 2004). Đối với những nông sản
chịu đựng được lượng CO2 cao có thể sử dụng khí quyển chứa từ 15-20% CO2 để
diệt nấm gây bệnh, như nấm Botrytis cenerea trên dâu tây, mâm sôi, nho trong suốt
quá trình vận chuyển (Chu Doãn Thành và ctv., 2003).

Trung tâm
Liệusinh
ĐHhọcCần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4.5Học
Biện pháp
Đã có những thành công trong việc sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ
bệnh sau thu hoạch ở các loài cây ăn trái nhiệt đới khi sử dụng các vi sinh vật trên
lá. Ở Nam Phi, các loài Bacillus spp. khác nhau đã được chứng minh có khả năng
phòng trừ bệnh thán thư (anthracnose) ở trái bơ (Korstent và ctv., 1991), ở xoài
(Korstent và ctv., 1993). Koomen và Jeffries (1993) cũng chứng minh biện pháp
phòng trừ sinh học bệnh anthracnose (thán thư) ở xoài khi dùng khuẩn lạc
Pseudomonas sp. Ở Úc, Stirling và ctv. (1995) cho biết biện pháp phòng trừ sinh
học bệnh thán thư ở trái bơ bằng các vi khuẩn được chọn lọc (chủ yếu là Bacillus
spp.) và các nấm men được phân lập từ trái và bề mặt lá bơ. Nhiều báo cáo đã thông
báo về sự thành công trong phòng trừ bệnh bằng cách sử dụng nấm men đối kháng,
chẳng hạn như Penicillium expansum (Janisewicz và ctv., 1997). Các loại nấm men

đối kháng này được phân lập từ bề mặt trái hoặc cây.


×