Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
------------------
Nguyễn thị minh thu
Phòng trừ nấm Aspergillus flavus Link gây hại
trên lạc trớc và sau thu hoạch bằng chế
phẩm Trichoderma spp. tại Nghi Lộc - Nghệ An
vụ Xuân năm 2012
Chuyên ngành: Trồng trọt
MÃ số: 60.62.01
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Ngi hng dn khoa hc: pgs.ts. trần ngọc lân
Ts. Nguyễn thị thanh
Nghệ An, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Phòng trừ nấm Aspergillus flavus Link gây hại trên lạc trước và sau thu
hoạch bằng chế phẩm nấm Trichoderma spp. tại Nghi Lộc - Nghệ An vụ Xuân
năm 2012” là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một
cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tơi có sử dụng các thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ
các nguồn gốc, xuất xứ.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thu
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngồi sự nỗ lực phấn đấu của bản thân
tơi cịn nhận được nhiều rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Ngọc Lân, TS.
Nguyễn Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện và
hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Nông Lâm Ngư và ThS. Hồ
Thị Nhung đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và
người thân đã động viên khích lệ tơi trong thời gian học tập tại trường và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thu
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chữ viết tắt
CT
HLPT
TLB
ICRISAT
Từ viết vắt
Công thức
Hiệu lực phòng trừ
Tỷ lệ bệnh
International Crops Research Institute
R. solani
S. rolfsii
F. oxysporum
T. viride
F. solani
A.niger
GĐST
MĐPB
for the Semi-Arid Tropics
Rhizoctonia solani
Sclerotium rolfsii
Fusarium oxysporum
Trichoderma viride
Fusarium solani
Aspergillus niger
Giai đoạn sinh trưởng
Mức độ phổ biến
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1. Thành phần nấm bệnh hại lạc tại huyện Nghi Lộc vụ Xuân năm
2012.................................................................................................................34
Bảng 3.2. Diễn biến bệnh nấm hại chính trên lạc vụ Xuân năm 2012 tại Nghi
Lộc - Nghệ An.................................................................................................40
Bảng 3.3. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí nghiệm trộn
chế phẩm Trichoderma spp. với phân hữu cơ bón lót qua các kỳ điều
tra.....................................................................................................................42
Bảng 3.4. Hiệu lực phịng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với nấm
bệnh Aspergillus flavus hại lạc vụ Xuân khi trộn với phân hữu cơ bón lót....45
Bảng 3.5. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí nghiệm xử lý
hạt giống bằng chế phẩm Trichoderma spp. ..............................................47
Bảng 3.6. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với nấm
bệnh A. flavus hại lạc vụ Xuân 2012 khi xử lý hạt giống với chế phẩm……50
Bảng 3.7. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thử nghiệm xử
lý hạt giống kết hợp tưới giai đoạn sinh trưởng bằng chế phẩm Trichoderma
spp. trên lạc vụ Xuân 2012…………………………….…………………….52
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với bệnh A.
flavus hại lạc khi xử lý hạt giống kết hợp tưới các giai đoạn sinh trưởng …..55
Bảng 3.9. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thử nghiệm
tưới vào các giai đoạn sinh trưởng bằng chế phẩm Trichoderma spp. trên lạc
vụ Xuân 2012 ……………………………………………………………….58
Bảng 3.10. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với bệnh
A. flavus hại lạc khi tưới các giai đoạn sinh trưởng ...………………………60
iv
Bảng 3.11. Năng suất khô của lạc vụ Xuân 2012 tại Nghi Lộc - Nghệ An khi
sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. phòng trừ bệnh nấm
Aspergillus flavus bằng các phương pháp khác nhau.....................................62
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh Aspergillus flavus của lạc hạt trong kho bảo quản trước
và sau xử lý bằng chế phẩm Trichoderma spp ………………………65
Bảng 3.13. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với bệnh
nấm Aspergillus flavus hại lạc…………..………………………………….66
v
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1. Diễn biến bệnh nấm hại chính trên lạc vụ Xuân năm 2012 tại Nghi
Lộc - Nghệ An……………………………………………………………….40
Hình 3.2. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí nghiệm trộn
chế phẩm Trichoderma spp. với phân hữu cơ bón lót qua các kỳ điều tra…..42
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh A. flavus hại lạc ở thí nghiệm trộn chế phẩm
Trichoderma spp. với phân hữu cơ bón lót ...……………………………….46
Hình 3.4. Hiệu lực phịng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. phịng trừ bệnh
A. flavus khi trộn bón lót với phân hữu cơ…………………………………..46
Hình 3.5. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí nghiệm xử lý
hạt giống bằng chế phẩm Trichoderma spp. ..................................................48
Hình 3.6. Tỷ lệ bệnh A. flavus hại lạc ở thí nghiệm xử lý hạt giống bằng chế
phẩm Trichoderma spp..…………………….………………………………51
Hình 3.7. Hiệu lực phòng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với A.
flavus khi xử lý hạt giống ..............................................................................51
Hình 3.8. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí nghiệm xử lý
hạt giống kết hợp tưới các giai đoạn sinh trưởng của lạc bằng chế phẩm
Trichoderma spp……………………………………………………………53
Hình 3.9. Tỷ lệ bệnh A. flavus hại lạc ở thí nghiệm xử lý hạt giống kết hợp
tưới các giai đoạn sinh trưởng của lạc bằng chế phẩm Trichoderma spp......56
Hình 3.10. Hiệu lực phịng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với A.
flavus khi xử lý hạt giống kết hợp tưới các giai đoạn sinh trưởng..................56
Hình 3.11. Diễn biến số lượng mầm bệnh A. flavus trong đất ở thí ghiệm tưới
các giai đoạn sinh trưởng của lạc bằng chế phẩm Trichoderma spp. ……….59
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh A. flavus hại lạc ở thí nghiệm tưới các giai đoạn sinh
trưởng của lạc bằng chế phẩm Trichoderma spp..…………………………..61
vi
Hình 3.13. Hiệu lực phịng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với A.
flavus khi tưới các giai đoạn sinh trưởng........................................................61
Hình 3.14. Năng suất khơ của lạc vụ Xn 2012 tại Nghi Lộc - Nghệ An khi
sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. phòng trừ bệnh nấm
Aspergillus flavus bằng các phương pháp khác nhau………………………..63
Hình 3.15. Hiệu lực phịng trừ của chế phẩm Trichoderma spp. đối với bệnh
A. flavus hại lạc trong kho bảo quản sau thu hoạch.........................................67
vii
MỤC LỤC
LỜì cam đoan.....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................iii
Danh mc bng biu.........................................................................................iv
Danh mc hỡnh.................................................................................................vi
Mc lc...........................................................................................................viii
Bẫ GIáO DễC V đO TạO................................................................................................I
TRấNG đạI HC VINH.........................................................................................................I
2. Mc ớch v yờu cu ca đề tài.........................................................................................4
2.1. Mục đích của đề tài..........................................................4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................6
1.1. Cơ sở khoa học.................................................................................................................6
1.1.1. Một số bệnh nấm gây hại trên cây lạc............................6
1.1.3. Quá trình sản sinh độc tố aflatoxin của loài Aspergillus
...............................................................................................13
1.1.4. Nấm đối kháng Trichoderma .......................................15
* Cơ chế đối kháng của vi nấm Trichoderma: ........................16
1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Trichoderma phòng trừ bệnh hại Aspergillus trên
thế giới......................................................................................................................................18
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng Trichoderma phịng trừ bệnh hại cây trồng tại Việt
Nam..........................................................................................................................................22
1.4. Những vấn đề còn tồn tại mà đề tài luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết....25
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG....................................................26
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................26
2.3. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................................26
2.4. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................26
viii
2.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................27
2.7. Xử lý số liệu.....................................................................................................................33
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................34
3.1. Tình hình gây hại của các loài nấm bệnh trên lạc vụ Xuân năm 2012 tại huyện
Nghi Lộc - Nghệ An................................................................................................................34
3.1.1. Thành phần các loài nấm bệnh hại lạc vụ Xuân năm
2012 tại các xã thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An..............34
3.1.2. Diễn biến của một số loài nấm bệnh hại chủ yếu trên lạc
vụ Xuân 2012.........................................................................37
3.2. Sử dụng chế phẩm từ nấm Trichoderma spp. phòng trừ bệnh Aspergillus flavus
xâm nhiễm cây lạc trên đồng ruộng trong điều kiện thực nghiệm tại huyện Nghi Lộc Nghệ An vụ Xuân 2012...........................................................................................................41
3.2.1. Xử lý chế phẩm Trichoderma spp. trộn với phân hữu cơ
bón lót....................................................................................41
3.2.2. Xử lý hạt giống bằng chế phẩm Trichoderma ...............46
3.2.3. Xử lý hạt giống bằng chế phẩm Trichoderma spp. kết
hợp tưới chế phẩm vào các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc.52
3.2.4. Tưới chế phẩm Trichoderma vào một số giai đoạn sinh
trưởng của cây lạc .................................................................57
.................................................................................................................................................61
3.3. Năng suất khô của lạc vụ Xuân 2012 tại Nghi Lộc - Nghệ An khi sử dụng chế
phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. phòng trừ bệnh nấm Aspergillus flavus bằng
các phương pháp khác nhau .................................................................................................62
3.4. Sử dụng chế phẩm từ nấm Trichoderma spp. hạn chế sự xâm nhiễm của nấm mốc
Aspergillus flavus hại lạc trong kho bảo quản sau thu hoạch...........................................64
2. Đề nghị...............................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................69
HOÀNG QUỐC KHÁNH, TRẦN HOÀNG NGỌC ÁI (2003), CHUYỂN GEN
KHÁNG HYGROMYCIN B VÀO VI NẤM TRICHODERMA HARZIANUM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP NHỜ AGROBACTERIUM TUMEFACIENS, BÁO
CÁO KHOA HỌC, HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2, NHỮNG VẤN ĐỀ
ix
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC SỰ SỐNG, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ
THUẬT HÀ NỘI, 2003, 930-934...........................................................................................69
LÊ THIÊN MINH, NGUYỄN THÙY CHÂU (2010), TÁC DỤNG CỦA CHỦNG
ASPERGILLUS DA2 KHÔNG SINH VÀ PHỊNG CHỐNG AFLATOXIN TRÊN
NGƠ Ở GIAI ĐOẠN NGỒI ĐỒNG RUỘNG VÀ TRONG Q TRÌNH BẢO
QUẢN, TẠP CHÍ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, 2010, 6: 30-34.70
JINANTANA JOMDUANG, TIPPAWAN MANOND, NARAWAN NANTAPOOM,
KAEWALIN UTTAMA (2009), HANDS-ON FARMER TRAINING: PRODUCTION
USE OF TRICHODERMA VIENS FOR PLANT DISEASE CONTROL.
INTERNATIONAL CONFERENCE ON THE ROLE OF UNIVERSITIES IN
HANDS-ON EDUCATION. RAJAMANGALA UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
LANNA, CHIANG-MAI, THAILAND 23-29 AUGUST 2009. .........................................71
KRISHNAMURTHY Y.L., SHASHIKALA J. (2006), INHIBITION OF AFLATOXIN
B PRODUCTION OF ASPERGILLUS FLAVUS, ISOLATED FROM SOYBEAN
SEEDS BY CERTAIN NATURAL PLANT PRODUCTS. LETT APPL MICROBIOL,
2006, 43(5): 469-74..................................................................................................................72
LUISA ELENA MEJÍA AGÜERO, RAFAEL ALVARADO, AMAURY MARTÍNEZ
AND BLAS DORTA (2008), INHIBITION OF ASPERGILLUS FAVUS GROWTH
AND AFLATOXIN B1 PRODUCTION IN STORED MAIZE GRAINS EXPOSED TO
VOLATILE
COMPOUNDS OF TRICHODERMA HARZIANUM RIFAI.
INTERCIENCIA, MARZO, 2008, 33(3): 219-222..............................................................72
RAJENDIRAN R., JEGADEESHKUMAR D., SURESHKUMAR B.T. AND NISHA
T. (2010), IN VITRO ASSESSMENT OF ANTAGONISTIC ACTIVITY OF
TRICHODERMA VIRIDE AGAINST POST HARVEST PATHOGENS.
JOURNAL OF AGRICULTURAL TECHNOLOGY, 2010, 6(1): 31-35.........................72
THAKUR R.P., RAO V.P., SUBRAMANYAM K. (2003), INFLUENCE OF
BIOCONTROL AGENTS ON POPULATION DENSITY OF ASPERGILLUS
FLAVUS
AND
KERNEL
INFECTION
IN
GROUNDNUT.
INDIAN
PHYTOPATHOLOGY, 2003, 56(4): 408-412.....................................................................73
PHỤ LỤC.........................................................................................................1
x
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày cho dầu
chủ yếu, với diện tích trồng khoảng 256.000 ha và sản lượng đạt 533.800 tấn,
hàng năm lạc cung cấp dầu ăn chất lượng cao (36 đến 54% hàm lượng chất
khô) và dễ dàng chiết xuất protein (12 đến 36%) trong hạt lạc. Sản xuất lạc
của cả nước đã khẳng định sự thích nghi của cây lạc với điều kiện thổ nhưỡng
của nước ta, tập quán canh tác của nông dân, dễ trồng và chăm sóc, thời gian
sinh trưởng ngắn, thu hoạch cho năng suất cao, đồng thời cịn có khả năng cố
định đạm do rễ lạc có sự cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna có khả năng
cố định nitơ từ khí quyển thành đạm cung cấp cho cây và để lại trong đất từ
40 - 60 kg N/ha có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Đặc biệt ở vùng Bắc Trung Bộ,
nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, cây lạc là một trong ba cây cơng
nghiệp hàng năm chủ lực (lạc, mía và vừng), sản lượng lạc hàng năm mang
lại cho người nông dân sản xuất tương đương 9 vạn tấn thóc.
Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước. Tính đến năm
2009, diện tích trồng lạc ở Nghệ An là 23.757 ha với sản lượng 53.078 tấn.
Không những chỉ ở trong tỉnh Nghệ An, mà các giống lạc Sen và lạc Sen lai
(như L14) ngày càng được mở rộng gieo trồng ở nhiều địa phương khác nhau
ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Lạc là nông sản chủ lực của Nghệ An và có
thương hiệu. Theo kế hoạch, những năm tới sẽ gieo trồng 28.000 – 30.000 ha,
sản lượng 80.000 – 90.000 tấn lạc vỏ. Năm 2010, Nghệ An có 10 doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu với số lượng 3.151 tấn lạc nhân, đạt kim ngạch 3,8
triệu USD. Nhu cầu tiêu thụ lạc trên thế giới lớn và có xu hướng tăng, không
dưới 1,5 triệu tấn/năm, tập trung ở châu Á, EU.
Tuy nhiên, vấn đề sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ lạc hiện vẫn
còn nhiều bất cập. Diện tích trồng hạn chế, năng suất thấp, cơng tác thu hoạch
1
và chế biến sau thu hoạch ít được quan tâm đầu tư, hệ thống kho tàng, công
nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu trong khi yêu cầu đối với lạc xuất khẩu là rất
cao, đặc biệt là về chất lượng.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm
nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là
các loại cây trồng cạn. Điều kiện thời tiết khí hậu của nước ta cũng rất thuận
lợi cho các loài vi sinh vật xâm nhiễm gây hại đối với cây trồng. Trong đó các
lồi nấm gây bệnh, nhóm tác nhân chính gây bệnh trên hầu hết các loại cây
trồng, đặc biệt là nhóm nấm đất (A. flavus, Penicilium spp. ,
Fusarium sp., Pythium sp. v.v...). Một trong những lồi nấm đất điển hình
hại vùng rễ cây trồng cạn là nấm Aspergillus flavus gây bệnh mốc vàng.
Nguồn bệnh của nấm tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn dư thực vật, cây
ký chủ và trong các vật liệu giống nhiễm bệnh dưới dạng sợi nấm, hạch
nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là
nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau, năm sau. Nấm bệnh gây
hại trên một số loại cây trồng như lạc, đậu, ngô,…, đặc biệt gây hại nặng
đối với các hạt nông sản sau thu hoạch được cất giữ trong kho. Sau khi nấm
xâm nhiễm vào hạt nông sản thì chúng sản sinh ra loại độc tố có tên là
aflatoxin, độc tố này có khả năng gây hại cho con người, động vật và gây ô
nhiễm môi trường.
Vùng Bắc Trung Bộ, nơi có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, là 1 trong 2
vùng chính sản xuất cây có dầu (lạc, vừng) ở Việt Nam. Đây cũng là vùng mà
sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus và sự sản sinh độc tố aflatoxin
của nấm mốc ở mức nghiêm trọng. Có thể nói aflatoxin là nguyên nhân gây
nên tổn thất nặng nề về kinh tế cho nông nghiệp, đời sống người nông dân và
sức khỏe con người, vật nuôi. Sự nhiễm aflatoxin không chỉ làm ảnh hưởng
2
đến năng suất, sản lượng lạc, mà còn là rào cản cho quá trình tiêu thụ, xuất
khẩu lạc.
Từ những năm 1970 trên thế giới đã có các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến việc làm giảm thiểu độc tố aflatoxin do Aspergillus flavus và
Aspergillus parasiticus sinh ra. Các nhà khoa học đã có những nỗ lực trong
việc áp dụng kỹ thuật di truyền để cải tiến tính kháng cho giống lạc nhằm
giảm thiểu độc tố aflatoxin (Upadhyaya et al., 1995, 2001) [23], sử dụng các
loại thuốc thảo mộc, biện pháp canh tác, bảo quản sau thu hoạch và thậm chí
là cả nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học làm thay đổi con đường tổng
hợp aflatoxin hoặc sử dụng các dạng enzyme thủy phân (chitinases và
glucanases) để bảo vệ sự xâm nhập của nấm Aspergillus,... Tuy nhiên, những
nỗ lực nghiên cứu đó cũng chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Trên thế giới, nghiên cứu ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma để kiểm
soát Aspergillus flavus bằng “cạnh tranh sinh học” hiện nay là hướng nghiên
cứu ứng dụng đang được quan tâm.
Nấm Trichoderma có mặt gần như trong tất cả các loại đất và trong một
số môi trường sống khác. Nấm Trichoderma tấn công, ký sinh và lấy chất
dinh dưỡng từ các loài nấm khác, phát triển tốt nhất là vùng nhiều rễ cây
khỏe, vì Trichoderma có nhiều cơ chế chống nấm gây bệnh cũng như cơ chế
kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Nấm Trichoderma là một tác nhân quan trọng trong kiểm soát sinh học
vi sinh vật gây hại sau thu hoạch và đang được nghiên cứu triển khai trên toàn
thế giới. Nấm Trichoderma harzianum đã được thử nghiệm kiểm soát một số
bệnh hại trên lạc và kết quả nghiên cứu đã cho thấy khả năng kiểm soát của
chúng là rất tốt (Rama Bhadra Raju et al., 2000) [28].
Nghệ An là địa phương sản xuất lạc chuyên canh, ngoài sự phá hại của
các loài bệnh hại thì đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng về nguồn lợi nấm
3
đối kháng Trichoderma, vì sự khắc nghiệt của tự nhiên đã chọn tạo nên nhiều
loài sinh vật đặc thù.
Hướng nghiên cứu ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm
soát sinh học nấm mốc Aspergillus flavus là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa
khoa học mà cịn có giá trị thực tiễn to lớn, đặc biệt là đối với quá trình bảo
quản sau thu hoạch nhằm tăng giá trị phẩm chất cho lạc xuất khẩu của tỉnh
nhà. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phòng trừ nấm Aspergillus flavus Link gây hại trên lạc trước và sau thu
hoạch bằng chế phẩm Trichoderma spp. tại Nghi Lộc - Nghệ An vụ Xuân
năm 2012”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
(1) Xác định thành phần và mức độ nhiễm bệnh trên lạc vụ Xuân 2012
trong đất trồng lạc tại vùng Nghi Lộc - Nghệ An.
(2) Đánh giá hiệu quả phòng trừ của Trichoderma spp. đối với A. flavus
hại lạc trên đồng ruộng ở huyện Nghi Lộc - Nghệ An.
(3) Khảo sát hiệu quả phòng trừ của Trichoderma spp. đối với A. flavus
hại lạc trong kho bảo quản sau thu hoạch.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra tình hình bệnh hại trên lạc ở các xã Nghi Trường, Nghi
Thịnh - huyện Nghi Lộc vụ Xuân 2012.
- Điều tra thành phần các mầm bệnh, đánh giá diễn biến lượng mầm
bệnh A. flavus trong đất trồng lạc huyện Nghi Lộc.
- Tìm hiểu khả năng phòng trừ A. flavus bằng biện pháp sinh học sử dụng
Trichoderma spp. trên lạc trước và sau thu hoạch.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
4
Đề tài cung cấp những số liệu khoa học về tình hình nhiễm nấm A. flavus
trên cây lạc và lạc trong kho bảo quản tại Nghi Lộc và một số huyện phụ cận
vụ Xuân 2012.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được hiệu quả của hướng kiểm soát A. flavus trên hạt lạc bằng
biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma spp., làm cơ sở khoa
học cho việc giảm thiểu lượng nấm A. flavus sinh độc tố aflatoxin trên hạt lạc
giống, lạc thương phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số bệnh nấm gây hại trên cây lạc
Trong các nguyên nhân làm giảm năng suất của lạc thì bệnh hại là một
trong những nguyên nhân chính. Bệnh hại lạc là do một lượng lớn các loại
nấm, vi khuẩn, Phytoplasma, hơn 20 loại virút và khoảng 100 loài tuyến
trùng, bị nhiễm bệnh do các nhóm nấm và vi khuẩn gây hại đáng kể nhất.
Theo Lesster, W.Burgess và CS (2001) [28] cho rằng “Nấm là một trong
những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, có
khoảng 100 nghìn lồi nấm đã được miêu tả trong đó có trên 8 nghìn lồi là
nguồn gây bệnh hại cây trồng vì thế cịn rất nhiều lồi chưa được quan tâm và
nghiên cứu. Nguồn nấm tồn tại trên các tàn dư cây trồng, trong đất, trong
khơng khí, trong nước, trên quả, hạt hay trong các dụng cụ bảo quản bởi
chúng sống khơng phụ thuộc vào ánh sáng, chúng có thể tồn tại và phát triển
trong bóng tối giống như ngồi ánh sáng”.
1. Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn)
Là loại bệnh phổ biến xuất hiện ở khắp các vùng trồng trọt trên thế giới.
Lồi nấm này có phạm vi ký chủ rộng, hại trên 32 họ cây trồng khác nhau và
20 lồi cỏ dại thuộc 11 họ. Chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng 550 lồi cây
khác nhau thuộc phạm vi ký chủ của nấm R. solani .
Nấm R. solani Kuhn là một trong những loại nấm có nguồn gốc trong đất
điển hình. Nấm được mơ tả đầu tiên bởi Kuhn vào năm 1858 [5].
Nấm R. solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia sterilia, lớp nấm bất toàn Fungi
imperfecti. Sợi nấm R. solani được sinh ra tạo thành các nhánh bên và hợp với
sợi chính tạo thành một góc xiên. Sợi nhánh thắt lại một đoạn ngắn ở phần
gốc, thường có 1 vách ngăn ở gần gốc sợi nhánh. Nấm R. solani cũng sinh sợi
đặc biệt, các tế bào kết lại với nhau thành thể thống nhất được gọi là tế bào
6
Monilioid. Những tế bào Monilioid hòa lẫn với nhau tạo ra cấu trúc dày đặc
được gọi là hạch nấm để chống lại điều kiện môi trường bất thuận, đảm bảo
nấm sống sót trong điều kiện bất lợi.
Triệu chứng gây bệnh của nấm thường thấy sau khi cây con mọc nấm bắt
đầu xâm nhiễm gây hại. Tại gốc cây sát mặt đất chỗ bị bệnh có vết màu thâm
đen hoặc màu nâu nhạt bao quanh làm cho mô tế bào cây bị hủy hoại mềm
nhũn, giai đoạn cây con thường bị gãy gục và chết [43].
Bệnh có thể xuất hiện ngay trên thân sau khi mầm nhú lên khỏi mặt đất,
làm chết cây con, làm giảm mật độ trồng, nấm gây bệnh cịn có thể phát triển
trên các vết nứt gây hiện tượng thối thân ở cây con, vết bệnh có màu nâu đen
hoặc đỏ nhạt, bệnh phát triển bao quanh thân và làm cho cây bị chết, sự phát
triển của bệnh phụ thuộc vào điều kiện đất đai và sự phá huỷ của độc tố nấm
vào mô cây, nấm bệnh cịn gây ra hiện tượng làm cho bó mạch trong thân bị
tắc hoặc chỗ vết bệnh trên thân lở loét, cuối cùng làm cho cây đổ và chết.
Nấm R. solani gây hại ở tất cả các vụ trong năm, những cây bị nhiễm bệnh mà
cịn sống sót trên đồng ruộng thì cho năng suất rất thấp.
R. solani sản sinh ra một lượng lớn enzyme cellulilitic, pectinolitic và
các độc tố thực vật. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thối hạt làm chết
cây con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy lá lạc khi nấm này xâm
nhập vào cây.
Nấm R. solani cùng với Fusarium sp. gây ra bệnh chết vàng lạc, làm cho
cây con héo vàng từ từ, ở phần gốc thân biến mầu nâu và có thể làm cho lớp
vỏ thân cây hơi bị nứt.
2. Bệnh héo gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Saccardo)
Nấm S. rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng trên 500 loài nhiều loại cây
trồng thuộc nhiều họ thực vật ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế
giới, được Peter Henry Rolfsii phát hiện và nghiên cứu đầu tiên vào năm
7
1892. Bệnh phổ biến ở Nam Mỹ, Argentina, Brazil, Canada. Bệnh được phát
hiện nhiều ở vùng có khí hậu ấm áp và đặc biệt là trên những cây trồng thuộc
họ cà, bầu bí, đậu đỗ và một số cây trồng luân canh với cây họ đậu.
Nấm S. rolfsii thuộc bộ nấm trơ Myceliales. Sợi nấm đa bào trong suốt
phân nhánh rất mảnh và phát triển thành sợi nấm màu trắng, từ sợi nấm hình
thành hạch nấm có dạng hình cầu, đường kính từ 1-2 mm, lúc đầu hạch màu
trắng sau chuyển thành màu nâu (Purseglove J.W.1968) [5]. Hạch nấm có thể
tồn tại lâu dài trong đất từ năm này sang năm khác ở tầng đất mặt, tầng đất
canh tác. Hạch nấm và sợi nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất và trong tàn dư
cây bệnh. Nấm S. rolfsii gây bệnh có thể sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn
dinh dưỡng, nấm sản sinh ra axit oxalic và men phân hủy mô tế bào ký chủ.
Nấm S. rolfsii thuộc loại vi sinh vật hảo khí, thích hợp phát triển trong điều
kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao.
Giai đoạn cây con, nấm S. rolfsii thường xâm nhập vào bộ phận cổ rễ,
gốc thân sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp
nấm trắng xốp như bông bao quanh gốc làm mô cây thối mục, cây khô chết.
Nấm S. rolfsii phát triển trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ
25 - 300C, ở điều kiện nhiệt độ 40 0C nấm ngừng sinh trưởng [42]. Nấm S.
rolfsii là một nấm đa thực, có phổ ký chủ rất rộng, chúng có khả năng lây
nhiễm trên 500 cây ký chủ thuộc nhóm cây một lá mầm và hai lá mầm, đặc
biệt trên những cây thuộc họ đậu đỗ, bầu bí và một số rau trồng luân canh với
cây họ đậu. Chúng có khả năng xâm nhiễm trực tiếp qua biểu bì hoặc qua vết
thương cơ giới.
3. Bệnh thối thân (Fusarium solani (Mart) Appel & Wollned)
Nấm F. solani gây hại nhiều loại cây trồng khác nhau, chúng gây hại từ
khi cây con có 1 lá thật đến khi thu hoạch. Bệnh trên hạt thường có màu trắng
đến màu kem, sợi nấm mảnh và xốp, khi có mặt của giọt nước thì nó chứa đầy
8
các bào tử phân sinh trên các nhánh dài của cành bào tử phân sinh, giọt nước
mang bào tử không màu, trong suốt khơng có hình dạng nhất định. Có 17 loài
nấm Fusarium đã được phân lập từ đất trồng lạc, nhưng trong số 17 loại nấm
đó chỉ có 6 loài gây bệnh cho cây lạc [7].
Cây con bị bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hố nâu, dẫn đến bị
thối khô do F. solani.Trên thân lạc, nấm Fusarium sp. xâm nhiễm làm cho cây
non, rễ và trụ dưới lá mầm bị biến mầu xám, mọng nước. Khi cây đã trưởng
thành F. oxysporum gây hiện tượng thối rễ làm cho cây héo từ từ hoặc héo rũ, lá
cây chuyến sang màu vàng hoặc xanh xám, đôi khi lá bị rụng trước khi chết, bó
mạch và rễ bị thâm nâu (Kokalis et al., 1997) [27].
Nấm F. oxysporum có sợi đa bào, màu sắc tản nấm màu trắng phớt hồng,
sinh sản vơ tính tạo ra hai loại bào tử lớn và bào tử nhỏ. Bào tử lớn cong nhẹ
một đầu thon nhọn, một đầu thon gẫy khúc dạng hình bàn chân nhỏ, thường có
3 ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, bầu dục dài hoặc hình quả thận
được hình thành trong bọc giả trên cành bào tử khơng phân nhánh, trong khi đó
bào tử lớn hình thành từ cành bào tử phân nhánh nhiều, xếp thành tầng. Nấm
cịn sinh ra bào tử hậu hình cầu, màng dày màu nâu nhạt, kích thước bào tử lớn
35 - 50 x 3,5 - 5,5 nm và bào tử hậu từ 9 – 10 µm. [14].
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 30 0C. Bệnh phá hại nặng trong
điều kiện ấm và ẩm.
Nguồn bệnh của nấm ở trong đất là dạng bào tử hậu, sợi nấm và bào tử
lớn phân bố tập trung ở tầng canh tác.
Nấm F. oxysporum có sẵn trong đất và rễ cây. Trong mơi trường nuôi
cấy PDA, nấm F. oxysporum phát triển nhiều dạng khuẩn lạc. Nhìn chung, sợi
nấm khi sinh ban đầu có màu trắng, sau đó thay đổi trạng thái màu sắc khác
nhau từ màu tím đến màu tía hoặc có màu cá hồi và xanh nhạt có sắc đỏ, hay
màu cá hồi đến màu da cam, tuỳ thuộc vào chủng hay dạng đặc biệt của nấm
F. oxysporum.
9
4. Bệnh héo gốc mốc đen (Aspergillus niger van Tieghem)
Nấm A. niger thuộc họ Moniliaceae, bộ Hyphales, lớp Hyphomycetes.
Các loài thuộc giống Aspergillus có đặc điểm cành khơng phân nhánh, khơng
màu, đỉnh cành phình to, mang các cụm bào tử phân sinh hình cầu.
Khi ni cấy A. niger trên mơi trường Czapek's agar bào tử phân sinh có
đặc điểm màu đen. Cụm bào tử phân sinh có dạng hình cầu, kích thước từ 500
- 600 µm. Cành bào tử phân sinh khơng màu, đỉnh cành phình to mang các
cụm bào tử phân sinh dày đặc và đâm tia, kích thước đầu cành bào tử phân
sinh khoảng 75 µm.
Hầu hết các loài Aspergillus spp. là những loài nấm hoại sinh nhưng lại
ảnh hưởng rất lớn, đóng vai trị tác nhân gây bệnh cơ hội (lá chết hoặc thối
phôi mầm hạt) làm mất sức nảy mầm của hạt. Chúng hợp thành nhóm nấm
hoại sinh quan trọng đối với các nước nhiệt đới và cây trồng chịu nhiệt.
Trên cây lạc nấm A. niger gây triệu chứng thối đen cổ rễ, nấm thường
xuyên hại phần rễ và phần thân dưới hai lá mầm và giai đoạn hạt giống nảy
mầm ở điều kiện nhiệt độ trên 30 0C, gây hiện tượng thối xung quanh vùng rễ.
Ngồi ra nấm cịn gây thối hạt và chết mầm, bệnh thường xuất hiện rất nhanh
sau khi hạt nảy mầm và triệu chứng quan sát được thường thấy ở vùng cổ rễ,
trên vết bệnh có các sợi nấm và cành bào tử phân sinh trên đó có các bào tử
phân sinh đính thành chuỗi màu đen [46].
Nấm Aspegillus niger gây ra hiện tượng thối hạt, lạc chết mầm và chết
héo cây con trong vòng 30 ngày sau trồng. Trên vết bệnh, sợi nấm và cành
bào tử phân sinh thường được quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện nhanh
sau khi hạt nẩy mầm. Aspegillus niger tồn tại trong đất, trên hạt giống với tỷ
lệ hạt bị nhiễm bệnh lên tới 90%. Nấm bệnh truyền qua đất và có khả năng
phát triển mạnh trong điều kiện biến động lớn về độ ẩm đất, chất lượng hạt
giống.
10
Bệnh thối gốc mốc đen do nấm A. niger đến nay vẫn là một bệnh quan
trọng được công nhận ở hầu hết các vùng trồng lạc chính trên thế giới. Thiệt
hại về năng suất và sản lượng do bệnh héo rũ gốc mốc đen thay đổi và khó
đánh giá, thiệt hại về sản lượng cá biệt lên tới 50% nhưng thường dao động ở
mức trên dưới 1%.
5. Bệnh mốc vàng (Aspergillus flavus Link)
Chi Aspergillus phân bố rất rộng trong tự nhiên. Chúng có thể tạo khuẩn
lạc và gây nhiễm vào hạt trước khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản.
Cây chủ rất dễ bị gây nhiễm bởi Aspergillus sau phơi nhiễm kéo dài trong mơi
trường có độ ẩm cao hoặc bị tổn thương các điều kiện xấu như hạn hán.
Các môi trường sống bản địa của Aspergillus là trong đất, thực vật mục
nát và ngũ cốc đang bị giảm sức đề kháng vi sinh vật và nó xâm nhập tất cả
các loại chất hữu cơ mỗi khi có điều kiện được thuận lợi cho sự phát triển của
nó. Điều kiện thuận lợi bao gồm độ ẩm cao (ít nhất là 7%) và nhiệt độ cao.
Nấm Aspergillus flavus gây hại chủ yếu trên hạt ở giai đoạn bảo quản
gây hiện tượng thối hạt. Trong quá trình bảo quản, điều kiện bảo quản không
tốt bệnh dễ phát sinh và lan sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt, đặc
biệt nấm có khả năng sinh độc tố gây bệnh ung thư cho người và động vật.
Đây là loài nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một
cách dễ dàng bằng phương pháp đặt ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt giống
tốt, đảm bảo độ ẩm hạt dưới 13% và nhiệt độ dưới 20 oC thì tỷ lệ hạt nhiễm
nấm A. flavus giảm đáng kể.
Nấm A. flavus thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử phân sinh
tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt ngồi ra chúng cịn tồn tại rất phổ biến
trong đất, rác thực vật hoặc tàn dư cây trồng và dễ dàng lan truyền gây bệnh
hại cho cây vụ sau.
11
Hạt bị nhiễm nấm A. flavus bị bao phủ bởi lớp nấm mầu vàng đến nâu
vàng xen lẫn là các đốm trắng đó là những thể bình cịn non, bào tử dạng hình
cầu đến gần cầu thường gồ ghề có màu xanh nhạt. Cành bào tử phân sinh mọc
thành cụm, đỉnh cành phình to. Cuống cấp 1 có sự hiện diện nhỏ, cuống cấp 2
nhỏ hình ống tiêm. Nấm có khả năng sinh độc tố trên hạt như: Aflatoxin B1
và B2, axit Aspergillic, axit – nitripropionic...
1.1.2. Tác hại của nấm Aspergillus flavus đối với lạc
Lạc và sản phẩm từ lạc chắc chắn là nơi phát triển ưu thích nhất của A.
flavus. Khơng phải chỉ có mình loại này, có nhiều loài nấm khác thường đi
kèm với loài nấm này một số lớn lồi cũng có tính độc đối với súc vật.
Không phải tất cả các chủng của nấm mốc A. flavus đều sinh độc tố. Ở
giống nấm mốc này sự sản sinh ra aflatoxin thay đổi theo từng chủng. Hơn
nữa, sự sản sinh ra độc tố này còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện xung
quanh. Sự sản sinh ra aflatoxin là kết quả của tác động qua lại giữa gienotip
của chủng đó với các điều kiện phát triển của nó.
Lượng aflatoxin sinh ra cũng thay đổi rất nhiều tuỳ theo các chủng riêng
biệt. Ta nhìn thấy điều này khi nuôi cấy chúng để so sánh trên cùng một cơ
chất và trong những điều kiện như nhau. Các chủng sinh ra độc tố còn tuỳ
thuộc vào nguồn gốc địa lý cư trú của chúng, tuỳ thuộc vào cơ chất chúng lây
nhiễm và hàng loạt các điều kiện tự nhiên (mùa khô, mùa mưa, mùa hè, hay
mùa đông). Người ta đã thử phân biệt chủng sinh độc tố hoặc không sinh độc
tố qua đặc điểm hình thái. Một số cho rằng các chủng sinh độc tố bao giờ
cũng có bào tử đính màu xanh lục, ngay cả giống ni cấy lâu ngày, thể bình
hai lớp, cuống bào tử đính có vách, có gai… các chủng này có sự phình to
một số phẩn của sợi nấm tạo thành những cục nhỏ. Những dị thường này một
vài tác giả coi là đặc trưng của các chủng sản sinh aflatoxin. Dù vậy, cũng rất
12
khó đốn chắc chủng nào sinh độc tố hay khơng, nếu không kết hợp với các
phương pháp sinh học và hố học.
Các chủng sinh độc tố có thể mất hoạt tính khi cấy chuyển liên tiếp vài
lần trên mơi trường tổng hợp, hoặc ngược lại nếu như cấy vài lần trên mơi
trường tự nhiên thích hợp thì khả năng sinh độc tố được tăng lên. Như vậy,
chúng ta có thể thu được các chủng đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo.
Các chủng phát triển trên hạt có dầu, nhất là hạt lạc hoặc các sản phẩm
từ lạc hình như sinh độc tố nhiều hơn các chủng phân lập được trên ngũ cốc.
Các chủng từ thịt ôi, bánh mỳ, các thực phẩm bột sống, hoặc phomát bị nhiễm
tự nhiên thường không hoặc ít sinh độc tố. Các chủng phân lập từ gia vị đến
30% số chủng sinh aflatoxin. Vấn đề này qua nhiều cơng trình nghiên cứu
trong cả thời gian dài vẫn chưa khái quát được một quy luật chung nào cả, thí
dụ: khó giải thích được vì sao chủng A. flavus US26 phân lập được từ lạc mốc
lại không sinh aflatoxin.
1.1.3.
Q
trình sản sinh độc tố aflatoxin của lồi Aspergillus
Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus,
là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus. Aflatoxin là độc tố và là tác nhân gây ung thư. Sau khi thâm nhập
vào cơ thể, các aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian
epoxit hoạt hóa hoặc được thuỷ phân và trở thành M1 ít độc hơn.
Các nấm này có trong đất và phá hoại cây trồng (có thể nhiễm vào lạc
ngay tại ruộng), gây nên hiện tượng hấp nhiệt làm thối hạt dự trữ. Ngô, lạc,
khô dầu lạc, hạt bông và khô dầu hạt bông rất mẫn cảm với nấm mốc.
Điều kiện lý tưởng để nấm mốc xâm nhập vào nhân: nhiệt độ cao, độ ẩm
cao xung quanh nhân, và độ ẩm của nhân dưới 30% (dạng sử dụng).
13
Các loại nông sản thường bị nhiễm aflatoxin là ngũ cốc (ngơ, kê, lúa
miến, gạo, lúa mì), hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương, hạt bông),
gia vị (ớt, hạt tiêu đen, rau mùi, nghệ, gừng) và các loại quả hoặc hạt khác
như hạt dẻ, dừa…
Kết quả khảo sát phân tích trên 243 mẫu ngơ, lạc và sản phẩm chế biến
làm thức ăn gia súc tại 3 xã thuộc huyện Tân Kỳ Nghệ An tháng 6/2002, đã
phát hiện mức độ và nguy cơ nhiễm aflatoxin (AF) rất cao, có tới hơn 90% số
mẫu lạc, ngô lấy từ các hộ gia đình đang được bảo quản bị nhiễm AF và tỷ lệ
nhiễm vượt giới hạn cho phép quy định giới hạn hàm lượng AF có trong thực
phẩm của Bộ Y tế là trên 23% (56/243 mẫu) (Phan Thị Kim và cs., 2002) [10].
Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng
thức ăn nhiễm aflatoxin.
Aflatoxin M1, M2 thường được phát hiện trong sữa của bò được cho ăn
bởi các loại hạt bị nhiễm nấm mốc. Các độc tố này là sản phẩm của một quá
trình chuyển hóa trong gan động vật. Tuy nhiên, aflatoxin M 1 cũng có mặt
trong sản phẩm lên men bởi Aspergillus parasiticus.
Tại Hoa Kỳ, hầu như tất cả các nguồn của bơ lạc thương mại có hàm
lượng aflatoxin từ 0 ppb đến 20 ppb cho tiêu dùng trực tiếp, mặc dù thức ăn
dùng để vỗ béo cho bò thịt/lợn/gia cầm trong giai đoạn cuối có thể chấp nhận
mức 300 ppb nhưng trong thực tế thường thấp hơn nhiều mức khuyến cáo an
toàn của Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Trong kho cất giữ: nhiệt độ tối ưu để sản sinh aflatoxin: 25-32oC. Độ ẩm tối
ưu cho nấm mốc phát triển: khi trong nhân là 18% hoặc trong thùng đựng là 85%
hay cao hơn.
Nhân hạt có độ ẩm dưới 15%: hạn chế phát triển nấm mốc và aflatoxin.
Ở Thái Lan, năm 1967 nhóm nghiên cứu của Shank cho thấy các mẫu
lương thực thực phẩm bị mốc thì 50-60% số mẫu đó có aflatoxin. Ðồng thời
14