Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG PHÂN đạm và PHƯƠNG PHÁP xử lý MOLYBDENUM đến nốt sần và sự TÍCH lũy đạm của đậu PHỘNG MD7 tại HUYỆN TIỂU cần, TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.12 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

Hứa Ngọc Anh

ẢNH HƢỞNG PHÂN ĐẠM VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
MOLYBDENUM ĐẾN NỐT SẦN VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN,
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Trồng Trọt với đề tài

ẢNH HƢỞNG PHÂN ĐẠM VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
MOLYBDENUM ĐẾN NỐT SẦN VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN,
TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên Hứa Ngọc Anh thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày……tháng…….năm……..
Cán bộ hƣớng dẫn

TS.Trần Thị Kim Ba



i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
………………………………………………………………………………………

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG PHÂN ĐẠM VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
MOLYBDENUM ĐẾN NỐT SẦN VÀ SỰ TÍCH LŨY ĐẠM
CỦA ĐẬU PHỘNG MD7 TẠI HUYỆN TIỂU CẦN,
TỈNH TRÀ VINH

Do sinh viên: Hứa Ngọc Anh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp:…………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:
………………………………..
DUYỆT KHOA


Cần thơ, ngày……tháng……năm

20….
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

Chủ tịch Hội đồng

ii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tƣơng lai sự nghiệp của con.
Chân thành biết ơn!
TS.Trần Thị Kim Ba đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm , gợi ý,
động viên và giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn!
Quí thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông
nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Anh Thái Trần Quốc Toàn, học viên cao học ngành Trồng Trọt K15 đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài.
Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành tốt
khóa học.
Thân gởi đến!
Các bạn Trồng trọt A2 K33 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tƣơng lai.

iii



TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Hứa Ngọc Anh

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 30/07/1988

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Hồng Ngự - Đồng Tháp

Tôn giáo: Không

Họ và tên cha: Hứa Thuận Giang

Năm sinh: 1945

Họ và tên mẹ: Huỳnh Tú Trân

Năm sinh 1951

Địa chỉ: 61 Nguyễn Trãi, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1994 – 1999: Trƣờng tiểu học Hồng Ngự.
Năm 1999 – 2003: Trƣờng trung học cơ sở Tân Châu.
Năm 2003 – 2006: Trƣờng trung học phổ thông Tân Châu.
Năm 2007 – 2011: Trƣờng Đại học Cần Thơ–Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng.


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày

tháng

Hứa Ngọc Anh

v

năm


MỤC LỤC
Chƣơng

1

Nội dung

Trang

Trang phụ bìa


i

Trang chấp nhận của hội đồng

ii

Lời cảm tạ

iii

Tiểu sử cá nhân

iv

Lời cam đoan

v

Mục lục

vi

Danh sách hình

viii

Danh sách bảng

ix


Danh sách chữ viết tắt

xi

Tóm lƣợc

xii

MỞ ĐẦU

3

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Đặc tính thực vật của cây đậu phộng

3

1.1.1 Rễ

3

1.1.2 Nốt sần

3

1.1.3 Thân và cành


4

1.1.4 Lá

4

1.1.5 Hoa

4

1.1.6 Thƣ đài

5

1.1.7 Trái và hạt

5

1.2 Sự sinh trƣởng và phát triển của đậu phộng

6

1.2.1 Sự nảy mầm của hạt

6

1.2.2 Sự phát triển của thân cành

6


1.2.3 Sự hình thành nốt sần

7

1.2.4 Sự ra hoa và đâm thƣ đài

7

1.2.5 Sự hình thành trái và chín

8

1.3 Điều kiện ngoại cảnh của cây đậu phộng

8

1.3.1 Nhiệt độ

8

1.3.2 Nƣớc

8

vi


1.3.3 Ánh sáng

9


1.3.4 Đất

9

1.3.5 pH

10

1.4 Dƣỡng chất khoáng đạm (N)
1.4.1 Vai trò của N

10

1.4.2 Nhu cầu về N của đậu phộng

11

1.4.3 Sự thừa, thiếu N trên đậu phộng và các nguồn cung cấp N cho đậu
phộng
1.4.4 Các loại phân đạm chính
1.5 Dƣỡng chất khoáng Molybdenum (Mo)

2

3

10

11

12
12

1.5.1 Vai trò của Mo

12

1.5.2 Mo trong đất và dạng Mo trong đất

13

1.5.3 Triệu chứng thiếu và ngộ độc Mo

14

1.5.4 Cách khắc phục hiên tƣợng thiếu và ngộ độc Mo

15

1.5.5 Các dạng Mo và cách sử dụng

16

1.6 Một số kết quả ứng dụng của đạm và Molybdenum

18

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

21


2.1 Phƣơng tiện

21

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

21

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

22

2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm

22

2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm

22

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

23

2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu

25

2.3.1 Các chỉ tiêu nốt sần


25

2.3.2 Phân tích hàm lƣợng đạm trong lá, thân và hạt

26

2.4 Phân tích số liệu

29

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

30

3.1 Tình hình tổng quan thí nghiệm

30

3.2 Chỉ tiêu nốt sần

30

3.1.1 Số lƣợng nốt sần trên cây

30

3.1.2 Số lƣợng nốt sần các loại trên cây

32


vii


3.1.3 Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu trên cây

35

3.1.4 Tỷ lệ các loại nốt sần hữu hiệu trên cây

37

3.3 Chỉ tiêu hàm lƣợng đạm trong cây

40

3.3.1 Lá

40

3.3.2 Thân

41

3.3.3 Hạt

42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

1.1

Nốt sần của đậu phộng

3

1.2

Hoa đậu phộng

4

1.3

Quá trình phát triển cây con ở đậu phộng


6

1.4

Sự thiếu hụt Mo ở đậu phộng

17

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

23

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Các loại phân đạm chính

12


1.2

Các dạng Molypdenum

16

2.1

Một số đặc tính lý, hóa của khu đất thí nghiệm

21

2.2

Các nghiệm thức đƣợc thực hiện trong thí nghiệm

23

2.3

Liều lƣợng và thời điểm bón phân cho đậu phộng

25

2.4

Kích thƣớc các loại nốt sần A, B và C

25


3.1

Số lƣợng nốt sần trên cây ở các liều lƣợng N và phƣơng pháp xử lý
Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh

31

3.2

Số lƣợng nốt sần loại A trên cây ở các liều lƣợng N và phƣơng
pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh

32

3.3

Số lƣợng nốt sần loại B trên cây ở các liều lƣợng N và phƣơng
pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh

33

3.4

Số lƣợng nốt sần loại C trên cây ở các liều lƣợng N và phƣơng
pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh


34

3.5

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu trên cây (%) ở các liều lƣợng N và phƣơng
pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh

36

3.6

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu loại A trên cây (%) ở các liều lƣợng N và
phƣơng pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh

37

3.7

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu loại B trên cây (%) ở các liều lƣợng N và
phƣơng pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh

38

3.8

Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu loại C trên cây (%) ở các liều lƣợng N và
phƣơng pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu

Cần, tỉnh Trà Vinh

39

x


3.9

Hàm lƣợng đạm tổng số trong lá (%) ở các liều lƣợng N và phƣơng
pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh

40

3.10

Hàm lƣợng đạm tổng số trong thân (%) ở các liều lƣợng N và
phƣơng pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh

41

3.11

Hàm lƣợng đạm tổng số trong hạt (%) ở các liều lƣợng N và
phƣơng pháp xử lý Mo trên giống đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh

43


xi


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ha

hecta

N

Đạm

NSKG

Ngày sau khi gieo

xii


HỨA NGỌC ANH, 2010. “Ảnh hƣởng phân đạm và phƣơng pháp xử lý
Molybdenum đến nốt sần và sự tích lũy đạm của đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ, 45 trang.
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kim Ba.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng của các mức độ phân đạm và phƣơng pháp xử lý
Molybdenum đến nốt sần và sự tích lũy đạm trong lá, thân và hạt của giống đậu

phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện nhằm xác định liều
lƣợng đạm và phƣơng pháp xử lý Mo thích hợp làm tăng số lƣợng nốt sần hữu hiệu
và khả năng tích lũy hàm lƣợng đạm trong thân, lá và hạt của cây đậu phộng để làm
cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố
với ba lần lặp lại. Có tất cả chín nghiệm thức là tổ hợp của ba mức độ đạm (50, 70
và 90 kg N/ha) và ba phƣơng pháp xử lý Mo (không xử lý, áo hạt trƣớc khi gieo với
liều lƣợng 0,2 g ammonium molybdate/100 g hạt và phun qua lá ở nồng độ 300 ppm
vào thời điểm 21 ngày sau khi gieo với lƣợng dung dịch là 1.000 l/ha). Mỗi lần lặp
lại có chín lô tƣơng ứng với chín nghiệm thức, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 16 m 2
(1,6 m x 10 m). Giống đậu phộng đƣợc sử dụng trong thí nghiệm này là MD7.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nghiệm thức bón N ở liều lƣợng 50 kg/ha kết
hợp với phƣơng pháp phun Mo qua lá làm gia tăng số lƣợng nốt sần trên cây
(232 nốt sần/cây), đặc biệt là tăng số lƣợng nốt sần loại A và loại B đạt lần lƣợt là
23,9 và 137,6 nốt sần/cây; Nghiệm thức 70 kg N/ha kết hợp với phƣơng pháp áo hạt
cho tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao nhất (85,2%) và có hiệu quả trong việc gia tăng tỷ lệ
tỷ lệ nốt sần hữu hiệu loại A (92,2%); Nghiệm thức 50 kg N/ha kết hợp với cả hai
phƣơng pháp áo hạt Mo và phun Mo qua lá đều làm gi a tăng hàm lƣợng N tổng số
trong lá (4,48%) và trong thân (0,87%); Nghiệm thức áo hạt Mo kết hợp với bón N
ở liều lƣợng 70 kg/ha giúp hàm lƣợng đạm tổng số trong hạt đậu phộng đạt cao nhất
(8,84%).

xiii


MỞ ĐẦU
Đất giồng cát là một vùng sinh thái rất đặc biệt của Đồng bằng sông Cửu
Long, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng (Nguyễn Bảo Vệ,
2001), trong đó Trà Vinh là một trong những tỉnh có diện tích đất giồng cát lớn nhất
của Đồng bằng sông Cửu Long với trên 15.000 ha (Sở Nông Nghiệp và Phát Tri ển

Nông Thôn tỉnh Trà Vinh, 2008). Đây là loại đất nhiều cát, không chứa độc chất, dễ
thoát nƣớc nên không bị ngập úng trong mùa mƣa và có tầng canh tác dầy thích hợp
cho bộ rễ cây trồng cạn và cây lấy củ phát triển, đặc biệt là cây đậu phộng (Nguyễn
Bảo Vệ, 2001).
Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhƣ hiện nay, để đạt
giá trị tổng sản lƣợng hàng hóa 50 triệu đồng/ha thì việc trồng đậu phộng trên đất
giồng cát là một trong những lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên, đậu phộng là loại cây
trồng ngắn ngày đòi hỏi nhiều dinh dƣỡng đáp ứng cho quá trình sinh trƣởng và
phát triển để đạt đƣợc năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Phân bón là yếu tố rất quan
trọng để quyết định năng suất và chất lƣợng của đậu phộng, trong các nguyên tố
dinh dƣỡng đa lƣợng thì đạm rất cần trong khoảng 2-3 tuần sau khi gieo vì lúc này
nốt sần chƣa phát triển, cần phải cung cấp một lƣợng phân đạm thích hợp giúp cây
tạo carbohydrate cho nốt sần phát triển đƣợc tốt hơn. Ngoài ra, các nguyên tố vi
lƣợng cũng có vai trò quan trọng không kém, đặc biệt là Molybdenum vì Mo là
thành phần cơ bản của enzyme nitrogenase, một enzym rất cần cho vi sinh vật
Rhizobium cố định đạm cộng sinh ở rễ cây và giúp cho sự phát triển nhiều nốt sần ở
rễ (Đƣờng Hồng Dật, 2002).
Tuy nhiên, khi cung cấp đạm ở liều lƣợng cao đã ức chế sự xâm nhiễm của vi
khuẩn Rhizobium ở rễ và làm cho hoạt động của enzyme nitrogenase trong nốt sần
giảm nghiêm trọng, do đó dẫn đến khả năng cố định đạm sinh học giảm (Sundstrom
và ctv., 1982; Carroll & Gresshoff, 1983; Võ Thị Gƣơng và ctv., 2004). Xuất phát
từ thực trạng trên, đề tài “Ảnh hƣởng phân đạm và phƣơng pháp xử lý Molybdenum
đến nốt sần và sự tích lũy đạm của đậu phộng MD7 tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh” đƣợc thực hiện nhằm xác định liều lƣợng đạm và phƣơng pháp xử lý Mo

1


thích hợp làm tăng số lƣợng nốt sần hữu hiệu và khả năng tích lũy hàm lƣợng đạm
trong thân, lá và hạt của cây đậu phộng để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp

theo.

2


Chƣơng 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐĂC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY ĐẬU PHỘNG
Cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là cây hàng năm thuộc họ đậu
(Papilionaceae), cây đậu phộng đƣợc phân bố ở các vùng nhiệt đới khô nóng đến
vùng nhiệt đới ẩm (Phạm Văn Thiều, 2000).
1.1.1 Rễ
Rễ đậu phộng thuộc loại rễ cọc, bộ rễ gồm cổ rễ, rễ chính và rễ phụ. Rễ chính
xuất hiện ngay sau khi hạt nảy mầm, ăn sâu xuống đất để hút nƣớc. Rễ phụ xuất
hiện sau rễ chính vài ngày, số lƣợng nhiều, dài từ 10-20 cm. Rễ phụ tập trung ăn cạn
ở lớp đất mặt trong vòng 20 cm để lấy dinh dƣỡng (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.1.2 Nốt sần
Trên rễ cây đậu phộng có nhiều nốt sần có khả năng cố định N. Vi khuẩn
Rhizobium trong nốt sần tổng hợp N từ khí trời thành N hữu dụng cho cây, đây là
nguồn phân N sinh học đặc biệt tốt cho đất và cây trồng (Nguyễn Bảo Vệ và Trần
Thị Kim Ba, 2005). Mƣời lăm ngày sau khi hạt nảy mầm, nốt sần xuất hiện trên rễ
chính và những rễ phụ gần rễ chính. Những nốt sần tăng nhanh về kích thƣớc và số
lƣợng từ khi cây có 6-7 lá đến lúc hoa nở (Phạm Văn Thiều, 2000).

Nốt sần
Nốt sần
Rhizobium

Hình 1.1 Nốt sần của đậu phộng


3


1.1.3 Thân và cành
Đậu phộng là loại cây trồng cạn ngắn ngày, vì thế thân và cành phát triển
nhanh chóng ngay từ khi nhú mầm. Thân lúc còn non tròn, mềm mại, nhƣng đến khi
trƣởng thành có khía, bên trong ruột rỗng. Đậu phộng thƣờng có hai dạng thân: thân
đứng hoặc thân bò. Trên thân có nhiều cành thứ cấp, chủ yếu là cành cấp 1 và các
cành này cũng tạo ra hoa trái. Thân, cành phát triển nhanh rồi chậm dần khi cây sắp
ra hoa, khi cây ra hoa thì thân cành phát triển nhanh trở lại, lúc này số lƣợng lá khá
nhiều, sự phát triển này ngƣng hẳn khi hoa tàn (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.1.4 Lá
Lá đậu phộng thuộc loại lá kép hình lông chim, có nhiều lá chét mọc đối nhau.
Màu sắc và hình dạng lá chét thay đổi tùy theo giống: hình lƣỡi mác, thuôn hoặc
thuôn dài (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008). Số lƣợng lá của một cây cũng thay đổi
tùy theo mùa vụ. Khi hoa gần tàn thì lá cũng không ra thêm nữa. Sau khi hoa tàn
đƣợc vài ngày, bộ lá chuyển sang màu vàng, rồi khô, rụng từ gần gốc lên ngọn cây
(Chu Thị Thơm, 2006). Lá ở phần giữa cây có hình dạng ổn định và thể hiện đặc
tính giống (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979).
1.1.5 Hoa
Khi cây đậu phộng đƣợc 5-7 lá thì bắt đầu phân hóa mầm. Hoa đậu phộng
gồm các bộ phận chính nhƣ đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái (Trần Thị Kim
Ba và ctv., 2008).
Cánh chính
Cánh bên
Nhụy
Bao phấn
Cánh thuyền
Vò i nhụy
Bầu noãn


Hình 1.2 Hoa đậu phộng

4


Theo Chu Thị Thơm (2006), ngoài ra cây đậu phộng còn có những hoa ngậm,
màu trắng nhạt, nằm dƣới mặt đất nhƣng vẫn kết thành trái đƣợc. Mầm của những
hoa đầu tiên ở sát gốc cây, phân hóa rất sớm, hoa mọc khi cây mới có 3-4 lá. Mầm
hoa phát triển nhanh hay chậm tùy theo nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và sinh trƣởng
của cây.
1.1.6 Thƣ đài
Hoa sau khi thụ phấn, thƣ đài mọc dài ra rồi chui xuống đất, khi xuống sâu
đƣợc 4-6 cm thƣ đài chuyển hƣớng sang quay ngang, hình thành trái non. Ở giai
đoạn này, các bộ phận sinh trƣởng của đậu phộng phát triển mạnh mẽ nhất, cây đòi
hỏi nhiều dinh dƣỡng, điều kiện khí hậu nhƣ nhiệt độ, ánh sáng phải thích hợp. Vì
vậy, việc cung cấp dinh dƣỡng cho cây ở gi ai đoạn thƣ đài đâm vào đất là rất quan
trọng vì rễ, thân, lá cần phát triển mạnh mẽ để nuôi trái (Trần Thị Kim Ba và ctv.,
2008).
1.1.8 Trái và hạt
 Trái
Khi thƣ đài đâm đƣợc xuống đất hình thành nên trái. Trái đậu phộng có hình
tròn dài, gồm 3 lớp vỏ: vỏ ngoài nhăn nheo, xốp, màu vàng nhạt, có gân hay không
gân; kế đến là lớp sợi và gỗ; và trong cùng là lớp vỏ lụa. Trái đậu phộng có eo ở
giữa trái, eo thắt sâu hay cạn tùy giống. Đặc tính thắt eo ở giữa hai hạt rất quan
trọng vì nó ảnh hƣởng đến sự hình t hành và phát triển của hạt. Đuôi trái có bộ phận
nhỏ nhô ra còn đƣợc gọi là mỏ, có giống không có mỏ. Mỏ trái đƣợc dùng để phân
biệt giống (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
 Hạt
Hạt đƣợc bao bọc bởi một lớp vỏ lụa màu đỏ sậm, hồng hay tím. Trong mỗi

trái có từ 1-4 hạt, tùy giống. Trọng lƣợng của hạt cũng thay đổi tùy vào giống và
điều kiện canh tác. Trái đƣợc thu hoạch vào thời điểm 60-70 ngày kể từ khi thƣ đài
đâm xuống đất. Những trái chung quanh gốc cho hạt chắc và nhiều hơn những trái
mọc từ nhánh xa gốc (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).

5


1.2 SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẬU PHỘNG
1.2.1 Sự nảy mầm của hạt
Giai đoạn đầu tiên của cây là lúc hạt nảy mầm. Đây là quá trình hạt chuyển từ
trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống. Trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thời
gian mọc mầm từ 6-8 ngày sau khi gieo, lúc này lá mầm lộ khỏi mặt đất, hai lá mầm
tách rời nhau và những lá thật đầu tiên nhú ra khỏi lá mầm, lúc này lá mầm thƣờng
nằm ngang mặt đất (Nguyễn Danh Đông, 1984).
1.2.2 Sự phát triển của thân cành
Khi cây phát triển, rễ sẽ phát triển rất nhanh so với chồi. Khoảng 10 ngày sau
khi gieo, rễ có thể dài đến 30 cm. Ở giai đoạn 60 ngày, rễ có thể ăn sâu đến
89-101 cm. Tốc độ sinh trƣởng của rễ có thể đạt 2,54 cm trên ngày nếu nhƣ ẩm độ
đất thích hợp. Trục hạ diệp sẽ đẩy chồi mầm lên (Hình 1.3a). Sau khi nảy mầm,
chồi mầm đƣợc gọi là chồi gồm có một thân chính và 2 lá mầm (Hình 1.3b). Sau đó,
thân chính phát triển và có ít nhất 4 lá chƣa trƣởng thành và 2 lá mầm cũng có 1
hoặc 2 lá (Hình 1.3c và 1.3d).

(a)

(c)

(b)


(d)

Hình 1.3 Quá trình phát triển cây con ở đậu phộng
Đậu phộng phân cành từ nách 2 lá mầm, khi cây bắt đầu nở hoa thì số lƣợng
cành hầu nhƣ đạt đến mức tối đa. Quy luật phân cành của đậu phộng nhƣ sau: cành
cấp 1 phát triển từ nách lá thân chính và thƣờng có 4-6 cành. Hai cành đầu tiên phát
triển từ nách 2 lá mầm, xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật. Cành cấp 2 thƣờng chỉ xuất
hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên và vị trí của nó thƣờng ở 2 đốt đầu tiên của cành

6


cấp 1. Nhƣ vậy, thƣờng chỉ có 4 cành cấp 2, xuất hiện khi cây có 5-6 lá trên thân
chính (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
Chiều cao thân cây đậu phộng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống
và điều kiện ngoại cảnh. Những giống dạng bụi thƣờng có chiều cao thân đạt
khoảng 70-150 cm (Chu Thị Thơm và ctv., 2006). Tốc độ tăng trƣởng chiều cao
thân tăng dần trong thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Tốc độ này tăng nhanh trong
thời kỳ ra hoa và cuối thời kỳ ra hoa, đạt tốc độ cao nhất khoảng 0,7 -1,5 cm/ngày.
Ngay sau khi cây chuyển sang giai đoạn đâm thƣ đài, hình thành trái, tốc độ tăng
chiều cao thân giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 0,2-0,5 cm/ngày (Đoàn Thị Thanh Nhàn,
1996).
1.2.3 Sự hình thành nốt sần
Theo Chu Thị Thơm và ctv.,(2006) nốt sần ở cây đậu phộng đƣợc hình thành
tƣơng đối muộn hơn so với các cây họ đậu khác (đậu nành, đậu xanh…). Những nốt
sần đầu tiên thƣờng nhỏ, dịch nốt sần màu hồng nhạt. Lƣợng nốt sần tăng nhanh từ
thời kỳ ra hoa đến thời kỳ thƣ đài đâm xuống đất hình thành trái. Nốt sần trong thời
kỳ này cũng có kích thƣớc lớn hơn và có dịch màu hồng thẫm. Lƣợng nốt sần lớn
nhất có thể đạt 800-4000 nốt vào thời kỳ hình thành trái. Sau đó, những nốt sần già
khô dần, dịch nốt sần chuyển đần sang màu tím đen rồi nốt sần bị vỡ ra, do đó làm

giảm lƣợng nốt sần trên cây. Khi thu hoạch, lƣợng nốt sần thƣờng chỉ còn lại
khoảng 20-50% so với khi nhiều nhất. Phần lớn nốt sần tập trung ở rễ phụ, gần rễ
chính và ở độ sâu 0-25 cm.
Kích thƣớc, vị trí, màu sắc bên trong của nốt sần có liên quan đến khả năng cố
định đạm. Nốt sần ở rễ chính và gần rễ chính có kích thƣớc lớn hơn, dịch hồng đỏ là
những nốt sần hoạt động cố định đạm mạnh (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba,
2005).
1.2.4 Sự ra hoa và đâm thƣ đài
Sau khi mọc 25-45 ngày có khi tới 50 ngày thì cây bắt đầu nở hoa. Thời gian
này sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc tính giống và điều kiện sinh thái (Lê Song Dự
& Nguyễn Thế Côn, 1979). Thời gian ra hoa thƣờng kéo dài 25 -40 ngày tùy giống

7


và điều kiện sinh trƣởng cũng có khi đậu phộng ra hoa kéo dài đến khi thu hoạch
(Vũ Công Hậu và ctv., 1995).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005), sau khi thụ tinh 6 ngày thƣ
đài sẽ dài ra, 5-10 ngày thƣ đài sẽ chui xuống đất và trái phát triển ở độ sâu 2 -7 cm.
Trong trƣờng hợp thƣ đài phát triển dài hơn 15 cm mà không tiếp xúc đƣợc đất sẽ bị
héo rụi.
1.2.5 Sự hình thành trái và chín
Sau khi thƣ đài đâm xuống đất, đầu thƣ đài bắt đầu phình to thành trái. Trong
điều kiện bình thƣờng thời gian từ khi ra hoa nở đến khi hạt chín hoàn toàn khoảng
65-70 ngày. Thời gian này có thể bị rút ngắn đối với các hoa ra muộn (Nguyễn
Danh Đông, 1984). Nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ rút ngắn thời gian của quá trình trên
làm giảm trọng lƣợng trái và hạt, làm tăng trái một hạt (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị
Kim Ba, 2005).
1.3 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĐẬU PHỘNG
1.3.1 Nhiệt độ

Đậu phộng thích hợp canh tác ở những vùng có khí hậu nóng ẩm khoảng
25-35 oC. Ở mỗi giai đoạn sinh trƣởng, cây thích hợp với một chế độ nhiệt khác
nhau: Nhiệt độ 30-32oC thích hợp cho việc nảy mầm; Thời kỳ cây con cần nhiệt độ
trung bình từ 25-30o C để mọc tốt; Ở thời kỳ ra hoa nhiệt độ tối thích cho sự phân
hóa mầm hoa là 25-35 oC; Vào giai đoạn chín của trái, hình thành chất khô, nhiệt độ
yêu cầu là 25-28o C (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008). Theo Phạm Văn Thiều (2000),
nhiệt độ có tác dụng quyết định đến thời gian sinh trƣởng c ủa cây đậu phộng.
1.3.2 Nƣớc
Cây đậu phộng có khả năng chịu hạn tốt hơn so với đậu nành, đậu xanh và các
loại cây trồng khác. Tuy nhiên để có năng suất cao phải cung cấp nƣớc đầy đủ. Ở
mỗi giai đoạn phát triển, cây đậu phộng bị thiếu nƣớc có những ảnh hƣởn g sau:
- Giai đoạn mọc mầm: giảm tỷ lệ nảy mầm, cây con mọc yếu ớt sau này.

8


- Giai đoạn cây tơ: rễ chính phát triển nhiều nhƣng ít rễ phụ, ít nốt sần, rễ hấp
thu dinh dƣỡng kém.
- Giai đoạn mới trổ: làm giảm tốc độ ra hoa, giảm tỷ lệ đậu trái, thời gian tr ổ
hoa kéo dài, tỷ lệ hoa có ích giảm đi do quá trình thụ phấn bị cản trở.
- Giai đoạn thƣ đài phát triển: thƣ đài sẽ không đủ dài để chui vào trong đất.
- Giai đoạn phát triển trái: trái chín sớm, hạt nhỏ nhăn nheo, lép nhiều, giảm
trọng lƣợng trái và hạt.
Nhƣ vậy, trong suốt quá trình sinh trƣởng cây rất cần tƣới nƣớc đầy đủ, chủ
động nguồn nƣớc tƣới chính là nhân tố quyết định đến năng suất. Tuy nhiên, lúc thu
hoạch cần thời tiết phải khô ráo để thu hoạch trái đƣợc khô, sạch, màu vỏ đẹp và
không bị nấm mốc gây hại. Ngoài ra, tác hại của sự ngập úng cũng rất lớn, làm hạn
chế sự sinh trƣởng và phát triển của cây đậu phộng (Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị
Kim Ba, 2005).
1.3.3 Ánh sáng

Các giống đậu phộng hiện đƣợc trồng ở nƣớc ta có đặc điểm là không quang
cảm, mặt khác lại có khả năng thích nghi với điều kiện ánh sáng ít nên rất thích hợp
cho việc trồng dầy hay trồng xen. Tuy nhiên, khi quyết định mô hình trồng xen, cần
tính toán thời vụ cho từng loại cây để khi cây ra hoa cây nhận đƣợc ánh sáng đầy đủ
và việc thụ phấn đạt tỷ lệ cao nhất, vì cây đậu phộng khi ra hoa cần lƣợng ánh sáng
và nhiệt độ cao hơn (Trần Thị Kim Ba và ctv., 2008).
1.3.4 Đất
Cây đậu phộng thích hợp trồng trên các nền đất có sa cấu nhẹ, tơi xốp, thông
thoáng để thƣ đài có thể đâm vào đất dễ dàng và giúp cho trái phát triển tốt hơn
nghĩa là đất phải có nhiều cát, thịt pha cát và ít thành phần của sét. Ngoài ra, đất tơi
xốp thoáng khí còn là môi trƣờng thích hợp cho các loại vi sinh vật phát triển, đồng
thời khi thu hoạch đƣợc dễ dàng, hạn chế sự thất thoát do bị đứt trái trong đất (Trần
Thị Kim Ba và ctv., 2008).

9


1.3.5 pH
Đậu phộng là loại cây có khả năng chịu đƣợc đất chua, có thể trồng trên đất có
pH = 4,5 tuy nhiên pH thích hợp nhất cho đậu phộng sinh trƣởng là 5,7 -6,4. Nếu pH
quá thấp thì cây sinh trƣởng kém vì các nấm bệnh phát triển mạnh. Các vi khuẩn
Rhizobium trong nốt sần của đậu phộng sẽ không tổng hợp đƣợc đƣợc đạm của khí
trời do các vi khuẩn này hoạt động tốt trong đất có pH = 6,5-7. Đậu phộng không
thể trồng tốt trên nền đất bị nhiễm mặn (Ngô Thế Dân và ctv., 1994). Cây đậu
phộng còn hấp thu một số nguyên tố vi lƣợng đặc biệt là Molypdenum. Các chất
này sẽ hòa tan gây độc hoặc các phosphate sẽ bị kiềm tỏa hay cố định nhiều hơn
(Tôn Thất Trình, 1972).
1.4 DƢỠNG CHẤT KHOÁNG ĐẠM (N)
Muốn tạo ra năng suất cần có một số chất dinh dƣỡng nhất định. Trong đó (N,
P, K) là ba nguyên tố chính đƣợc cây trồng hấp thu với một lƣợng lớn từ phân bón

và đất. Còn (C, H, O) đƣợc lấy từ nƣớc và không khí. Một số nguyên tố khác đƣợc
coi là nguyên tố cần thiết (S, Mg, Ca) đƣợc lấy từ phân bón và đất. Các nguyên tố
này đƣợc coi là nguyên tố cấu tạo, vì nó chiếm 99% trọng lƣợng vật chất khô của
cây đậu phộng. Để đảm bảo sinh trƣởng bình thƣờng, cây cần một số chất khác với
lƣợng rất ít nhƣng không thể thiếu đƣợc đó là các nguyên tố vi lƣợng nhƣ: Mo, Bo,
Cu, Zn, Fe…(Phạm Văn Thiều, 2000).
1.4.1 Vai trò của N
Đạm là yếu tố dinh dƣỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trƣởng và phát
triển của rễ, thân, lá, cành của cây đậu phộng và số trái, số hạt và trọng lƣợng hạt
trong trái nên có ảnh hƣởng lớn đến năng suất của cây đậu phộng (Nguyễn Nhƣ Hà,
2006).
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), đạm có ảnh hƣởng rất quan trọng tới hàm
lƣợng protein trong hạt của cây đậu phộng. N là thành phần của các axit amin để
cấu tạo nên protein của đậu phộng và là thành phần cấu trúc thành protein và các
hợp chất có N ở các bộ phận non của cây. Ngoài ra, N còn có mặt trong các enzyme

10


quan trọng trong các hoạt động sống của cây, thành phần không thể thiếu đƣợc của
protein dự trữ trong hạt. Đặc biệt, N còn cần thiết cho vi sinh vật cố định đạm phát
triển, tạo nhiều nốt sần hữu hiệu và khả năng cố định đạm – tự đảm bảo phần khá
lớn đạm khoảng 50-70% tổng nhu cầu (Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).
1.4.2 Nhu cầu về N của đậu phộng
Đạm là thành phần có trong tất cả các tế bào của cây đậu phộng, nhiều nhất là
ở hạt và lá. Đậu phộng có khả năng sử dụng N trong không khí thông qua nốt sần do
vi khuẩn Rhizobium tổng hợp. Nhƣng nốt sần chƣa phát triển trên rễ trong
15-20 ngày đầu sau khi gieo, do đó cần phải cung cấp một lƣợng N khởi động cho
cây, tức là bón lót khoảng 10-20 kg N/ha lúc hạt nảy mầm, cùng lúc với bón phân
lân.

Sự cần thiết bón thúc phân N cho đậu phộng tùy theo giống. Giống đậu có
cành mọc bò có khả năng cố định N hữu hiệu, lá có màu xanh đậm nên thƣờng
không cần bón thúc. Còn giống đậu có cành mọc đứng thƣờng cố định N kém, lá
xanh nhạt bón thúc khoảng 15-20 kg N/ha lúc hoa trổ đƣợc 50% (Trần Thị Kim Ba
và ctv., 2008).
Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), lƣợng N cây đậu phộng hấp thu rất lớn, để đạt
một tấn trái khô, cần sử dụng tới 50-75 kg N. Thời kỳ cây đậu phộng hút nhiều N
nhất là thời kỳ ra hoa – làm hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trƣởng
của đậu phộng nhƣng hấp thu tới 40-45% tổng nhu cầu N của đậu phộng.
1.4.3 Sự thừa, thiếu N trên đậu phộng và các nguồn cung cấp N cho đậu phộng
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv., (2008) ở cây thừa N thì cây có màu xanh đậm,
tập trung phát triển thân lá, ít rễ và hạn chế sự tạo trái. Nếu cây thiếu N thì lá già có
màu vàng nhạt, thân yếu ớt và dài, đọt non kém phát triển. Thiếu N kéo dài, toàn
cây đều bị vàng. Triệu chứng thiếu N thƣờng chỉ xuất hiện trong hai tuần đầu sau
khi trồng. Thiếu N cây đậu phộng sinh trƣởng kém, chất khô tích lũy bị giảm, số trái
và trọng lƣợng trái đều giảm. Đặc biệt, nếu thiếu N vào thời kỳ sinh trƣởng cuối gây
ảnh hƣởng rất xấu, thiếu N nghiêm trọng ở thời kỳ này dẫn đến cây ngừng phát triển
trái và hạt (Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).

11


×