Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.09 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở
HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRẦN ÁI KẾT
Tháng 05/2009
NGUYỄN THỊ THÚY
HẰNG
Mã số SV : 0454093
Lớp: KTNN 1 K31
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 1 SVTH: N.T.T.Hằng
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ
đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt
khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ hai trên thế giới. Đặc biệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn
đất đai của huyện là đất nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân huyện là
nghề trồng lúa. Cây lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong
huyện, mà còn đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu,
đồng thời nâng cao thu nhập, góp phần khắc phục sự phân hóa giàu nghèo ngày
càng diễn ra trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Như vậy,
cây lúa giữ vai trò then chốt và là cơ sở cho sự phát triển đời sống, xã hội của
nhân dân huyện Tiểu Cần nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Thế


nhưng thế mạnh của cây lúa chưa được khai thác đúng mức, năng suất chưa cao,
chất lượng lúa còn thấp làm giảm giá bán của người nông dân, từ đó dẫn đến lợi
nhuận chưa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa
nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chưa được truyền bá rộng rãi đến nông dân,
nên đa số hộ nông dân vẫn còn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống. Đặc biệt
trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho năng suất lúa giảm
xuống đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, một
bộ phận nông dân do sản xuất lúa với năng suất thấp đã chuyển từ trồng lúa sang
trồng hoa màu làm cho sản lượng lúa ngày càng giảm. Ngày nay, do nhiều biến
động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa ngày càng cao
làm cho chí phí ngày càng tăng làm cho lợi nhuận ngày càng giảm. Do đó, em
chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà
Vinh” nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và đưa ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ huyện Tiểu Cần
nói riêng và cả nước nói chung, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 2 SVTH: N.T.T.Hằng
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh trong năm 2008, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và
lợi nhuận. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích hiệu quả sản xuất lúa trong năm 2008 của các nông hộ ở huyện
Tiểu Cần.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của quá trình sản xuất lúa .

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và lợi nhuận.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
của nông hộ nhằm để giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tập trung ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 29/ 12/ 2008 đến 30/ 04/
2009, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và so sánh các dữ liệu trong thời
gian 1 năm gần nhất (năm 2008).
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 3 SVTH: N.T.T.Hằng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực ( resources) hoặc là các
yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products)
hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.
2.1.2. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp.
Lý thuyết sản xuất nông nghiệp hay còn gọi lý thuyết về hành vi của
người sản xuất là một lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế vào sản xuất nông
nghiệp. Lý thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫn các đơn vị
sản xuất nông nghiệp (nông trại, nông hộ) trong việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông
nghiệp nghiên cứu bản chất mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết
quả về sản phẩm thu được. Mối liên hệ này thường được diễn tả thông qua hàm

sản xuất.
2.1.3. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực
đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f(x
1
, x
2
, , x
m
)
Trong đó:
Y: mức sản lượng (outputs)
x
1
, x
2
, , x
m
: các nguồn lực đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất.
2.1.4. Kinh tế sản xuất
Kinh tế sản xuất đề cập vấn đề liên quan đến các nguồn lực của nhà sản
xuất hàng hóa trong nền kinh tế, hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như
nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghệp, ngư nghiệp, …
2.1.5. Mục tiêu sản xuất
Đối với các doanh nghiệp: mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi
nhuận.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 4 SVTH: N.T.T.Hằng
Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó: Họ quan tâm đến tổng giá trị

sản phẩm của ngành đó.
Đối với nhà nông: Mục tiêu sản xuất của họ là sản xuất một cách có hiệu
quả và mang lại lợi nhuận cao.
Đối với nhà khoa học: Họ mong muốn mô hình sản xuất được áp dụng
khoa học kỹ thuật.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa, các hộ
này thường sống không tập trung theo từng xã. Có nhiều phương pháp chọn mẫu:
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu cụm,
chọn mẫu hai giai đoạn…. Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, em chọn
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong huyện, em chọn 3 xã, mỗi xã em sẽ
chọn 3 ấp và mỗi ấp sẽ chọn từ 5 đến 10 mẫu. Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu trên internet, sách, báo và các tài
liệu có liên quan.
Số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bảng câu
hỏi được thiết lập sẵn.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích
Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ
được mã hóa và nhập trên phần mềm Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất, lợi nhuận lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Bên
cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá
hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các phương pháp cụ thể cho từng mục tiêu
như sau:
+ Mục tiêu (1): Thống kê mô tả.
+ Mục tiêu (2): Hàm hồi quy.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 5 SVTH: N.T.T.Hằng

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập sẵn.
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực
trạng hoạt động sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
2.3.2. Mô hình phân tích hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
huyện Tiểu Cần
Mô hình nghiên cứu: giải thích cách xây dựng mô hình và các biến
Mô hình phân tích: sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến.
Y = α + α
1
X
1
+ α
2
X
2
+ α
3
X
3
+ α
4
X
4
+ α
5
X

5
+ α
6
X
6
+ α
7
X
7
+ + α
n
X
n
+ 
lnπ = β
0
+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ β
3
lnX
3
+ + β
n

lnX
n
+ 
Biến phụ thuộc là Y :
Năng suất lúa mà nông hộ đạt được.
π : lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa.
Biến độc lập là X
i
(bao gồm các biến chi phí và một số biến ngoại vi)
Các hệ số α
1,
α
2,
…, α
n
; β
1,
β
2,
, β
n
được ước lượng từ kết quả của mô
hình.
α
0
, β
0
: Hằng số
 : Sai số
Mô hình:

Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo dưới đây vào mô hình
năng suất như sau:
Năng suất = α
0
+ α
1
(dien tich) + α
2
(san luong) + α
3
(tong chi phi) +
α
4
(lao dong) + α
5
(ap dung KHKT) + α
6
(kinh nghiem) + .
X
1
: Diện tích (công)
X
2
: Sản lượng (kg)
X
3
: Tổng chi phí (1000 đồng)
X
4
: Lao động (ngày công)

X
5
: Áp dụng KHKT
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 6 SVTH: N.T.T.Hằng
X
6
: Kinh nghiệm (năm)
Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo vào mô hình lợi nhuận
được thể hiện dưới đây:
lnLợi nhuận = β
0
+ β
1
(lncpgiong) + β
2
(lncpphan) + β
3
(lnsolaodongsx) +
β
4
(lngiaban) + β
5
(lnnangsuat) + β
6
(lncpcayxoigieosa) + β
7
(lncpthuoc) + .
X
1

: Cp giống (1000 đồng)
X
2
: Cp phân (1000 đồng)
X
3
: Số ngày công lao động sản xuất (ngày công)
X
4
: Giá bán (1000 đồng)
X
5
: Năng suất (kg/công)
X
6
: Chi phí cày xới, gieo sạ (1000 đồng)
X
7
: Cp thuốc trừ sâu,diệt cỏ (1000 đồng)
Ý nghĩa của các tham số:
- Hệ số xác định R
2
(R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải
thích bởi các biến X
i
.
- Độ tự do F có Sig.  mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 7 SVTH: N.T.T.Hằng
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU
CẦN TỈNH TRÀ VINH
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
 Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên là 22.178,23 ha. Trong đó:
+ Đất trồng lúa hàng năm là 13.600 ha.
+ Đất khu dân cư khoảng 445ha.
+ Phần còn lại trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng màu, đất
giồng cát và kênh rạch.
 Tứ cận: Huyện Tiểu Cần nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả
ngạn sông Hậu, cách thị xã Trà Vinh 24 km theo quốc lộ 60.
Tiểu Cần là 01 trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện – thị của Trà Vinh.
Tiểu Cần có 11 đơn vị hành chính gồm : 02 thị trấn (thị trấn Tiểu Cần, thị trấn
Cầu Quan) và 9 xã: Phú cần, Long Thới, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hòa, Tập
Ngãi, Tân Hùng, Hùng Hòa, Ngãi Hùng.
+ Phía Đông giáp huyện Châu Thành
+ Phía Tây giáp huyện Cầu Kè
+ Phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu
+ Phía Bắc giáp huyện Càng Long.
Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác,
địa hình tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, khí hậu
chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau,
mùa mưa là những tháng còn lại. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, nước từ sông MêKông đổ về mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Tiểu Cần là Sông Hậu, với lượng
nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản và các ngành nghề

Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 8 SVTH: N.T.T.Hằng
khác.
Chủ yếu chia làm 02 nhóm gồm đất giồng cát có 387,7 ha, chiếm 1,85 %
diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có 17.799,30 ha, chiếm 83,85 % diện tích đất tự
nhiên; đất phù sa chưa phát triển 286,5 ha, chiếm 1,45 % diện tích đất tự nhiên.
3.1.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – Trà Vinh.
Kết quả sản xuất lúa của huyện năm 2008 như sau:
Tổng diện tích kế hoạch lúa cả năm: 37.600 ha.
Tổng diện tích thực hiện được: 38.233 ha, đạt 101,68 % so với kế hoạch
và đạt 99,46 % so với cùng kỳ năm trước cụ thể chia từng vụ như sau:
 Vụ Đông Xuân 2007-2008:
Diện tích kế hoạch: 12.300 ha.
Kết quả thực hiện: 12.657 ha, đạt 102,9 % so với kế hoạch, và đạt 101,27
% so cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: 12.657 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình
quân 5,7 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch 72.144,9 tấn. So với năm trước năng
suất tăng 1,4 tấn/ha.
 Vụ Hè Thu 2008:
Diện tích kế hoạch: 12.500 ha.
Kết quả thực hiện: 12.757 ha, đạt 102,056 % so với kế hoạch, và đạt 97,6
% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: Diện tích thu hoạch 12.757 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng,
năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng 66336,4 tấn.
 Vụ Thu Đông:
Diện tích kế hoạch: 12.800 ha.
Diện tích gieo trồng: 12.819 ha, đạt 100,14 % so với kế hoạch và đạt 99,6
so với cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: tổng số 12.819 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất
bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng đạt 57.685,5 tấn.

Diện tích đất sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tương đối lớn, trong năm qua
diện tích sản xuất lúa của huyện luôn vượt hơn so với kế hoạch. Năm 2008,
KHKT mới đã được các hộ nông dân sản xuất lúa ở huyện áp dụng khá rộng rãi
vào sản xuất, và chất lượng gạo cũng được nâng cao hơn so với những năm qua.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 9 SVTH: N.T.T.Hằng
3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH.
3.2.1. Tổng quan về mẫu điều tra.
3.2.1.1. Thông tin khái quát về các hộ sản xuất lúa.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần chủ yếu là dân tộc khmer, đặc
biệt nông hộ ở ấp Cầu Tre - khu quy hoạch vùng lúa chất lượng cao chiếm 98%
là dân tộc khmer. Trong tổng 60 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 28 hộ là dân
tộc khmer, còn lại 32 hộ là dân tộc kinh, nông dân được phỏng vấn được chọn
ngẫu nhiên ở 3 xã, mỗi xã gồm 20 hộ, mỗi xã được chia làm 3 ấp.
Bảng 1: Tình hình về nông hộ điều tra phân bố ở mỗi xã, ấp.

Ấp
Phú Cần
Long Thới
Hiếu Trung
1
Cầu Tre 1
Cầu Tre
Tân Trung Giồng A
2
Đại Mong
Phú Tân
Phú Thọ 1
3
Ô Ét

Trinh Phụ
Phú Thọ 2
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 10 SVTH: N.T.T.Hằng
Bieu do (%) cac nong ho san xuat
lua o cac ap trong huyen
21%
15%
10%
7%
7%
7%
8%
20%
5%
Cau Tre 1
Cau Tre
Phu Tan
Trinh Phu
Dai Mong
O Et
Tan Trung Giong A
Phu Tho 1
Phu Tho 2
Biểu đồ 1: Biểu đồ các hộ gia đình được phỏng vấn ở các ấp của
huyện
Ấp Cầu Tre 1 chiếm 21% trong tổng số nông hộ được phỏng vấn, đa số
nông hộ ở ấp này đều nằm trong khu kênh bêtông nên hầu hết nông dân được sự
hướng dẫn của kỹ sư về kỹ thuật, và hệ thống tưới tiêu cũng được đầu tư tốt hơn.
Vì thế, nông dân sản xuất lúa ở ấp này đều làm lúa rất hiệu quả, đạt năng suất cao

đồng thời chi phí lại thấp.
Ấp Cầu Tre chiếm 15%, nông dân ở đây cũng vẫn áp dụng theo hình thức
sạ hàng giống như nông dân trong khu vực kênh bê tông, nhưng năng suất không
cao bằng các nông hộ ở ấp Cầu Tre 1 vì không có kỹ sư cùng ra đồng với bà con,
nên tình hình dịch bệnh còn nhiều, lợi nhuận mang lại thấp hơn.
Nông dân sản xuất lúa ở ấp Phú Tân chiếm 10%, bà con ở đây phần lớn
vẫn còn sạ lan, vì đất đai không bằng phẳng và thiếu nước nên vẫn chưa áp dụng
sạ hàng, năng suất đạt chưa cao.
Ấp Trinh Phụ, Đại Mong, và Ô Ét đều chiếm 7% trong tổng số nông hộ
được phỏng vấn, đa số nông dân đều áp dụng giống mới và kỹ thuật sạ hàng.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 11 SVTH: N.T.T.Hằng
Ấp Tân Trung Giồng A chiếm 8%, nông dân sản xuất lúa với qui mô nhỏ,
nên số bà con áp dụng sạ hàng không nhiều, nhưng trong tương lai bà con ở ấp
này sẽ áp dụng kỹ thuật sạ hàng vào sản xuất.
Ấp Phú Thọ 1 chiếm 20%, có một số hộ nông dân sản xuất lúa hai vụ:
Đông Xuân và Hè Thu, vụ Thu Đông thường bà con sản xuất với năng suất thấp,
nên nông dân chuyển sang trồng dưa, vừa mang lại thu nhập cao cho nông dân
vừa cải tạo lại đất thêm màu mỡ để chuẩn bị cho vụ sau.
Ấp Phú Thọ 2 chiếm 5% số người được phỏng vấn, nông dân ở đây vẫn
chưa áp dụng KHKT nhiều vào sản xuất.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện đều được xã hoặc phòng nông nghiệp mời
tham gia tập huấn để nông dân hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, và các loại
sâu bệnh để phòng chống dịch bệnh kịp thời. Đa số nông dân ở huyện đều sản
xuất lúa 3 vụ/năm, áp dụng sạ hàng và đều áp dụng giống mới do mua từ người
quen, những nông hộ nào còn sạ lan thì trong tương lai sẽ áp dụng sạ hàng, vì
giảm được nhiều chi phí, bà con ở đây rất có tinh thần học hỏi kinh nghiệm từ
nông dân sản xuất giỏi, và kỹ sư nông nghiệp. Vì vậy năng suất lúa của nông dân
sản xuất lúa ở huyện ngày càng được nâng cao.
3.2.1.2. Về lao động tham gia sản xuất lúa.

Lao động của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là lao động gia
đình, vì sản xuất lúa dịch bệnh gây hại nhiều nên năng suất chưa cao, đồng thời
giá lúa không ổn định vẫn còn rất thấp, nên bà con lấy công làm lời, ít mướn
thêm lao động thuê ngoài, chỉ thuê lao động khi giáp vụ đến lúc thu hoạch. Trong
thời kì hội nhập nên ngành công nghiệp phát triển mạnh, phần lớn lao động trẻ ở
nông thôn đều lên Thành Phố làm việc. Vì vậy, nông dân ở huyện hiện đang gặp
khó khăn về tình trạng thiếu nhân công lao động. Vì thế nông dân rất cần nhà
nước hỗ trợ về máy móc cho bà con để sớm tiến hành cơ giới hóa vào đồng
ruộng, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
3.2.1.3. Về thời gian sống và số năm trong nghề của người sản xuất.
Thời gian sống của các nông hộ sản xuất lúa được phỏng vấn ở huyện
bình quân là 37 năm, một thời gian khá lâu để thích nghi với điều kiện tự nhiên ở
đây, đa số các hộ đều sống gắn bó với huyện từ nhỏ. Kinh nghiệm sản xuất lúa
của nông dân huyện bình quân là 24 năm, cùng với kinh nghiệm sản xuất của
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 12 SVTH: N.T.T.Hằng
mình và sự hỗ trợ về kỹ thuật từ phòng Nông Nghiệp huyện – công ty BVTV An
Giang với tính cần cù chịu khó, nông dân huyện Tiểu Cần ngày càng sản xuất có
hiệu quả, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhiều hơn.
3.2.1.4. Trình độ học vấn của người sản xuất.
Đa số nông dân ở huyện Tiểu Cần đều có trình độ học vấn rất thấp, nên
thu nhập chính của họ là từ nghề lúa, và bà con sản xuất lúa từ đời này sang đời
khác. Vì vậy, tuy trình độ học vấn của nông hộ rất thấp nhưng nông dân ở huyện
rất có kinh nghiệm trong sản xuất và rất cần cù sáng tạo. Tình hình về trình độ
học vấn của các nông hộ được phỏng vấn ở huyện như sau:
Bảng 2: Tình hình về trình độ học vấn của các nông hộ.
Cấp/Bậc
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

Bậc đại học
Số lượng
24
24
11
1
Tuy trình độ học vấn của nông dân không cao nhưng tất cả các nông hộ
đều không bị mù chữ, vì thế nên trình độ hiểu biết được về KHKT sản xuất lúa
trên báo, ti vi cũng tương đối tốt, và áp dụng vào sản xuất cũng rất hiệu quả.
Bieu do (%) ve trinh do hoc van cua cac
nong ho
40%
40%
18%
2%
Cap 1
Cap 2
Cap 3
Dai hoc
Biểu đồ 2: Biểu đồ về trình độ học vấn của các nông hộ ở huyện.
Vì nông dân ở huyện rất nghèo nên không có điều kiện để đi học, nên
nông hộ sản xuất lúa chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 đều chiếm 40% trong tổng số
nông hộ được phỏng vấn, một tỷ lệ khá cao, phần lớn dân tộc khmer đều học đến
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 13 SVTH: N.T.T.Hằng
cấp 1 thì nghỉ học để sản xuất lúa. Trình độ học vấn của nông hộ đạt đến cấp 3
chỉ chiếm 18%, và trình độ đại học chiếm 2%, một tỉ lệ rất thấp. Trình độ học
vấn của nông dân sẽ quyết định khả năng tiếp thu KHKT của bà con, trình độ học
vấn của nông hộ cao thì khả năng tiếp thu KHKT và áp dụng KHKT vào sản xuất
sẽ nhanh hơn các nông hộ có trình độ học vấn thấp hơn.

3.2.1.5. Về diện tích trồng lúa của nông hộ.
Diện tích trung bình của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần là 14
công/hộ, với số lượng diện tích này cũng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nông
dân, và mang lại thu nhập khá ổn định cho bà con. Đa số nông dân ở huyện nghề
sản xuất lúa là nghề chính, nên diện tích lúa luôn đứng vị trí hàng đầu trong tổng
số diện tích đất của các nông hộ, trong đó tổng diện tích đất của nông hộ đều tập
trung tất cả cho việc sản xuất lúa chiếm 62 % trong tổng số 60 nông hộ được
phỏng vấn ở huyện. Bởi vì đất ở huyện chỉ thích hợp cho việc sản xuất lúa, nên
dù có khó khăn vất vả nhưng các hộ nông dân vẫn gắn bó với nghề làm lúa. Tỉ lệ
diện tích lúa trong tổng diện tích đất của các nông hộ được biểu hiện qua sơ đồ
sau:
0
10
20
30
40
50
60
Tong dien tich
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45 47 49 51 53 55 57 59
Dien tich lua
Tinh hinh dien tich trong lua trong tong dien tich dat cua nong ho
dientichlua
dientich
Biểu đồ 3: Biểu đồ về tình hình diện tích sản xuất lúa trong tổng diện
tích đất của các nông hộ.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 14 SVTH: N.T.T.Hằng
Năm 2008 diện tích đất sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần
ngày càng tăng, nguyên nhân là do nông dân sản xuất lúa mang lại lợi nhuận

cũng tương đối cao, và cùng với số tiền vay ngân hàng, nên bà con đã mua thêm
đất để mở rộng quy mô sản xuất, các nông hộ ít khi thuê đất để sản xuất lúa chỉ
có một số ít hộ nông dân không đủ điều kiện về vốn, nên mới thuê đất để sản
xuất. Diện tích sản xuất lúa của nông dân ở huyện ngày càng tăng đã làm cho đời
sống của nông dân cũng ngày một được nâng cao.
3.2.1.6. Mục đích sản xuất của hộ nông dân.
Mục đích sản xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần là tạo nên
nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình, để nâng cao đời sống của bà con trên
con đường hội nhập, mặt khác là để cung cấp nguồn lương thực cho gia đình.
Nước ta là nước đứng hàng thứ 2 trên thế giới về số lượng xuất khẩu gạo, hàng
năm đã đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Vì vậy, nông dân sản xuất
lúa ở huyện Tiểu Cần nói riêng, và nông dân cả nước nói chung không những mở
rộng diện tích sản xuất để nâng cao sản lượng xuất khẩu, mà còn phải nâng cao
chất lượng gạo để có thể sánh vai cùng các nước bạn bè quốc tế. Ngày nay, xã
hội ngày càng phát triển thì ý thức của nông dân huyện cũng ngày càng tiến bộ,
các nông hộ cũng đã tiến hành áp dụng KHKT mới vào sản xuất để nâng cao
hiệu quả sản xuất lúa của huyện nói riêng và cả nước nói chung.
3.2.1.7. Về giống sản xuất lúa.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần mỗi vụ trong năm 2008 đều sản
xuất giống lúa mới theo khuyến cáo của nhà nước, các nông hộ không mua giống
từ các trại giống, mà đa số mua từ người quen, khi thấy hộ nông dân nào sản xuất
giống nào đạt năng suất cao, chất lượng tốt, và khả năng chống chịu được sâu
bệnh cao thì các nông hộ mua giống đó về sản xuất, vì sản xuất cùng một giống
trên một diện tích lớn sẽ gây nên dịch bệnh, nên các hộ nông dân đều sản xuất
mỗi vụ khoảng ba giống trên đông ruộng của mình, để đạt được hiệu quả cao hơn
và nhằm mục đích khác là để thử nghiệm giống nào thích nghi tốt với ruộng đất
của mình. Sau đây là bảng nói về tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ ở
các xã được phỏng vấn trong huyện.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 15 SVTH: N.T.T.Hằng

Bảng 3: Tình hình sử dụng giống của các nông hộ sản xuất lúa ở các
xã.

Phú Cần
Long Thới
Hiếu Trung
Giống lúa
OM 4900
OM 5930
IR 50404
VNĐ 95-20
Ham Trau
OM 3536
VND - 20
OM 2395
OM 4900
IR 50404
MTL 503
OM 5930
IR 6073
Lua thom
Jamin 85
OM 576
OM 4498
IR 50404
OM 1940
OMCS 2000
OM 2395
VNĐ 95 – 20
OM 3536

OM 5930
OM 4900
Giống lúa là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu, lâu nay
nước ta là nước đứng hàng thứ hai về số lượng gạo xuất khẩu, nhưng chất lượng
gạo của nước ta vẫn còn kém hơn rất nhiều so với Thái Lan. Vì nông dân của
huyện nói riêng và cả nước nói chung vẫn thích sản xuất giống lúa đạt năng suất
cao, mặc dù chất lượng không cao. Vì bà con vẫn chưa hiểu được lúa chất lượng
cao sẽ xuất khẩu được và sẽ bán được với giá cao hơn giống không đạt được tiêu
chuẩn xuất khẩu, sản xuất lúa chất lượng cao không những mang lại lợi nhuận
cao cho gia đình mà còn làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy, nhà nước
tổ chức rất nhiều buổi tập huấn cho bà con nông dân để phổ biến về kỹ thuật sản
xuất lúa, và khuyến cáo bà con nên áp dụng giống mới đạt chất lượng cao, vì
hiện nay các nông hộ tham gia các buổi tập huấn chưa nhiều nên tỉ lệ áp dụng
giống mới chất lượng cao vào sản xuất vẫn còn chưa cao.
3.2.1.8. Tình hình dịch bệnh của lúa.
Năng suất lúa của các hộ nông dân ở huyện Tiểu Cần trong những năm
qua giảm đáng kể, đặc biệt là năm 2006-2007. Vì ruộng lúa của bà con bị nhiễm
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 16 SVTH: N.T.T.Hằng
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, và bệnh đạo ôn rất nhiều. Đây là hai loại bệnh gây ra
thiệt hại nặng nề nhất cho các nông hộ sản xuất lúa ở huyện, và ảnh hưởng đến
đời sống của nông dân rất nhiều. Vì vậy chính quyền địa phương phải có biện
pháp kịp thời để giúp các hộ nông dân phòng chống hiệu quả các loại dịch bệnh
này, để nâng cao năng suất lúa cho bà con ở huyện nói riêng và cả nước nói
chung.
a. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa.
Năm 2007 hiểm họa về dịch rầy nâu mang vi rút bệnh vàng lùn, lùn xoắn
lá lúa đã bùng phát trở lại trên các vựa lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong
vụ lúa Đông-Xuân sớm, trong đó huyện Tiểu Cần - Trà Vinh là một trong những
huyện đang bị dịch tấn công, hoành hành. Bà con nông dân ở Trà Vinh đã mua

thuốc phun trừ rầy nâu, nhưng do nhiều diện tích lúa bị nhiễm rầy quá nặng (từ
1000-2000 con/m
2
), bà con phun thuốc chưa đúng kỹ thuật hoặc không đủ vốn
mà chưa tự giác phun tiêu huỷ những trà lúa nhiễm bệnh nặng, dẫn tới dịch rầy
nâu bùng phát, lan rộng ra khắp cánh đồng chỉ trong một thời gian ngắn.
Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết.
Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được,
năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng
suất bị giảm ít hơn.
Đối với những diện tích bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa dưới
10%, bà con nên nhổ bỏ những cây lúa bị nhiễm bệnh, sau đó cấy dặm lại, đồng
thời dùng bình bơm có vòi ngắn để phun thuốc xuống tận gốc lúa; đối với những
trà lúa có tỷ lệ mắc bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ 10% trở lên thì bà con nên phun
tiêu huỷ triệt để nhằm hạn chế bệnh lây lan sang các đồng lúa lân cận.
 Cách phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa
- Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai
vụ lúa ít nhất 20-30 ngày. Theo sự phân vùng của ngành nông nghiệp, thời vụ
trong cùng một vùng phải tập trung, không được gieo sạ kéo dài.
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày, trục kỹ trước khi gieo sạ, dọn sạch
cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 17 SVTH: N.T.T.Hằng
- Sử dụng giống lúa kháng rầy, lúa giống có chất lượng tốt, không lấy lúa
thịt làm lúa giống, nếu có điều kiện có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý
hạt giống.
- Không gieo sạ quá dày trên 120 kg giống/ ha.
- Gieo sạ lúa vào thời gian có thể né rầy: thường mỗi tháng có một đợt rầy
vào đèn rộ kéo dài từ 5 - 7 ngày; để né rầy thì gieo sạ ngay sau đỉnh cao rầy vào
đèn. Như vậy, khi lúa non sẽ tránh được rầy trưởng thành truyền bệnh.

- Để bảo vệ cây lúa non, sau khi sạ nên cho nước vào ruộng và duy trì
mực nước thích hợp để hạn chế rầy nâu chích hút thân cây lúa.
- Không bón quá thừa phân đạm (urê), tăng lượng phân lân và phân kali
để nâng cao sức chống chịu đối với bệnh.
- Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy nâu
trên cây lúa.
Khi phát hiện có rầy trên lúa thì phun xịt thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy
theo nguyên tắc bốn đúng: Đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, và đúng
cách. Mặt khác, bà con nên gieo sạ đồng loạt theo đúng lịch thời vụ mà nhà nước
đã hướng dẫn.
b. Bệnh đạo ôn lúa.
Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được
gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến
năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế.
Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đọan của cây lúa, bắt đầu từ
giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá. Bệnh
có thể gây hại trên cổ lá nên gọi là thối cổ lá, hoặc gây hại trên cổ bông nên được
gọi là thối cổ bông làm lép hạt, đôi khi bệnh có thể gây lem vỏ hạt lúa. Bệnh
nặng sẽ làm mất trắng năng suất nếu bà con nông dân không phát hiện sớm và
phòng trị kịp thời. Vì nông dân huyện chưa hiểu biết về các nhân tố gây nên bệnh
đạo ôn, nên vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hợp lý, và tình hình dịch bệnh vẫn
còn nhiều, đã làm cho bà con hoan man lo lắng.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 18 SVTH: N.T.T.Hằng
1. Các yếu tố giúp phát sinh bệnh.
- Điều kiện khí hậu thời tiết:
Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu mát mẽ, ẩm độ
cao, mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều. Đặc biệt trong vụ lúa Đông Xuân tại
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào tháng giêng-tháng hai dương lịch, bệnh
này sẽ gây hại trên diện rộng trùng vào lúc lúa gần trổ bông.

- Điều kiện khô hạn:
Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu nước, quá trình trao đổi chất kém,
khả năng hấp thu dinh dưỡng yếu, nên khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa
còn thấp.
- Mật độ gieo trồng:
Mật độ gieo sạ cũng có liên quan đến khả năng phát triển của bệnh cháy
lá. Gieo sạ càng dày, tán lá lúa càng nhiều, khả năng che khuất càng lớn, ẫm độ
dưới tán lá càng cao, điều kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm cháy lá phát
triển.
- Phân bón:
Ba lọai phân N-P-K đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh nếu
bón không cân đối. Thông thường bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng bệnh, dư
phân lân không thấy rõ ảnh hưởng lên bệnh. Tuy nhiên nếu bón thêm phân lân
trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh cháy lá rất rõ ràng. Phân kali có ảnh hưởng
rất phức tạp trên sự phát triển của bệnh cháy lá, bón dư thừa đạm và kali đều làm
tăng bệnh, bón đạm vừa phải kết hợp đủ lượng kali thì sẽ giãm bệnh rất rõ. Do
đó, trong giai đọan sau trổ nếu ruộng bị nhiễm bệnh cháy lá họặc thối cổ bông thì
không đuợc bón thêm phân bón lá có nitrat kali.
- Giống lúa:
Thông thường các giống lúa cao sản ngắn ngày khi được đưa vào sản xuất
đại trà thì đã được các nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để cây lúa có khả năng ít
nhiều mang gen có thể kháng hay chống chịu lại bệnh cháy lá. Trồng các giống
lúa nhiễm bệnh, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nầm bệnh, áp lực nguồn
bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị cháy rụi nhanh rồi chết. Ngược lại, nếu
trồng giống lúa kháng bệnh kết hợp với việc áp dụng IPM thì cây lúa sẽ đứng
vững và tiếp tục cho năng suất. Khả năng kháng lại bệnh của giống lúa chỉ có thể
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 19 SVTH: N.T.T.Hằng
tồn tại trong một thời gian nhất định, do đó, bà con nên thay đổi giống mới sau
một thời gian canh tác.

2. Biện pháp phòng trị.
Cần áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM:
- Nên chọn mua giống lúa xác nhận ở nhà cung cấp giống tin tưởng, phải
có tính kháng bệnh.
- Nên chọn hạt giống sạch bệnh, khử lẫn tạp hạt cỏ.
- Nên dùng biện pháp sạ hàng với lượng giống trung bình: 80-120 kg/ha.
- Bón phân cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm: 80-100kg N/ha là
đủ. Nên bón phân đạm theo theo nhu cầu cây lúa, áp dụng bảng so màu lá lúa.
- Sau mùa thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại nguồn hữu cơ cho đất
đồng thời diệt được mầm bệnh, hạn chế đốt rơm vì biện pháp này chỉ trả lại một
số chất khoáng có trong tro, đất dần dần kém mẫu mỡ mau suy kiệt
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom, tiêu diệt lúa rầy, cỏ dại mọc ven
bờ là nơi lưu tồn và lây lan mầm bệnh sau này.
- Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu
nước theo từng giai đọan của cây lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh cháy lá
xãy ra.
- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất
hiện, nên làm ruộng dự tính dự báo, dành riêng khoảng vài mét vuông trên cùng
ruộng lúa, sạ dầy hơn bình thường, bón dư phân đạm.
Nhà nước nên phân bổ nhiều cán bộ kỹ sư xuống các ấp, xã để hướng dẫn
các nông hộ ở huyện về các loại sâu bệnh gây hại cho lúa tại ruộng, để bà con
hiểu biết nhiều hơn về tình hình dịch bệnh hiện nay đang xảy ra, để có biện pháp
phồng bệnh kịp thời.
3.2.1.9. Chi phí sản xuất của nông hộ sản xuất lúa.
a. Chi Phí vụ Đông Xuân.
Sản xuất lúa cũng giống như sản xuất các sản phẩm khác, tức là phải bỏ ra
chi phí để đầu tư, và chi phí sản xuất được xem là một yếu tố đầu vào quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp. Chi phí được xem là yếu tố quyết định đến năng suất
sản phẩm và từ đó quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nông dân. Thực tế
là nông dân ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh rất quan tâm đến chi phí sản xuất.

Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 20 SVTH: N.T.T.Hằng
Vì theo kinh nghiệm sản xuất lúa từ xưa đến nay họ cho rằng nếu đầu tư nhiều
vào chi phí thì sẽ đem lại năng suất cao, chứ không phải là các yếu tố quan trọng
khác như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chi phí bỏ ra cho một vụ lúa
của nông dân huyện Tiểu Cần thường là bao gồm chi phí sản xuất và chi phí lao
động thuê ngoài. Nhưng vì phần lớn người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, sử dụng lao động gia đình là chính, nên họ chỉ bỏ ra chi phí lao động
thuê ngoài vào lúc thu hoạch mùa vụ. Còn phần lớn là chi phí sản xuất thông
thường là hơn 1 triệu/công. Cụ thể chi phí sản xuất trung bình của nông dân
huyện Tiểu Cần vụ Đông Xuân là 1.400.000 đồng/công. Cơ cấu của chi phí sản
xuất vụ Đông Xuân của nông dân huyện Tiểu Cần như sau:
Co cau chi phi trung binh(%) tinh tren mot cong vu Dong
Xuan
10%
28%
26%
4%
19%
5%
7%
1%
cp giong
cp phan
cp thuoc
cp cay,gieo sa
cp lai suat
cp van chuyen
cp thue dat
cp lao dong

Biểu đồ 4: Cơ cấu chi phí trung bình (%) tính trên một công của vụ
Đông Xuân.
 Chi phí về phân bón và thuốc hóa học.
Có thể nói đây là chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong
tổng chi phí sản xuất lúa. Trung bình chi phí phân bón vào vụ Đông Xuân là
402.000 đồng/công, chiếm 28% trong tổng chi phí sản xuất, và chi phí trung bình
thuốc trừ sâu vụ Đông Xuân là 368.000, chiếm 26% tổng chi phí sản xuất.
Nguyên nhân là do đa số vùng này sản xuất lúa ba vụ/năm, thời gian nghỉ ngơi
của đất sau mùa vụ không nhiều. Bên cạnh đó, do nông dân có truyền thống sản
xuất lúa từ lâu đời và không có ý thức chuyển đổi cây trồng nên việc đất nông
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 21 SVTH: N.T.T.Hằng
nghiệp bị suy thoái, bạc màu là điều khó tránh khỏi, do địa phương cũng không
có điều kiện để sử dụng phân hữu cơ cải tạo đất nên việc cây lúa sống nhờ vào
phân hoá học là điều có thể giải thích. Mặt khác, thời gian này đã xuất hiện nhiều
dịch bệnh sâu rầy như vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu, … đã khiến người dân sử
dụng phân thuốc ngày càng nhiều. Việc sử dụng quá nhiều phân thuốc một mặt
có thể tạo ra năng suất cao nhưng đồng thời cũng gây ra những tác hại to lớn cho
môi trường và cũng có thể làm cho lúa quá xanh tốt sẽ dẫn đến không thể trổ
bông và bị sâu bệnh tấn công.
 Chi phí lao động.
Chi phí lao động gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê
ngoài, đa số các nông hộ sản xuất lúa ở huyện đều ít thuê lao động thuê ngoài,
lao động gia đình là chủ yếu, còn lao động thuê ngoài chỉ thuê khi đến thu
hoạch lúa. Trung bình tổng chi phí lao động cho vụ này khoảng 280.000 đồng
chiếm 19 % trong tổng chi phí sản xuất.
 Chi phí giống.
Đây cũng là một yếu tố chi phí khá quan trọng quyết định năng suất của
vụ lúa, và quyết định chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trung bình vào vụ
này người dân bỏ ra khoảng 145.500 đồng/công chi phí giống, chiếm 10% tổng

chi phí sản xuất. Nông dân sản xuất lúa ở huyện chủ yếu mua giống từ người
quen để sản xuất, vì các nông hộ sản xuất giống chất lượng cao – đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu theo khuyến cáo của nhà nước, nên có giá tương đối cao khoảng 9.000
đồng/kg, tuy giá giống lúa hơi cao, nhưng các hộ nông dân ở đây đa số áp dụng
kỹ thuật sạ hàng, vì thế chi phí giống không những không tăng mà còn giảm so
với sạ lan khi dùng giống cũ giá khoảng 5.000 đồng/kg. Các hộ nông dân không
có đủ điều kiện để đến trại giống cây trồng vật nuôi mua giống, mà đa số người
dân mua từ hộ nông dân nghèo được nhà nước hỗ trợ về giống, khi thấy nông hộ
nào sản xuất với giống đạt hiệu quả cao thì bà con lại mua về sản xuất trên đồng
ruộng của mình.
 Chi phí cày xới, gieo sạ.
Sau khi thu hoạch vụ trước, người dân ở huyện Tiểu Cần thường cày đất,
phơi ải một thời gian để đất nghỉ ngơi. Chi phí trung bình của việc cày xới này là
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 22 SVTH: N.T.T.Hằng
102.000 đồng/công, chiếm 7% tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, có 2% hộ gia
nông dân sử dụng máy nhà để cày xới.
 Chi phí vận chuyển.
Nông dân ở đây phần lớn sống tập trung ở những tuyến đường giao thông
để tiện việc sinh hoạt đi lại, còn việc trồng lúa được tập trung ở những cánh đồng
riêng nên tất cả hộ nông dân ở đây đều phải bỏ ra chi phí vận chuyển. Trong mùa
vụ này, thời tiết khô ráo nên họ thường vận chuyển lúa mới thu hoạch về nhà
bằng xe. Chi phí trung bình của vận chuyển là 79.000 đồng/công chiếm 5% tổng
chi phí sản xuất.
 Chi phí lãi suất.
Chỉ có 45% hộ nông dân có vay vốn ngân hàng, mặt khác họ vay ở các
quỹ tín dụng hoặc ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT, và ngân hàng chính sách
với lãi suất ưu đãi nên chi phí dành cho khâu này rất thấp chỉ chiếm 1% tổng chi
phí. Bên cạnh đó, người nông dân sản xuất nông nghiệp đã được miễn giảm thuế
nông nghiệp từ nhiều năm nay nên họ cũng không phải trả thuế hay phí.

 Chi phí thuê đất.
Có 88% nông dân sản xuất trên đất của gia đình nên chi phí thuê đất trung
bình là không cao, chỉ chiếm 4% trong tổng chi phí sản xuất. Giá thuê đất trung
bình vụ Đông Xuân là 440.000 đồng/công.
b. Chi phí vụ Hè Thu.
Về cơ cấu thì chi phí của vụ Hè Thu cũng bao gồm những thành phần
giống như cơ cấu chi phí của vụ Đông Xuân, nhưng về tỷ lệ thì có sự khác nhau,
chi phí vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân vì dịch bệnh nhiều hơn. Chi phí trung
bình trong vụ mùa này là 1.700.000 đồng/công. Cụ thể cơ cấu chi phí vụ Hè Thu
của nông dân huyện Tiểu Cần như sau:
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 23 SVTH: N.T.T.Hằng
Cơ cấu chi phi trung bình (%) trên một công của vụ Hè
Thu
1%
9%
26%
29%
7%
3%
4%
21%
cp lai suat
cp giong
cp phan
cp thuoc
cp cay xoi gieo sa
cp thue dat
cp van chuyen
cp lao dong

Biểu đồ 5: Cơ cấu chi phí trung bình (%) trên một công của vụ Hè
Thu.
 Chi phí phân, thuốc.
Tất cả nông hộ đều phải bỏ ra chi phí phân thuốc trong mùa vụ này. Trung
bình chi phí phân là 450.000 đồng/công, chiếm 26% tổng chi phí sản xuất. Chi
phí thuốc trong vụ này gồm có thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc trị bệnh bình
quân là 500.000 đồng/công, chiếm 29 % tổng chi phí sản xuất. Chi phí phân
thuốc trong vụ này rất cao do không thuận tiện thời tiết và một phần là do giá cả
các yếu tố đầu vào cũng tăng cao, nên các hộ nông dân ở huyện không đạt được
lợi nhuận cao.
 Chi phí lao động.
Cơ cấu chi phí lao động của vụ Hè Thu cũng giống như cơ cấu chi phí lao
động của vụ Đông Xuân nhưng chiếm tỉ lệ nhiều hơn trong tổng chi phí vì
nguồn lao động ở nông thôn hiện nay thiếu rất nhiều nên tiền thuê mướn lao
động tăng lên đáng kể trung bình khoảng 350.000 chiếm 21% tổng chi phí
của vụ Hè Thu.
 Chi phí giống.
Chi phí trung bình cho giống gieo trồng vụ hè thu là 150.000 đồng/công,
chiếm 9% tổng chi phí sản xuất. Trong vụ này các nông hộ cũng mua giống từ
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 24 SVTH: N.T.T.Hằng
người quen, và cũng có vài hộ kết hợp với viện nghiên cứu sản xuất lúa giống để
phục vụ cho bà con nông dân ở đây.
 Chi phí cày xới, gieo sạ.
Vì vụ Hè Thu quá gần vụ Đông Xuân nên tất cả nông dân sản xuất lúa ở
đây tiến hành xới 2 lần, trục và xạ chứ không cày phơi ải. Chính điều này làm
cho chi phí cày xới của vụ mùa tăng cao. Chi phí cày xới trung bình là 112.000
đồng/ công, chiếm 7% tổng chi phí sản xuất.
 Chi phí vận chuyển.
Chi phí vận chuyển trong vụ Hè Thu giảm so với vụ Đông Xuân vì có

nhiều nông hộ không vận chuyển lúa về nhà để phơi, mà bà con bán lúa ướt cho
các thương lái, vì mùa mưa không có sân phơi và lò sấy. Chi phí vận chuyển
trung bình của vụ là 72.000 đồng/ công, chiếm 4% tổng chi phí sản xuất.
 Chi phí lãi suất và thuế.
Chi phí này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất
khoảng 1%, vì hầu hết đã được miễn thuế nông nghiệp và sản xuất bằng vốn tự
có là chủ yếu. Chi phí lãi suất trung bình của 1 công là 15.000 đồng/công.
 Chi phí thuê đất.
Giá thuê đất trung bình của vụ Hè Thu là 360.000 đồng/công. Mức phí
thuê này là không cao vì vụ Hè Thu được xem là trái vụ, trái thời tiết nên năng
suất không cao, người thuê đất không chấp nhận thuê với mức giá cao. Chi phí
thuê đất chỉ chiếm 3% tổng chi phí sản xuất.
c. Vụ Thu Đông.
Về cơ cấu thì chi phí của vụ Thu Đông cũng bao gồm những thành phần
giống như cơ cấu chi phí của vụ Đông Xuân và Hè Thu, nhưng chi phí vụ Thu
Đông cao hơn vụ Đông Xuân, và lại thấp hơn vụ Hè Thu, vì vụ Thu Đông dịch
bệnh nhiều hơn vụ Đông Xuân nên chi phí nhiều hơn, đồng thời chi phí lại thấp
hơn vụ Hè Thu là vì mưa nhiều dịch bệnh cũng nhiều như vụ Hè Thu, và thời tiết
không thuận lợi nên năng suất thấp hơn vụ Hè Thu, vì thế các hộ nông dân ở
huyện sử dụng phân thuốc ít hơn vụ Hè Thu, vì sợ rằng chi phí bỏ ra nhiều mà
năng suất mang lại không cao. Chi phí trung bình trong vụ mùa này là 1.500.000
đồng/công. Cụ thể cơ cấu chi phí vụ Thu Đông của nông dân huyện Tiểu Cần
như sau:

×