Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐIỀU TRA kỹ THUẬT xử lý RA HOA, HIỆN TƯỢNG CHẾT cây và KHẢO sát đặc điểm của một số GIỐNG CHANH TRỒNG tại HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.17 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN VÕ MINH SANG

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA, HIỆN TƯỢNG
CHẾT CÂY VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CHANH TRỒNG TẠI HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2011

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA, HIỆN TƯỢNG
CHẾT CÂY VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CHANH TRỒNG TẠI HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

PGS. TS Trần Văn Hâu

Trần Võ Minh Sang

Ths. Trần Sỹ Hiếu

MSSV: 3073096
Lớp: TT K33
Lớp: TT

Cần Thơ, 2011
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
.………….

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt, với đề tài

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA, HIỆN TƯỢNG
CHẾT CÂY VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CHANH TRỒNG TẠI HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Sinh viên Trần Võ Minh Sang thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

Trần Văn Hâu

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
.………….

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA, HIỆN TƯỢNG
CHẾT CÂY VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ
GIỐNG CHANH TRỒNG TẠI HUYỆN CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên Trần Võ Minh Sang thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: …………………………………………

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng năm 2011

Chủ tịch Hội đồng

và Sinh Học Ứng Dụng

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Trần Võ Minh Sang


5


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
.………….

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Trần Võ Minh Sang

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 10/10/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Thị Xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Quê quán: ấp Ông Cai, xã Tân Trung, thị Xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Điện thoại: 01654580826
E-mail:

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1997 – 2001: Học cấp I tại trường tiểu học Số 2 Tân Trung, xã Tân Trung, thị xã Gò
Công, tỉnh Tiền Giang
2001 - 2004: Học cấp II tại trường trung học cơ sở Phường II, thị xã Gò Công, tỉnh
Tiền Giang
2004 – 2007: Học cấp III tại trường trung học phổ thông Trương Định, phường II,
thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
Cần Thơ, ngày


tháng năm 2011

Người khai ký tên

6


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Ba, mẹ một đời yêu thương, chăm lo cho tương lai của chúng con.
Thành kính ghi ơn,
PGS.Ts Trần Văn Hâu người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo
em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Chân thành biết ơn,
Gia đình đã hết lòng hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Ths. Trần Sỹ Hiếu đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Chân thành cảm tạ, các bạn Nguyễn Văn Thơ, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thành
Luân, Đỗ Thái Nguyên, Lê Trung Thành, Huỳnh Khắc Bằng, Nguyễn Tấn Đức đã
giúp tôi trong quá trình điều tra, phân tích mẫu để hoàn thành luận văn này.
Thân ái gửi về,
Các bạn lớp Trồng Trọt K33 lời chúc sức khỏe, thành đạt trong tương lai.

7


Trần Võ Minh Sang, 2011. Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa, hiện tượng chết cây
và khảo sát đặc điểm của một số giống chanh trồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh

Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp & Sinh học
Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Văn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra kỹ thuật xử lý ra hoa, hiện tượng chết cây và khảo sát
đặc điểm của một số giống chanh trồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”
được thực hiện nhằm: Tìm ra những trở ngại trong kỹ thuật xử lý ra hoa và yếu tố
có liên quan đến hiện tượng chết hoặc suy kiệt cây chanh và xác định giống chanh
có năng suất và chất lượng cao được trồng tại địa phương. Đề tài được thực hiện từ
20/10/2010 đến 31/3/2011 bằng cách điều tra ngẫu nhiên 40 hộ trồng chanh với diện
tích từ 1.000 m2 trở lên tại hai xã Mỹ Hiệp, Bình Thạnh. Đây cũng là hai xã có diện
tích trồng chanh nhiều nhất huyện Cao Lãnh. Kết quả điều tra cho thấy: Có ba giống
là chanh Tàu dây, chanh Núm, chanh Tàu bông tím được trồng ở hai xã. Chanh Tàu
dây được trồng gần đây (dưới 7 năm), chiếm diện tích cao nhất 65% và có nhiều ưu
điểm hơn so với hai giống còn lại nhưng giống chanh Tàu bông tím có năng suất
cao hơn chanh Tàu dây và chanh Núm. Có 90% nông dân trồng chanh có tiến hành
xử lý ra hoa với ba phương pháp: Lặt lá bằng tay, phun Paclobutrazol và làm rụng lá
bằng Urea + Kali clorua, theo ghi nhận đã có hiện tượng suy và chết cây do xử lý ra
hoa. Lặt lá bằng tay là phương pháp xử lý ra hoa có nhiều ưu điểm hơn so với hai
phương pháp xử lý bằng hóa chất. Trên cây chanh thường xuất hiện một số loại côn
trùng gây hại chính: nhện đỏ, bọ trĩ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá. Theo nông dân
thì có hai loại bệnh gây hại nghiêm trọng: ghẻ trái gây thiệt hại nặng về mặt kinh tế
và vàng lá thối rễ làm cây chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất. Qua kết quả điều tra
dựa vào đặc tính lá, hoa và trái có thể phân biệt ba giống chanh đang được trồng tại
huyện Cao Lãnh. Kết quả phân tích thống kê cho thấy: chiều dài cánh hoa của
chanh tàu dây khác biệt có ý nghĩa so với chiều dài cánh hoa của chanh Núm và
chanh Tàu bông tím. Về chất lượng trái thì giống chanh Tàu dây có hàm lượng
Vitamin C thấp hơn các giống khác (P < 0,05).


8


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ........................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ v
TÓM LƯỢC.............................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. xi
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ xiii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 2
1.1

Nguồn gốc và phân loại cây cam quýt ........................................................ 2

1.1.1

Nguồn gốc................................................................................................... 2

1.1.2

Phân loại .................................................................................................... 2

1.2

Đặc điểm hình thái thực vật cây có múi ...................................................... 3

1.2.1


Rễ .............................................................................................................. 3

1.2.2

Thân............................................................................................................ 3

1.2.3

Lá................................................................................................................ 4

1.2.4

Hoa ............................................................................................................ 4

1.2.5

Trái ............................................................................................................ 4

1.2.6

Hột ............................................................................................................. 4

1.3

Đặc tính sinh học về sự ra hoa và đậu trái .................................................. 5

1.3.1

Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa ............................................ 5


1.3.2

Sự ra hoa và đậu trái ................................................................................... 5

1.3.3

Sự rụng trái non ......................................................................................... 6

1.3.4

Sự phát triển trái ......................................................................................... 7

1.4

Các biện pháp kích thích ra hoa trên cây có múi ......................................... 7

1.4.1

Xử lý chanh Tàu ra hoa bằng biện pháp xiết nước ...................................... 7

1.4.2

Xử lý chanh Tàu ra hoa bằng biện pháp phá lá ........................................... 7

1.5

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ................................ 8
9



1.5.1

Khí hậu ...................................................................................................... 8

1.5.1.1 Nhiệt độ ...................................................................................................... 8
1.5.1.2 Ánh sáng..................................................................................................... 8
1.5.1.3 Gió.............................................................................................................. 9
1.5.2

Nước và ẩm độ ........................................................................................... 9

1.5.3

Đất và chất dinh dưỡng .............................................................................. 9

1.6

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ...................................................................... 10

1.6.1

Thiết kế vườn ........................................................................................... 10

1.6.1.1 Địa điểm và vị trí trồng ............................................................................. 10
1.6.1.2 Đào mương lên liếp................................................................................... 10
1.6.1.3 Bờ bao ...................................................................................................... 10
1.6.2

Chọn giống .............................................................................................. 11


1.6.3

Kỹ thuật đắp mô ....................................................................................... 11

1.6.4

Khoảng cách trồng và kiểu trồng .............................................................. 11

1.6.5

Chăm sóc ................................................................................................. 12

1.6.5.1 Bồi liếp ..................................................................................................... 12
1.6.5.2 Bón phân................................................................................................... 12
1.6.5.3 Tỉa cành và tạo tán .................................................................................... 13
1.6.6

Sâu bệnh hại phổ biến trên cam quýt ........................................................ 13

1.6.6.1 Sâu và côn trùng gây hại ........................................................................... 13
1.6.6.2 Bệnh gây hại ............................................................................................. 14
1.7

Hiện tượng chết cây trên cam quýt ........................................................... 15

1.7.1

Chết do bệnh thối rễ ................................................................................. 15


1.7.2

Chết do cây bị xì mủ ................................................................................ 16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 17
2.1

Phương tiện thí nghiệm ............................................................................ 17

2.1.1

Địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 17

2.1.2

Thời gian thí nghiệm ................................................................................ 17

2.1.3

Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 17
10


2.1.4

Hóa chất ................................................................................................... 17

2.2

Phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 17


2.2.1

Điều tra .................................................................................................... 17

2.2.2

Phương pháp phân tích phẩm chất trái ...................................................... 17

2.2.2.1 Chỉ tiêu và phương pháp khảo sát ............................................................. 17
2.2.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................................. 18
2.2.3

Xử lý số liệu ............................................................................................. 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ 20
3.1

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm vườn ....................................................... 20

3.1.1

Điều kiện đất đai ...................................................................................... 20

3.1.2

Diện tích vườn ......................................................................................... 21

3.1.3


Tuổi cây ................................................................................................... 22

3.1.4

Giống ....................................................................................................... 22

3.1.5

Năng suất .................................................................................................. 24

3.1.6

Kích thước mương liếp ............................................................................ 24

3.2

Kỹ thuật canh tác ..................................................................................... 25

3.2.1

Thiết kế vườn ........................................................................................... 25

3.2.2

Kỹ thuật đắp mô ....................................................................................... 26

3.2.3

Mật độ....................................................................................................... 26


3.2.4

Mô hình canh tác ...................................................................................... 27

3.3

Kỹ thuật chăm sóc .................................................................................... 28

3.3.1

Bón phân .................................................................................................. 28

3.3.1.1 Phân hóa học ............................................................................................ 28
3.3.1.2 Bón phân bón lá, vôi, phân hữu cơ ........................................................... 31
3.3.2

Kỹ thuật chăm sóc .................................................................................... 32

3.3.2.1 Tỉa cành ................................................................................................... 32
3.3.2.2 Bồi liếp .................................................................................................... 33
3.4

Kỹ thuật xử lý ra hoa ................................................................................ 34

3.4.1

Xử lý ra hoa bằng cách lặt lá ngọn .......................................................... 34
11



3.4.2

Xử lý ra hoa bằng hóa chất ....................................................................... 39

3.4.3

Hạch toán về chi phí xử lý ra hoa .............................................................. 45

3.4.4

So sánh ba phương pháp xử lý ra hoa ........................................................ 46

3.4.5

Quá trình ra hoa và phát triển trái ............................................................. 46

3.4.6

Rụng trái non ........................................................................................... 47

3.4.7

Sự ra đọt trong quá trình phát triển trái ..................................................... 47

3.5

Sâu bệnh hại trên cây chanh ..................................................................... 48

3.5.1


Sâu và côn trùng gây hại .......................................................................... 48

3.5.2

Bệnh hại ................................................................................................... 49

3.6

Hiện tượng chết cây ................................................................................. 50

3.7

Khảo sát đặc tính của một số giống chanh được trồng tại huyện Cao Lãnh
.................................................................................................................. 53

3.7.1

Đặc tính lá ................................................................................................ 53

3.7.2

Đặc tính hoa ............................................................................................. 55

3.7.3

Đặc tính và chất lượng trái ....................................................................... 57

3.7.3.1 Đặc tính trái ............................................................................................. 57
3.7.3.2 Chất lượng trái ......................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 59

4.1

Kết luận ................................................................................................... 59

4.2

Đề nghị .................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 60
PHỤ CHƯƠNG .................................................................................................... 63

12


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Địa điểm điều tra, xã Mỹ Hiệp và Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh

20

3.2

Vườn chanh ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp


22

3.3

Trồng xen xoài trong vườn chanh ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp

27

3.4

Tỉ lệ nông dân được điều tra có bón phân cho cây chanh giai đoạn sau thu
hoạch tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

30

3.5

Tỉ lệ nông dân được điều tra có bón phân cho cây chanh giai đoạn trước ra
hoa tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

30

3.6

Số hộ nông dân có sử dụng phân bón lá, phân hữu cơ và vôi cho cây
chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

32


3.7

Tỉ lệ hộ nông dân được điều tra về kỹ thuật tỉa cành cho cây chanh ở
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, (a) có và không tỉa, (b) cách tỉa, (c)
thời gian tỉa

33

3.8

Thời điểm và khoảng cách giữa hai lần bồi liếp cho chanh tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

34

3.9

Phương pháp và thời điểm xử lý ra hoa chanh ở huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp

35

3.10

Hoa và chồi mới hình thành từ đọt đã ngắt lá trên giống chanh Tàu bông
tím

36


3.11

Quy trình xử lý ra hoa bằng cách lặt lá trên cây chanh tại huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp

37

3.12

Quy trình xử lý ra hoa bằng Paclobutrazol trên cây chanh tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

41

3.13

Quy trình xử lý ra hoa bằng phương pháp phá lá trên cây chanh tại huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

43

3.14

Bệnh ghẻ lồi trên trái (a), lá (b) và ghẻ lõm (c) được ghi nhận tại huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

50

13



3.15

Cây bị vàng lá thối rễ phục hồi sau khi phun Trichoderma được điều tra
tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

51

3.16

Hiện tượng cây chết do bệnh vàng lá thối rễ (a), hiện tượng cây chết do
côn trùng chích hút (b) được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

53

3.17

Lá chanh Núm (a), chanh Tàu bông tím (b), chanh Tàu dây (c) được trồng
ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

55

3.18

Hoa chanh Tàu bông tím (a), chanh Tàu dây (b), chanh Núm (c) được điều
tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

56

3.19


Trái của ba giống chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp

58

14


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Liều lượng phân bón cho các loại cây cam quýt (g/cây/năm)

12

1.2

Phần trăm lượng phân bón ở từng thời điểm cho cam quýt

13

3.1


Điều kiện tự nhiên vùng đất trồng chanh tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

21

3.2

Diện tích vườn chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

21

3.3

Tuổi cây chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

22

3.4

Các giống chanh trồng được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

24

3.5

Năng suất (kg/cây/năm) ba giống chanh được điều tra tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

24

3.6


Chiều rộng của mương, liếp trồng chanh được điều tra tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

25

3.7

Tỉ lệ (%) nông hộ được điều tra kỹ thuật thiết kế vườn chanh tại huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

26

3.8

Tỉ lệ (%) số hộ được điều tra về kỹ thuật thiết kế mô khi trồng chanh tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

26

3.9

Mật độ trồng chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

27

3.10

Mô hình canh tác chanh được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp


28

3.11

Tỉ lệ (%) nông hộ được điều tra có bón phân cho chanh ở từng thời kỳ
sinh trưởng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

29

3.12

Liều lượng và tỷ lệ N, P2O5, K2O bón cho chanh ở các thời kỳ phát triển
của nông dân trồng chanh tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

31

3.13

Tỉ lệ (%) số hộ được điều tra về kỹ thuật bồi đất cho chanh tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

34

3.14

Quy trình xử lý ra hoa bằng cách lặt lá trên giống chanh Tàu bông tím ở
xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

38


3.15

Xử lý ra hoa chanh bằng hóa chất ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

40
15


3.16

Quy trình xử lý ra hoa bằng Paclobutrazol trên giống chanh Tàu bông tím
ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

42

3.17

Quy trình xử lý ra hoa bằng cách phá lá trên giống chanh Tàu bông tím, ở
xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

44

3.18

Giá phân, thuốc xử lý ra hoa trên thị trường vào năm 2010

45

3.19


Tổng chi phí của ba phương pháp xử lý ra hoa: bằng cách lặt lá, phun
Paclobutrazol và làm rụng lá bằng (Urea kết hợp KCl)

45

3.20

Tỉ lệ (%) trung bình rụng lá, số chồi ra hoa và đậu trái của ba phương
pháp xử lý ra hoa tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

46

3.21

Thời gian từ khi xử lý ra hoa cho đến thu hoạch của chanh trồng ở huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

47

3.22

Tỉ lệ (%) số nông hộ được điều tra có rụng trái non trên cây chanh tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

47

3.23

Tỉ lệ (%) số nông hộ có hiện tượng ra đọt trong quá trình phát triển trái

được điều tra trên cây chanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

48

3.24

Các loại côn trùng và sâu gây hại chính trên chanh trồng tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

49

3.25

Các loại bệnh gây hại chính trên chanh trồng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp

49

3.26

Hiện tượng cây chanh bị chết ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

52

3.27

Kết quả thống kê qua phân tích các chỉ tiêu về lá của ba giống chanh được
điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

54


3.28

Kết quả thống kê qua phân tích các chỉ tiêu về hoa của ba giống chanh
được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

56

3.29

Kết quả thống kê qua phân tích các chỉ tiêu về trái của ba giống chanh
được điều tra tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

58

16


MỞ ĐẦU
Diện tích trồng cây cam quýt ở Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 40.000
hecta, chiếm hơn 60% tổng diện tích trồng cây cam quýt trong cả nước và là loại
cây ăn trái có diện tích lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (Trần Văn Hâu, 2008).
Tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có khoảng 500 ha diện tích trồng chanh tập
trung tại xã Mỹ Hiệp, Bình Thạnh với sản lượng hàng năm gần 5.000 tấn1.
Gần đây, hiện tượng cây chanh chết xuất hiện ngày càng nhiều nhưng
nguyên nhân chưa được làm rõ. Có nhà vườn cho rằng nguyên nhân cây suy kiệt và
chết là do nhà vườn xử lý ra hoa quá nhiều bằng phương pháp phá lá (phun urê, kali
clorua làm rụng lá). Biện pháp này làm cho cây ra hoa với tỉ lệ rất cao nhưng cũng
làm cho lá rụng từ 60 - 70% nên có thể làm cho cây suy yếu và chết. Điều này cho
thấy rằng việc điều khiển cho chanh ra hoa mùa nghịch cũng có thể là nguyên nhân

gây ra hiện tượng chết cây. Cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, việc điều khiển
cho chanh ra hoa mùa nghịch là kỹ thuật đem lại lợi ích kinh tế rất cao cho nông
dân vì giá chanh vào chính vụ rất rẻ, thậm chí không đủ chi phí thu hoạch. Bên cạnh
đó, việc trồng chanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, trong cùng một vườn nông dân
còn trồng nhiều giống khác nhau, do đó thu hoạch không đồng nhất, năng suất còn
chưa cao, giống còn chưa được nông dân quan tâm.
Như vậy, tìm ra một biện pháp kích thích ra hoa mùa nghịch đạt được hiệu
quả cao nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lâu dài của cây, đồng thời
tìm ra giống chanh có chất lượng tốt và năng suất cao để trồng là một nhu cầu rất
bức xúc của nông dân tại huyện Cao Lãnh do đó đề tài: “Điều tra kỹ thuật xử lý ra
hoa, hiện tượng chết cây và khảo sát đặc điểm của một số giống chanh trồng tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm: Tìm ra những trở ngại
trong kỹ thuật xử lý ra hoa và yếu tố có liên quan đến hiện tượng chết hoặc suy kiệt
cây chanh. Xác định được giống chanh có năng suất và chất lượng cao được trồng
tại địa phương.

1

Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2010

17


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY CAM QUÝT, CHANH
1.1.1 Nguồn gốc
Theo Vũ Công Hậu (2000), khó xác định được nguồn gốc cam quýt, chanh vì
có rất nhiều chủng loại và đó là những cây trồng lâu năm có diện tích phân bố rộng.
Theo Tanaka, (trích dẫn bởi Hoàng Ngọc Thuận, 1995) đã vạch ra đường ranh giới

vùng xuất xứ của của các giống thuộc chi Citrus từ đông Ấn Độ (chân dãy
Hymalaya) qua Úc, miền nam Trung Quốc, Nhật Bản. Theo Tôn Thất Trình (2000)
loài chanh Tây hay chanh Núm Citrus limon (Citrus limonum Risso) có nguồn gốc
từ Ấn Độ, loài chanh xanh (chanh Ta, chanh Giấy) Citrus aurantifolia Swingle
Cindy có nguồn gốc từ Malaysia. Theo Nguyễn Hữu Đống (2003) cho biết chanh vỏ
mỏng (chanh Giấy) có nguồn gốc vùng nhiệt đới, nhiều mưa phía nam Ấn Độ,
Đông Dương và chanh Núm (chanh Eureka) có nguồn gốc Trung và Tây Bắc Ấn
Độ vùng ít mưa. Theo Cindy (2004) cho rằng cam quýt có nguồn gốc từ Trung
Quốc và vào Ấn Độ nhờ con đường mậu dịch, sau đó được đưa đến trồng ở Nhật
Bản.
1.1.2 Phân loại
Hệ thống phân loại cam quýt rất phức tạp do vòng di thực và khả năng thích
ứng rộng, ngày càng có nhiều dạng lai tự nhiên, các đột biến tự nhiên và quá trình
chọn giống nhân tạo đã tạo nên nhiều giống mới, loài mới, do đó những thiếu sót và
nhầm lẫn trong phân loại là không tránh khỏi (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Theo
Nguyễn Hữu Đống (2003) cam quýt là một chi lớn gồm nhiều nhóm, nhiều giống,
thường ăn tươi hay chế biến, là chi có giá trị lớn trong nghề trồng cây ăn quả trên
thế giới. Cam quýt thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae (Rodrigo và Zacarías,
2006), có hai tộc Citreae và Clauseneae, tộc Citreae có tộc phụ Citrineae (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Tộc phụ Citrineae có khoảng 13 giống (Janick
và Jules, 2005), trong đó có 6 giống quan trọng là: Citrus, Poncirus, Fortunella,
Eremo Citrus, Micro Citrus và Clymenia (Ladaniya, 2008). Họ Rutaceae gồm có
169 giống và 1.800 loài (Pfeil và ctv., 2008). Trong khi đó, Groppo và ctv. (2008)
cho rằng họ Rutaceae có 160 giống và 1.900 loài, quan trọng nhất là chi Citrus.
Giống Citrus chia làm hai nhóm nhỏ là Eucitrus và Papeda. Trong nhóm
Eucitrus có nhiều loại được trồng phổ biến ở các nước như: Citrus media L: chanh
Yên; Citrus limon (L.) Burm: chanh Tây; Citrus aurantifolia (Christm.) Swing:
chanh Ta (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
18



1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY CAM QUÝT
1.2.1 Rễ
Rễ cam quýt thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Nấm Micorhiza ký sinh trên lớp
biểu bì của rễ hút và cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ chất hữu cơ
cho cây (Hoàng Ngọc Thuận, 1995). Rễ chịu ảnh hưởng nhiều của mực nước ngầm
ở tầng nông. Độ sâu tùy thuộc vào rễ cọc, phụ thuộc cây trồng bằng hột hay cây
ghép (Phạm Văn Duệ, 2005). Theo các nhà nghiên cứu về cam quýt thì bộ rễ cũng
thay đổi theo tuổi cây. Các yếu tố: độ sâu của đất, đặc tính lí hóa và vi sinh vật đất,
trạng thái nước ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng, sự phân bố và kích thước của rễ.
Bộ rễ cám hút dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở độ sâu 50 cm trở lên (Vũ Công Hậu,
1996). Nhìn chung, rễ cam quýt phân bố ở tầng sâu 10 - 30 cm, rễ hút tập trung ở
tầng sâu 10 - 25 cm (Hoàng Ngọc Thuận, 1995).
1.2.2 Thân
Cây cam quýt thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi (Trần Thượng Tuấn
và ctv., 1994). Cây chanh (Citrus limon) là loài cây bụi, cao 3 - 4 m, cây nhiều gai,
cành mềm. Thân cam quýt có tiết diện tròn, những cây mọc từ hột có sức sinh
trưởng khỏe nên trên thân nổi những đường sống (Nguyễn Hữu Đống và ctv.,
2003). Cam quýt thường ra rất nhiều cành, cành vượt rất khỏe (Vũ Công Hậu,
1996). Cách phân cành cũng rất đa dạng: phân cành hướng ngọn, phân cành ngang,
phân cành hỗn hợp, cây trưởng thành có thể có 4 - 6 cành chính (Đường Hồng Dật,
2003).
Hằng năm trên các cây cam quýt sinh thêm những mầm mới trên cành, tạo
lộc, từ các lộc này trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng đầy đủ
sẽ tạo ra cành mới, từ các cành này tạo ra hoa và quả (Nguyễn Hữu Đống và ctv.,
2003). Cành non thường có gai, hình dáng và kích cở thay đổi tùy giống (Ortiz,
2002). Nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam
quýt: phát lộc và sinh cành mới (Hoàng Ngọc Thuận, 1995).
Hình thái tán cây cam quýt rất đa dạng: có loại tán rộng, có loại tán thưa,
phân cành hướng ngọn hoặc phân cành ngang, tán hình tròn, hình cầu, hình tháp,

hình chồi sể (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Đối với một số giống chanh được trồng ở
nước ta: chanh Eureka (chanh Núm) cây phân cành thấp, nhiều cành nhánh, tán hình
cầu hoặc bán nguyệt, cành nhiều gai, cành ngắn. Chanh lime (Citrus eurantifolia
Swingle) cây nhỏ, tán hình trụ, cành nhiều, ngắn, nhiều gai. Chanh Ta (Citrus
limonia Osbeck) tán có dạng hình dù, phân cành từ sát đất, cây cao 2 - 3 m, phân
cành nhiều, mọc rất khỏe, có nhiều gai ngắn và sắc.

19


1.2.3 Lá
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), lá cam quýt thuộc loại lá đơn gồm
có cuống lá, cánh lá và phiến lá. Lá cam quýt rất khác nhau, lá hình ô van hình
trứng, hình thoi, có eo lá hoặc không có (Hoàng Ngọc Thuận, 1995). Theo Nguyễn
Văn Luật (2006) cho rằng lá cam quýt có khía răng cưa, mặt dưới có màu xanh lợt,
cuống lá có cánh nhỏ.
Hầu hết các loài trong chi Citrus đều có lá xanh quanh năm trừ chi Poncirus
có lá rụng theo mùa (Soost và Roose, 1996), tốc độ sinh trưởng không giống nhau
trong các mùa (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Theo Swingle và Reece (1967) ghi nhận
những loài có ba lá chét hoặc có một lá chét thường có tai lá, trong khi những loài
với lá đơn thì không có tai lá. Nguyễn Hữu Đống (2003) cho rằng chanh (Citrus
limon) lá có eo, eo to hay nhỏ tùy giống, lá không có tai lá màu xanh tươi.
1.2.4 Hoa
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thường là hoa
lưỡng tính. Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ
phấn chéo như một số loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái
sẽ có nhiều hột (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994). Một phát hoa có từ 2 - 3 hoa,
cánh hoa dài 1,5 cm hoặc nhỏ hơn, có 20 - 25 nhị hoa (Dianxiang và Mabberley,
2008), đài hoa màu xanh với 3 - 5 thùy, có từ 4 - 8 cánh hoa (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2004). Đối với chanh vỏ mỏng và chanh Núm hoa có hai loại cả hoa

đực và hoa cái đều lưỡng tính, nhị có số lượng gấp 4 lần số cánh hoa, hoa có màu
tím mọc ở đầu cành (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
1.2.5 Trái
Trái các loài cam quýt có 8 - 14 múi (Đường Hồng Dật, 2003). Theo Hoàng
Ngọc Thuận (1995) chanh Eureka (chanh Núm) có quả to (đường kính quả 4 - 5 cm,
chiều cao 5 - 6 cm), vỏ quả thô có nhiều túi tinh dầu, thơm và mọng nước. Chanh
lime (Citrus eurantifolia Swingle) quả nhỏ, có núm, vỏ nhẵn, nhiều hạt và ăn rất
chua. Chanh Ta (Citrus limonia Osbeck) quả hình cầu, vỏ mỏng nhiều nước, nhiều
hột và rất chua, vỏ quả có mùi thơm đặc biệt do có nhiều túi tinh dầu trên mặt vỏ.
Chanh Yên quả rất chua hình dáng gần giống chanh Eureka, được nhiều nước trồng
để cất tinh dầu.
1.2.6 Hột
Ngoại trừ bưởi có hột đơn phôi hầu hết các loài cam quýt còn lại đều có hột
đa phôi (tức có nhiều cây con mọc ra từ mỗi hột) (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Theo Manner và ctv. (2006) hột cam quýt thường đa phôi, nghĩa là có nhiều phôi có
thể mọc mầm, thường là 0 - 13 phôi (Đường Hồng Dật, 2003). Nguyên nhân của
20


hiện tượng đa phôi có liên quan đến hoạt động của các hormon kích thích tăng
trưởng hay những chất nội tiết của túi phôi (Phạm Văn Côn, 2003). Người ta nhận
thấy số hột trong trái có liên quan đến sự phát dục: trái càng nhiều hột càng dễ phát
triển, trái ít hay không hột thì kích thước trái lại bé (Nguyễn Hữu Đống và ctv.,
2003).
1.3 ĐẶC TÍNH SINH HỌC VỀ SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
1.3.1 Sự phân hóa mầm hoa và sự kích thích ra hoa
Sự phân hóa (differentiation) mầm hoa bao gồm sự thay đổi về mô học và
hình thái học chuyển mô sinh trưởng dinh dưỡng trở thành một mô phân sinh hoa.
Tình trạng sắp xếp của đỉnh tận cùng quyết định quá trình tiếp theo và sự xếp đặt
của mầm chồi bên. Nếu đỉnh tận cùng hình thành đài hoa thì mầm chồi bên cũng sẽ

hình thành hoa. Nếu đỉnh hình thành lá thì mầm bên sẽ hình thành gai (Davenport,
1990).
Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh dưỡng trong
thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt
đới. Nói chung, trên cây trưởng thành, sự sinh trưởng của chồi dừng và tỉ lệ sinh
trưởng của rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ xuống chưa đến 12,5oC.
Trong thời gian sinh trưởng này mầm phát triển khả năng ra hoa. Do đó, sự kích
thích ra hoa bao hàm sự kiện trực tiếp chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang ra
hoa. Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm ứng ra hoa là 19oC trong vài tuần và ngưỡng tối
thấp là 9,4oC. Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp hoặc khô
hạn. Nhiệt độ càng thấp hay sự khô hạn càng khắc nghiệt tỉ lệ ra hoa càng cao.
Ngoài ra, tỉ lệ phát hoa có lá hoặc không lá có liên quan với sự khắc nghiệt của
stress. Điều kiện stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông không mang lá. Ở
ngoài đồng, sự khô hạn dài hơn 30 ngày kích thích số mầm hoa có ý nghĩa. Mầm
hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng chỉ phát triển nhiệt độ ấm lên
hoặc ẩm độ đất tăng (không cần “xiết nước”). Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới
nước 3 - 4 tuần. Thời gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa nở thay đổi từng năm.
Áp dụng GA3 trong giai đoạn kích thích ra hoa sẽ ngăn cản sự kích thích và sự ra
hoa tiếp theo (Davenport, 1990).
1.3.2 Sự ra hoa và đậu trái
Cây có múi có nhiều đợt sinh trưởng trong năm tùy theo giống. Chồi mới
thường xuất phát từ mầm ngủ của chồi bên. Chồi mới có thể ra lá, hoa hoặc vừa ra
lá vừa ra hoa. Mầm hoa không có thể nhận thấy trong giai đoạn mầm ngủ. Dấu hiệu
sớm nhất của hoa được nhìn thấy khi mầm phát triển thành chồi.
Ở vùng Á nhiệt đới cây cam thường có ba đợt sinh trưởng chính trong năm:
21


- Đợt đâm chồi vào cuối mùa Đông hay đầu mùa Xuân
- Đợt đâm chồi vào mùa Hè, sau khi dứt đợt rụng trái non

- Đợt cành mùa Thu
Thông thường đợt cành mùa Hè và cành mùa Thu là cành sinh trưởng, trong
khi đợt cành mùa Đông hay cành mùa Xuân là cành ra hoa do tác động của nhiệt độ
thấp trong mùa Đông. Cành mới thường mọc từ nách của cành sinh trưởng trước đó.
Tuy nhiên, đặc tính của mầm ra cành mùa Xuân phụ thuộc vào tuổi của cành trước
đó và vị trí của mầm dọc theo chồi. Trên cam Washington Navel, tỉ lệ phát triển
cành cao nhất là cành mùa thu 5 tháng tuổi. Tuổi cành càng lớn tỉ lệ phát triển cành
càng giảm. Rất ít chồi xuất hiện trên cành già.
Sự ra hoa vào mùa xuân thường phụ thuộc vào ba thông số không độc lập
nhau là:
- Tuổi và số mầm hiện diện trên cây
- Sự xuất hiện chồi trong mùa Xuân
- Sự phát triển và kích thích ra hoa
Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. Trên cành vượt thường
ra bông lá trong khi trên gỗ già thường ra bông không mang lá. Cây còn tơ, ra hoa
chưa ổn định thường ra hoa không tốt như cây trưởng thành (Trần Văn Hâu, 2008).
Theo Trần Văn Hâu (2008) sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và
sự khô hạn. Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa không có
lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu hoạch cao. Nhiệt độ cao
(> 35oC) và sự khô hạn dễ gây ra sự rụng trái non. Nhiều tác giả cho rằng sự rụng
sinh lý khi trái có kích thước từ 0,5 - 2,0 cm có liên quan đến chất điều hòa sinh
trưởng, nước và các chất carbohydrate.
1.3.3 Sự rụng trái non
Các loài cây ăn quả như nhãn, xoài, cam, chanh, mận... thường có hiện tượng
rụng hoa, rụng quả non. Hiện tượng này là do một số nguyên nhân như thiếu nước,
thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ cao và việc hình thành tầng rời giữa cuống và quả. Sự
rụng trái non cũng do hiện tượng thay đổi thời tiết đột ngột, một phần cũng do cây
suy yếu. Khi nhiệt độ tăng cao, chúng ta tưới nước có giới hạn, chỉ làm ướt gốc chứ
không thể điều hoà không khí. Chính vì vậy cuống trái nhỏ teo dần, mạch nhựa lưu
thông không đều, nhưng nếu gặp thời tiết mát mẻ, trời mưa to thì sẽ làm cho cuống

trái giãn nở đột ngột và làm cho trái rụng (Hoàng Văn Sinh, 2004). Sự rụng trái non
bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3 - 4 tuần sau khi hoa nở. Sự rụng trái non xảy ra
nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề mặt lá từ 35 - 40oC hoặc khi cây bị khô hạn. Nhiệt
22


độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẩu bị đóng dẫn đến giảm sự đồng
hoá khí CO2 và sự rụng trái non gây ra bởi sự mất cân bằng của carbohydrate (Trần
Văn Hâu, 2008).
1.3.4 Sự phát triển trái
Sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm ba giai
đoạn như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4 - 6 tuần sau khi ra hoa
(2) Sự phát triển kích thước trái:
- Chanh: 2 - 3 tháng
- Cam: hơn 6 tháng
(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn hai tháng
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) được xác định trong hai tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái (Trần Văn Hâu, 2008).
1.4 CÁC BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH RA HOA TRÊN CÂY CÓ MÚI
1.4.1 Xử lý chanh Tàu ra hoa bằng biện pháp xiết nước
Xử lý chanh Tàu ra hoa trong mùa mưa (từ tháng 7 - 10) thu hoạch vào mùa
khô năm sau để bán được giá cao là vấn đề rất được nhà vườn trồng chanh Tàu ở
TP. Cần Thơ quan tâm. Cũng như các loại cây có múi khác do ảnh hưởng của khô
hạn trong mùa khô, chanh Tàu sẽ ra hoa tập trung trong mùa khô và thu hoạch trong
mùa mưa. Vào thời điểm thu hoạch tập trung giá chanh Tàu rất thấp đôi khi không
đủ chi phí cho thu hoạch. Do xử lý ra hoa trong mùa mưa nên biện pháp xiết nước
thường được nhà vườn thực hiện trong tháng 7 - 8, khi có hạn giữa mùa (hạn “bà
Chằn”), tuy nhiên kết quả thường bấp bênh và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết

( Trần Văn Hâu, 2008).
1.4.2 Xử lý chanh Tàu ra hoa bằng biện pháp phá lá
Ở TP. Cần Thơ, chanh Tàu được kích thích ra hoa chủ yếu bằng biện pháp
“phá lá”, là biện pháp làm rụng lá bằng cách phun phân urê và kali chlorua với nồng
độ cao từ 6 - 8% kết hợp với 2,4-D ở nồng độ từ 0,2 - 0,5% khi lá ở giai đoạn lá lụa.
Sau khi lá vàng và rụng nông dân tiến hành bón phân NPK với tỉ lệ đạm cao kết hợp
với tưới nước cho cây ra hoa. Theo kinh nghiệm của nông dân, tỉ lệ ra hoa phụ
thuộc vào tỉ lệ lá rụng. Lá rụng khoảng 40% là có tỉ lệ ra hoa thích hợp, nếu rụng 20
- 30% tỉ lệ ra hoa thấp nhưng nếu tỉ lệ lá rụng trên 60%, cây chanh sẽ ra hoa nhiều
nhưng sau đó sẽ suy kiệt, phải mất 2 - 3 năm mới phục hồi khả năng ra hoa. Do đó,
23


lựa chọn nồng độ hóa chất làm rụng lá với tỉ lệ thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng
quyết định sự thành công hay không (Trần Văn Hâu, 2008).
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1.5.1 Khí hậu
1.5.1.1 Nhiệt độ
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của thực vật có thể chia thành ba
loại: nhiệt độ thấp, nhiệt độ tối hảo, nhiệt độ cao nhất. Ba biên nhiệt độ này ảnh
hưởng đến vận tốc tăng trưởng của thực vật, cũng thay đổi theo loài, thời gian sinh
trưởng (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Cây cam, chanh, quýt, bưởi ưa
ẩm nhưng cũng chịu được nhiệt độ thấp, đa số các giống có thể sinh trưởng trong
phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39oC, thích hợp nhất đối với quýt là từ 25 - 27 oC (Hoàng
Ngọc Thuận, 2000). Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát
triển trái. Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất
giữ kém và màu sắc trái chín không đẹp (ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều
hơn) (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
Theo Trần Văn Hâu (2008) cho rằng sự kích thích mầm hoa bắt đầu sau khi
ngừng sinh trưởng dinh dưỡng trong thời gian nghỉ đông ở vùng Á nhiệt đới hoặc

trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt đới. Theo Vũ Công Hậu (1996) cũng cho rằng
ở các nước nhiệt đới không có mùa đông lạnh, cam quýt không có thời gian nghỉ
nên hoa thường ra sau những đợt hạn có một trận mưa, một năm hoa ra nhiều lần,
quanh năm lúc nào cũng có quả chín.
Theo Phạm Văn Côn (2003) để trải qua tất cả các chu kỳ sống cây cần tổng
tích ôn là: quýt - 4200oC; cam - ≥ 4500oC. Nói chung nhiệt độ bình quân ≥ 15oC
mới trồng cam quýt thuận lợi. Ngoài ra, nhiệt độ còn tác động đến môi trường rễ,
khoảng 25 - 26oC là khoảng nhiệt độ tối hảo để rễ cây hút đạm tốt nhất (Nguyễn
Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004).
1.5.1.2 Ánh sáng
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004) thì ánh sáng ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của thực vật chủ yếu là do cường độ ánh sáng, chất lượng và thời
gian chiếu sáng. Nói chung các loài cam quýt không thích ánh sáng mạnh, ưa ánh
sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux tương ứng với 0,6 calo/cm2 - điều kiện
vào lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều vào những ngày quang mây mùa hè (Phạm
Văn Côn, 2003). Trong họ cam quýt thì bưởi tương đối chịu đựng được lượng ánh
sáng cao, kế đến là cam. Cam sành và quýt thì thích lượng ánh sáng vừa phải
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Chưa có thí nghiệm chính xác nào

24


chứng minh rằng ngày ngắn hay ngày dài có ảnh hưởng lớn tới cam quýt và nhiều
người cho rằng yếu tố sinh thái này không có ảnh hưởng lớn (Vũ Công Hậu, 1996).
1.5.1.3 Gió
Phần lớn các loài cam quýt có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian
ngắn, mức độ chống chịu theo thứ tự sau: chanh Yên, chanh Ta, chanh Tây, bưởi,
cam Ngọt, cam Chua, quýt, quất (Fortunella) và cam Ba Lá (Poncirus trifoliata).
Gió nhẹ với vận tốc khoảng 5 - 10 km/giờ, có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn
cây trong mùa hè, cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê

Thanh Phong, 2004).
1.5.2 Nước và ẩm độ
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004) nước ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của thực vật rất lớn. Trước hết là ảnh hưởng đến sự hấp thu và thoát hơi
nước, ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất tan trong cây, ảnh hưởng đến các phản
ứng sinh hóa xảy ra trong cây, ảnh hưởng đến sự giãn dài tế bào, đến các hoạt động
hô hấp, chuyển hóa trong cơ quan. Cam quýt cần nhiều nước trong thời kỳ sinh
trưởng, phát triển tán. Tuy nhiên, cây cam quýt rất mẫn cảm với điều kiện ngập
nước, cam Mật chết toàn bộ sau 18 ngày ngập nước (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2004).
Cam quýt không ưa độ ẩm không khí quá thấp. Quả mọc ở ngoài tán bao giờ
cũng có chất lượng cao hơn quả ở giữa tán cây, do độ ẩm ở giữa tán cao hơn
(Nguyễn Hữu Đống và ctv., 2003). Cam quýt yêu cầu ẩm độ không khí 75%, độ ẩm
đất 60% để đảm bảo sản lượng trái cao, phẩm chất trái tốt, vỏ mỏng trơn, nhiều
nước và ngọt. Vũ Công Hậu (1996) cho rằng cam quýt rất mẫn cảm với sự giao
động của ẩm độ trong đất, khi thì cao khi thì thấp dễ làm cho cam quýt ra hoa trái
vụ lãng phí dinh dưỡng, loạn nhịp sinh học. Hơn nữa khi trái đã lớn dù chưa chín,
nếu ẩm độ đất thay đổi thất thường, quả cam dễ nứt đôi (Phạm Văn Côn, 2003).
1.5.3 Đất và chất dinh dưỡng
Cam quýt là cây trồng lâu năm nên phải chú ý lớp đất bên dưới, lớp đất dưới
càng sâu càng tốt, độ pH là 5 - 8,5, nhưng tốt nhất là 6 - 7 (Nguyễn Hữu Đống,
2003). Về mặt dinh dưỡng, cam quýt cần đầy đủ NPK và một số nguyên tố vi
lượng. Đạm (N) giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây cũng như
quá trình hình thành hoa và trái. Lân (P) có tác dụng giữ sản lượng và phẩm chất
hàng năm. Lân giúp điều hòa dinh dưỡng đạm của cây. Kali (K) có ảnh hưởng lớn
đến phẩm chất trái (trái to, ngọt hơn), làm chắc mô, giúp cây chịu được rét (Nguyễn
Hữu Đống, 2003).

25



×