Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG gây hại TRÊN GỪNG tại HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG và KHẢO sát KHẢ NĂNG gây hại của TUYẾN TRÙNG TRÊN năm GIỐNG GỪNG TRỒNG TRONG điều KIỆN NHÀ l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ NHỰT TẢO

“ĐIỀU

TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI

TRÊN GỪNG TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG VÀ
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA TUYẾN TRÙNG
MELOIDOGYNE SP. TRÊN NĂM GIỐNG GỪNG TRỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI”

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2010

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp
Kĩ sƣ: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI
TRÊN GỪNG TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG VÀ
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA TUYẾN TRÙNG


MELOIDOGYNE SP. TRÊN NĂM GIỐNG GỪNG TRỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI”

Giáo viên hướng dẫn
TS Trần Vũ Phến

Sinh viên thực hiện:
Lê Nhựt Tảo
MSSV: 3077193
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ, 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BỘ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN GỪNG TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI
CỦA TUYẾN TRÙNG MELOIDOGYNE SP. TRÊN NĂM GIỐNG GỪNG TRỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI”

Do sinh viên: Lê Nhựt Tảo thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2011
Cán bộ hƣớng dẫn


TS. TRẦN VŨ PHẾN

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN GỪNG TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI
CỦA TUYẾN TRÙNG MELOIDOGYNE SP. TRÊN NĂM GIỐNG GỪNG TRỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƢỚI”
Do sinh viên: Lê Nhựt Tảo thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày 13 tháng 05 năm 2011.
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức………………..
Ý kiến hội đồng: ………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2011
DUYỆT KHOA

Thành viên hội đồng

ii



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: Lê Nhựt Tảo
Sinh ngày 03 tháng 11 năm 1989
Tại quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
Con Ông: Lê Nhựt Hoàng
Và Bà: Trần Ánh Tuyết
Quá trình học tập:
1995 – 2000: học tiểu học tại trường tiểu học An Phú, phường An Phú, tỉnh Cần Thơ.
2000 – 2004: học THCS Lương Thế Vinh, phường Hưng Lợi, thành phố Cần Thơ.
2004 – 2005: học THPT tại trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
Vào trường Đại học Cần Thơ năm 2007, học Ngành Trồng Trọt, khóa 33.

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Công ơn cha, mẹ suốt đời tận tụy nuôi nấng, dạy dỗ, hy sinh vì chúng con; xin cảm ơn
những người thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Thành kính ghi ơn,
Thầy Trần Vũ Phến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm tạ,
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Thành Hối cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông nghiệp
& Sinh học ứng dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến,

- Anh Trần Văn Nhã và chị Trần Thị Thúy Ái cùng tất cả các bạn trong Bộ môn Bảo vệ
Thực vật đã đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn chỉnh đề
tài.

- Các bạn cùng khóa, tập thể lớp Trồng Trọt 33 và các em lớp Bảo vệ thực vật
K34 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn sự
hỗ trợ và động viên của các bạn.
Trân trọng!
Lê Nhựt Tảo

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu kết quả trình bày
trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào trước đây.
Ngƣời thực hiện

Lê Nhựt Tảo

v


MỤC LỤC
Nội dung
Lý lịch cá nhân
Lời cảm tạ
Lời cam đoan
Mục lục

Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lược
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh học-sinh thái cây gừng
1.1.1 Phân loại và nguồn gốc cây gừng
1.1.2 Đặc điểm thực vật
1.1.3 Thích nghi
1.1.4 Các giai đoạn phát triển của gừng
1.1.4.1 Giai đoạn nẩy mầm
1.1.4.2 Giai đoạn cây con
1.1.4.3 Giai đoạn phát triển mạnh
1.1.4.4 Giai đoạn nghỉ
1.2 Sự gây hại của tuyến trùng trên cây trồng
1.2.1 Gây hại trực tiếp
1.2.2 Gây hại gián tiếp
1.3 Tuyến trùng gây hại trên gừng
1.3.1 Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne sp.
1.3.1.1 Vòng đời trước khi kí sinh
1.3.1.2 Vòng đời kí sinh
1.3.1.3 Hình thái tuyến trùng
1.3.1.4 Sự sinh sản
1.3.1.5 Mô học và bệnh học của mối quan hệ giữa Meloidogyne và cây kí chủ
1.3.1.6 Hậu quả sự gây hại của Meloidogyne trên sự phát triển của cây trồng
1.3.1.7 Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến chu trình sống của tuyến trùng
1.3.2 Tuyến trùng nội kí sinh di chuyển Pratylenchus sp.
1.3.2.1 Cách gây hại
1.3.2.2 Môi trường sống
1.3.2.3 Triệu chứng

1.3.2.4 Tuyến trùng nội kí sinh di chuyển Hirschmanniella
1.3.3 Tuyến trùng ngoại kí sinh rễ
1.3.3.1 Đặc trưng sinh học
1.3.3.2 Các nhóm loài kí sinh
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm điều tra
2.1.2 Dụng cụ, hóa chất
2.2 Phương pháp

vi

Trang
iii
iv
v
vi
ix
xi
xii
1
2
2
2
2
3
3
3
3
3

3
4
4
4
4
4
4
5
5
6
7
10
10
12
13
13
14
14
15
15
16
18
18
18
18
18


2.2.1 Thì nghiệm 1: Điều tra, khảo sát thành phần tuyến trùng gây hại trên gừng ở
huyện Châu Phú tỉnh An Giang

2.2.1.1 Cách lấy mẫu
2.2.1.2 Phương pháp tách tuyến trùng từ mẫu đất (Taylor, 1971)
2.2.1.3 Phương pháp tách tuyến trùng từ mẫu rễ
2.2.1.4 Phương pháp xác định loài tuyến trùng (chỉ xác định những loài có đế
kim)
2.2.1.5 Phương pháp đếm mật số tuyến trùng (chỉ đếm mật số các loài có đế kim).
2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng gây hại của tuyến trùng Meloidogyne lên
năm giống gừng trong điều kiện nhà lưới.
2.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2.2 Chuẩn bị đất
2.2.2.3 Chuẩn bị giống
2.2.2.4 Chăm sóc
2.2.2.5 Phương pháp thu nguồn tuyến trùng để chủng trên gừng.
2.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá ngoài đồng
2.2.2.7 Xử lí số liệu
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần tuyến trùng gây hại gừng tại huyện Châu Phú tỉnh An Giang
3.1.1 Thành phần tuyến trùng trong vùng điều tra
3.1.2 Mức độ phong phú và mức độ phổ biến của các nhóm tuyến trùng trên
ruộng điều tra
3.1.2.1 Mẫu đất
3.1.2.2 Mẫu rễ
3.1.3 Sự gây hại
3.1.4 Đặc điểm phân loại các giống tuyến trùng ghi nhận trong vườn điều tra
3.1.4.1 Giống Meloidogyne
3.1.4.2 Giống Pratylenchus
3.1.4.3 Giống Helicotylenchus
3.1.4.4 Giống Tylenchorhynchus
3.1.4.5 Giống Criconemella
3.1.4.6 Giống Hirschmanniella

3.1.4.7 Giống Tylenchus
3.1.5 Thảo luận chung
3.2 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự sinh trưởng, năng suất của
năm giống gừng được trồng trong điều kiện nhà lưới.
3.2.1 Điều kiện ngoại cảnh
3.2.2 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng số lá trên gừng
trồng ở điều kiện nhà lưới.
3.2.3 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên đường kính thân trên gừng ở
điều kiện nhà lưới.
3.2.4 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số chồi cây gừng trồng trong
điều kiện nhà lưới.
3.2.5 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên chiều cao cây gừng trồng ở
điều kiện nhà lưới
3.2.6 Mật số Meloidogyne thu được sau 8 tháng trồng trên gừng trồng ở điều
kiện nhà lưới.

vii

18
18
18
19
19
20
20
21
21
21
21
22

22
24
25
25
25
25
25
28
29
30
30
33
36
38
40
40
41
42
42
42
43
47
50
53
57


3.2.7 Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidpgyne lên năng suất củ (kg/bao) trên
năm giống gừng trồng ở điều kiện nhà lưới.
3.2.9 Thảo luận chung

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

viii

60
62
65
65
65
66
71


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Thành phần tuyến trùng trong vùng điều tra

3.2


Mật số các nhóm tuyến trùng trong đất (0,5 kg / mẫu)

3.3

Mật số tuyến trùng trong rễ (1g / mẫu)

3.4

Số đo chỉ tiêu hình thái của ấu trùng Meloidogyne

3.5

Số đo chỉ tiêu hình thái của con cái Meloidogyne

32

3.6

Số đo chỉ tiêu hình thái của con đực và con cái giống Pratylenchus

35

3.7

Số đo chỉ tiêu hình thái của con cái giống Helicotylenchus

36

3.8


Số đo chỉ tiêu hình thái của giống Tylenchorhynchus

38

3.9

Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng số lá (hiệu
số LLCT 2 và LLCT 1) trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà
lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng số lá (hiệu
số LLCT 3 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà
lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số lượng lá ở lần lấy
chỉ tiêu IV trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số lượng lá ở lần lấy
chỉ tiêu V trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng đường kính
chồi (hiệu số LLCT 1 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều
kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng đường kính
chồi (hiệu số LLCT 3 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều
kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số đường kính ở lần
lấy chỉ tiêu IV trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên đường kính ở lần lấy
chỉ tiêu V trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidpgyne lên sự gia tăng số chồi
(hiệu số LLCT 1 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều kiện
nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng số chồi

(hiệu số LLCT 3 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều kiện
nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số chồi ở lần lấy chỉ
tiêu IV trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới

3.10

3.11
3.12
3.13

3.14

3.15
3.16
3.17

3.18

3.19

ix

25
26
28
31

44


45

46
46
48

49

49
50
51

51

52


3.20
3.21

3.22

3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29


Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên số chồi ở lần lấy chỉ
tiêu V trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidpgyne lên sự gia tăng chiều cao
cây (hiệu số LLCT 1 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều
kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên sự gia tăng chiều cao
(hiệu số LLCT 3 và LLCT 2) trên gừng trồng trong bao ở điều kiện
nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên chiều cao ở lần lấy chỉ
tiêu IV trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên chiều cao ở lần lấy chỉ
tiêu V trên gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Mật số Meloidogyne thu được trong 1g rễ sau 8 tháng trồng trên
gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Mật số Meloidogyne thu được trong 1kg đất sau 8 tháng trồng trên
gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidpgyne đến phần trăm bướu (%)
trên tổng số rễ gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Ảnh hưởng của tuyến trùng Meloidogyne lên năng suất củ trên năm
giống gừng trồng trong bao ở điều kiện nhà lưới
Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và năng suất của cây
(%) giảm của nghiệm thức chủng tuyến trùng so với đối chứng

x

52
54

55


56
57
58
59
60
60
63


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13


Ấu trùng Meloidogyne tuổi hai
Các giai đoạn phát triển của con cái Meloidogyne.
Vân hậu môn tuyến trùng Meloidogyne.
Con cái Pratylenchus sp.
Đuôi con đực Pratylenchus sp.
Thành trùng cái Helicotylenchus sp.
Thành trùng đực Hlicotylenchus sp.
Thành trùng cái Tylenchorhynchus sp.
Thành trùng đực Tylenchorhynchus sp.
Thành trùng Criconemella sp.
Thành trùng đực tuyến trùng Hirsmanneilla sp.
Thành trùng cái Tylenchus sp.
Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trung bình qua các tháng trong thời gian thực
hiện thí nghiệm tại khu vục nhà lưới BM. Bảo vệ thực vật, ĐHCT từ tháng
5-10/2010
Giống gừng Trung Quốc gốc Long Hưng-Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng
Giống gừng Trung Quốc gốc Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng
Giống gừng Trung Quốc Tri Tôn (gốc Tiền Giang)
Giống gừng Trung Quốc gốc Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
Giống gừng Trung Quốc gốc Hà Nội

31
32
33
34
34
37
37
39

39
40
41
42
43

3.14
3.15
3.16
3.17
3.18

xi

61
61
62
62
62


Lê Nhựt Tảo, 2011. “Điều tra thành phần tuyến trùng gây hại trên gừng tại huyện Châu
Phú tỉnh An Giang và khảo sát khả năng gây hại của tuyến trùng Meloidogyne sp. Trên
năm giống gừng trồng trong điều kiện nhà lƣới”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Vũ Phến.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Điều tra thành phần tuyến trùng gây hại trên gừng tại huyện Châu Phú
tỉnh An Giang và khảo sát khả năng gây hại của tuyến trùng Meloidogyne sp. trên năm

giống gừng trồng trong điều kiện nhà lƣới” được thực hiện tại bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường đại học Cần Thơ từ tháng 4/2009 - 12/2010.
Thí nghiệm 1 nhằm xác định thành phần tuyến trùng gây hại quan trọng trên gừng ở
huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Tuyến trùng được ly trích từ mẫu rễ và mẫu đất trên các
ruộng trồng gừng ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang theo phương pháp Bearmann cải tiến, kết
quả ghi nhận được 8 loài tuyến trùng (Meloidogyne incognita; Meloidogyne javanica,
Pratylenchus sp.;Helicotylenchus sp.; Tylenchorhynchus sp.; Tylenchus sp.; Criconemella
sp.; Hirschmanneilla sp. thuộc 6 họ là Heteroderidae, Pratylenchidae, Hoplolaimidae,
Criconematidae, Tylenchidae, Belonolaimidae, trong đó xác định được Meloidogyne (gồm
hai loài: Meloidogyne incognita, Meloidogyne javanica) và Pratylenchus là gây hại chủ yếu
trên gừng. Tuyến trùng Meloidogyne và Pratylenchus sp. có mật số và tần xuất cao trong các
mẫu đất và rễ đã phân tích, các giống còn lại không có hoặc có mật số rất thấp trong mẫu rễ.
Thí nghiệm 2 nhằm khảo sát khả năng gây hại của tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne
spp lên sự sinh trưởng và năng suất của năm giống gừng: gừng Trung Quốc gốc Hà Nội,
gừng Tàu Long Mỹ Hậu Giang, gừng Tàu Long Hưng-Mỹ tú Sóc Trăng, gừng Tàu Tri Tôn
gốc An Giang, gừng Cù Lao Dung Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên,
hai nhân tố gồm 10 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy giống Mỹ Tú , Cù Lao
Dung, Tiền Giang có năng suất củ cao, đặc tính giống tốt và có khả năng chống chịu tuyến
trùng ở cấp độ vừa phải. Giống Long Mỹ bị tuyến trùng ảnh hưởng làm giảm sự gia tăng các
chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất một cách rõ rệt và khi phân tích mẫu rễ cho thấy số lượng
tuyến trùng cao nhất . Giống Hà Nội, Long Mỹ có năng suất củ thấp nhất, có các chỉ tiêu về
sinh trưởng thấp nhất và có khả năng chống chịu tuyến trùng kém.

xii


MỞ ĐẦU
Gừng có tên khoa học là Zingiber offcinale Rosc thuộc họ Zingiberaceae.
Gừng có nhiều công dụng được sử dụng làm cây gia vị, làm thuốc và trong công
nghệ bánh kẹo. Thành phần hóa học trong củ gừng rất phong phú, trong nhựa gừng

còn có chứa 20-25% tinh dầu, 20-30% chất cay và một số chất khác (Đỗ Huy Bích
và ctv. 2005). Do đó, giá trị cây gừng hơn hẳn những loại cây gia vị quan trọng trên
thế giới (Kambaska và Santilata, 2009). Hiện này gừng được trồng phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới đặc biệt Ấn Độ là nước có diện tích trồng gừng rất lớn, có sản
lượng chiếm 45% tổng sản lượng trên toàn thế giới (Nybe và Miniraj, 2005).
Ở nước ta trong những năm gần đây trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nâng cao nguồn thu nhập cho người dân. Tuy nhiên việc canh tác gừng hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn từ khâu chọn giống, chăm sóc đến việc phòng trừ sâu
hại, bệnh hại. Theo Dohroo (2005) gừng là loài cây thân thảo có nhiều bệnh và côn
trùng gây hại làm giảm năng suất cây gừng. Tuyến trùng cũng là một trong những
tác nhân gây hại làm giảm năng suất gừng đáng kể. Theo Hassan (2001) trên gừng
có rất nhiều loài tuyến trùng gây hại như Meloidogyne, Pratylenchus,
Helicotylenchus, Tylenchorhynchus…trong đó quan trọng nhất là Meloidogyne và
Pratylenchus (Rama ,2000; Sharma, 2008; Nguyễn Minh Truyền Truyền, 2009).
Nhiều nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đã phát hiện tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne là
loài có khả năng gây hại cao làm gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất củ
gừng. Thêm vào đó, tuyến trùng còn là tác nhân gây vết thương vùng rễ tạo cửa ngõ
cho nhiều loài nấm và vi khuẩn trong đất tấn công làm thối rễ và củ (Taylor, 1971;
Sasser và Carter, 1985) làm thiệt hại đến 100% năng suất. Do đó khâu chọn giống
rất quan trọng trong việc canh tác gừng. Nếu chọn giống tốt giúp thu được năng suất
cao (Trần Thượng Tuấn, 1992) đặc biệt là những giống có khả năng kháng tuyến
trùng có thể làm giảm sự sinh sản và gây hại của chúng (Taylor, 1971). Từ đó đề tài
“Điều tra thành phần tuyến trùng trên gừng tại huyện Châu Phú tỉnh An
Giang và khảo sát khả năng gây hại của tuyến trùng bƣớu rễ Meloidogyne lên
năm giống gừng trong điều kiện nhà lƣới” được thực hiện nhằm khảo sát thành
phần tuyến trùng gây hại trên gừng qua đó xác định loài gây hại chủ yếu và đánh
giá khả năng gây hại của loài này trên một số giống gừng.

1



CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.2 Đặc điểm sinh học-sinh thái cây gừng
1.2.1 Phân loại và nguồn gốc cây gừng
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2007) gừng có tên khoa học là Zingiber
officinale Rosc., thuộc họ Zingiberaceae. Gừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á,
nhưng được trồng nhiều ở Trung Quốc và Ấn Độ hơn 3000 năm trước. Bắt đầu từ
Trung Quốc và Ấn Độ, gừng được trồng trải dài trên các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới trên thế giới: các nước Đông Nam Á như Nhật, Đài Loan, Indonesia,
Bangladesh, Srilanca…
Ở Châu Âu gừng được biết đến vào thế kỷ thứ IX và được người Hy Lạp và
La Mã sử dụng như một loại gia vị thiết yếu sau tiêu (Pakrashi, 2003). Giá trị của
gừng được biết đến nhiều hơn vào thế kỷ XV (Foster và Chongxi, 1992). Gừng
được trồng nhiều ở khu vực nam Mỹ: Brasil, Jamaica, Argentina…; và các nước
thuộc Châu Phi như: Nigeria, Ivory Coast, Sierra Leone, Burkina Fasso (Ravindran
và Nirmal Babu, 2005).
1.2.2

Đặc điểm thực vật
Gừng là thực vật đa niên nhưng thường được xếp vào nhóm cây thường niên,

thân thảo.
Thân gừng gồm hai phần: phần thân mang lá vươn lên khỏi mặt đất mang lá,
hay còn gọi là chồi, và phần thân dưới mặt đất, thân rễ có thể sống lâu năm. Chồi
thẳng không phân nhánh và được bao bọc bởi những lá xếp chồng lên nhau, cao
khoảng 50-100cm, đường kính từ 0,5 – 1cm (Weiss, 2002). Phần có thân ngầm
phình to chứa dưỡng chất gọi là củ gừng, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát
triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm).
Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống,

mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp (Phạm Hoàng Hộ,
2003)
Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng
xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và
nhị hoa có màu tím (Đỗ Tấn Lợi, 2003).

2


Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn để nhân giống chủ
yếu trong canh tác gừng hiện nay.
1.2.3

Thích nghi
Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới (nhiệt độ trung bình 21-

27oC, lượng mưa 1,500 -2,500 mm, độ cao đến 1,500 m), có mùa khô ngắn.
Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh dưỡng
tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali và lân), có pH = 5,5 -6, tầng canh tác
dày 20 -40 cm, không bị ngập úng và tơi xốp, nhiều mùn (dùng dao nhọn đâm
xuống đất, nếu đâm sâu dễ dàng qua lớp đất mặt là đất tơi xốp; sau đó rút lên, nếu
thấy đất có màu sẫm hoặc xám đen bám vào má dao là đất giàu hạt sét, giàu mùn và
đủ ẩm).
Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng
xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi
nắng trảng trên cùng 1 loại đất (Nguyễn Thị Nghiêm, 2009).
1.1.4 Các giai đoạn phát triển của gừng
Thời gian sinh trưởng của gừng có thể chia làm 4 giai đoạn:
1.1.4.1 Giai đoạn nẩy mầm
Bắt đầu khi mắt mầm bắt đầu nhú đến khi lá đầu tiên được mở ra, mất

khoảng 50 ngày. Trong giai đoạn này cây sử dụng dinh dưỡng được dự trữ trong
mắt của thân rễ để nẩy mầm và ra rễ (Ravindran và Babu, 2005), nên cần tạo điều
kiện nhiệt độ thuận lợi cho sự nẩy mầm (Shwlan, 1981).
1.1.4.2 Giai đoạn cây con
Bắt đầu từ khi có lá thứ nhất đến khi có hai chồi, mất 60-70 ngày sau khi
trồng, dinh dưỡng ở giai đoạn này cây còn dựa vào nguồn dinh dưỡng ở củ cung
cấp. Khi hệ thống rễ sợi tăng nhanh chóng dinh dưỡng được hấp thu chủ yếu qua hệ
thống rễ và sự tăng trưởng của cây dựa vào chồi và hệ thống rễ (Ravindran và Babu,
2005).
1.1.4.3 Giai đoạn phát triển mạnh
Từ 130-150 ngày sau khi trồng. Cây biểu hiện sự tăng trưởng nhanh chóng,
số chồi và số lá tăng nhanh, mặt khác thì thân rễ cũng mở rộng nhanh chóng.

3


1.1.4.4 Giai đoạn nghỉ
Do gừng không chịu được thời tiết lạnh giá, nên ở các vùng có mùa lạnh thân
rễ phải có giai đoạn nghỉ đông, để khi nhiệt độ tăng trở lại thì gừng tiếp tục một thời
gian tăng trưởng mới.
1.2 Sự gây hại của tuyến trùng trên cây trồng
1.2.1 Gây hại trực tiếp
Hầu hết các loài tuyến trùng có kim gây hại chủ yếu bằng cách dùng kim
chích vào mô hoặc tế bào rễ để dinh dưỡng, làm hệ thống rễ cây bị phá hủy, giảm
hệ thống rễ lông hút, biến dạng, từ đó hiệu suất của rễ giảm. Kết quả là cây nhiễm
tuyến trùng nặng có biểu hiện triệu chứng như thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, phát
triển còi cọc (Taylor, 1978).
1.2.2 Gây hại gián tiếp
Các loài tuyến trùng là tác nhân tạo cửa ngỏ cho nhiều loài nấm và vi khuẩn
tấn công vào rễ gừng như Fusarium oxysporum, Ralstonia solanasearum,

Pythium…gây thối rễ và thối củ gây hại nghiêm trọng đến cây trồng (Nguyễn Thị
Nghiêm, 2009; Ramana, Eaper, Sharma, 1998; Hassan và ctv. 2001). Theo Taylor
(1978) Tuyến trùng Meloidogyne khi xâm nhiễm vào rễ sẽ làm rễ bị tổn thương, đây
là cửa ngỏ mở đường cho sự xâm nhập của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây thối củ
như: Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium, Ralstonia… Meloidogyne khi
xâm nhiễm vào cây trồng với mật số cao chỉ gây hại làm giảm 46% năng suất
(Eapen, 1987, 1994) nhưng nếu có tương tác với nấm hoặc vi khuẩn gây thối củ mà
không phát hiện và có biện pháp xử lí kịp thời có thể làm thiệt hại 100% năng suất
(Nguyễn Thị Nghiêm, 2009).
1.3 Tuyến trùng gây hại trên gừng
1.3.1 Tuyến trùng bƣớu rễ Meloidogyne sp.
1.3.1.1 Vòng đời trƣớc khi kí sinh
Chu kì sống của tuyến trùng Meloidogyne bắt đầu với trứng đơn bào. Trứng
được giữ lại với nhau trong chất nến gelatin nằm trong một túi trứng. Trong một túi
trứng có hơn 1000 trứng và túi trứng có thể lớn hơn cơ thể của con cái. Trứng bắt
đầu phát triển trong một vài giờ và kết quả là từ 1 tế bào nhân lên thành 2, 4, 8 tế
bào cho đến khi của ấu trùng phát triển đầy đủ dạng như một que thăm nằm cuộn

4


tròn trong màng trứng. Đây là giai đoạn đầu của ấu trùng nhưng chúng chưa thực sự
hoạt động. Sự lột xác đầu tiên diễn ra trong trứng và không lâu sau ấu trùng tuổi hai
nở và chui ra ngoài qua một cái lổ bằng cách đẩy mạnh nhiều lần kim chích vào
chóp mềm của vỏ trứng. Thường có một số ấu trùng nở trong túi trứng, cùng với sự
phát triển của những trứng ở các giai đoạn khác nhau. Sau đó, chúng rời khỏi khối
trứng, len lỏi di chuyển qua đất và tìm đến rễ để lấy thức ăn. Tuyến trùng tìm kiếm
kí chủ một cách ngẫu nhiên cho đến khi đến phạm vi có rễ sau đó chúng bị thu hút
bởi một số chất tiết ra từ rễ, chúng di chuyển trực tiếp theo nhiều hướng vào chóp rễ
(Taylor, 1978).

1.3.1.2 Vòng đời kí sinh
 Quá trình xâm nhập vào rễ
Ấu trùng xâm nhiễm chủ yếu ở giai đoạn tuổi hai và thường xâm nhập vào từ
chóp rễ. Hầu hết chúng di chuyển ở giữa những tế bào chưa phân hóa và cuối cùng
chúng trụ lại với cái đầu nằm trong trung trụ đang phát triển gần vùng những tế bào
đang phân dài và cơ thể của chúng nằm trong thịt vỏ rễ. Ấu trùng dùng kim chích
đục thủng vách tế bào và tiêm chất tiết ra từ thực quản. Những chất này gây ra sự
phì đại của những tế bào trong mạch trụ và làm gia tăng tỉ lệ phân chia tế bào trong
trụ bì, dẫn đến sự thành lập những đại bào và hình thành bướu (Taylor, 1978).
 Thời gian sống của tuyến trùng
Tuổi thọ của con cái Meloidogyne chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng một
số nghiên cứu cho biết con cái có thể tiếp tục sinh trứng trong khoảng 2-3 tháng và
sống một thời gian sau khi dừng sinh sản. Con cái quá tuổi trưởng thành vẫn sống
nhưng không sản xuất trứng, có cơ thể trong suốt và thường chết trong mùa. Con
đực chỉ sống khoảng vài tuần và khá hơn là vài tháng.
Thời gian sống của ấu trùng khác nhau từ vài ngày đến vài tháng. Nhiều ấu
trùng nở trong điều kiện thích hợp tìm đến rễ và bắt đầu phát triển trong vài ngày.
Hầu hết tuyến trùng nở trong khoảng vài tuần trong đất ẩm ướt, vào mùa hè. Số
khác chưa nở, có thể đi vào miên trạng và sống sót qua mùa lạnh, sẽ nở khi thời tiết
ấm lại (Taylor, 1978).

5


1.3.1.3 Hình thái tuyến trùng
 Con cái
Con cái Meloidogyne trưởng thành có chiều dài trong khoảng từ 0,440-1,300
mm, và chiều rộng trong khoảng từ 0,325-0,7 mm. Hầu hết những con cái trong loài
này có có cơ thể đối xứng (George, 2003)
 Con đực

Con đực có dạng giun dài khoảng 1,2-1,5 mm và có đường kính khoảng 3036 µm. Chúng có thể di động và không cần ăn. Không lâu sau khi lột xác lần thứ tư
con đực sẽ rời khỏi rễ và sống tự do trong đất (George, 2003)
 Ấu trùng
Cơ thể có hình giun, đuôi giống như bị gãy.
1.3.1.4 Sự sinh sản
Tất cả những loài Meloidogyne sinh sản bằng cách sinh sản đơn tính có số
lượng con đực thay đổi theo nhu cầu thức ăn và các yếu tố khác. Nhìn chung, khi
thức ăn nhiều, hầu hết ấu trùng phát triển thành con cái. Khi thức ăn không đầy đủ
với sự nhiễm tuyến trùng nặng hoặc cây đã già phần lớn ấu trùng trở thành con đực.
Kiểu sinh sản đơn tính thường có ở Meloidogyne incognita, Meloidogyne
javanica, Meloidogyne arenaria, vài chủng của Meloidogyne hapla và một số loài
khác. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội được bảo toàn. Tinh dịch không cần thiết
cho sự phát triển của trứng và sự thụ tinh cũng không xảy ra thậm chí khi tinh dịch
có trong túi chứa tinh.
Sự sinh sản theo kiểu phối hợp của hai giới tính được quan sát trên một số
loài Meloidogyne graminis, Meloidogyne graminicola, Meloidogyne naasi,
Meloidogyne ottersoni và một số chủng của Meloidogyne hapla (Triantaphyllou và
Hussey, 1973).

6


Một số đặc điểm nhận dạng giống Meloidogyne.
Cơ thể

Ấu trùng dài 0,5 mm; con đực (1-2 mm); con cái dài
0,8mm và rộng 0,5 mm.
Ở con đực có kim khỏe, đế kim tròn; con cái kim mảnh

Kim


hơn; ấu trùng có đế kim khỏe.
Thực quản

Bầu giữa rất lớn.

Lổ bài tiết

Ống bài tiết thường nằm ở phía sau đế kim và đối diện với
bầu giữa.

Lổ sinh dục và hậu môn Hậu môn con cái đặc trưng có vân giống như vân tay.
con cái
Gai sinh dục con đực

Nằm gần cuối đuôi.

1.3.1.5 Mô học và bệnh học của mối quan hệ giữa Meloidogyne và cây kí chủ
 Tính nhạy cảm và tính kháng của cây kí chủ liên quan đến khả năng sinh
sản
Meloidogyne là loài kí sinh cây trồng bắt buộc. Sự xâm nhiễm xảy ra ở tuyến
trùng tuổi hai, chúng xâm nhiễm vào rễ hoặc vào những phần bên dưới mặt đất của
cây kí chủ. Sự hình thành khởi đầu của đại bào trong rễ là do quá trình ăn và phát
triển đến lúc con cái đẻ trứng. Trứng nở tạo ra một thế hệ mới của sự xâm nhiễm ở
giai đoạn hai. Cây trồng bị tuyến trùng xâm nhiễm gọi là cây kí chủ.
Trên những loại cây trồng khác nhau có sự khác biệt đáng kể trong sự hình
thành bướu bị xâm nhiễm bởi Meloidogyne sp.. Ở cà và họ bầu, bí, dưa bị nhiễm
Meloidogyne incognita, có thể có một hoặc nhiều bướu có đường kính khác nhau
khoảng 1mm hoặc to hơn và thường có chứa nhiều con cái trưởng thành gắn vào mô
rễ. Ở ớt (Capsicum frutescers) bị nhiễm bởi loài này bướu có đường kính 2mm, con

cái nằm phơi ra một phần và khối trứng ở trong rễ. Ở những cây trồng khác, rễ bị
nhiễm nặng thường có dấu hiệu của sự thành lập bướu. Đây là những phản ứng bình
thường của cây dễ tuyến nhiễm trùng bướu rễ.
Cây kí chủ có nhiều mức độ nhiễm tuyến trùng. Trong cây bị nhiễm tuyến
trùng nặng và vừa phải, sự sinh sản của tuyến trùng là bình thường, phần lớn ấu
trùng vào rễ phát triển thành con cái và sinh sản nhiều trứng. Mật số của chúng tăng
nhanh chóng cho ra nhiều thế hệ trong suốt mùa trồng theo một logic: nếu chỉ 5%

7


của 500 trứng sống được và sinh sản thì số lượng tăng từ 25 tăng lên 625, 15625,
390625 trong vòng bốn thế hệ. Chính vì lẽ đó, chỉ với một số lượng tuyến trùng
trong đất ở đầu vụ có thể tạo sự xâm nhiễm nặng hơn cho cây ở giữa, cuối vụ;
những cây này hầu hết có khả năng bị hủy hoại bởi tuyến trùng bướu rễ trên đồng
ruộng và kết quả là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự giảm năng suất và chất lượng
của mùa vụ (Taylor, 1978).
Phần lớn những cây bị nhiễm tuyến trùng nặng đều dễ thấy triệu chứng rõ
ràng đó là những rễ bị bướu. Trên những rễ nhỏ những bướu này thường nhỏ có
đường kính từ 1-2mm, ở những rễ lớn, bướu có đường kính khoảng 1cm hoặc to
hơn nữa. Những bướu lớn thường chứa nhiều con cái, những bướu nhỏ chỉ chứa
một con cái. Bướu là triệu chứng điển hình thường gặp do tuyến trùng Meloidogyne.
Tuy nhiên, những loài thuộc các giống tuyến trùng khác cũng gây ra sự hình thành
bướu (Nacobbus, Meloidodera, Ditylenchus…). Do đó, để có thể xác định chính xác
bướu rễ có phải do tuyến trùng Meloidogyne gây ra hay không cần kiểm tra sự xuất
hiện của con cái trong rễ trên kính hiển vi.
 Sự hình thành đại bào và bƣớu
Khi ấu trùng Meloidogyne tuổi hai tấn công vào rễ, chúng di chuyển qua đỉnh
sinh trưởng và miền phân dài của tế bào. Tuyến trùng có thể ăn phá trên một vài tế
bào và làm thay đổi nhanh chóng ở sự phát triển của rễ. Ở rễ cà chua bị tấn công bởi

nhiều ấu trùng tại cùng một thời điểm, tế bào chóp rễ bị ngưng trệ trong vòng 24 giờ
(Christie, 1936). Một nhóm tế bào gần nơi bị xâm nhiễm trở nên dày đặc chất
nguyên sinh, ở mức độ vừa phải nhưng không phân chia. Ngay lập tức những tế bào
phía sau nhóm tế bào gần chóp rễ bắt đầu phì đại và sự phân hóa chưa hoàn chỉnh
của trung trụ bị ngừng đột ngột.Trong 48-60 giờ sau, ấu trùng ngừng di chuyển, các
tế bào xung quanh đầu tuyến trùng ngưng phân hóa. Những tế bào như thế này sẽ
can thiệp làm phá vỡ tính liên tục của mô libe. Những tế bào dị thường này là khởi
đầu của những đại bào. Sự hình thành đại bào với nhân và tiểu hạch có kích thước
lớn là do sự tan biến của những vách tế bào và kết quả là sự hòa hợp nội dung của
những tế bào liền kề nhau và một chuỗi phân chia theo kiểu nội gián phân (Rohde
và McClure, 1975). Những tế bào cạnh đại bào đã phân chia và hình thành một

8


vành đai những tế bào nhỏ riêng biệt với những đại bào và chúng nằm ít nhiều song
song với trục rễ.
Khi con cái bị giết bởi cơ học hay ở nhiệt độ 44oC, những đại bào bị phá vỡ
và không gian đó bị chiếm đóng bởi những tế bào bình thường (Bird, 1962, 1974;
Endo, 1971).
 Phản ứng kháng và miễn nhiễm của cây
Những cây bị nhiễm tuyến trùng thấp hơn mức độ vừa phải được gọi là cây
có sức chống chịu. Sức chống chịu được chia ra thành các mức: chống chịu ở mức
độ không đáng kể, chống chịu ở mức độ vừa phải, chống chịu cao và miễn nhiễm.
Sức chống chịu được định nghĩa bởi sự liên quan đến sinh sản: ở cây chống chịu
cao, sự sinh sản không lớn hơn 2% sự sinh sản ở cây dễ mắc bệnh với sự nhiễm
tuyến trùng trong đất có thể so sánh được, ở cây có tính chống chịu vừa phải là 1020% và trên cây có tính chống chịu ít khoảng 50% (Taylor, 1978).
Ở những cây có tính chống chịu cao và miễn nhiễm cũng bị xâm nhiễm bởi
ấu trùng Meloidogyne tuổi hai. Tuy nhiên có ba phản ứng độc lập xảy ra trong rễ
cây chống chịu là: chết hoại, không có bướu và giảm sự xâm nhiễm ấu trùng

(Dropkin và Webb, 1967).
Sự phát triển và sinh sản bình thường của tuyến trùng phụ thuộc nhiều vào sự
thành lập của đại bào . So sánh về mô học của cây dễ nhiễm và cây chống chịu có 4
mức độ phát triển đại bào trên cây đậu nành (Dropkin và Nelson, 1960)
(1) Có sự thành lập từ 5-9 đại bào, những đại bào này đa nhân (khoảng 150
nhân) có vách dày với dạng hột, tế bào chất dày đặc và có hai lớp tế bào. Tế bào có
kích thước rất lớn (21x16 micromet) và số khác nhỏ hơn nhiều. Những dạng đại bào
này tối ưu cho sự sinh sản của tuyến trùng.
(2) Những đại bào lớn, nhưng vách tế bào mỏng hơn, sự dày đặc của tế bào
chất ít hơn dạng 1. Những đại bào này ít tối ưu cho sự sinh sản của tuyến trùng.
(3) Đại bào được thành lập nhưng nhỏ và có nhiều thể vùi, là chất có dạng hình
xoắn ốc, dạng sợi hoặc dạng chùy, chúng có chứa xenluloz và pectin. Với kiểu đại
bào này, tuyến trùng sinh sản kém.

9


(4) Có một ít tế bào phì đại và không có sự thành lập đại bào, nhưng có sự chết
hoại rõ ràng ở những tế bào xung quanh đầu tuyến trùng. Phản ứng này biểu thị sự
miễn nhiễm, ấu trùng không phát triển và chết.
* Bƣớu trên cây miễn nhiễm và cây chống chịu cao
Bướu có thể được sinh ra trên cây trồng miễn nhiễm.Trong rễ sự phát triển
và sinh sản của tuyến trùng Meloidogyne được quyết định bởi khả năng tương tác
tương thích của chúng với cây kí chủ (Balduin và Barker, 1970)
Do đó ấu trùng xâm nhiễm vào rễ cây kháng có thể:
(1) Phát triển thành con cái trưởng thành nhưng không tạo ra trứng hoặc trứng
bị khiếm khuyết.
(2) Ấu trùng phát triển thành con đực trưởng thành.
(3) Có sự ngưng phát triển hoặc phát triển không trọn vẹn trước giai đoạn lột
xác thứ 2, 3.

(4) Bị giết chết bởi phản ứng miễn dịch cây trồng.
5.Rời khỏi rễ ở giai đoạn hai và có thể vào rễ khác.
1.3.1.6 Hậu quả sự gây hại của Meloidogyne trên sự phát triển của cây trồng
 Sự giảm bớt và sự biến dạng của hệ thống rễ
Bên cạnh sự thành lập bướu và đại bào, các loài Meloidogyne có ảnh hưởng
quan trọng khác trên rễ cây trồng. Những rễ bị xâm nhiễm nặng thường ngắn, có ít
rễ nhánh và có nhiều rễ con hơn so với những rễ không bị xâm nhiễm. Hệ thống
mạch trong rễ bị phá vỡ, trở nên méo mó trong các bướu và làm cản trở sự di
chuyển của nước và dinh dưỡng. Do đó hệ thống rễ không sử dụng được lượng
nước và dinh dưỡng tối đa trong đất so với cây bình thường (Taylor, 1978).
 Sự giảm hiệu suất của rễ
Sự giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống rễ làm cho cây sinh trưởng còi
cọc, héo trong mùa khô và có những triệu chứng khác của sự thiếu nước và dinh
dưỡng, thậm chí khi chúng có đủ trong đất, từ đó sự phát triển của cây trồng giảm.
Điều này cũng giải thích được sự héo của cây bị nhiễm tuyến trùng trên đồng trong
suốt mùa khô, nóng. Tuy nhiên nếu cây trồng bị nhiễm tuyến trùng nặng nhưng
được tưới đều đặn bằng hệ thống tưới tự động thì có thể phát triển khá ổn
(O’Bannon và Reynolds, 1965).

10


 Triệu chứng hình thái có thể thấy đƣợc
Bệnh bướu rễ trên gừng được gây ra bởi tuyến trùng Meloidogyne sp.. Sự
xâm nhiễm xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào trong sự phát triển của gừng nhưng tỉ
lệ xâm nhiễm lớn nhất ở giai đoạn cây ba tháng tuổi. Triệu chứng đầu tiên bên
ngoài của sự xâm nhiễm là tán lá vàng và rủ xuống tại các lá dưới thấp. Trong
trường hợp bị xâm nhiễm nghiêm trọng, toàn bộ hệ thống chồi của cây trồng bị suy
và không xày ra sự phân chồi của thân rễ dưới mặt đất. Thân rễ bị nhiễm tuyến
trùng thể hiện sự sinh trưởng yếu ớt, xốp và trở nên hút đầy nước khi đem ngâm từ

2-9 giờ (Taylor, 1978).
1.3.1.7 Ảnh hƣởng của ngoại cảnh đến chu trình sống của tuyến trùng
 Sự tồn tại của trứng và ấu trùng trong đất
Mật số Meloidogyne thường cao ở bên dưới mặt đất 5-30cm và giảm mật số
từ từ ở độ sâu 1m đối với cây hằng niên.
 Miên trạng
Trứng của Meloidogyne được kí gửi trong túi trứng bên ngoài cơ thể của
tuyến trùng cái trong chất nền gelatin. Có hai loại túi trứng (trắng và nâu) có thể
được hình thành phụ thuộc vào môi trường (Guiran, 1980; Ishibashi, 1969). Túi
trứng trắng thường được hình thành sớm trong chu trình phát triển của tuyến trùng
và nở trực tiếp giúp sự nhân lên các thế hệ. Khi sự sinh trưởng và phát triển theo
mùa hoặc tuyến trùng gặp môi trường bất lợi, khối trứng nâu được thành lập có
miên trạng và không nở trực tiếp (Guiran, 1980). Miên trạng được ghi nhận hiện
diện ở các loài Meloidogyne phổ biến như Meloidogyne incognita, Meloidogyne
javanica…(Guiran và Villemin, 1980). Sự phát triển của hai loại túi trứng (trắng và
nâu) đảm bảo một số trứng không nở ngay, ngay cả ở điều kiện môi trường đất thích
hợp cho sự nở trứng. Do đó sẽ có một số trứng sống được từ mùa vụ này sang mùa
vụ khác. Không có bằng chứng nào cho thấy sự sống của trứng kéo dài trong đất bị
bỏ hoang quá một năm.
 Nhiệt độ
Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến các hoạt đông sống của tuyến trùng
trên cây dễ nhiễm là nhiệt độ trong đất, được quyết định bởi yếu tố khí hậu

11


×