Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH HÌNH THÁI và SO SÁNH NĂNG SUẤT của 15 GIỐNG lúa NGẮN NGÀY tại HUYỆN cờ đỏ TP cần THƠ vụ hè THU 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

VÕ THỊ KIM QUYÊN

KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY
TẠI HUYỆN CỜ ðỎ TP- CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2010

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ 2010


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD – VIỆN NCPT ðBSCL

VÕ THỊ KIM QUYÊN

KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY
TẠI HUYỆN CỜ ðỎ TP- CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2010

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. Phạm Thị Phấn

Cần Thơ 2010




LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái Trường ðại Học Cần Thơ, trong thời gian
ñó, em ñã ñược các quí Thầy Cô truyền ñạt rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quí
báu. ðây sẽ là vốn sống vô cùng quan trọng giúp ñỡ em trong quá trình công tác về
sau.
Em xin chân thành cảm tạ:
“Nước biển mênh mông không ñong ñầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.”
Kính dâng!
Cha Mẹ suốt ñời tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến!
Cô Phạm Thị Phấn ñã tạo ñiều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ em trong suốt
thời gian làm ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!
Quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển ñồng bằng sông Cửu Long ñã nhiệt
tình giúp ñỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường ðại Học Cần
Thơ ñã truyền ñạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em
học tại trường.
Cố vấn học tập thầy Trần Văn Hâu và các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khóa 33
ñã giúp ñỡ, ñộng viên trong quá trình làm ñề tài tốt nghiệp.
Gởi lời thân ái ñến tất cả các bạn sinh viên của Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng và Viện Nghiên Cứu Phát Triển ñồng bằng sông Cửu Long những lời tốt
ñẹp nhất.

Võ Thị Kim Quyên



TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. Lý lich sơ lược
Họ và tên: Võ Thị Kim Quyên

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 13/04/1987

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Nơi sinh: Hòa Tịnh – Mang Thít – Vĩnh Long
Cha: Võ Văn Ngôi

Sinh năm: 1954

Mẹ: Bùi Thị Mười

Sinh năm: 1955

ðịa chỉ liên lạc: Ấp Thiềng Long I - Hòa Tịnh - Mang Thít - Vĩnh Long
II. Quá trình học tập
1. Tiểu học:
Thời gian ñào tạo từ năm:1993 ñến 1998
Trường: Tiểu học Hòa Tịnh A
ðịa chỉ: Xã Hòa Tịnh – Mang Thít – Vĩnh Long
2. Trung học cơ sở:
Thời gian ñào tạo từ năm: 1998 ñến 2002
Trường: Trung học cơ sở Hòa Tịnh

ðịa chỉ: Xã Hòa Tịnh- Mang Thít -Vĩnh Long
3. Trung học phổ thông
Thời gian ñào tạo từ năm: 2002 ñến 2005
Trường: Trung học phổ thông Phạm Hùng-TT Long Hồ-Long Hồ-Vĩnh Long
ðịa chỉ: TT Long Hồ-Long Hồ-Vĩnh Long
4. ðại Học
Thời gian ñào tạo từ năm: 2007 ñến 2011
Trường: ðại Học Cần Thơ, lớp Trồng Trọt khóa 33, Khoa NN & SHƯD
ðịa chỉ: ðường 3/2-P. Xuân Khánh-Q. Ninh Kiều-TP.Cần Thơ
Võ Thị Kim Quyên


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là ñề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước ñây.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2010

Tác giả luận văn

Võ Thị Kim Quyên


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD – VIỆN NCPT ðBSCL
---------------------------------------------------------------------------------------------ðề tài


“KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY
TẠI HUYỆN CỜ ðỎ - TP.CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2010”

Luận văn Tốt nghiệp ðại Học
Chuyên ngành Trồng Trọt
Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ KIM QUYÊN
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………….......

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

ThS. PHẠM THỊ PHẤN


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD – VIỆN NCPT ðBSCL
---------------------------------------------------------------------------------------------ðề tài

“KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY
TẠI HUYỆN CỜ ðỎ - TP.CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2010”

Luận văn Tốt nghiệp ðại Học

Chuyên ngành Trồng Trọt
Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ KIM QUYÊN
Ý kiến của cán bộ phản biện:………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………......

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2010
Cán bộ phản biện

………………………


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD – VIỆN NCPT ðBSCL
---------------------------------------------------------------------------------------------Hội ñồng chấm luận văn tốt nghiệp ñã chấp nhận luận văn ñính kèm với ñề tài:

“KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH
NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY
TẠI HUYỆN CỜ ðỎ - TP.CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2010”

Do sinh viên VÕ THỊ KIM QUYÊN thực hiện và bảo vệ trước Hội ñồng.

Ý kiến Hội ñồng:…….………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..
Luận văn tốt nghiệp ñã ñược hội ñồng ñánh giá ở mức:……………………………..

……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2010
Chủ tịch hội ñồng

……………………………


MỤC LỤC
Lời cảm tạ……………………………………………………………………………i
Tiểu sử cá nhân……………………………………………………………………...ii
Lời cam ñoan………………………………………………………….....................iii
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn………………………………………………………iv
Ý kiến của cán bộ phản biện………………………………………………………...v
Ý kiến của hội ñồng……….………………………………………..........................vi
Mục lục…………………………………………………………………………….vii
Danh sách hình………………………………………………………………………x
Danh sách bảng…………………………………………………………………......xi
Tóm lược…………………………………………………………………………...xii
Lời mở ñầu……………………………………………………………………..........1
Chương 1: Lược khảo tài liệu……………………………………………………….2
1.1 Nguồn gốc cây lúa…………………………………………………………….2
1.2 Phân loại lúa…………………………………………………………………..3
1.3 Tầm quan trọng của giống trong canh tác lúa………………………………...3
1.3.1 Giống lúa…………………………………………………………………3
1.3.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa……………………………………..3
1.4 Một số quan ñiểm mới về dạng hình cây lúa năng suất cao..............................4
1.5 Phương pháp chọn giống……………………………………………………...6
1.5.1 Chọn vật liệu khởi ñầu…………………………………………………...6

1.5.2 Thí nghiệm sơ khởi………………………………………………………6
1.5.3 Trắc nghiệm hậu kỳ…………………………………………………........6
1.5.4 So sánh năng suất…………………………………………………….......6
1.5.5 Chọn giống phổ biến và ñặt tên…………………………………………..6
1.6 ðặc tính nông học và thành phần năng suất của cây lúa……………………...8


1.6.1 ðặc tính nông học………………………………………………………..8
1.6.2 Thành phần năng suất……………………………………………………9
Chương 2: Phương tiện và phương pháp..................................................................12
2.1 Thời gian và ñịa ñiểm………………………………………………………..12
2.1.1Thời gian thí nghiệm…………………………………………...………...12
2.1.2 ðịa ñiểm thí nghiệm…………………………………………………......12
2.2 Phương tiện....................................................................................................12
2.2.1 Vật liệu thí nghiệm…………………………………………………….....12
2.2.2 Danh sách bộ giống và tên gốc..................................................................13
2.2.3 Công thức phân bón...................................................................................13
2.3 Phương pháp thí nghiệm.................................................................................14
2.3.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................14
2.3.2 Phương pháp canh tác…………………………………………………....15
2.3.3 Lịch canh tác……………………………………………………………..16
2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu……………………………………………….16
2.5 Phương pháp tính các thành phần năng suất và năng suất…………………..23
2.5.1 Các thành phần năng suất………………………………………………..23
2.5.2 Năng suất thực tế………………………………………………………...24
2.6 Phân tích số liệu……………………………………………………………..24
Chương 3: Kết quả thảo luận………………………………………………………25
3.1 Tình hình chung……………………………………………………………..25
3.2 Tình hình côn trùng và bệnh hại lúa...............................................................25
3.2.1 Côn trùng...................................................................................................26

3.2.2 Bệnh hại lúa………………………………..…………………………….27
3.3 ðặc tính thực vật của cây lúa..........................................................................28
3.3.1 Các hình tính về lá…………………………………….............................28


3.3.2 Các hình tính về thân và hoa.....................................................................34
3.3.3 Các hình tính về hạt...................................................................................36
3.4 ðặc tính nông học………................………………………………………...40
3.4.1 Thời gian sinh trưởng……………………………….................………...40
3.4.2 Tính ñổ ngã……………………………….........................……………..41
3.4.3 Chiều cao cây…………………….....................………………………...41
3.4.4 Số chồi/bụi…………………………………………………....................41
3.4.5 Chiều dài bông…………………………………….............…………….42
3.4.6 ðộ rụng hạt..............................................................................................43
3.5 Thành phần năng suất và năng suất thực tế.......................................................44
3.5.1 Thành phần năng suất................................................................................44
3.5.2 Năng suất thực tế.......................................................................................46
Chương 4: Kết luận và ñề nghị…………………………………………………….48
4.1 Kết luận…………………………………………....………………………...48
4.2 ðề nghị……………………………………………………………………....49
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………….50
Phụ chương………………………………………………………………………...54


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Nguồn gốc cây lúa……………………………………………………..........2
Hình 2: Sơ ñồ tổng quát tiến trình chọn tạo giống lúa………………………………7
Hình 3: Cân ñiện tử và máy ño ẩm ñộ……………………………………………..12
Hình 4: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm của 15 giống lúa ngắn ngày, vụ Hè Thu 2010 tại
huyện Cờ ðỏ-TP.Cần Thơ………………………………………………………....14

Hình 5: Chuẩn bị ñất……………………………………………………………….15
Hình 6: Cấy mạ xuống ruộng………………………………………………………15
Hình 7: Sơ ñồ lấy mẫu năng suất và thành phần năng suất………………………...23
Hình 8: Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa……………………………………………………26
Hình 9: Rầy nâu gây hại trên lúa…………………………………………………...27
Hình 10: Bệnh cháy bìa lá lúa……………………………………………………...27
Hình 11: Giống lúa MTL704…...…………………………………………………31
Hình 12: Các giống có năng suất cao của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010
tại huyện Cờ ðỏ - TP.Cần Thơ.................................................................................49


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh sách bộ giống và tên gốc của 15 giống lúa cao sản ngắn ngày tại
huyện Cờ ðỏ-TP.Cần Thơ, vụ Hè Thu 2010………………………………………13
Bảng 2: Tình hình sâu bệnh của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Cờ ðỏ-TP.Cần Thơ………………………………………………………………...28
Bảng 3: Các ñặc tính về lá của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại Cờ ñỏTP.Cần Thơ. ………………………………………………………………….......30
Bảng 4: Các ñặc tính về thìa lá và góc ñộ lá của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu
2010 tại huyên Cờ ðỏ - TP.Cần Thơ........................................................................33
Bảng 5: Các ñặc tính về thân và hoa của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại
huyện Cờ ðỏ - TP.Cần Thơ.................................................................................35
Bảng 6: Các ñặc tính về hạt của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Cờ ðỏ- TP.Cần Thơ …………………………………………………………….....36
Bảng 7: Phân loại hạt của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại huyện Cờ
ñỏ-TP.Cần Thơ..........................................................................................................38
Bảng 8: Tỷ lệ ñộ bạc bụng (%) các cấp của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010
tại huyện Cờ ðỏ- TP.Cần Thơ..................................................................................40
Bảng 9: ðặc tính nông học của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu 2010 tại huyện
Cờ ðỏ-TP.Cần Thơ...................................................................................................43
Bảng 10: Năng suất và thành phần năng suất của 15 giống lúa ngắn ngày vụ Hè Thu

2010 tại huyện Cờ ðỏ-TP.Cần Thơ..........................................................................47


VÕ THỊ KIM QUYÊN, 2010 “KHẢO SÁT ðẶC TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO
SÁNH NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY TẠI HUYỆN CỜ ðỎTP.CẦN THƠ”. Luận văn tốt nghiệp ðại Học, Khoa NN & SHƯD, Trường ðại
Học Cần Thơ, 53 trang. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Phấn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM LƯỢC
ðồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng ñiểm của nước ta.
Công tác chọn giống lúa có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, kiểu hình
cây lúa lý tưởng, thích nghi với vùng canh tác và ñáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo
hướng xuất khẩu là vấn ñề cần thiết. ðể ñáp ứng yêu cầu trên, ñề tài “Khảo sát ñặc
tính hình thái và so sánh năng suất của 15 giống lúa ngắn ngày tại huyện Cờ ðỏ-TP.
Cần Thơ vụ Hè Thu 2010”, ñược thực hiện nhằm tìm ra những giống lúa có năng
suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh, kiểu hình cây lúa ñáp ứng yêu cầu chọn giống
mới cho ðồng bằng sông Cửu Long.
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại,
15 nghiệm thức bao gồm 15 giống lúa: MTL655, MTL664, MTL688, MTL689,
MTL690, MTL691, MTL695, MTL702, MTL703, MTL704, MTL705, MTL706,
MTL707, MTL708, MTL145 (ñc). Các giống lúa ñược gieo trên nương mạ 20 ngày,
sau ñó cấy xuống ruộng thí nghiệm với mật ñộ 15x20 cm, cấy 1 tép/bụi, công thức
phân 90-60-60.
Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng từ 96-110 ngày, chiều cao biến thiên từ
100-121 cm, năng suất trung bình 2,8-5,5 tấn/ha. Trong ñó các giống ñược ñánh giá
cao về năng suất và về dạng hình cây lúa lý tưởng là:
- MTL702 năng suất cao (5,5 tấn/ha), hạt chắc/ bông cao (70 hạt), số bông/m2
cao (370 bông), trọng lượng 1000 hạt trung bình (23 g), phần trăm hạt chắc cao
(77,6%), hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi kháng cháy bìa lá, chiều cao
trung bình (100 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (99 ngày).

- MTL705 năng suất cao (5,3 tấn/ha), hạt chắc/ bông trung bình (55 hạt), số
bông/m2 cao (428 bông), trọng lượng 1000 hạt trung bình (23,33 g), phần trăm hạt
chắc cao (73,7%), hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi kháng cháy bìa lá, chiều
cao trung bình (104 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (103 ngày).


- MTL703 năng suất cao (5,2 tấn/ha), hạt chắc/ bông trung bình (52 hạt), số
bông/m2 cao (475 bông), trọng lượng 1000 hạt trung bình (24,23 g), phần trăm hạt
chắc cao (75,2%), hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi kháng cháy bìa lá, chiều
cao trung bình (110 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (101 ngày).
- MTL704 năng suất khá cao (4,6 tấn/ha), hạt chắc/ bông khá cao cao (64
hạt), số bông/m2 cao (347 bông), trọng lượng 1000 hạt trung bình (24,53 g), phần
trăm hạt chắc khá cao (67,4 %), hơi kháng rầy nâu và bệnh vàng lùn, hơi kháng
cháy bìa lá, chiều cao trung trung bình, thời gian sinh trưởng ngắn.
Nhìn chung các giống lúa có ñặc tính hình thái tương ñối giống nhau: Lá có màu
xanh nhạt, góc ñộ lá thẳng, ñộ phủ lông tơ trung bình, thìa lá màu trắng có hình
dạng nhọn. Góc ñộ lá ñòng thẳng, kiểu bông dạng túm, cổ bông hở trung bình, chiều
dài bông của các giống biến ñộng từ 19-26 cm. Côn trùng xuất hiện chủ yếu là rầy
nâu và sâu cuốn lá, bệnh hại thì xuất hiện bệnh cháy bìa lá.
Trong các giống trên có 2 giống ñược ñánh giá cao và ñề nghị ñưa vào sản xuất là
MTL702 và MTL705 cho năng suất cao, kháng bệnh, thân thấp hạn chế ñổ ngã,
kiểu hình cây lúa lý tưởng.


LỜI MỞ ðẦU
Lúa là cây lương thực quan trọng sau lúa mì và ngô, ñáp ứng nhu cầu lương
thực hơn một nửa dân số thế giới (3,4 tỉ người). Việt Nam là một nước có sản lượng
lương thực không chỉ ñáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là nguồn thu ngoại tệ
quan trọng. Lớn mạnh trong 30 năm thái bình, sản lượng lúa Việt Nam tăng gấp 3,5
lần, từ 11,6 triệu tấn năm 1975 lên 35,6 triệu tấn năm 2004 trên diện tích gieo trồng

từ 5,6 triệu ha lên 7,3 triệu ha, năng suất bình quân từ 2,2 tấn/ha tăng lên 4,9 tấn/ha.
Những năm gần ñây, Việt Nam ñã tham gia vào thị trường lúa gạo Quốc Tế với sản
lượng gạo xuất khẩu hàng năm ñứng hàng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới. Trong ñó ðBSCL ñóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của
cả nước.
Hàng năm, ðBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân hóa học và gần 500.000
tấn thuốc bảo vệ thực vật, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ quá cao dẫn ñến
tồn dư hóa chất trong ñất, bộc phát rầy nâu mạnh mẽ trong những năm gần ñây,
giảm năng suất lúa và kết quả là giảm thu nhập của người nông dân (trích từ
www.agroviet.gov.vn, ngày 10/04/2009).Việc sử dụng các giống có năng suất cao,
chất lượng tốt, nhằm mục ñích nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo sau mỗi lần
thu hoạch, ñể góp phần ñưa hạt gạo của nước ta lên tầm cao mới trên thị trường thế
giới. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống lúa với các ñặc tính
khác nhau, và năng suất cũng khác nhau, ñiều này gây khó khăn cho người nông
dân trong việc lựa chọn giống cho mùa vụ của mình.Trong công tác chọn giống
ñang ñược các nhà khoa học quan tâm cùng với các chỉ tiêu như: Năng suất cao,
tính kháng sâu bệnh, thích nghi các ñiều kiện sinh thái…
Vì vậy việc ñi ñôi với năng suất thì phải tìm ra những giống lúa có kiểu hình
cây lúa lý tưởng. Những giống lúa có kiểu hình cây lúa lý tưởng sẽ thích nghi hơn ở
từng ñịa phương và sẽ ñem lại năng suất cao hơn.Vì thế ñề tài ”KHẢO SÁT ðẶC
TÍNH HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH NĂNG SUẤT CỦA 15 GIỐNG LÚA NGẮN
NGÀY VỤ HÈ THU 2010 tại huyện Cờ ðỏ - TP. Cần Thơ” ñược thực hiện ñể xác
ñịnh ñược một số giống lúa có kiểu hình cây lúa lý tưởng, năng suất và hiệu quả
kinh tế cao phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở ñịa phương, góp phần
tăng giá trị sản xuất lúa và ñáp ứng ñược một phần nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh ñó, khảo sát ñặc tính hình thái của lúa ñể phục vụ công tác lưu trữ bảo
tồn nguồn giống cho ngân hàng gene.

1



Chương 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây lúa
Về nguồn gốc cây lúa, ñã có nhiều tác giả ñề cập ñến nhưng cho ñến nay vẫn
chưa có dữ liệu chắc chắn và thống nhất.
Theo tài liệu của Nguyễn Ngọc ðệ (2008) có ñề cập: Makkey E. cho rằng vết
tích cây lúa cổ xưa nhất ở vùng Penjab Ấn ðộ, có lẽ của các bộ lạc 2.000 năm
trước; nhưng theo Chowdhury và Ghosh, những hạt thóc hóa thạch cổ nhất thế giới
ñược tìm thấy ở Hasthinapur-Ấn ðộ với khoảng 2.500 năm tuổi. Một số nhà nghiên
cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa ở miền Nam Việt Nam và
Campuchia.
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng nhiều người ñồng ý rằng nguồn gốc
cây lúa là vùng ñầm lầy ðông Nam Á, rồi từ ñó lan ñi các nơi khác. Thêm vào ñó,
người ta cũng ñồng ý rằng cây lúa và nghề trồng lúa ñã có từ rất lâu ở vùng này,
lịch sử và ñời sống của các dân tộc ðông Nam Á gắn liền với lúa gạo.

Hình 1: Nguồn gốc cây lúa

2


1.2 Phân loại lúa

Lúa thuộc họ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài, trong
ñó chỉ có 2 loài là lúa trồng (Oryza sativa L. và Oryza glaberrima Steud.), còn lại là
lúa hoang hằng niên hoặc ña niên.
Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi nhất và chiếm ñại bộ phận
diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L., loài cây hằng niên có bộ nhiễm sắc thể

2n=24. Loài này có mặt ở khắp nơi, từ vùng ñầm lầy ñến ñồi núi, từ vùng xích ñạo
nhiệt ñới ñến ôn ñới, từ vùng phù sa nước ngọt ñến vùng cát sỏi ven biển, nhiễm
phèn mặn (Nguyễn Ngọc ðệ, 2008).
Qua nhiều lần nghiên cứu, có rất nhiều tác giả cho rằng: Trong tất cả các loài
lúa, chỉ có loài Oryza sativa fatua spontaneae gần giống với lúa trồng nhất và ñược
coi là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay.
1.3 Tầm quan trọng của giống trong canh tác lúa
1.3.1 Giống lúa
Giống lúa là một trong những tư liệu ñầu tiên ñể thâm canh tăng năng suất ñặc
biệt trong ñiều kiện sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu và với những diễn biến phức
tạp của khí hậu thời tiết, sâu bệnh (Huỳnh Quốc Quân, 1999). Giống ñược xem là
một trong những yếu tố hàng ñầu trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà
khoa học ñã ước tính khoảng 30-50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương
thực trên thế giới là nhờ ñưa vào sản xuất những giống tốt (Trần Thượng Tuấn,
1992). Giống phải cho năng suất cao và ổn ñịnh, tính chống chịu tốt với sâu bệnh và
ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như chất lượng lúa gạo phải ñáp ứng ñược với yêu
cầu sử dụng (Vũ Văn Hiến và ctv, 1999). Việc chọn tạo các giống cây nhằm cải tạo
và hoàn thiện cấu trúc di truyền của những ñặc tính có lợi ở cây trồng tạo những cây
trồng mới có tính thích ứng và khả năng chống chịu cao với ñiều kiện ngoại cảnh
bất lợi với côn trùng dịch hại có năng suất cao, phẩm chất tốt ñáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của con người ( Vũ Hữu Yêm, 2001).
1.3.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa
Giống tốt bao gồm giống lúa có tiềm năng năng suất cao và hạt giống có chất
lượng gieo trồng tốt, có khả năng tiếp nhận tất cả các biện pháp kỹ thuật canh tác
khác. Ngày nay, khi lúa lai ra ñời và ñi vào sản xuất trên diện rộng thì chỉ cần thay
giống cũ bằng giống mới có khả năng cho năng suất cao hơn ñã có thể tăng năng

3



suất từ 15-20% trong cùng ñiều kiện (Vũ Văn Hiến và ctv, 1999). Khi diện tích ñất
sản xuất lúa gạo ñang ngày càng thu hẹp lại do sự phát triển của các cơ sở công
nghiệp, giao thông, nhà ở và sự thay ñổi cơ cấu vật nuôi cây trồng ñã ñặt ra cho nền
nông nghiệp một nhiệm vụ lớn lao làm sao ñể gia tăng gấp bội năng suất. ðây là
một vấn ñề khó khăn nhưng hoàn toàn có thể ñược và giống giữ vai trò quan trọng
trong việc giải quyết vấn ñề này (Trần Thượng Tuấn,1992).
Những thành tựu có tính chất lịch sử trong ngành trồng lúa là ñã tạo ñược hàng
loạt các giống lúa cao sản mới, ngắn ngày, kháng ñược một số sâu bệnh quan trọng,
cho năng suất cao, có phẩm chất gạo tốt, hạt dài, trong, không bạc bụng (Trần
Thượng Tuấn, 1992).
1.4 Một số quan ñiểm mới về dạng hình cây lúa năng suất cao

ðể cây lúa sống và tăng trưởng cho năng suất theo ý muốn, các nhà khoa học
căn cứ vào ñặc tính hình thể, ñặc tính chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi
với ñiều kiện canh tác ñể tìm ra một số giống lúa mới có kiểu hình thích hợp cho
năng suất cao.
Theo Matsushima (1976) mô tả cây lúa năng suất cao có 6 ñặc ñiểm nổi bật: Có
tổng số hạt cần thiết và vừa ñủ trên ñơn vị diện tích, thân thấp và có nhiều bông
nhưng bông ngắn, hai hoặc ba lá trên cùng phải ngắn dày và thẳng, giữ màu xanh
sau trổ, giữ càng nhiều lá xanh trên bông càng tốt, trổ vào lúc có thời tiết tốt suốt 40
ngày từ 15 ngày trước trổ ñến 25 ngày sau trổ (trích từ Nguyễn ðức Mẫn, 1991). Từ
những kinh nghiệm trồng lúa ñạt năng suất cao và những nhận xét về các giống lúa
ở vùng ôn ñới, người ta ñã thấy sự cần thiết phải thay ñổi “kiểu hình” của cây lúa
nhiệt ñới. Cây lúa có năng suất cao phải chín sớm, chu kỳ sinh trưởng 100-125 ngày
và không mẫn cảm với quang kỳ ánh sáng, sinh trưởng dinh dưỡng vừa phải, ñẻ
nhánh vừa phải, lá xanh ñậm và có dáng lá ñòng ñứng, thân ngắn, cứng, chống ñổ
ngã (vì ruộng lúa ñổ sớm có thể bị giảm năng suất 50-70%), có sức chống chịu sâu
bệnh, lá và vỏ trấu không có lông, hạt dễ ñập nhưng không rụng ngoài ñồng (Bùi
Huy ðáp, 1978). Theo Võ Tòng Xuân (1986) ngoài ñiều kiện ngắn ngày, không
quang cảm, có bộ lá thẳng (nhất là lá cờ) ñể ánh sáng chiếu vào 2 mặt lá, lá có màu

xanh ñậm thì cây lúa năng suất cao phải có ít nhất 3 lá còn xanh khi trổ và giữ màu
xanh cho tới khi hạt chín ñều, chiều cao trung bình 80-110 cm, lóng ngắn, cứng rạ,
bẹ ôm sát thân, chống ñổ ngã, chống sâu bệnh nhất là rầy nâu, hạt có trọng lượng
cao, dạng hạt dài, ñộ bạc bụng và tỷ lệ các cấp bạc bụng thấp, phẩm chất ngon (trích

4


từ Nguyễn ðức Mẫn, 1991). Kiểu hình cây lúa ñược ñề nghị ñể ñạt năng suất cao
giống ñó phải nhảy chồi kém, chỉ có các chồi bậc nhất mà thôi. ðiều này ñảm bảo
số hạt mẩy nhiều hơn và tạo ñiều kiện sản sinh ra chồi to, các chồi to hoặc khỏe
mạnh cho nhiều hạt mẩy hơn, tỷ lệ sức chứa/nguồn cao hơn và số hạt/bông,phần
trăm hạt chắc, diện tích lá/chồi, dung lượng sức chứa cao hơn (Choi và Kwon,
1985) (trích từ Nguyễn Ngọc ðệ, 2008). Theo Samantasinhar và Sahu (1986) không
có mối tương quan nghịch giữa số hạt/bông và số hạt mẩy, thân cây lúa phải dày ñể
có nhiều bó mạch, ít ñổ ngã, giúp bông to hơn và sự tích lũy carbohydrate tốt hơn,
bông lúa chỉ có các nhánh gié bậc nhất (trích từ Nguyễn Ngọc ðệ, 2008). Theo
Matsushima (1976) ñề nghị rằng ñể nâng cao phần trăm hạt chắc cần giảm số gié
bậc 2, giống phải có bó mạch cuống hoa lớn ñể chuyên chở các chất ñồng hóa tốt
hơn, có cỡ hạt trung bình, tính bạc bụng có tương quan với bề rộng hạt ở các giống
lúa Indica, hạt lớn có ñộ mẩy kém và thường phát triển không no ñầy (Takita, 1986)
(trích từ Nguyễn Ngọc ðệ, 2008).
Các số liệu thí nghiệm ở những giống lúa nhiệt ñới chứng minh rõ vài ñặc ñiểm
hình thái thật sự gắn liền với tiềm năng năng suất (Tanaka và ctv., 1964). Những
ñặc ñiểm hình thái ñang ñược chú ý là thân thấp cứng, lá ñứng và ñâm chồi mạnh.
Giống lúa thân thấp, cứng ñã ñược phát triển từ những năm 1960. ðáp ứng mục tiêu
thâm canh, không quang cảm, phản ứng cao với phân ñạm, năng suất cao và ổn
ñịnh. Thực tế cho thấy, với cây lúa hiện nay, năng suất của nó ñã ñạt tới tiềm năng
tối ña, cần có những cấu trúc mới ñể có thể ñột phá ñược ngưỡng nói trên (Bùi Chí
Bửu, 1998). IRRI (1986) cho rằng sự hình thành năng suất của cây là do mối quan

hệ giữa nguồn (ñạm và carbon) và sức chứa (hạt). Giải quyết tốt mối quan hệ này là
chìa khóa ñể gia tăng tiềm năng năng suất. Những năm gần ñây, IRRI ñã ñưa vào
thử nghiệm những giống lúa có kiểu hình mới có khả năng hấp thụ một cách hiệu
quả ánh sáng do sự tán xạ, ñáp ứng phân ñạm cao hơn và khả năng ñồng hóa carbon
hơn tại rễ và chồi, chống chịu khá với ñổ ngã (Kroff và ctv., 1994, Setter và ctv.,
1994).
Năng suất lúa ñược ñóng góp bởi các thành phần như: số bông/m2, số hạt
chắc/bông, và trọng lượng 1000 hạt và % hạt chắc. Một số giống lúa cho năng suất
cao ñòi hỏi phải phát huy hết các yếu tố cấu thành năng suất. Năm 1989 hình thái
cây lúa mới ñược thiết lập thông qua nguyên lý cơ bản kiểu hình cây lúa lý tưởng
cho kỹ thuật sạ thẳng (Vegara, 1980). Năm 1994 mô hình này ñược thể hiện chi tiết

5


với ñặc ñiểm cây lúa như sau: Thời gian sinh trưởng 100-130 ngày, chiều cao 90110 cm, lá ngắn, thẳng ñứng, ñẻ chồi không nhiều, rễ rất khỏe, khoảng 8 bông/bụi,
mỗi bông cho 200-250 hạt (trích từ Lê Xuân Thái, 2003).
1.5 Phương pháp chọn giống

1.5.1 Chọn vật liệu khởi ñầu
- Chọn lọc tự nhiên: Chọn những cá thể tốt từ những cánh ñồng tốt sau ñó ñem
về và loại bỏ cây lạ, giữ lại dòng tốt sau ñó ñem trắc nghiệm lại năng suất.
- Chọn lọc nhân tạo: Từ hai nguồn
+ Giống nhập từ nước ngoài: Tiến hành thí nghiệm và trắc nghiệm lại ở ñiều
kiện Việt Nam.
+ Giống trong nước: Lai tạo và tuyển chọn theo những mục ñích mong
muốn.
1.5.2 Thí nghiệm sơ khởi
Dùng 100-200 giống/dòng ñể trắc nghiệm sơ khởi. Các giống/dòng cấy từ 1-6
hàng, mỗi hàng 5 m, không lặp lại, cứ 10-20 giống/dòng cấy 1 giống/dòng ñối

chứng là giống tốt ở vùng ñó. Sau ñó tuyển chọn 30-50 giống/dòng có năng suất cao
hơn giống ñối chứng ñể trắc nghiệm hậu kỳ .
1.5.3 Trắc nghiệm hậu kỳ
Chọn những giống/dòng triển vọng nhất trong trắc nghiệm sơ khởi ñưa vào
trắc nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn 5-10 m2 ñể tăng ñộ chính
xác với 3-4 lần lặp lại. Từ kết quả trắc nghiệm hậu kỳ chọn ra 10-20 giống/dòng tốt
nhất ñưa vào sản xuất chọn giống ở diện tích lớn.
1.5.4 So sánh năng suất
Các giống/dòng lúa có nhiều triển vọng nhất chọn ñược ở lô thí nghiệm trắc
nghiệm hậu kỳ ñược ñưa vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều ñịa bàn khác
nhau. Qua nhiều vụ sẽ chọn một số giống nổi bật nhất ñưa ra khu vực hóa và sản
xuất trên một diện tích rộng lớn.
1.5.5 Chọn giống phổ biến và ñặt tên
Thí nghiệm ñược tiến hành nhiều nơi trên cả nước. Thí nghiệm ở cả 3 vụ liên
tiếp (ðông Xuân-Hè Thu-Thu ðông) với 1-2 bộ giống/dòng (do nhiều cơ quan

6


nghiên cứu phối hợp lại) ñể chọn ra giống mới. Sau ñó chọn một vài giống nổi bật
nhất ñược Bộ Nông Nghiệp công nhận, ñặt tên và phổ biến cho nông dân.

ðIỀU TRA-SƯU TẬP

LÚA HOANG
LÚA ðỊA PHƯƠNG

NGÂN HÀNG GIỐNG LÚA

BẢO QUẢN-ðÁNH GIÁ

Viện
Trường

Trạm
Trại

NHẬP NỘI

LAI TẠO-CHỌN LỌC

QUAN SÁT SƠ KHỞI

“L”

TRẮC NGHIỆM HẬU KỲ

“MTL”

SO SÁNH NĂNG SUẤT

Trên
Ruộng
Nông
Dân

THỬ NGHIỆM KHU VỰC HÓA

SẢN XUẤT ðẠI TRÀ

SẢN XUẤT THỬ


Hình 2: Sơ ñồ tổng quát tiến trình chọn tạo giống lúa của Viện NCPT – ðBSCL,
Trường ðại Học Cần Thơ

7


1.6 ðặc tính nông học và thành phần năng suất của cây lúa
1.6.1 ðặc tính nông học
- Thời gian sinh trưởng
Trong chu kỳ sống, cây lúa hoàn thành cơ bản hai giai ñoạn sinh trưởng phân
biệt kế tiếp nhau: Dinh dưỡng và sinh dục. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng
khác nhau chủ yếu là do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng,
phụ thuộc giống và ñiều kiện ngoại cảnh. ðời sống cây lúa ñược chia ra làm 3 giai
ñoạn: Giai ñoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai ñoạn sinh sản (sinh dục)
và giai ñoạn chín. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác
nhau chủ yếu là do giai ñoạn tăng trưởng này dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc ðệ,
2008).TheoYoshida (1976) các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì cây
lúa sẽ không ñủ thời gian tích lũy chất khô trong quá trình sinh trưởng dinh dưỡng
nên không cho năng suất cao ñược. ðối với các giống lúa ngắn ngày, do có thời
gian sinh trưởng ngắn nên nó cần sử dụng nhiều dinh dưỡng, năng lượng ánh sáng
mặt trời ñể tạo năng suất, do ñó phải chú ý tạo giống lúa thấp cây (Bùi Chí Bửu,
1998). Thời gian sinh trưởng do nhiều gene ñiều khiển cho nên sự phân ly có thể
xảy ra ñối với cả hai ñặc tính chín sớm và chín muộn. Những giống lúa mùa và
trung mùa kết hợp dễ dàng với các tính trạng tốt khác (Bùi Chí Bửu và ctv,1989).
Những giống lúa cực sớm kết hợp với ñặc tính năng suất cao và các ñặc tính khác
thì khó hơn nhiều.
- Chiều cao cây lúa
Theo Jennings và ctv (1979) thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết ñịnh tính
ñổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu, dễ ñổ ngã sớm làm rối nùi bộ lá, tăng hiện tượng

bóng rợp, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và các chất quang hợp làm hạt bị lép
giảm năng suất. Cây lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân
lúa sẽ cứng chắc, khó ñổ ngã ñược và ngược lại. Sự ñổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt
hại càng nhiều và năng suất càng giảm (Nguyễn Ngọc ðệ, 2008). Theo Akita
(1989) cây cao từ 90-100 cm ñược coi là lý tưởng cho năng suất. Có ít nhất 5 nhóm
gene ñiều khiển tính trạng chiều cao của cây lúa (Bùi Chí Bửu và ctv, 1992). Chiều
cao cây lúa ñược kiểm soát bởi ña gene và chịu ảnh hưởng hoạt ñộng của gene cộng
tính (Kailaimati và ctv, 1987). Thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó
sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tích lũy tốt hơn. Cải thiện hình
dạng thấp cây nhằm tạo ñiều kiện cho chúng tiêu thụ một khối lượng dinh dưỡng

8


khá lớn trong ñất ñể ñạt năng suất cao (Clackson và Hanson, 1980). Nếu thân lá
không khỏe, thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng cũng sẽ dẫn ñến ñổ
ngã, tán che khuất vào nhau dẫn ñến giảm năng suất (Vergara, 1988).
- Tỷ lệ chồi
Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở ñiều kiện ñặc biệt, một cây lúa có thể
mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không nhất thiết
phát triển thành chồi. Ở cây lúa, 10-20 chồi có ñược sinh ra trong khoảng cách trồng
hợp lý, nhưng khoảng 2-5 chồi ñược hình thành trong lúa sạ thẳng (trích dẫn bởi
Nguyễn Thành Phước, 2003). So sánh chỉ tiêu nhánh hữu hiệu với số nhánh tối ña
trên cây, những giống lúa nào ñẻ nhánh nhiều thường tỉ lệ chồi hữu hiệu thấp (Vũ
Văn Liết và ctv, 2004). Khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dưỡng và ñiều
kiện môi trường, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng ñến sự nhảy chồi. Số chồi hình thành
bông (chồi hữu hiệu) thấp hơn so với số chồi tối ña và ổn ñịnh khoảng 10 ngày
trước khi ñạt ñược số chồi tối ña. Các chồi ra sau ñó thường sẽ tự rụi ñi không cho
bông ñược do chồi nhỏ yếu không ñủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với
các chồi khác gọi là chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc ðệ, 2008).

- Chiều dài bông
Chiều dài bông là một ñặc ñiểm di truyền của giống, nó ñược tính từ ñốt cổ
bông ñến ñầu mút bông. Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối
lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2004). Setter (1994)
cho rằng chiều dài bông thay ñổi tùy giống và góp phần gia tăng năng suất. Do vậy
trong tương lai việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nửa chiều cao của thân
cây là tốt nhất (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2003).
1.6.2 Thành phần năng suất
- Số bông trên ñơn vị diện tích
Số bông/ñơn vị diện tích thường tính bằng số bông/m2 cho biết bông dày hay
thưa. Thưa quá năng suất thấp ngược lại dày quá do gieo lượng giống cao lại cho
bông tuy nhiều nhưng thường ngắn lại cộng thêm cây phát triển sum xê dễ bị sâu
bệnh và che mất ánh sáng làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời của các
tầng lá dưới, dẫn ñến việc giảm năng suất ( Nguyễn Gia Quốc, 1994). Số bông trên
ñơn vị diện tích quyết ñịnh vào giai ñoạn sinh trưởng ban ñầu của cây lúa (giai ñoạn

9


tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai ñoạn từ khi cấy ñến khoảng 10 ngày trước khi
có chồi tối ña.
Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn
là gia tăng số bông trên m2 (Bùi Chí Bửu và ctv, 1998; Nguyễn ðình Giao và ctv,
1997; Nguyễn Ngọc ðệ, 2008). Mức ñộ trội cao ñược ghi nhận rõ ràng ñối với tính
trạng số bông trên bụi ở bộ giống lúa cao sản (Nguyễn Thị Lang, 1994). Số
bông/bụi mang ñặc tính di truyền ñịnh lượng và còn chịu ảnh hưởng bởi ñiều kiện
canh tác. Số bông/bụi di truyền ñộc lập với nhiều ñặc tính quan trọng khác. ðặc tính
này biểu hiện trội hơn so với khối lượng 1000 hạt, chiều dài hạt và ñược kiểm soát
bởi tính trạng không cộng tính (Ichil và ctv., 1988).
- Số hạt trên bông

Việc tổng hợp carbohydrate ở thân lá cũng như việc vận chuyển tổng hợp
những chất khô vào hạt ñòi hỏi ưu tiên trước hết việc làm chắc hạt. Theo Yosida
(1976) muốn có sự vận chuyển tốt hơn thì bộ lá có cấu tạo dày, xanh ñậm hơn, tuổi
thọ kéo dài là một ñặc tính rất quan trọng và cần thiết (trích dẫn từ Lê Xuân Thái,
2003). Theo Nguyễn Ngọc ðệ (2008) số hat/bông tùy thuộc vào số hoa ñược phân
hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh
tác và ñiều kiện thời tiết. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt/bông từ 80-100 hạt ñối
với lúa sạ hoặc 100-120 hạt ñối với lúa cấy là tốt trong ñiều kiện ñồng bằng sông
Cửu Long. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa/bông, ñặc tính sinh lý của cây lúa và
chịu ảnh hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh. Thường số hoa/bông quá nhiều sẽ dẫn
ñến tỷ lệ hạt chắc thấp, muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải ñạt trên 80 %.
Những giống có cuống bông lớn, số mạch dẫn nhiều thì số gié cấp 1 cũng nhiều,
kích thước tiết diện ngang của các lóng gốc càng lớn thì số hoa phân hóa càng nhiều
(Nguyễn ðình Giao và ctv, 1997). Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự
(2000), hoạt ñộng của gene không cộng tính chiếm ưu thế trong sự ñiều khiển tính
trạng số hạt chắc/bông.
- Trọng lượng hạt
Trọng lượng hạt tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền. Trọng lượng hạt ñược
quyết ñịnh ngay từ thời kỳ phân hoá ñến khi lúa chín nhưng quan trọng là các thời
kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000
hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 gam. Theo Yoshida (1981) kích
thước hạt bị khống chế chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, gene ñiều khiển tính trạng

10


×