Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO sát một số đặc điểm SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của GIỐNG mía QUẾ ĐƯỜNG 11 VÙNG có đê BAO tại HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 11
VÙNG CÓ ĐÊ BAO TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP
TỈNH HẬU GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PGs. Ts NGUYỄN BẢO VỆ

TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM

THs BÙI THỊ CẨM HƯỜNG

MSSV: 3083372
LỚP: TT0811A1

Cần Thơ, 05/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o--


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 11 VÙNG CÓ ĐÊ BAO
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS NGUYỄN BẢO VỆ

THs BÙI THỊ CẨM HƯỜNG

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
--o0o—

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 11 VÙNG CÓ ĐÊ BAO
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.

Ngày….tháng….năm 2012
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức: .............................................................
Ý kiến hội đồng: ...................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------

------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM


iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Sinh viên: Trần Hoàng Ngọc Trâm

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 03/08/1990
Nơi sinh: Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ
Quê quán: Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ
Dân tộc: Kinh
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 tại trường Trung Học Phổ Thông
Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ.
Trúng tuyển vào trường Đại học Cần Thơ năm 2008, lớp Trồng Trọt khóa
34, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Ba mẹ suốt đời tận tụy hết lòng vì con, sinh con ra, chăm sóc, thương yêu và dạy
bảo con nên người, cảm ơn tất cả người thân đã động viên, giúp đỡ con trong suốt
thời gian qua.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Bảo Vệ và Cô Bùi Thị Cẩm Hường đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và
cho em những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận

văn này.
Anh Nguyễn Anh Cường đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài này.
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu, Thầy Phạm Văn Trọng Tính, cố vấn đầy nhiệt huyết vì
những đứa con Trồng Trọt 34 sẵn sàng dìu dắt chúng em qua những lúc khó khăn,
thử thách.
Quý thầy cô Bộ môn Khoa học cây trồng và khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
Tập thể lớp Trồng Trọt khóa 34 thân yêu đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

TRẦN HOÀNG NGỌC TRÂM

v


MỞ ĐẦU
Cây mía (Saccharum officinarum) là cây công nghiệp quan trọng ở vùng
nhiệt đới. Sản phẩm chính của mía là đường, loại thực phẩm rất cần thiết cho con
người, trong y dược và chế biến thực phẩm. Mía còn được xem là loại cây năng
lượng của thế kỷ 21, có tác dụng bảo vệ đất rất tốt, nhờ mía là cây rễ chùm và phát
triển mạnh trong tầng đất từ 0-60 cm. Sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng
với lá là nguồn phân hữu cơ tăng độ phì cho đất.
Ở nước ta, đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), mía là
loại cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển mạnh, có khả năng canh tác được
trên nhiều vùng đất khác nhau từ đất phù sa ven sông đến đất phèn hoặc nhiễm
mặn (Nguyễn Huy Ước, 2000a). Bên cạnh thuận lợi vừa nêu, việc canh tác mía
tại ĐBSCL nói chung và tại tỉnh Hậu Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Đó

là sự thiệt hại do mùa nước nổi, sâu đục thân trong quá trình canh tác, giá cả thị
trường không ổn định và đặc biệt là hàm lượng đường trong mía còn thấp. Quá
trình chín của mía ở ĐBSCL tùy thuộc vào tự nhiên là chính như ánh sáng, mưa
và nhiệt độ. Khi ngày ngắn dễ làm cho mía trổ cờ và dẫn đến hàm lượng đường bị
giảm. Riêng huyện Phụng Hiệp của tỉnh Hậu Giang, đây là một vùng đất thấp,
bị nhiễm phèn và thường xuyên đất bị ngập nước. Hằng năm, vùng đất này khi
thủy triều lên cao (bắt đầu từ tháng 9 kéo dài đến tháng 12 dương lịch) làm đất
trồng mía ngập nước khoảng 30-50 cm, lúc cây mía đang trong giai đoạn tăng
trưởng mạnh nhưng người dân phải tập trung thu hoạch sớm, mía non (mía chỉ
đạt 8 tháng) đã gây thiệt hại đáng kể của người trồng mía. Do đó, những năm
gần đây, một số nơi của huyện Phụng Hiệp đã sử dụng đê bao để hạn chế
những thiệt hại trên.
Tuy nhiên, khi trồng giống mía Quế đường 11 có sử dụng đê bao trong
mùa nước nổi mang lại hiệu quả như thế nào đến sự sinh trưởng và năng suất.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của giống mía Quế
đường 11 vùng có đê bao tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” nhằm
đánh giá mức độ tăng trưởng, chất lượng và năng suất của mía QĐ11 trong
mùa nước nổi có đê bao trong quá trình canh tác mía.
1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG MÍA QUẾ ĐƯỜNG 11 (QĐ 11)
Giống mía QĐ11 là giống mía do Trung Quốc lai tạo, đặc điểm hình cây
hơi xòe, thân to trung bình, phần bị che ánh sáng màu lục vàng hơi nhạt, phần
lộ ánh sáng màu tím hồng. Khả năng mọc mầm mạnh, sinh trưởng mạnh, đẻ
nhánh nhiều, phủ hàng sớm. Thời kỳ đầu và giữa sinh trưởng mạnh, thời kỳ sau
sinh trưởng chậm, khả năng đẻ gốc trung bình. Mẫn cảm với bệnh than và sâu
hại. Không trổ cờ. Năng suất cao từ 100-150 tấn/ha. Hàm lượng đường cao

khoảng 11 CCS (Viện nghiện cứu mía đường, 2005).

Hình 1.1 Giống mía QĐ11

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.2.1 Rễ mía
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), mía thuộc loại rễ chùm, rễ mọc từ
các điểm trên đai rễ của hom hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa mầm và hạt.

2


Mía trồng bằng hom khi mọc mầm có 2 loại rễ: rễ sơ sinh (rễ hom) và rễ thứ
sinh (rễ chồi - rễ vĩnh cửu).
Rễ hom: nhỏ và mọc thành chùm, nhiều xơ, sẽ nuôi chồi từ 4-6 tuần. Rễ
hom có thể sống lâu hay chết đi sau khi rễ chồi mọc một thời gian, thường
khoảng 3 tháng sau khi trồng, rễ chồi đảm nhận được việc hấp thu dinh dưỡng.
Rễ chồi: xuất phát từ các vòng rễ đầu tiên của chồi, lúc cây có ba, bốn lá thật.
Rễ chồi to, trắng, có thể phát sinh ra các rễ hút nước và dinh dưỡng.
Ẩm độ là yếu tố chính trong việc đâm rễ. Khi khí hậu quá ẩm ướt, đặc
biệt là ở các giống không rụng lá khô, các lóng trên mặt đất sẽ đâm rễ. Khi
nước ngập vườn mía, rễ ở thân sẽ đâm dài ra như các vườn mía ở Hòa Hiệp,
Bến Lức, Thủ Dầu Một. Đây là một đặc tính xấu của vài giống mía.
1.2.2 Thân mía
Thân mía hình thành bởi nhiều lóng mía hợp lại, thân mía không chỉ giữ
bộ lá mà còn là nơi dẫn nước và dinh dưỡng từ rễ tới lá và dự trữ đường nhờ quá
trình quang hợp ở bộ lá, mỗi lóng mía có những đặc điểm có thể quan sát như:
mầm, rảnh mầm, đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn, sẹo lá, vết nứt và có sự khác
biệt nhau ở từng giống (Trần Thùy, 1996).
1.2.3 Lóng

Theo Trần Văn Sỏi (2001), lóng là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có
độ dài trung bình khoảng 10-18 cm. Lóng cùng với đốt là đơn vị cơ bản cấu
thành thân mía. Tùy theo các giống khác nhau mà các lóng cũng có hình
dáng, màu sắc to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Hình dáng lóng mía rất đa dạng,
song có thể quy về sáu dạng cơ bản sau đây: hình trụ, hình trống, hình ống chỉ,
hình chóp cụt, hình chóp cụt ngược và hình cong queo.
1.2.4 Lá mía
Lá mía mọc thành hai hàng so le, đối nhau hoặc theo đường vòng trên
thân mía tùy giống, mỗi đốt có một lá. Lá mía dính vào thân ở phía dưới đai rễ,
khi lá rụng tạo thành sẹo lá hay vết lá. Lá mía có hai bộ phận chính: phiến lá và
bẹ lá. Bẹ lá ôm chặt vào thân cây. Chỗ tiếp giáp giữa bẹ lá và phiến lá thường
3


gọi là cổ lá, ở đó có đai dày, lưỡi lá và tai lá (Trần Văn Sỏi, 2001).
1.2.5 Hoa mía
Hoa mía có hình chiếc quạt mở, khi mía kết thúc thời kỳ sinh trưởng,
mầm hoa được hình thành ở điểm sinh trưởng và phát triển thành hoa, cây mía
có giống ra hoa, giống không hoặc ra hoa ít, có giống ra hoa sớm, giống ra hoa
muộn, trong sản xuất người ta thường không thích các giống mía ra hoa
(Nguyễn Huy Ước, 2000a).
1.2.6 Hạt mía
Theo Phan Gia Tân (1983), hạt mía thuộc loại hạt rất nhỏ. Sau khi thụ
phấn, hạt mía phát triển kích thước rất nhanh trong mười ngày đầu. Hạt giống
thu hoạch khoảng ba mươi ngày sau khi thụ phấn mới thực sự chín hoàn toàn.
Sau ba tháng hạt sẽ mất sức nảy mầm.
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Theo Trần Văn Sỏi (2003), chu kỳ sinh trưởng của cây mía có thể chia
làm năm giai đoạn.
1.3.1 Giai đoạn nẩy mầm

Tính từ khi đặt hom trồng cho tới lúc mía nẩy mầm thành cây con (4-5 lá
thật). Mầm mía mọc lên thành cây là nhờ vào chất dự trữ chứa trong hom và nước
trong đất, mở đầu cho hoạt động sống của cây mía. Mầm mía mọc lên thành cây
nhờ vào chất dự trữ chứa trong hom và nước trong đất, đồng thời rễ hom phát triển
cung cấp một phần thức ăn và nước cho cây con. Nẩy mầm tốt đặt cơ sở cho sự
sinh trưởng của cây con và liên quan mật thiết với số cây hữu hiệu, chiều cao,
đường kính thân và sản lượng mía khi thu hoạch. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30
ngày.
1.3.2 Giai đoạn cây con
Tính từ khi cây bắt đầu có lá thật thứ nhất tới khi phần lớn số cây trong
ruộng có 5 lá thật. Thường kéo dài từ 30 ngày. Rễ cây bắt đầu phát triển khi cây

4


có hai lá thật. Sau khi rễ cây đã phát triển mạnh thì nhiệm vụ dinh dưỡng chủ
yếu do rễ cây đảm nhiệm.
1.3.3 Giai đoạn đẻ nhánh
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 25 đến 35 ngày. Khi cây mía có 67 lá thật, một số mầm ở dưới mặt đất, trên thân cây mẹ, phát triển thành nhánh
cấp 1. Nhánh mía mang những đốt và lóng mọc sát nhau, từ đó hình thành rễ và
nhánh mới: nhánh cấp 2, nhánh cấp 3… Quá trình đẻ nhánh tiếp tục diễn ra cho
tới khi hình thành thế cân bằng giữa số thân trong một bụi với khả năng cung
cấp nước, thức ăn và ánh sáng của môi trường. Giai đoạn đẻ nhánh thường kéo
dài 3-4 tháng tùy thuộc giống mía, thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc.
1.3.4 Giai đoạn vươn lóng
Cuối giai đoạn đẻ nhánh, cây mía bước vào giai đoạn vươn lóng. Đặc
trưng của giai đoạn này là ngọn phát triển, số lá tăng thêm, bộ rễ phát triển
mạnh, thân vươn cao nhanh và chất khô tích lũy mạnh. Trên từng cây mía, đỉnh
sinh trưởng phân hóa thành những đốt và lóng kế tiếp nhau, thân dài ra đồng
thời lá phát triển. Bộ lá trong thời kỳ vươn lóng gồm khoảng 10 lá xanh phát

triển hoàn chỉnh nhưng trên ngọn vẫn còn 7 lá non cuộn tròn chuẩn bị thay thế
cho những lá già chuẩn bị khô đi. Trong giai đoạn này cây mía sinh trưởng
nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt từ 10cm/tháng – 50 cm/tháng. Giai
đoạn này kéo dài từ 7-9 tháng, những tháng vươn lóng mạnh nhất có thể đạt tới
60-80 cm/tháng.
Giữa chiều cao cây và đường kính thân cây có mối tương quan chặt chẽ
nên có thể lấy tốc độ vươn cao (tốc độ tăng trưởng hàng tháng) để biểu thị tốc
độ tăng trưởng thể tích của cây (quyết định trọng lượng của cây) trong giai
đoạn vươn lóng. Theo Smith và ctv. (2005) & Inman-Bamber (2005), sự phát
triển của cây mía thể hiện qua sự tăng sinh khối bởi sự tích lũy dinh dưỡng và
vươn dài của tế bào. Sự cung cấp N cho cây trồng có ý nghĩa để làm tăng sinh
khối này. Bên cạnh đó sự vươn dài lóng của mía cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố
nước và nhiệt độ.

5


1.3.5 Giai đoạn chín công nghiệp
Chín công nghiệp là khi hàm lượng đường trong cây mía đạt mức thích hợp để
thu hoạch ép mía. Khi cây đang sinh trưởng mạnh, hàm lượng đường sucrose
trong cây thấp, nhưng vào cuối giai đoạn vươn lóng cây sinh trưởng chậm lại,
phần lớn các sản phẩm đồng hóa do bộ lá tạo thành chuyển sang dạng đường
dự trữ và làm cho hàm lượng đường trong thân tăng lên nhanh chóng. Quá trình
tích lũy đường trong thân mía diễn ra từ dưới gốc lên ngọn, lần lượt từ lóng này
đến lóng khác, lóng dưới chín trước lóng trên. Lúc mía sắp chín tốc độ tăng
hàm lượng đường ở những lóng phía trên diễn ra nhanh hơn, do đó ngọn đuổi
kịp gốc. Khi hàm lượng đường của phần thân ngọn tương đương với phần thân
gốc là mía đạt độ chín công nghiệp.
1.3.5.1 Tuổi mía thu hoạch
Theo Trần Văn Sỏi (2001), thu hoạch sớm hơn hoặc muộn hơn thời

điểm của mía chín đều dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp. Khi mía được 12 tháng
tuổi và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như khô và rét thì hàm lượng trong thân
đạt mức tối đa và chủ yếu là đường kết tinh còn đường khử giảm xuống mức tối
thiểu (từ 0,3-0,9%). Lúc này mía đã chín công nghiệp, hàm lượng đường giữa
gốc và ngọn bằng nhau. Tùy giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật bón phân mà
mía có thể chín công nghiệp trước 12 tháng hoặc sau 12 tháng. Nhưng cùng một
thời vụ trồng giống nhau thì giống mía chín sớm có thể chín trước giống mía
chín muộn từ 10-20 ngày.
1.3.5.2 Năng suất
Mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn. Một hecta mía trong
vòng một năm có thể cho khối lượng 70, 80 đến trên 90 tấn mía cây (Nguyễn
Huy Ước, 2001). Theo Hứa Thanh Xuân (2008), năng suất mía trung bình của ở
3 huyện của Sóc Trăng đạt 112,7 tấn/ha. Một số giống mía được trồng phổ
biến có năng suất cao ở Cù Lao Dung như QĐ11 đạt 106,3 tấn/ha, ROC16 đạt
107,7 tấn/ha, ROC 12 đạt 117,6 tấn/ha, VĐ86-368 đạt 107,7 tấn/ha và một số
giống khác như: VĐ93-159, CR74-250 cũng cho năng suất trên 100 tấn/ha.

6


1.3.5.3 Hiện tượng trổ cờ
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), mía thuộc nhóm cây đoản quang kỳ.
Vào thời điểm ngày ngắn sẽ có hiện tượng trổ cờ. Những giống mía trổ cờ, năng
suất có thể bị giảm 25%.
Ở Việt Nam, thời gian trổ cờ của mía phụ thuộc vào vĩ tuyến: Nam Bộ, mía
ra hoa vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10; ở Trung Bộ vào cuối tháng 11và đầu
tháng 12; tức là các tháng có ngày ngắn trong năm. Ngoài ra, mía trổ cờ cờ còn do
các nguyên nhân như: ẩm độ, nhiệt độ, giống.
1.3.5.4 Chữ đường CCS
Theo Nguyễn Minh Chơn và ctv. (2009), việc ước lượng chữ đường còn

được thực hiện nhanh chóng thông qua việc đo độ Brix ngoài đồng, do độ Brix
tương quan thuận với với hàm lượng đường (CCS), thể hiện tổng chất rắn hòa
tan trong dung dịch nước mía và cũng phản ánh hàm lượng đường tích lũy
trong cây mía tích lũy 1 cách tương đối với công thức:
CCS = (Brix%* 0,66) – 3,5
thì ruộng mía 7 tháng tuổi có độ Brix là 16,3 thì lúc này chữ đường của mía đạt
7,3 CCS.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), chất lượng của mía luôn thay đổi
theo các yếu tố: tuổi mía, mía đủ 12 tháng tuổi thì chất lương cao hơn, mía
càng non hoặc quá già thì chất lượng càng thấp. Thời gian bảo quản sau thu
hoạch cũng ảnh hưởng đến chất lượng mía; mía sau khi thu hoạch phải chế
biến trong vòng 24 giờ, trung bình sau khi chặt, cứ mỗi ngày lượng đường kết
tinh giảm đi 0,21%, cá biệt có giống giảm đến 0,57%. Tiếp theo là chế độ phân
bón như thừa đạm hoặc là kết thúc bón đạm quá muộn đều làm giảm chất lượng
mía, bón lân, kali quá ít không cân đối với đạm cũng dẫn đến chất lượng kém,
bón cân đối giữa N, P, K và kết thúc đúng lúc chất lượng mía sẽ đạt cao nhất.
Chỉ số CCS đầu vụ còn thấp chỉ dao động từ 8,49-9,88% (tiêu chuẩn nghành là
>10 CCS); còn chỉ số CCS giữa vụ phải trên 12%; chỉ có chỉ số CCS cuối vụ

7


dao động từ 10,7-11,4% là tương đối đạt tiêu chuẩn (>11 CCS), (Viện
nghiên cứu mía đường, 2005).
1.4 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1.4.1 Nhiệt độ
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), nhiệt độ bình quân thích hợp nhất
cho sinh trưởng và phát triển cây mía là 25-35 oC. Nhiệt độ thấp hơn 20oC và
cao hơn 35oC làm mái sinh trưởng chậm, dưới 10oC và cao hơn 40 oC mái sẽ
ngừng phát triển. Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005), thời kỳ mía chín cần

nhiệt độ dưới 20 oC và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn giúp quá trình
chuyển hóa và tích lũy đường thuận lợi. Thời điểm tích lũy đường cây mía cần
nhiệt độ từ 14-25 oC.
1.4.2 Ánh sáng
Theo Trần Thùy (1996), trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía
cần cường độ ánh sáng mạnh, thiếu ánh sáng mía phát triển yếu, nhóng cao, hàm
lượng đường thấp, dễ bị sâu bệnh, trong một chu kỳ sinh trưởng cây mía cần từ
2.000-3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu từ 1.200 giờ trở lên.
1.4.3 Lượng nước và ẩm độ đất
Theo Nguyễn Huy Ước (2000a), mặc dù là cây trồng cạn nhưng mía
rất cần nước, trọng lượng thân cây mía chứa trên 70% khối lượng là nước.
Ngược lại, mía là cây rất sợ nước, ở những vùng đất bị ngập úng và khả năng
thoát nước kém, cây mía sinh trưởng và phát triển khó khăn. Nếu bị ngập nước
quá 24 giờ, bộ rễ bắt đầu bị ảnh hưởng, ngập nước quá 48 giờ một số lông hút bị
chết dần, mía càng nhỏ khả năng chịu ngập úng càng kém (Trần Văn Sỏi, 2001).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), mía trồng cần lượng mưa từ 1.500-2.000
mm/năm và phân bố hợp lý trong năm: mùa khô lượng mưa cần khoảng 30%,
mùa mưa cần khoảng 70% tổng lượng mưa. Ẩm độ tối ưu khoảng 65-80% cho
thời kỳ sinh trưởng và 50-65% ở thời kỳ mía chín.

8


1.4.4 Gió
Theo Bùi Hiếu và Lê Thị Nguyên (2004), cây mía sợ gió mạnh và khô.
Gió bão làm cây đỗ dần đến giảm năng suất, phẩm chất mía và công thu hoạch
cũng tăng thêm.
1.4.5 Đất
Mía là cây không kén đất, cho nên mía có thể được trồng trong môi
trường đất từ chua đến kiềm, độ pH từ 4-9 (Trần Văn Sỏi, 2001). Độ pH thích

hợp cho mía phát triển tốt từ 5,5-7,5. Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), đất
thích hợp để trồng mía là đất phù sa các loại, đất có nguồn gốc núi lửa. Thành
phần đất từ cát pha đến cát thịt, sét, có kết cấu tơi xốp, thoát nước nhưng có
khả năng giữ nước tốt. Tầng đất dày lớn hơn 70 cm, mực nước ngầm cao hơn
1,8 m và độ pH thích hợp từ 6-8. Ở Việt Nam, cây mía được trồng tập trung trên
các vùng đất như: đất phù sa mới, xám, đỏ vàng, nâu đỏ, bạc màu, đất có nguồn
gốc núi lửa, cát, cát pha ven biển.
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHÍN CỦA MÍA
1.5.1 Ảnh hưởng của khí hậu
Các yếu tố khí hậu thường giúp cho cây mía phát triển tốt trong giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng và có một ảnh hưởng nhất định trên quá trình chín. Nhiều nghiên
cứu cho thấy phần trăm (%) sucrose trong thân tương quan nghịch có ý nghĩa với số lá,
tổng diện tích và trọng lượng chất khô của lá xanh. Vì vậy, việc làm giảm diện tích các
lá tươi rất có ý nghĩa trong việc làm tăng hàm lượng chất khô, đặc biệt là hàm lượng
đường trong thân lúc thu hoạch (Humbert, 1968).
 Nhiệt độ
Nhiệt độ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chín. Nhiệt độ
thấp có lẽ là yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến quá trình chín của cây mía. Khi mùa
vụ thay đổi, một giai đoạn kéo dài của thời tiết lạnh làm chậm sự phát triển và
làm tăng hàm lượng đường ngay cả khi cây trồng được cung cấp dư đạm và ẩm
độ đất cao (Humbert, 1968). Tác giả ghi nhận, trên vùng đất hữu cơ của Florida
(Mỹ) được tưới nước đầy đủ, trong những tháng nhiệt độ xuống thấp thì mía
9


mau chín. Khi thời tiết ấm áp, mía tiếp tục phát triển nhanh chóng, sự đường
khử gia tăng và giảm dần phần trăm đường trong thân. Thật vậy, những ảnh
hưởng của nhiệt độ thấp trên sự hấp thu dinh dưỡng. Sự hấp thu dinh dưỡng
giảm dẫn đến sự tăng trưởng dinh dưỡng bị giảm. Sự sinh trưởng giảm bớt thì
hầu hết đường tạo ra sẽ được tích lũy.

Ulrich (1955), quan sát trên củ cải đường cũng tìm thấy những ảnh
hưởng tương tự của nhiệt độ để chi phối điều khiển sự chín. Nghiên cứu của
ông cho thấy, rễ điều khiển sự dự trữ sucrose từ sự dư thừa đường dùng cho
quá trình phát triển và hô hấp. Sự phát triển của rễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu khi
cây trồng gần đến thu hoạch. Sucrose tích lũy vào rễ củ cải đường biểu hiện
những ảnh hưởng tương tác giữa nhiệt độ trên kích thước rễ và nồng độ
sucrose. Thời tiết lạnh thường làm cho sự tích lũy sucrose trong thân cao và
nóng thì ngược lại làm cho sự tích lũy sucrose thấp. Thời tiết nóng sớm thì gần
như không tổn hại bằng thời tiết nóng vào giai đoạn cuối trong mùa vụ.
 Ẩm độ đất
Ârm độ đất đóng một vai trò quan trọng trên sự sinh trưởng và chín của
mía. Khi nhiệt độ thay đổi không quan trọng thì ẩm độ và đạm là hai yếu tố gây
ra ảnh hưởng chính. Kiểm soát nhiệt độ là điều then chốt để thúc đẩy cho quá
trình chín thành công. Ở Hawaii, những vùng đất được tưới nước sử dụng
lượng đạm trung bình 112,5 kg/ha (Humbert, 1960).
Việc thay đổi ẩm độ đất thông qua vũ lượng mưa và nước tưới trên
những cây trồng chín dưới ảnh hưởng của điều kiện khô ráo, khi không có
những nhân tố gây chín khác, gây ra sự sinh trưởng trở lại và giảm chất lượng
mía. Đây là lý do tại sao cây mía trên những vùng đất không tưới nước phải
tránh bón đạm trong giai đoạn chín trước khi thu hoạch. Ở những vùng đất
tưới, ẩm độ được kiểm soát, lượng đạm dư thì không gây ảnh hưởng nào lên sự
phát triển chậm của cây mía và chuyển đổi đường thành sucrose bằng quản lý
tưới tiêu hợp lý (Humbert, 1968). Ẩm độ được cho là một nhân tố cực kỳ quan
trọng trên quá trình thuần thục tự nhiên ở vùng nhiệt đới ướt và khô, hoặc nơi
mà việc gây chín được điều khiển cùng một lúc. Trong mối quan hệ giữa ẩm độ
10


và cây mía, ẩm độ là nhân tố quan trọng trên sự tổng hợp và vận chuyển đường
(Clement và ctv. 1942).

1.5.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Sự sinh trưởng của cây trồng gắn bó mật thiết đối với dinh dưỡng. Ảnh
hưỡng của dinh dưỡng trên quá trình chín thì khác nhau. Đạm khi áp dụng quá
mức làm ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng nước. Đòi hỏi của một giống dưới khả
năng hấp thu của đất và điều kiện khí hậu phải được xác định rõ ràng để đảm bảo
điều kiện tốt nhất cho mía đạt được chất lượng thích hợp. Lân, khi thiếu lân, cải
tiến chất lượng và dẫn đến kết quả là khôi phục hàm lượng sucrose ở mức cao.
Kali đặc biệt quan trọng trong giai đoạn cuối của sự phát triển. Để chất lượng mía
tốt nhất cần phải cân bằng dinh dưỡng với kali (Honig, 1950; Humbert & Silva,
1954 được trích dẫn bởi Humbert, 1968).
 Đạm
Đạm có ảnh hưởng lớn nhất trên quá trình chín của mía hơn những
nguyên tố dinh dưỡng khác. Cây sẽ tích lũy một lượng lớn sucrose khi đạm
không được bón vào từ 6 - 8 tuần trước khi thu hoạch. Mặc dù sự thiếu đạm
vào cuối mùa vụ có thể kích thích cải thiện độ chín của mía nhưng điều này thì
không thể xảy ra trên những vùng đất nhiều hữu cơ (Humbert, 1968). Theo
Rainbolt và ctv. (1991), quá trình chín tự nhiên thường bị giới hạn trước khi thu
hoạch ở Florida (Mỹ) bởi vì ẩm độ đất cao, nhiệt độ ấm và đặc biệt là lượng
lớn đạm hữu dụng cho cây. Theo Colmet và ctv. (1965), đạm gia tăng cả trên
năng suất mía cây và năng suất đường khi thiếu nặng trong giai đoạn trước khi
thu hoạch, sự áp dụng bổ sung làm cho năng suất mía cây trên ha đạt gần tối đa
nhưng có khuynh hướng làm giảm năng suất đường ngay cả khi trọng lượng
mía cây cao. Ulrich (1954), cho rằng hàm lượng đạm cao thường liên quan đến
sự sinh trưởng quá mức, làm ảnh hưởng đến quá trình chín (được trích dẫn bởi
Humbert, 1968). Cũng theo ông thì Bouillenne và ctv. (1940), Ulrich (1955),
Ulrich (1961) và Ulrich (1954), nghiên cứu về quá trình chín trên củ cải đường
cho thấy sự sinh trưởng và tích lũy đường diễn ra cùng với nhau (được trích
dẫn bởi Humbert, 1968). Ulrich (1954), còn cho rằng sự gia tăng sucrose chỉ
11



được quan sát dưới điều kiện thiếu đạm. Trong những nghiên cứu tiếp theo trên
sự thiếu đạm và nhiệt độ ban đêm thấp làm gia tăng tích lũy sucrose, tác giả đã
giải thích như sau: do tốc độ sử dụng đường cho quá trình tạo những tế bào mới
và việc sử dụng những chất quang tổng hợp của những tế bào đó thấp.
Humbert (1968), đã ghi nhận sự dư thừa đạm trên củ cải đường cũng
giống trên cây mía. Kết quả là làm chậm sự chín và hàm lượng sucrose thấp.
Gregory (1937), báo cáo rằng tỉ lệ rất cao sucrose từ việc khử đường tự do
trong điều kiện thiếu đạm trong giai đoạn trước khi thu hoạch trên lúa mì, một
tỉ lệ rất thấp với sự thiếu kali và ở mức độ trung bình với lân. Những ảnh
hưởng đó có ý nghĩa thống kê cao. Tác giả còn cho rằng lượng đường liên quan
đến sự đồng hóa carbon, vận chuyển, sinh tổng hợp protein và hô hấp.
 Lân
Theo Humbert (1968), có từ 7 - 13% những thí nghiệm về phân lân được
thực hiện ở Hawaii (Mỹ) (từ năm 1940 đến 1954) đã cải thiện một cách có ý
nghĩa trên chất lượng mía. Vì lân là thành phần cấu tạo của acid nucleic và
nhân, là một phần cần thiết của tế bào sống, nên khi thiếu dẫn đến sinh trưởng
bị hạn chế. Lân liên quan đến quá trình chín của nhiều loại cây trồng (Humber
(1968) trích dẫn từ Wallace, 1951). Những hợp chất có lân có quan hệ với chu
trình hô hấp, khả năng thực hiện chức năng có hiệu quả và sử dụng đạm. Nó
dẫn đến hàm lượng lân trong thân mía có ảnh hưởng đến vấn đề chín. Cũng
theo Hoffer (1941, được trích dẫn bởi Humbert, 1968) cho rằng khi cây bắp đạt
đến gần chín thì trở nên rất cần lân, hạt đang phát triển sẽ tích lũy nguyên tố
này từ những mô trưởng thành khác.
 Kali
Năng suất và chất lượng liên kết chặt với dinh dưỡng kali. Một sự cân
bằng phân bón giữa đạm và kali có thể làm cho năng suất và chất lượng được
nâng cao lên. Theo Hoagl (1944) sự tổng hợp carbohydrate giảm và sự trao đổi
bị ức chế dưới điều kiện thiếu kali. Vì vậy, sự cân bằng dinh dưỡng vô cơ trong
thân mía mới là điều cần thiết để kiểm soát và tác động đến sự sinh tổng hợp và


12


vận chuyển đường. Humbert (1968) cho thấy, ở những cánh đồng có năng suất
thấp hơn 17,5 tấn/ha có hàm lượng đạm cao, hàm lượng kali thấp trầm trọng
trong điều kiện ẩm độ cao dẫn đến hàm lượng sucrose giảm thấp, năng suất
đường trên tấn mía cây thấp. Ngược lại, những cánh đồng khác có lượng đạm
và kali trung bình, việc khử đường thấp hơn, sucrose cao hơn và chất lượng
mía được cải thiện.
Gregory & Baptiste (1936), chứng minh rằng tỷ lệ sucrose từ sự khử
đường giảm thấp do sự thiếu lân. Samuels (1955), cho rằng sự thiếu kali gây ra
sự giảm có ý nghĩa trên đường hòa tan trong nước và cây mía, độ pol
(polarization), brix (được trích dẫn bởi Humbert, 1968).
1.5.3 Ảnh hưởng của những chất gây chín
CCS (commercial cane sugar) thấp ở giai đoạn thu hoạch làm giảm lợi
nhuận của người trồng mía và ngành công nghiệp đường. Vì vậy, những chất
gây chín trên mía đã được nghiên cứu từ những năm 1920. Nó thúc đẩy quá
trình chín của cây, nâng cao khả năng tích lũy đường trong thân cao nhất và ức
chế sự phát triển của mô phân sinh đỉnh. Có lẽ, điều này cho phép năng lượng
được sử dụng cho sự phát triển sinh dưỡng chuyển sang tổng hợp và tồn trữ
sucrose. Hoạt tính của những chất gây chín thay đổi nhiều. Những nhân tố quan
trọng cần được quan tâm là giống, khí hậu (nhiệt độ và ẩm độ) và thời gian xử
lý (Gilbert và ctv. 2004).
Quá trình chín thông thường là sự thay đổi cân bằng trao đổi bên trong
cây. Nó không phải là một quá trình không thể thay đổi. Bón phân đạm, ngưng
tưới nước muộn có thể phục hồi lại quá trình sinh trưởng dinh dưỡng. Sự chín
và năng suất đạt cao nhất là kết quả từ sự tăng trưởng mạnh nhất trong suốt giai
đoạn sinh dưỡng. Khi hoạt động tăng trưởng bị gián đoạn thì sự biến đổi đường
thành sucrose và đi vào cơ quan lưu trữ (Humbert, 1986). Vấn đề chín có thể

được giải quyết bằng cách áp dụng những hóa chất, được biết như là những
chất gây chín. Từ những năm 1940 đã có nhiều thí nghiệm trên khắp thế giới sử
dụng hóa chất để gia tăng hàm lượng đường.

13


Theo Vlitos & Lawrie (1967), những chất làm chín là những chất có khả
năng ức chế hô hấp, sinh trưởng và có thể gia tăng tích lũy sucrose. Phân loại
những hóa chất đó vào những nhóm sau: chất làm rụng lá, làm khô, kích thích
tăng trưởng thực vật và những chất ức chế enzyme. Những chất làm khô và rụng
lá làm cho lá bị khô và do đó dễ đốt hơn, giảm lượng bã mía trong công nghiệp và
cải thiện hàm lượng đường. Những chất kích thích tăng trưởng tác động lên sự
chín bằng sự ức chế trực tiếp lên sự tăng trưởng, hoặc chúng có thể tác động gián
tiếp thông qua ức chế enzyme kiểm soát sự tích lũy đường. Những chất ức chế
enzyme có thể trì hoãn hoặc ức chế sự biến đổi sucrose thành đường cung cấp
năng lượng cho sự tăng trưởng sinh dưỡng tiếp tục.
Hiện nay những chất đó trở thành một phần không thể thiếu của các
nông trại trên nhiều nước. Ethrel, Fusilade Super (fluazifop) và Gallant Super
(haloxyfop) được đăng ký sử dụng ở Nam Phi và Guyana. N(phosphonomethyl) glycine ở Hawaii (Mỹ), Maurius, Florida (Mỹ), Louisiana
(Úc) và nhiều nước khác. Moddus (trinexapac ethyl) được sử dụng rộng rãi ở
Brazil. Ethrel, Roundup (N-(phosphonomethyl) glycine), Fusilade super
(fluazifop) và Gallant Super (haloxyfop) ở Úc (Morgan và ctv.,1999 được trích
dẫn bởi Legende và ctv. 2002). Ở Budaberg, Australia, sử dụng N(phosphonomethyl) glycine trên cả vụ sớm và vụ muộn cho thấy một sự gia
tăng CCS từ 1,5 đến 1,76 đơn vị. Ở Mackay, ethrel được thử vào tháng thứ tám
sau khi trồng đã làm gia tăng khoảng 1,7 và 1,1 đơn vị so với đối chứng ở 41
và 55 ngày sau khi phun (McDonald và ctv. 2000, trích dẫn từ Chapman &
Kingston, 1977; Kingston và ctv. 1978).
Ở Nam Phi, Rostron (1985), đã cho thấy N-(phosphonomethyl) glycine
và ethrel có tác dụng gia tăng hàm lượng đường và năng suất đường trên giống

NCO376. Ethrel được xác định là có khả năng đáp ứng tốt trên nhiều giống hơn
N-(phosphonomethyl) glycine. Nồng độ thích hợp của Ethrel cho những giống
khác nhau và thời gian thu hoạch sau khi phun đã được xác định và giới thiệu
cho nông dân. Tác giả cũng cho rằng sử dụng kết hợp những chất khác với
Ethrel có hiệu quả hơn sử dụng đơn lẻ.

14


1.6 ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP NƯỚC ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
1.6.1 Các quá trình xảy ra trong đất ngập nước
1.6.1.1 Quá trình thay đổi về vật lý
Đất khi bị ngập các khoảng trống của đất chiếm đầy nước nên sự trao
đổi khí giữa đất và không khí giảm đi rất nhanh. Tùy thuộc vào nhiệt độ và tỷ
số hô hấp trong đất mà oxy giảm nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày, đất trở nên
kỵ khí (Jackson & Drew, 1984). Ota và ctv. (1981), cho rằng oxy hòa lẫn trên
mặt nước khuếch tán và thẩm thấu vào đất, do đó oxy nhờ thẩm thấu qua nước
cung cấp cho vùng rễ bị hạn chế rất lớn.
1.6.1.2 Quá trình biến đổi về hóa lý đất
Một trong những biểu hiện của quá trình hóa học đất ngập nước rõ rệt là
quá trình khử:
Fe3+ + e-

Fe2+

Mn4+ + 2 e-

Mn2+


SO4- + 8 e-

S2-

Các sản phẩm Fe2+, Mn 2+, S2- ở nồng độ thấp không gây độc cho cây nhưng
nồng độ cao sẽ gây ngộ độc cho cây trồng (Jackson & Drew, 1984).
Sự giảm oxy sẽ tạo ra sự phân giải kỵ khí của các chất hữu cơ và quá
trình khử oxygen của các chất. Đất ngập nước sản sinh sản phẩm của sự phân
giải chất hữu cơ, CH4, H2, CO2,và H2S,... (Ponnamperuma, 1964).
1.6.2 Các quá trình biến đổi của cây khi bị ngập nước
Sự thiếu oxy trong đất ngập nước là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực
tiếp đến bộ rễ cây trồng từ đó làm thay đổi toàn bộ quá trình biến dưỡng của
cây.

15


1.6.2.1 Quá trình quang hợp
Quang hợp là chuỗi phản ứng về biến đổi năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học mà tế bào có thể sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ, CO2 của
khí quyển thành đường.
Trong tế bào lá cây, lục lạp là bào quan chuyên hóa sự quang hợp, là nhà máy
biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Tsukarahara và
Kozlowski (1986), đa số cây khi bị ngập thì khẩu đóng lại nên giới hạn trao đổi
khí qua con đường khí khẩu của lá. Khẩu lá đóng lại làm lá không thể hấp thu
CO2 từ khí quyển để quang hợp. Một số loài có khả năng chịu ngập thì khẩu lá
không đóng lại (Jackson, 1994). Rễ cây thiếu oxy sẽ hô hấp kỵ khí tạo ra rất ít
năng lượng để duy trì cơ chế hấp thụ của rễ. Ngoài ra chính ethylene hình
thành trong cây dẫn đến sự thành lập enzyme chlorophyllase, enzyme này phân
hủy cấu trúc diệp lục tố làm mất màu xanh, làm giảm khả năng quang hợp của

lá (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1998). Ota (1981), thành phần dinh dưỡng vô cơ
giảm cũng là nhân tố hạn chế chức năng quang hợp của lá. Nhiều ghi nhận cho
thấy mức độ quang hợp của cây bị giảm ngay khi bắt đầu ngập, sau vài ngày
ngập mức độ quang hợp thay đổi tùy thuộc vào khả năng chịu ngập của cây.
1.6.2.2 Quá trình hô hấp
Hô hấp là một loạt các phản ứng hóa học bắt đầu bằng sự phân giải
đường và kết thúc bằng sự thải CO2 và H2O. Hàng chục phản ứng sở dĩ xảy ra
được là do trong tế bào chủ yếu là trong ty thể có những chất protein phức tạp
gọi là men xúc tác, các quá trình oxy hóa khử tạo ra nhiều chất trung gian để
tổng hợp chất hữu cơ như chất béo, protein, ... (Đào Thế Tuấn, 1978).
Đối với đất ngập nước, oxy ở rễ cây thiếu nghiêm trọng, nếu cây có khả năng
vận chuyển oxy từ trên xuống thì cây vẫn hô hấp bình thường (Jackson &
Drew, 1984), sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O. Nếu khả năng vận chuyển
oxygen xuống ở đất ngập bị hạn chế, rễ cây hô hấp trong điều kiện kỵ khí, sản
phẩm tạo thành là ethanol hoặc acid lactic. Ethanol là độc tố đối với tế bào thực

16


vật ngay cả ở hàm lượng nhỏ nên một số cây có khả năng chống chịu với môi
trường ngập thì ethanol thường bị đẩy ra khỏi tế bào rễ vào môi trường nước
xung quanh (Nguyễn Văn Uyển, 1997). Năng lượng tạo ra trong quá trình hô
hấp được thu giữ dưới dạng Adenosine Triphosphat (ATP), ATP được dùng
trong nhiều quá trình như sinh tổng hợp, các loạt hoạt động trong tế bào (hấp
thụ, vận chuyển, phân phối, ...). Hole và ctv. (1992), năng lượng tạo ra từ 1 mol
đường hexose trong điều kiện hiếu khí là 36 ATP, còn trong điều kiện kỵ khí
chỉ có 2 ATP. Do ATP tổng hợp được trong điều kiện kỵ khí rất thấp nên ảnh
hưởng rất lớn đến biến dưỡng cây trồng, thậm chí đinh trệ mọi hoạt động của
cây.
1.6.2.3 Khả năng hấp thu dinh dưỡng của rễ

Rễ là cơ quan dinh dưỡng của cây, giúp cho cây đứng vững, hút nước và
chất khoáng cho cây trồng. Trong điều kiện ngập, các tổ chức màng mỏng bên
trong rễ tách rời tạo thành những khoang khí lớn, các khoang khí này được
hình thành ngay sau khi nguyên sinh chất trong một nhóm tế bào bị hủy và
chết. Khi tế bào chất bị hư hại, mất tính căng, tính thấm của tế bào giảm, tế bào
nhăn nheo và co lại (Ponnamperuma, 1964). Rễ hấp thu chủ động giảm đến lúc
hoàn toàn không có nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến dưỡng của cây.
Rễ bị tổn thương và hô hấp trong môi trường kỵ khí do sự tích lũy độc tố. Một
số loài đáp ứng lại với sự ngập úng bằng cách mọc ra nhiều rễ phụ gần mặt
nước hay thành lập mô khí để lấy oxy cung cấp cho rễ hô hấp, tạo nhiều năng
lượng cho hoạt động tồn tại của cây (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1998).

17


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm
- Địa điểm: thực hiện tại vùng nguyên liệu mía của Thị trấn Cây Dương, huyện Phụng
Hiệp, Tỉnh Hậu Giang (Hình 2.1).
- Thời gian khảo sát: đề tài khảo sát được thực hiện từ đầu tháng 9/2010 đến cuối
tháng 11/2010.

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm khảo sát tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

2.1.2 Vật liệu
- Đặc điểm giống mía QĐ11: lá to trung bình, thẳng và mỏng; bẹ lá màu đỏ tím,
không lông; thân to có màu tím mốc khi già, có phủ một sáp mỏng, lóng hình trụ. Nẩy

mầm mạnh và đẻ nhánh nhiều, thích nghi với vùng đất phèn, chịu ngập nước; mía dễ
bị sâu đục thân tấn công; giống mía chín trung bình; năng suất đạt trên 150 tấn/ha; chữ
đường đạt 11 CCS. Giống mía khảo sát đang sinh trưởng được 9 tháng.

18


- Đất mía không ngập nước: thực hiện bằng cách sử dụng máy bơm nước để giữ mực
thủy cấp thấp hơn so với mặt liếp dao động khoảng 25 cm đến 50 cm.
- Các dụng cụ đo: thước dây; thước kẹp; chiết quang kế hiệu Atago (Nhật) để đo độ
brix (%); cân kỹ thuật OHAUS CS 5000 (5.000 +/- 2g) để cân trọng lượng mẫu, tủ
sấy, pH kế hiệu ORION (USD), dao thái, bình tam giác, và một số dụng cụ đựng
mẫu,…

Hình 2.2 Máy đo pH kê hiệu ORION (USD) tại phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học
cây trồng.

2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
2.2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện gồm nội dung khảo sát một số đặc tính sinh trưởng và năng suất
của giống mía Quế đường 11 (QĐ11) vùng có đê bao tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang.
- Phương pháp khảo sát:
+ Chọn ngẫu nhiên 20 điểm trồng mía có bờ bao trong mùa nước nổi tại vùng
mía Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang để khảo sát đánh giá mức độ sinh trưởng và năng suất
cây mía.
+ Dùng máy bơm nước để giữ mực nước thấp so với mặt liếp từ 25 cm đến 60
cm.

19



×