Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KHẢO sát sự HÌNH THÀNH mầm HOA THEO sự PHÁT TRIỂN CHỒI ở MAI VÀNG ẢNH HƯỞNG GIBBERELLIC ACID lên sự nở HOA TRÊN MAI GIẢO và ẢNH HƯỞNG của THIOUREA lên sự RỤNG lá của MAI VÀNG, MAI GIẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN ĐẠI

KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH MẦM HOA THEO SỰ
PHÁT TRIỂN CHỒI Ở MAI VÀNG (Ochna integerrima).
ẢNH HƯỞNG GIBBERELLIC ACID (GA3) LÊN SỰ
NỞ HOA TRÊN MAI GIẢO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THIOUREA LÊN SỰ RỤNG LÁ
MAIThơ
VÀNG,
Trung tâm Học LiệuCỦA
ĐH Cần
@ TàiMAI
liệu GIẢO.
học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN VĂN ĐẠI

KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH MẦM HOA THEO SỰ
PHÁT TRIỂN CHỒI Ở MAI VÀNG (Ochna integerrima).
ẢNH HƯỞNG GIBBERELLIC ACID (GA3) LÊN SỰ


NỞ HOA TRÊN MAI GIẢO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦAĐH
THIOUREA
SỰ RỤNG
Trung tâm Học Liệu
Cần Thơ @LÊN
Tài liệu
học tậpLÁ
và nghiên cứu
CỦA MAI VÀNG, MAI GIẢO.

Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Văn Hâu

Cần Thơ 2008
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn kỹ sư Trồng trọt

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH MẦM HOA THEO SỰ
PHÁT TRIỂN CHỒI Ở MAI VÀNG (Ochna integerrima).
ẢNH HƯỞNG GIBBERELLIC ACID (GA3) LÊN SỰ
NỞ HOA TRÊN MAI GIẢO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA THIOUREA LÊN SỰ RỤNG LÁ

CỦA MAI VÀNG, MAI GIẢO.
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Do sinh viên Nguyễn văn Đại thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần thơ, ngày.......tháng…….năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Trần Văn Hâu

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn kỹ sư nông nghiệp với đề
tài:
“KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH MẦM HOA THEO SỰ PHÁT TRIỂN CHỒI
Ở MAI VÀNG (Ochna integerrima). ẢNH HƯỞNG GIBBERELLIC ACID (GA3)
LÊN SỰ NỞ HOA TRÊN MAI GIẢO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIOUREA LÊN
SỰ RỤNG LÁ CỦA MAI VÀNG, MAI GIẢO.“
Do sinh viên Nguyễn Văn Đại thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ............................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức ..............................................

Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2008
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Ngày…….tháng…….năm 2008
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Đại

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ
Lòng nhớ ơn nuôi dưỡng suốt đời, tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con, sự thành
công hôm nay không thể thiếu sự hy sinh, chia sẻ và động viên của cha, mẹ tôi.
Thành kính biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý cho việc nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Quý thầy, cô, các anh chị và các bạn sinh viên thuộc Bộ Môn Khoa Học Cây
Trồng, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Đại

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn văn Đại
Ngày sinh: 15/07/1982
Nơi sinh: ẤP Bắc Sơn – Núi Sập – Thoại Sơn – An Giang.
Là con ông Nguyễn Văn Thọ và bà Huỳnh Thị Như
Đã tốt nghiệp năm 1999 - 2000 tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Thoại.
Năm 2004 – 2008 học tại Trường Đại học Cần Thơ, thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, lớp Trồng Trọt khóa 30.
Tốt nghiệp Đại học năm 2008.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


vi


TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định một số yếu tố có liên quan đến sự
hình thành mầm hoa mai Vàng. Đồng thời đánh giá hiệu quả kích thích lá rụng của
Thiourea trên mai Vàng, mai Giảo và hiệu quả GA3 lên sự nở hoa tập trung trên mai
Giảo trong điều kiện khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Hai thí nghiệm trên mai
Vàng được thực hiện trên cây mai ở nhiều độ khác nhau được trồng dưới đất ở Trại
Thực Nghiệm Cây Trồng, Trường Đại Học Cần Thơ và trồng trong chậu ở vườn mai
tại thành phố Cần Thơ. Hai thí nghiệm trên mai Giảo được thực hiện cùng độ tuổi,
cành ghép được 1-2 năm tuổi và được trồng trong chậu tại vườn mai thành phố Cần
Thơ. Lá ở 75 ngày tuổi thì lấy mẫu đầu tiên, ghi nhận màu lá. Mẫu được cắt bằng máy
cắt vi mẫu và mầm hoa được theo dõi dưới kính hiển vi. Số lá rụng trên mai Vàng, mai
Giảo được quan sát sau khi phun Thiourea. Số hoa nở được theo dõi sau khi phun
GA3 10 ngày. Kết quả cho thấy chồi đủ khả năng xuất hiện mầm hoa khi chồi đạt được
75 ngày tuổi và màu lá có màu xanh đậm. Mầm hoa phát triển rõ rệt khi tuổi chồi được
150 ngày tuổi, đỉnh mầm hoa kéo dài, có sự chênh lệch giữa chiều dài, rộng mầm hoa.
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ở tuổi chồi 75 ngày tuổi và lá có màu đỏ, xanh nhạt thì chưa đáp ứng sự khởi phát
mầm hoa. Mầm hoa nhú ra ngoài ở 135 ngày. Thiourea (2%) có tác dụng làm rụng lá
mai Vàng, mai Giảo và sau 5 ngày xử lý Thiourea có tỉ lệ lá rụng đạt gần 100%. Các lá
rụng là những lá trưởng thành (màu xanh đậm) Thiourea không ảnh hưởng đến kích
thước nụ, bông mai, sự nở hoa và phát triển của cây, mặc dù gây rụng lá và cháy lá
non. Có thể áp dụng quy trình xử lý lá rụng cho mai Vàng, mai Giảo ở đồng bằng sông
Cửu Long bằng cách phun Thiourea với nồng độ 2% trước rằm tháng chạp 5 ngày.
Việc sử dụng GA3 kích thích hoa nở tập trung hơn bằng cách phun vào nụ liên tiếp 10

ngày (mỗi ngày phun 1 lần). GA3 (40 ppm) có tác dụng phá miên trạng mầm hoa, kích
thích sự ra hoa tập trung, sau 3 ngày kể từ khi phun thì tỉ lệ nở gần 100%. Khi xử lý
GA3 không thấy ảnh hưởng đến đến kích thước nụ, bông và sự phát triển của cây. Có
thể áp dụng quy trình xử lý ra hoa tập trung cho mai Giảo ở đồng bằng sông Cửu Long
bằng cách phun GA3 với nồng độ 40 ppm trước tết 10 ngày.
Cần tiếp tục khảo sát sự hình thành mầm hoa theo sự phát triển của tuổi chồi, tìm
ra nồng độ thích hợp của Thiourea làm rụng lá mai Vàng, mai Giảo. Cần tiếp tục thí

vii


nghiệm xử lý GA3 trên nụ mai Giảo để tìm ra đúng nồng độ và giúp bông nở tập trung
hơn, để có kết luận chắc chắn hơn.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa...............................................................................................................i
Lời cam đoan ...............................................................................................................iv
Lời cảm tạ ....................................................................................................................v
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................vi
Tóm lược .....................................................................................................................vii
Mục lục ........................................................................................................................ix
Danh sách bảng............................................................................................................xiii
Danh sách hình ............................................................................................................xiv
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN......................................... 2
1.1.1 Đặc diểm sinh học.......................................................................................... 2
1.1.2 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 2

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Đất đai .............................................................................................................. 2
* Khí hậu ............................................................................................................. 2
* Ánh sáng........................................................................................................... 3
* Nước ................................................................................................................. 3
* Gió .................................................................................................................... 4
* Dinh dưỡng....................................................................................................... 4
1.2 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MAI VÀNG .......................................................... 4
1.2.1 Rễ ................................................................................................................... 4
1.2.2 Thân ............................................................................................................... 4
1.2.3 Lá ................................................................................................................... 5
1.2.4 Hoa ................................................................................................................. 5
1.2.5 Trái và hạt ...................................................................................................... 5
1.3. PHÂN LOẠI.......................................................................................................... 5
1.3.1 Mai vàng thường ............................................................................................ 6
1.3.2 Mai vàng nhiều cánh ...................................................................................... 6

ix


1.3.3 Mai vàng khác................................................................................................ 6
1.4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MAI VÀNG ............................................................. 6
1.4.1 Phương pháp nhân giống ............................................................................... 6
* Phương pháp nhân giống hữu tính ................................................................... 6

* Phương pháp nhân giống vô tính ..................................................................... 7
1.4.2 Đất trồng ........................................................................................................ 8
1.5 KỸ THUẬT CHĂM SÓC ...................................................................................... 8
1.5.1 Tưới nước....................................................................................................... 8
1.5.2 Bón phân ........................................................................................................ 8
1.5.3 Tỉa cành và tạo tán ......................................................................................... 9
1.5.4 Một số sâu bệnh chủ yếu................................................................................ 10
* Sâu đục thân ..................................................................................................... 10
* Bọ trĩ (bù lạch) ................................................................................................. 10
* Nhện đỏ (Panonychus) ..................................................................................... 10
* Rệp sáp (Icerya.sp – Pseudococidae) ............................................................. 11
* Rầy đen, rầy bông............................................................................................. 11
Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
* Bệnh nấm hồng................................................................................................. 11
* Bệnh cháy lá ..................................................................................................... 11
* Bệnh thán thư ................................................................................................... 11
* Bệnh rỉ sắt......................................................................................................... 12
* Bệnh đốm rong ................................................................................................. 12
1.6 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA .............................. 12
1.6.1 Nguồn gốc và sự hình thành hoa.................................................................... 12
1.6.2 Cảm ứng của sự ra hoa................................................................................... 13
1.6.3 Sự tượng hoa .................................................................................................. 14
1.6.4 Tăng trưởng hoa............................................................................................. 15
1.7 CÁC YẾU TỐ KIỂM SOÁT SỰ RA HOA ........................................................... 16
1.7.1 Yếu tố nội sinh ............................................................................................... 16
* Tuổi cây............................................................................................................ 16
* Số lá tối thiểu.................................................................................................... 16
* Không đủ diện tích lá ....................................................................................... 17


x


* Tỉ lệ không thích hợp giữa những lá non và lá trưởng thành........................... 18
* Tính không nhạy cảm của lá với ngày dài ....................................................... 18
* Ảnh hưởng của hệ thống rễ .............................................................................. 18
* Sự không nhạy cảm của mô phân sinh với chất thúc đẩy sự ra hoa................. 19
* Tỷ số C/N ......................................................................................................... 20
1.7.2 Yếu tố môi trường.......................................................................................... 20
* Nhiệt độ ............................................................................................................ 20
* Sự khô hạn........................................................................................................ 20
1.8 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ RA HOA.................................................................. 21
1.9 SỰ PHÂN HOÁ VÀ KÍCH THÍCH RA HOA ...................................................... 22
1.10 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT .......... 22
1.10.1 Gibberellin (GA) .......................................................................................... 22
1.10.2 Thiourea ....................................................................................................... 24
1.11 ĐIỀU KHIỂN MAI RA HOA ĐÚNG NGÀY TẾT............................................. 25
Chương II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................... 27
2.1 VẬT LIỆU.............................................................................................................. 27
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.1 Cây mai Vàng, mai Giảo................................................................................ 27

2.1.2 Hoá chất kích thích rụng lá và hoa nở tập trung và dụng cụ thí nghiệm ....... 27
2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................... 27
2.2.1 Số liệu khí tượng............................................................................................ 27
2.2.1 Nách lá ........................................................................................................... 27
2.2.3 Cắt mẫu .......................................................................................................... 28
2.2.4 Chiều dài chồi, số lá, chồi bên và màu sắc lá ............................................... 28
2.3 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM.................................................................................... 28

2.3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát mầm hoa qua các giai đoạn của tuổi chồi từ sau khi
nhú đọt đến khi xuất hiện mầm hoa và phát triển thành nụ mai Vàng........................ 28
2.2.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Thiourea lên sự rụng lá mai Vàng ................ 29
2.2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của Thiourea lên sự rụng lá mai Giảo ................. 29
2.2.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của Gibberellic acid (GA3) lên sự nở hoa
mai Giảo. ...................................................................................................................... 29
2.2.5 Xử lý số liệu ................................................................................................... 29

xi


Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 30
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT .................................................................................... 30
3.2 KHẢO SÁT MẦM HOA QUA CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TUỔI CHỒI TỪ SAU
KHI NHÚ ĐỌT ĐẾN KHI XUẤT HIỆN MẦM HOA VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH NỤ
MAI VÀNG.................................................................................................................. 31
3.2.1 Sự xuất hiện mầm hoa theo tuổi chồi, màu lá và mầm hoa nhú ra bên ngoài 31
3.2.2 Sự xuất hiện mầm hoa theo chiều dài chồi, chồi cấp 1 và số lá .................... 34
* Sự phát triển của chiều dài chồi ........................................................................ 34
* Sự phát triển của lá ........................................................................................... 35
* Quá trình hình thành và phát triển của chồi cấp 1 ............................................ 36
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ THIOUREA LÊN SỰ RỤNG LÁ MAI
VÀNG........................................................................................................................... 36
3.3.1 Sự rụng lá ....................................................................................................... 36
3.3.2 Đặc tính hoa .................................................................................................. 39
3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ THIOUREA LÊN SỰ RỤNG LÁ MAI GIẢO 41
rụng lá ....................................................................................................... 41
Trung 3.4.1
tâmSự
Học

Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.4.2 Đặc tính hoa ................................................................................................... 43

3.5 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦ GIBBERELLIC ACID (GA3) LÊN SỰ NỞ HOA
MAI GIẢO. .................................................................................................................. 45
3.5.1 Sự trổ hoa ....................................................................................................... 45
3.5.2 Đặc tính hoa ................................................................................................... 47
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 49
4.1 Kết luận................................................................................................................... 49
4.2 Đề nghị ................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 50
PHỤ CHƯƠNG

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Các yếu tố tác động đến sự trổ hoa.

26

3.1


Sự tăng trưởng chồi thứ cấp, màu lá mai Vàng.

38

3.2

Kích thước búp và cánh hoa mai Vàng trên 4 nồng độ Thiourea

42

khác nhau tại Cần Thơ.
3.3

Kích thước búp và cánh hoa mai Giảo trên 4 nồng độ Thiourea

46

khác nhau tại Cần Thơ.
3.4

Kích thước nụ, cánh mai sau khi xử lý GA3 ở các nộng độ 0 ppm,

50

5 ppm, 10 ppm, 20 ppm và 40 ppm sau khi phun liên tục GA3 10
ngày tại Cần Thơ.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xiii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

3.1

Tựa hình

Số liệu khí tượng tại Trạm khí tượng Cần Thơ từ tháng từ 11/2007

Trang

32

- 3/2008. a) Nhiệt độ tối cao, tối thấp và trung bình hành tháng; b)
Lượng mưa và ẩm độ tương đối của không khí trung bình hàng
tháng.
3.2

Nách lá cắt dọc của mai Vàng ở tuổi chồi 75 và 150 ngày tuổi. (a):

34

chồi 75 ngày tuổi (lá có màu xanh đậm); (b): 150 ngày tuổi (lá có
màu xanh đậm).
3.3

Sự gia tăng kích thước mầm hoa theo thời gian của mai Vàng.


34

3.4

Sự thay đổi màu lá của mai vàng (a) màu đỏ; (b) xanh nhạt; (c) đạt

35

đến màu xanh đậm khi tuổi chồi 75 ngày.
3.5

Sự phát triển chiều dài chồi (cm) ở từng cơi đọt và của cả cơi đọt.

36

3.6

Sự phát triển của lá theo từng cơi đọt và cả cơi đọt.

37

Trung3.7
tâm Sự
Học
ĐHláCần
Thơtừ@
liệu
nghiên
cứu

thayLiệu
đổi màu
mai Vàng
lúc Tài
ra chồi
đếnhọc
hình tập
thànhvà
từng
cơi
37
đọt (a): màu lá khi chồi nhú ra ngoài; (b): màu lá đang phát triển;
(c): màu lá ở tuổi thành thục.
3.8

Tỉ lệ (%) và thời gian (ngày) rụng lá mai Vàng có xử lý Thiourea ở

40

các nồng độ: 0%, 1,5%, 1,75%, 2%.
3.9

(a) màu lá mai xử lý Thiourea (xanh đậm); (b) lá non (xanh nhạt).

41

3.10

(a) lá có hiện tượng héo lá; (b) lá rụng sau sau khi xử lý Thiourea.


41

3.11

(a) kích thước cánh mai lúc nở; (b) kích thước nụ sau khi phun

42

Thiourea.
3.12

Tổng số lá rụng sau khi xử lý Thiourea ở các nồng độ khác nhau

43

trên mai Vàng tại Cần Thơ.
3.13

Tỉ lệ rụng lá mai Giảo sau khi phun Thiourea ở các nồng độ khác

44

nhau tại Cần Thơ.
3.14

Lá có hiện tượng héo lá trước khi rụng.

xiv

45



3.15

(a) Kích thước cánh; (b) Kích thước nụ sau khi phun Thiourea ở

46

các nồng độ khác nhau tại Cần Thơ.
3.16

Tổng số lá rụng sau khi xử lý Thiourea ở các nồng độ khác nhau

47

trên mai Giảo tại Cần Thơ.
3.17

Tỉ lệ hoa nở sau khi phun GA3 ở các nồng độ khác nhau tại Cần

49

Thơ.
3.18

(a) kích thước cánh; (b) kích thước nụ khi xử lý GA3

50

3.19


Tổng số hoa nở sau khi xử lý GA3 trên mai Giảo tại Cần Thơ

51

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xv


MỞ ĐẦU
Hoa cảnh là một trong những thú vui cũng như là niềm đam mê đối với những
người yêu thích. Hàng năm, gần đến tết cổ truyền dân tộc thì các nhà vườn trồng hoa
cảnh rất tấp nập và bận rộn với công việc của mình, đặc biệt là những nhà vườn trồng
mai. Theo quan niệm của người xưa thì chưng mai vào dịp tết sẽ đem lại sự may mắn
cho năm mới. Cho nên, cây mai không thể thiếu vào ba ngày tết. Từ đó, những nhà
vườn trồng mai họ tính toán rất cẩn thận từ khâu sang chậu, tháo dây quấn và điều
quan trọng là chăm sóc, canh thời gian lặt lá mai để hình thành nụ, cho mai nở đúng
vào dịp tết. Tuy nhiên, những năm thời tiết không thuận lợi thì mai trổ sớm hơn hoặc
lặt lá rồi mà chậm nở hoa, có những trường hợp nụ ngủ dẫn đến không thể nở hoa nên
đã gây thất thu lớn cho các chủ vườn.
Đối với những chủ vườn lớn thì việc lặt lá mai vẫn theo truyền thống thủ công
là lặt bằng tay, rất tốn công và thời gian, chưa từng sử dụng bất kỳ hóa chất để làm
rụng lá mai cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc thúc cho phân hóa mầm hoa và
kích thích mai ra hoa đồng loạt.
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Vì vậy, đề tài: “Khảo sát sự hình thành mầm hoa theo sự phát triển tuổi chồi


trên mai Vàng (Ochna integerrima), Gibberellic acid (GA3) lên sự nở hoa mai Giảo
và ảnh hưởng Thiourea lên sự rụng lá của hai loại mai”. Được thực hiện nhằm xác
định giai đoạn tượng mầm hoa và thời gian phân hóa mầm hoa để thuận tiện cho việc
quản lý mai ra hoa, đồng thời tìm ra nồng độ thích hợp của GA3 lên sự nở hoa và
Thiourea lên sự rụng lá mà không ảnh hưởng đến sự hình thành mầm, nụ, sự nở hoa và
sự sinh trưởng của mai. Để giúp điều khiển mai nở hoa vào đúng trong những ngày
đầu năm mới.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Đặc điểm sinh học
Cây mai có tên khoa học Ochna integerrima (Lour) Merr, thuộc họ Ochnaceae
(Thái Văn Thiện, 2007). Mai vàng còn gọi là Huỳnh mai, là cây đa niên có thể sống
trên 100 năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen (Huỳnh Văn
Thới, 2005), chiều cao có thể từ 3 - 8 m, lá đơn, mép lá có răng cưa, màu xanh bóng,
cụm hoa màu vàng mọc thành chùm ở nách lá, cuống hoa ngắn, lá đài thường năm
cánh có màu xanh nhạt bóng, số lượng cánh hoa dao động từ 5 - 9 cánh màu vàng. Đế
hoa có nhiều khía, có từ 5 - 10 múi, mỗi múi một noãn, hột lúc nhỏ màu xanh khi chín
chuyển sang màu đen. Trong tự nhiên nó rụng lá khi nhiệt độ xuống thấp và ra hoa vào
mùa xuân khi tiết trời ấm áp. Mai vàng mọc hoang dại nhiều nơi, kể từ Huế trở vào
Nam (Thái Văn Thiện, 2007).
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Đất đai
Cây mai dễ trồng, dễ sống (Việt Chương và Phúc Quyên, 2005). Cây mai vàng

không kén đất: đất cát, đất thịt, đất pha sét...., nhưng thích hợp nhất vẫn là đất phù sa
ven sông, độ pH thích hợp 5,5 - 7, cây mai vẫn chịu được đất có độ phèn nhẹ (Thái
Văn Thiện, 2007), ở những chỗ đất xốp thoát nước tốt thì nó sinh trưởng mạnh
(Nguyễn Văn Hai, 2007). Ở những vùng đất cao rễ cọc phát triển nhiều hơn trong khi
đó đất có mực nước ngầm cao và giàu chất hữu cơ thì rễ cám phát triển nhiều hơn
(Thái Văn Thiện, 2007).
* Khí hậu
Cây mai vàng có khả năng sống tốt từ các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
đới (Nguyễn Văn Hai, 2007). Khí hậu nóng ẩm ở miền Nam rất thích hợp với cây mai,
2


nhiệt độ từ 25 - 30oC là tốt nhất. Cây mai có thể sống được ở môi trường khắc nghiệt
trên 300C nhưng nhiệt độ dưới 100C thì cây sinh trưởng kém (Việt Chương và Phúc
Quyên, 2005), nếu ở nhiệt độ cao cây mai dễ bị cháy lá, lá mau già và rụng sớm, cây
phát triển chậm lại nhưng vẫn chịu được 2 - 3 tháng. Cây mai chịu hạn cũng tương đối
tốt. Ở giai đoạn có nụ nếu nhiệt độ thấp dưới 150C thì cây có hiện tượng kéo dài thời
gian nở hoa (Thái Văn Thiện, 2007).
Mai vàng có khả năng thích nghi từ nơi đất có độ ẩm quanh năm và những nơi
khô cằn của dãy đất miền Trung. Nhưng không thích nghi với nơi ngập úng kéo dài
thường xuyên (Nguyễn Văn Hai, 2007). Thích hợp môi trường nhiều nắng và đất luôn
ẩm (Vương Trung Hiếu, 2006).
* Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
của mai vàng (Nguyễn Văn Hai, 2007). Theo Thái Văn Thiện (2007), cây mai là loại
cây ưa nắng, ưa sáng suốt ngày, ở nơi đầy đủ ánh sáng suốt cả ngày cây sinh trưởng và
pháttâm
triển Học
tốt, câyLiệu
hình ĐH

thànhCần
nhiềuThơ
nụ hoa@
hơn.
Trung
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cây mai ưa nắng, số giờ nắng trong năm trên dưới 2.000 giờ tại Nam Bộ rất thích
hợp với cây mai (Việt Chương và Phúc Quyên, 2005). Số giờ nắng trong năm dưới
1.600 giờ không thích hợp với cây mai (Hà Thiện Thuyên, 2007). Cây mai sinh trưởng
và phát triển mạnh ánh sáng thích hợp 6 - 8 giờ mỗi ngày (Nguyễn Văn Hai, 2007).
Nếu thời gian chiếu sáng ít hơn 1.000 giờ/năm cây mai sẽ hình thành nụ kém, cành lá
phát triển yếu ớt (Thái Văn Thiện, 2007).
* Nước
Mùa mưa giúp cho mai sinh trưởng tốt, mùa mai thay lá và trổ hoa nếu trùng với
mùa nắng ấm rất thích hợp với mai. Cây mai thích hợp với những vùng đất có hai mùa
mưa và nắng rõ rệt (Việt Chương và Phúc Quyên, 2005). Cây mai chịu hạn rất tốt có
thể sinh trưởng phát triển ở nhiều vùng có lượng mưa khác nhau, tuy nhiên ở những
vùng có lượng mưa nhiều và ẩm độ không khí cao cây sinh trưởng tốt hơn, lượng nước

3


dao động 1.200 - 2.500 mm/năm (Thái Văn Thiện, 2007). Chính vì vậy, ở miền Nam
nước ta rất thích hợp với sự phát triển của cây mai.
Gió
Tốc độ gió vừa phải, lưu thông không khí, điều hòa ẩm độ, giảm sâu bệnh, cây
sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây,
gây gãy cành rụng quả (Trần thế Tục và ctv., 1998).
Cây mai thích hợp với vùng có gió nhẹ sức gió từ 2 - 3 m/giây là vừa. Đến mùa
cây ra hoa, nếu gặp gió lớn sẽ làm hoa nhỏ, chậm phát triển, rụng nhiều (Hà Thiện

Thuyên, 2007). Gió lớn thường xuyên làm cho cây khô héo (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007)
* Dinh dưỡng
Bón phân hữu cơ giúp mai vàng có tốc độ sinh trưởng ổn định, ít bị rụng lá cội
sớm và đặc biệt là ít trổ hoa nhiều một cách đột ngột vào những tháng cuối năm

Trung
tâm Văn
HọcHai,
Liệu
ĐHDùng
Cần
Thơ
Tàivớiliệu
nghiên
cứu
(Nguyễn
2007).
NPK
pha@
loãng
nướchọc
(Hà tập
Thiệnvà
Thuyên,
2007).
1.2 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA MAI VÀNG
1.2.1 Rễ
Rễ mai thuộc loại rễ trụ, cứng, giòn nhiều rễ phụ, có rễ cái khá dài, cây già rễ cái
dài hơn một mét (Hà Thiện Thuyên, 2007). Nếu trồng ở cao như đồi núi thì rễ có khả

năng ăn rất sâu (Thái Văn Thiện, 2007).
1.2.2 Thân
Thân gỗ đa niên xù xì, cành nhánh nhiều, thân mai rất cứng nhưng có độ dẻo nên
có thể uốn sữa cành, nhánh theo ý muốn (Huỳnh Văn Thới, 2005).

4


1.2.3 Lá
Mai có lá đơn mọc cách. Phiến lá mỏng hình bầu dục, không có lông, có 8 - 10 cặp
răng phụ, bìa lá có răng thấp (Phạm Hoàng Hộ, 1994). Kích thước lá thay đổi theo
giống và điều kiện dinh dưỡng. Khi còn non lá có màu đỏ nâu, khi trưởng thành
chuyển sang màu xanh có nhiệm vụ quang hợp (Thái Đàm Minh Thư, 2002).
1.2.4 Hoa
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ
lụa bọc bên ngoài gọi là vỏ trấu. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một chùm hoa con,
có từ một đến mười nụ tăng trưởng rất nhanh, khoảng bảy ngày sau là nở. Hoa to nở
trước hoa nhỏ nở sau. Hoa nở 3 ngày thì tàn (Huỳnh Văn Thới, 2005). Theo Mai Trần
Ngọc Tiếng (2001), nụ hoa mai đã bắt đầu tượng và thấy được vào tháng tám, nó lớn
dần và sau đó bung vỏ trấu rồi nở.
Mỗi hoa có 5 lá đài màu xanh, có một hay nhiều lớp cánh màu vàng (Đặng
Phương Trâm, 1999). Ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu vàng đậm hơn
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Huỳnh Văn Thới, 2005).
1.2.5 Trái và hạt
Sau khi thụ tinh xong phần tiểu noãn hình thành hạt và bầu noãn hình thành trái
(Thái Đàm Minh Thư, 2002). Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống
đất mọc lên cây con (Huỳnh Văn Thới, 2005). Hạt mai nhỏ, hình bầu dục khi già thì
chuyển từ màu xanh sang màu đen, hạt nảy mầm tốt (Đặng Phương Trâm, 2005).

1.3. PHÂN LOẠI
Cây mai vàng có nhiều loại rất đa dạng. Các giống mai được phân biệt dựa vào
nguồn gốc, màu sắc, kích thước và cấu trúc hoa (Huỳnh Văn Thới, 2002 và Đặng
Phương Trâm, 2005).
Theo Huỳnh Văn Thới (2005), thì cây mai vàng có thể phân loại như sau:

5


1.3.1 Mai vàng thường
Mai vàng 5 cánh, mai sẻ, mai châu, mai liễu, mai chùm gởi, mai thơm, mai
hương, mai ngự, mai cánh nhọn, mai cánh tròn, mai cánh dún, mai rừng Cà Ná, mai
rừng Bình Châu, mai Vĩnh Hảo, mai chủy Hóc Môn, mai lá quắn, mai vàng lá
trắng,….
1.3.2 Mai vàng nhiều cánh
Mai 9 cánh, mai giảo 12 cánh Thủ Đức, mai 12 cánh Bến Tre, mai 18 cánh Bến
Tranh, mai 12 - 14 Tư Giỏi, mai 24 cánh Cửu Long, mai cúc 24 cánh Thủ Đức, mai 32
cánh Ba Bi, mai 24 cánh Huỳnh Tỷ, mai 24 cánh Chín Đợi, mai 48 cánh Gò Đen, mai
120 - 150 cánh Bến Tre,….
Mai vàng nhiều cánh đột biến: mai 14 - 15 cánh, mai 18 - 20 cánh, mai 36 - 40
cánh, mai 70 - 80 cánh.
1.3.3 Mai vàng khác

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mai vàng viền đỏ, mai vàng lá trắng, hồng diệp mai…Ngoài ra, ta có thể dựa
vào cấu trúc xếp tầng của cánh hoa mà phân loại mai một tầng, hai tầng, ba tầng.
1.4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MAI VÀNG
1.4.1 Phương pháp nhân giống
Có hai phương pháp nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
* Phương pháp nhân giống hữu tính

Đây là cách trồng mai bằng hột. Phương pháp này được ông cha ta áp dụng từ
mấy trăm năm trước và ngày nay vẫn còn một số đông người áp dụng (Hà Thiện
Thuyên, 2007). Chọn hột giống trên những hoa nở vào dịp tết, gieo ngay khi còn tươi
(Đặng Phương Trâm, 2005).

6


Hột mai khi đã già đem gieo lên liếp có tỉ lệ nảy mầm rất cao. Hoa trổ bao nhiêu
cánh thì có bấy nhiêu hột (Việt Chương và Phúc Quyên, 2005). Ưu điểm của phương
pháp này là tạo được số lượng mai con một cách dễ dàng, không tốn kém, nhưng
thường không mang những đặc tính tốt của cây mai mẹ, hoa có thể đột biến như nhỏ
hơn, ít cánh hơn, có khi màu sắc cũng không giống (Hà Thiện Thuyên, 2007).
Nhân giống hữu tính tuy không có nhiều điểm nổi bật hơn nhân giống vô tính
nhưng vẫn còn được sử dụng rộng rãi để tạo nên các gốc ghép (Trần Văn Mười và
Nguyễn Thanh Minh, 2007). Hột mai có khả năng nảy mầm tốt, mười hột có thể lên
cây đến tám, chín hột (Hà Thiện Thuyên, 2007). Chọn hột mai già màu đen tuyền trên
những cây mai đẹp, gieo hạt nơi đất không bị ngập úng nước thường xuyên, ánh sáng
đầy đủ, nên gieo từng hột, đặt gốc hột (nơi gắn vào đế hoa) xuống phía dưới sâu
khoảng 0,5 cm vừa kín hột, gieo thẳng hàng với mật độ 5 x 6 cm, gieo theo cách này
bộ rễ mai sẽ phát triển đều và mạnh, dễ tạo dáng (Đặng Phương Trâm, 2005 và
Nguyễn Văn Hai, 2007).
* Phương pháp nhân giống vô tính

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đây là cách trồng mai bằng phương pháp giâm cành, chiết cành và tháp ghép
cành. Trong phương pháp ghép cành lại có nhiều cách ghép tương đối đơn giản và phù
hợp với từng cây mai như ghép áp, ghép chẻ ngọn, ghép mắt, ghép chồi non, ghép
xuyên thân,…Cây mai nhân giống bằng phương pháp vô tính tuy sản xuất số lượng
không đại trà, nhưng có ưu điểm là cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính tốt của

cây mai mẹ (Hà Thiện Thuyên, 2007; Việt Chương và Phúc Quyên, 2005).
Tuy nhiên, mai là cây rất khó ra rễ bất định hoặc ra với tỉ lệ rất thấp, rễ phát triển
cũng kém nên cây mai chiết hay giâm cành không được tốt bằng cây mai trồng bằng
hạt do đó người ta ít thực hiện phương pháp nhân giống này mà tiến hành ghép (Đặng
Phương Trâm, 2005).
Nhân giống vô tính được thực hiện theo kiểu thủ công nên mất nhiều thời gian,
công chăm sóc và bộ rễ cây mai con tạo ra không thích hợp cho việc uốn tỉa sau này
(Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Nhân giống vô tính dù bằng hình
thức nào cũng nên tiến hành vào đầu mùa mưa, khi tiết trời mát mẽ, vừa nhẹ công tưới
lại dễ thành công (Hà Thiện Thuyên, 2007).
7


1.4.2 Đất trồng
Đất trồng cây mai bao gồm: 70% đất thịt (đất thịt đi lấy ngay từ chỗ bứng cây
mai đem về trồng), đất phù sa ở miền Tây là tốt nhất, 10% đất cát, 10% xơ dừa mục,
10% phân hữu cơ thật hoai. Điều quan trọng là đất phải tơi xốp (Huỳnh Văn Thới,
2005).
1.5 KỸ THUẬT CHĂM SÓC
Nếu trồng cây vào chậu khi nó còn non, khoảng hai năm thay chậu và đất một
lần. Còn khi cây đã trưởng thành thì ba năm thực hiện công việc này một lần, việc thay
chậu và đất nên thực hiện vào mùa xuân nếu có bốn mùa, còn nếu chỉ có hai mùa thì
nên thay chậu vào mùa mưa, tránh thay vào mùa khô (Vương Trung Hiếu, 2006).
1.5.1 Tưới nước
Nước rất quan trọng đối với cây mai, thiếu nước cây mai khô héo và rụng lá, mà
hễ rụng
là câyLiệu
sẽ trổ ĐH
hoa sớm
Thới,liệu

2005).
Nước
không cứu
phèn,
Trung
tâmláHọc
Cần(Huỳnh
Thơ Văn
@ Tài
học
tậptưới
vàphải
nghiên
không mặn. Nếu tưới bằng nước máy có chứa nhiều chất “Clor” thì hứng dự trữ một
ngày cho bay hết Clor mới tưới (Huỳnh Văn Thới, 2005).
Không tưới lúc giữa trưa khi trời đang nắng gắt, khi tưới phải tưới từ từ cho nước
thấm đều vào chậu (Huỳnh Văn thới, 2005; Việt Chương và Phúc Quyên, 2005).
Vào mùa nắng hạn, nên tưới đủ hai lần trong ngày: sáng và chiều (Việt Chương
và Phúc Quyên, 2005).
Đối với mai trồng chậu cần tưới hai lần mỗi ngày, nên tưới từ từ và đều khắp đất
trong chậu (Trần Văn Mười và Nguyễn Thanh Minh, 2007). Nguồn nước tưới phải
đảm bảo độ pH thay đổi trong khoảng 5,5 đến 6,5, để dễ hòa tan phân bón (Nguyễn
Văn Hai, 2007).
1.5.2 Bón phân
Phân lân rất cần cho sự phân hóa mầm hoa, thiếu lân dẫn đến cành lá sinh trưởng
kém, lá rụng nhiều ảnh hưởng đến khả năng đậu trái, đạm xúc tiến các quá trình phát

8



triển cành lá, sự hình thành các cơi đọt, số lá trên cành ảnh hưởng đến đến tỉ lệ đậu
trái, sự phát triển trái, trọng lượng trái và năng suất (Trần thế Tục và ctv., 1998).
Phân hóa học có tác dụng nhanh về mặt nên bón thúc một năm hai lần, trước và
sau mùa mưa (Hà Thiện Thuyên, 2007).
Cần bón phân thường xuyên theo định kỳ. Theo Việt Chương và Phúc Quyên
(2005), thì có ba cách bón phân thúc như sau:
Dùng loại phân bón dạng bột hay dạng viên bón vào đất.
Dùng phân nước rưới lên đất chậu.
Bón phân qua lá.
Theo Hà Thiện Thuyên (2007), nhà vườn bón phân cho mai kiểng trồng trong
chậu, thường dùng hỗn hợp:
+ 80% đất thịt tươi nhuyễn và 20% phân hữu cơ.
+ 70% đất thịt tơi nhuyễn và 30% phân hữu cơ trộn với tro trấu.
Lượng phân và đất này nên trộn trước vài ba ngày, sau đó mới cho vào chậu
trồng. Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hay đang ra hoa kết trái, vì như thế
chúng sẽ bị rụng hoặc cháy.
Trung
tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cây mai rất hợp với phân hữu cơ. Do đó khi thay đất mới trong chậu nên trộn đất

với khoảng 1/3 hoặc 1/4 phân chuồng hoai mục, cây mai thích hợp với phân chuồng và
phân bổi (phân rác mục) kế đó là phân bánh dầu. Về phân vô cơ thì có DAP hoặc
Urea,..(Hà Thiện Thuyên, 2007). Đối với phân bánh dầu thì mỗi lần bón chỉ cần
khoảng 200 gram “bánh dầu miếng” (Huỳnh Văn Thới, 2005).
Trong việc trồng mai nên xem phân hữu cơ là loại phân chính còn phân vô cơ nên
xem là phụ chỉ bón kết hợp ít thôi, cây mai có tán lá với đường kính tán khoảng 30 cm
và chiều cao tán 50 cm, trong bốn tháng đầu cần khoảng 200 gram phân hữu cơ hoai
mục, 20 gram NPK 20-20-15 bón cách khoảng 2 - 3 lần (Nguyễn Văn Hai, 2007).
1.5.3 Tỉa cành và tạo tán

Cắt tỉa cành bị sâu hay quá dài để tạo cây mai tròn đẹp có nhiều nhánh (Huỳnh
Văn Thới, 2002).
Cắt tỉa, sửa đổi hình dáng của thân và cành, hạn chế sự phát triển tự nhiên của
cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh lá, nhằm duy trì hình dáng. Định hướng mầm
9


×