Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO sát THÀNH PHẦN LOÀI côn TRÙNG và NHỆN gây hại TRÊN một số LOÀI HOA tại THÀNH PHỐ cần THƠ và một số VÙNG PHỤ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.41 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

Nguyễn Trí Thanh

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG VÀ
NHỆN
HẠIThơ
TRÊN
MỘT
LOÀI
HOA
Trung tâm Học
liệuGÂY
ĐH Cần
@ Tài
liệuSỐ
học
tập và
nghiên cứu
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
MỘT SỐ VÙNG PHỤ CẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


-o0o-

Nguyễn Trí Thanh

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG VÀ
NHỆN GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ LOẠI HOA
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
MỘT SỐ VÙNG PHỤ CẬN
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

\

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Cần Thơ - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
---oOo---

Hội đồng chấm luận văn đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “Khảo sát
thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên một số loại hoa tại tp Cần Thơ và một
số vùng phụ cận”.
Do sinh viên Nguyễn Trí Thanh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng,

ngày.... tháng.....năm 2007.
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức:..............................................................
Ý kiến hội đồng: ....................................................................................................
...........................................................................................................................................

Trung ...........................................................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

CHỦ NHIỆM KHOA NÔNG NGHIỆP

Cần Thơ, ngày ..... tháng...... năm 2007.

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

DUYỆT KHOA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
---oOo---

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát thành phần loài
côn trùng và nhện gây hại trên một số loại hoa tại tp Cần Thơ và một số vùng phụ
cận”.
Do sinh viên Nguyễn Trí Thanh thực hiện và đề nạp.

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
............................................................................................

Cần Thơ, ngày........ tháng......... năm 2007.
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Họ và tên: Nguyễn Trí Thanh
Con ông: Nguyễn Văn Hùng
Con bà:

Bạch Thị Sáu

Ngày, tháng, năm sinh: 12/01/1983 tại Châu Thành - Đồng Tháp
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2001 tại trường PTTH Châu Thành II,
Huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp.
Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2002 và học ngành Trồng Trọt khóa 28
(2002 – 2007), tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt tháng 3/2007.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Ba Mẹ, những thành quả con đã đạt được hôm nay.
Thành kính biết ơn!
- Cô Nguyễn Thị Thu Cúc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
- Quý Thầy Cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, đã truyền đạt nhiều kiến thức
quý báo cho em trong những ngày ở giảng đường Đại Học và đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Anh Nguyễn Trọng Nhâm, thầy Tống Văn Lành đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.

Trung Chân
tâmthành
Họccảm
liệuơn!ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Anh Cầu, anh Dũng, anh Huy, anh Sơn, các bạn Hồng Thắm, Quốc Việt, Thanh
Dung, Xuân Hà, Minh Trung, Văn Tràng, Ngọc Quyên, Huỳnh Ngọc, Thanh Tâm,
Hữu Tho, Thị Thu và toàn thể các bạn lớp Trồng Trọt K28… đã nhiệt tình giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.

Nguyễn Trí Thanh


Nguyễn Trí Thanh, 2007. Khảo sát thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên một
số loại hoa tại tp Cần Thơ và một số vùng phụ cận. Luận văn tốt nghiệp Đại Học, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.


TÓM LƯỢC
Việc mở rộng diện tích và tăng cường nhiều giống hoa mới trong những năm gần đây
đã kéo theo thành phần, số lượng các loài dịch hại trên các loại hoa tăng lên đáng kể.
Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất hoa. Chính vì lý do trên, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên
một số loại hoa tại tp Cần Thơ và một số vùng phụ cận” nhằm có cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu xây dựng quy trình IPM để quản lý các loài dịch hại trên cây hoa. Đề
tài được thực hiện từ tháng 7/2006 - 2/2007 tại khu nhà lưới thuộc bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng và trên một số vườn của nông
dân tại tp Cần Thơ và một số vùng phụ cận với phương pháp: Điều tra định kỳ ngoài
đồng, khảo sát tại khu nhà lưới và khảo sát trong phòng thí nghiệm. Kết quả ghi nhận

Trung cótâm
liệu
ĐH
Cần
Tài
học
tập
cứu
tất cảHọc
31 loài
thuộc
16 họ
và 7 Thơ
bộ khác@
nhau
gâyliệu
hại trên
4 loại

câyvà
hoa:nghiên
Hồng, Cúc,
Huệ, Vạn Thọ. Trong nhóm côn trùng gây hại, kết quả khảo sát ghi nhận có 6 bộ, trong
đó có 3 bộ chiếm ưu thế gồm bộ Lepidoptera có 13 loài thuộc 6 họ, bộ Homoptera có 6
loài thuộc 3 họ, bộ Thysanoptera có 4 loài thuộc 2 họ, các bộ còn lại gồm bộ
Coleoptera có 3 loài đều thuộc họ Scarabaeidae, bộ Orthoptera có 2 loài thuộc 2 họ
Acrididae và Tettigoniidae và bộ Diptera với một loài duy nhất được phát hiện thuộc
họ Agromyzidae. Đối với nhóm nhện gây hại, kết quả khảo sát chỉ mới phát hiện được
2 loài thuộc họ Tetranychidae.
Trong 31 loài phát hiện được, thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên cây hoa
Hồng phong phú nhất với 17 loài, kế đến là cây hoa Cúc với 9 loài, cây hoa Huệ với 6
loài và cây Vạn Thọ cũng với 6 loài hiện diện và gây hại. Có 3 loài gây hại rất quan
trọng trên cây hoa Hồng đó là nhện đỏ Tetranychus urticae Koch và bù lạch
Scirtothrips dorsalis Hood và bọ cánh cứng nâu đỏ Adoretus sinicus Burmeister. Trên
cây hoa Cúc, nhóm gây hại đáng kể gồm 4 loài rầy mềm Macrosiphoniella sanborni
Gillette, bù lạch Microcephalothrips abdominalis Crawford, rệp sáp Pseudococcus
sp., sâu ăn tạp Spdoptera littura Fabricius. Trên cây hoa Huệ, kết quả khảo sát ghi


nhận rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes Beardsley và nhện đỏ Tetranychus
cinnabarinus Boisduval là hai loài gây hại phổ biến nhất. Các loài sâu ăn tạp S. litura,
bù lạch M. abdominalis và nhện đỏ T. cinnabarinus cũng gây hại quan trọng trên cây
Vạn Thọ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỞ ĐẦU
Hiện nay hoa là một cây trồng được quan tâm trong chương trình chuyển đổi giống

cây trồng của nước ta. Hàng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội nên
chủng loại hoa ngày càng phong phú, diện tích trồng hoa tăng lên đáng kể. Song song
với việc mở rộng diện tích trồng hoa, thường xuyên nhập và lai tạo những giống hoa
mới là sự gia tăng về thành phần, số lượng các loài dịch hại trên các loại hoa, cho đến
nay người trồng hoa tại Việt Nam có rất ít thông tin và tài liệu về dịch hại trên hoa do
đó sự hiểu biết của bà con về các loài gây hại trên hoa cũng như biện pháp phòng trừ
còn rất hạn chế. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thành
phần loài côn trùng và nhện gây hại trên một số loại hoa tại tp Cần Thơ và một số
vùng phụ cận” nhằm khảo sát thành phần loài côn trùng và nhện gây hại cũng như các
đặc điểm hình thái và sinh học có liên quan đến sự gây hại của các loài này trên một số
loại hoa, tạo cơ sở cho việc xây dựng và ứng dụng hiệu quả quy trình phòng trừ dịch
hại trên cây hoa, giúp người sản xuất hoa có thể canh tác hoa theo hướng bền vững và
an toàn sinh thái.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Ngày nay ngành sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một
ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các
nước trồng hoa. Năm 1995, giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt khoảng 20 tỷ USD.
Ba nước sản xuất hoa lớn, chiếm khoảng 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật với
khoảng 3,731 tỷ USD, Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Trong vài thập niên gần đây thì ở một số nước Châu Á như: Malaysia, Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Ấn độ, Đài loan…. nghề trồng hoa cũng rất phát triển, được

giới mua bán hoa cảnh trên thế giới biết tiếng, nhưng sản lượng hoa thương mại cũng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
còn rất khiêm tốn chỉ chiếm 20% so với doanh thu toàn thế giới (Đặng Phương Trâm,
2005).

1.1.2. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam
Nghề trồng hoa ở nước ta có từ lâu đời, nhiều vùng có truyền thống sản xuất hoa
thương mại từ hàng trăm năm nay như: Ngọc Hà (Hà Nội), Đà Lạt, Sa Đéc… tuy
nhiên do đặc điểm của nước ta còn nghèo, nền kinh tế chưa phát triển nên các vùng
trồng hoa đều mang tính tự sản tự tiêu, hoa được trồng theo kỹ thuật lạc hậu, giống hoa
không được cải thiện cả về chủng loại và phẩm chất, sản phẩm chỉ bán được tại chỗ và
các địa phương lân cận, đa số người trồng hoa sản xuất riêng lẻ, không có sự liên kết
thành hội đoàn. Tuy nhiên trong vài thập niên gần đây, do điều kiện kinh tế xã hội có
nhiều cải thiện thì nhu cầu thưởng thức hoa trong nhân dân tăng cao, nghề trồng hoa
có sự khởi sắc và có bước tiến đáng kể. Nông dân nhiều vùng trồng hoa đã nhanh
chóng tiếp thu kỹ thuật mới cũng như có nhiều đầu tư về vốn nên tình hình sản xuất
hoa ở Việt Nam có nhiều tiến bộ. Năm 2003 giá trị xuất khẩu hoa cảnh đạt khoảng 30
triệu USD, thu nhập từ hoa cảnh trong cả nước ước tính 1000 tỷ đồng, có trên 30.000


hộ nông dân thoát nghèo nhờ trồng hoa cảnh và nhiều hộ thu nhập xấp xỉ 1 tỷ đồng /ha
diện tích trồng hoa cảnh (Đặng Phương Trâm, 2005).
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) các loại hoa chính được trồng ở nước ta bao gồm:
Hoa Hồng (Rosa sp.), hoa Cúc (Chrysanthemum sp.), hoa Cẩm Chướng (Dianthus
caryofullus), hoa Lay Ơn (Gadiolus communis), hoa Huệ (Polianthes tuberosa L.), hoa
Thược Dược (Dahlia pinnata) hoa Loa Kèn (Lilium longiflorum Thumb), hoa Đồng
Tiền (Gerbera jamesonii), hoa Lan (Orchidacea), hoa Trà Mi (Camellia japonica
Nois). Trong các loại hoa trên thì hoa Hồng chiếm tỉ lệ 35 - 40%, hoa Cúc chiếm 25%,
hoa Lay Ơn chiếm 15%, hoa khác 20- 25%.


1.2. Cây hoa Hồng (Rosa sp.)
1.2.1. Nguồn gốc, đặc tính thực vật
1.2.1.1. Nguồn gốc
Cây hoa Hồng có tên khoa học là Rosa chinnensis Jacq, thuộc họ Rosaceae. Cây có
từ Trung Quốc, trước đây chỉ trồng được ở các tỉnh miền Bắc và Đà Lạt,
Trung nguồn
tâm gốc
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nay trồng được ở nhiều nơi và cho nhiều chủng loại hoa đẹp, đủ màu sắc (Trần Hợp,

1998).
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) thì cây hoa Hồng có tên khoa học là Rosa sp., thuộc
họ Rosaceae, có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Hoa hồng đã xuất
hiện trên trái đất có thể tới vài chục triệu năm nhưng thực sự đã được trồng từ vài ngàn
năm nay, chỉ mới nhân giống và lai tạo được từ vài trăm năm. Hoa hồng được trồng
đầu tiên ở Trung Quốc, Ấn độ, sau đó mới du nhập qua Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari
và chính người Châu Âu mới có công lai tạo ra nhiều giống hoa Hồng hiện đại như
ngày nay. Các giống Hồng nhập vào Việt Nam theo hai nguồn: từ các nước Châu Âu
vào Đà Lạt rồi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và ra miền Bắc hoặc từ Thái Lan vào
miền Nam rồi lan ra Bắc.
1.2.1.2. Đặc tính thực vật
Rễ hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang tương đối rộng khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều
rễ phụ. Thân Hồng thuộc nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng có nhiều cành và gai
cong. Lá Hồng thuộc loại lá kép lông chim mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi


lá kép có 3 - 5 hay 7 - 9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tuỳ giống
mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu. Hoa có nhiều màu

sắc và kích thước khác nhau. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính nghĩa là nhị đực và
nhị cái trên cùng một hoa. Các nhị đực dính vào nhau và bao xung quanh vòi nhụy.
Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn. Đài hoa có màu xanh (Nguyễn
Xuân Linh, 1998).

1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Cây hoa Hồng ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển
tốt là 18 - 250C. Đất trồng cây Hồng phải cao ráo, thoát nước tốt, pH đất 5,6 - 6,5
(Phạm Văn Duệ, 2005). Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) thì hoa Hồng yêu cầu ẩm độ
đất khoảng 60 - 70% và ẩm độ không khí 80 - 85%

1.2.3. Kỹ thuật canh tác
Hồng thuộc loại cây lâu năm. Nếu trồng nhiều trên qui mô lớn thường trồng vào vụ
xuân tháng 2 - 3 hoặc vào mùa thu tháng 10 hàng năm. Nếu trồng ít thì mùa nào cũng
có thể trồng được. Đối với cây hoa Hồng do hoa có thể ra quanh năm nên ngoài việc
phân
lót trước
cầnThơ
phải thường
phântập
thúcvà
saunghiên
mỗi đợt thu
Trung bón
tâm
Học
liệu khi
ĐHtrồng,
Cần
@ Tàixuyên

liệubón
học
cứu
hoạch. Cần phải thường xuyên cắt tỉa những nhánh khô, nhánh hư, nhánh mọc không
cần thiết, những cành ốm yếu không còn lá hoặc những lá vàng úa, sâu bệnh để cho
cây thoáng, quang hợp dễ dàng và đồng thời để tạo dáng cho tán lá đẹp, tròn trịa cân
đối (Nguyễn Xuân Linh, 1998).

1.2.4. Thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên cây hoa Hồng
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì thành phần loài gây hại trên cây hoa Hồng
gồm có bọ cánh cam (Anomala cupripes), bọ hung ăn lá (Protaetia sp.), bọ nhảy
(Phyllotreta striolata ), ong ăn lá (Arge sp.), rầy phấn (Aleurocanthus spiniferus), rệp
sáp (Iserya purchasi), rệp muội (Toxoptera auranti), sâu róm (Orgyia postica), sâu
khoang (Spodoptera litura), bọ trĩ (Thrips palmi) và nhện đỏ (Tetranychus urticae).
Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2002) thì thành phần loài gây hại trên cây
hoa Hồng bao gồm ngài độc xám (Orgyia postica Walker), rệp sáp (Icerya purchasi
Maskell), rệp phấn gai đen (Aleurocanthus spiniferus Quaint), bọ trĩ ngực vàng (Thrips
hawaiiensis Morgan), bọ hụng xanh chân đỏ (Anomala cupripes Hope), ong ăn lá
(Arge sp.).


1.3. Cây hoa Cúc (Chrysanthemum sp.)
1.3.1. Nguồn gốc, đặc tính thực vật
1.3.1.1. Nguồn gốc
Cây hoa Cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp., có nguồn gốc từ Trung Quốc,
Nhật Bản và một số nước Châu Âu. Đây là loại hoa đã được nhập nội vào Việt Nam từ
lâu đời, từ đó đã trở nên phổ biến khắp cả nước và cũng được người Việt ưa chuộng
(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
1.3.1.2. Đặc tính thực vật
Rễ của cây hoa Cúc thuộc loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố

ở tầng đất mặt từ 5 - 20 cm. Cây Cúc thuộc cây thân thảo nhỏ, đốt giòn dễ gãy, càng
lớn càng đứng, cây dạng đứng hoặc bò. Khả năng phân nhánh mạnh. Kích thước thân
cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc vào từng giống và thời vụ trồng.
Những giống nhập nội, thân thường to mập và thẳng, còn những giống cổ truyền thân
nhỏ, mảnh và cong. Nhìn chung cây hoa Cúc ở điều kiện Việt Nam có thể cao từ 30 80 cm. Ở điều kiện ngày dài cây Cúc có thể cao đến 1,5 - 2 m. Lá đơn không có lá

Trung kèm,
tâmmọc
Học
Thơ
Tàiphiến
liệuláhọc
nghiên
cứu
so leliệu
nhau,ĐH
bản Cần
lá xẻ thuỳ
lông@
chim,
mềm tập
mỏng,và
to hay
nhỏ, màu
sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp
lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một
cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi đầu trạng là một bông hoa (Đặng Văn
Đông và Đinh Thế Lộc, 2003 ; Nguyễn Xuân Linh, 1998).

1.3.2. Yêu cầu ngoại cảnh

Nhiệt độ thích hợp cho cây hoa Cúc sinh trưởng và phát triển là 15 - 200C, cây Cúc có
thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 10 - 350C. Độ ẩm đất từ 60 - 70% và độ ẩm không khí từ
55 - 65% là rất thuận lợi cho Cúc sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2003) thì thời gian chiếu sáng là 11 giờ ánh
sáng /ngày là chất lượng hoa Cúc là tốt nhất. Đất trồng cây hoa Cúc phải thoát nước tốt
và khả năng giữ ẩm cao với pH thích hợp từ 5,8 - 6,8, lí tưởng nhất từ 6,0 - 6,5 và nên
trồng trên đất có nhiều chất hữu cơ, ít nhất là 4% hay cao hơn (Rimando, 2001).


1.3.3. Kỹ thuật canh tác
Cây hoa Cúc có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
thì ta có thể căn cứ vào các yếu tố như đặc điểm của từng giống, thời tiết khí hậu của
từng năm và nhu cầu của thị trường (Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003). Theo
Nguyễn Xuân Linh (1998) trước khi trồng cần phải bón phân lót và trong từng giai
đoạn sinh trưởng cần phải bón phân thúc để tăng năng suất và phẩm chất hoa. Việc
tưới nước chỉ cần vừa phải để giữ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều vì sẽ làm cho cây
phát triển cành lá, hoa bé và xấu.

1.3.4. Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa Cúc
Thành phần loài côn trùng gây hại trên cây hoa Cúc bao gồm bọ cánh cam (Anomala
japonica), câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamosus), xén tóc (Phytoecia rufiventris),
bọ hung ăn lá (Protaetia sp.), bọ xít xanh vai vàng (Nezara torquata), bọ xít xanh
(Nezara viridula), rầy xanh (Empoasca flavescens), rệp muội nâu (Macrosiphoniella
sanborni), sâu xanh (Helicoverpa armigera), ngài độc song tuyến (Porthesia
scintillans), sâu khoang (Spodoptera litura), bọ trĩ (Frankliniella sp.) (Phạm Văn Biên
ctv, 2003).
Trung vàtâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thị Tịnh (2003) thì thành phần loài côn trùng gây hại
trên cây hoa Cúc gồm có sâu xanh (Helicoverpa armigera H), sâu khoang (Spodoptera

litura F), rệp nâu (Macrosiphoniella sanborni Gillette), rệp xanh lá cây (Cloradoa
rufomaculata Wilson), rệp xanh đen (Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald), bọ
cánh cam (Anomala japonica Arron), bọ hung ăn lá (Protaetia sp.), bọ bầu vàng
(Aulacophora indica Gmelin), câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamosus), ban miêu
đen (Epicauta impressicomic Pic), bọ xít xanh (Nezara viridula Fabr), bọ xít đỏ
(Dysdercus cingulatus Fabr), bọ trĩ (Frankliniella sp.).

1.4. Cây hoa Huệ (Polianthes tuberosa L.)
1.4.1. Phân loại
Cây hoa Huệ có tên khoa học là Polianthes tuberosa L., thuộc họ hành Liliaceae, bộ
hành Liliales, phân lớp hành Liliidae, lớp hành Lilioposida, ngành hạt kín
Magnoliophyta (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến, 1978).


1.4.2. Nguồn gốc và đặc tính thực vật
Cây hoa Huệ có nguồn gốc từ Mexico du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay. Cây
Huệ thuộc thảo, thực ra không có thân, lá có màu đặc trưng của họ dứa gai, mọc thành
hình tròn quanh đỉnh chồi. Huệ có giả hành dạng củ với bộ rễ chùm. Hoa huệ dài thẳng
đứng, cao vượt khỏi thân mang nhiều hoa trắng thơm ngào ngạt nhất là về đêm (Đặng
Phương Trâm, 2005). Theo Trần Hợp (1998) lá hình giải hẹp, màu xanh nhạt, mốc
trắng lõm lại thành hình máng, đầu thuôn dài, gốc thành bẹ ôm thân, mềm, mọc đều
đặn từ gốc. Cụm hoa khoảng 1 m thẳng đứng, mang hoa ở phần đỉnh, với lá tiêu giảm.
Hoa thường xếp đôi ở một điểm trên cuống rất ngắn. Hoa có màu trắng thơm, cánh hoa
dính lại thành ống, hẹp và hơi cong, đỉnh loe rộng có 6 thùy dài.

1.4.3. Giống
Huệ ở Việt Nam có 2 giống:
- Huệ đơn (Huệ sẻ, Huệ ta) cây thấp mảnh khảnh, cành hoa nhỏ nhắn, bông hoa
chỉ có một lớp cánh nhưng huệ có mùi thơm hơn so với Huệ kép.
- Huệ kép (Huệ tàu, Huệ trâu hay Huệ tứ diện) cây cao, hoa to và nhiều nhưng

kém thơm. Huệ kép phổ biến hơn Huệ đơn vì cây mọc khỏe hơn mà lại cho bông lớn,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
lâu tàn và bán có giá hơn Huệ đơn (Đặng Phương Trâm, 2005).

1.4.4. Kỹ thuật canh tác
Huệ có thể trồng quanh năm. Sau khi trồng cứ vài ngày tưới để cho cây bén rễ. Khi
cây đã bắt đầu phát triển, lá có dấu hiệu sinh trưởng tốt sẽ tưới đẫm (Đặng Phương
Trâm, 2005). Theo Nguyễn Khang Thái (2003) trước khi trồng nếu có điều kiện nên
bón phân chuồng đã ủ mục cho Huệ với liều lượng phân chuồng khoảng 1,5 - 2 tấn +
50 kg super lân. Sau khi trồng khoảng 10 ngày bón 12 kg DAP + 6 kg Ure hòa vào
nước tưới vào gốc. Sau lần bón này cứ định kỳ khoảng nửa tháng bón một lần, mỗi lần
bón khoảng 15 kg NPK (16 - 16 - 8) + 3 kg Ure. Sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho
thu hoạch bông và vào giai đoạn thu hoạch rộ thì 3 -5 ngày cho thu hoạch 1 lần.

1.4.5. Thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên cây hoa Huệ
Có rất ít tài liệu đề cập đến thành phần dịch hại trên cây hoa Huệ. Theo Phạm Văn
Biên và ctv. (2003) thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên cây hoa Huệ không
nhiều, ngoài các loại sâu ăn lá, chích hút, cào cào, bọ cánh cam, bọ trĩ, rệp… phát sinh
và gây hại rải rác, chỉ riêng có nhện đỏ (Tetranychus sp.) là loài gây hại phổ biến nhất.


1.5. Cây hoa Vạn Thọ (Tagetes erecta L., Tagetes patula L.)
1.5.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính thực vật
Cây hoa Vạn Thọ được chia làm 2 nhóm cơ bản: nhóm Vạn Thọ hoa lớn gọi là nhóm
Vạn Thọ Mỹ (Tagetes erecta L.) và nhóm Vạn Thọ có hoa nhỏ hơn gọi là nhóm Vạn
Thọ Pháp (Tagetes patula L.) (Gilman và Teresa Howe, 1999). Theo Đặng Phương
Trâm (2005) thì các giống Vạn Thọ trồng ở nước ta những năm trước có hai loại lớn
và nhỏ, màu vàng cam hoặc vàng nhạt, do thực dân Pháp đưa vào Việt Nam từ những
năm đầu của thế kỷ thứ 20 và đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam. Gần

đây thì Vạn Thọ được nhập nội từ nhiều nước: Pháp, Mỹ, Hà lan…. chủ yếu là thế hệ
lai F1 cho hoa to và đẹp
Theo Trần Hợp (1998) thì Vạn Thọ chia làm hai dạng bao gồm Cúc Vạn Thọ (Tagetes
erecta L.) và Cúc Vạn Thọ lùn (Tagetes patula L.) có nguồn gốc và các đặc điểm sau:
Cúc Vạn Thọ
Tên khoa học: Tagetes erecta L.
Họ Cúc: Asteraceae
nguồn liệu
gốc từĐH
Mexico
được
trồng@
rất Tài
phổ biến
lấy và
hoa nghiên
cúng ngày cứu
lễ
Trung Cây
tâmcó Học
Cần
Thơ
liệuở nước
học ta,tập
tết, cây thân cỏ cao 1m, thẳng, đôi khi phân nhánh, sống hàng năm. Lá chia thùy dạng
lông chim, sâu như lá kép, mép có tuyến lớn và răng cưa. Cụm hoa hình đầu lớn ở tận
cùng thân, màu vàng nhạt. Lá bắc bao sát nhau thành ống dài, màu xanh. Hoa ở ngoài
không đều, cánh hoa nhăn xoắn lại. Hoa giữa hình ống tất cả đều màu vàng tươi.
Cúc Vạn Thọ lùn
Tên khoa học: Tagetes patula Lin.

Họ Cúc: Asteraceae.
Cây có nguồn gốc từ Mexico, thân cỏ cao 30 cm, phân nhiều cành sát gốc, sống hàng
năm. Lá xẻ thùy kép lông chim, mép khía răng cưa, thơm, có tuyến lớn. Cụm hoa hình
đầu nhỏ trên cuống chung dài, hoa ngoài cánh môi đỏ nâu hay vàng. Hoa giữa hình
ống.


1.5.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Vạn Thọ ưa nhiệt độ ấm, tối thích trong khoảng 25 - 300C. Nên trồng Vạn Thọ ở đất
cao ráo, thoát nước tốt, độ pH 6,5 thích hợp cho tất cả các giống Vạn Thọ, cây không
chịu được điều kiện pH thấp. Vạn Thọ ưa ánh sáng trực tiếp nhưng cây không chịu ánh
sáng quá mạnh vì làm tăng nhiệt độ mặt lá (Đặng Phương Trâm , 2005).

1.5.3. Kỹ thuật canh tác
Cây Vạn Thọ có thể trồng quanh năm. Mùa vụ chính là cuối Đông Xuân. Vạn Thọ
trồng từ hạt cây sẽ có hoa nở hoàn toàn sau 60 ngày, giâm từ ngọn cây nở hoa sớm hơn
trong khoảng 35 - 40 ngày. Muốn Vạn Thọ có hoa đẹp, lớn và nở đồng loạt cần phải
bấm ngọn để kích thích nhánh phát triển kịp với ngọn. Bấm ngọn chính lúc cây có từ 6
-7 đôi lá thật đồng thời các nhánh bên cũng có từ 3 đôi lá thật trở lên vào khoảng 35
ngày tuổi (Đặng Phương Trâm , 2005).

1.5.4. Thành phần loài côn trùng và nhện gây hại trên cây Vạn Thọ
Cũng giống như cây hoa Huệ thì thành phần dịch hại trên cây Vạn Thọ có rất ít tài liệu
đề cập đến. Theo Gilman và Teresa Howe (1999) nhện là loài thường xuyên xuất hiện

Trung vàtâm
Học
ĐHngoài
CầnraThơ
liệu

học
và nghiên cứu
gây hại
trênliệu
Vạn Thọ,
còn có@
sâu Tài
vẽ bùa,
ốc sên,
rầytập
hại lá.
1.6. Một số loài gây hại quan trọng trên các loại hoa
1.6.1. Nhện đỏ 2 chấm
Tên khoa học : Tetranychus urticae Koch
Họ: Tetranychidae
Bộ: Acari
Sự phân bố và ký chủ
Nhện đỏ 2 chấm phân bố rộng khắp thế giới và ký chủ của nhện đỏ hai chấm bao gồm
cây ăn trái, rau củ và cây hoa cảnh (Dan Smith và ctv, 1997). Theo Kalshoven (1981)
nhện đỏ 2 chấm còn gây hại trên Đu đủ, Bông, Táo và cây ăn trái.


Đặc điểm hình thái
Con cái dài 0,4 mm cơ thể có hình bầu dục, trên phần lưng có 12 cặp lông cứng, con
đực cũng có hình bầu nhưng thon về cuối bụng và kích thước nhỏ hơn con cái (Fasulo
và Denmark, 2000). Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) thì nhện trưởng thành rất nhỏ,
hình bầu dục, dài khoảng 0,5 mm, màu đỏ hồng có 8 chân, di chuyển nhanh. Trứng rất
nhỏ, hình bán cầu, màu đỏ sẫm, nhìn qua kính phóng đại thấy chính giữa quả trứng có
một sợi lông ngắn thẳng đứng. Nhện non giống nhện trưởng thành, có 6 chân, màu
hồng. Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2002) thì nhện cái dài 0,53 mm, rộng

0,32 mm, lưng hình trứng tròn, trên lưng có 24 lông tơ xếp thành 6 hàng ngang, chân
ngắn hơn thân, giữa móng có 3 đôi lông. Nhện đực dài 0,36 mm, rộng 0,2 mm, lưng
lồi có góc. Trứng màu trắng sữa hoặc trắng trong.
Đặc điểm sinh học và tác hại
Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành một lớp tơ rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng
từng quả vào lớp tơ. Một con cái có thể đẻ 200 trứng. Nhện non và trưởng thành sống
tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu, vàng nhạt dọc 2 bên
lá. Mật độ nhện cao có thể làm cho lá vàng, khô và rụng, cây sinh trưởng kém.
Trung gân
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vòng đời trung bình 20 - 25 ngày, trong đó thời gian trứng 4 - 6 ngày, nhện non 13 15 ngày, trưởng thành đẻ trứng 3 - 5 ngày. Nhện đỏ 2 chấm phát triển nhiều trong điều
kiện nóng và khô, ngoài gây hại trên cây hoa Hồng, còn gây hại trên Dưa leo, Bông,
Chè, Cam, Quít, Đậu đỗ (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2002) thì mỗi con cái có thể đẻ từ 113 - 206
trứng, tỉ lệ trứng nở là 95%. Nhện cái không giao phối có thể đẻ ra nhện đực, nếu giao
phối đẻ ra nhện cái và nhện đực.

1.6.2. Nhện đỏ
Tên khoa học: Tetranychus cinnabarinus Boisduval
Họ: Tetranychidae
Bộ: Acari
Sự phân bố và ký chủ
Nhện đỏ tấn công trên 100 loài ký chủ và một số loài cỏ. Một số cây mà nhện gây hại
quan trọng như Cà tím, Tiêu, Cà chua, Đậu và nhiều loại rau cải (Mau và Martin


Kessing, 1992). Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus
Boisduval phân bố rộng khắp, chúng có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới. Trên thế giới chúng phá hại trên 120 loài cây như Bông, Nho, cây cảnh, rau quả,

cây gỗ. Ở Việt Nam chúng gây hại trên nhiều cây như Bông, Sắn, Đay, Đậu tương, Ớt,
Lạc, Đào, Mận, Cà chua, Khoai tây, Khoai lang...
Đặc điểm hình thái và sinh học
Cơ thể có hình cầu, trưởng thành có màu đỏ son hay màu đỏ hơi vàng. Trên lưng mỗi
bên có một vệt đỏ sẫm. Trên lưng có nhiều lông, lông không có u lông. Con đực có cơ
thể thon nhỏ, cuối bụng nhọn, cơ thể màu đỏ vàng. Trứng hình cầu, trơn nhẵn, màu
vàng nhạt, khi sắp nở có màu hơi nâu, được đẻ rải rác từng trứng. Nhện non tuổi 1 có
màu trắng ngà, hình bầu dục, có 3 đôi chân, trên thân có nhiêu lông dài. Nhện non tuổi
2 có 4 đôi chân, màu vàng nhạt, có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 3 rất giống thành
trùng tuy nhiên kích thước nhỏ hơn, có màu vàng rơm hoặc vàng đậm, bắt đầu xuất
hiện 2 đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạt trên lưng. Nhện đẻ trứng sát mặt dưới lá. Sau 3 ngày
trứng nở thành nhện non có 3 đôi chân. Sau 1,8 ngày nhện non lột xác thành tiền
trưởng thành I, có 4 đôi chân và sau 2 ngày lột xác lần 2 thành tiền trưởng thành II, có

Trung 4tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đôi chân. Trong các giai đoạn phát triển thì giai đoạn trưởng thành là dài nhất. Một
năm loài này có thể có 20 - 25 thế hệ (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Sự gây hại
Theo Mau và Martin Kessing (1992) thì loài này có phổ ký chủ rất rộng và gây thiệt
hại rất quan trọng về kinh tế tại đảo Hawaii. Thành trùng và ấu trùng chủ yếu gây hại
dưới mặt lá, trong quá trình gây hại nhện tạo ra lớp mạng nhện mỏng, nhện chích hút
làm cho lá có các chấm nhỏ li ti, làm cho lá mất màu và có thể rụng đi.
Biện pháp phòng trị nhện đỏ T. urticae và T. cinnabarinus
Trong tự nhiên thì nhóm nhện gây hại cũng bị rất nhiều loài thiên địch tấn công nên
mật số của chúng thường không cao, tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên các thuốc
hóa học có phổ tác dụng rộng đã tiêu diệt nhiều loài thiên địch của nhện gây hại, điều
này sẽ đưa đến sự gia tăng mật số và sự bộc phát của nhện. Nhiều loại thuốc hóa học
khi sử dụng liên tục sẽ gây hiện tượng lờn thuốc. Bên cạnh đó một số loại thuốc còn có
khả năng làm gia tăng mật số nhện gây hại qua việc kích thích sự sinh sản của nhện.

Khi sử dụng thuốc cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau để ngăn


chặn sự bộc phát tính kháng thuốc của nhện. Có thể sử dụng các loại thuốc như:
Comite, Trebon, Danitol, Pegaus, Kelthane, Bi58, Zineb….. và Dầu khoáng DC -Tron
Plus để phòng trị nhện (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) để phòng trị nhện đỏ thì cần chăm sóc đầy đủ cho
cây sinh trưởng tốt, khi nhện phát triển gây hại thì không để ruộng khô hạn, dùng các
thuốc đặc trị nhện như Comite, Ortus, Nissorun, Sirbon, Danitol.
Thiên địch phổ biến của nhện đỏ là bọ rùa Stethorus sp., chúng tấn công tất cả các giai
đoạn phát triển của nhện và có thể hạn chế được mật số nhện gây hại một cách hiệu
quả (Mau và Martin Kessing, 1992). Theo Fasulo và Denmark (2000) thì có 5 loài
nhện thiên địch của nhện đỏ rất phổ biến ở Mỹ là Phytoseiulus persimilis, Mesoseiulus
longipes, Neoseiulus californicus, Galendromus occidentalis, Amblyseius fallicus.
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) thì ngày nay nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis
đang được sử dụng rộng rãi trong nhà kính và vườn cây ăn quả trồng Dưa chuột, Ớt,
Dâu tây, … để phòng chống nhện đỏ tại các nước như Hà Lan, Anh, Mỹ, Pháp… loài
nhện bắt mồi được nhân nuôi rồi chuyển vào trong các lọ nhựa cùng với mùn cưa, sau
đó người làm vườn đem đến ruộng và rắc trên tán lá. Nuôi nhện bắt mồi trong phòng
nghiệm
vớiliệu
thức ăn
là nhện
thấy rằng
mồi này
thể nghiên
phát triển tốt
Trung thí
tâm
Học

ĐH
CầnđỏThơ
@ loài
Tàinhện
liệubắthọc
tậpcóvà
cứu
và là một loài thiên địch rất có triển vọng ở nước ta.

1.6.3. Bù lạch
Tên khoa học: Scirtothrips dorsalis Hood
Họ: Thripidae
Bộ: Thysanoptera
Sự phân bố
Pakistan, Nhật Bản, các quần đảo Solomon, Australia, Ấn Độ, Bangladesh, Brunei
Daussalam, Trung Quốc, Indonesia, Đại Hàn, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri
Lanka, Thái Lan, Châu Phi, Hoa kỳ, Papua New Guinea, Việt Nam (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2000). Theo Hodges và ctv. (2005) thì loài này còn phân bố ở Jamaica, Đài Loan,
Hawaii, Tobago và Trinidad, Barbados, Venezuela, Indonesia.
Ký chủ
Ớt, Trinh nữ, Đậu phộng, Sen, Cam, Đậu, cây hoa Hồng, Xoài, Trà, Nho, Điều, Hành,
Dâu, Cao su, Bông vải, Keo và một số loại cỏ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).


Theo Hodges và ctv. (2005) thì ghi nhận Scirtothrips dorsalis Hood tấn công trên 100
loài ký chủ thuộc 40 họ cây trồng khác nhau như Măng tây, Đào lộn hột, Trà, cây có
Múi, Thược dược, Dâu tây, Đậu nành, Xoài, Cà chua, Chuối, Sen, cây hoa Hồng, Cà
tím, Me, Cacao, Nho…
Một số đặc điểm hình thái
Trứng hình bầu dục, màu vàng nhạt. Ấu trùng tuổi 1 có cơ thể trong suốt, thân rất nhỏ,

chân dài, râu đầu có 7 đốt, hình ống tròn. Sang tuổi 2, ấu trùng đã có kích thước tương
tự với kích thước của thành trùng, râu dài 7 đốt, râu môi dưới có 3 đốt, không cánh, có
lông trên cơ thể dài hơn lông ở giai đoạn tuổi 1, đầu đã hoá cứng. Giai đoạn tiền nhộng
có màu vàng, râu ngắn, mập, 2 mầm cánh đã lộ ra ngoài cơ thể. Nhộng có màu vàng
sậm, mắt kép và mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh đã dài hơn, râu đầu ngắn. Nhộng cái
có phần cuối bụng nhọn, nhộng đực phần cuối bụng ít nhọn hơn. Thành trùng có kích
thước rất nhỏ, màu vàng đến vàng cam, cánh hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông
nhỏ dài (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Theo Đồng Chiến Thắng (2003) thì thành trùng
có kích thước rất nhỏ 0,8 - 0,9 mm x 0,17- 0,19 mm khi mới vũ hóa có màu trắng sau
đó chuyển sang màu vàng đến vàng cam, phần lưng của bụng có những mảng đen rất

Trung điển
tâmhình.
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thành trùng có 3 mắt đơn màu đỏ và 2 mắt kép màu đen, râu đầu có 7 đốt,
con cái có bộ phận đẻ trứng dạng lưỡi cưa. Trứng hình bầu dục màu trắng ngà đến
vàng nhạt.
Một số đặc điểm sinh học
Sau khi vũ hoá khoảng 3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng, số lượng trứng đẻ khoảng
20 - 25 trứng. Trứng thường được đẻ trong mô lá non, trái non hoặc trong cành non.
Chu kỳ sinh trưởng 13 - 20 ngày, giai đoạn nhộng 3 - 4 ngày. Sau khi hoàn thành giai
đoạn tuổi 2, một số ấu trùng sẽ rơi xuống đất để hoá nhộng, một số khác hoá nhộng
trong các khe nứt của cây hoặc trong các lá cuốn lại (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Sự gây hại
Gây hại rất quan trọng trên Xoài, xuất hiện phổ biến vào giai đoạn ra hoa rộ (tháng 2 4 dl), cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá non, hoa và trái non. Trên trái, khi
tấn công phần tế bào biểu bì, bù lạch tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu
bạc trên vỏ trái. Do bù lạch gây hại chủ yếu ở phía dưới lá đài nên khi trái lớn những
mảng sẹo này lộ ra phía ngoài lá đài thành những vòng sẹo lồi rất đặc trưng. Trái dễ bị
thiệt hại nhất là vào giai đoạn trái còn nhỏ. Nếu mật số cao bù lạch tấn công cả trên



những trái lớn. Vết sẹo trên vỏ trái do bù lạch gây ra sẽ làm mất giá trị thương phẩm
của trái. Bù lạch gây hại chủ yếu các trái nằm ngoài tán lá cây (trảng). Trên lá non, nếu
bị bù lạch gây hại, lá sẽ bị biến màu, cong queo. Gây hại quan trọng vào mùa nắng
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Một số biện pháp phòng trị
- Kỹ thuật canh tác
Sử dụng biện pháp tưới nước phun lên cây có thể hạn chế được mật số bù lạch.
- Biện pháp sinh học
Bù lạch Franklinothrips megalops, Scolothrips indicus và Erythrothrips asiaticus
là thiên địch phổ biến của S. dorsalis, ngoài ra còn có loài Geocoris ochropterus cũng
được ghi nhận là thiên địch quan trọng của S. dorsalis.
- Biện pháp hoá học
Mặc dù không phải là biện pháp lý tưởng nhưng cho đến nay, biện pháp hoá học
vẫn là biện pháp được áp dụng phổ biến để phòng trị bù lạch. Nhiều loại thuốc tỏ ra có
cao đối với bù lạch, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ biến như
Trung hiệu
tâmquảHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Comite, Carsulfan, Phosalone, Benfuracarb, Prothiophos, Confidor, Regent, Trebon,

Cypermethrin, Disulfoton, Sagolex… tuy nhiên cũng giống nhện gây hại, bù lạch cũng
có thể lờn thuốc nhanh vì vậy cần luân phiên sử dụng các thuốc có gốc hoá học khác
nhau (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

1.6.4. Bọ cánh cứng
Tên khoa học: Adoretus sp.
Họ: Scarabaeidae
Bộ:Coleoptera

Ký chủ
Đây là loài đa ký chủ cũng được ghi nhận gây hại trên Chôm Chôm, Nhãn và một số
loài cây khác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Theo Mau và Martin Kessinng (1991) thì
loài Adoretus sinicus Burmeister tấn công trên 250 cây ký chủ như Măng tây, Đậu,
Bông cải xanh, Bắp cải, Cacao, Cải thìa, Bắp, Bông, Dưa chuột, Cà tím, Gừng, Nho,
Mướp tây, hoa Hồng, Dâu tây, Khoai lang


Một số đặc điểm hình thái và gây hại
Thành trùng có màu nâu đỏ, dài khoảng 11 - 12 mm. Thân, cánh và chân có nhiều lông
nhỏ, mặt bụng có lông dày hơn mặt lưng. Thành trùng có mắt to đen, ba cặp chân rất
phát triển, dài với 2 móng dài, sắc nhọn, giúp thành trùng đào bới đất để ẩn trốn vào
ban ngày và để bám trên lá ăn phá, gây hại. Ấu trùng sống trên những chất hữu cơ thực
vật mục nát trong đất, nhưng đôi khi cũng ăn rễ cây. Ấu trùng có đầu cứng phát triển,
cơ thể uốn cong hình chữ C với những lông nhỏ rải rác trên cơ thể, rất đặc trưng của
các loài côn trùng thuộc họ Bọ hung Scarabaeidae. Gây hại chủ yếu vào giai đoạn
thành trùng. Thành trùng gây hại bằng cách cắn thủng các lá non thành từng lỗ, chủ
yếu ăn phá phần lá giữa các gân, không ăn rìa lá. Thường tập trung ăn phần nửa trên
của lá nhiều hơn phần nửa dưới, tuy nhiên khi mật số cao, ăn đều cả lá thành nhiều lỗ,
triệu chứng rất rõ khi lá già. Khi mật số cao có thể gây hại trên toàn bộ lá non làm ảnh
hưởng đến sự quang hợp của cây từ đó làm cho cây kém phát triển, năng suất giảm.
Thành trùng hoạt động (ăn phá, bắt cặp) chủ yếu về đêm, ban ngày trốn dưới đất, đẻ
trứng trong đất (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Biện pháp phòng trị

Trung Theo
tâmNguyễn
Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thị Thu Cúc (2000) thì ở những vùng bị thiệt hại nặng, có thể áp dụng

một số biện pháp tổng hợp như sau:
- Vệ sinh vườn cho thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú ẩn của thành trùng.
- Sử dụng bẫy đèn để thu hút thành trùng.
- Ban đêm rung cây hoặc dùng que quơ mạnh lên trên lá, khi bị động, thành trùng sẽ
rơi xuống đất, thu gom bằng tay.
- Nếu trên 10% lá bị hại thì sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trị vào lúc chiều
mát như Cypermethrin, Bi 58, Sevin, Sherzol, Sumi-alpha, Padan.


1.6.5. Sâu xếp lá
Tên khoa học: Archips micaceana (Walker)
Họ: Tortricidae
Bộ: Lepidoptera
Một số đặc điểm hình thái và sinh học
Thuộc nhóm sâu cuốn lá Tortricidae, có sự khác biệt về hình thái bên ngoài rất rõ nét
về con đực và con cái, con cái có kích thước lớn hơn con đực nhưng con đực lại có
màu sắc rực rỡ hơn con cái. Con cái có chiều dài sải cánh 23 - 24 mm, chiều dài thân 9
- 10 mm. Cơ thể màu vàng nâu, cánh trước có màu nâu vàng, ngay sát rìa cánh trước
gần về phía đuôi cánh có một đốm nâu dẹp, dài khoảng 3 mm. Cánh sau có màu vàng
rơm, trên rìa trước của cánh sau, gần sát gốc cánh có một vết màu đen. Con đực có
chiều dài sải cánh 19 - 20 mm, chiều dài thân 8 - 8,5 m. Cánh trước có pha nhiều vết
vàng, nâu, đen rực rỡ. Rìa ngoài của cánh có màu sáng hơn phía trong cánh. Cánh sau
màu vàng rơm (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Ấu trùng phát triển đầy đủ có cơ thể có màu xanh, trong suốt, đầu màu đen (Nguyễn
ThuHọc
Cúc, liệu
2000).ĐH
TheoCần
Nguyễn
Thị @

Tường
(2005)
thì tập
giai đoạn
ấu trùng trải
Trung Thị
tâm
Thơ
TàiVânliệu
học
và nghiên
cứu
qua 6 tuổi, ấu trùng mới nở có màu vàng nhạt, đầu đen bóng. Kích thước thân trung
bình của ấu trùng mới nở 1,3 ± 0,04 mm x 0,2 mm. Ở tuổi cuối ấu trùng có cơ thể màu
xanh, đầu nâu đỏ, kích thước thân trung bình ấu trùng tuổi cuối 15,6 ± 0,4 mm x 2,1±
0,05 mm. Theo Nguyễn Thị Tường Vân (2005) lúc mới hóa nhộng phần bụng có màu
vàng tươi, phần đầu ngực và mầm cánh có màu xanh đọt chuối. Sau dần chuyển sang
màu nâu bắt từ phần bụng. Trước khi vũ hóa nhộng có màu nâu đen. Nhộng cái thường
lớn hơn nhộng đực, kích thước nhộng cái là 10,7 ± 0,2 mm x 3 ± 0,04 mm, kích thước
nhộng đực 9,7 ± 0,03 mm x 2,8 ± 0,04 mm. Thời gian nhộng kéo dài 5 -7 ngày.
Sự gây hại
Hiện diện phổ biến trong những vườn Ổi tơ, ít được chăm sóc. Tại đồng bằng sông
Cửu Long sâu được ghi nhận suốt năm nhưng phổ biến vào các tháng đầu mùa mưa.
Sâu gây hại bằng cách nhả tơ xếp lá lại và ăn phá bên trong. Các lá bị xếp có thể nhiều
lá hoặc chỉ một lá đến hai lá được xếp lại với nhau, khi mật số cao sâu có thể ăn rụi lá
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Theo Nguyễn Thị Tường Vân (2005) loài này còn gây
hại khá nghiêm trọng trên cây Đậu phộng.


Biện pháp phòng trị

Khi mật số cao, sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông thường để phòng trị, cần chú ý
khi sử dụng thuốc trừ sâu, nên luân phiên các loại thuốc có gốc hoá học khác nhau để
tránh hiện tượng sâu quen thuốc (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).

1.6.6. Rầy mềm
Tên khoa học: Macrosiphoniella sanborni Gill
Họ: Aphididae
Bộ: Homoptera
Đặc điểm hình thái và sinh học
Rệp cái không cánh, thân dài 1,5 mm, màu nâu đỏ đến nâu đen, bóng, ống bụng màu
đen, râu đầu có 3 đốt màu nâu nhạt dài hơn thân, vòi hút dài tới gốc chân sau. Rệp cái
có cánh, thân dài 1,7 mm, trên thân có nhiều đốm nhỏ. Râu đầu rệp cái có 15 - 25 vết
lồi lên thành cơ quan cảm giác, ống bụng có 10 - 15 lông ngắn. Rệp con màu nâu,
mảnh đuôi phát triển không hoàn toàn. Rệp đến tuổi 3 thì có thể mọc cánh. Vòng đời
15 liệu
- 20 ngày,
nămThơ
có thể@
hình
thành
20 học
lứa liên
tiếpvà
(Phạm
Văn Biên
Trung trung
tâmbình
Học
ĐH một
Cần

Tài
liệu
tập
nghiên
cứu
và ctv, 2003).
Tập quán sinh sống và sự gây hại
Trong quần thể rệp đa số là rệp cái không cánh và rệp non, ít di chuyển. Rệp có cánh
thường hình thành khi mật số rệp cao vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Rệp
sống tập trung ở ngọn cây, lá non, đài hoa, nụ hoa và cánh hoa. Rệp chích hút dịch cây
tạo thành những đốm nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen, cây bị mất dinh dưỡng trở nên
còi cọc, ngọn xoăn chùn lại, lá biến dạng, nụ hoa bị thui không nở, cánh hoa nhạt màu
và úa. Cây Cúc có rệp thường có lớp nấm bồ hóng đen làm giảm khả năng quang hợp.
Rệp còn là môi giới truyền bệnh khảm lá virus (Phạm Văn Biên và ctv, 2003)
Biện pháp phòng trừ
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003) nên áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra kỹ cây con trước khi trồng, để không trồng cây có rệp
- Dọn sạch cỏ dại trong vườn, dùng tay giết rệp.
- Phun thuốc trừ rệp bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường khi phát hiện rệp
Theo Trần Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã (2002) khi có rệp cứ 7 - 10 ngày phun thuốc


×