Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

SO SÁNH đặc TÍNH SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của 4 GIỐNG KHỔ QUA TRỒNG tại ấp cây hẹ, xã PHÚ cần, HUYỆN TIỂU cần, TỈNH TRÀ VINH, vụ ĐÔNG XUÂN 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.48 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

LÊ VĂN ĐỐI

SO SÁNH ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 4 GIỐNG KHỔ QUA TRỒNG TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ
PHÚ CẦN, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH,
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0oLuận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Trồng Trọt với đề tài

SO SÁNH ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 4 GIỐNG KHỔ QUA TRỒNG TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ
PHÚ CẦN, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH,
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009

Do sinh viên Lê Văn Đối thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Cán bộ hƣớng dẫn

Ts. Trần Thị Kim Ba




TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấm luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành
trồng trọt với đề tài:

SO SÁNH ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 4 GIỐNG KHỔ QUA TRỒNG TẠI ẤP CÂY HẸ, XÃ
PHÚ CẦN, HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH, VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009

Do sinh viên Lê Văn Đối thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá ở mức:
..........................................................................
Duyệt khoa
Trƣởng khoa Nông Nghiệp và SHƢD

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Chủ tịch Hội đồng


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tƣơng lai sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Ts. Trần Thị Kim Ba đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, gợi ý, động
viên và giúp đỡ em trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thành kính biết ơn
Quý thầy cô và cán bộ thuộc bộ môn khoa học cây trồng, khoa nông nghiệp và
sinh học ứng dụng đã góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Thành Hối đã tận tình dìu dắt lớp hoàn thành tốt
khóa học.
Chân thành cảm ơn
-

Bạn Phan Kiên Em, Nguyễn Văn Xiên, Trần Quang Vũ, Phan Văn Ngoan,

Nguyễn Ngọc Hoài đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm.
này.

Tập thể sinh viên lớp trồng trột 33A, 33B đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Lê Văn Đối
Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1989
Nơi sinh: Thiện Mỹ, Trà Ôn, Vĩnh Long
Con ông: Lê Văn Đô
Và bà: Nguyễn Thị Tuyết Minh
Chổ ở hiện nay: E78, Khu dân cƣ 586, Phƣơng Phú Thứ, Quận Cái Răng, Thành phố

Cần Thơ.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1995 đến năm 2000
Trƣờng: Tiểu Học Thị Trấn B
Địa chỉ: ấp Mỹ Phó, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
2.Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2000 đến năm 2004
Trƣờng: Trung Học Cơ Sở Thị Trấn Trà Ôn
Địa chỉ: Thị trấn Trà Ôn , huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
3.Trung hoc phổ thong
Thời gian đào tạo: 2004 đến năm 2007
Trƣờng: Trung Học Phổ Thông Trà Ôn
Địa chỉ: Thị trấn Trà Ôn , huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Ngày….tháng….năm 2010
Ngƣời khai ký tên

Lê Văn Đối


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trƣớc dây.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Tác giả luận văn

Lê Văn Đối



MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................... i
Danh sách bảng .................................................................................................... iii
Danh sách hình ..................................................................................................... iv
Tóm lƣợc................................................................................................................ v
Mở đầu .................................................................................................................. vi
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 1
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA
CÂY KHỔ QUA. ............................................................................................ 1
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dƣỡng khổ qua. .......................................... 1
1.1.2 Tình hình sản xuất khổ qua trong nƣớc và trên thế giới. ..................... 2
1.1.3 Đặc tính thực vật cây khổ qua. ........................................................... 2
1.1.4 Các thời kỳ sinh trƣởng của khổ qua. ................................................. 4
1.2

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây khổ qua. ........................................... 6

1.3

Kỹ thuật trồng khổ qua. ............................................................................... 7

1.4

Sâu bệnh hại quan trọng trên khổ qua. ......................................................... 9
1.4.1 Sâu hại. ................................................................................................ 9
1.4.2 Bệnh hại. ........................................................................................... 11

1.5 Một số đặc tính giống khổ qua trên thị trƣờng hiện nay. ............................. 12
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................................... 14
2.1 PHƢƠNG TIỆN ........................................................................................... 14

2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm. ...................................................... 14
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm. ............................................................................ 14
2.2 PHƢƠNG PHÁP .......................................................................................... 15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm. ............................................................................... 15
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm: ........................................................................ 17
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi: ......................................................................... 18
2.2.4 Phân tích số liệu: ................................................................................ 20


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 21
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUAN VỀ THÍ NGHIỆM. ..................................................... 21
3.2 TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG. ...................................................................... 22

3.2.1 Chiều dài dây chính............................................................................ 22
3.2.2 Tổng số lá. ......................................................................................... 25
3.2.3 Đƣờng kính gốc thân. ......................................................................... 28
3.2.4 Chiều dài trái...................................................................................... 29
3.2.5 Đƣờng kính trái. ................................................................................. 30
3.2.6 Tỷ lệ giữa chiều dài trái và đƣờng kính trái. ....................................... 31
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ..................................................................... 32
3.3.1 Trọng lƣợng trái. ................................................................................ 32
3.3.2 Số trái trung bình trên dây. ................................................................. 33
3.3.3 Trọng lƣợng trái trên dây. .................................................................. 33
3.3.4 Số trái thƣơng phẩm. .......................................................................... 35
3.3.5 Số trái không thƣơng phẩm. ............................................................... 36
3.3.6 Tổng số trái. ....................................................................................... 37
3.4 NĂNG SUẤT ............................................................................................... 39
3.4.1 Năng suất thƣơng phẩm. .................................................................... 38
3.4.2 Năng suất không thƣơng phẩm. .......................................................... 40
3.4.3 Hiệu quả kinh tế. ................................................................................ 40

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 43
4.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 44


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Chiều dài dây chính của 4 giống khổ qua ở các thời điểm sinh trƣởng
trồng ơ xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

24

3.2

Tốc độ tăng trƣởng chiều dài dây (cm) trên thân chính của 4 giống khổ
qua tại xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

25

3.3

Số lá của 4 giống khổ qua ở các thời điểm sinh trƣởng trồng ở xã Phú

Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

27

3.4

Tốc độ ra lá (lá) của 4 giống khổ qua trồng ở xã Phú Cần, huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh.

27

3.5

Năng suất không thƣơng phẩm của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú
Cần, huyện Phú Cần, tỉnh Trà Vinh.

40

3.6

Hiệu quả kinh tế của bốn giống khổ qua trồng tại ấp Cây Hẹ, Xã Phú Cần,
Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh.

42


DANH SÁCH HÌNH

Hình


Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh.

16

3.1

Thời tiết tỉnh Trà Vinh trong thời gian thí nghiệm.

22

3.2

Đƣờng kính gốc thân của 4 giống khổ qua ở thời điểm NSKG đƣợc trồng
ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

28

3.3

Chiều dài trái của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần, huyện Tiểu
Cần, tỉnh Trà Vinh.

29


3.4

Đƣờng kính trái của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần, huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

30

3.5

Tỷ lệ giữa chiều dài trái/đƣờng kính trái của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở
xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

31

3.6

Trọng lƣợng trung bình trái của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú
Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

32

3.7

Trọng lƣợng trung bình trái trên dây của 4 giống khổ qua trồng ở xã Phú
Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

33

3.8


Sự tƣơng quan giữa năng suất thƣơng phẩm với trọng lƣợng trái/dây của 4
giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

34

3.9

Số trái trung bình trên dây của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

35

3.10

Số trái thƣơng phẩm của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần, huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

36

3.11

Số trái không thƣơng phẩm của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

37

3.12

Tổng số trái của 4 giống khổ qua đƣợc trồng ở xã Phú Cần, huyện Tiểu

Cần, tỉnh Trà Vinh.

38

3.13

Năng suất thƣơng phẩm của 4 giống khổ qua trồng ở xã Phú Cần, huyện
Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

39


Lê Văn Đối , 2010. “So Sánh Năng Đặc Tính Sinh Trƣởng Và Năng Suất Của 4
Giống Khổ Qua Trồng Tại ấp Cây Hẹ Huyện Tiểu Cần Tỉnh Trà Vinh, Vụ Đông
Xuân 2010”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Trần Thị Kim
Ba.

TÓM LƢỢC
Giống là một yếu tố quan trọng trong sản xuất, nhất là việc làm sao chọn lựa ra
đƣợc một giống tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân. Đề tài “ So sánh đặc
tính sinh trƣởng và năng suất khổ qua tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh
Trà Vinh, vụ Đông Xuân 2009” đƣợc thực hiện nhằm chọn ra những giống có sức sinh
trƣởng mạnh và năng suất cao để khuyến cáo cho ngƣời dân sử dụng.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
gồm 4 nghiệm thức là 4 giống khổ qua: Maya 454, TN 166, Én Vàng, Big 49. Có tất cả
12 lô, diện tích mỗi lô thí nghiệm là 36m2, diện tích khu thí nghiệm là 525 m2. Các
giống đƣợc trồng với khoảng cách cây cách cây là 0,6 m, khoảng cách hàng cách hàng
là 0,8 m, mỗi hốc trồng một cây.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự sinh trƣởng về chiều dài dây của hai giống

Maya 454 (11,4 – 384 cm) và TN 166 (11,7 – 375 cm) tỏ ra vƣợt trội so với hai giống
Big 49 (9,5 – 339 cm) và Én Vàng (14,3 – 362 cm). Giống Én Vàng có tổng số lá nhiều
nhất (318 lá/dây), kế đến là Maya 454 (296 lá/dây) và Big 49 (270 lá/dây), giống TN
166 có tổng số lá thấp nhất (247 lá/dây). Đƣờng kính gốc thân của giống Big 49 lớn
nhất (1,08 cm), kế đến là giống TN 166 (1,02 cm) và giống Én Vàng (0,98 cm), giống
Maya 454 có đƣờng kính gốc thân nhỏ nhất (0,88 cm).Hai giống khổ qua cho năng suất
thƣơng phẩm cao là giống Big 49 (21,9 tấn/ha) và Én vàng (21,7 tấn/ha), hai giống
Maya 454 (20,2 tấn/ha) và TN 166 (19,8 tấn/ha) cho năng suất thấp nhất.


MỞ ĐẦU
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày do cung cấp nhiều
vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, rau còn làm tăng tính ngon miệng góp phần nhƣ một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dƣỡng và kéo dài tuổi thọ của con ngƣời. Một
trong những loại rau có tầm quang trọng đó là khổ qua có tên khoa học là Momordia
charantia, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) là một nhóm rau ăn quả. Khổ qua đƣợc
dùng để chế biến thức ăn tƣơi hằng ngày hoặc sấy khô làm trà, là một mặt hàng xuất
khẩu có giá trị. Theo Mai Thị Phƣơng Anh và ctv (1996) trong 100 g khổ qua có 16
calo; 3 g glucid; 0,9 g protid; 22 mg vitamin C; 0,07 mg vitamin B1; 0,3 mg PP; 0,04
mg Fe, đặc biệt cây khổ qua là một loại rau đƣợc xem nhƣ một cây thuốc nam quí chữa
đƣợc nhiều bệnh. Khổ qua cho năng suất rất cao, trung bình từ 25 – 30 tấn/ha, mang lại
lợi nhuận cao cho ngƣời sản xuất, có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất. Mặt khác, khổ
qua hiện nay còn đóng một vai trò quang trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên những vùng đất lúa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nhằm phá
vỡ thế độc canh cây lúa với sự diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh đã làm tổn
hại nặng nề đến đời sống kinh tế của ngƣời dân.
Tuy nhiên, trong việc sản xuất khổ qua để đạt đƣợc năng suất cao còn gặp rất
nhiều khó khăn, bởi vì năng suất cây bị ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố. Trong đó giống là
một yếu tố quan trọng có vai trò quyết định năng suất. Cho nên việc chọn giống phù
hợp để đạt đƣợc sản lƣợng cao nhất và phẩm chất tốt nhất, đang là một vấn đề cần thiết

nhất hiện nay.
Vì lý do trên nên đề tài “ So sánh đặc tính sinh trƣởng và năng suất của 4 giống
khổ qua tại ấp Cây Hẹ, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện
nhằm mục đích chọn ra giống có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân.


CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.6 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA
CÂY KHỔ QUA.
1.6.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dƣỡng khổ qua.
Nguồn gốc khổ qua.
Tên khoa học : Momordia charantia L.
Họ: Cucurbitaceae
Tên tiếng Anh: Bittergrourd, Bitter cucumber
Theo Jeffrey (1967) giống khổ qua bao gồm khoảng 23 loài sống ở Châu Phi, vùng
nhiệt đới Đông bán cầu và vùng cận nhiệt đới của tất cả các lục địa. Tên giống khổ qua
đƣợc bắt nguồn từ tiếng Latin, có số lƣợng nhiễm sắc thể là n= 28 gồm M.dioica,
M.chavantia, M.balsamina, ngoài ra còn có n = 22. Ngoài ra, khổ qua còn có ở Châu
Phi và Nam Mĩ (Mai Thị Phƣơng Anh, 1996).
Giá trị dinh dƣỡng khổ qua.
Cây khổ qua là một loại rau ăn quả có giá trị cao về mặt dinh dƣỡng và kinh tế đƣợc
nhân dân ƣa chuộng dùng làm cây thực phẩm và cây thuốc nam để chữa bệnh (Diệp
Dân Hùng, 1996). Thành phần dinh dƣỡng trong 100 g khổ qua có: 16 calo; 3 g glucid;
0,9 g protid; 22 mg vitamin C; 0,07 mg vitamin B1; 0,3 mg PP; 0,04 mg Fe (Mai Thị
Phƣơng Anh và ctv., 1996). Theo Lylas (1995) khổ qua trị đƣợc bệnh tiểu đƣờng, viêm
họng, làm sang mắt, đỡ mệt nhọc, khỏi hồi hợp, tinh thần sản khoái. Cây khổ qua có
thể dùng để ăn sống, làm dƣa hoặc đóng hộp, … (Vinning, 1995). Ở một số địa phƣơng
cây khổ qua đƣợc xem là cây thuốc nam quí trong mùa hè hơn là giá trị của một cây
thực phẩm bởi vì trong khổ qua có chất đắng Momordicine là chất có tác dụng giải
nhiệt, trị bệnh tiểu đƣờng (Diệp Dân Hùng, 1996). Theo Dƣơng Hồng Dật, 2003, khổ

qua có vị đắng, tính lạnh, giải nhiệt, sáng mắt, mát tim, nhuận tùy, bổ thận, giảm mệt


mỏi. Hoa khổ qua chữa đau dạ dày. Lá khổ qua chữa đơn độc sƣng đỏ và mụn nhọt,
đau nhứt. Ngoài ra, khổ qua là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao ở dạng sấy khô
(Trần Thị Ba, 1997)
1.6.2 Tình hình sản xuất khổ qua trong nƣớc và trên thế giới.
Theo Lim (1998) cho rằng sản lƣợng khổ qua đạt đƣợc của một số quốc gia trong
khu vực Châu Á nhƣ sau: vào năm1992 Philipines đạt đƣợc sản lƣợng 18.000 tấn/năm;
vào năm 1994 Thái Lan đạt đƣợc sản lƣợng 17.749 tấn/năm; vào năm 1993 Trung
Quốc đạt đƣợc sản lƣợng 35.000 tấn/năm; vào năm 1994 Malaysia đạt đƣợc sản lƣợng
19.000 tấn/năm. Theo Trần Thị Ba (1997) ngày nay khổ qua trồng nhiều ở các nƣớc
nhiệt đới: Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, …. Ở Việt Nam, hiện nay khổ qua
đƣợc đƣa vào sản xuất trái vụ trên đất lúa giúp tăng thu nhập cho ngƣời dân do khổ qua
có sức sinh trƣởng mạnh, khả năng thích nghi rộng và năng suất cao ( Diệp Dân Hùng,
1996 ).
1.6.3 Đặc tính thực vật cây khổ qua.
Rễ.
Rễ chính có thể ăn sâu tới 0.9 m đến trên 2 m. Rễ phụ chủ yếu tập trung ở lớp mặt
đất 20 – 35 cm. Nhờ có bộ rễ phát triển mạnh mà khả năng chịu hạn của khổ qua tƣơng
đối lớn. Ngƣợc lại ẩm độ đất quá cao, mạch nƣớc ngầm nông, sẽ ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến sinh trƣởng của bộ rễ (Tạ Thị Thu Cúc, 1979).
Thân.
Thân khổ qua thuộc họ thân thảo một năm, có đặc tính leo bò. Với điều kiện thuận
lợi và để sinh trƣởng tự nhiên, chúng có thể vƣơng dài đến 8 – 10 m, nhƣng thân khổ
qua ở thời kỳ đầu phát triển rất chậm (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Theo Tạ Thu Cúc
(2005) nếu để cây lan bò tự nhiên, chiều dài thân có thể đạt tới 20 m, khả năng sinh
trƣởng của thân thay đổi theo thời gian và kỹ thuật trồng. Mỗi tua cuống trên thân đƣợc
mọc ra từ một nách, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Giữa các đốt thân có những



vùng tế bào có khả năng phân chia thành những tế bào mới rất lạ làm các lóng thân
vƣơn dài ra (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Thân khổ qua có tính sinh nhánh lớn, có thể ra tới
nhánh cấp 4, cấp 5 (Nguyễn Văn Thắng, 1999). Ở thời kỳ cây con có 1 – 2 lá đến 4 – 5
lá thật, cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn, thân mãnh. Thời kỳ ra hoa thân phát triển mạnh
nhất, tốc độ sinh trƣởng nhanh lóng dài. Đến khi già thi cây đạt độ dài tối đa (Tạ Thu
Cúc, 2005)

Lá mầm của khổ qua thƣờng rất lớn, hình trứng và có ý nghĩa lớn trong quang hợp
tạo vật chất nuôi cây và quá trình ra lá thật sau này. Lá thật là lá đơn, cuống dài và rỗng
(Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Lá khổ qua mọc sole, dài 5 – 10 cm. Phiến lá chia 5 – 7 thùy,
hình trứng, mép lá có răng cƣa đều. Mặt dƣới lá màu nhạt hơn mặt trên. Trên gân lá có
lông ngắn (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Tốc độ ra lá và tăng kích thƣớc lá ở thời kỳ cây
con rất chậm, đặc biệt là khi gặp nhiệt độ thấp (Tạ Thị Thu Cúc, 1979). Lá có độ lớn
tối đa vào thời kỳ sinh trƣởng mạnh và ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu. Trên
lá và cuống lá có lớp lông phủ dày, lớp lông này có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi
nƣớc (Tạ Thu Cúc, 2005).
Hoa.
Theo Dƣơng Hồng Dật (2003), hoa khổ qua mọc đơn độc ở kẻ lá. Hoa đực, hoa cái
cùng gốc. Hoa có cuống dài. Cánh hoa màu vàng nhạt. Đƣờng kính hoa khoảng 2 cm.
Theo Tạ Thị Thu Cúc (1979), hoa khổ qua thuộc loại đơn tính, thụ phấn khác hoa nhờ
côn trùng. Hoa cái thƣờng là hoa đơn và có kích thƣớc lớn hơn hoa đực. Hoa đực
thƣờng có cuống dài hơn hoa cái. Nhị đực ngắn, to, nhụy cái ngắn, núm nhụy phân
thùy. Bầu hoa phát triển mạnh ngay từ khi hoa chƣa nở. Ở bầu bí hoa đực thƣờng ra
sớm và nhiều hơn hoa cái. Tỷ lệ giữa hoa đực và hoa cái không cân đối. hoa cái ít hơn
hoa đực tới 15 – 20 lần (Nguyễn Văn Thắng, 1999). Vì vậy trong sản xuất cần tỉa bỏ số
hoa đực không cần thiết (Tạ Thu Cúc, 2005). Khi thời tiết không có lợi cho ong bƣớm


hoạt động cần thực hiện thụ phấn bổ sung, trung bình một hoa đực thụ phấn cho 2 – 3

hoa cái (Tạ Thu Cúc, 2005).
Quả và hạt
Trái khổ qua hình thoi, dài 8 – 15 cm, rộng 0,7 – 0,8 cm, hạt trông gần giống hạt bí
ngô, quanh hạt có màu đỏ máu nhƣ màu gấc (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Theo Tạ Thị
Thu Cúc (1979), trái khổ qua thuộc loại quả thịt, thƣờng có 3 lá noãn. Bộ phận sử dụng
của quả chủ yếu là vỏ quả giữa hay vỏ quả trong. Hạt phần lớn là trứng hay bầu, màu
sắc hạt vàng hoặc trắng. Hạt khổ qua to, chứa nhiều dầu.

1.6.4 Các thời kỳ sinh trƣởng của khổ qua.
­

Thời kỳ nẩy mầm: (từ khi mộc đến 2 lá mầm).
Hạt chứa nhiều chất dinh dƣỡng nên thuận lợi cho quá trình mọc. Yếu tố quan trọng

trong thời kỳ nẩy mầm là nhiệt độ. Khi nhiệt độ trên 120C thì hạt nẩy mầm, nhiệt độ
thích hợp nhất là 25 – 300C, nhiệt độ thấp dƣới 100C hạt không mọc. Độ ẩm đất cũng
quan trọng trong thời kỳ nẩy mầm. Sự sinh trƣởng của 2 lá mầm phụ thuộc nhiều vào
giống, nhiệt độ, chất dinh dƣỡng và độ ẩm đất. Ở thời kỳ này chúng sinh trƣởng rất
nhanh, có ảnh hƣởng lớn đến đời sống của cây, đặc biệt là thời kỳ cây con (Tạ Thu
Cúc, 2005).
­

Thời kỳ cây con: (từ khi cây có 2 lá mầm đến 4 – 5 lá thật).
Đặc điểm của thời kỳ này là thân lá sinh trƣởng rất chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và

ngắn, thân ở trạng thái đứng thân thẳng, chƣa có khả năng phân cành. Rễ tƣơng đối
phát triển nhanh về chiều sâu và rộng, rễ phụ mạnh, cần bón thúc, tƣới nƣớc giữ ẩm để
kích thích ra rễ (Trần Thị Ba, 1999). Theo Đinh Văn Lữ và ctv (1971) độ ẩm đất 60 -70
% trong thời kỳ này cây vẫn sống đƣợc, cây sinh trƣởng tốt ở nhiệt độ 20 – 220C.



­

Thời kỳ ra hoa: (từ khi cây có 4 – 5 lá thật đến khi cây có hoa cái đầu tiên).
Ở thời kỳ này thân lá sinh trƣởng mạnh, thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá và chiều dài

thân tăng vƣợt trội so với thời kỳ cây con. Các nhánh cấp 1 cấp 2 và tua cuống đƣợc
hình thành liên tục. Cây nhanh chóng chiếm diện tích dinh dƣỡng, nếu làm giàn không
kịp thì cây bị đỗ ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển. Sau khi trồng từ 50 – 70
ngày trên cây xuất hiện hoa cái đầu tiên. Sự khác biệt này tùy thuộc vào giống, điều
kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Ở thời kỳ này cần đặc biệt chú ý đến sự cân
bằng giữa sinh trƣởng dinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh dục. Nếu đạm trong cây dƣ thừa,
cây sinh trƣởng quá mạnh, kéo dài thời gian ra hoa, quả, giảm khả năng chóng chịu với
sâu bệnh hại và điệu kiện bất lợi của môi trƣờng (Tạ Thu Cúc, 2005).
­

Thời kỳ ra quả: (từ khi cây có quả thứ nhất đến khi cây ra quả tập trung).
Cây sinh trƣởng và phát triển rất mạnh, khối lƣợng thân, lá, quả trên mặt đất và

khối lƣợng dƣới mặt đất đạt tối đa. Quả đƣợc hình thành một cách liên tục, quả tăng
nhanh về kích thƣớt và khối lƣợng quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp. Năng suất và
chất lƣợng quả tốt nhất, phần trăm ( % ) quả thƣơng phẩm cao ( Tạ Thu Cúc, 2005).
Theo Trần Thị Ba (199) đây là thời kỳ cây yêu cầu nhiều nƣớc và dinh dƣỡng nhất, cần
thu hoạch trái lứa đầu đúng độ chín thƣơng phẩm để dƣỡng cho các lứa sau.
­

Thời kỳ già cõi:
Sự sinh trƣởng của thân lá giảm đi nhanh chóng, số quả trên cây ít, cây trở nên già

cõi. Quả phát triển không cân đối, thƣờng là dị hình. Năng suất và chất lƣợng quả giảm

rõ rệt (Tạ Thu Cúc, 2005).


1.7 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây khổ qua.
­

Nhiệt độ:
Ƣa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chịu nóng, nhƣng không chịu rét và sƣơng giá.

Sinh trƣởng tốt ở nhiệt độ 23 – 300C. Nhiệt độ thấp dƣới 100C sự sinh trƣởng, phát
triển bị trở ngạy và ngừng hoạt động. Hầu hết các giống thông qua giai đoạn xuân hóa
ở nhiệt độ 20 – 220C. Nếu nhiệt độ ban ngày là 25 – 300C, nhiệt độ ban đêm là 16 – 18
0

C trong thời gian sinh trƣởng thì hoa cái xuất hiện sớm (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo

Larkcom (1991) nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn đầu cho sự phát triển của cây khổ qua
tối thiểu là 180C. Theo Nguyễn Văn Thắng (1999) trong thời gian ra hoa kết quả phải
đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 300C, nhiệt độ dƣới 180C rất bất lợi cho sự nở hoa, trên 350C
quả dễ dị hình và phẩm chất kém. Ngoài ra cây khổ qua cũng có thể sống nhƣ cây lâu
năm trong điều kiện đất ẩm liên tục, cây có thể phát triển đƣợc trong điều kiện nhiệt độ
lạnh (120C) và lƣợng mƣa 480 mm (Tjitrossoedirdjo, 1990).
­

Ánh sáng:
Cây cần thời gian chiếu sáng ngắn để sinh trƣởng và phát triển. Ánh sáng ngắn có

lợi cho phân hóa hoa cái với chế độ chiếu sáng từ 10 – 12 giờ. Yêu cầu cƣờng độ ánh
sáng mạnh. Gieo trong điều kiện ánh sáng yếu trời âm u, mƣa phùn, cây sinh trƣởng
kém, ra hoa, quả chậm, giảm năng suất và chất lƣợng, hƣơng vị kém (Tạ Thu Cúc,

2005). Theo Nguyễn Văn Thắng (1999) cây bị che rợp sẽ bị rụng quả nhiều, dễ bị sâu
bệnh hại.
­

Ẩm độ:
Cây có khả năng chịu hạn nhƣng không chịu úng. Độ ẩm thích hợp 70 – 80%, độ

ẩm không khí 45 – 55%. Độ ẩm cao cây sẽ dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay
đổi đột ngột, nhiệt độ không thích hợp sẽ gây ra hiện tƣợng quả phát triển không bình
thƣờng, không cân đối, dị hình. Thời kỳ cây cần nƣớc nhiều nhất là thời kỳ sinh trƣởng


thân lá, thời kỳ hình thành hoa cái và thời kỳ quả phát triển. Tuy cây không đòi hỏi
nƣớc nhiều nhƣng đất khô hạn, hạn kéo dài, hạt nẩy mầm khó khăn, cây sinh trƣởng
kém, diện tích lá giảm gây ra hiện tƣợng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém (Tạ Thu
Cúc, 2005). Theo Trần Khắc Thi và ctv (2003) cần phải giữ ẩm độ đất 80 – 85 % vào
các đợt hoa cái nở rộ.
­

Yêu cầu chất dinh dƣỡng và độ pH:
Thích nghi với nhiều loại đất đai nhƣng trên đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát

pha, đất phù sa ven sông có pH trung bình, giàu chất dinh dƣỡng là những loại đất
thích hợp nhất. Yêu cầu đối với NPK cân đối. Cây yêu cầu nhiều kali nhất, kế đến là
đạm và ít nhất là lân. Cây sử dụng khoảng 93% đạm, 33% lân và 98 – 99% kali trong
suốt vụ trồng. Thời kỳ cây con chú bón đạm và lân. Khổ qua có thể phát triển trong
phạm vi pH từ 5 – 7 (Tạ Thu Cúc, 2005).

1.8 Kỹ thuật trồng khổ qua.
Thời vụ: Khổ qua có thể trồng đƣợc quanh năm nhƣng thích hợp nhất là vụ

Đông Xuân, kế đến là vụ Xuân Hè (Trần Thị Ba, 2001. Đƣợc trích bởi Nguyễn Thị
Nguyệt, 2001). Theo Hoàng Văn Ký (2010) trồng khổ qua ở vụ Hè Thu cho năng suất
cao hơn vụ Đông Xuân. Theo Nguyễn Thị Huệ (2000) khổ qua trồng vào mùa nắng
thuận lợi cho năng suất cao, ít sâu bệnh hơn mùa mƣa. Vụ Đông Xuân tháng 11 – 12
dƣơng lịch là thích hợp nhất, còn các vụ Xuân Hè, Hè Thu, Thu Đông cho năng suất
thấp.
Giống: Có 2 loại giống chính là khổ qua trái xanh và khổ qua trái trắng. Các
giống đại phƣơng đƣợc trồng phổ biến là TH-2, khổ qua Xiêm, khổ qua trái nhỏ ….
Còn các giống lai F1 nhập nội đƣợc trồng phổ biến hiện nay gồm có giống Chiatai 054
và 185, East West 241, East West 242, East West 277, TS-01, những giống này có thể
trồng đƣợc quanh năm (Theo Nguyễn Mạnh Chính, 2007).


Làm đất: Đất trồng khổ qua phải cày bừa tƣơi xốp, sạch cỏ, bằng phẳng. Nếu
trồng trong mùa mƣa phải lên líp và đào rãnh thoát nƣớc tốt (Cty Giống Cây Trồng
Trang Nông, 2010).
Gieo hạt: Lƣợng hạt giống cần là 4 – 5 kg/ha, khoảng cách trồng giữa 2 cây
trên hàng thích hợp là 40 – 50 cm, hàng cách hàng là 2 m, mật độ tƣơng ứng là 10000
cây/ha (Công ty Cổ Phần giống cây trồng Miền Nam).
Khoảng cách trồng: khổ qua có thân lá bò xum xuê nên mỗi líp chỉ trồng một
hàng, líp rộng 0,7 – 1,0 m. Trong mùa nắng để đỡ tốn công tƣới nƣớc thƣờng nông dân
lên líp thấp 10 – 20 cm, mùa mƣa lên líp cao 20 – 40 cm. Trồng bò giàn, khoảng cách
hai líp 2,0 – 2,5 m, cây cách cây trên hàng thích hợp là 40 – 60 cm (giống lai), mật độ
tƣơng ứng là 800 – 1000 cây/1000 m2 và 30 – 40 cm (giống địa phƣơng) mật độ cao
gấp đôi. Nếu làm bằng giàn trà tre hoặc cây ráng cắm ngay trên líp thì hàng cách hàng
1,2 m, mật độ khoảng 2.500 cây/1000 m2 (Trần Thị Ba, 2001. Đƣợc trích bởi Nguyễn
Thị Nguyệt, 2001). Theo Trần Viết Mỹ (2009) cho rằng nên lên líp rộng 1 – 1,2m, cao
25 – 30cm, mƣơng rộng 25 – 30cm, mỗi líp trồng 1 hàng, cây cách cây 45 – 50cm, mật
độ khoảng 3.000 – 5.000cây/ha
Bón phân: Lƣợng phân bón thay đổi tùy loại đất, trung bình cho một hecta là

1,2 – 1,4 tấn phân chuồng hoai, 250 kg Urea, 300 kg DAP, 200kg KCl. Phân chuồng
nên bón lót tòn bộ (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007). Theo Trần Viết Mỹ (2009) phân
chuồng hoai: 30tấn, phân Supe lân/lân vi sinh: 200 – 300kg, phân NPK các loại: 200
kg, phân Urê: 100kg, phân Kali: 80kg
Tƣới nƣớc: Tƣới trung bình 2 lần/ngày trong mùa nắng, cây cần nhiều nƣớc
trong thời kỳ trổ bông và phát triển trái nên cần tăng lƣợng nƣớc tƣới (Đƣờng Hồng
Dật, 2003). Theo Phạm Hồng Cúc (2001) cho rằng nên hạn chế tƣới phun lên cây nhất
là giai đoạn ra hoa sẽ làm cho trái bị rụng. Vào mùa mƣa không để ruộng bị ngập úng
làm hƣ hại rễ.


Bấm ngọn, tỉa dây: Tùy theo đặc tính giống trồng mà có hình thức tỉa dây, bấm
ngọn cho thích hợp. Các giống ra nhánh sớm ngay từ nách lá đầu tiên nên tỉa bỏ 2 – 3
nhánh đầu để tạo sự thông thoáng ở gốc. Nếu giống ra nhánh từ nách lá thứ 4 trở lên thì
không cần tỉa nhánh. Một số nơi có tập quán ngắt ngọn khi cây có 5 – 7 lá, sau đó chừa
3 nhánh mọc mạnh và để trái trên các dây nhánh đó. Khổ hoa cho trái trên dây chánh
cũng nhƣ dây nhánh nên cây có nhiều dây sẽ cho nhiều trái (Phạm Hồng Cúc, 2001).
Phòng trừ sâu bệnh: Lúc khổ qua còn nhỏ nên cần quan tâm phòng trừ sâu ăn
tạp, sâu xanh ăn lá, dế, chuột và bệnh lỡ cổ rễ cây con, bệnh đốm phấn, …. Trong mỗi
giai đoạn cây khổ qua phát triển cần phòng trừ sâu xanh, sâu vẽ bùa, bù lạch, rầy mềm,
bệnh vàng lá, đốm lá, héo rũ. Nên phun thuốc định kỳ để phòng trừ sâu bệnh. Phun
thuốc nên hạn chế vào thời điểm khổ qua trổ hoa rộ (Cty Giống Cây Trồng Trang
Nông, 2010).
Thu hoạch: Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần, lần đầu khoảng 50 ngày sau khi
gieo (NSKG). Trung bình cách 3 – 5 ngày thu 1 lần, tổng cộng thu 10 – 15 lứa trong 40
– 45 ngày, tùy theo mùa vụ và mức độ thâm canh của nông dân. Nắng suất cao nhất ở
các lứa thứ 4 – 6. Năng suất cả vụ 15 – 20 tấn/ha trong 3 – 3,5 tháng (Phạm Hồng Cúc
và ctv., 1997).

1.9 Sâu bệnh hại quan trọng trên khổ qua.

1.9.1 Sâu hại.
Dòi đục trái: tên khoa học Bactrocera cucurbitace, thuộc họ Trypetidae, bộ
Diptera, ruồi có hình dáng tƣơng tự ruồi đục trái cây Bactrocers dorsalis nhƣng khác
nhau là ở phần ngực có thêm một vạch màu vàng ngay chính giữa, cánh trƣớc có một
vệt màu đậm dọc gân ngang ở gần cuối cánh (Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2004). Theo
Nguyễn Văn Huỳnh (2004) cách gây hại của loại côn trùng này là ruồi cái chọn các trái
non và dùng các bộ phận đẻ trứng để đục vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong thành từng


chùm 5 – 10 trứng. Dòi nở ra đục thành đƣờng hầm bên trong trái làm cho trái bị hƣ
thối. Khi sắp làm nhộng dòi đục vỏ trái chui ra ngoài và búng mình cho rơi xuống đất
để làm nhộng dƣới mặt đất một lớp không sâu lắm, nhƣng trong mùa mƣa dòi làm
nhộng ngay bên trong trái. Biện pháp phòng trị: luân canh các loại cây trồng không
phải là ký chủ của dòi đục trái nhƣ lúa, nhất là việc cho ruộng ngập nƣớc sẽ làm chết
nhộng rất nhiều, bao trái để tránh ruồi đẻ trứng vào, thu gom các trái hƣ để thu hút
thành trùng tới xong diệt bằng các thuốc trừ sâu hay đốt, có thể sử dụng các loại thuốc
nhƣ Vizubon – D, Ruvacon để thu hút thành trùng đực (Lê Thị Sen , 1999)
Bọ trĩ (Bù lạch): tên khoa học Thrips palmi Karny, họ Thripidae, bộ
Thysanoptera, bọ trĩ có kích thƣớc rất nhỏ, khoảng 1 mm, màu vàng hơi nâu, hai mắt
đen, sống tập trung trong đọt non hay ở mặt dƣới lá non, chúng chít hút nhựa cây làm
cho đọt non bị xoăn lại, biến dạng và sƣợng đi mà nông dân thƣờng gọi là “ đầu lân ”
(Lê Thị Sen, 2001, và Nguyễn Văn Huỳnh và ctv.., 2003). Bọ trĩ còn làm cho rìa lá bị
cong lại và thân , trái không phát triển, trái bị méo mó (Hochmuth và ctv.., 1991 và
Hall và ctv.., 1992). Biện pháp phòng trị: nên trồng đồng loạt tránh gối vụ, phát hiện
sớm và phun thuốc kịp thời. Bù lạch có tính kháng thuốc cao nên thay đổi thuốc
thƣờng xuyên nhƣ: Confidor 100SL, Admire 50 EC 0.5 – 1 0/00, Regent 800WP 0.8
g/bình 8 lít, (Lê Thị Sen, 2001 và Nguyễn Văn Huỳnh và ctv., 2003).
Sâu ăn tạp: tên khoa học Spodoptera litura Fabricius, họ ngài sáng Noctuidae,
bộ cánh vẫy Lepioptera, sâu phân bố ký chủ rất rộng. Sâu có thể gây hại khoảng 200
loại cây trồng, ấu trùng lớn đủ sức dài khoảng 35 – 53 mm, hình ống tròn, sâu tuổi nhỏ

có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm, sâu đẻ trứng thành từng
ổ hình tròn dƣới mặt phiến lá nên gọi là sâu ổ. Sâu ăn tạp gây hại bằng cách ăn hỏng
những lá nguyên thành những lá có hình dạng bất định hoặc cắn đứt ngang cây con, sau
đó sâu chui vào đất và làm nhộng trong đất (Lê Thị Sen và Nguyễn Văn Huỳnh, 1996).
Biện pháp phòng trị, làm đất kỹ trƣớc khi xử lý thuốc hoặc phun Sumicidin 10EC,


Karate 2.5EC, liều lƣợng 1 – 2 0/00, Atabron 5EC 2 – 3 cc/bình 8 lít (Nguyễn Văn
Huỳnh, 1998 và Lê Thị Sen, 2001).
1.9.2 Bệnh hại.
Đốm phấn: bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis (Berkely và Curtis)
Rostowzeu gây ra vết bệnh hình đa giác có gốc cạnh rất nhỏ, lúc đầu có màu vàng nhạt
sau chuyển thành màu nâu nhạt, vết bệnh lúc già rất giòn và dễ vỡ (Nguyễn Thị
Nghiêm, 1998 và Hana, 2000). Bệnh lây lan và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết
ẩm ƣớt, có nhiều sƣơng hoặc có mƣa (Iselin và ctv.., 1974 và Nguyễn Thị Ngiêm,
1998). Theo Whitaker và ctv. (1962) thì điều kiện nhiệt độ cao thiếu nƣớc trong lá sẽ
ức chế đƣợc bệnh phát triển. Biện pháp phòng trị là vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy cây
bệnh phun Allictle 80 WP 1 – 2 0/00 , Starer 1 – 2 cc/bình 8 lít (Nguyễn Thị Nghiêm,
1998).
Bệnh khảm: bệnh do vi khuẩn CMV (Cucuber Mosaic Vius) vi khuẩn WMV
(Watermelon Mosaic Virus) gây nên, mầm bệnh có trên 200 loài ký chủ (Nguyễn Thị
Nghiêm, 1998), triệu chứng bệnh là những đốm màu nâu sáng xuất hiện trên lá, bệnh
tấn công làm lá, hoa, quả, thân cây biến dạng, bệnh trên trái thƣờng làm trái nhỏ, có
màu xanh đậm hay trái bị chay không phát triển đƣợc (Nguyễn Thị Nghiêm, 1998 và
Dekker và ctv.., 1998). Theo Joy larcom, (1991) thì bệnh đƣợc truyền chủ yếu do nấm
mềm và bọ dƣa, rầy mềm có khả năng truyền qua lá trong vòng 30 giây. Ngoài ra bệnh
còn có thể lây lan qua các dụng cụ nông nghiệp, do nấm, tuyến trùng và có khả năng
lây lan qua hạt giống. biện pháp phòng trị, làm đất kỹ, nhổ bỏ tiêu hủy cây bệnh, phòng
bằng thuốc: Starer 1 – 2 cc/bình 8 lít, Mataxyl 1 – 2 cc/bình 8 lít (Nguyễn Thị Nghiêm,
1998)

1.10

Một số đặc tính giống khổ qua trên thị trƣờng hiện nay.
a/ Khổ qua lai F1 SAO SỐ 1: Sinh trƣởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi

rộng, dễ đậu trái, trồng đƣợc quanh năm. Thu trái 37 – 38 ngày sau khi gieo. Thời gian


thu kéo dài 1 – 2 tháng. Trái dài 17 – 18 cm. Gai lớn, da bóng, đƣờng gai liền, màu
xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu. Năng suất
trung bình 30 – 35 tấn/ha (Theo tài liệu của công ty giống Sao Cao Nguyên® Seeds,
2009).
b/ Khổ qua lai F1 SAO SỐ 2: Sinh trƣởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích nghi
rộng, dễ đậu trái, phân nhánh ngang nhiều, sai trái, trồng đƣợc quanh năm. Thu trái
37 – 38 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 1 – 2 tháng. Trái dài 20 – 22
cm. Gai nở, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản
lâu. Năng suất trung bình 30 – 35 tấn/ha (Công ty giống Sao Cao Nguyên® Seeds,
2009).
c/ Khổ qua lai F1 SAO SỐ 3: Sinh trƣởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, thích
nghi rộng, dễ đậu trái, phân nhánh ngang nhiều, sai trái, trồng đƣợc quanh năm. Thu
trái sớm, 35 – 36 ngày sau khi gieo. Thời gian thu hoạch kéo dài 1 – 2 tháng. Trái dài
20 – 22 cm. Gai nở, da bóng, đƣờng gai liền, màu xanh trung bình, thịt quả dày, cứng,
chịu vận chuyển xa và bảo quản lâu. Năng suất trung bình 30 – 35 tấn/ha. Đặc biệt, do
ruột nhỏ nên tỷ lệ phần thịt quả ăn đƣợc rất cao: ruột 11,6%, thịt quả 88,4% so với
giống lai ngoại nhập thông thƣờng tỷ lệ tƣơng ứng là 14,6%:85,4% (Công ty giống Sao
Cao Nguyên® Seeds, 2009).
d/ Khổ qua lai Big 14: Sinh trƣởng mạnh , chống chịu tốt , trái dài 18 – 20 cm .
Gai lớn , da bóng , đƣờng gai liền , xanh trung bình , thịt dày , cứng , chịu đƣợc vận
chuyển . Thu trái sau 38 ngày sau gieo . Năng suất 35 – 40 tấn/ha (Công ty Giống cây
trồng miền Nam, 2010).

e/ Giống khổ qua TH-2 (do công ty giống cây trồng miền Nam chọn lọc từ
giống khổ qua mỡ địa phƣơng): cho trái sớm, bắt đầu thu trái 40 ngày sau khi gieo, trái
dài 18 – 20 cm, thon hai đầu, không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nỗi rõ,


thịt trái dầy, ít đắng, thích hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, năng suất trung bình
20 – 25 tấn/ha (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
f/ Giống khổ qua trái nhỏ (do công ty giống cây trồng Thành Phố chọn lọc từ
các giống địa phƣơng): cho trái sớm, bắt đầu thu hoạch 35 ngày sau khi gieo, trái dài
15 – 16 cm, thon hai đầu không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nỗi rõ, thịt
dầy ít đắng, thích hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng thành phố, năng suất 15 – 20 tấn/ha
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
g/ Giống khổ qua Xiêm: trái nhỏ 12 – 15 cm, hai đầu nhọn, không vai, vỏ xanh
trung bình, gai nhỏ, nhọn, vị đắng nhiều, sai trái nhƣng năng suất thấp hơn khổ qua
Xiêm, loại này thích hợp chế biến sấy khô làm trà (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
h/ khổ qua lai Chiatai 054: sinh trƣởng mạnh, chóng chịu tốt, cho trái sớm, trái
dài 24 – 27 cm, xanh trung bình, có vai, gai dọc liền và nỗi rõ, thịt dầy, ít đắng, giống
thích hợp với vùng sâu vùng xa hơn vùng chuyên canh thành phố, năng suất 20 – 25
tấn/ha (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
i/ khổ qua lai Polo 192 và May 185 (Chiatai): sức sinh truởng mạnh, dài trái,
suông đẹp, thon hai đầu, không vai, gai nở, vỏ xanh trung bình, ít đắng, năng suất cao
(Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
j/ TS-01 (do công ty giống cây trông miền Nam lai tạo từ giống khổ qua nhập
nội và giống địa phƣơng): sức sinh trƣởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, ra nhiều hoa cái
trên dây nhánh, trái dài 20 – 25 cm, màu xanh đậm, không vai, gai dọc liền, thịt dầy
trung bình, ít vị đắng và thơm ngon, giống trồng quanh năm cho năng suất cao 25 – 30
tấn/ha, trái giũ xanh lâu không bị vàng (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).
h/ Giống 242 (East West): cây sinh trƣởng tốt, kháng bệnh đốm lá
(Cercospora), trái dài 19 – 22 cm, màu xanh mỡ, không vai, gai dọc liền, thịt dầy, năng
suất cao (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001).



×