Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

SỬ DỤNG THUỐC hóa học BENOMYL và CHẤT TRÍCH THẢO mộc QUẢN lý nấm gây hại TRÊN TRÁI bưởi năm ROI (citrus maximavar năm roi) SAU THU HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.72 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


DIỆP THÚY DUY

SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC BENOMYL VÀ
CHẤT TRÍCH THẢO MỘC QUẢN LÝ NẤM
GÂY HẠI TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI
(Citrus maxima var. Năm Roi)
SAUThơ
THU
HOẠCH
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT KHÓA 28

Cần Thơ -2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


DIỆP THÚY DUY

SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC BENOMYL VÀ
CHẤT TRÍCH THẢO MỘC QUẢN LÝ NẤM
GÂY HẠI TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI


(Citrus maxima var. Năm Roi)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
SAUThơ
THU
HOẠCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT KHÓA 28

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Xuân Thu

Cần Thơ - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-----

-----

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng Trọt với đề tài

“SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC BENOMYL VÀ CHẤT TRÍCH THẢO MỘC
QUẢN LÝ NẤM GÂY HẠI TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI
(Citrus maxima var. Năm Roi) SAU THU HOẠCH”

Do sinh viên Diệp Thúy Duy thực hiện.


Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kính chuyển lên hội đồng chấm luận văn Tốt Nghiệp.

Cần Thơ, ngày.…..tháng……năm 2007
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Xuân Thu

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------

Hội đồng chấm Luận văn Tốt Nghiệp đã chấp thuận với đề tài

“SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC BENOMYL VÀ CHẤT TRÍCH THẢO MỘC
QUẢN LÝ NẤM GÂY HẠI TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI
(Citrus maxima var. Năm Roi) SAU THU HOẠCH”

Do sinh viên Diệp Thuý Duy hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày…..tháng….năm
2007.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:………………….....
………………………………………………………………………………………..……………
…………………………………………………………………………..


Trung tâmÝ kiến
Họchộiliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đồng:…………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….……………
………………………………………………………………………….…………………………
…………………………………………………………….
Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2007

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
-

TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người đã tận tình hướng dẫn trong việc nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.

-

Th.Lê Thị Bảo Châu đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tận tình.


-

Th.Văn Viễn Lương và Nguyễn Văn Minh đã cho em những lời khuyên bổ ích
trong việc thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn
-

Thầy Bùi Văn Tùng cùng tập thể thầy cô trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng đã
cung cấp những kiến thức quí báu cho em hoàn thành luận văn này

-

Các anh chị phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Cây Trồng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.

- CácHọc
thầy cô
quảnĐH
lý thư
viện đã
giúp@
đỡ tận
tronghọc
quá trình
tài liệu.cứu
Trung tâm
liệu
Cần

Thơ
Tàitìnhliệu
tậptìm
vàkiếm
nghiên
-

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn Phạm Văn Phượng và tập thể lớp
Trồng Trọt Khoá 28 đã giứp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

iv


LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:Diệp Thuý Duy.
Sinh ngày: 13 tháng 03 năm 1985
Nơi sinh: Trà Cú – Trà Vinh
Địa chỉ liên lạc: Số 80 - Tổ3- Ấp Chợ - Đại An – Trà Cú – Trà Vinh
Điện Thoại: 074.878165
Họ tên Cha: Diệp Thành Sơn
Họ Tên Mẹ: Nguyễn Thị Xuân Liễu
Năm 2002 tốt nghiệp Trường Phổ Thông Trung Học Đại An
Vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2002, Học lớp Trồng Trọt khoá 28, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Diệp Thuý Duy

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


MỤC LỤC

Nội dung
Trang phụ bìa

i

Lời cảm tạ

iv

Lý lịch sơ lược

v

Lời cam đoan


vi

Mục lục

vii

Danh sách hình

xi

Danh sách bảng

xiii
xv

Tóm lược
Giới thiệu
Chương I

Trang

1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Sơ lược về trái bưởi

3


Trung tâm Học
liệuNguồn
ĐH gốc
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 3cứu
1.1.1

1.2

1.1.2 Đặc điểm về trái bưởi

3

1.1.3 Thành phần hoá học

3

1.1.4 Thành phần hoá học của vỏ bưởi

4

1.1.5 Thu hoạch

5

Một số nấm bệnh gây hại phổ biến, quan trọng trên trái bưởi Năm
6

Roi sau thu hoạch

1.3


1.2.1 Bệnh Mốc Trái (Penicillium sp.)

7

1.2.2 Bệnh Thối Nhũn (Aspergillus sp.)

8

1.2.3 Bệnh Thán Thư (Coletotrichum sp.)

9

Benomyl chất hoá học sử dụng trong công nghệ bảo quản sau thu
hoạch

10

1.3.1 Công thức hoá học của Benomyl

12

1.3.2 Một số ứng dụng của Benomyl trong bảo quản sau thu

vii


hoạch

13


1.3.3 Khả năng kháng Benomyl của vi sinh vật

15

1.3.4 Một số vấn đề đáng lo ngại khi sử dụng Benomyl

15

1.4 Sử dụng chất trích từ thảo mộc phòng trừ nấm bệnh sau thu hoạch trái
17

cây
1.5 Thành phần và tác dụng của một số loại thảo mộc

19

1.5.1 Cỏ mực

19

1.5.2 Cúc Nháp

20

1.5.3 Nhàu

22

1.5.4 Tỏi


23

1.5.5 Xoan

26

CHƯƠNG II- PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

28
28

2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm

28

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

28

Trung tâm Học2.1.3
liệuĐiều
ĐHkiện
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên29cứu
thí nghiệm
29

2.2. Phương pháp

2.2.1 Thí nghiệm 1

29

2.2.2 Thí nghiệm 2

30

2.2.3 Thí nghiệm 3

31

2.2.4 Thí nghiệm 4

32

2.2.5 Thí nghiệm 5

33
34

2.3 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ THẢO LUẬN

35

3.1 Thí nghiệm 1. Xác định nồng độ của Benomyl trên đĩa petri trong diệt
trừ nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp., Penicillium sp. gây hạI
trên vở trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch


35

3.1.1 Nấm Aspergillus sp.

35

3.1.2 Nấm Colletotrichum sp.

37

viii


3.1.3 Nấm Penicillium sp.

38

3.2 Thí nghiệm 2. Xác định nồng độ của Benomyl trong diệt trừ nấm
Aspergillus sp., Colletotrichum sp., Penicillium sp. gây hại trên vở trái
bưởi Năm Roi sau thu hoạch

40

3.2.1 Nấm Aspergillus sp.

40

3.2.2 Nấm Colletotrichum sp.

43


3.2.3 Nấm Penicillium sp.

45

3.3 Thí nghiệm 3. Kết quả chất trích thảo mộc trong diệt trừ nấm
Aspergillus sp., Colletotrichum sp. và Penicillium sp. gây hại trên vỏ
trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch

48

3.4 Thí nghiệm 4. Xác định nồng độ của chất trích tỏi trên đĩa petri trong
diệt trừ khuẩn lạc nấm Aspergillussp., Colletotrichum sp. và
Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch

51

3.4.1 Nấm Aspergillus sp.

51

3.4.2 Nấm Colletotrichum sp.

52

Trung tâm Học3.4.3
liệu Nấm
ĐH Penicillium
Cần Thơ
sp. @ Tài liệu học tập và nghiên54cứu

3.5 Thí nghiệm 5 hiệu quả của chế phẩm Bralic“Tỏi Tỏi" trong diệt trừ
nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp.và Penicillium sp. gây hại
trên vỏ trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch

56

3.5.1 Nấm Aspergillus sp.

56

3.5.2 Nấm Colletotrichum sp.

59

3.5.3 Nấm Penicillium sp.

61

CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

64

4.1 Kết luận

64

4.2 Đề nghị

64


TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ CHƯƠNG

72

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Cây cỏ mực (Eclipta prostrata L.)

19

1.2

Cây cúc Nháp (Wedelia calendulacea (L.) Less)

20


1.3

Cây nhàu (Morinda citrifolia L.)

22

1.4

Cây và củ tỏi (Allium sativum L.)

1.5

Cây xoan (Melia azedarach L.)

3.1

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái bưởi
Năm Roi sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl ở 3 ngày sau khi xử lý

36

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl ở 3 ngày sau khi
xử lý

38

3.2

3.3


23
26

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi

Trung tâmNăm
Học
ĐH
Cần
Thơ
liệuở học
vàxửnghiên
cứu
Roi liệu
sau khi
xử lý
với các
nồng@
độ Tài
Benomyl
6 ngàytập
sau khi

39

3.4

3.5


3.6

3.7

3.8

Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Aspergillus sp. gây hại trên trái bưởi
Năm Roisau khi xử lý với các nồng độ Benomyl ở 4, 8,12 và 16 ngày
sau khi xử lý

41

Sự phát triển của nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi
sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl khác nhau ở 18 ngày sau khi xử


42

Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Colletotrichum sp. gây hại trên
tráibưởi Năm Roi sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl ở 4, 8, 12 và
16 ngày sau khi xử lý

43

Sự phát triển của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm
Roi sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl khác nhau ở 18 ngày sau
khi xử lý

44


Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Penicillium sp. gây hại trên trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl ở 4, 8, 12 và 16
ngày sau khi xử lý

45

x


3.9

3.10

Sự phát triển của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi
sau khi xử lý với các nồng độ Benomyl khác nhau ở 18 ngày sau khi xử

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái bưởi
Năm Roi sau khi xử lý với chất trích thảo mộc ở 4 ngày sau khi xử lý

3.11

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái bưởi
Năm Roi sau khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi ở 4 ngày sau khi xử lý

3.12

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi ở 4 ngày sau khi
xử lý


3.13

3.14

Sự phát triển khuẩn lạc của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi
Năm Roi sau khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi ở 4 ngày sau khi xử lý
Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý với chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12,
16 và 20 ngày sau khi xử lý

46

50

52
53

55

57

SựHọc
phát triển
nấmCần
Aspergillus
hại liệu
trên vỏ
trái bưởi
Roi
3.15tâm

Trung
liệucủaĐH
Thơsp.
@gây
Tài
học
tập Năm
và nghiên
cứu
sau khi xử lý với chế phẩm Bralic“Tỏi Tỏi” ở 20 ngày sau khi xử lý

58

3.16

Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Colletotrichum sp., gây hại trên ỏ trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý với chế phẩm “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12,16 và 20
ngày sau khi xử lý

59

3.17

Sự phát triển của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm
Roi sau khi xử lý với chế phẩm “Tỏi Tỏi” ở 20 ngày sau khi xử lý

60

3.18


Tỷ lệ xuất hiện bệnh (%) do nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi sau khi xử lý với chế phẩm “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12,16 và 20
ngày sau khi xử lý

62

Sự phát triển của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi
sau khi xử lý với chế phẩm “Tỏi Tỏi” ở 20 ngày sau khi xử lý

63

3.19

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng trái bưởi

4

1.2


Một số nấm bệnh gây hại trên họ cam quýt

6

1.3

Khuyến cáo sử dụng nước nóng và hoá chất để quản lý bệnh thối nhũn
trên xoài sau thu hoạch

11

1.4

Độ hoà tan của benomyl

13

1.5

Độ lưu tồn của benomyl khi nhúng để bảo quản trái cây có múi

15

1.6

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng

17


3.1

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Aspergillus sp. gây
hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác
nhau ở 2, 4, 6 và 8 ngày sau khi xử lý

36

3.2

Trung
3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Colletotrichum sp.
gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác
ở 2,liệu
4, 6 và
8 ngày
sauThơ
khi xử@
lý Tài liệu học tập và nghiên 37
tâmnhau

Học
ĐH
Cần
cứu
Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Penicillium sp. gây
hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác
nhau ở 2, 4, 6 và 8 ngày sau khi xử lý

39

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Aspergillus sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác nhau ở 4, 8, 12 và
16 ngày sau khi xử lý

42

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên vỏ
trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác nhau ở 4, 8, 12
và 16 ngày sau khi xử lý

44

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏtrái
bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ Benomyl khác nhau ở 4, 8, 12 và
16 ngày sau khi xử lý

46

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Aspergillus sp. gây
hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý chất trích thảo mộc ở 2, 4, 6 và

8 ngày sau khi xử lý

48

xii


3.8

3.9

3.10

3.11

3.12

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Colletotrichum sp.,
gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý chất trích thảo mộc ở 2, 4, 6
và 8 ngày sau khi xử lý

49

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Penicillium sp. gây
hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý chất trích thảo mộc ở 2, 4, 6 và
8 ngày sau khi xử lý

49

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Aspergillus sp. gây

hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi ở 2, 4,
6 và 8 ngày sau khi xử

51

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Colletotrichum
sp.gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi
ở 2, 4,6 và 8 ngày sau khi xử lý

53

Đường kính khuẩn lạc (cm) trên đĩa petri của nấm Penicillium sp. gây
hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi khi xử lý các nồng độ chất trích tỏi ở
2, 4, 6 và 8 ngày sau khi xử lý

54

3.13

Trung

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Aspergillus sp., gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi khi xử lý chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12, 16 và 20
sauliệu
khi xử
lý Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên 58
tâmngày
Học
ĐH
cứu


3.14

3.15

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Colletotrichum sp. gây hại trên
vỏtrái bưởi Năm Roi khi xử lý chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12, 16
và 20 ngày sau khi xử lý

60

Đường kính vết bệnh (mm) của nấm Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi khi xử lý chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” ở 4, 8, 12, 16 và 20
ngày sau khi xử lý

62

xiii


DIỆP THUÝ DUY, 2006 “Sử dụng thuốc hoá học Benomyl và chất trích thảo mộc quản
lý nấm gây hại trên trái bưởi Năm Roi (Citrus maxima var. Năm Roi) sau thu hoạch”.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ, 88 trang.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
TÓM LƯỢC
Nhằm mục đích xác định hiệu quả Benomyl và loại thảo mộc với liều lượng phù hợp
trong diệt trừ nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp., Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái
bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Nên đề tài “ Sử dụng thuốc hoá học Benomyl và chất trích
thảo mộc quản lý nấm gây hại trên trái bưởi Năm Roi (Citrus maxima var. Năm Roi) sau

thu hoạch” đã được thực hiện.
Đề tài gồm 5 thí nghiệm: Thí nghiệm (1) xác định nồng độ (0, 250, 500, 1000ppm)
Benomyl trên đĩa petri trong phòng trị khuẩn lạc nấm Aspergillus sp., Collectotritrum sp.,
Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Thí nghiệm (2) xác định
nồng độ (0, 250, 500, 1000ppm) Benomyl trong phòng trị khuẩn lạc nấm Aspergillus sp.,
Collectotrichum sp., Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Thí
nghiệm (3) thăm dò hiệu quả của một số chất trích thảo mộc (cỏ Mực, cúc Nháp, nhàu,
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
xoan và củ tỏi) trong phòng trị các nấm gây hại trái bưởi Năm Roi. Thí nghiệm (4) xác
định nồng độ chất trích từ củ Tỏi (nồng độ 0, 3, 5, 10%) trong phòng trừ khuẩn lạc của
các chi nấm gây hại trên trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch. Thí nghiệm (5) đánh giá hiệu
quả của chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” (nồng độ 0, 10, 20, 30%) trong việc phòng trừ nấm
bệnh gây hại trên trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch.
Kết quả cho thấy: (1) Benomyl nồng độ 250-1000 ppm diệt được khuẩn lạc nấm
Penicillium sp. và Colletotrichum sp. nhưng không diệt được nấm Aspergillus sp. (2)
Benomyl nồng độ 500-1000 ppm diệt được nấm Aspergillus sp. tuy nhiên nồng độ này
chỉ có tác dụng hạn chế nấm Collectotritrum sp.và Penicillium sp. (3) trong các loại chất
trích từ cây cỏ Mực, cúc Nháp, Xoan và củ tỏi thì chất trích từ củ tỏi có tác dụng ức chế
sự phát triển khuẩn lạc của các chi nấm trên, (4) dịch trích từ củ Tỏi có nồng độ 10% diệt
được khuẩn lạc nấm Aspergillus sp., nồng độ 5-10% diệt được nấm Collectotritrum sp.,
Penicillium sp. (5) chế phẩm Bralic “Tỏi Tỏi” nồng độ 30% chỉ có tác dụng hạn chế sự
phát triển của các chi nấm trên.

xiv


GIỚI THIỆU
Diện tích vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long đã gia tăng nhanh từ 91.000
ha trong năm 1985 lên 175.670 ha trong năm 1995, mức độ tăng gần gấp đôi trong

vòng 10 năm (theo tổng cục thống kê, 1996). Chính sự gia tăng về diện tích đã dẫn
đến việc gia tăng về sản lượng. Theo cục thống kê (2005) sản lượng cây ăn trái
khoảng 746,8 nghìn tấn với nhiều chủng loại phong phú. Bên cạnh những loại cây
như: Xoài, Sầu Riêng, Cam Sành… thì bưởi Năm Roi ngày càng khẳng định vị trí
quan trọng trong cơ cấu trái tươi trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Trong những năm gần đây, khi bưởi Năm Roi dần dần trở thành một thương hiệu
trên thị trường Việt Nam và quốc tế thì sản lượng bưởi của đồng bằng sông Cửu
Long tăng lên đáng kể. Theo cục thống kê (2004) năm 2000 sản lượng bưởi đạt
21.540 tấn đến năm 2004 sản lượng đạt 112.037 tấn.
Bưởi Năm Roi tuy là một giống bưởi có phẩm chất ngon, chứa nhiều chất dinh
dưỡng cần thiết cho cơ thể, đã được Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam đánh
giá là cây ăn trái có tiềm năng suất khẩu cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho bà
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
con nông dân; nhưng sau thu hoạch bưởi bị nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp.,

Penicillium sp. tấn công (Phạm Hoàng Oanh, 2002) làm thiệt hại 10 -15 % trong
mùa mưa (Lê Thu Thủy, 2006). Theo Anon (1978) thất thoát trên trái cây có múi rất
cao từ 20-90% và nghiêm trọng nhất là tổn thất do nấm bệnh gây ra (Hà Thanh
Toàn, 2003).
Để ngăn chặn sự phát triển của nấm sau thu hoạch, D’hallewin et al.(1999) sử dụng
tia ultraviolet (UV) kích thích tính kháng trái cam đối với bệnh thối trái; Nguyễn
Khiết Tâm (2004) dùng dung dịch Chlorine từ 100- 400 ppm trong 5 phút đã hạn
chế được sự phát triển của nấm Aspergillus sp; Nguyễn Hùng Cường (2005) khuyến
cáo sử dụng nước nóng 520C để quản lý nấm bệnh trên trái bưởi Năm Roi; Nguyễn
Trí Yến Chi (2006) Sử dụng GA3 để kích thích tính kháng trên trái cam Sành. Theo
Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh (2002) cũng cho rằng khi nhúng trái
vào Benomyl nồng độ 0.1% có hiệu quả đối với bệnh mốc xanh… Đồng thời cũng
có rất nhiều tài liệu khuyến cáo sử dụng Benomyl từ 500-1000 ppm để phòng trị


1


nấm bệnh gây hại trên cam quýt (Nguyễn Minh Thủy, 2003). Tuy nhiên, nồng độ
Benomyl hiệu quả trong quản lý nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp.,
Penicillium sp., gây hại trên bưởi Năm Roi chưa được khuyến cáo.
Bên cạnh đó, theo Đỗ Tất Lợi (2003) và Đỗ Huy Bích và ctv., (2003) cho rằng cây
xoan, củ tỏi, nhàu, cúc Nháp, cỏ Mực có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn. Vì
thế, thực hiện việc thăm dò hiệu quả của chất trích cỏ mực, cúc Nháp, nhàu, xoan,
củ tỏi trên trong diệt trừ nấm là một vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ ý tưởng trên
đề tài “Sử dụng thuốc hóa học Benomyl và chất trích thảo mộc quản lý nấm gây hại
trên trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch” được tiến hành nhằm mục đích: Xác định
hiệu quả Benomyl trong diệt trừ nấm Aspergillus sp., Colletotrichum sp.,
Penicillium sp. gây hại trên vỏ trái bưởi Năm Roi sau thu hoạch và tìm ra loại thảo
mộc với liều lượng phù hợp hạn chế được sự phát triển của các dòng nấm trên.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ TRÁI BƯỞI
1.1.1 Nguồn gốc
Bưởi Năm Roi (Citrus maxima var. Năm Roi) được trồng nhiều ở huyện Bình
Minh, Vĩnh Long. Tuy nhiên, theo Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Vĩnh
Long (2003) thì bưởi Năm Roi có nguồn gốc ở Long Tuyền - Cần Thơ được mang
về trồng ở Bình Minh, Vĩnh Long. Hiện nay, bưởi Năm Roi được trồng nhiều ở các
tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long,…

Bưởi Năm Roi có phẩm chất ngon trên thế giới (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2004), vì có nước ngọt, không đắng, không hoặc ít hột (Nguyễn Hùng
Cường và ctv., 2005). Đây là một đặc điểm thích hợp nổi bật của bưởi Năm Roi
thích hợp trong việc xuất khẩu trái tươi và được bà con nông dân rất ưa chuộng.
1.1.2Học
Đặc liệu
điểm về
tráiCần
bưởi Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
ĐH
Bưởi Năm Roi có dạng trái hình quả lê dẹp và có trọng lượng trung bình 0,9-1,45
kg/trái. Vỏ trái khi chín có màu xanh vàng đến màu vàng sáng dễ lột và dày trung
bình từ 15-18 mm.
Tép có màu vàng nhạt bó chặt dễ tách khỏi vách múi, nước quả có vị ngọt chua, có
độ Bric từ 9-11%, có mùi thơm, có tỉ lệ thịt lớn hơn 50%. Đặc biệt, trái có ít hạt từ
0-10 hạt/trái.
1.1.3 Thành phần hoá học
* Thành phần dinh dưỡng
Trong nước ép quả bưởi có các thành phần chất dinh dưỡng như: muối khoáng,
vitamin, protêin, nước, tro, carbonhydrate, xơ năng lượng. Tỉ lệ các thành phần trên
được trình bày trong bảng bên dưới:

3


Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng trái bưởi (Giáo trình cây đa niên, phần I, cây ăn
trái, Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004)

Thành phần


Trung tâm

Nước
Tro
Prôtêin
Carbonhydrate

Năng lượng

Hàm lượng
(%)
83.4
0.4
0.5
15.3
0.7
59

Muối khoáng
Ca
P
Fe

(mg/100g)
30
19
0.7

Vitamin

A
HọcB1liệu ĐH
B2
PP
C

Cần Thơ @ Tài

(mg/100g)
0.02
0.05học tập
liệu
0.01
0.1
42

và nghiên cứu

1.1.4 Thành phần hoá học của vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có chứa 0.3% - 0.9% tinh dầu flavonoid (Đỗ Huy Bích và ctv.,
2003), đây là một chất hoá học độc với nấm (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998)
và 26% citral và ester (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001). Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị
Chung (1990) tinh dầu vỏ bưởi chứa đến 2.5-3.2% flavonoid. Tinh dầu vỏ bưởi có
tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và có khả năng ức chế ở nồng độ thấp
nhất 1:160 sự phát triển của vi khuẩn tương đương tinh dầu Bạc Hà.
Ngoài ra, trong tinh dầu vỏ bưởi còn chứa alcaloid acridon và alcaloid homoacridon
(citron A) có khả năng diệt ký sinh trùng sốt rét có khả năng diệt khuẩn và nấm (Đỗ
Huy Bích và ctv., 2003).

4



Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001) cho rằng bên cạnh tinh dầu vỏ, bưởi còn có chứa
pectin naringin, enzyme peroxydase, đường ramose, vitamin A và vitamin C,
hesperidin.
1.1.5 Thu hoạch
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) có thể thu hoạch trái từ khoảng từ
2-4 năm sau khi trồng nhưng phải chú ý đến hình thức nhân giống. Trái bưởi Năm
Roi chiết nhánh lớn trồng sau 2 năm bắt đầu cho trái, vào năm thứ năm năng suất
đạt 20 kg/cây và ổn định đạt 53 kg/cây khi trưởng thành.
Điều đặc biệt chú ý đó là thời điểm chín thu hoạch của trái cần xác định chính xác.
Vì trái được thu hoạch đúng thời kỳ chín sẽ có thời gian tồn trữ lâu dài và chất
lượng tốt (Nguyễn Minh Thủy, 2000).
Ở trái bưởi Năm Roi nên thu hoạch vào lúc trái có phẩm chất cao nhất vì trái thuộc
loại trái hô hấp không cao đỉnh (Andus, 1972), đó là lúc trái bưởi Năm Roi có vỏ
chuyển sang màu vàng (Phan Cát Lan Chi, 2000). Điều này đã được Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong (1999) xác định rõ hơn (lúc 25-50% diện tích vỏ trái chuyển

Trung tâm
liệu7/1-10/1
ĐH Cần
Thơ
tập khoảng
và nghiên
cứu
sangHọc
màu vàng,
độ Brix
trái, @
hàmTài

lượngliệu
dịch học
trái chiếm
50% trọng
lượng của trái).
Bên cạnh đó, trái không nên thu hoạch vào lúc trời đang mưa, sau mưa hoặc sương
nhiều vì vỏ trái bị trương phồng lên dễ gây ra hiện tượng thối trái (Lâm Thị Mỹ
Nương, 2001; Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994), nên thu hoạch lúc trời mát
(Nguyễn Minh Thuỷ, 2003).
Tuy nhiên, Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) cho rằng nên thu hái vào 8
giờ sáng đến 3 giờ chiều nhằm làm giảm tổn thương tế bào vỏ trái. Nên thu hái bằng
kéo và cắt bỏ cuống khi vận chuyển đi xa (Nguyễn Minh Thuỷ, 2003, Nguyễn Bảo
Vệ Và Lê Thanh Phong, 2000). Khi thu hái trái không được làm xây sát, giập nát,
không làm mất lớp phấn bảo vệ tự nhiên bao quanh trái (Hà Văn Thuyết và Trần
Quang Bình, 2000).

5


1.2 MỘT SỐ NẤM BỆNH GÂY HẠI PHỔ BIẾN, QUAN TRỌNG
TRÊN TRÁI BƯỞI NĂM ROI SAU THU HOẠCH
Cây thuộc họ cây cam quýt được xác định là loại rất mẫn cảm với sự xâm nhiễm
của nấm bệnh (Mitra, 1997). Đây chính là những nhân tố giới hạn quan trọng trong
việc bảo quản và xuất khẩu trái cây cam quýt nhiệt đới (Mai Văn Trị, 1997).
Trong lúc thu hái sản phẩm, chỉ xuất hiện những tổn thương nhỏ do những nguyên
nhân cơ học hoặc sinh lý, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh tiềm ẩn
sẵn trên vỏ của trái cây, phát sinh nhanh chóng xâm nhiễm vào trái (Lê Văn Hòa,
2003; Nguyễn Minh Thuỷ, 2003). Đó chính là những nguyên nhân gây ra nhiều
hiện tượng thối trái làm mất đi giá trị sản phẩm.
Theo Brown (1994), Kuchaek et al. (2000) cho rằng chỉ sau thu hoạch khoảng 1020 ngày thì bệnh thối trái xuất hiện. Một số bệnh thối trái do nấm gây ra: thán thư

(Coletotrichum sp.), bệnh thối nhũn (Aspergillus sp.), bệnh mốc trái (Penicillium
sp.)…(Lương Đức Phẩm, 2002; Phạm Văn Kim, 2000; Hồ Quang Trí, 2000).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.2: Một số nấm bệnh gây hại trên họ cam quýt (Nguồn: Hall et al.(1977),
Ryall et al. (1982), Splittstoesser (1987), Snowdon (1991)).
Loại nấm

Loại bệnh

Penicillium digitatum

mốc xanh

Penicillium italicum

mốc lục

Alternaria citri

thối đen

Geotrichum candidum

thối nhũn

Penicillium ulaíene

mốc trắng


Aspergillus niger

thối đen

6


Trong đó, Aspergillus sp. và Penicillium sp. là chi nấm phổ biến gây hại trên họ
cam quýt (Nguyễn Văn Mười và ctv., 2005). Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Kiều
(2004) thì 3 loại kể trên là loại mà trái thường mắc phải và Nguyễn Khiết Tâm
(2004) đã xác định có ba chi nấm gây bệnh trên trái bưởi Năm Roi ở giai đoạn sau
thu hoạch: Aspergillus sp., Penicillium sp., Coletotrichum sp.
1.2.1 Bệnh Mốc Trái (Penicillium sp.)
Đây là bệnh gây ra hiện tượng thối quả phổ biến trên cam quýt trước và sau khi thu
hoạch, đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian tồn trữ, buôn bán và vận chuyển
(khoảng 90%) (Agrios, 2003). Bệnh này xuất hiện phổ biến ở các kho bảo quản
(Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,1998; Lê Lương Tề và ctv.,1977) và cũng là bệnh
quan trọng ở vùng nhiệt đới (Naqvi, 2004).
* Triệu chứng
Vỏ bị úng nước, ấn nhẹ vào thì rất dễ bể. Lúc đầu, ở vết bệnh ta mọc lên những sợi
nấm trắng dày đặc. Sau đó, chuyển sang màu xanh lục hoặc màu xanh da trời. Vết

Trung tâm
liệurấtĐH
Cần
Thơ
Tài
họchoàn
tậptoànvà(Vũ
nghiên

cứu
bệnhHọc
phát triển
nhanh
chỉ sau
7-14@
ngày
làmliệu
thối trái
Triệu Mân
và ctv., 1998), kèm theo mùi hôi (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh,
2002; Nguyễn Thị Nghiêm và Võ Thanh Hoàng, 1999).
Tuy nhiên, nếu bị cả hai loại bệnh trên quả thối rất nhanh, xuất hiện 2 lớp nấm màu
xanh và màu lục xen kẻ, còn trong mô quả có vết màu hồng hoặc màu hồng tía (Lê
Lương Tề và ctv., 1977). Bệnh dễ dàng lây lan từ trái này sang trái khác do chúng
tiếp xúc với nhau (Snowdon, 1990).
* Nguyên nhân
Do nấm Penicillium italicum Wehmer (mốc xanh) và Penicillium digitatum Sacc
(mốc lục). Cả hai loại nấm thuộc nhóm nấm Bất Toàn.
Nấm xâm nhiễm qua vết thương do xây sát trong thu hái và vận chuyển qua sẹo
cuống. Ngoài ra nấm cũng xâm nhiễm trực tiếp qua vỏ trái mà túi tinh dầu là nơi
thích hợp nhất cho nấm bệnh xâm nhiễm (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng
Oanh, 2002), nhưng heo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) loại nấm
Penicillium là loại ký sinh yếu chỉ xâm nhiễm qua nhưng vết thương cơ giới.

7


Cả hai loại nấm đều phát triển rất thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ cao nhưng ngưng
tăng trưởng ở nhiệt độ trên 300C và tăng trưởng chậm ở nhiệt độ dưới 100C. Tuy

nhiên, sợi nấm mốc xanh (Penicillium italicum Wehmer) có thể phát triển trong
phạm vi nhiệt độ 6-330C, tối thích 270C. Ở 9,8-29,80C bào tử nấm có thể hình
thành, tối thích 200C. Nấm thích hợp phát triển ở pH 2,9-6,5. Nấm gây thối quả
hoàn toàn trong vòng 14 ngày (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề,1998; Lê Lương Tề
và ctv., 1977). Còn sợi nấm mốc lục (Penicillium digitatum Sacc) phát triển trong
phạm vi nhiệt độ 250C. Ở 17,8-29,80C bào tử nấm có thể hình thành, tối thích
27,60C. Nấm thích hợp phát triển ở pH 3-6 và gây thối hoàn toàn chỉ trong một thời
gian ngắn là 7 ngày (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998; Lê Lương Tề và ctv.,
1977).
Điều đáng chú ý nấm mốc xanh không thể ăn rộng hơn 2mm còn nấm mốc lục thì
có thể ăn lan rộng hơn (Naqvi, 2004). Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng
để phân biệt.
1.2.2 Bệnh Thối Nhũn (Aspergillus sp.)

Trung tâm
liệulàĐH
CầngâyThơ
@thuTài
liệu
nghiên
cứu
BệnhHọc
thối nhũn
loại bệnh
hại sau
hoạch
gâyhọc
hại rấttập
quanvà
trọng

trên chanh
(Babu et al.,1983; Bhargava, 1972) trên cam ngọt (Srivastava et al.,1969) ( trích bởi
Naqvi, 2004). Bệnh phát triển trên trái sau thu hoạch. Khi trái bị tổn thương thì
bệnh tấn công rất mạnh (Weber, 1973).
* Triệu chứng
Lúc đầu chỉ là những chấm rất nhỏ1-2 mm nhũn nước, màu nâu sáng. Sau đó, vết
bệnh nhanh chóng lan rộng ra làm thối cả một khu vực rộng lớn rất nhanh chóng.
Đồng thời, có một vòng màu vàng đặc trưng xung quanh lớp vỏ nhũn nước, bên trên
bề mặt vết bệnh xuất hiện bào tử màu đen, nhưng vết bệnh không lõm vào làm trái
mềm nhũn, chảy nước (Trang Công Minh, 2004).
Sau đó nấm xâm nhiễm sâu vào và có thể lấn chiếm luôn vùng nấm khác xâm
nhiễm trước đó. Weber (1973) cho rằng bệnh ký sinh từ vết thương và rất thích hợp
phát triển ở nhiệt độ cao.

8


* Nguyên nhân
Do nấm Aspergillus niger V. Tiegh gây ra. Đây là loại nấm đa ký chủ, gây hại trên
hạt, trên bông…(Agrios, 2003), gây cả bệnh thối trái trên xoài (Nguyễn Thị Nghiêm
và Võ Thanh Hoàng, 1999), gây bệnh mốc đen trên cam quýt (Weber, 1973) gây hại
trên quả lựu và cả trên một số sản phẩm khác.
Nấm có nhiệt độ thích hợp để phát triển là 350C, nhưng nếu tăng thêm 70C khuẩn ty
giảm hàng trăm lần trong khi hạ hơn 150C khuẩn ty giảm 12 lần. Ẩm độ thích hợp
cho nấm phát triển là 80% ( Lương Đức Phẩm, 2000).
1.2.3 Bệnh Thán Thư (Coletotrichum sp.)
Thán thư là loại bệnh phổ biến trên tất cả các bộ phận của cây như lá, cành non, hoa
và trái (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994) trên các loại cây, kể cả rau màu và cây ăn
trái trong thời điểm trước và sau thu hoạch trên trái (Agrios, 2003). Và đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu kể cả trong và ngoài nước. Bệnh thường gây trên

trái khi thời gian tồn trữ dài và ở điều kiện nhiệt độ cao.
* Triệu Chứng

Trung tâm
liệu
Thơ
Tàiquản.
liệuNơihọc
nghiên
cứu
BệnhHọc
thường
xuấtĐH
hiện Cần
vào cuối
thời @
kỳ bảo
xuấttập
hiện và
vết bệnh
đầu tiên
là nuốm quả, bệnh làm cho nuốm quả bị mềm và thâm đen. Vết bệnh thường có
màu vàng nâu sau đó lớn dần và xuất hiện viền màu nâu đậm. Bên trong có nhiều
vòng tròn đồng tâm, trong vòng tròn đồng tâm có nhiều ổ nấm li ti màu nâu đậm
cũng chính các ổ nấm này làm cho vòng tròn đồng tâm có màu đậm hơn (Phạm
Hoàng Oanh, 2002).
Sau khi nhiễm bệnh khoảng 5-7 ngày ta thường thấy triệu chứng rất rõ trên lá
(Nguyễn Thị Nghiêm và Võ Thanh Hoàng, 1999). Theo Agrios (2003) thì vết bệnh
phát triển chậm ướt nước, đổi từ màu đỏ đậm sang màu nâu sáng. Trên trái bệnh
xuất hiện trước và sau thu hoạch là vết bệnh màu nâu, có những vòng tròn đồng

tâm, lõm vào vỏ trái mức độ lan ra của vết bệnh rất chậm, bệnh xuất hiện ở tất cả
các vị trí trên trái (Trang Công Minh, 2004).
* Nguyên nhân
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Đây là loại nấm phổ rộng, phân bố
khắp nơi trên thế giới như: cây có múi, xoài, ca cao, cà phê, cà chua,…(trích dẫn

9


bởi Nguyễn Thị Kiều, 2004; Kanaphatipillai, 1996; Anisa và Alaibi, 1996 và
Agrios, 1997). Nấm gây hại đặc biệt trên cam quýt sau thu hoạch, phá hoại mạnh
mẽ trên bề mặt trái và gây hư hỏng trái rất nhanh chỉ sau 2-3 tuần tồn trữ (Timmer
et al., 2001).
Theo Lê Ngọc Bình (2003) nấm Colletotrichum gloeosporioides có tính kháng cao;
sự sinh trưởng, phát triển của nấm thích hợp ở pH 5-6. Nấm thích hợp phát triển ở
nhiệt độ cao (24-300C) nhưng cũng có thể hoạt động ở nhiệt thấp 20C (Agrios,
2003).
Tuy nhiên, theo Kanaphatipillai (1996) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kiều, 2004) nấm
có thể phát triển ở nhiệt độ 28-300C và theo Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình
(2000) nấm ngừng phát triển khi nhiệt độ nhỏ hơn 30C. Ẩm độ cao nhất là vào mùa
mưa hoặc những lúc trời có sương thì thích hợp cho nấm phát triển.
1.3 BENOMYL CHẤT HOÁ HỌC SỬ DỤNG TRONG
CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bệnh sau thu hoạch là một vấn đề được nhiều nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm,

nhất là những nước có trình độ phát triển cao. Có nhiều cách để xử lý nhằm hạn chế
nấm bệnh sau thu hoạch, nhưng việc bảo quản bằng phương thuốc hoá học đã trở
thành một kinh nghiệm vốn có. Đây được xem là một khâu không thể thiếu để dẫn

đến thành công trong việc bảo quản tồn trữ trái cây.
Nhằm ức chế sự nẩy mầm của bào tử nấm hay làm giảm tốc độ nẩy mầm và khả
năng tăng trưởng sau khi nẩy mầm, người đã sử dụng rất nhiều loại hoá chất
(Nguyễn Minh Thủy, 2000; Lâm Thị Mỹ Nương, 2001). Thành công của việc sử
dụng hoá chất còn tuỳ thuộc mật số bào tử ban đầu trên vỏ trái, độ sâu của mô bị
xâm nhiễm, tốc độ xâm nhiễm, nhiệt độ, ẩm độ, độ sâu thâm nhập của hoá chất
(Nguyễn Thành Tài, 2006) và biện pháp xử lý như: xông hơi, bao gói, nhúng
trái,…đa số các biện pháp phòng ngừa sau thu hoạch thường là nhúng trái trong các
loại thuốc diệt nấm trong 6-12 giờ, và các loại thuốc thường dùng là Ophenylphenol, Salicylic acid, Benzoic acid và Benomyl…(Rohrbach et al., 1990).

10


×