Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Đối chiếu thuật ngữ trong tiếng Anh – tiếng Việt chuyên ngành kĩ thuật điện (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 240 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ THÙY MAI

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
TRONG TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THỊ THÙY MAI

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ
TRONG TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN



HÀ NỘI 2018

HÀ NỘI-năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ TRONG
TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN là công
trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả được được
thể hiện trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được các tác giả
khác công bố ở đâu và trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Tác giả

Dương Thị Thùy Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến của rất nhiều các cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Đức Tồn đã hướng dẫn tận
tình và có những nhận xét, góp ý hết sức quý báu cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Học Viện Khoa
Học Xã Hội, Viện Ngôn Ngữ cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2018

Tác giả

Dương Thị Thùy Mai


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
3. Đối tượng, tư liệu và phạm vi nghiên cứu .......................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
5. Cái mới của luận án ..........................................................................................5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài ...........................................................6
7. Bố cục của luận án.............................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ,
THUẬT NGỮ KĨ THUẬT ĐIỆN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................8
1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam ........................8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ...............................................8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Việt Nam .........................12
1.2. Tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ kĩ thuật điện trên thế giới
và ở Việt Nam ......................................................................................................16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện trên thế giới ....................16
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện ở Việt Nam .....................19
1.3. Cơ sở lí luận ..................................................................................................22
1.3.1. Khái niệm “thuật ngữ” ............................................................................22
1.3.2. Xác định khái niệm “thuật ngữ kĩ thuật điện” ........................................25
1.3.3. Phân biệt thuật ngữ với danh pháp, từ thông thường và từ nghề nghiệp 27
1.3.4. Những tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ ...............................................30

1.3.5. Các phương thức đặt thuật ngữ ...............................................................34
1.3.6. Lí thuyết điển mẫu với việc chuẩn hóa thuật ngữ kĩ thuật điện ..............42
1.3.7. Về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ...................................................48
1.4. Tiểu kết chương 1 .........................................................................................50
Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ KĨ
THUẬT ĐIỆN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................52
2.1. Hệ thuật ngữ kĩ thuật điện và thành tố cấu tạo thuật ngữ kĩ thuật điện
trong tiếng Anh và tiếng Việt. ............................................................................53
2.2. Đối chiếu thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt xét theo
số lượng thuật tố và từ loại .................................................................................54


2.2.1. TNKTĐ có cấu tạo một thuật tố..............................................................56
2.2.2. TNKTĐ có cấu tạo hai thuật tố ...............................................................59
2.2.3. TNKTĐ có cấu tạo ba thuật tố ................................................................61
2.2.4. TNKTĐ có cấu tạo bốn thuật tố ..............................................................63
2.2.5. TNKTĐ có cấu tạo năm thuật tố .............................................................64
2.2.6. TNKTĐ là từ viết tắt ...............................................................................65
2.3. Đối chiếu thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và tiếng Việt xét theo
mô hình cấu tạo ...................................................................................................68
2.3.1. Mô hình cấu tạo 1....................................................................................69
2.3.2. Mô hình cấu tạo 2....................................................................................70
2.3.3. Mô hình cấu tạo 3....................................................................................71
2.3.4. Mô hình cấu tạo 4....................................................................................73
2.3.5. Mô hình cấu tạo 5....................................................................................74
2.3.6. Mô hình cấu tạo 6....................................................................................76
2.3.7. Mô hình cấu tạo 7....................................................................................77
2.3.8. Mô hình cấu tạo 8....................................................................................78
2.3.9. Mô hình cấu tạo 9....................................................................................79
2.3.10. Mô hình cấu tạo 10................................................................................80

2.3.11. Mô hình cấu tạo 11................................................................................81
2.3.12. Mô hình cấu tạo 12................................................................................81
2.3.13. Mô hình cấu tạo 13................................................................................82
2.4. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................84
Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ KĨ
THUẬT ĐIỆN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..................................87
3.1. Cơ chế định danh ngôn ngữ ........................................................................87
3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng
Anh và tiếng Việt theo nguồn gốc của thuật ngữ .............................................89
3.2.1. Các TNKTĐ được tạo bằng cách thuật ngữ hóa từ toàn dân ..................90
3.2.2. Các TNKTĐ được tạo theo cơ chế định danh .........................................91
3.2.3. Các TNKTĐ được vay mượn nước ngoài ...............................................93
3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng
Anh và tiếng Việt theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ .....................................97
3.4. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng
Anh và tiếng Việt theo cách thức biểu thị của thuật ngữ ................................98


3.4.1. Đối chiếu đặc điểm định danh TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt
theo mức độ rõ lí do và mức độ cố kết về hình thức.........................................98
3.4.2. Đối chiếu đặc điểm định danh TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt
theo đặc trưng khu biệt làm cơ sở định danh ..................................................100
3.4.3. Đặc điểm hệ TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu
với một số hệ thuật ngữ khác ..........................................................................121
3.5. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
.................................................................................................................................149
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu về TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt theo số lượng thuật tố ........55
Bảng 2.2. Thống kê TNKTĐ tiếng Anh 1 thuật tố theo từ loại ................................57
Bảng 2.3. Thống kê TNKTĐ tiếng Việt 1 thuật tố theo cấu tạo và từ loại ...............58
Bảng 2.4. Thống kê TNKTĐ tiếng Anh có 2 thuật tố theo từ loại ...........................60
Bảng 2.5. Thống kê TNKTĐ tiếng Việt 2 thuật tố theo từ loại ................................61
Bảng 2.6. Thống kê TNKTĐ TA& TV ba thuật tố theo từ loại................................63
Bảng 2.7. Thống kê từ loại của TNKTĐ TA&TV bốn thuật tố ................................64
Bảng 2.8. Thống kê từ loại của TNKTĐ TA&TV năm thuật tố ..............................64
Bảng 2.9. Tổng hợp về từ loại của hệ TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt.........67
Bảng 2.10. Thống kê Mô hình cấu tạo TNKTĐ tiếng Việt và tiếng Anh .................83
Bảng 3.1. Các mô hình định danh của thuật ngữ về chủ thể/cơ quan tổ chức tham
gia hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng. .......................................102
Bảng 3.2. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị cơ bản: Thiết bị điện –
thiết bị từ, máy điện, rơle điện và tụ điện trong tiếng Anh và tiếng Việt. ..............104
Bảng 3.3. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị/ dụng cụ đo điện ......107
Bảng 3.4. Các mô hình định danh của thuật ngữ về vật liệu/ vật cách điện ...........109
Bảng 3.5. Các mô hình định danh của thuật ngữ về hệ thống và thiết bị phát – cấp
điện ..........................................................................................................................111
Bảng 3.6. Các mô hình định danh của thuật ngữ về thiết bị truyền dẫn - cáp ........113
Bảng 3.7. Các mô hình định doanh thuật ngữ về thiết bị tiêu thụ điện: chiếu sáng115
Bảng 3.8. Thuật ngữ về hoạt động sản xuất và vận hành hệ thống điện................117
Bảng 3.9. Thuật ngữ về hoạt động qui hoạch và quản lý hệ thống điện ................118
Bảng 3.10. Thuật ngữ về hoạt động an toàn điện, cách điện và sự cố điện ............120


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thuật ngữ là bộ phận quan trọng trong từ vựng của mọi ngôn ngữ nói
chung, tiếng Việt nói riêng. Trong mỗi lĩnh vực khoa học hay lĩnh vực chuyên
môn, các thuật ngữ có mối liên hệ hữu cơ với nhau làm thành hệ thống thuật ngữ
được gọi là hệ thuật ngữ. Đối với các ngôn ngữ đã phát triển, các thuật ngữ
chiếm một tỉ lệ rất lớn trong vốn từ. So với các loại từ ngữ khác, thuật ngữ là bộ
phận phát triển nhanh nhạy nhất, nhất là trong thời đại ngày nay, khoa học công
nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ vũ bão. Thuật ngữ có một vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ và do đó góp
phần to lớn thúc đẩy sự phát triển xã hội. Vì vậy thuật ngữ là đề tài hấp dẫn, có
tầm quan trọng và mang ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Kĩ thuật điện là lĩnh vực vô cùng quan trọng gắn với quá trình phát triển văn
minh nhân loại. Luận án nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ kĩ thuật điện (TNKTĐ)
tiếng Anh với tiếng Việt góp phần cung cấp kiến thức cơ bản nhất về thuật ngữ
trong lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ đắc lực cho không chỉ các
chuyên gia, kĩ sư, kĩ thuật viên mà còn cho công nhân và tất cả những ai đang công
tác trong ngành điện, đồng thời giúp cho học sinh, sinh viên, độc giả khi đọc, biên
phiên dịch sách báo về chuyên ngành điện.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hiện nay của đất nước,
ngành điện có nhu cầu cấp bách cần hoàn thiện, chuẩn hóa và phát triển hệ thống
thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với những chuẩn mực chung của
thuật ngữ học thế giới. Do hoàn cảnh lịch sử, TNKTĐ tiếng Việt được cho là
chịu ảnh hưởng không nhỏ của TNKTĐ tiếng Pháp và tiếng Nga. Ngày nay, do
sự thúc đẩy nhiều quan hệ hợp tác song phương và đa phương, trong lĩnh vực kĩ
thuật điện, Ngành điện đang trong giai đoạn phát triển mới. Việt Nam đang tích
cực xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với sự hợp tác giúp đỡ của các
chuyên gia Nga, Nhật và các tổ chức quốc tế về điện hạt nhân. Xu thế hợp tác


2


quốc tế này cũng đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa hệ TNKTĐ tiếng Việt cho phù
hợp, tương thích với hệ TNKTĐ bằng tiếng Anh (ngôn ngữ được coi là phương
tiện giao tiếp quốc tế trong thời đại hiện nay). Do vậy, việc nghiên cứu để xây
dựng, chuẩn hóa hệ TNKTĐ tiếng Việt nhằm đáp ứng tình hình hoạt động của
ngành điện nói riêng, đồng thời thúc đẩy và phát triển hơn nữa quá trình hội
nhập với ngành điện thế giới nói chung là một nhiệm vụ cấp bách và có tính thời
sự đặc biệt.
Hiện nay, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về thuật ngữ trong các
ngành khoa học công nghệ và các lĩnh vực chuyên môn chưa thực sự đầy đủ và
rộng khắp. Nói riêng, trong chuyên ngành kĩ thuật điện, cho đến nay vẫn chưa có
những công trình nghiên cứu đối chiếu hệ TNKTĐ tiếng Anh với tiếng Việt.
Việc vay mượn từ ngữ tiếng Anh nói chung, vay mượn thuật ngữ, trong đó có
các TNKTĐ tiếng Anh nói riêng, đang còn nhiều vấn đề tranh luận, chưa có sự
thống nhất ý kiến. Chẳng hạn, khi có một khái niệm hoặc đối tượng mới ra đời,
nên vay mượn thuật ngữ nước ngoài hay tự cấu tạo thuật ngữ bằng tiếng Việt để
biểu hiện? Nếu như phải vay mượn thì cần giữ nguyên dạng hay phải phiên âm,
chuyển tự thuật ngữ nước ngoài? v.v...Tất cả những vấn đề này rất cần có giải
pháp hợp lí và nhất quán. Điều đó không chỉ phục vụ cho hoạt động giao tiếp có
hiệu quả giữa các chuyên gia mà còn để phục vụ cho hoạt động giao tiếp giữa
con người và máy tính điện tử, cũng như hoạt động quản lí và điều hành bằng
computer.
Có thể thấy những vấn đề nổi lên cần được tiếp tục giải quyết đối với các
TNKTĐ trong tiếng Việt và các TNKTĐ tiếng Anh được sử dụng tại Việt Nam
là:
- Nhiều trường hợp các khái niệm được diễn đạt bằng những cụm từ mang
sắc thái miêu tả, giải thích khái niệm hay đối tượng chứ chưa có tính chất định
danh như một thuật ngữ chân chính (ví dụ: dụng cụ đo một chức năng, bộ ngắt
mạch khi phóng điện hồ quang, máy biến áp làm nguội bằng không khí, giá trị
trở về theo chiều ngược lại, đèn xuyên sương mù phía trước,v.v...).



3

- Một số TNKTĐ tiếng Việt chưa biểu đạt được chính xác khái niệm, chưa
chuyển tải hết ý nghĩa của thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh. Đặc biệt, đối
với các trường hợp cần biểu hiện khái niệm mới mà chưa có thuật ngữ, các nhà
chuyên môn thường chọn phương án vay mượn thuật ngữ nước ngoài (ví dụ:
Thiết bị bảo vệ – phiên âm thuật ngữ tiếng Pháp đọc là rơle, tiếng Anh viết là
relay, đọc là [ri’lei]; công tắc khởi động – phiên âm thuật ngữ tiếng Pháp đọc là
tắcte, thuật ngữ tiếng Anh viết là starter, đọc là [‘sta:tơ]); v.v...
Đặc biệt, hiện nay việc khảo sát về các phương diện cấu tạo và nội dung
ngữ nghĩa của TNKTĐ là vấn đề chưa được nghiên cứu chuyên sâu một cách
toàn diện và có hệ thống. Vì vậy, luận án tập trung vào khảo sát, nghiên cứu đối
chiếu hệ thống TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện cấu tạo,
định danh để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt của hệ TNKTĐ
trong hai ngôn ngữ, góp phần bổ sung, hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống
TNKTĐ tiếng Việt, từ đó có thể góp phần hoàn chỉnh lí thuyết chung về thuật
ngữ học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện hóa hệ TNKTĐ tiếng Việt
thông qua việc xác định một số phương hướng xây dựng và chuẩn hóa TNKTĐ
tiếng Việt, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và việc đào tạo chuyên ngành kĩ
thuạt điện ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ và TNKTĐ trên thế giới và
ở Việt Nam, xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu của luận án;
- Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt;

xác định những kiểu loại mô hình cấu tạo phổ biến nhất của TNKTĐ ở từng
ngôn ngữ;


4

- Đối chiểu để chỉ ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm định
danh của TNKTĐ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt theo các phương diện sau:
Những con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị của
TNKTĐ;
- Kiến nghị phương hướng xây dựng và chuẩn hóa TNKTĐ tiếng Việt.
3. Đối tượng, tư liệu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi đã thu thập trên 2.000 thuật ngữ kĩ thuật điện tiếng Anh được
tổng hợp từ bộ từ vựng – thuật ngữ kĩ thuật điện quốc tế do Ủy ban kĩ thuật điện
quốc tế (IEC) ban hành và trên 2.000 thuật ngữ kĩ thuật điện tiếng Việt tương
ứng được thu thập từ bộ từ vựng - thuật ngữ kĩ thuật điện Việt Nam - TCVN
8095 do Tổng cục Đo lường Chất lượng Việt Nam ban hành. Ngoài ra, các
TNKTĐ còn được thu thập từ các cuốn từ điển giải thích Anh - Việt và từ điển
giải thích Anh – Anh và các giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành về điện
bằng tiếng Việt và tiếng Anh (xem Phụ lục 1).
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là 1700 TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt
tiêu biểu, nằm ở trung tâm hệ thống TNKTĐ. Các thuật ngữ vay mượn các lĩnh vực
hữu quan nằm ở biên và một số TNKTĐ có dạng là biểu thức mang tính giải thích,
miêu tả, hoặc là biến thể cách viết khi phiên âm TNKTĐ nước noài... được thu thập
trong các từ điển giải thích, đối chiếu... tạm loại khỏi sự phân tích, chúng sẽ được đề
cập đến ở phần đề xuất cách chuẩn hóa ở phần kết luận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ là những thuật ngữ điển hình (được
luận án xác định là điển mẫu) của riêng hai chuyên ngành hẹp thuôc kĩ thuật

điện là Thiết bị điện và Hệ thống điện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau
đây.


5

4.1. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp so sánh - đối chiếu được áp dụng để chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các hệ TNKTĐ tiếng Anh và tiếng Việt theo các bình
diện đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh. Khi sử dụng phương pháp này, tiếng
Anh được chọn làm ngôn ngữ mẫu, còn tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu.
4.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được dùng để mô tả đặc điểm cấu tạo của từng thuật
ngữ theo các phương diện như: các thành tố cấu tạo nên mỗi thuật ngữ, đặc điểm
nguồn gốc và từ loại của các thành tố, các mô hình kết hợp cụ thể, các bậc và mối
quan hệ giữa các thành tố để tạo nên thuật ngữ. Phương pháp này giúp hình dung
được cụ thể, rõ nét, đầy đủ đặc điểm của TNKTĐ về cấu tạo, định danh, những
vấn đề còn tồn tại và cách chỉnh lí, cũng như định hướng cấu tạo TNKTĐ mới.
4.3. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Luận án áp dụng phương pháp phân tích thành tố trực tiếp trong Ngữ pháp
học, theo đó mỗi thuật ngữ được phân tích ra hai đại thành tố trực tiếp, sau đó
mỗi đại thành tố trực tiếp này lại được phân đôi ra thành hai thành tố trực tiếp nhỏ
hơn cho đến khi không thể phân đôi được nữa...Đơn vị giới hạn cuối cùng là từ
được gọi là thuật tố. Bằng phương pháp này, có thể chỉ ra được một thuật ngữ
được cấu tạo theo mô hình mấy bậc, mối quan hệ giữa các thành tố trực tiếp thuộc
mỗi bậc cũng như mối quan hệ giữa các đại thành tố trực tiếp tạo nên thuật ngữ.
4.4. Thủ pháp thống kê
Thủ pháp thống kê được sử dụng để chỉ ra mức độ phổ biến của từng hiện

tượng được nghiên cứu, từ đó có cơ sở rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính
định chất về từng phương diện đối chiếu (chẳng hạn, về từ loại, các thành tố và
mô hình cấu tạo, các đặc trưng định danh,…) của TNKTĐ trong hai ngôn ngữ
Anh và Việt.
5. Cái mới của luận án
Có thể nói đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đối chiếu một
cách hệ thống và toàn diện những đặc điểm cơ bản của hệ TNKTĐ tiếng Anh và
tiếng Việt trên các bình diện cấu tạo và định danh.


6

Luận án chỉ ra hiện trạng của thuật ngữ kĩ thuật điện tiếng Việt nhìn từ
đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh trong sự so sánh, đối chiếu với TNKTĐ
tiếng Anh; xác định được các mô hình phổ biến để cấu tạo TNKTĐ, nhờ đó tạo
nên tính hệ thống về cấu trúc của TNKTĐ trong hai ngôn ngữ; làm rõ những
phương thức xây dựng TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt, tính có lí do của
các thuật ngữ này dựa trên các đặc trưng khu biệt được lựa chọn làm cơ sở định
danh trong quá trình tạo ra thuật ngữ.
Luận án đề xuất kiến nghị phương hướng và biện pháp khả thi nhằm xây
dựng và chuẩn hóa các TNKTĐ trong tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Luận án có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn như sau.
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án làm rõ được những điểm giống và khác nhau về phương thức cấu
tạo và định danh của TNKTĐ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt; kiến nghị phương
hướng và biện pháp xây dựng, chuẩn hóa hệ TNKTĐ tiếng Việt. Kết quả nghiên
cứu góp phần vào việc xây dựng lí thuyết chung về thuật ngữ học và chuẩ n hóa
ngôn ngữ nói chung, chuẩn hoá thuật ngữ nói riêng, từ đó có thể góp phần cung
cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng bộ luật ngôn ngữ ở Việt Nam trong

thời kì hội nhập và toàn cầu hoá.
Ngoài ra, qua nghiên cứu đối chiếu hệ TNKTĐ của hai ngôn ngữ AnhViệt, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm luận điểm đại cương về
vấn đề tính quốc tế của thuật ngữ trong các ngành khoa học nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đề xuất được phương
hướng, biện pháp khả thi để chuẩn hoá hệ thống TNKTĐ hiện có của tiếng Việt,
đặc biệt chú ý tới bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8095 về TNKTĐ, đồng thời
theo đó có thể cấu tạo được những TNKTĐ mà tiếng Việt hiện chưa có hoặc tuy
đã có nhưng chưa phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế của TNKTĐ thế giới.


7

Đây cũng là cơ sở để chỉnh lí các từ điển TNKTĐ tiếng Việt đã có hoặc
biên soạn các bộ từ điển, sách cẩm nang mới về TNKTĐ phục vụ cho sự phát
triển ngành điện nước ta.
Luận án có thể phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo
trình, biên phiên dịch sách báo thuộc chuyên ngành kĩ thuật điện.
Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu
thuật ngữ học.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
án gồm 3 chương được bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ, thuật ngữ kĩ thuật điện và
cơ sở lí luận
Nội dung trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung,
TNKTĐ nói riêng, ở trong nước và trên thế giới; Những cơ sở lí luận có liên
quan để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra.
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng
tiếng Anh và tiếng Việt

Chương này tiến hành đối chiếu thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng Anh và
tiếng Việt trên các bình diện: số lượng thành tố cấu tạo, đặc điểm từ loại, mô
hình cấu tạo của TNKTĐ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ kĩ thuật điện trong tiếng
Anh và tiếng Việt
Nội dung trình bày vấn đề nguyên lí định danh, các phương thức cụ thể tạo
nên TNKTĐ; Đối chiếu đặc điểm định danh của hệ TNKTĐ Anh - Việt theo các
tham tố: nguồn gốc của thuật ngữ, kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ, cách thức biểu
thị của thuật ngữ. Chương 3 tập trung đối chiếu mô hình định danh TNKTĐ
trong hai ngôn ngữ theo mức độ rõ lí do và mức độ cố kết về hình thức, theo đặc
trưng khu biệt làm cơ sở định danh; đồng thời cũng nêu rõ đặc điểm của hệ
TNKTĐ trong sự so sánh – đối chiếu với một số hệ thuật ngữ khác; và cuối cùng
là đề xuất kiến nghị về việc xây dựng và chuẩn hóa TNKTĐ trong tiếng Việt.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ,
THUẬT NGỮ KĨ THUẬT ĐIỆN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới
Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới bắt đầu vào những thời điểm
khác nhau. Những tiếp cận đầu tiên nhằm xây dựng hệ thống thuật ngữ cho từng
lĩnh vực khoa học cụ thể có thể xem đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước với các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Dürer (1471-1528) về Toán học,
Vesalius (1514-1564) về Giải phẫu, Lavoisier (1743-1793) và Berthollet (17481822) về Hóa học, Von Linne (1707-1778) về Thực vật và Động vật học. Tuy
nhiên, thuật ngữ học hiện đại, theo Cabré, được xem là chính thức khởi sắc vào
những năm 1930 với công trình nghiên cứu của Vjuster [125,5]. Các hoạt động
nghiên cứu tiên phong ở châu Âu và Nga đã xây dựng nền tảng lí thuyết và

phương pháp cho phần lớn các nghiên cứu về thuật ngữ trên cơ cở những nghiên
cứu của Vjuster (1898-1977) and Drezen (1892-1937).
Đặc biệt Vjuster có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của thuật ngữ học
hiện đại. Theo Cabré, Vjuster được xem là cha đẻ của thuật ngữ học hiện đại
[125,5]. Trong khi đó, cũng theo Cabré, bản thân ông lại coi các nhà khoa học
sau đây là những người cha tinh thần của lí thuyết thuật ngữ gồm: Alfred
Schlomann, người đầu tiên xem xét bản chất hệ thống của thuật ngữ chuyên
ngành; nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure, người đầu tiên quan
tâm tới bản chất hệ thống của ngôn ngữ; Dresen, người tiên phong nhấn mạnh
tầm quan trọng của chuẩn hóa; và Holmstrom, người đã phổ biến và nâng tầm
thuật ngữ rộng ra qui mô quốc tế [125,5]. Vjuster là tác giả của nhiều công trình
nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng thuật ngữ học hiện đại mà đóng góp lớn
nhất của ông là xây dựng lí thuyết chung về thuật ngữ. Nghiên cứu của Vjuster là


9

khởi điểm cho nhiều nội dung của bộ môn thuật ngữ học hiện đại, như các
nguyên tắc thuật ngữ, phương pháp học về nghiên cứu thuật ngữ, chuẩn hóa và
kế hoạch hóa ngôn ngữ và nhiều nội dung quan trọng khác. Trong luận án tiến sĩ
bảo vệ năm 1930, ông đã tranh luận về việc hệ thống hóa phương pháp làm việc
trong thuật ngữ học, thiết lập các nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ và vạch ra những
điểm trọng yếu của phương pháp học xử lí dữ liệu thuật ngữ.
Nói tới Vjuster và bàn về thuật ngữ, chúng tôi cũng xin đề cập đến ngôn
ngữ Esperanto. Là một ngôn ngữ nhân tạo, Esperanto có liên quan đến các ngôn
ngữ kĩ thuật đặc biệt và liên quan tới công tác chuẩn hóa thuật ngữ. Nguồn gốc
và kết quả của nó được tìm thấy trong nghiên cứu giao tiếp khoa học quốc tế.
Thực chất, việc sử dụng tiếng Esperanto được xây dựng ban đầu cho các văn bản
khoa học thông dụng ngắn trong lĩnh vực chiêm tinh học, sinh học, toán học, y
học và một số lĩnh vực khoa học khác. Năm 1924, một số học giả là thành viên

của Viện Khoa học Pháp đã tuyên bố rằng việc sử dụng tiếng Esperanto là một
phương thức giao tiếp khoa học quốc tế, theo Janton and Tonkin [134,82]. Việc
sử dụng tiếng Esperanto trong các lĩnh vực khoa học khác nhau làm giàu thêm
lượng từ vựng với rất nhiều thuật ngữ khoa học mới. Theo Blanke, dự án
Esperanto thất bại là do thời gian xây dựng và phát triển dự án ngắn. Hơn nữa,
vào thời điểm đó chưa có lượng từ vựng thuật ngữ kĩ thuật phát triển đầy đủ và
không đáp ứng được về số lượng và chất lượng cho nhu cầu của mục tiêu này
[122]. Vì vậy bên cạnh những cái chưa làm được và bị giới nghiên cứu khoa học
phê bình, ngôn ngữ Esperanto thực sự cần được chú ý vì những mối liên quan tới
việc xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ, đặc biệt là thuật ngữ khoa học kĩ thuật.
Bởi thực chất công trình nghiên cứu thuật ngữ quan trọng nhất (luận án tiến sĩ)
của nhà nghiên cứu được xem là cha đẻ thuật ngữ học hiện đại Vjuster có từ thời
hình thành ngôn ngữ Esperanto và nghiên cứu này cũng như nhiều nghiên cứu về
sau của ông liên quan đến thuật ngữ cũng ít nhiều ảnh hưởng và tác động qua lại
với ngôn ngữ này mà nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận.


10

Từ sau công trình nghiên cứu của Vjuster những năm 1930, ba trường phái
nghiên cứu về thuật ngữ ở các nước thuộc châu Âu gồm Áo (Vienna), Liên bang
Xô viết, Tiệp Khắc (Praha) đồng thời xuất hiện [125,7]. Từ ba trung tâm này,
thuật ngữ phát triển sang phương Tây (Pháp, Canada, Quebec) và phương Bắc
(Bỉ và các nước Bắc Âu) và gần đây là tới phía Nam (Bắc Phi, Tiểu Xa-ha-ra
Africa, Trung và Nam Mỹ, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha) và gần đây hơn nữa là
tới phía Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Á khác).
Năm 1917 các ủy ban kĩ thuật của Hiệp hội tiêu chuẩn Đức (DNA, về sau
gọi là DIN) thành lập các tiểu ban về thuật ngữ. Năm 1926 Hiệp hội tiêu chuẩn
quốc tế ISA (về sau đổi thành ISO) cũng đã thành lập các tiểu ban về thuật ngữ ở
quy mô quốc tế. Sau này nhiều quốc gia khác cũng thành lập các ban/tiểu ban thuật

ngữ quốc gia như: Trung tâm thuật ngữ kĩ thuật HISPANOTERM ở Tây Ban Nha,
Hiệp hội thuật ngữ AFTERM ở Pháp, Trung tâm thông tin quốc tế về thuật ngữ
INFOTERM, các tổ chức thuật ngữ TERMAR ở Ác-hen-ti-na, COLTERM ở Côlôm-bi-a, PARATERM ở Pa-ra-guay, URUTERM ở U-ru-guay và VENTERM ở
Venezuela.
Tóm lại, các tổ chức nghiên cứu thuật ngữ hiện đã có mặt ở tất cả các châu
lục, ở châu Mỹ La tinh, châu Phi cũng đã hình thành nhiều tổ chức nghiên cứu
thuật ngữ. Các tổ chức nghiên cứu thuật ngữ ở các nước châu Á cũng được xây
dựng và phát triển mạnh trong nhiều thập kỷ gần đây.
Hoạt động nghiên cứu thuật ngữ ở mỗi quốc gia có những khuynh hướng và
mục đích khác nhau. Auger (dẫn theo [126, 69]) đã đưa ra ba khuynh hướng cơ
bản trong nghiên cứu thuật ngữ dựa theo mục tiêu: thuật ngữ gắn với hệ thống
ngôn ngữ, thuật ngữ dành cho dịch thuật, và thuật ngữ với kế hoạch hóa ngôn
ngữ. Ba trường phái đại diện cho hướng nghiên cứu thứ nhất là Viên, Praha và
Moskva. Đặc điểm nổi bật của Trường phái Viên là tập trung vào khái niệm, và
hướng nghiên cứu thuật ngữ theo hướng chuẩn hóa thuật ngữ và khái niệm. Các
nhà nghiên cứu thuộc Trường phái thuật ngữ Praha lại đặc biệt quan tâm tới sự
mô tả cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ


11

đóng vai trò quan trọng. Trường phái thuật ngữ Moskva dựa trên nghiên cứu của
Chaplygin, Lotte và cộng sự. Các nhà nghiên cứu này chủ yếu quan tâm tới
chuẩn hóa khái niệm, thuật ngữ dưới ánh sáng của chủ nghĩa đa ngôn ngữ của
Liên bang Xô viết. Ba trường phái thuật ngữ này cùng có chung hướng nghiên
cứu dựa trên ngôn ngữ (tất cả đều xem thuật ngữ là phương tiện biểu hiện và
giao tiếp). Khuynh hướng thứ hai nghiên cứu về thuật ngữ nhằm hỗ trợ dịch
thuật. Khuynh hướng này phát triển mạnh trong các vùng miền và quốc gia song
ngữ hoặc đa ngữ như Quebec - Candada, Walloon - Bỉ, và tạo thành cơ sở cho
các hoạt động thuật ngữ được các cơ quan quốc tế đa ngữ triển khai (như UN,

UNESCO, EU, FAO). Khuynh hướng này tạo lập các đơn vị thuật ngữ tương
đương trong các ngôn ngữ và được các nhà phiên dịch sử dụng để tham khảo, bổ
trợ cho chất lượng bản dịch. Khuynh hướng thứ ba là nghiên cứu thuật ngữ theo
hướng kế hoạch hóa ngôn ngữ. Đại diện cho khuynh hướng này là công tác ngôn
ngữ ở Quebec và những vùng nói tiếng Pháp ở Canada. Họ khuyến khích việc
tạo từ ngữ mới trong ngôn ngữ quốc gia thay cho việc du nhập các thuật ngữ từ
ngôn ngữ bên ngoài.
Có thể thấy rằng mối quan tâm tới thuật ngữ bắt đầu từ rất sớm. Đặc biệt
công tác nghiên cức thuật ngữ được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn nửa cuối
thế kỉ XX. Chúng tôi đồng ý với Cabré [125,5] đã tổng hợp quá trình phát triển
thuật ngữ học hiện đại qua 4 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn hình thành (1930 1960), Giai đoạn xác lập các chuyên ngành, lĩnh vực (1960 - 1975); Giai đoạn
bùng nổ (1975 - 1985); và Giai đoạn mở rộng (1985 đến nay). Cũng theo Cabré,
Giai đoạn hình thành được đặc trưng bởi sự xác lập các phương pháp để hình
thành hệ thống các thuật ngữ. Những cơ sở lí thuyết đầu tiên của Vjuster, Lotte
được ra đời trong giai đoạn này, đặc biệt luận án tiến sĩ của Vjuster năm 1930 là
cơ sở, nền tảng cho thuật ngữ học hiện đại. Vjuster đã hệ thống hóa phương pháp
làm việc trong thuật ngữ học, thiết lập các nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ và
vạch ra những điểm trọng yếu của phương pháp học xử lídữ liệu thuật ngữ
[125,5]. Trong giai đoạn phát triển thứ hai (1960 – 1975), đổi mới quan trọng


12

nhất trong thuật ngữ học bắt nguồn từ sự phát triển của máy vi tính có bộ nhớ
dung lượng lớn và các kĩ thuật thu thập và lưu trữ tư liệu. Đồng thời ngân hàng
dữ liệu đầu tiên cũng xuất hiện, và công việc điều phối trên cấp độ quốc tế các
nguyên tắc của công việc xử lí thuật ngữ học cũng bắt đầu. Trong giai đoạn này
các đường hướng tiếp cận đầu tiên cũng được đưa ra nhằm chuẩn hóa thuật ngữ
học trong ngôn ngữ. Giai đoạn phát triển thứ ba (1975 – 1985), được đánh dấu
bằng sự nở rộ các chính sách hoạch định ngôn ngữ và thuật ngữ học với những

ví dụ điển hình là các chính sách ngôn ngữ ở Liên Xô và Israel. Tầm quan trọng
của thuật ngữ trong sự hiện đại hóa ngôn ngữ được nâng tầm ở giai đoạn này.
Trong giai đoạn mở rộng (1985 đến nay) khoa học công nghệ máy tính là một
trong những xung lực quan trọng nhất đứng đằng sau những thay đổi trong thuật
ngữ học. Sự thông dụng của máy tính cá nhân mang lại thay đổi lớn trong xử lí
dữ liệu thuật ngữ [125,6].
Thuật ngữ không phải là lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới. Nó đã và đang
phát triển từ nhu cầu tất yếu của con người trong việc đặt tên và xác định sự vật,
hiện tượng trong một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn. Trong những thập kỷ
gần đây, lí thuyết về thuật ngữ được tranh luận nhiều trong nhiều công trình
nghiên cứu. Tuy nhiên gần đây, thuật ngữ trên thế giới được xem là đã phát triển
một cách có hệ thống. Có thể coi công tác nghiên cứu thuật ngữ đã phát triển từ
mức độ không chuyên trở thành một khoa học thực thụ.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Việt Nam
Những năm đầu của thế kỷ XX, ở Việt Nam, vấn đề thuật ngữ còn rất ít
được quan tâm. Người đầu tiên có sự quan tâm đến thuật ngữ là Dương Quảng
Hàm. Tiếp sau ông là các nhà nghiên cứu khác như Vũ Công Nghi, Nguyễn
Ứng. Các học giả này đều chủ trương dựa vào tiếng Hán để đặt thuật ngữ tiếng
Việt trong một số lĩnh vực. Nguyễn Văn Thịnh lại chủ trương mượn tiếng
Latinhh hay Hi Lạp để phiên âm và đề xuất sử dụng “ngôn ngữ cội nguồn”, tức


13

ngôn ngữ gốc, chứ không khuyến khích phiên âm qua tiếng Pháp, vì ông cho
rằng tiếng Pháp cũng vay mượn từ các thứ tiếng trên.
Những năm 30 của thế kỉ XX, ở nước ta bắt đầu xuất hiện những thuật ngữ
khoa học bằng tiếng Việt. Ban đầu là các thuật ngữ khoa học xã hội, sau đó mới
phát triển các thuật ngữ thuộc những ngành khoa học kĩ thuật. Khuynh hướng
chủ yếu lúc này là tiếp nhận dưới dạng phiên âm một số ít thuật ngữ của tiếng

Hán và tiếng Pháp. Nổi lên trong giai đoạn này là ý kiến của các học giả Lê Văn
Kim, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Duy Thành, Đặng Văn Dư, Hồng Đạo Nguyên
bàn về việc xây dựng thuật ngữ nên bằng cách nào. Đặc biệt trong số các học giả
thời kỳ này, đáng chú ý nhất là Hoàng Xuân Hãn. Trong tác phẩm Danh từ khoa
học (1948) của mình, Hoàng Xuân Hãn đã nêu lên vấn đề xây dựng thuật ngữ
khoa học và nghiên cứu thuật ngữ một cách khá công phu, có hệ thống nhất tính
tới thời điểm đó. Hoàng Xuân Hãn đã đưa ra 3 phương sách đặt thuật ngữ khoa
học, gồm phương sách dùng tiếng thông thường, phương sách phiên âm và
phương sách lấy gốc chữ nho. Với việc áp dụng 3 phương sách này, Hoàng Xuân
Hãn đã cho ra đời cuốn thuật ngữ đối chiếu Pháp - Việt đầu tiên về các môn
toán, lí, cơ và thiên văn, dùng cho bậc trung học. Sau đó một số tập thuật ngữ
đối chiếu khác đã được xuất bản.
Đặc biệt là từ sau ngày hoà bình được lập lại (1954), rồi đất nước thống
nhất (4/1975) đến nay, công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học
tiếng Việt đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhiều hội nghị về chuẩn mực hoá
chính tả và thuật ngữ khoa học đã được tổ chức tại Hà Nội (tháng 7 năm 1978),
Huế (tháng 8 năm 1978), Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 10 năm 1978) và Hà
Nội (tháng 6 năm 1979), với sự tham gia của nhiều nhà văn hoá, giáo dục và
khoa học trong cả nước. Nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ tiếng
Việt đã được công bố gắn với những tên tuổi các nhà Việt ngữ học, như: Nguyễn
Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Như Ý, Đái Xuân Ninh,
Nguyễn Đức Dân, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Toàn, Lê Quang
Thiêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng...Ý kiến của các nhà


14

Việt ngữ học đều tập trung vào thảo luận một số vấn đề lí luận chung sau đây về
thuật ngữ:
Thứ nhất, khái niệm thuật ngữ là gì;

Thứ hai, các yêu cầu hay các tiêu chuẩn của thuật ngữ cần phải như thế nào;
Thứ ba, có những phương thức nào để đặt thuật ngữ;
Thứ tư, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài nên như thế nào - phiên
âm, chuyển tự hay giữ nguyên dang;
Thứ năm, vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ nên như thế nào.
Đáng chú ý là năm 2012, có công trình tập hợp các bài viết do Hà Quang
Năng chủ biên với nhan đề Thuật ngữ học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Đây là công trình có tính chất tổng kết một số vấn đề lí luận về thuật ngữ học,
có đề cập đến những vấn đề lí luận và thực tiễn của từ điển học thuật ngữ ở
Việt Nam và nước ngoài.
Đặc biệt năm 2016, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã ấn hành công trình
nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn xây dựng thuật ngữ tiếng Việt có nhan đề Thuật
ngữ học tiếng Việt hiện đại (403 tr) do Nguyễn Đức Tồn chủ biên. Chuyên khảo
này gồm ba phần chia thành 8 chương. Từ góc độ bản thể và nhận thức, Nguyễn
Đức Tồn đã đưa nhiều ý kiến đáng chú ý về những vấn đề lí luận chung của
thuật ngữ học, như thuật ngữ là gì, các tiêu chuẩn cần và đủ thuộc bản thể của
thuật ngữ, các phương thức đặt thuật ngữ; vấn đề ứng dụng lí thuyết điển mẫu để
chuẩn hóa thuật ngữ. Công trình này cũng khảo sát thực trạng xây dựng và sử
dụng thuật ngữ hiện nay qua một số ngành khoa học và chuyên môn, từ đó đưa
ra những kiến nghị giải pháp có giá trị đối với việc xây dựng và chuẩn hóa thuật
ngữ tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế để làm cơ sở xây dựng luật ngôn ngữ.
Ngoài ra, trong sự đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu thuật ngữ
tiếng Việt, hai thập kỷ gần đây còn có các luận văn cao học, luận án tiến sĩ
nghiên cứu thuật ngữ ở một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, như: Vũ Quang Hào Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo thuật ngữ quân sự (1991),


15

Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Hà –

So sánh cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện
đại (2000), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội; Vương Thị
Thu Minh, Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên chuyển sang tiếng
Việt (2005), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội; Nguyễn Thị
Kim Thanh (2005), Khảo sát hệ thuật ngữ tin học Viễn thông tiếng Việt, Luận án
tiến sĩ. Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội; Mai Thị Loan (2011), Đặc điểm
cấu tạo và ngữ nghĩa luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt (2011), Luận án tiến sĩ, Học
viện KHXH ; Nguyễn Thị Như Quỳnh, Vấn đề xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ
vật lí tiếng Việt (2012), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên; Vũ Thị Thu
Huyền – Thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng trong tiếng Việt (2013), Luận án
tiến sĩ, Học viện KHXH ; Ngô Phi Hùng– Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ
thuật ngữ khoa học tự nhiên tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ Toán- Cơ -Tin học,
Vật lí) (2013), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, TP Hồ Chí Minh; Lê
Thanh Hà- Đối chiếu thuật ngữ du lịch Việt - Anh (2014), Luận án tiến sĩ, Học viện
KHXH; Quách Thị Gấm - Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt (2015), Luận án
tiến sĩ, Học viện KHXH; Nguyễn Tiến Dũng, Nghiên cứu thuật ngữ máy xây dựng
(2016), Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH, v.v...
Điểm chung của nội dung hầu hết những luận án tiến sĩ nói trên là đã phân
tích đặc điểm cấu tạo và định danh của một hệ thuật ngữ cụ thể được nêu rõ trên
nhan đề của mỗi luận án, mô hình hóa các kiểu cấu tạo của hệ thuật ngữ đó, đồng
thời đề xuất định hướng chuẩn hóa hệ thuật ngữ cụ thể đã được khảo sát.
Bên cạnh sự phát triển của thuật ngữ học tiếng Việt về lí thuyết, lĩnh vực
nghiên cứu ứng dụng về thuật ngữ (từ điển thuật ngữ) cũng đạt được những
thành tựu to lớn. Về mặt số lượng, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ của lượng từ
điển thuật ngữ chuyên ngành trong những năm gần đây. Trong giai đoạn này, các
từ điển thuật ngữ phát triển rầm rộ, đặc biệt là thuật ngữ của những ngành kinh
tế mũi nhọn, ngành công nghệ mới phát triển như tin học, điện tử viễn thông.


16


Với những ngành khoa học công nghệ mới phát triển như tin học, số lượng các
từ điển đối chiếu tăng lên nhanh chóng trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Tóm lại, có thể thấy các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm nhiều tới các
tiêu chuẩn của thuật ngữ, phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật
ngữ, đặc biệt là việc phiên âm các thuật ngữ ở nước ngoài và vấn đề thống nhất
thuật ngữ. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các luận án tiến sĩ nghiên cứu về
thuật ngữ chuyên ngành tiếng Việt cũng như đối chiếu thuật ngữ chuyên ngành
tiếng Việt với thuật ngữ của các thứ tiếng nước ngoài, có thể thấy rõ sự phát
triển đáng kể số lượng các từ điển chuyên ngành, từ điển đối chiếu thuật ngữ ở
Việt Nam. Công tác nghiên cứu thuật ngữ cả về lí thuyết và ứng dụng ở Việt
Nam đang thực sự khởi sắc và chắc hẳn sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp cho lĩnh
vực nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam trong tương lai.
1.2. Tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ kĩ thuật điện trên thế giới
và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện trên thế giới
Song song với những phát minh đầu tiên về điện là sự ra đời của các khái
niệm, các định luật và thuật ngữ về điện. Người đầu tiên đưa ra các thuật ngữ về
điện mà đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi là nhà vật lí học người Anh
William Gilbert (1544-1603). Ông được coi là người khai sinh ra các thuật ngữ
kĩ thuật điện cơ bản đầu tiên của nhân loại.
Công tác nghiên cứu TNKTĐ được tiến hành rất sớm. Công trình nghiên
cứu có thể nói là quan trọng bậc nhất phải kể đến, như đã nêu trên đây, là luận án
tiến sĩ thực hiện năm 1930 của Vjuster, người được mệnh danh là cha đẻ của
thuật ngữ học hiện đại, với đề tài Chuẩn hóa thuật ngữ quốc tế về kĩ thuật, đặc
biệt thuật ngữ kĩ thuật điện. Luận án được xem là mô hình có hệ thống đầu tiên
về thuật ngữ và là sự miêu tả đầu tiên về ngôn ngữ chuyên ngành tập trung vào
chuẩn hóa ngôn ngữ kĩ thuật. Vjuster miêu tả ngôn ngữ kĩ thuật (ngôn ngữ
chuyên ngành) từ góc nhìn của chuyên gia kĩ thuật. Ông chỉ ra lí do cần hệ



17

thống hóa nghiên cứu thuật ngữ, thiết lập các nguyên tắc cần thực hiện khi
nghiên cứu thuật ngữ và đưa ra phương pháp xử lí dữ liệu thuật ngữ. Theo Felber
[130], Vjuster đã đặt nền móng cho thuật ngữ học như một lĩnh vực nghiên cứu
độc lập và sau đó xây dựng khoa học thuật ngữ. Trong lĩnh vực ngôn ngữ nhân
tạo, luận án cũng được xem là tư liệu chuẩn về khoa học thuật ngữ và là nghiên
cứu khoa học toàn diện và hay nhất về ngôn ngữ nhân tạo trong giai đoạn đó
[123]. Nghiên cứu cũng được xem là khởi đầu cho việc thành lập Liên hiệp quốc
tế các hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia (ISA), cơ quan chuẩn hóa thuật ngữ kĩ thuật
và ngày nay được biết đến với tên gọi Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Ngoài luận án tiến sĩ, Vjuster còn đóng góp nhiều công trình nghiên cứu
khác cho công tác xây dựng thuật ngữ kĩ thuật điện quốc tế. Theo Kingscott,
Vjuster là người xây dựng chính một trong những bộ thuật ngữ cổ nhất với số
lượng từ vựng lớn cho Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế (IEC) (Kingscott, 1998).
Vjuster cho rằng mỗi ngôn ngữ chỉ có vài ngàn hình vị để mô tả hàng triệu khái
niệm. Vì vậy vấn đề chuẩn hóa khái niệm và hệ thống khái niệm là khi mô tả
khái niệm mới không cần sử dụng các yếu tố từ mới mà là kết hợp các hình vị đã
có hoặc tạo nghĩa mới cho những từ đã có. Ngoài những công trình nghiên cứu
dành cho Liên hiệp quốc tế các hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia (ISA) ISA 37 và
ISO/TC37, Vjuster tiếp tục nghiên cứu về thuật ngữ kĩ thuật điện cho IEC, đặc
biệt trong tiểu ban IEC1 về Từ vựng. Tiểu ban này đã xây dựng Bộ từ vựng kĩ
thuật điện quốc tế (IEV), phát hành 01 ấn bản trước Chiến tranh và 01 ấn bản sau
Chiến tranh thế giới thứ 2. Một cống hiến khác của Vjuster là xây dựng Từ điển
công cụ máy cho Ủy ban kinh tế Châu Âu (ECE). Hơn 1.400 khái niệm trong Từ
điển công cụ máy được sắp xếp theo hệ thống phân loại UDC, đưa ra các thuật
ngữ và định nghĩa bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp và Đức (riêng tiếng Đức chỉ có
thuật ngữ). Các thuật ngữ và định nghĩa được lấy chủ yếu từ các nguồn tài liệu
tiêu chuẩn.

Liên quan đến nghiên cứu thuật ngữ kĩ thuật điện phải nói đến sự thành lập
Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế - IEC. Ủy ban này được thành lập tại St. Louis,


×