Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

THIÊN ĐỊCH của rầy mềm (APHIDIDAE) TRÊN cây có múi (CITRUS) THÀNH PHẦN LOÀI, đặc điểm HÌNH THÁI và SINH học của các LOÀI PHỔ BIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
o

PHẠM QUỐC VIỆT

THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY MỀM (APHIDIDAE) TRÊN
CÂY CÓ MÚI (CITRUS) : THÀNH
PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
VÀ SINH HỌC CỦA CÁC
LOÀI PHỔ BIẾN.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts. NGUYỄN THỊ THU CÚC
Th.s
NGUYỄN TRỌNG NHÂM

Cần Thơ - 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
-----------

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp với đề tài :
“ Thiên địch của rầy mềm (Aphididae) trên cây có múi (Citrus) : thành phần loài, đặc
điểm hình thái và sinh học của các loài phổ biến”.


Do sinh viên : Phạm Quốc Việt thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm Luận Văn Tốt Nghiệp xem xét.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
----------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với tên đề tài :
“Thiên địch của rầy mềm (Aphididae) trên cây có múi (Citrus) : thành phần loài, đặc
điểm hình thái và sinh học của các loài phổ biến”.
Do sinh viên Phạm Quốc Việt thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ngày ……..tháng ….…năm 2007.
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức .....…………………………………………
kiến Học
hội đồng
TrungÝtâm
liệu: ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
.................................................................................
Cần Thơ, ngày ……. tháng ..…… năm 2007
Duyệt Khoa Nông nghiệp

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

& Sinh Học Ứng Dụng
Chủ Nhiệm Khoa

iii


Lời Cảm Tạ
----*---Kính dâng !
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ công ơn
cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người, sự hy sinh cao cả đó
chính là động lực giúp con vượt qua những khó khăn và thành đạt như ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn !
- Cô Nguyễn Thị Thu Cúc, cán bộ hướng dẫn, đã hết lòng hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp cũng như thời gian học
tập tại trường.
- Quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, đã truyền đạt nhiều kiến thức vô giá
cho chúng em trong những ngày ở giảng đường Đại Học và đã tạo điều kiện thuận lợi

Trung
tâm
Học

liệu
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cho em
hoàn
thành
luậnĐH
văn tốt
nghiệp
này.
Chân thành biết ơn
- Anh Nguyễn Trọng Nhâm, các bạn Trần Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Hữu Tho,
Nguyễn Trí Thanh, Trương Huỳnh Ngọc, Nguyễn Văn Tràng, Trần Minh Trung, Trần
Thị Ngọc Quyên, Võ Thị Thu, Võ Thị Thanh Dung đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
- Thân gởi các bạn lớp Trồng Trọt khóa 28 đã hết lòng ủng hộ, động viên và giúp đở
tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
PHẠM QUỐC VIỆT

iv


Phạm Quốc Việt, 2007. Thiên địch của rầy mềm (Aphidiae) trên cây có múi (Citrus) :
thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của các loài phổ biến. Luận văn tốt
nghiệp ngành Trồng Trọt, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học
Cần Thơ.

TÓM LƯỢC
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về sự phong phú của thành phần loài, các đặc điểm về hình

thái, sinh học của thiên địch của rầy mềm trên cây có múi (Citrus), tạo cơ sở cho việc
xây dựng và ứng dụng hiệu quả qui trình IPM trên nhóm cây có múi (Citrus), chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài : “Thiên địch của rầy mềm (Aphidiae) trên cây có múi
(Citrus) : thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của các loài phổ biến”. Đề tài
thực hiện từ tháng 07/2006 – 02/2007 trên ba địa bàn chính của tp Cần Thơ (Mỹ
Khánh, Long Tuyền, Nhơn Nghĩa). Với phương pháp điều tra nông dân, điều tra trực

Trung
tâm vườn,
Học khảo
liệu sát
ĐH
Cần
@ Tài
liệu
họcthítập
và nghiên
cứu
tiếp ngoài
trong
điềuThơ
kiện nhà
lưới và
phòng
nghiệm.
Công tác điều
tra trực tiếp ngoài vườn được thực hiện định kỳ 15 – 20 ngày/lần, quan sát, thu mẫu
thiên địch bằng vợt hoặc bằng tay, sau đó đem về phòng thí nghiệm nuôi, quan sát các
giai đoạn phát triển, hình thái, xác định loài và khả năng ăn mồi của các loài thiên địch
phổ biến. Kết quả khảo sát trên các vườn cây có múi (Citrus) của nông dân ghi nhận

được như sau : thành phần thiên địch của rầy mềm trên cây có múi (Citrus) trong điều
kiện tự nhiên rất phong phú, đã phát hiện được 16 loài, với 6 loài bọ cánh lưới thuộc bộ
Neuroptera, 5 loài bọ rùa (Coccinellidae) thuộc bộ Coleoptera, 4 loài ruồi ăn rầy
(Syrphidae) thuộc bộ Diptera và 1 loài ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera. Trong các
loài phát hiện thì bọ cánh lưới nâu Micromus subanticus và bọ rùa Scymnus sp. là phổ
biến nhất, kế đến là các loài Suarius sp.2,

Mallada sp.1, Ischiodon scutellaris,

Paragus crenulatus, Dideopsis aegrotus, Menochilus sexmaculatus, các loài còn lại
xuất hiện rải rác, không đáng kể. Về đặc điểm sinh học có liên quan đến sự phát triển,
kết quả ghi nhận cả bốn loài thiên địch khảo sát đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn, dưới

v


một tháng. Hai loài M. subanticus và Suarius sp.2 có khả năng ăn mồi rất cao, hai loài
này tỏ ra có tiềm năng sử dụng tốt trong qui trình IPM để phòng trừ rầy mềm trên cây
trên cây có múi (Citrus).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


MỤC LỤC
Trang
TIỂU SỬ CÁ NHÂN

iv


CẢM TẠ

v

TÓM LƯỢC

vi

MỤC LỤC

viii

DANH SÁCH BẢNG

xi

DANH SÁCH HÌNH

xii

MỞ ĐẦU

1

Chương I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG

GÂY HẠI CỦA RẦY MỀM

2

1.1.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ

2

1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm (họ Aphididae)

2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của rầy mềm
phổ biến trên cây có múi (Citrus)

3

1.1.3.1. Một số đặc điểm hình thái của rầy mềm
gây hại trên cây có múi (Citrus)

3

1.1.3.2. Một số đặc điểm sinh học của rầy mềm
trên nhóm cây có múi (Citrus)
1.2. THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY MỀM TRÊN CÂY CÓ MÚI (CITRUS)
1.2.1. Bộ cách mạch (Neuroptera)

4
5

5

1.2.1.1. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của
bọ cánh lưới họ Hemerobiidae

6

1.2.1.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của
bọ cánh lưới họ Chrysopidae

9

1.2.1.3. Một số đặc điểm hình thái và sinh học
của Bọ rùa (Coccinellidae)

12

vii


1.2.1.4. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi Syrphidae

14

1.2.1.5. Ong ký sinh

16

1.2.1.6. Nấm ký sinh


17

1.3. NGUỒN GỐC VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI (CITRUS)

17

1.3.1. Nguồn gốc và sự phân bố

17

1.3.2. Sơ lược về sự sinh trưởng và phát triển của cây có múi (Citrus)

18

CHƯƠNG II PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

20

2.1. Phương tiện

20

2.1.1. Thời gian và địa điểm

20

2.1.2. Vật liệu

20


2.2. Phương Pháp

21

2.2.1. Điều tra nông dân.

21

2.2.2. Điều tra trực tiếp trên các vườn cây có múi

21

2.2.3. Khảo sát nghiên cứu trong điều kiện nhà lưới

21

sát liệu
trong ĐH
phòngCần
thí nghiệm:
22 cứu
Trung2.2.4.
tâmKhảo
Học
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
2.2.4.1. Khảo sát một số đặc điểm sinh học của
các loài thiên địch hiện diện phổ biến

22


2.2.4.2. Khảo sát khả năng ăn mồi của một số loài thiên địch phổ biến

23

2.2.4.3. Phân loại

25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

26

3.1. Điều tra nông dân

26

3.1.1. Kỹ thuật canh tác

26

3.1.2. Côn trùng và nhện gây hại theo cánh đánh giá của nông dân

29

3.1.3. Hoá chất bảo vệ thực vật được nông dân
dùng trong phòng trừ sâu hại

30

3.2. Kết quả điều tra trực tiếp ngoài đồng


30

3.2.1. Ghi nhận chung về RM trên các vườn điều tra

30

3.2.2. Thành phần thiên địch của RM trên các vườn điều tra

32

3.2.3. Bộ cách mạch (Neuroptera)

33
viii


3.2.3.1. Thành phần loài và sự phổ biến của các loài BCL
các vườn cây có múi (Citrus)

33

3.2.3.2. Bọ cánh lưới nâu Micromus subanticus ( họ Hemerobiidae)

35

3.2.3.3. Bọ cánh lưới xanh Suarius sp.2

43


3.2.3.4. Bọ cánh lưới xanh Suarius sp.1

50

3.2.3.5. Bọ cánh lưới xanh Mallada sp.1

57

3.2.3.6. Bọ cánh lưới xanh Mallada sp.2

60

3.2.3.7. Bọ cánh lưới xanh Mallada sp.3

63

3.2.3.8. Thiên địch của bọ cánh lưới xanh (họ Chrysopidae)

66

3.2.4. Bộ cánh cứng (Coleoptera)

67

3.2.4.1. Bọ Rùa Scymnus sp.

67

3.2.4.2. Bọ Rùa Pseudaspidimerus sp.


73

3.2.5. Bộ hai cánh (Diptera)

76

3.2.5.1. Ruồi ăn rầy Ischiodon scutellaris

77

Ruồiliệu
ăn rầyĐH
Paragus
78 cứu
Trung 3.2.5.2.
tâm Học
Cầncrennulatus
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
3.2.5.3. Ruồi ăn rầy Dideopsis aegrotus

80

3.2.5.4. Ruồi 1* (chưa định danh)

82

3.2.6. Bộ Cánh màng (Hymenoptera)

83


KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ

85

1. KẾT LUẬN

85

2. ĐỀ NGHỊ

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ CHƯƠNG 1

91

PHỤ CHƯƠNG 2

99

PHỤ CHƯƠNG 3

101

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

Tựa
Đặc điểm các vườn trồng cây có múi (Citrus)
(tháng 7 – 10/2006)

3.2

26

Kỹ thuật canh tác cây có múi (Citrus) của các nhà vườn
điều tra tháng 07 – 10/2006.

3.3

27

Thành phần côn trùng và nhện gây hại theo cánh ghi nhận và
đánh giá của nông dân tại một số địa bàn tp Cần Thơ, 2006.

3.4

30

Thành phần các loài thiên địch của rầy mềm trên
cây có múi (Citrus) trên các địa bàn thuộc tp Cần Thơ, 2006.


3.6

29

Các hoá chất bảo vệ thực vật được nông dân sử dụng trong
phòng trừ sâu hại và nhện.

3.5

trang

32

Chu kỳ sinh trưởng của M. subanticus

trong liệu
điều kiện
nghiệm
Trung tâm Học
ĐHphòng
CầnthíThơ
@ Tài liệu học tập và nghiên41cứu
3.7

Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh lưới M. subanticus
trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.8

Khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới M. subanticus trên

hai loại rầy mềm trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.9

50

Sự phát triển của bọ cánh lưới Suarius sp.1
trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.13

49

Khả năng ăn mồi của bọ cánh lưới xanh Suarius sp.2
trên hai loại rầy mềm trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.12

49

Tỷ lệ nở trứng của bọ cánh lưới Suarius sp.2
trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.11

43

Sự phát triển của bọ cánh lưới Suarius sp.2
trong điều kiện phòng thí nghiệm


3.10

42

57

Giai đoạn phát triển của bọ rùa Scymnus sp.
trong điều kiện phòng thí nghiệm
x

72


3.14

Tỷ lệ trứng nở của BR Scymnus sp.
trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.15

Khả năng ăn mồi của bọ rùa Scymnus sp. trên
2 loại rầy mềm trong điều kiện phòng thí nghiệm

3.16

72
73

Thời gian các giai đoạn phát triển của BR Pseudapspidimerus sp.
trong điều kiện phòng thí nghiệm


76

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa

Trang

1.1

Các đặc điểm trên vỏ đầu bọ cánh lưới xanh họ Chrysopidae

11

3.1

Rầy mềm Toxoptera trên cây có múi (Citrus)

31

3.2

Ấu trùng bọ cánh lưới nâu họ Hemerobiidae


3.3

Hình dạng ấu trùng các loài bọ cánh lưới xanh (họ Chrysopidae)
ghi nhận được trên các vườn có múi (Citrus)

34

3.4

Đặc điểm khác nhau giữa hai giống Mallada và Suarius

34

3.5

Trứng của loài Micromus subanticus

3.6

Gân cánh của loài Micromus subanticus

3.7

Bộ phận sinh dục đực của
bọ cánh lưới nâu Micromus subanticus

3.8

38

38

Các giai đoạn phát triển của

bọ cánh
nâuCần
Micromus
39 cứu
Trung tâm Học
liệulưới
ĐH
Thơsubanticus
@ Tài liệu học tập và nghiên
3.9

Các đặc điểm hình thái của ấu trùng
bọ cánh lưới xanh Suarius sp.2

44

3.10

Các giai đoạn phát triển của bọ cánh lưới xanh Suarius sp.2

47

3.11

Các đặc điểm hình thái của ấu trùng
bọ cánh lưới xanh Suarius sp.1


52

3.12

Các giai đoạn phát triển của bọ cánh lưới xanh Suarius sp.1

55

3.13

Các đặc điểm hình thái của ấu trùng
bọ cánh lưới xanh Mallada sp.1

58

3.14

Các giai đoạn phát triển của bọ cánh lưới xanh Mallada sp.1

60

3.15

Các đặc điểm hình thái của ấu trùng
bọ cánh lưới xanh Mallada sp.2

61

3.16


Các giai đoạn phát triển của bọ cánh lưới xanh Mallada sp.2

63

3.17

Các đặc điểm hình thái của ấu trùng
bọ cánh lưới xanh Mallada sp.3
xii

64


3.18

Các giai đoạn phát triển của bọ cánh lưới xanh Mallada sp.3

66

3.19

Ong ký sinh (Hymenoptera)

67

3.20

Các giai đoạn phát triển của bọ rùa Scymnus sp.


70

3.21

Các giai đoạn phát triển của bọ rùa Pseudaspidimerus sp.

75

3.22

Ấu trùng tuổi 3 của ruồi Ischiodon scutellaris

77

3.23

Thành trùng ruồi Ischiodon scutellaris

78

3.24

Ấu trùng tuổi 3 của Paragus crennulatus

79

3.25

Thành trùng ruồi Paragus crennulatus


80

3.26

Các giai đoạn phát triển của ruồi Dideopsis aegrotus

81

3.27

Các giai đoạn phát triển của ruồi 1*

83

3.28

A: Ong ký sinh rầy mềm; B: Rầy mềm bị ký sinh.

84

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiii


Danh sách từ viết tắt
BR
BCL
BCLN
BCLX

RM
Tp
ĐBSCL
T1
T2
T3
T4

Bọ rùa
Bọ cánh lưới
Bọ cánh lưới nâu
Bọ cánh lưới xanh
Rầy mềm
Thành phố
Đồng bằng sông Cửu Long
Tuổi 1
Tuổi 2
Tuổi 3
Tuổi 4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiv


MỞ ĐẦU
Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống con người không ngừng được nâng cao,
ngoài việc ăn no, còn phải ăn ngon và đủ chất. Để đáp ứng nhu cầu này, diện tích trồng
cây ăn trái không ngừng tăng lên, đặc biệt là cây có múi có giá trị dinh dưỡng cao như
bưởi, cam, quýt ... Theo Nguyễn Minh Châu (1998) dự kiến đến năm 2010, tổng diện

tích trồng cây có múi (Citrus) ở Việt Nam là 200.000 ha. Bên cạnh đó việc trồng cây có
múi (Citrus) cũng đem lại thu nhập cao cho nhà vườn. Diện tích trồng không ngừng
tăng cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy mềm (Aphididae) phát triển mạnh, rầy mềm
gây hại bằng cách trực tiếp chính hút nhựa đọt non, làm cho lá bị biến dạng, rầy mềm
còn tiết ra nhiều dịch ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Ngoài ra, rầy
mềm cũng là môi giới truyền bệnh Tristeza, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế
(Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002).
Để hạn chế sự gây hại của rầy mềm và sản xuất ra các loại sản phẩm có mẫu mã
đẹp, tâm
sạch, Học
an toàn,
hạnĐH
chế tối
đa việc
dụng
hóaliệu
chất học
bảo vệtập
thựcvà
vậtnghiên
thì việc quản
Trung
liệu
Cần
Thơsử@
Tài
cứu
lý rầy mềm gây hại cây trên cây trồng không ngừng được nghiên cứu, nhất là khi Việt
Nam chúng ta đang bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và hướng
đến một nền nông nghiệp bền vững. Do đó đề tài : “Thiên địch của rầy mềm

(Aphidiae) trên cây có múi (citrus) : thành phần loài, đặc điểm hình thái, sinh học của
các loài phổ biến” được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn thành phần, vai trò của thiên địch
của Rầy mềmtrong điều kiện tự nhiên, nhằm có biện pháp bảo tồn và phát huy một
cánh hiệu quả nhất nhóm sinh vật có ích này trong công tác quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây có múi (Citrus).

1


CHƯƠNG I

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG
GÂY HẠI CỦA RẦY MỀM
1.1.1. Vị trí phân loại, phân bố và ký chủ
Rầy mềm hay còn gọi là “rệp muội” (họ Aphididae), Aphididae là một họ lớn trong
bộ cánh đều (Homoptera). Theo Ghosh (1976) trên thế giới có hơn 4000 loài rầy mềm
được mô tả và chia làm 8 phụ họ, trong đó ở vùng Đông Nam Á có hơn 1000 loài.
Aphididae là họ lớn nhất trong tổng họ Aphidoidae. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của
Quách Thị Ngọ từ năm 1994 - 1999 ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và vùng phụ cận đã
thu thập được 45 loài rầy mềm và xác định được tên 30 loài thuộc 4 họ phụ. Kết quả
điều tra 1986 - 1987 ở đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 10 loài rầy mềm.
Rầy mềm phân bố mọi nơi trên thế giới và gây hại trên nhiều loại cây trồng. (Quách

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thị Ngọ, 2000).
Ký chủ chính của các loài rầy mềm rất phong phú, bao gồm các cây lương thực như
lúa, ngô, đậu đổ các loại, thuốc lá, mía, bông, cam chanh, cây dược liệu, cây cảnh ...
(Quách Thị Ngọ, 2000).


1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy mềm (họ Aphididae)
Rầy mềm là côn trùng có kích thước nhỏ, mềm yếu, chích hút phổ biến trên lá, thân,
trái bông non của thực vật. Cơ thể dạng hình trái lê, trên phần lưng của phía đuôi có
mang một đôi ống bụng. Râu đầu dài gồm nhiều đốt. Thành trùng có 2 dạng: có cánh
và không có cánh, phần nhiều con đực có cánh. Cấu tạo mạch cánh đơn giản, cánh
trước thường khá lớn so với cánh sau, ở trạng thái nghỉ, cánh thường dựng thẳng trên
cơ thể. Đôi ống bụng thường xuất phát từ phía lưng bụng của đốt bụng thứ 5 hoặc thứ
6, bộ phận này tiết ra dịch để tự vệ. Ở một số loài, cơ thể rầy được bao phủ bởi những

2


sợi sáp trắng, những chất sáp này được tiết ra từ các tuyến da. Rầy mềm cũng tiết dịch
ngọt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003).
Theo Borror và ctv (1976), chu kỳ sống của nhiều loài rầy mềm là vô cùng phức tạp,
chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện khí hậu. Ở những vùng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông
khá rõ rệt thì có sự sinh sản hữu tính và vô tính. Mùa xuân đến thì những trứng đẻ
trong mùa đông sẽ nở ra thành con cái không cánh. Thông qua hình thức sinh sản đơn
tính, cho ra những thế hệ con cái không cánh, tiếp tục sinh ra những thế hệ con cái có
cánh. Từ mùa xuân đến mùa hè, có sự di trú đến những cây ký chủ khác và sinh ra
nhiều thế hệ con cái không cánh sống chung nhau. Mùa hè đến mùa thu, khi mật độ
quần thể cao, xuất hiện những cá thể đực và cái đều có cánh, những thế hệ này lại tiếp
tục di trú về cây ký chủ chính. Đây là những thế hệ có khả năng sinh sản hữu tính, sau
đó sẽ đẻ trứng. Những trứng này sẽ vượt qua mùa đông lạnh giá cho đến mùa xuân lại
nở, và tiếp tục chu kỳ mới. Nhưng ở vùng nhiệt đới nói chung và vùng đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng, rầy mềm chủ yếu sinh sản đơn tính, đẻ con, và ghi nhận chủ yếu
con cái,
sự hiện
củaCần

con đực
(Nguyễn
Thị liệu
Thu Cúc,
Trung
tâmít có
Học
liệudiện
ĐH
Thơ
@ Tài
học2000).
tập và nghiên cứu
Rầy mềm có thể sinh ra 25 – 30 thế hệ trong một năm do vòng đời khá ngắn có khi chỉ
có một tuần (Dan Smith và ctv, 1997).

1.1.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của rầy mềm phổ biến
trên cây có múi (citrus)
1.1.3.1. Một số đặc điểm hình thái của rầy mềm gây hại trên cây có múi
Theo Quách Thị Ngọ (2000), có 6 loài rầy mềm gây hại trên cây có múi (Citrus).
Nhưng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chủ yếu có hai loài rầy mềm Toxoptera
aurantii và Toxoptera citricidus gây hại phổ biến (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
* Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe
Thành trùng có hai dạng như các loài rầy mềm khác
Dạng có cánh : chân và râu đầu màu vàng nâu hơi nhạt, cuối mỗi đốt màu nâu. Râu
đầu 6 đốt, ngắn hơn cơ thể. Cơ thể dài từ 1,44 – 1,8 mm. Vòi chích hút kéo dài đến đốt

3



chậu chân sau. Ống bụng dài màu nâu đến nâu đỏ gần như nâu sẫm (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Phần đuôi có 8 – 19 lông nhỏ (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
Dạng không cánh: cơ thể dài từ 1,7 – 1,8 mm, màu nâu đỏ. Râu đầu 6 đốt (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
* Toxoptera citricidus Kyrkaldy
Thành trùng có 2 dạng :
Dạng có cánh: cơ thể từ màu nâu đỏ đến đen, nhưng ngực đậm hơn. Râu đầu ngắn
hơn cơ thể, màu nâu đỏ, chân và đoạn cuối của râu màu trắng, các đoạn cuối của râu
màu trắng, các đoạn nối các đốt râu cũng màu trắng. Chiều dài cơ thể từ 1,6 – 2,1 rộng
từ 0,8 – 1,0 mm. Vòi chính hút kéo dài khỏi đốt chậu chân sau, đốt cuối vòi nhọn và
hẹp. Các chân màu sậm, riêng đốt chày màu nhạt. Bụng màu nhạt, có nhiều đốm đậm
nằm rải rác. Ống bụng dạng trụ màu đậm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) thì phần đuôi của T. citricidus có từ 25 – 40 lông

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhỏ.

Dạng không cánh: cơ thể màu nâu đỏ, lớn hơn dạng có cánh, chiều dài từ 1,7 – 2,1
mm, rộng từ 1,1 – 1,35 mm. Trên cơ thể có nhiều lông dài và nhiều đốm màu rải rác
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).

1.1.3.2. Một số đặc điểm sinh học của rầy mềm
trên nhóm cây có múi (Citrus)
Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại cho cây bằng cách chích hút nhựa lá và cành
non làm giảm khả năng tăng trưởng của cây. Lá non bị cong và biến dạng. Đồng thời
sự gây hại của rầy mềm cũng làm cho trái bị chín sớm và giảm phẩm chất (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Bên cạnh rầy mềm gây hại cho cây thì chất thải ra có
vị ngọt nên hấp dẫn kiến hôi, kiến lửa, kiến cao cẳng …. đến sống cộng sinh và bảo vệ
chúng, xua đuổi các loài thiên địch. Song song với sự hiện diện của các loài kiến, thì

dịch ngọt do rầy mềm tiết ra thu hút nấm bồ hóng đến tấn công, thường là nấm bồ hóng
Capnodium citri (Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997).
4


Ngoài việc gây hại trực tiếp cho cây trên các đọt non, rầy mềm còn là tác nhân
truyền bệnh “Tristera” (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002). Khi chích
hút cây bệnh, rầy chỉ cần khoảng một phút để chích hút virus vào cơ thể và cần khoảng
ba phút là có thể truyền bệnh sang cây mạnh. Chỉ cần 3 rầy mềm đủ để gây hại 100%
cho cây. Tuy nhiên, virus này không có khả năng lưu tồn lâu trong cơ thể rầy và có thể
mất khả năng truyền bệnh sau 24 giờ (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Tại
một số nước thì T. aurantii còn là tác nhân truyền bệnh “Lá nhỏ Spiroplasma citri” trên
cam quýt (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Rầy mềm gây hại được trên nhiều loại cây, đặc biệt là T. aurantii được ghi nhận gây
hại trên 120 loài thực vật thuộc các họ Anacardiaceae, Anonaceae, Aralinaceae,
Euphiorbiaceae, Lauraceae, Moraceae, Rubiaceae, Sterculiaceae và Theaceae. Ký chủ
chính bao gồm cam, quýt, chanh, cà phê, trà, ca cao, xoài. Rầy mềm có sức sinh sản
cao, một thành trùng cái không cánh đẻ được bình quân từ 8,9 – 13,4 con và tuổi thọ
của thành trùng từ 7,3 – 10,3 ngày trong khi đó vòng đời khá ngắn từ 5,1 – 10,8 ngày
0

(T=22,1
H= 69,4
79,4 %)
(Quách
và học
Nguyễn
Hoa,
2002). Qua
Trung

tâm– 29,3
HọcC,liệu
ĐH–Cần
Thơ
@ Thị
TàiNgọ
liệu
tậpThịvà
nghiên
cứu
đó cho thấy vòng đời ngắn, sức sinh sản cao nên khả năng gây hại của rầy mềm là rất
lớn trên các vườn cây có múi (Citrus).

1.2. THIÊN ĐỊCH CỦA RẦY MỀM TRÊN CÂY CÓ MÚI (CITRUS)
Thành phần thiên địch của rầy mềm trong điều kiện tự nhiên rất phong phú, có thể
khống chế đến 95% mật số rầy mềm gây hại (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). Phạm Văn
Lầm (2005), cũng ghi nhận thiên địch của rầy mềm trong điều kiện tự nhiên vô cùng đa
dạng, đã phát hiện được 52 loài. Các loài này thuộc 4 bộ: bộ cánh cứng (Coleoptera),
bộ hai cánh (Diptera), bộ cánh màng (Hymenoptera), bộ cánh mạch (Neuroptera). Bên
cạnh những côn trùng thiên địch đã phát hiện thì nấm ký sinh rầy mềm cũng có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc làm giảm mật số rầy mềm gây hại (Sherpard và ctv,
1999).

1.2.1. Bộ cách mạch (Neuroptera)
5


Bộ cánh mạch có nhiều họ là thiên địch của nhiều loài dịch hại. Tuy nhiên, các loài
thuộc hai Hemerobiidae và Chrysopidae có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản
lý dịch hại trên cây trồng. Hầu hết chúng là thiên địch bắt mồi của nhiều loài dịch hại

và xuất hiện phổ biến trên nhiều loại cây trồng (McEwen và ctv, 2001).

1.2.1.1. Một số đặc điểm hình thái và sinh học
của bọ cánh lưới họ Hemerobiidae
* Sự đa dạng và phong phú của bọ cánh lưới họ Hemerobiidae
Bọ cánh lưới thuộc họ Hemerobiidae có khoảng 550 loài được xếp vào 27 giống và 10
phân họ (Monserrat,1990; Oswald,1994). Ở Bắc Mỹ, có 58 loài đã được mô tả, riêng
vùng Floria đã phát hiện được 10 loài thuộc 4 giống (MacLeod và Stange, 2001). Ở
Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật (2005) chỉ ghi nhận được 1
loài. Bọ cánh lưới nâu có sự phân bố khắp nơi trên thế giới.

Trung
tâm
Học
liệu
ĐH
Thơ
Tài
liệu học tập và nghiên cứu
* Một
số đặc
điểm
hình
tháiCần
của bọ
cánh@
lưới
họ Hemerobiidae
Bọ cánh lưới thuộc họ Hemerobiidae được gọi là bọ cánh lưới nâu do thành trùng của
hầu hết các loài đều có màu nâu. Theo Borror và ctv (1976), thành trùng được phân

biệt với thành trùng của các loài thuộc họ khác trong bộ cách mạch (Neuroptera) là ở
gân cánh Costal, gân này chia ra làm 2 hoặc nhiều nhánh. Theo MacLeod and Stange
(2001), dựa vào gân cánh và bộ phận sinh dục đực có thể định danh đến loài. Thành
trùng hoạt động mạnh về đêm và một thành trùng cái có thể đẻ rất nhiều trứng. Trứng
được đẻ trên mặt lá không có sợi tơ nâng trứng như hầu hết các loài thuộc họ
Chrysopidae, thường có màu trắng hoặc màu kem. Trứng trông giống như trứng của
một số loài thuộc họ Syrphidae, nhưng trứng có một nốt nhỏ ở cuối trứng, trơn và
không có những đường sọc ở bề mặt (McEwen và ctv, 2001). Ấu trùng vừa nở ra có
màu nhạt, khoảng 3 – 4 giờ là nhanh chóng tìm con mồi, ấu trùng hoạt động rất mạnh.
Ấu trùng khi lột xác sang tuổi mới có nhiều thay đổi về hình dạng và màu sắc. Cơ thể
ấu trùng tuổi 1 có lông cứng đơn giản và đặc biệt được xác định rõ bởi chân có sự hiện

6


diện của móng có dạng hình loa kèn ở giữa và 2 móng có hình móc bên ngoài. Ấu
trùng tuổi 2 tương tự như ấu trùng tuổi 3 nhưng kích thước nhỏ hơn và lông cứng ngắn,
ít. Ấu trùng tuổi 3 có kích thước lớn nhất và có nhiều lông cứng ngắn. Chân ấu trùng
tuổi 3 giống như ấu trùng tuổi 2, được gắn với hai móng dạng hình móc, và khác biệt
so với ấu trùng tuổi 1. Theo McEwen và ctv (2001), dựa vào sự khác biệt về đặc điểm
hình thái thì ấu trùng được chia ra làm 2 dạng; dạng thứ 1: cơ thể mảnh, dài, đốt bụng
vuốt nhọn, đầu không thụt vào bên trong đốt ngực thứ 1, và đốt ngực 2, 3 dễ thấy, đốt
ngực thứ 3 có mảnh cứng (sclerites), dạng thứ 2 : cơ thể căng ra, đốt bụng có nhiều
dạng thùy, đầu thụt vào được (từ mức độ nhiều cho đến mức độ ít) ở đốt ngực thứ 1, và
mảnh cứng ở đốt ngực 2 và 3 không hiện diện. Ấu trùng cuối tuổi 3 thường tìm nơi kín
đan tơ làm kén hoá nhộng. Nhộng có dạng hình chữ “C” nằm bên trong hai lớp tơ màu
trắng bao phủ, lớp tơ bên ngoài dán chặt vào lá hoặc thân cây và lớp tơ bên trong có
dạng hình elip.
* Một số đặc điểm sinh học của bọ cánh lưới họ Hemerobiidae


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bọ cách lưới nâu thuộc nhóm côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn. Chu kỳ sống trải
qua bốn giai đoạn : trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Và giai đoạn ấu trùng gồm
có 3 tuổi (McEwen và ctv, 2001).
Theo MacLeod và Stange (2001), thành trùng và ấu trùng đều ăn mồi. Các loài thuộc
các giống Hemerobius, Micromus, Sympherobius, Drepanacra, Megalomus, Psectra,
Nusalala, Wesmaelius, Megalomus, Drepanepteryx, Drepanacra đều tấn công con mồi.
Các loài thuộc giống Micromus, Hemerobius có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
quản lý dịch hại trên các vườn cây ăn trái, trong nông nghiệp cũng như các khu rừng
(McEwen và ctv, 2001). Thức ăn chủ yếu của bọ cánh lưới nâu là rầy mềm (họ
Aphididae). Tuy nhiên, thành trùng không chỉ ăn thức ăn là rầy mềm mà còn ăn những
côn trùng chân đốt khác. Phần lớn con mồi thuộc bộ cánh đều (Homoptera) và một số
loài nhện nhỏ đã được xác định chắc chắn là thức ăn của các loài Brauerobius
marginatus, Hemerobius humulinus, Hemerobius lutescens, Hemerobius micans,
Hemerobius perelegans, Hemerobius pini, Hemerobius stigma, Hemerobius pini,
7


Micromus variegatus và Sympherobius pygmaeus. Cũng có một vài trường hợp đặc
biệt thành trùng của một số loài vừa ăn mồi vừa ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Các
loài Drepanepteryx phalaenoides, Hemerobius lutescens, Hemerobius nitidulus, và
Micromus lanosus ngoài ăn mồi ra còn ăn thêm phấn hoa và mật ngọt. Khối lượng con
mồi được tiêu thụ luôn luôn cao. Có nhiều ghi nhận khác nhau về khả năng ăn mồi. Đối
với con mồi nhỏ, ấu trùng Hemerobius stigma tiêu thụ trung bình khoảng 300 trứng,
thành trùng đực và cái có sự tiêu thụ tương đối giống nhau, khoảng 13000 – 17000
trứng trong suốt 2 tháng (Laidlaw, 1936). Theo McEwen và ctv (2001) ấu trùng của
loài Hemerobius pacificus cần khoảng 350 con rầy mềm để hoàn tất giai đoạn ấu trùng,
khi đó ấu trùng loài Nusalala uruguaya cần khoảng 135 con Dactynotus sp. để phát
triển và thành trùng ăn trung bình 4,7 con rầy mềm/ngày cho việc sinh sản. Ấu trùng
loài Wesmaelius subnebulosus tiêu thụ khoảng 160 – 190 con rầy mềm Myzus persicae,

hoặc 57 – 72 con Aphis fabae (phụ thuộc vào giới tính đực hay cái); thành trùng đực và
cái tiêu thụ khoảng 9,5 hoặc 17,2 Aphis fabae. Hemerobiidae nitidulus tiêu thụ khoảng
80 con
Aphis
rumicis,
Micromus
trong
suốttập
giai và
đoạnnghiên
ấu trùng cứu
chỉ
Trung
tâm
Học
liệu đối
ĐHvớiCần
Thơ posticus
@ Tàithì
liệu
học
tiêu thụ khoảng 40 rầy mềm và thành trùng tiêu thụ trung bình khoảng 10 con rầy
mềm/ngày. Thành trùng đực và cái của Sympherobius maculipennis tiêu thụ 5 – 15
nhộng rệp sáp Phenacoccus manihoti /ngày. Trong các giống thuộc họ Hemerobiidae,
ghi nhận chỉ có giống Sympherobius là tấn công rệp sáp trên cây có múi. Theo
Marakami (1963) thì Sympherobius domesticus tấn công con mồi là

Pseudoccus

comstocki trên cây có múi. Qua đó cho thấy bọ cánh lưới nâu tấn công được trên nhiều

loài dịch hại khác nhau. Tuy nhiên có sự chuyên tính hơn cho từng loài thuộc các giống
khác nhau, theo McEwen và ctv (2001) bọ cánh lưới nâu thuộc giống Hemerobius và
Micromus tấn công chủ yếu là rầy mềm, không tấn công rệp sáp. Trong khi các loài
thuộc giống Sympherobius lại tấn công chủ yếu là rệp sáp. Với một số loài, thức ăn có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoàn thành các giai đoạn phát triển, đối với loài
Nusulala uruguaya không thể hoàn thành các giai đoạn phát triển của ấu trùng với việc
ăn thức ăn thức là rầy mềm T. citricidus và không làm kén được với thức ăn là
Brevicoryne brassicae.
8


Khi ấu trùng tấn công con mồi xong, theo Borror và ctv (1976) ấu trùng thường thường
mang xác con mồi trên lưng để ngụy trang, nhưng theo MacLeod và Stange (2001) ấu
trùng không mang xác con mồi để ngụy trang như nhiều công bố trước đó. Giữa các ấu
trùng thuộc các giống khác nhau cũng có cánh bắt mồi khác nhau. Ấu trùng loại 1
thường hoạt động mạnh tìm con mồi, còn ấu trùng loại 2 ít hoạt động hơn, di chuyển
chậm, “nằm và đợi” con mồi (McEwen và ctv, 2001).

1.2.1.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh học
của bọ cánh lưới họ Chrysopidae
* Sự đa dạng và phong phú của bọ cánh lưới họ Chrysopidae
Bọ cánh lưới họ Chrysopidae là một trong những họ lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng
nhất trong công tác phòng trừ sinh học. Có khoảng 1300 loài được ghi nhận thuộc 87

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
giống và 3 phân họ được phân bố nhiều nơi trên thế giới (Brooks và Bernard, 1990).

Riêng ở vùng Florida ghi nhận có 22 loài thuộc 9 giống (Penny, 1997). Còn ở Âu Châu
ghi nhận có 63 loài hiện diện, được xếp vào 13 giống và 2 phân họ (McEwen, 2001)
(Trích dẫn từ Apock,1992; Monserrat và Rodrigo, 1992). Ở Việt Nam, Viện Bảo Vệ

Thực Vật (2005) ghi nhận chỉ có một loài.
* Một số đặc điểm hình thái của bọ cánh lưới họ Chrysopidae.
Bọ cánh lưới thuộc họ Chrysopidae thường được gọi là “bọ cánh lưới xanh” vì đa số
thành trùng thuộc họ này đều có màu xanh (có vài nhóm cá biệt là thành trùng có màu
hơi nâu) (Stange, 2000). Ngoài ra còn có tên gọi khác là “bọ mắt vàng” vì phần lớn đôi
mắt ánh ra màu vàng và tên gọi này cũng phù hợp với tên gọi như ở các nước Liên Xô
cũ, Bungari, Tiệp Khắc cũ…(Phạm Thị Thùy, 2004).
Thành trùng bọ cánh lưới màu xanh có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài khoảng 12 –
20 mm, râu dài, mắt sáng. Thân mình mỏng mảnh. Hai đôi cánh rộng, trong suốt, có
9


nhiều gân cánh (Nguyễn Thị Thu Cúc và Phạm Hoàng Oanh, 2002). Thành trùng
thường hoạt động mạnh về đêm, hoạt động đẻ trứng của thành trùng cái cũng diễn ra
trong đêm. Ngoại trừ giống Anomalochrysa, tất cả các giống thuộc họ Chrysopidae đẻ
trứng, trứng được đặt trên đầu một sợi tơ dài. Khi trứng mới đẻ ra có thể có màu trắng,
màu kem, màu xanh xanh hoặc màu xanh. Màu sắc và cánh đặt trứng cũng là đặc điểm
đặc trưng cho hầu hết các loài (McEwen và ctv, 2001). Ấu trùng sau khi nở khoảng vài
giờ sẽ nhanh chóng tìm con mồi. Màu sắc cũng như hình dạng có nhiều thay đổi khi
sang tuổi mới, ấu trùng có 3 tuổi với hai lần lột xác. Ấu trùng cũng dễ dàng được xác
định rõ với các ấu trùng của các họ khác thuộc bộ cánh mạch (Neuroptera) bởi đầu lớn,
thường thường dài, không có răng, có hàm hình dạng như lưỡi liềm, đôi râu dài, đốt
bụng đầu tiên có sự giảm bớt, thường mang nhiều ống (tubercles) phát triển trên lưng ở
đốt ngực và đốt bụng , và ở chân, móng ngay giữa có dạng hình loa kèn, còn 2 móng
bên ngoài có dạng hình móc (đặc điểm này các tuổi ấu trùng đều không thay đổi). Ấu
trùng tuổi 1 được xác định rõ bởi kích thước nhỏ, cơ thể nhợt nhạt và lông cứng đơn
giản,tâm
thường
thường
ít số Cần

lượng Thơ
lông cứng
chính.liệu
Ngoại
trừ Italochrysa
mang nhiều
Trung
Học
liệucóĐH
@ Tài
học
tập và nghiên
cứu
ống bên hông gần lưng, nhiều nhất 2 lông cứng trên ngực và 3 lông cứng trên đốt ngực
thứ 2 và 3. Trong những dạng phổ biến, mỗi ống trên lưng gần hông ở đốt bụng II –
VII mang 2 lông cứng. Âu trùng tuổi 2 và 3 có nhiều lông cứng chính và lông cứng phụ
và mỗi ống mang nhiều lông cứng (thường nhiều hơn 2 và 3). Trong họ Chrysopidae
có 2 dạng ấu trùng cơ bản, mỗi dạng có một số hình thái khác nhau cũng như những
nét đặc trưng về hành vi. Loại 1: ấu trùng có bụng “gù” (humped) lên với những hàng
lông cứng hình móc, có nhiều ống dài trên lưng ở đốt ngực và đốt bụng, trên mỗi ống
mang nhiều lông cứng dài. Loại 2 : ấu trùng có đốt bụng tương đối bằng phẳng (không
bị “gù”), ngắn, lông cứng thẳng, những ống trên ngực của chúng có kích thước giảm và
mang nhiều lông cứng ngắn. Trong một vài trường hợp đặc biệt, những ống trên lưng
không hiện diện.
Ấu trùng cuối tuổi 3 thường tìm nơi có lá hoặc thân cây tương đối bằng phẳng để làm
nhộng, nhộng có dạng hình cầu, khối tơ đan kén làm nhộng thường có màu trắng.

10



Đặc điểm hình thái của ấu trùng tuổi 3 rất quan trọng trong việc định danh đến
giống. Một số đặc điểm hình thái của ấu trùng như : kích thước hàm so với kích thước
đầu, đốt bụng có “gù” lên hay không, các điểm FC (Frontoclypeal) và EC (Epicramial)
trên vỏ đầu cùng với sự hiện diện của lông cứng S12 (S = seta) hay không, cùng với
một số đặc điểm phụ khác cũng như những hành vi của ấu trùng (McEwen và ctv,
2001).

A

B

Hình 1.1: A: Lông cứng S12 (S = seta); B: điểm FC (Frontoclypeal), EC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(Epicramial) trên đầu bọ cánh lưới xanh họ Chrysopidae.

* Một số đặc điểm sinh học của bọ cánh lưới họ Chrysopidae.
Bọ cách lưới xanh thuộc nhóm côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn. Chu kỳ sống trải
qua bốn giai đoạn : trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng gồm có
3 tuổi (McEwen và ctv, 2001).
Dựa vào nguồn thức ăn, thành trùng của bọ cánh lưới xanh được chia làm 2 nhóm :
1. Nhóm ăn mồi : Theo ghi nhận của Brooks và Barnard (1990), giữa 75 giống của bọ
cánh lưới xanh thì chỉ có 3 giống Chrysopini là nhóm ăn sâu bọ: 1. Giống
Anomalochrysa spp. thường hiện diện trên những đảo ở Hawaiian. 2. Giống
Atlantochrysa spp. thường hiện diện ở những đảo thuộc Đại Tây Dương. 3. Giống
Chrysopa spp. có sự phân bố rộng ở nhiều nơi hơn hai giống trước. Con mồi của thành
trùng bọ cách lưới xanh là rầy mềm, côn trùng thân mềm thuộc bộ cánh vảy, rệp dính.
Riêng đối với giống Chrysopa thì con mồi ưa thích chủ yếu là rầy mềm. Tuy nhiên, ở

11



×