Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ một số đặc TÍNH hóa học đất TRONG mô HÌNH TRỒNG bắp RAU (zea mays l ) THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP tại HUYỆN CHỢ mới, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.36 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
------------

NGUYỄN THỊ NHƯ Ý
NGUYỄN HÀ NHƯ NGỌC

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT
TRONG MÔ HÌNH TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.)
THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT
TRONG MÔ HÌNH TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.)
THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG



Cán bộ hướng dẫn:
Ts. Châu Minh Khôi
Ths. Nguyễn Đỗ Châu Giang

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Nguyễn Thị Như Ý
3087633
Nguyễn Hà Như Ngọc 3087626
Lớp: NNS K34

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT TRONG MÔ HÌNH
TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.) THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hà Như Ngọc, MSSV: 3087626.
Nguyễn Thị Như Ý, MSSV: 3087633.
Lớp Nông Nghiệp Sạch, khóa 34.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Châu Minh Khôi

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch đã chấp thuận
báo cáo đề tài Do sinh viên Nguyễn Hà Như Ngọc và Nguyễn Thị Như Ý. Lớp Nông
Nghiệp Sạch K34 báo cáo trước Hội đồng “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA
HỌC ĐẤT TRONG MÔ HÌNH TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.) THEO TIÊU
CHUẨN GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG”.
Ngày

tháng


năm 2012

Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:……………………
Nhận xét của Hội đồng:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012
Chủ tịch Hội đồng

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT TRONG MÔ HÌNH
TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.) THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG”.
Do sinh viên Nguyễn Hà Như ngọc và Nguyễn Thị Như Ý. Lớp Nông Nghiệp Sạch
K34 báo cáo trước Hội đồng. Ý kiến đánh giá của giáo viên phản biện:
………………………………………………………………………………….……………
…………………………………………………………………….…………………………
……………………………………………………….………………………………………
………………………………………….……………………………………………………

…………………………….…………………………………………………………………
……………….………………………………………………………………………………
….

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012
Giáo viên phản biện

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

- Họ tên cha: Nguyễn Văn Hiện

Năm sinh: 1953

- Họ tên mẹ: Hồ Thị Nga

Năm sinh: 1959

- Họ và tên: Nguyễn Thị Như Ý
- Năm sinh: 1988, Nơi sinh: Đồng Tháp
- Địa chỉ liên hệ: ấp 3 xã thường phước 2 huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp
- Điện thoại: 0977172938
II.


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Cấp I : Học tại trường Tiểu Học Thường Phước 2 Hồng ngự - Đồng Tháp
Cấp II : Học tại trường THCS Tân Châu huyện Tân Châu – An Giang
Cấp III:Học tại trường THPT Tân Châu huyện Tân Châu – An Giang
Tốt nghiệp phổ thông : 2007.
Thời gian học tại trường Đại Học Cần Thơ : 2008 – 2012.
Ngành học : Nông Nghiệp Sạch
Hệ đào tạo : Chính quy
Nơi học : Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.

iv


II.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

- Họ tên cha: Nguyễn Văn Hai

Năm sinh: 1951

- Họ tên mẹ: Hà Minh Nguyệt

Năm sinh: 1950

- Họ và tên: Nguyễn Hà Như Ngọc
- Năm sinh: 1990, Nơi sinh: Cần Thơ
- Địa chỉ liên hệ: 18/8 Nguyễn Trãi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

- Điện thoại: 0986264952
II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Cấp I

: Học tại trường Tiểu Học Lê Quí Đôn, TP. Cần Thơ.

Cấp II

: Học tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, TP. Cần Thơ.

Cấp III :Học tại trường THPT Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ.
Tốt nghiệp phổ thông : 2008.
Thời gian học tại trường Đại Học Cần Thơ: 2008 – 2012.
Ngành học: Nông Nghiệp Sạch.
Hệ đào tạo: Chính quy.
Nơi học: Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.

v


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Thầy Châu Minh Khôi đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cô cố vấn học tập Nguyễn Mỹ Hoa đã chỉ dạy, dìu dắt chúng em trong 4 năm học
vừa qua.
Cô Nguyễn Đỗ Châu Giang, anh Trần Huỳnh Khanh và bạn Huỳnh Thanh Thủy

(KHĐ K34) đã giúp đỡ tận tình trong quá trình lấy mẫu và phân tích mẫu.
Cảm ơn tất cả các anh chị trong phòng phân tích đất Bộ môn Khoa Học Đất đã chỉ
bảo em trong suốt thời gian làm việc tại phòng.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch và Khoa Học
Đất K34 đã giúp đỡ mình trong suốt quá trình làm luận văn cũng như thời gian học tập tại
trường.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Cần Thơ, ngày

Nguyễn Hà Như Ngọc

vi

tháng

năm 2012

Nguyễn Thị Như Ý


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học
của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hà Như Ngọc

vii


Nguyễn Thị Như Ý


Nguyễn Hà Như Ngọc, Nguyễn Thị Như Ý (2012): “Đánh giá một số đặc tính hóa học đất
trong mô hình trồng bắp rau (Zea mays L.) theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Châu Minh Khôi.

TÓM LƯỢC
Sản xuất nông nghiệp theo quy trình chất lượng và an toàn (Global GAP) đã được
phát triển ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo
xu hướng đó, huyện Chợ Mới – An Giang cũng đã áp dụng qui trình sản xuất bắp rau theo
mô hình Global GAP.
Đề tài “Đánh giá một số đặc tính hóa học đất trong mô hình trồng bắp rau (Zea
mays L.) theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” được thực
hiện nhằm mục đích: Khảo sát các chỉ tiêu hóa học (pH , chất hữu cơ , N, P) của đất trước
khi gieo trồng bắp và sau khi thu hoạch từ đó đánh giá tính hiệu quả của Global Gap
trong việc cải thiện độ phì nhiêu của đất.
Qua quá trình thu thập và phân tích một số chỉ tiêu hóa học đất cho thấy việc bón
phân hữu cơ kết hợp với phân bón vô cơ theo qui trình Global GAP có hiệu quả đến độ phì
nhiêu của đất sau 2 tháng canh tác. Đất tại huyện Chợ Mới đã được cải thiện rất nhiều về
mặt hóa học, biểu hiện là sự gia tăng độ chua pH đất (5,02-5,7), hàm lượng chất hữu cơ
được cải thiện (2.53-2.73%), hàm lượng đạm tổng số và đạm hữu dụng tăng (0,15-0,17%;
14,55-30,96 mg N/kg đất) và hàm lượng lân hữu dụng tăng cao (51,35-78,14 mg P/kg đất)
và tất cả đều khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả khảo sát mối tương quan giữa các đặc
tính hóa học ảnh hưởng độ phì nhiêu của đất cho thấy Có sự tương quan thuận nhưng
chưa cao giữa chất hữu cơ với pH đất, đạm tổng số, lân hữu dụng; giữa pH đất với lân
hữu dụng, đạm hữu dụng. Chưa có sự tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và đạm

hữu dụng.

viii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ ix
DANH SACH BẢNG ....................................................................................... xii
DANH SACH HÌNH ......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................... 2
1.1 Khái quát khu vực nghiên cứu ..................................................................... 2
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 2
1.2.2 Đặc tính đất đai .................................................................................... 3
1.2 Mô hình Global GAP................................................................................... 5
1.2.1 Khái niệm GAP ................................................................................... 5
1.2.2 Sơ lược về Global GAP ....................................................................... 5
 Khái niệm Gobal GAP ................................................................. 5
 Bộ tiêu chuẩn Global GAP........................................................... 6
 Global GAP ở đồng bằng sông Cửu Long .................................... 7
 Hiệu quả của chương trình Global GAP
lên việc sử dụng phân bón ........................................................... 8
1.3 Vài nét chung về cây bắp .............................................................................. 8
1.3.1 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau.................................................... 8
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây bắp rau................................. 9
1.3.2.1 Giống ....................................................................................... 9
1.3.2.2 Điều kiện ngoại cảnh ................................................................ 9
 Yêu cầu về nhiệt độ - ánh sáng ........................................................... 9
 Chất lượng đất.................................................................................... 9
 pH ............................................................................................... 10

 Chất hữu cơ.................................................................................. 10
 Đạm ............................................................................................. 11
 Hàm lượng đạm tổng số........................................................... 12
 Hàm lượng đạm hữu dụng ....................................................... 12
 Lân hữu dụng............................................................................... 13
1.3.3 Biện pháp canh tác cây bắp rau theo qui trình Global GAP: ................ 14

ix


1.3.3.1 Chọn Giống:............................................................................. 14
1.3.3.2 Chuẩn bị đất ............................................................................. 15
1.3.3.3 Mật độ gieo trồng ..................................................................... 15
1.3.3.4 Thời vụ trồng............................................................................ 15
1.3.3.5 Phân bón .................................................................................. 15
1.3.3.6 Nước tưới:................................................................................ 16
1.3.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và ở Việt Nam ............................. 16
1.3.4.1 Tình hình trên thế giới ............................................................. 16
1.3.4.2Tình hình trong nước................................................................. 17
1.3.4.3. Tình hình sản xuất bắp rau ở Chợ Mới An Giang………………17
CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................. 19
2.1 Phương tiện, địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................. 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19
2.3 Xử lý số liệu ................................................................................................ 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................... 22
3.1 Hiện trạng đất trồng bắp rau tại huyện Chợ Mới – An Giang
trước khi gieo trồng ......................................................................................... 22
3.2 Hiện trạng đất trồng bắp rau tại huyện Chợ Mới – An Giang
sau khi thu hoạch............................................................................................... 26
3.3 Hiệu quả của việc bón phân theo qui trình Global GAP

đến độ phì nhiêu đất ......................................................................................... 27
3.3.1. pH đất................................................................................................. 27
3.3.2. Chất hữu cơ ........................................................................................ 27
3.3.3. Lân..................................................................................................... 28
3.3.4. Đạm tổng số ....................................................................................... 28
3.3.5.Đạm hữu dụng (NH4+ và NO3- )........................................................... 29
3.4 Khảo sát mối tương quan giữa một số đặc tính hóa học
quyết định độ phì nhiêu đất................................................................................ 30
3.4.1 Sự tương quan giữa chất hữu cơ và pH, đạm, lân hữu dụng .................. 30
3.4.2 Sự tương quan giữa pH với đạm hữu dụng (NH4+ và NO3-)
và lân hữu dụng..............................................................................................33

x


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 36
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 36
4.2. Kiến nghị.................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 37
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................ 41

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa học của đất thí nghiệm.................. 20
Bảng 3.1 : Đặc tính hóa học đất trước khi gieo trồng bắp rau (TKG)............................ 21
Bảng 3.2 : Đặc tính hóa học đất sau khi thu hoạch bắp rau(STH)................................. 26
Bảng 3.3: Giá trị trung bình của các đặc tính hóa học đất trồng bắp rau
tại huyện Chợ Mới – An Giang TKG – STH................................................................ 30


xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chánh tỉnh An Giang ......................... 4
Hình 2: Biểu đồ thể hiện năng suất – sản lượng bắp rau trong những
năm gần đây. ................................................................................................................. 17
Hình 3.1: pH đất của các nhóm đất ............................................................................... 23
Hình 3.2: Hàm lượng chất hữu cơ của các nhóm đất ..................................................... 24
Hình 3.3: Hàm lượng đạm tổng số của các nhóm đất .................................................... 24
Hình 3.4: Hàm lượng lân hữu dụng của các nhóm đất................................................... 25
Hình 3.5: Tương quan giữa chất hữu cơ và pH.............................................................. 31
Hình 3.6: Tương quan giữa chất hữu cơ và đạm tổng số ............................................... 31
Hình 3.7: Tương quan giữa chất hữu cơ và lân hữu dụng .............................................. 32
Hình 3.8: Tương quan giữa chất hữu cơ và hàm lượng đạm NH4+................................. 32
Hình 3.9: Tương quan giữa chất hữu cơ và hàm lượng đạm NO3- ................................. 33
Hình 3.10: Tương quan giữa pH và lân hữu dụng ......................................................... 34
Hình 3.11: Tương quan giữa pH và đạm amonium (NH4+)............................................ 34
Hình 3.12: Tương quan giữa pH và đạm nitrate (NO3-) ................................................. 35

xiii


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng cung cấp sản lượng rau màu đáng kể
trên thị trường hằng năm với chủng loại đa dạng. Trong những năm gần đây, bắp
rau (còn gọi là bắp non) là một trong những mặt hàng được tiêu thụ mạnh trong

nước cũng như trên thế giới.
Hiện nay, tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang là huyện có diện tích trồng màu
lớn nhất, đặc biệt là bắp rau. Tuy nhiên, việc phát triển cây bắp rau không ổn định
do người nông dân chưa chú ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật như chất lượng hạt
giống, quy trình canh tác an toàn. Do theo tập quán canh tác của nông dân ở các
vùng trồng rau màu chuyên canh lâu năm sử dụng lượng phân hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật nhiều nên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất, làm cho
đất bị suy thoái và giảm độ phì nhiêu của đất. Do đó, UBND Huyện đã có chủ
trương xây dựng vùng nguyên liệu ổn định và đồng thời đảm bảo an toàn thực
phẩm, có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao giá trị của sản phẩm và
tăng thu nhập của người dân. …
Việc sản xuất nông nghiệp theo quy trình chất lượng và an toàn (Global GAP
– Good Agricutural Practice) đã được áp dụng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
được công nhận chính thức trong khuôn khổ quy tắc quốc tế nhằm giảm thiểu các
mối nguy hại, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sản xuất
và cộng đồng từ việc sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại. Từ đó, việc sản xuất cây
bắp rau vừa có chất lượng cao, vừa thân thiện với môi trường là hướng phát triển
hiện nay trong quá trình hội nhập thị trường thế giới.
Vì vậy, đề tài “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC ĐẤT
TRONG MÔ HÌNH TRỒNG BẮP RAU (Zea mays L.) THEO TIÊU CHUẨN
GLOBAL GAP TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG” được thực hiện để
đánh giá hiệu quả của qui trình Global GAP lên độ phì nhiêu của đất thông qua các
chỉ tiêu pH, chất hữu cơ, đạm và lân hữu dụng.

1


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Chợ Mới là huyện cù lao của tỉnh An Giang, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu, địa hình Chợ Mới chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng, hệ thống
sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, phù sa bồi đắp quanh
năm, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, là vựa lương thực quan trọng của tỉnh An
Giang. Bắc giáp sông Vàm Nao, ngăn cách với huyện Phú Tân; Đông giáp sông
Tiền, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp sông Hậu, là ranh giới với huyện
Châu Phú, huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên; Nam giáp rạch Cái Tàu
Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Khu vực thực hiện trồng
bắp rau được bố trí ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới là nơi có diện tích trồng bắp rau
lớn nhất. Địa hình của khu vực nằm ở phía Đông của huyện Chợ Mới, cũng như
của tỉnh An Giang (Hình 1), có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
 Phía Tây Bắc giáp thị trấn Mỹ Luông,
 Phía Tây Nam giáp xã An Thạnh và Long Kiến,
 Phía Đông Nam giáp xã Hội An,
 Phía Đông Bắc giáp xã Tấn Mỹ và Bình Phước Xuân.
Khu vực thực hiện nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2
mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ cao nhất thường 36380C, nhiệt độ thấp nhất hằng năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 180C. Mùa
mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Bình quân mùa khô có tới
10 giờ nắng/ngày; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày.
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình
quân 110 mm/tháng (vào tháng 3 có tới 160 mm). Trong mùa mưa, lượng bốc hơi
thấp hơn, bình quân 85 mm/tháng, nhỏ nhất khoảng 52 mm/tháng xuất hiện vào tháng
9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao. Mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn
80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Nghĩa là mùa có độ
ẩm thấp trùng với mùa khô. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82%, giữa 78%, và cuối

2



Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

còn 72%. Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những
tháng mùa mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%. (Sổ tay bắp rau, 20112012)
1.1.2 Đặc tính đất đai:
Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng, do
nhiều yếu tố tác động đến môi trường trầm tích, qui mô trầm tích, chế độ trầm tích
cũng như vật liệu trầm tích đã tạo nên những loại đất khác nhau. Đặc tính chung
của đất phù sa ở đây là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ
yếu luôn được bồi đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm
tích khác nhau.
An Giang có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phèn và đất đồi núi.
Trong đó, Chợ Mới thuộc vùng đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ: Đây
là phần đất bị ngập nước hằng năm vào mùa mưa lũ, địa hình khá bằng phẳng và
trải rộng, trầm tích chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, lớp phù sa dày từ 1 - 2 m.
Đất dẻo chặt, không có ion gây hại cho cây trồng, pH khoảng 4,0. Hàm lượng lân
trao đổi khá thấp, từ 1 - 4 meq/100g. Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt là 3,8%,
càng xuống dưới càng thấp. Tổng số đạm trung bình thấp khoảng 0,06 - 0,18%,
nghèo lân và kali. Thành phần cơ giới gồm 45% sét, 49% bột, 1,4% cát.
Mô hình canh tác rau màu ở huyện Chợ Mới phát triển cùng với sự phát triển
của hệ thống đê bao ngăn lũ và là một trong những địa phương nổi tiếng về sản
phẩm rau màu hiện nay. Trong đó, xã Mỹ An có diện tích gieo trồng cũng như sản
phẩm bắp thu trái non lớn nhất huyện. Nhiều năm nay, nông dân trong xã Mỹ An,
đã có nhiều kinh nghiệm với mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp với chăn nuôi
bò thịt.
Khu vực tổ hợp tác sản xuất chọn để làm thí điểm sản xuất bắp rau đạt tiêu
chuẩn Global GAP gồm 31 nông dân với diện tích 10,3 ha. Đây là những nông dân
rất nhạy bén trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

nghiệp.
Dự án của vùng canh tác nằm trong khu vực chuyên canh rau màu, làm bắp
rau với năng suất trung bình 2-2,5tấn/ha/vụ.

3


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu trong bản đồ hành chánh tỉnh An Giang

Xã Mỹ An có tổng diện tích tự nhiên là 1.287 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp năm 2009 là 956,74 ha (chiếm 74,34% diện tích toàn xã). Địa bàn xã được
chia làm 6 ấp (Mỹ Lợi, Mỹ Long, Mỹ Trung, Mỹ An, Mỹ Thạnh, Mỹ Phú) với tổng
dân số 11.681 người, mật độ 908 người/km2 (Niên giám thống kê, 2010). Với nền
đất phù sa, sa cấu đất chủ yếu là thịt pha sét, hệ thống tưới tiêu chủ động, thuận lợi
cho canh tác rau màu. Khu vực dự án nằm dọc theo kênh Thầy Cai, nằm gần kênh
rạch, bao bọc xung quanh là sông Tiền nên có nguồn nước ngọt đầy đủ quanh năm.
Chính vì vậy rất thuận lợi trong việc cung cấp nước cho sản xuất bắp rau. Các
tuyến đường trong xã đều được tráng nhựa nên rất thuận lợi trong quá trình vận
chuyển hàng hóa và rất tiện lợi cho người dân đi lại. Do nằm cạnh sông, rạch lớn
nên khu vực dự án nói riêng và toàn xã nói chung rất thuận lợi trong giao thông
thủy, nhất là vận chuyển hàng bằng tàu, thuyền. (sổ tay bắp rau, 2011-2012)

4


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

1.2 MÔ HÌNH GLOBAL GAP

1.2.1 Khái niệm GAP :
GAP là tên viết tắc của Good Agricultural Pratices, tiếng Việt nghĩa là: Thực
hành nông nghiệp tốt. Được ra đời từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ
Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ
bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng
của họ.
Thực hành nông nghiệp tốt là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông
nghiệp tốt và chứng minh được theo tiêu chuẩn nào. Theo tài liệu của FAO năm
2003, GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế biến trang trại hướng tới sự bền
vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực
phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”.
Tiêu chuẩn GAP là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
và chứng minh được theo tiêu chuẩn nào: của quốc gia, khu vực, tổ chức nào?…
Ví dụ:
- Asean GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Khu vực các
nước Đông Nam Á.
- China GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Trung Quốc.
- Indon GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Indonesia.
- VF – GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Singapore.
- Thai GAP là thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Thái Lan.
- Viet GAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Eurep GAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của
Hiệp hội các nhà buôn bán
- Cuối cùng là Global GAP là qui trình thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu
chuẩn toàn cầu.
1.2.2 Sơ lược về Global GAP
 Khái niệm Gobal GAP:
GlobalGAP là thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu.
GlobalGAP (tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính
thức thông báo tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Băng-cốc tháng 9/2007) là một bộ


5


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng
trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.
 Bộ tiêu chuẩn Global GAP
Bộ tiêu chuẩn Global GAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của
các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm
nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học... và các hiệp hội của họ. Gồm các
tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh
hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường:
 Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management =
IPM)
 Quản lý mùa vụ tổng hợp (Integrated Crop Management = ICM)
 Giảm thiểu dư lượng hóa chất (Maximum Residue Limits = MRL)
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
 Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
 Nguy cơ hóa học
 Nguy cơ về vật lý
- Tiêu chuẩn về môi trường làm việc cho người lao động.
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân
 Các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân

 Đào tạo tập huấn cho công nhân
 Phúc lợi xã hội
- Truy nguyên nguồn gốc.
GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố
xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản
phẩm bị lỗi.

6


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
 Global GAP ở đồng bằng sông Cửu Long:
Trong những năm qua các sản phẩm Global GAP trên một số loài cây ăn trái
và cây lương thực như thanh long, bưởi, chôm chôm, lúa…và trên rau, ở ĐBSCL
tuy còn gặp nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ đối với nông dân, nhưng đã có một
số vùng sản xuất có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận.
- Ở Tiền Giang: Theo báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 12/2/2009, HTX Mỹ
Thành (Mỹ Thành Nam, Cai Lậy, Tiền Giang) đã chính thức đón nhận giấy chứng
nhận tiêu chuẩn Global GAP, đánh dấu một bước tiến mới rất quan trọng trong sản
xuất lúa ở nước ta. Từ đó, xu hướng sản xuất lúa theo tiêu chẩn GAP đang được
nhân rộng, không chỉ ở Cai Lậy mà còn ở nhiều địa phương khác thuộc ĐBSCL.
- Ở Sóc Trăng: Theo báo Hậu Giang ngày 30/07/2010, giữa tháng 7/2010, Sở
NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng và Công ty Cổ phần Gentraco đã phối hợp tổ chức lễ
trao chứng nhận Global GAP cho HTX lúa - tôm Hòa Lời và công bố sản phẩm gạo
sạch Ngọc Đồng. Nông dân HTX Hòa Lời (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) đã bán
lúa với giá 7.800 đ/kg, cao gần gấp 2 lần so với lúa thường.
- Tháng 6/2010, công ty TNHH The Fruit Republic đã long trọng tổ chức Lễ

đón nhận giấy chứng nhận GlobalGap cho sản phẩm bưởi Năm Roi và nhà sơ chế
đóng gói trái cây tại ấp Hòa Phúc, xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) do
Cty Cafe Control VN trao. (Sở KH-CN tỉnh Hải Dương, 2011)
- Ngày 4/6/2011 tại thị trấn Chợ Lách, Phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách,
tỉnh Bến Tre đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận Global GAP cho chôm chôm mà
đối tượng nhận là cả doanh nghiệp và nông dân cùng hợp tác thực hiện mô hình.
(Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 2011)
- Mới đây, vào tháng 5/2012 Tổ hợp tác sản xuất bắp rau ấp Mỹ Thạnh được
Công ty Control Union Certification (Hà Lan) trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
Global GAP phiên bản 4.0. Đây là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận đạt tiêu
chuẩn Global GAP phiên bản 4.0 trong cả nước. (Cổng thông tin điện tử An giang,
2012)
 Hiệu quả của chương trình Global GAP lên việc sử dụng phân bón:

7


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

Theo kết quả điều tra từ tháng 6/2011 đến tháng 2/2012 của Lê Võ Trúc
Giang và Lê Châu An (2012), đa số nông dân xã Mỹ An trước khi tham gia vào quy
trình Global GAP đã không bón phân hữu cơ, chỉ một số ít có bón phân bò phơi khô
nhưng không được ủ hoai. Chủ yếu là bón phân vô cơ với liệu lượng khá cao với
liều lượng bón trung bình: Ure (200 – 250 kg/ha), lân (100 – 150 kg/ha), kali (50 –
100 kg/ha, dẫn tới việc nguy cơ tồn dư các hóa chất độc hại trong bắp rau cao.
Trong khi đó, theo khuyến cáo của Nguyễn Xuân Trường (2000) trên loại đát phù
sa, lượng phân đạm cần bón cho cây bắp rau 100 – 120kg N/ha, phân lân bón dao
động từ 40 – 60kg P2O5/ha và lượng kali bón cho bắp rau tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể dao động từ 40 – 60kg K2O/ha.
Sau khi tham gia quy trình Global GAP, nông dân đã ý thức được việc bón

phân và phun thuốc BVTV, có 81,25% nông dân thực hiện theo khuyến cáo của quy
trình: bón phân cân đối, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng là đúng
thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ, đúng cách. Bên cạnh đó, 36,5% nông dân cũng dần
ý thức về việc sử dụng và đã phần nào hiểu rõ về tác dụng của phân hữu cơ và chủ
yếu là bón phân hữu cơ và sau nhiều đợt tập huấn thì nông dân đã có cách nhìn mới
và nhanh chóng nắm bất kỹ thuật ủ và sử dụng phân hữu cơ.
1.3 VÀI NÉT CHUNG VỀ CÂY BẮP
1.3.1 Đặc tính sinh trưởng của cây bắp rau
Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp nói chung bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến
trái chín hoàn toàn. Chu kỳ này thay đổi từ 50 – 350 ngày, nhưng đối với bắp rau
thu hoạch giai đoạn trái non trung bình từ 55 – 60 ngày, tùy theo giống, điều kiện
canh tác và môi sinh. Sự sinh trưởng của bắp được tiến hành qua nhiều thời kỳ nối
tiếp nhau một cách liên tục (Dương Minh,1990).
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây bắp rau
1.3.2.1 Giống
Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và sản lượng của
bắp chính là giống trồng có tính kháng bệnh cao, thời gian sinh trưởng ngắn để quay
vòng được nhiều vụ/năm, có độ đồng đều cao để thu hoạch được tập trung.
Lượng giống cần cho 1 ha là 35 – 40 kg. Trồng hàng cách hàng 70 – 75 cm,
cây cách cây trên hàng 20 – 25 cm, gieo 3 hạt/hốc. Sau khi gieo 5 – 7 ngày nên

8


Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

kiểm tra và gieo dậm lại những hốc không lên hoặc ở chỗ có cây quá yếu, 10 – 15
ngày sau khi gieo tỉa bớt cây yếu chừa lại 2 cây/hốc.
1.3.2.2 Điều kiện ngoại cảnh:
 Yêu cầu về nhiệt độ - ánh sáng:

Bắp rau là cây ưa ánh sáng, nhất là giai đoạn cây con, thuộc nhóm cây ngắn
ngày, là cây có chu tình quang hợp C4, cường độ quang hợp cao. Nói chung điều
kiện ánh sáng ở Việt Nam là phù hợp với sự sinh trưởng của cây bắp rau.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây là 23 – 25oC và nhiệt
độ này cũng là nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn tạo bắp tới thu hoạch sản phẩm.
(Phụ san khoa học phổ thông, 1998).
 Chất lượng đất:
Chất lượng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của
bắp rau. Cây hút dinh dưỡng từ trong đất và phân bón, kết hợp với sản phẩm của
quá trình quang hợp để tạo nên sản phẩm thu hoạch. Vì vậy, chất lượng đất là vấn
đề cần được quan tâm trong nền nông nghiệp ở vùng trồng cây bắp rau.
Chất lượng đất được phản ánh qua độ phì nhiêu đất, là khả năng của đất giúp
tăng sinh trưởng của cây trồng qua cung cấp nước và dinh dưỡng. Độ phì nhiêu đất
là cơ sở của tiềm năng sản xuất là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng
(Petecbuagsky, 1957).
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu đất:
 pH:
Được định nghĩa: pH = -log[H+] là đại lượng hiển thị hoạt tính của ion H+
trong môi trường đất. Tùy theo giá trị của pH, nó phản ứng mức độ rửa trôi của các
cation kiềm và kiềm thổ do hiện diện các ion sắt, nhôm trong đất. Theo thang đánh
giá pH = 3-4 đất rất chua; pH = 4-5 đất chua mạnh; pH = 5-6 chua vừa; pH = 6-7
chua nhẹ; pH = 7 trung bình; pH = 7-8 kiềm nhẹ; pH = 8-9 kiềm trung bình; pH =
9-10 kiềm mạnh; pH = 10-11kiềm rất mạnh (Bray,1990).
Theo Ngô Ngọc Hưng (2005) thì pH đất biến động trong khoảng từ 3-11 tùy
theo loại đất. pH đất là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các phản ứng
hóa học và sinh hóa trong môi trường đất (Trần Kim Tính, 2003). Độ hữu dụng của

9



Luận văn tốt nghiệp ngành Nông Nghiệp Sạch

dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua
đất.
 Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ là một trong những thành phần cơ bản kết hợp với sản phẩm
phong hóa từ đá mẹ để tạo thành đất, là một đặc trưng để phân biệt đất với mẫu chất
và là một nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu đất. Số lượng và tính chất của
chất hữu cơ quyết định đến nhiều tính chất hóa lý và sinh học của đất (Nguyễn Thế
Đặng, 1999). Chất hữu cơ được hình thành do sự phân hủy các xác bã động thực vật
nhờ vào quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất (Bolt và ctv., 1978).
Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong phần rắn của đất nhưng có vai trò hết sức
quan trọng, vì nó là nguồn dinh dưỡng của cây, thức ăn của vi sinh vật đồng thời có
tác dụng rất lớn đến tính chất vật lý, hóa học và phản ứng của đất. Nó dự trữ chất
dinh dưỡng cho cây. Hầu hết chất N, phần lớn chất P và S trong đất tồn tại dưới
dạng hữu cơ, khi chất hữu cơ phân hủy, chúng trở nên hữu dụng cho cây. (Đỗ
Thanh Ren, 2003)
Theo Nguyễn Thị Thúy và ctv (1997), chất hữu cơ còn là nhân tố tham gia
tích cực vào việc chuyển hóa lân trong đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu
dụng cho cây trồng và còn phát huy tác dụng của chất điều hòa sinh trưởng trong
đất (Hoàng Minh Châu, 1998).
Dương Minh Viễn (2003) cho rằng sự có mặt của chất hữu cơ làm cho đất có
một tính chất đặc biệt đó là độ phì, bao gồm những đặc tính về lý, hóa học và môi
trường sống của vi sinh vật trong đất
Theo Võ Thị Gương (2002), chất hữu cơ trong đất được xem là nguồn quan
trọng nhất đặc biệt có ý nghĩa đến độ phì nhiêu đất và liên quan đến rất nhiều tính
chất khác của đất, chất hữu cơ trong đất là nguồn cung cấp và nơi lưu trữ dinh
dưỡng trong đất, chất hữu cơ có tính chất mang điện tích do có khả năng trao đổi
ion, quan trọng trong điều kiện đất có thành phần sét phong hóa trong đất nhiệt đới.

Chất hữu cơ có khả năng cải thiện đặc tính về lý hóa và sinh học trong đất.
Do chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong đất nên để duy trì độ phì nhiêu
đất cần phải thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất để bù đắp lượng chất hữu cơ
bị mất đi do quá trình khoáng hoá (Phạm Tiến Hoàng, 2003). Việc bổ sung chất hữu

10


×