Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH ô NHIỄM VI SINH vật ĐƯỜNG RUỘT TRÊN một số VÙNG CHUYÊN CANH RAU ăn lá ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG và BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

………  ………

Bài báo cáo

LÊ THỊ TRIỀU TIÊN
CAO BÍCH PHƯỢNG
CAO NGUYỄN MINH KHANH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM VI SINH VẬT
ĐƯỜNG RUỘT TRÊN MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH
RAU ĂN LÁ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ, 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

………  ………

Bài báo cáo


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM VI SINH VẬT
ĐƯỜNG RUỘT TRÊN MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH
RAU ĂN LÁ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

MSSV

Dương Minh Viễn

Lê Thị Triều Tiên

3083452

Cao Bích Phượng

3083353

Cao Nguyễn Minh Khanh 3083410

Cần Thơ, 05/2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Triều Tiên

Cao Bích Phượng

i

Cao Nguyễn Minh Khanh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----o0o----

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài:
“Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên
canh rau ăn lá ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp giảm thiểu”
Do sinh viên:
Lê Thị Triều Tiên

MSSV: 3083452


Cao Bích Phượng

MSSV: 3083353

Cao Nguễn Minh Khanh

MSSV: 3083410

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2011 đến 04/2012.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Dương Minh Viễn
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----o0o----


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài:
“Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên
canh rau ăn lá ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp giảm thiểu”
Do sinh viên:
Lê Thị Triều Tiên

MSSV: 3083452

Cao Bích Phượng

MSSV: 3083353

Cao Nguyễn Minh Khanh MSSV: 3083410
Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2011 đến 04/2012.
Ý kiến của Bộ môn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên
canh rau ăn lá ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp giảm thiểu”
Do sinh viên:
Lê Thị Triều Tiên

MSSV: 3083452

Cao Bích Phượng

MSSV: 3083353

Cao Nguyễn Minh Khanh

MSSV: 3083410

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34- Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng….. năm
2012
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..................................
Ý kiến của hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Chủ tịch hội đồng

iv


LÝ LỊCH
I. Lý lịch sơ lược
Họ tên: Lê Thị Triều Tiên
Ngày sinh: 21/01/1990
Nơi sinh: Châu Thành- Tiền Giang
Hộ khẩu thường trú: Ấp Tây II, xã Long Định- Châu Thành- Tiền Giang
II. Quá trình học tập
1. Bậc tiểu học:
- Năm 1995–1996: học trường tiểu học Long Hưng B, xã Long Hưng- Châu
Thành- Tiền Giang
- Năm 1996–2001: học trường tiểu học Long Định, xã Long Định- Châu ThànhTiền Giang
2. Bậc trung học cơ sở:
Năm 2001-2005: học trường trung học cơ sở Long Định, xã Long Định- Châu
Thành- Tiền Giang
3. Bậc trung học phổ thông:
Năm 2005-2008: học trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu- Mỹ
Tho- Tiền Giang
4. Bậc đại học:
Năm 2008–2012: học lớp Nông nghiệp sạch k34, Bộ môn Khoa học đất, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ


v


LÝ LỊCH
I. Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Cao Bích Phượng
Ngày sinh: 19/07/1989
Nơi sinh: Cầu Ngang- Trà Vinh
Hộ khẩu thường trú: ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh
II. Quá trình học tập
1. Bậc tiểu học:
Năm 1995-2000: học trường tiểu học thị trấn Mỹ Long, thị trấn Mỹ Long- Cầu
Ngang- Trà Vinh.
2. Bậc trung học cơ sở:
Năm 2000-2004: học trường trung học cơ sở Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long BắcCầu Ngang- Trà Vinh.
3. Bậc trung học phổ thông:
- Năm 2004-2006: Học trường trung học phổ thông Cầu Ngang A, thị trấn Mỹ
Long- Cầu Ngang- Trà Vinh.
- Năm 2006-2007: Học trường trung học phổ thông Cầu Ngang A, xã Mỹ Long
Bắc- Cầu Ngang- Trà Vinh.
4. Bậc đại học:
Năm 2008-2012: học lớp Nông Nghiệp Sạch K34, Bộ môn Khoa học đất, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

vi


LÝ LỊCH
I. Lý lịch sơ lược

Họ và tên: Cao Nguyễn Minh Khanh
Ngày sinh: 21/11/1984
Nơi sinh: Trà Ôn- Vĩnh Long
Hộ khẩu thường trú: ấp Vĩnh Khánh I- Vĩnh Xuân- Trà Ôn- Vĩnh Long
II. Quá trình học tập
1. Bậc tiểu học:
Năm 1990-1995: học trường tiểu học Vĩnh Xuân B- Vĩnh Xuân- Trà Ôn- Vĩnh
Long
2. Bậc trung học cơ sở:
Năm 1996-1999: học trường phổ thông trung học Vĩnh Xuân- Trà Ôn- Vĩnh
Long
3. Bậc trung học phổ thông:
- Năm 1999-2002: học trường cấp II- III Vĩnh Xuân- Trà Ôn- Vĩnh Long
- Năm 2005-2007 học trường cao đẳng Y Tế Cần thơ- TP.Cần Thơ
4. Bậc đại học:
Năm 2008-2012: học lớp Nông Nghiệp Sạch K34, Bộ môn Khoa học đất, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

vii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua chúng em đã được đào tạo và rèn luyện dưới mái trường
Đại học Cần Thơ, chúng em đã được quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường và những kinh nghiệm trong
cuộc sống. Đây sẽ là những vốn sống vô cùng quan trọng và là hành trang tri thức giúp
chúng em vững bước trong quá trình công tác về sau.
Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người, là nguồn động viên quan

trọng giúp con học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Chúng em xin chân thành biết ơn
Thầy Dương Minh Viễn người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và giúp đỡ
chúng em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp và quá trình học tập tại trường.
Chị Trần Thị Thu Hà, chị Nguyễn Hoàng Anh đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên
chúng em trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô và các anh chị trong phòng sinh học đất đã nhiệt tình giúp đỡ
chúng rất nhiều để hoàn thành bài luận văn.
Toàn thể quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền
đạt những kiến thức quý giá cho chúng em trong suốt thời gian theo học tại trường.
Các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 đã động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012

Lê Thị Triều Tiên

Cao Bích Phượng

viii

Cao Nguyễn Minh Khanh


Lê Thị Triều Tiên, Cao Bích Phượng, Cao Nguyễn Minh Khanh, 2012: “Khảo sát tình
hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên canh rau ăn lá ở Đồng
bằng Sông Cửu Long và biện pháp giảm thiểu”. Luận văn Tốt nghiệp Đại học ngành
Nông Nghiệp Sạch Khóa 34, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Dương Minh Viễn


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát tình hình ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên
canh rau ăn lá ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp giảm thiểu” được thực hiện
nhằm mục tiêu: (1) Khảo sát tập quán canh tác rau ăn lá và tình hình ô nhiễm vi sinh
vật đường ruột ở một số vùng chuyên canh rau; (2) Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ
ủ hoai và vôi xử lý đất, nước nhằm giảm sự ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trên rau.
Nội dung đề tài gồm 2 phần: (1) Khảo sát tập quán canh tác và tình hình ô nhiễm vi
sinh vật đường ruột trên một số vùng chuyên canh rau ăn lá ở xã Phước Hậu, Long Hồ,
Vĩnh Long và phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ. Hình thức khảo sát phỏng vấn
trực tiếp theo nội dung phiếu in sẵn và thu mẫu; (2) Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu
quả của phân hữu cơ ủ hoai và vôi xử lý đất, nước nhằm giảm thiểu vi sinh vật đường
ruột. Theo dõi mật số các vi sinh vật Coliforms, E.coli, Samonella, Shigella trên đất,
rau, nước trước và sau khi xử lý vôi. Kết quả khảo sát ở hai vùng chuyên canh rau cho
thấy các mẫu đất, nước và rau đều nhiễm Coliforms và E.coli. Các mẫu đất, nước và
rau ở Thốt Nốt phát hiện Salmonella và không phát hiện Shigella ; Thí nghiệm sử dụng
phân hữu cơ ủ hoai (10 tấn/ha), vôi để xử lý nước tưới (250 g/m3) và đất trồng (1.7
tấn/ha) cho thấy có hiệu quả giảm thiểu mật số Coliforms, E.coli dưới giới hạn cho
phép.

ix


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .......................................... ii
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT ...................................iii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ........................................... iii
LÝ LỊCH ................................................................................................ iv
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................... viii

TÓM LƯỢC........................................................................................... ix
MỤC LỤC.............................................................................................. x
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................ xiii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................... xiv
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
Chương 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. AN TOÀN VỆ SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....................... 3
1.1.1. Thực trạng an toàn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp ............................ 3
1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp sạch ........................................................ 6
1.1.3. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam ............................................. 10
1.2. CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 13
1.2.1. Đặc điểm của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột ................................ 13
1.2.1.1. Coliforms

13

1.2.1.2. Trực khuẩn đại tràng Escherichia coli

14

1.2.1.3. Trực khuẩn lỵ Shigella

14

1.2.1.4. Trực khuẩn thương hàn Salmonella

15

1.2.2. Khả năng gây bệnh của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột .................. 15

1.2.2.1. Coliforms

15

1.2.2.2. Escherichia coli

15

1.2.2.3. Shigella

15

1.2.2.4. Salmonella

16

1.3. CÁC NGUỒN LÂY NHIỄM VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT TRÊN SẢN
PHẨM NÔNG NGHIỆP ...................................................................................... 16
x


1.3.1. Đất ......................................................................................................... 16
1.3.2. Nước ...................................................................................................... 17
1.3.3. Phân hữu cơ ........................................................................................... 18
1.3.3.1. Nguyên liệu ủ phân hữu cơ ............................................................... 18
1.3.3.2. Sự ô nhiễm vi sinh vật đường ruột trong quá trình ủ phân hữu cơ ..... 19
Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................ 21
2.1. PHƯƠNG TIỆN............................................................................................ 21
2.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................... 21
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất .................................................................. 21

2.2. PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................... 22
2.2.1. Khảo sát tập quán canh tác rau và tình trạng ô nhiễm vi sinh vật trên rau ăn
lá ở xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long và phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần
Thơ .................................................................................................................. 22
2.2.2. Đánh giá hiệu quả biện pháp xử lý các nguồn lây nhiễm trong điều kiện
thực tế đồng ruộng của nông dân...................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp phân tích ........................................................................... 25
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................ 27
3.1. KHẢO SÁT TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC RAU VÀ TÌNH HÌNH Ô
NHIỄM VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT TRONG ĐẤT, NƯỚC VÀ RAU TRÊN
MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG.................................................................................................................. 27
3.1.1. Khảo sát tập quán, kỹ thuật canh tác rau ở một số vùng chuyên canh rau ăn
lá ở Đồng bằng Sông Cửu Long ....................................................................... 27
3.1.2. Mật số Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella trong nước tưới ở phường
Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long.......... 29
3.1.3. Mật số Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella trên đất trồng rau ở
phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long
......................................................................................................................... 30
3.1.4. Mật số Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella trên rau ở phường Thạnh
Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long .................... 31
xi


3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ Ủ HOAI VÀ
VÔI TRONG XỬ LÝ NƯỚC TƯỚI, ĐẤT TRỒNG NHẰM GIẢM MẬT SỐ
COLIFORMS, E.COLI, SALMONELLA VÀ SHIGELLA TRONG ĐẤT, NƯỚC VÀ
RAU .................................................................................................................... 33
3.2.1. Hiệu quả của việc sử dụng vôi trong xử lý nước tưới nhằm giảm mật số

Coliforms, E.coli, Salmonella, Shigella. ........................................................... 33
3.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ủ hoai và vôi lên mật số Coliforms và E.coli
trong đất trồng.................................................................................................. 35
3.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ủ hoai và vôi lên mật số Coliforms và E.coli
trên rau............................................................................................................. 37
3.2.4. Mật số Salmonella và Shigella trên đất và rau xà lách ............................ 39
3.2.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ ủ hoai và vôi lên năng suất xà lách ............ 39
3.2.5. Hiệu quả kinh tế. .................................................................................... 41
Chương 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................. 44
4.1 Kết luận ......................................................................................................... 44
4.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHỤ CHƯƠNG ..................................................................................................... 47

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

E.coli dưới kính hiển vi điện tử

14


Hình 1.2

Shigella dưới kính hiển vi điện tử

14

Hình 1.3

Samonella dưới kính hiển vi điện tử

15

Hình 1.4

Sự biến thiên nhiệt độ trong đóng ử

19

Hình 2.1

Khuẩn lạc Samonella

26

Hình 4.1

Mật số Coliforms và E.coli trên đất trồng xà lách

36


Hình 4.2

Mật số Coliforms và E.coli trên rau xà lách

37

Hình 4.3

Năng suất xà lách

40

xiii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Tiêu chuẩn hàm lượng một số vi sinh vật tối đa cho phép
Bảng 1.1 trong rau tươi (dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam của Bộ y tế -

6

chưa công bố)
Bảng 1.2


Bảng 1.3

Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngưỡng tối đa cho phép
trên rau. (Theo WHO/FAO năm 1994)
Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc
tố trong sản phẩm rau tươi (theo FAO/WHO năm 1993)

6

7

Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrate (NO3)
Bảng 1.4 trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) (theo tiêu chuẩn

7

TCVN5247:1990).
Kỹ thuật canh tác rau của nông dân ở phường Thạnh Hòa,
Bảng 3.1 Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu, Long Hồ, Vĩnh Long

28

Mật số Coliforms, E.coli và Salmonella trên nước tưới ở
Bảng 3.2 phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu,

29

Long Hồ, Vĩnh Long
Mật số Coliforms, E.coli và Salmonella trên đất trồng ở
Bảng 3.3 phường Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu,


31

Long Hồ, Vĩnh Long
Mật số Coliforms, E.coli và Salmonella trên rau ở phường
Bảng 3.4 Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Cần Thơ và xã Phước Hậu, Long Hồ,

32

Vĩnh Long
Bảng 3.5

Mật số Coliforms, E.coli và Salmonella trên nước tưới trước
và sau xử lý

Bảng 3.6 Bảng thu, chi giữa các thí nghiệm

xiv

35
42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền nông nghiệp nước ta đã hình thành rất lâu đời góp phần quan trọng trong
phát triển kinh tế đất nước. Phần lớn nông dân sản xuất theo hướng truyền thống. Tuy
nhiên, việc sản xuất theo truyền thống không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà
các nước nhập khẩu đưa ra. Các sản phẩm sản xuất theo phương thức truyền thống
luôn có sự lưu tồn của các kim loại nặng, hàm lượng nitrat trong sản phẩm, thuốc bảo
vệ thực vật, các vi khuẩn Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella gây ra một số bệnh

như: tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, kiết lỵ,… ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng. Bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường ăn uống, các loại thực phẩm và đặc biệt từ rau
bị nhiễm vi sinh. Theo George J. Bart (1989) một số vi khuẩn Coliforms có thể tồn tại
một thời gian dài trong môi trường đất và nước. Coliforms được tìm thấy trong tất cả
các thành phần của cây trồng: tán lá, rễ, hoa,… Trong nhiều nghiên cứu, trên hầu hết
các loại rau cải chứa 106-107 Coliforms/g, và phân hữu cơ không sạch mầm bệnh có
thể gây ô nhiễm trên đất và cây trồng sau khi được sử dụng, đặc biệt là đối với loại rau
ăn thân và ăn lá (Lương Đức Phẩm, 2001). Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy
tác động tích cực của phân hữu cơ đối với việc cải tạo độ phì của đất và sự sinh trưởng
cây trồng. Trong lĩnh vực nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ việc sử dụng phân
hữu cơ ngày càng được khuyến khích nhằm hạn chế việc sử dụng phân hóa học và
tăng cường phòng trừ bệnh sinh học cho cây trồng. Do vậy, tính vệ sinh của phân hữu
cơ sau khi ủ và sự lây nhiễm các mầm bệnh từ phân hữu cơ lên cây trồng, đặc biệt đối
với rau ngày càng được chú ý hơn. Phân hữu cơ đang được sử dụng ngày càng nhiều
cho các vùng trồng rau chuyên canh, rau sạch, rau hữu cơ ở Đồng bằng Sông Cửu
Long và cả nước. Tuy nhiên phân hữu cơ được sản xuất không đảm bảo vệ sinh cũng
có thể là nguồn lây nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như: Coliforms, E.coli, Samonella và
Shigella. Ngoài phân hữu cơ, nguồn nước tưới, hay đất trồng bị ô nhiễm,… đều có thể
là tác nhân lây nhiễm Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella trên rau. Do đó, vấn đề
vệ sinh dịch tể trong lĩnh vực trồng rau cũng là khía cạnh cần được quan tâm trong quy
trình sản xuất. Trong thời gian qua trên địa bàn cả nước vẫn xảy ra một số vụ ngộ độc
thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của
Cục an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu tháng 4/2012 đến nay, cả nước đã xảy ra 10 vụ
1


ngộ độc thực phẩm làm 972 người mắc, trong đó có 726 người phải nhập viện và đã có
04 trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc là do thực phẩm nhiễm vi
sinh vật. Do đó, cần tìm ra biện pháp để giảm thiểu mật số vi sinh vật trên các sản
phẩm nông nghiệp. Đó là lý do mà đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH Ô NHIỄM VI

SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT TRÊN MỘT SỐ VÙNG CHUYÊN CANH RAU ĂN LÁ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU” được thực
hiện nhằm mục tiêu:
- Khảo sát tập quán, kỹ thuật canh tác rau và tình hình ô nhiễm vi sinh vật
đường ruột trong đất, nước và rau trên một số vùng chuyên canh rau ăn lá ở Đồng
bằng Sông Cửu Long.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ ủ hoai và vôi trong xử lý
nước tưới, đất trồng nhằm giảm mật số Coliforms, E.coli, Salmonella và Shigella trên
nước, đất và rau.

2


Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. AN TOÀN VỆ SINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Thực trạng an toàn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp
Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp đang là mối quan
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam. Vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe,
tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà còn quyết định uy tín của thương hiệu sản phẩm
thực phẩm. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một loại thực phẩm được quyết
định bởi tất cả các công đoạn mà công đoạn đầu tiên là sản xuất, tiếp đến là chế biến,
bảo quản, lưu thông đến tay người tiêu dùng.
Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong sản phẩm còn cao, đang
là mối lo chung của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức
cần thiết vẫn còn xảy ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng lâu dài tới
môi trường sống, sức khỏe con người, nguồn nước ngầm và đất đai.
Thức ăn dùng trong chăn nuôi công nghiệp sau khi được phân tích cho thấy
hàm lượng độc tố và thức ăn nhiễm vi sinh vật gây bệnh cũng như hàm lượng kim loại
nặng: chì, đồng, kẽm,… trong thức ăn chăn nuôi cao hơn mức quy định từ 1.8-5.6 lần.

Điều này gây tồn dư và ảnh hưởng đến tính an toàn của vật nuôi.
Trong các sản phẩm nông nghiệp có chứa hàm lượng nitrat cao không những do
bón phân đạm cao mà còn do thời vụ và phương pháp bón phân. Đối với rau, hàm
lượng đạm không nên vượt quá 20 mg/m2. Bón thúc phân đạm cần chấm dứt trước khi
thu hoạch ít nhất từ 20-30 ngày vì các loại rau quả cần dùng nhiều đạm khi phát triển
lá, mầm và hình thành quả, sau khi hình thành các cơ quan sinh dưỡng, nhu cầu về
đạm giảm đi. Một số loại rau quả tích lũy NO3-[13]: tích lũy NO3 - rất cao (5.000
mg/kg trọng lượng tươi) gồm có các loại cây trồng như: xà lách, pố xôi, củ cải, cải
bắp, hành ăn lá, xà lách xoong,...; Tích lũy NO3- trung bình (600-3.000 mg/kg trọng
lượng tươi) gồm có: sú lơ, cà rốt, bí,...; Tích lũy NO3 - thấp (80-100 mg/kg trọng lượng
tươi) gồm có: đậu các loại, khoai tây, cà chua, hành tây, dưa, các loại trái cây,...
Bên cạnh những nguyên nhân môi trường sống xuống cấp (không khí, nguồn
nước ô nhiễm) thì việc thực phẩm không đảm bảo an toàn là nguyên nhân chính làm
3


gia tăng các dịch bệnh trên con người và gia súc gây ảnh hưởng không chỉ đến sức
khỏe, tính mạng của con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất
nước. Do không kiểm soát được chất lượng từ khâu nguyên liệu, chế biến và bảo quản.
Mà hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu
đã trở thành mối bức xúc của nhiều người dân. Hàng loạt thực phẩm có chứa chất độc
hại như: xì dầu có hàm lượng chất độc hại cao, thực phẩm chế biến có chứa urea; thịt
có chứa hormon tăng trọng, hormon sinh trưởng, nhiễm trùng gây bệnh; hàng thủy sản
có chứa chất kháng sinh, hoá chất gây ung thư, ảnh hưởng đến di truyền,… đã được
các cơ quan chức năng tìm thấy, công bố đã và đang làm cho vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng.
Theo Viện Robert Koch - Trung tâm Dịch bệnh quốc gia của Đức 28/5/2011 có
1000 người bị nhiễm khuẩn E.coli do ăn phải dưa chuột nhiễm E.coli, 16 người chết
và gần 400 người có nguy cơ tử vong.
Ở Việt Nam, từ năm 2005-2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người

mắc, tử vong 226 người và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ độc
thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong. Trong các nguyên nhân gây ngộ
độc thực phẩm, nguyên nhân do ô nhiễm vi sinh vật chiếm tỉ lệ cao nhất 31,8%; sau đó
là do hoá chất 22,7%; 18,2% do thực phẩm chứa chất độc tự nhiên; 27,3% là các vụ
không xác định được nguyên nhân. Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
thuộc Bộ Y tế, tình hình ngộ độc thực phẩm trong năm 2010 diễn biến phức tạp, cả
nước xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc hàng loạt trên 30 người) xảy
ra tại 47 tỉnh/thành phố, làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong; so sánh với
số liệu trung bình/năm của giai đoạn 2006-2009, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm 9,1%,
số mắc giảm 17,6% và số tử vong giảm 19,2%. Khu vực miền núi phía Bắc có số vụ
ngộ độc cao nhất 32,6%, tiếp đến là Tây Nguyên 12%, miền Trung 11,4%, miền Đông
Nam bộ 10,3% và thấp nhất là đồng bằng Bắc bộ 4,6%. Thời gian xảy ra ngộ độc thực
phẩm cao nhất vào mùa hè (tháng 5-9), chiếm trên 70% số ca mắc và tử vong do ngộ
độc thực phẩm trong năm. Một số dẫn chứng về các sản phẩm cò tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật và chất cấm những năm gần đây:
- Tại hội chợ Nông nghiệp quốc tế Cần Thơ năm 2004 có đến 10 mẫu trái/26
mẫu trái đạt giải trái ngon, bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quả
4


vượt mức cho phép. Năm 2004, lô hàng nước trái sơri ép (puree) xuất sang Nhật Bản
bị đổ bỏ do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao; Gần đây nhất (2/2006), một lô hàng
trái thanh long xuất qua thị trường Đan Mạch cũng bị phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật là Cypermethrin (trừ sâu nhóm cúc tổng hợp Pyrethroid có tên thương phẩm
là: Sherpa, Cymbush, Fastac, Cymerin,...) ở liều lượng 0,10 mg/kg (giới hạn mức cho
phép tối đa MRL tại EU là 0,05 mg/kg) và Iprodion (trừ bệnh Rovral) 0,17 mg/kg (hạn
mức cho phép tối đa MRL tại E U là 0,02 mg/kg); Các lô hàng dứa Queen đóng hộp
của Việt Nam cũng bị Châu Âu cảnh cáo là chứa hàm lượng nitrat quá cao[14].
- Kết quả điều tra trên thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 19962001 trên 10 loại rau quả cho thấy 30-60 % mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
Tại tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đầu năm 2012, phát hiện sử dụng chất kích thích và

chất cấm gốc B- Agonit (tăng trọng, kích nạc) trong chăn nuôi. Chất này có thể làm
tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, buồn nôn,… Chất này lưu lại 7-10 ngày cũng không
thể đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Trong suốt quá trình chăn nuôi, chất này
đã tụ lại trong các mô cơ, mô thần kinh, không thể đào thải được, người tiêu dùng vẫn
có nguy cơ nhiễm phải; Cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, sau khi kiểm tra hàng chục
mặt hàng rau thơm của mấy công ty người Việt nhập khẩu vào Đức trong ba tháng liên
tục, thấy hầu hết dư lượng thuốc trừ sâu đều gấp từ hàng trăm tới hàng ngàn phần trăm
mức cho phép; Ngày 16/4/2012 tại chợ cá đầu mối thủy sản Bình Điền đã phát hiện
chất cấm Trifluralin là một loại thuốc cỏ tiền nảy mầm có trong cá điêu hồng. Theo
thống kê Cục an toàn vệ sinh thực phẩm từ đầu tháng 4/2012 đến nay xảy ra 10 vụ
ngộ độc thực phẩm có 972 người mắc phải, trong đó có 726 người phải nhập viện và
đã có 04 trường hợp tử vong nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc là do thực phẩm nhiễm
vi sinh vật[15].
Khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Khu vực
Thương mại Tự do (FTA) hàng rào thuế quan và hạn ngạch được thay thế bởi các quy
định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Chính vì vậy, việc nâng cao chất
lượng hiệu quả, tiến tới tạo sự ổn định về chất lượng, nhằm tăng cường khả năng cạnh
tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường trong khu vực và thế giới là điều cần thiết
và cấp bách trong tình hình hiện nay.

5


1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp sạch
Nông nghiệp sạch là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng
phân bón hóa học và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và
nước, tối ưu về sức khỏe và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau giữa
cây trồng, vật nuôi và con người.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương thức canh tác nông nghiệp nhằm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người đồng

thời giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường, theo đó nhiều tiêu chuẩn canh tác
đang được áp dụng như tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practice) dựa theo tiêu
chuẩn này từng khu vực khác nhau ban hành tiêu chuẩn riêng cho từng khu vực, lãnh
thổ như: tiêu chuẩn ASIAN GAP áp dụng cho các nước khối ASIAN, tiêu chuẩn VIET
GAP áp dụng ở Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp sạch (Good Agricultural Practices) nhằm đảm bảo một
môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác
nhân gây bệnh như: chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất
(dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm
phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.
Mục đích sản xuất nông nghiệp sạch đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
- Bảo vệ môi trường
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
Tiêu chuẩn của nông nghiệp sạch về an toàn thực phẩm:
Đảm bảo không có hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, nhiễm vi sinh vật, tạp chất
trên sản phẩm sau khi thu hoạch:
* Nguy cơ lây nhiễm sinh vật: virus, vi khuẩn, nấm mốc.
Nguồn lây nhiễm: đất và nước trong vùng sản xuất bị ô nhiễm vi sinh vật từ
các nguồn nước thải trong chăn nuôi, nước sinh hoạt, bệnh viện, các khu công nghiệp
hay các loại phân chuồng, phân bắc chưa qua xử lý hoặc ủ không đúng cách chứa một
lượng lớn vi sinh vật gây bệnh. Dùng phân tươi hoặc nguồn nước tưới bị ô nhiễm để
tưới cho trồng trọt. Sau khi thu hoạch vận chuyển bảo quản không hợp vệ sinh.
6


Cách lây nhiễm: các loài vi sinh vật gây bệnh sống trong đất, nhiều loài sống
trong đường ruột người và động vật. Chúng có thể tiếp xúc làm nhiễm bẩn sản phẩm
gây bệnh và lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi như: tiêu chảy cấp,

thương hàn, kiết lỵ,…
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn hàm lượng một số vi sinh vật tối đa cho phép trong rau tươi
(dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam của Bộ y tế - chưa công bố )[16].
Vi sinh vật

Mức cho phép (khuẩn lạc)

Salmonella

0/25g

E.coli

100 /g

Coliforms

1000 /g

* Nguy cơ lưu tồn thuốc bảo vệ thực vật, độc chất
Nguồn gốc lây nhiễm: đất và nước trong khu vực canh tác bị ô nhiễm thuốc bảo
vệ thực vật (tồn dư từ trước do khi sản xuất đa số các loại thuốc bảo vệ thực vật có khả
năng tồn tại bền vững trong đất, do bị rò rỉ hóa chất ,thuốc bảo vệ thực vật ở khu vực
liền kề). Vùng đất trồng, nguồn nước bị ô nhiễm các chất độc từ máy móc thiết bị
trong khu vực sản xuất hoặc hóa chất từ khu công nghiệp, bệnh viện liền kề. Sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp, không đúng cách, vứt bỏ bao bì không đúng quy
định để lại dư lượng trong đất. Hàm lượng kim loại nặng cao trong đất, nước trong khu
vực canh tác hoặc do bón phân có chứa nhiều kim loại nặng trong thời gian dài.
Cách lây nhiễm: hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng được hấp thụ
hoặc bám dính lên sản phẩm làm cho dư lượng hóa chất trong sản phẩm có nguy cơ

cao hơn ngưỡng tối đa cho phép[17].

7


Bảng 1.2: Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngưỡng tối đa cho phép trên rau.
(Theo WHO/FAO năm 1994).
Tên thương mại

MRL

Hoạt chất

(mg/kg)

1. Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu, ...

Diazinon

0.5

2. Factor, Forwathion, Sumithion, Visumit, ...

Fenitrothion

0.5

3. Pyxolone, Saliphos, Zolone ...

Dimethoate


1.0

4. Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon, ...

Phosalon

0.5

5. Actellic

Pirimiphos - Methyl

5.0

6. Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher ..

Cypermethrin

2.0

7. Fenkill, Sagomycin, Sumicidin, Vifenva, ...

Fenvalerate

2.0

8. Ambush, Fullkill, Peripel, Map- Permethrin ...

Permethrin


2.0

Bảng 1.3: Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản
phẩm rau tươi (theo FAO/WHO năm 1993).
STT

Hàm lượng kim loại năng

Mức giới hạn tối đa cho

và độc tố

phép (mg/ kg)

Tiêu chuẩn

1

Asen (As)

1,0

TCVN 7601:2007

2

Chì (Pb)

1,0


TCVN 7602:2007

3

Thủy ngân (Hg)

0,3

TCVN 7604:2007

4

Đồng (Cu)

30

TCVN 6541:1999

5

Cadimi (Cd)

TCVN 7603:2007

- Rau ăn củ

0,05

- Xà lách


0,1

- Rau ăn lá

0,2

- Rau khác

0,02

6

Kẽm (Zn)

40

TCVN 5487:1991

7

Thiếc (Sn)

200

TCVN 5496:2007

8



Bảng 1.4: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3-) trong một số
sản phẩm rau tươi (mg/kg) (theo tiêu chuẩn TCVN5247:1990).
Hàm lượng nitrat (NO3-)

STT

Mức giới hạn tối đa cho phép
(mg/ kg)

1

Xà lách

1.500

2

Rau gia vị

600

3

Bắp cải, su hào, suplơ, củ cải , tỏi

500

4

Hành lá, bầu bí, ớt cây, cà tím


400

5

Ngô rau

300

6

Khoai tây, cà rốt

250

7

Đậu ăn quả, măng tây, ớt ngọt

200

8

Cà chua, dưa chuột

150

9

Dưa bở


90

10

Hành tây

80

11

Dưa hấu

60

* Nguy cơ về lẫn các tạp chất:
Nguồn gốc lây nhiễm: dụng cụ thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản
phẩm bị hư hại hoặc không đảm bảo vệ sinh. Người lao động để rơi các vật dụng khác
lẩn vào trong sản phẩm.
Cách lây nhiễm: các vật lạ lẩn vào trong sản phẩm trong quá trình thu hoạch và
xử lý sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển.
Lợi ích của sản xuất nông nghiệp sạch:
- Về an toàn: dư lượng các chất gây độc (thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng
và hàm lượng nitrat) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức
khỏe cho người tiêu dùng.
- Các sản phẩm đạt chất lượng cao (ngon, đẹp,…) nên được người tiêu dùng
trong và ngoài nước chấp nhận.
- Quy trình sản xuất theo sản xuất nông nghiệp sạch giúp bảo vệ môi trường và
an toàn cho người lao động khi làm việc.


9


×