Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐÁNH GIÁ AN TOÀN và HIỆU lực VACCINE PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT DO VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILATRÊN cá TRA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
****

NGUYỄN VĂN VUI

AN TOÀN
VÀTài
HIỆU
VACCINE
Trung tâm HọcĐÁNH
Liệu GIÁ
ĐH Cần
Thơ @
liệuLỰC
học tập
và nghiên cứu
PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT DO VI KHUẨN
AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN CÁ TRA
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
****



NGUYỄN VĂN VUI

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VÀ HIỆU LỰC VACCINE
PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT DO VI KHUẨN
AEROMONAS HYDROPHILA TRÊN CÁ TRA
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn ở trường

Giáo viên hướng dẫn ở cơ sở

PGS.TS. LƯU HỮU MÃNH

TS. TRẦN XUÂN HẠNH
BS. TÔ THỊ PHẤN

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Đánh giá an toàn và hiệu lực vaccine phòng bệnh xuất huyết do vi
khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra trong phòng thí nghiệm; do sinh
viên: Nguyễn Văn Vui, thực hiện tại Bộ môn nghiên cứu vi trùng – Công ty

thuốc thú y Trung Ương (Navetco), từ ngày 01 tháng 03 năm 2008 đến ngày
30 tháng 05 năm 2008.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành biết ơn Thầy Lưu Hữu Mãnh - Giảng viên Trường Đại học
Cần Thơ, Thầy Trần Xuân Hạnh và Cô Tô Thị Phấn - Bộ môn nghiên cứu vi trùng –
Công ty thuốc Thú y Trung Ương (Navetco) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến quí thầy cô Bộ môn Thú y, Chăn nuôi Thú y – Khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những
kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Đốc Công ty thuốc Thú y Trung Ương.
Các cô chú và anh chị trong Bộ môn nghiên cứu vi trùng đã tận tình giúp đỡ
trong thời gian thực tập.
Các bạn Thú y K29 đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Văn Vui

i


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ............................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................... ii
Danh mục bảng ....................................................................................................... v
Danh mục hình ....................................................................................................... vi
Tóm lược............................................................................................................... vii

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................3

Trung

2.1. Bệnh xuất huyết trên cá do vi khuẩn Aeromonas hydrophila..............................3
2.1.1. Lịch sử bệnh.................................................................................................3
2.1.2. Nguyên nhân bệnh........................................................................................3
2.1.2.1. Phân loại vi khuẩn ..................................................................................3
2.1.2.2. Đặc điểm hình thái vi khuẩn ...................................................................3
Đặc tính
nuôiCần
cấy....................................................................................3
tâm2.1.2.3.

Học Liệu
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2.4. Đặc tính sinh vật hóa học ........................................................................4
2.1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên ...........................................................................5
2.1.2.6. Độc tố.....................................................................................................5
2.1.2.7. Sức đề kháng ..........................................................................................5
2.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh .......................................................................6
2.1.3.1. Phân bố...................................................................................................6
2.1.3.2. Loài cá nhiễm bệnh và tuổi mẫn cảm ......................................................6
2.1.3.3. Mùa vụ xuất hiện và mức độ gây thiệt hại...............................................6
3.1.3.4. Đường xâm nhiễm ..................................................................................6
2.1.3.5. Điều kiện bệnh bùng phát .......................................................................7
2.1.4. Dấu hiệu bệnh lý ..........................................................................................7
2.1.5. Chẩn đoán ..................................................................................................11
2.1.6. Phòng bệnh ................................................................................................11
2.1.7. Trị bệnh......................................................................................................11
2.2. Vaccine và miễn dịch học ở cá.........................................................................12
2.2.1. Vaccine ......................................................................................................12
2.2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................12
2.2.1.2. Thành phần của vacxin .........................................................................12

ii


2.2.1.3. Tiêu chuẩn của vaccine.........................................................................12
2.2.1.4. Các loại vaccine ............................................................................................. 13
2.2.1.5. Phương pháp sử dụng vaccine ........................................................................ 14
2.2.1.6. Quy trình sản xuất vaccine phòng bệnh vi khuẩn cho cá ............................... 15


2.2.2. Miễn dịch học cá ........................................................................................16
2.2.2.1. Các cơ quan lympho .............................................................................16
2.2.2.2. Miễn dịch không đặc hiệu .....................................................................18
2.2.2.3. Miễn dịch đặc hiệu................................................................................20
2.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch ở cá ................21
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng vaccine phòng bệnh cho cá trong và ngoài
nước .......................................................................................................................22
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng vaccine phòng bệnh trên cá ngoài nước ..22
2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng vaccine phòng bệnh trên cá trong nước ..24

Chương 3
NỘI DUNG - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................26

Trung

3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................26
3.2. Nội dung..........................................................................................................26
3.3. Vật liệu thí nghiệm ..........................................................................................26
tâm
Học
Liệu
ĐH dùng
CầnđểThơ
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu
3.3.1.
Giống
vi khuẩn
công cường
độc....................................................26

3.3.2. Môi trường .................................................................................................26
3.3.3. Động vật thí nghiệm...................................................................................27
3.3.4. Thiết bị và dụng cụ.....................................................................................27
3.4. Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................27
3.4.4. Phương pháp kiểm tra vô trùng ..................................................................27
3.4.5. Phương pháp kiểm tra an toàn ....................................................................27
3.4.6. Phương pháp kiểm tra hiệu lực ...................................................................28

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................30
4.1. Kết quả kiểm tra vô trùng ................................................................................30
4.2. Kết quả kiểm tra an toàn trên chuột bạch và cá tra ...........................................31
4.3. Kết quả kiểm tra hiệu lực.................................................................................32
4.4. Kết quả kiểm tra đặc điểm của chủng vi khuẩn phân lập được từ cá đối chứng
và cá miễn dịch chết sau khi bị công cường độc ..................................................... 35
4.4.1. Kết quả đặc điểm hình thái .........................................................................35
4.4.2. Kết quả đặc tính nuôi cấy ...........................................................................36

iii


4.4.3. Kết quả đặc điểm sinh hóa của chủng vi khuẩn phân lập từ cá chết sau khi
bị công cường độc ..................................................................................................38
4.5. Kết quả thử nghiệm phương pháp gây miễn dịch tiện lợi và có hiệu quả với các
liều lượng khác nhau ..............................................................................................39

Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................41
5.1. Kết luận ...........................................................................................................41
5.1. Đề nghị............................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................42
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................45

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số đặc điểm sinh vật hoá học của Aeromonas hydrophila ............ 4
Bảng 2. Bố trí thí nghiệm kiểm tra an toàn ................................................... 28
Bảng 3. Bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực .................................................. 29
Bảng 4. Kết quả kiểm tra an toàn trên chuột bạch và cá tra ........................... 31
Bảng 5. Kết quả kiểm tra hiệu lực................................................................ 32
Bảng 6. Đặc tính nuôi cấy của chủng vi khuẩn phân lập từ cá chết sau khi bị
công cường độc ............................................................................................. 36
Bảng 7. Đặc điểm sinh hoá của chủng vi khuẩn phân lập từ cá chết sau khi bị
công cường độc ............................................................................................. 37
Bảng 8. Kết quả thử nghiệm gây miễn dịch bằng phương pháp ngâm với các
nồng độ khác nhau......................................................................................... 39

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v


DANH MỤC HÌNH

Trung


Hình 1. Aeromonas hydrophila đầu có một tiêm mao dưới kính hiển vi điện tử ......... 3
Hình 2. Cá tra bị xuất huyết ở các vây, hậu môn và mắt ............................................. 8
Hình 3. Cá tra bị bệnh xuất huyết nội tạng và xoang bụng .......................................... 9
Hình 4. Cá trắm cỏ bị bệnh có các đốm đỏ, vẩy rụng, gốc vây xuất huyết................... 9
Hình 5. Cá rô phi bị viêm ruột, bụng trướng to, hậu môn sưng loét đỏ........................ 9
Hình 6. Cá he bị bệnh xuất huyết trên các vây ............................................................ 9
Hình 7. Cá ba sa bị bệnh xuất huyết các cơ quan nội tạng: gan, thận, ruột, mô mỡ
xuất huyết, thịt xuất huyết ........................................................................................ 10
Hình 8. Cá trắm cỏ giải phẩu mang xuất huyết dính bùn, cơ quan nội tạng xuất
huyết ........................................................................................................................ 10
Hình 9. Cá bống tượng bị tuột nhớt, viêm loét .......................................................... 10
Hình 10. Ba ba bị bệnh viêm loét trên mai................................................................ 10
Hình 11. Ba ba bệnh có phổi đen, trên gan có đốm đen............................................. 10
Hình 12. Kiểm tra vô trùng 2 lô vaccine trên thạch máu, môi trường gan yếm khí,
tâm
Liệu và
ĐH
Cần
Thơ.........................................................................
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thạchHọc
dinh dưỡng
thạch
cấy nấm.
30
Hình 13. Cá đối chứng bị xuất huyết ở miệng và các vây sau khi công cường độc... 34
Hình 14. Cá đối chứng bị chết với hậu môn xuất huyết sau khi công cường độc ....... 34
Hình 15. Cá đối chứng bị chết với bệnh tích xuất huyết nội tạng và xoang bụng sau
khi công cường độc .................................................................................................. 34
Hình 16. Chủng vi khuẩn phân lập dưới kính hiển vi quang học ............................... 35

Hình 17. Chủng vi khuẩn phân lập lại trên môi trường MacConkey.......................... 37
Hình 18. Chủng vi khuẩn phân lập lại gây dung huyết trên thạch máu ...................... 37
Hình 19. Kiểm tra an toàn trên chuột bạch............................................................... 45
Hình 20. Cá tra nuôi ổn định trong bể trước khi tiến hành thí nghiệm....................... 45
Hình 21. Tiêm vaccine bằng con đường tiêm xoang bụng cho cá tra......................... 46
Hình 22. Cá đối chứng bị chết sau khi công cường độc............................................. 46
Hình 23: Kiểm tra đặc tính sinh hoá của chủng vi khuẩn phân lập lại bằng bộ thử
sinh hoá của Nam Khoa...................................................................................................47

vi


TÓM LƯỢC

Đề tài: “Đánh giá an toàn và hiệu lực vaccine phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn
Aeromonas hydrophila trên cá tra trong phòng thí nghiệm” được thực hiện tại Bộ
môn nghiên cứu vi trùng – Công ty thuốc thú y trung Ương (Navetco). Kết quả
kiểm tra an toàn và hiệu lực cho thấy vaccine an toàn trên cá tra và trên chuột bạch
với liều tiêm gấp đôi liều sử dụng và có hiệu lực cao sau 21 ngày tạo miễn dịch cho
cá tra với các đường gây miễn dịch khác nhau. Trong đó, tạo miễn dịch bằng đường
tiêm xoang bụng có hiệu lực cao nhất với tỉ lệ bảo hộ 90-100%, kế đến là phương
pháp ngâm với tỉ lệ bảo hộ 70-80% và phương pháp cho uống có tỉ lệ bảo hộ thấp
nhất 50-70%. Đồng thời, thử nghiệm con đường gây miễn dịch cho cá tra bằng
phương pháp ngâm với các nồng độ 10, 20, 30, 40ml vaccine cho 1 lít nước với 20
cá. Kết quả cho thấy ở nồng độ 20ml cho 1 lít nước cho tỉ lệ bảo hộ cao nhất (80%).
Với các kết quả này có thể kết luận vaccine đảm bảo chất lượng về an toàn và hiệu
lực trong phòng thí nghiệm đủ điều kiện làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành thuỷ sản nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển. Đặc
biệt, nghề nuôi trồng thuỷ sản đang tăng trưởng mạnh. Sản xuất thuỷ sản có tốc độ
tăng trưởng khá cao cả về sản lượng và xuất khẩu. Nó đã trở thành một trong những
ngành kinh tế có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao chiếm 20% GDP nông nghiệp và
trên 4% GDP của nền kinh tế quốc dân (Phạm Thị Thu Hồng, 2007). Trong đó, các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng góp đáng kể. Tại đây, nghề nuôi cá nước
ngọt phát triển mạnh, đặc biệt con cá tra được chú trọng hàng đầu.
Để có năng suất và sản lượng cao, các địa phương đã ứng dụng nhiều loại hình
nuôi cá và mở rộng diện tích nuôi. Do đó, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và
bệnh của cá có nhiều vấn đề phát sinh. Trong nhiều năm gần đây, bệnh cá đã xuất
hiện ở nhiều vùng trong cả nước. Bệnh đã gây nhiều tổn thất cho phong trào nuôi
thuỷ sản. Sản phẩm làm ra thất thu hoặc giảm chất lượng không thể tiêu dùng và
xuất khẩu.

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nhằm khắc phục tác hại của bệnh đối với nghề cá, ngành thuỷ sản đã phối hợp
với nhiều cơ quan nghiên cứu Trung Ương và địa phương tiến hành nghiên cứu xác
định nguyên nhân gây bệnh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết quả các công
trình nghiên cứu này đã từng bước được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả
nhất định. Tuy nhiên, đối với cá tra có nhiều bệnh vẫn chưa được khắc phục triệt để
và tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá như: Bệnh xuất huyết do Aeromonas
hydrophila, bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictalluri, bệnh nhiễm khuẩn
Pseudomonas spp., bệnh do trùng mỏ neo, nấm thuỷ mi...Trong đó, bệnh xuất huyết

do Aeromonas hydrophila xảy ra phổ biến và gây thiệt hại đáng kể cho đàn cá. Bệnh
này xảy ra trên tất cả cá nước ngọt, ba ba, rùa, ếch,... đặc biệt là cá tra với các bệnh
tích xuất huyết ở miệng, gốc vây, hậu môn và các cơ quan nội tạng. Tỷ lệ chết biến
động từ 20 đến 30%, trường hợp bị stress có thể đạt 80 đến 100%. Bệnh đặc biệt
gây thiệt hại cho nuôi cá theo phương thức thâm canh (Bùi Quang Tề, 2006).
Để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, các nhà chăn nuôi đã sử dụng kháng sinh
để phòng trị bệnh. Tuy nhiên, do đặc điểm của chăn nuôi nên việc phòng trị bằng
kháng sinh rất khó khăn, chi phí sản xuất lớn mà hiệu quả không cao, do vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Đồng thời, các nhà chăn nuôi thường sử dụng
các loại kháng sinh liều lượng tuỳ ý để trị bệnh cho cá. Điều này đã gây ra hiện

1


tượng kháng thuốc ở một số chủng vi khuẩn, vì vậy khi dịch bệnh xảy ra thì tỉ lệ
chết cao và bên cạnh đó là vấn đề tồn đọng dư lượng lớn kháng sinh trong sản phẩm
gây trở ngại cho việc xuất khẩu. Do đó, việc sản xuất vaccine phòng bệnh xuất
huyết do Aeromonas hydrophila cho cá tra là rất cần thiết. Tuy nhiên, vaccine tạo ra
phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn và hiệu lực trước khi đưa vào sản xuất và sử
dụng đại trà.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và tiêu chuẩn của một vaccine đồng thời được sự
phân công của Bộ môn Thú y - Trường Đại học Cần Thơ và sự giúp đỡ của Bộ môn
nghiên cứu vi trùng – Công ty thuốc thú y Trung Ương (Navetco), tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá an toàn và hiệu lực vaccine phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn
Aeromonas hydrophila trên cá tra trong phòng thí nghiệm”.

Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá được chất lượng của vaccine phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn
Aeromonas hydrophila trên cá tra, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo thông
qua việc kiểm tra an toàn và hiệu lực của vaccine trong phòng thí nghiệm.


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Bệnh xuất huyết trên cá do vi khuẩn Aeromonas hydrophila
2.1.1. Lịch sử bệnh
Bệnh được báo cáo đầu tiên vào 1962 trên cá trắm cỏ, cá chép và cá mè trắng
(Hà Ký, 1995).
Năm 1973 và 1976, bệnh được báo cáo đầu tiên ở các tỉnh ĐBSCL (Bùi Quang
Tề và ctv, 1992).
Năm 1983 và 1984, cá trắm cỏ, mè trắng, chép và cá lóc bị bệnh và chết hàng
loạt ở ĐBSCL với các dấu hiệu đốm đỏ hoặc lở loét.
Năm 1986 – 1994 dịch bệnh đã nổ ra ở cá trắm cỏ gây thiệt hại nghiêm trọng
cho nghề nuôi cá trắm cỏ.
2.1.2. Nguyên nhân bệnh
Phân loại
Trung tâm2.1.2.1.
Học Liệu
ĐHvi khuẩn
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Aeromonas hydrophila thuộc nhóm Aeromonas di động, giống Aeromonas, họ
Aeromonadaceae, bộ Aeromonadles, lớp Gammaproteobacteria, ngành
Proteobacteria (Bùi Quang Tề, 2006).

2.1.2.2. Đặc điểm hình thái vi khuẩn

Aeromonas hydrophila là trực khuẩn Gram
âm dạng hình que ngắn, hai đầu tròn, kích thước
0,5 x 1,0-1,5 μm, đầu có một tiêm mao. (Bùi
Quang Tề, 2006; Roberts và ctv, 1993)

Hình 1: Aeromonas
hydrophila đầu có một tiêm
mao dưới kính hiển vi điện tử

2.1.2.3. Đặc tính nuôi cấy
Aeromonas hydrophila dễ phát triển ở 37oC hoặc 25 – 30oC. Khi nuôi cấy
chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 30oC. Sinh trưởng trong môi trường có độ
pH thích hợp 7,1-7,2 (John Hayes, 2000; Từ Thanh Dung, 2005; Adanir, 2007).

3


Trên môi trường nước thịt: sau 24 giờ vi khuẩn phát triển làm đục môi trường,
trên mặt có một lớp váng mỏng, nhớt, vài ngày sau màng này chìm xuống. Vi khuẩn
phân giải môi trường làm canh khuẩn có mùi hôi đặc trưng (Nguyễn Ngọc Nhiên,
1998; Từ Thanh Dung, 2005).
Trên môi trường MacConkey: khuẩn lạc hình tròn, màu vàng nhạt, bề mặt
khuẩn lạc lồi, rìa khuẩn lạc nhẵn, kích thước 1 – 1,5mm (Nguyễn Ngọc Nhiên,
1998; D.O.R. Adanir, 2007).
Trên môi trường thạch máu: vi khuẩn gây dung huyết mạnh (J. Roberts và ctv,
1993; Nguyễn Ngọc Nhiên, 1998; D.O.R. Adanir, 2007).
Trên môi trường Gelatin: vi khuẩn phân lập được có phản ứng dương tính, làm
tan chảy Gelatin (Carnahan, 1994; Nguyễn Ngọc Nhiên, 1998).
Trên môi trường Rimler – Shotts: khuẩn lạc có màu vàng cam (Nguyễn Ngọc
Nhiên, 1998; Cipriano, 2001).

2.1.2.4. Đặc tính sinh vật hoá học

Trung

Là vi khuẩn không sinh nha bào, di động, lên men đường có hoặc không có
sinh hơi, yếm khí tuỳ tiện, Cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
cảm với thuốc thử vibriostatic 0/129 (2,4-diamino, 6,7- di-isopropyl pteridine) ....Tỷ
lệ Guanin + Cytozin trong ADN là 57-63 mol%. (Roberts và ctv, 1993; Carnahan,
1994; Bùi Quang Tề, 2006).
Bảng 1. Một số đặc điểm sinh vật hoá học của Aeromonas hydrophila (Carnahan
và ctv, 1991)
Đặc điểm sinh hoá

Phản ứng

Thuỷ phân esculin

+

Phản ứng Voges – Proskauer

+

Hoạt động men pyrazinamidase

+

CAMP


+

Lên men arabinose

V

Lên men mannitol

+

Lên men sucrose

+

4


Ampicillin

R

Carbenicillin

R

Cephalothin

R


Colistin

V

Lysine decarboxylase

+

Ornithine decarboxylase

-

Thuỷ phân arbutin

+

Sinh Indole

+

Sinh H2S

+

Sinh hơi từ glucose

+

Tan huyết


+

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên
Aeromonas hydrophila có 2 loại cấu trúc kháng nguyên: kháng nguyên thân
(O) và kháng nguyên lông (H). Kháng nguyên O có 12 nhóm và kháng nguyên H có
9 nhóm. Mỗi nhóm thì khác nhau trong số lượng serotypes thêm vào (RC.Cipriano,
2001).
2.1.2.6. Độc tố
Aeromonas hydrophila có khả năng sinh các độc tố như: độc tố đường ruột
(enterotoxins), dung huyết (hemolysins), phân giải protein (proteinase), độc tố gây
hoại tử da (dermonecrotic), đông máu (haemagglutinins) và nội độc tố (endotoxin)
(Cahill, 1990).
2.1.2.7. Sức đề kháng
Vi khuẩn có thể phát triển ở 5oC và bị tiêu diệt ở 70oC.
Vi khuẩn không có khả năng ngưng kết trong acriflavine, không thay đổi sau
khi đun sôi và đề kháng đối với hoạt động diệt khuẩn của huyết thanh động vật hữu
nhũ và chlorin (Cipriano, 2001).

5


Theo Tachusong và Saitanu (1984) trong nước sạch khử hoạt tính Aeromonas
hydrophila bằng potassium permanganate (PP) với nồng độ 2,5 ppm không diệt vi
khuẩn, tuy nhiên ở các nồng độ 5ppm, 50ppm và 100ppm PP khử hoạt tính A.
hydrophila trong vòng 120, 15 và 1phút. Trong nước lấy từ ao, nồng độ 5ppm PP
không diệt được vi khuẩn; thời gian diệt vi khuẩn là 15 phút ở nồng độ 50ppm, 5
phút với nồng độ 100ppm và 1 phút cho nồng độ 1000ppm (Trích dẫn từ Hứa Thị
Phượng Liên, 2002).
2.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh

2.1.3.1. Phân bố
Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới: Ở các nước xứ lạnh như Liên Xô, Đức,
Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungari, Trung Quốc...và các vùng nhiệt đới nhất là khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam (Từ Thanh Dung, 2005)
2.1.3.2. Loài cá nhiễm bệnh và tuổi mẫn cảm

Trung

Bệnh xuất hiện trên tất cả các loài cá nuôi và cá tự nhiên. Sự nhiễm ở cá nuôi
cao hơn cá trong tự nhiên, cá nuôi nhiễm tới 18.75% còn cá ngoài tự nhiên chỉ
nhiễm 6.25% (Eisa và ctv, 1994). Ở Việt Nam các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao
tâm
Liệu ĐH
Tài
học
tậpcávàchép,
nghiên
nướcHọc
ngọt thường
bệnh Cần
như: cáThơ
tra, cá@
basa,
cá liệu
trắm cỏ,
cá trôi,
cá mè, cứu

bống tượng, cá he nuôi bè, cá tai tượng, cá trê, cá nheo...Ngoài ra, vi khuẩn có thể
gây bệnh ở ba ba, cá sấu, bệnh đỏ chân ở ếch, đốm nâu ở tôm càng xanh. Ở Thái

Lan gây bệnh ở cá trê, Indonesia – cá chép và cá trê bị bệnh. Ở Mỹ gây bệnh ở cá
nước ấm như: cá tuế (minnows), cá mồi (bait fishes), cá chép (Cyprinus carpio), cá
nheo mỹ (channel catfish) (Ictalurus punctatus), cá vược vằn (striped bass)(Morone
saxatilis), cá vược miệng rộng (largemouth bass) (Micropterussalmoides) và cá rô
phi (tilapia) (Cipriano, 2001). Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả giai đoạn phát triển của
cá (Từ Thanh Dung, 2005).
2.1.3.3. Mùa vụ xuất hiện và mức độ gây thiệt hại
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu
ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh xuất hiện nhiều ở mùa mưa (giao mùa). Tỉ lệ tử vong
do bệnh này ở động vật thuỷ sản thường từ 30-70%, ở cá trê giống có thể lên đến
100%. (Bùi Quang Tề, 2006).
2.1.3.4. Đường xâm nhiễm
Aeromonas hydrophila nhiễm vào bên trong cơ thể cá thông qua đường tiêu
hoá hoặc qua da trong điều kiện nuôi với mật độ cao (13.1g cá/L) và nhiệt độ cao

6


(24oC) (Cipriano, 2001). Đường ruột và biểu mô bị trầy là đường mà vi khuẩn có
thể xâm nhập vào cơ thể.
2.1.3.5. Điều kiện bệnh bùng phát
Bệnh thường xảy ra khi cá gặp điều kiện stress như mật độ nuôi cao, vận
chuyển cá không đúng cách, thiếu thức ăn hoặc chất lượng nước kém như: nhiệt độ
nước cao, sự giảm nồng độ oxi hoà tan hoặc tăng nồng độ NH3 và CO2 sẽ thúc đẩy
stress xảy ra ở cá và nhiễm vi khuẩn nhanh (Walters và Plumb, 1980).
2.1.4. Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila có 4 loại hình biểu hiện qua mức
độ và trạng thái bệnh của cá:
Thể quá cấp tính
Trong thời gian đầu có một số cá chết đột ngột, không có triệu chứng bệnh đặc

trưng. Từ khi bệnh ác tính xuất hiện đến khi cả đàn cá bị bệnh khoảng 10-30 ngày,
thời gian ủ bệnh này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ nước và chất lượng nước
(Từ Thanh Dung, 2005).
cấp Liệu
tính ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâmThể
Học
Bệnh cấp tính phát triển nhanh, khoảng 40-50% đàn cá mắc bệnh. Chỉ trong
vài ngày số lượng cá chết rất lớn, triệu chứng có biểu hiện nhưng không đầy đủ (Từ
Thanh Dung, 2005).
Thể thứ cấp tính
Giống như thể cấp tính nhưng thời gian chết kéo dài 2-3 tuần và bệnh tích thể
hiện đặc trưng:
Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết.
Vây bị phá huỷ: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần.
Vẩy dựng và bong ra, da xuất huyết.
Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch
hoá), ruột viêm chứa đầy hơi.
Đối với từng loại động vật thuỷ sản có các dấu hiệu bệnh lý cụ thể như sau:
Cá tra và cá basa bị bệnh thể hiện sự xuất huyết ở các gốc vây, xung quanh
miệng, bụng cá chướng to, mắt cá bị lồi, cá ngửa bụng, trôi theo dòng nước, uốn
cong thân. Giải phẩu bên trong cho thấy mô mỡ xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật

7


sưng to có màu xanh dương bóng hơi căng phồng, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến
sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp hai đoạn ruột lồng vào nhau.
Xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn, có mùi hôi thối đặc trưng ngay cả khi cá còn
sống. Bệnh có thể gây chết từ rải rác tới hàng loạt.

Cá trắm cỏ, cá rô phi: dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ
trên tầng mặt. Da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp.
Xuất hiện các màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc
trắng. Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có
nấm và ký sinh trùng. Cá bị bệnh thường có dấu hiệu bỏ ăn nhưng bụng cá lại
chướng to, hậu môn sưng loét đỏ, giải phẩu bên trong thấy ruột không có thức ăn
nhưng chứa đầy hơi, thành ruột viêm loét và xuất huyết. Có thể gây chết cao, đặc
biệt ở cá trắm cỏ.

Trung

Cá trê giống bị bệnh thường thường tách đàn và “treo râu” đầu hướng lên
trên vuông góc với mặt nước. Cá bống tượng có hiện tượng da mất hết nhớt gọi
bệnh “tuột nhớt”. Ở ba ba xuất hiện các vết loét xuất huyết, không có hình dạng
nhất định ở xung quanh và trên mai lưng; phần bụng; các chân có cụt hết móng.
Bệnh nặng cơ thể ba ba mềm nhũn hoạt động chậm chạp, khi lật ngửa ba ba không
tâm
Thơbỏ@
họcchúng
tậpbòvàlênnghiên
cứu
tự lậtHọc
sấp lạiLiệu
được.ĐH
Ba baCần
ít ăn hoặc
ăn,Tài
sau 1liệu
– 2 tuần
cạn và chết,

tỷ lệ chết tới 30 – 40%. Giải phẩu phổi, gan, thận, có màu đen (Bùi Quang Tề,
2006).

Hình 2. Cá tra bị xuất huyết ở các vây, hậu môn và mắt.

8


Hình 3. Cá tra bị bệnh xuất huyết nội tạng và xoang bụng.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 4. Cá trắm cỏ bị bệnh có các đốm đỏ, vẩy rụng, gốc vây xuất huyết.

Hình 5. Cá rô phi bị viêm ruột, bụng trướng
to, hậu môn sưng loét đỏ.

9

Hình 6. Cá he bị bệnh xuất huyết trên các vây.


Hình 7. Cá ba sa bị bệnh xuất huyết các
cơ quan nội tạng: gan, thận, ruột, mô mỡ
xuất huyết, thịt xuất huyết.

Hình 8. Cá trắm cỏ giải phẩu mang xuất huyết
dính bùn, cơ quan nội tạng xuất huyết.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Hình 9. Cá bống tượng bị tuột nhớt, viêm loét.

Hình 11. Ba ba bệnh có phổi đen, trên gan
có đốm đen.

Hình 10. Ba ba bị bệnh viêm loét trên mai.
10


Thể mãn tính
Bệnh kéo dài suốt trong quá trình nuôi, tỷ lệ cá chết khoảng 10% đàn cá. Đến
khi thu hoạch cá còn gặp trên thân cá nhiều chỗ loét chưa lành hoặc còn nhiều vết
sẹo (Từ Thanh Dung, 2005).
2.1.5. Chẩn đoán
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý, mùa vụ xuất hiện bệnh, kết quả phân lập vi khuẩn.
Ngày nay, để có kết quả chẩn đoán chắc chắn, một số phòng thí nghiệm đã áp dụng
phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) và ELISA (Enzyme Linked
Immunosorbent Assay) để phát hiện bệnh nhanh và ở giai đoạn sớm của bệnh (Từ
Thanh Dung, 2005; Cipriano, 2001).
2.1.6. Phòng bệnh
Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho động vật nuôi thuỷ sản bị
sốc do môi trường thay đổi xấu: nhiệt độ, oxy hoà tan, nhiễm bẩn của nước. Môi
trường nước đảm bảo tốt cho đời sống của động vật thuỷ sản.

Trung

Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo
một lần, mùa khác một tháng treo một lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

môi trường nước. Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. Bè lớn treo nhiều
túi và bè nhỏ treo nhiều túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy.
Đối với ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định
kỳ mùa bệnh 2 tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng 2 kg
vôi nung/100m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức
ăn trước mùa bệnh (Bùi Quang Tề, 2006).
2.1.7. Trị bệnh:
Có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh
như sau:
Cá giống dùng phương pháp ngâm thời gian một giờ.
Oxytetracylin nồng độ 20 – 50 ppm.
Streptomycin nồng độ 20 – 50 ppm.
Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh.
Sulfamid liều dùng 150 – 200 mg/1 kg cá/ngày.
Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2 – 4 g/1 kg cá/ngày.

11


Cho cá ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Riêng kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều
lượng giảm đi 1/2 so với ngày ban đầu (Bùi Quang Tề, 2006).
2.2. Vaccine và miễn dịch học ở cá
2.2.1. Vaccine
2.2.1.1. Định nghĩa
Vaccine là một chế phẩm sinh học gây ra trong cơ thể sống một đáp ứng chủ
động của hệ thống miễn dịch nhằm tạo ra miễn dịch dịch thể hay miễn dịch tế bào
chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của yếu tố có khả năng gây bệnh
và làm mất khả năng gây bệnh này của chúng (Nguyễn Như Thanh, 2006).
2.2.1.2. Thành phần của vaccine
Vaccine bao gồm 2 thành phần chính là kháng nguyên và chất bổ trợ.

Kháng nguyên: Kháng nguyên là chất khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể
sản sinh kháng thể và tế bào đặc hiệu chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của mầm
bệnh.

Trung

Chất bổ trợ: Theo Ramon (1931), chất bổ trợ của vaccine là những chất có
tâm
Liệu
ĐH
Cần
học
tập
nghiên
cứu
hoạt Học
tính kích
thích
miễn
dịch Thơ
không @
đặc Tài
hiệu liệu
dùng bổ
sung
vàovà
vaccine
để nâng
cao hiệu lực và độ dài miễn dịch (Lê Văn Tạo, 2006).
Hiện nay ba loại chất bổ trợ được sử dụng rộng rãi là phèn chua, keo phèn và nhũ

dầu.
2.2.1.3. Tiêu chuẩn của vaccine
Một vaccine khi được điều chế hay sản xuất ra đều phải đảm bảo các tiêu
chuẩn dưới đây:
Vô trùng: vaccine sau khi sản xuất phải được kiểm tra chặt chẽ về vô trùng
(đối với vaccine chết), thuần khiết (đối vaccine sống giảm nhược độc) theo tiêu
chuẩn qui định.
An toàn: một vaccine được coi là đảm bảo tiêu chuẩn an toàn có nghĩa là sau
khi dùng không gây ra bệnh do vi sinh vật trở lại độc lực (đối với vaccine sống),
không gây độc và gây phản ứng (đối với vaccine vô hoạt).
Có hiệu lực: vaccine có hiệu lực lớn là vaccine tạo ra được tình trạng miễn
dịch cho động vật được tiêm chủng ở mức độ cao và duy trì được một thời gian dài.
Hiệu lực của vaccine được đánh giá trên cơ sở thí nghiệm trên động vật trong phòng
thí nghiệm và ngoài thực địa.

12


2.2.1.4. Các loại vaccine
Vaccine vô hoạt (inactivated vaccine)
Là vaccine được sản xuất trực tiếp từ chủng vi khuẩn gây bệnh, sau khi nuôi
cấy tăng sinh và diệt vi khuẩn bằng nhiệt hoặc hóa chất (formalin, glutaraldehyde).
Loại vaccine này rẻ, công nghệ sản xuất đơn giản và có thể sản xuất với quy mô
lớn, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiệu quả
của vaccine vô hoạt thấp nên các loại vaccine khác cần được phát triển và ứng dụng
vào sản xuất.
Vaccine hỗn hợp
Là loại vaccine có chứa nhiều hơn một chủng vi khuẩn gây bệnh đã được bất
hoạt nhằm gia tăng khả năng phòng cho một hoặc nhiều loại bệnh khác nhau.
Vaccine sống nhược độc (live attenuated vaccine):


Trung

Là loại vaccine được sản xuất dựa vào biến đổi gene của chủng vi khuẩn gây
bênh. Công việc quan trọng nhất của việc sản xuất được vaccine loại này đó là xác
loại Thơ
bỏ gene@
độcTài
lực liệu
trước khi
sử tập
dụng và
vi khuẩn
vẫn còn
địnhHọc
được gene
lực và
tâm
LiệuđộcĐH
Cần
học
nghiên
cứu
sống. Một loại vaccine sống khác đó là lựa chọn chủng vi khuẩn không gây độc
nhưng có cấu trúc tế bào gần giống với chủng vi khuẩn gây bệnh và điều quan trọng
hơn đó là chủng vi khuẩn đó phải kích thích được hệ miễn dịch chống lại tác nhân
gây bệnh. Đây là loại vaccine đòi hỏi công nghệ cao để sản xuất và nguy cơ vi
khuẩn không độc lực trở thành chủng gây bệnh ngoài môi trường do biến đổi gene
hoặc thu nhập gene độc lực từ các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Vaccine tiểu phần (recombinant)

Là loại vaccine được sản xuất từ tiểu phẩn kháng nguyên của tác nhân gây
bệnh. Thông thường tiểu phần kháng nguyên của vi khuẩn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
cấu trúc tế bào như thành tế bào ở vi khuẩn hoặc một phần vỏ, protein, nội hoặc
ngoại bào của vi khuẩn cũng như của virus. Vaccine tiểu phần có thể sản xuất được
theo ba phương pháp khác nhau dưới đây. Sản xuất vaccine tiểu phần bằng cách
tách triết trực tiếp tiểu phẩn kháng nguyên từ vi khuẩn sau khi nuôi cấy tăng sinh
như làm vỡ tế bào, tách lọc protein nội hoặc ngoại bào tùy vào thành phần của
kháng nguyên. Vaccine tiểu phần có thể sản xuất được bằng cách xác định gene độc
lực của vi khuẩn sau đó đưa gene độc lực vào plasmid hoặc bacteriophase, trước khi
đưa vào vi khuẩn E.coli và nuôi cấy vi khuẩn này trong điều kiện đặc biệt nhằm sản

13


xuất ra tiểu phần kháng nguyên cần thiết. Sau đó tách lọc kháng nguyên và sử dụng
như vaccine tiểu phần. Sau khi xác định được gene độc lực chúng ta có thể tổng hợp
protein nhân tạo bằng phương pháp phòng thí nghiệm. Việc nghiên cứu và sản xuất
loại vaccine này rất tốn kém, giá thành cao nên ít loại vaccine tiểu phần được sử
dụng.
ADN vaccine
Vaccine ADN là loại vaccine có thành phần chính là gene độc lực của chủng vi
khuẩn gây bệnh được tổng hợp và đưa trực tiếp vào cơ thể cá hoặc được nhân lên
trong vi sinh vật mang trước khi đưa vào cơ thể cần được bảo vệ. Đây là công nghệ
sản xuất vaccine mới nhất và thường áp dụng trong việc sản xuất vaccine phòng
bệnh do virus gây ra. Một nhược điểm lớn nhất của loại vaccine này đó là chi phí
sản xuất rất cao, do đó ít được áp dụng (Phạm Văn Thư, 2006).
2.2.1.5. Phương pháp sử dụng vaccine
Việc sử dụng vaccine trong thủy sản cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy
từng loại vaccine khác nhau mà phương pháp sử dụng cũng khác nhau. Theo Ellis
(1988), có các phương pháp sử dụng vaccine sau:


Trung tâm Học
Liệu
Cần
Thơ
@ Tàivaccination)
liệu học tập và nghiên cứu
Phương
phápĐH
ngâm
vaccine
(Immersion
Sử dụng vaccine theo phương pháp này bằng cách ngâm cá trực tiếp trong vaccine.
Nồng độ và thời gian xử lý phụ thuộc vào loại vaccine và dùng theo chỉ dẫn của nhà
sản xuất. Vaccine sẽ được hấp thụ chủ yếu qua da, mang và một ít qua miệng. Tuy
nhiên để tăng hiệu quả sử dụng của vaccine thì tùy từng đối tượng nuôi và kích
thước cá mà ta có thể thay đổi áp suất nhằm gia tăng hiệu quả của vaccine. Đây là
phương pháp dễ áp dụng và có chi phí thấp.
Phương pháp tiêm (Injection vaccination)
Tiêm vaccine có thể tiêm xoang bụng hoặc tiêm cơ. Kích thước cá và liều sử dụng
theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Đây là phương pháp sử dụng cho hiệu quả vaccine
cao nhất. Tuy nhiên chi chí sử dụng và thời gian sử dụng là tốn kém nhất. Ngoài ra,
phương pháp này thường gây stress cho cá và không thể sử dụng cho cá nhỏ hơn
15g.
Phương pháp dẫn truyền qua đường miệng (Oral vaccination)
Có thể cho uống hoặc trộn vào trong thức ăn. Đây là phương pháp sử dụng cho cá ở
tất cả kích cở và không gây stress. Tuy nhiên, hiệu lực của phương pháp này không
cao. Nguyên nhân chính là do một phần kháng nguyên bị phá hủy ở dạ dày và ruột.

14



2.2.1.6. Quy trình sản xuất vaccine phòng bệnh vi khuẩn cho cá
Xác định tác nhân gây bệnh
Đây là khâu quan trọng nhất chuẩn bị cho việc xác định đối tượng có nên và có
thể sản xuất vaccine hay không. Một số điều cần quan tâm khi lựa chọn chủng vi
sinh vật gây bệnh để sản xuất vaccine đó là chủng vi khuẩn đó phải có độc lực cao,
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả năng xuất và sản lượng nuôi. Chủng vi khuẩn đó phải
nuôi cấy được trong điều kiện nhân tạo và giữ nguyên độc lực của chúng trong quá
trình nuôi cấy. Xác định độc lực vi khuẩn gây bệnh trên vật chủ bằng cách xác định
liều gây chết 50% (LD50).
Quy trình sản xuất vaccine nhược độc
Sau khi xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh có độc lực cao, chúng ta tiến
hành sản xuất vaccine theo các bước như lựa chọn môi trường, điều kiện nuôi cấy
thích hợp. Tiến hành nuôi sinh khối vi khuẩn và sản xuất vaccine.
Đánh giá hiệu quả của vaccine trong phòng thí nghiệm
Cá trước khi đưa vào thí nghiệm cần được thuần hóa với điều kiện thí nghiệm để
chứng minh cá đó không bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến thí nghiệm.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thí nghiệm xác định hiệu quả của vaccine được tiến hành bằng phương pháp tiêm
vaccine sau đó tiêm vi khuẩn gây bệnh với liều công cường độc. Tùy theo khả năng
đáp ứng miễn dịch của loài mà từ thời gian sử dụng vaccine đến thời gian tiêm công
cường độc khác nhau. Trung bình thời gian này có thể dao động từ 2-5 tuần.
Đánh giá hiệu quả vaccine dựa vào tỷ lệ sống tương quan được tính theo công thức
dưới đây theo thiết kế của Amend, 1970.

% tỷ lệ chết trong lô sử dụng vaccine

RPS = (1 -


) x 100
% tỷ lệ chết trong lô thí nghiệm đối chứng

RPS: Relative Percent of Survival
Đánh giá hiệu quả của vaccine với quy mô phòng thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn
của FDA (Food and Drug Administration) hay của EURO. Lô thí nghiệm đối chứng
có tỷ lệ chết cao hơn hoặc bằng 70% trong khi đó lô thí nghiệm sử dụng vaccine có

15


×