Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH TRÊN CHÓ tại THỊ xã VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.76 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH
TRÊN CHÓ TẠI THỊ XÃ VĨNH LONG TỈNH
VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Đỗ Trung Giã

sinh viên thực hiện:
Lê Trường Khoa
MSSV: 3042800
Lớp: thú y K30

Cần Thơ, 4/2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài: điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại ; do sinh viên: Lê
Trường Khoa thực hiện tại thị xã Vĩnh Long từ15/02/2009 đến 15/04/2009.


Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần thơ, ngày ... tháng … năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập tại trường Đại học Cần Thơ tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học.
Nay tôi chân thành cảm ơn:
Thầy Đỗ Trung Giã bộ môn hú y khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cô Huỳnh Kim Diệu đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo
cho tôi trong suốt khóa học.
Quý thầy cô đã dạy bảo và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt khóa
học.
Các cô chú và anh chị tại chi cục thú y tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Tập thể lớp thú y 30 đã gắn bó với tôi trong suốt khóa học.

iii



TÓM LƯỢC
Sau thời gian thực tập từ 15/2/2009 đến 15/4/2009 với đề tài: “điều tra tình
hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại ” thực hiện trên 138 con chó tại các điểm
giết mổ khu vực thị xã tỉnh Vĩnh Long có được những nội dung sau đây:
Tỷ lệ nhiễm lớp Nematoda (91,79%).
Trong đó: Ancylostoma caninum (68,12%), Ancylostoma braziliense (47,83%),
Uncinaria stenocephala (29,71%), Toxascaris leonina (2,90%), Dirofilaria immtis
(3,62%), Spirocerca lupi (38,41%).
Tỷ lệ nhiễm lớp Cestoda (35,82%).
Trong đó: Dipyllidium caninum (26,81%), Multiceps multiceps (23,19%).

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 2
2.1.
Quá trình nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước ngoài ........................ 2
2.2.
Quá trình nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở Việt Nam .......................... 3
2.3.
Đặc điểm chó nuôi ở nước ta.................................................................................. 4
2.3.1.
Nguồn gốc và phân loại chó ........................................................................... 4
2.3.3.
Một số đặc tính của chó ảnh hưởng đến khả năng nhiễm giun sán ký sinh ...... 5
2.4.

Sơ lược đặc tính sinh học của một số loài giun sán ký sinh trên chó ....................... 5
A. Lớp Nematoda ........................................................................................................... 5
1) Loài Spirocerca lupi .................................................................................................. 5
2) Dirofilaria immitis..................................................................................................... 6
3) Giun đũa ký sinh ở chó .............................................................................................. 6
4) Giun móc ký sinh trên chó: ........................................................................................ 7
B. Lớp Cestoda: ............................................................................................................. 7
1) Dipyllidium caninum: ................................................................................................ 7
2) Taenia hydatigena: .................................................................................................... 8
3) Multiceps multiceps ................................................................................................... 8
4) Mesocestoides lineatus: ............................................................................................. 8
2.5.
Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khỏe con người.................................... 8
2.5.1.
Tác hại của giun sán đối với ký chủ................................................................ 8
2.5.2.
Tác hại của giun sán đối với sức khỏe con người:........................................... 9
2.6.
Tác hại của giun sán đối với ngành chăn nuôi ........................................................ 9
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .......... 10
3.1.
Nội dung.............................................................................................................. 10
3.2.
Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm:......................................................... 10
3.2.1.
Thời gian tiến hành thí nghiệm..................................................................... 10
3.2.2.
Địa điểm tiến hành thí nghiệm...................................................................... 10
3.2.2.1.
Tình hình chung của Tỉnh Vĩnh Long .................................................... 10

3.2.2.2.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long.................................................. 10
3.3.
Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 11
3.3.1.
Phương tiện thí nghiệm ................................................................................ 11
3.3.1.1.
Địa điểm............................................................................................... 11
3.3.1.2.
Vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 11
3.3.1.3.
Dụng cụ và hóa chất............................................................................. 11
3.3.2.
Phương pháp tiến hành................................................................................. 11
3.3.2.1.
Xác định tuổi chó.................................................................................. 11
3.3.2.2.
Tiến hành thu nhặt mẫu ........................................................................ 13
3.3.2.3.
Bảo quản mẫu ...................................................................................... 13
3.3.2.4.
Định danh ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 15
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 20
5.1.
Kết luận: ............................................................................................................. 20
5.2.
Đề nghị: .............................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 21


v


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi xã hội phát triển, cuộc sống con người đầy đủ hơn thì việc nuôi chó như
một tập quán trước kia của người dân không còn nữa mà thay vào đó là chó được
nuôi ngày nay còn là một nhu cầu phục vụ đời sống con người. Nhờ bản tính trung
thành, thông minh, thích sống gần gủi với con người, đặc biệt nhiều giống chó còn
có ngoại hình rất đẹp… cho nên chó là sinh vật được con người chọn nuôi nhiều
nhất. Chẳng hạn nuôi chó để làm cảnh, làm bạn, bảo vệ an ninh quốc phòng, tài sản,
làm thí nghiệm…
Chó được nuôi với mục đích đa dạng và phổ biến như vậy nên số lượng chó
ngày càng tăng, bên cạnh đó là các bệnh dịch ở chó ngày càng nhiều. Trong đó bệnh
ký sinh trùng trên chó cũng gây ảnh hưởng rất nguy hiểm đến sức khỏe bản thân
con chó và làm tiền đề cho các mầm bệnh khác xâm nhập và gây hại.
Nghiêm trọng hơn là ấu trùng của một số loài giun sán gây bệnh trên chó có
khả năng lây truyền cho con người gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe con
người như bệnh giun móc, sán dây…
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đàn chó và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhận
được sự giúp đỡ từ Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Long, sự phân công và hướng dẫn của
quý thầy cô bộ môn Thú Y khoa Nông Nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường đại
học Cần Thơ, tôi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Điều tra tình
hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp
mổ khám”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
 Xác định tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.
 Xác định tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.
 Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.
Từ đó làm cơ sở cho công tác phòng trừ bệnh giun sán trên chó đạt hiệu quả

cao, nhằm phục vụ tốt cho việc chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Quá trình nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước ngoài:
Islam, AWMS, ChiZyka, HCB (1983) nghiên cứu sự di hành giun sán ký
sinh ở chó địa phương có 40% chó bị nhiễm một hay nhiều loài giun sán ký sinh,
giun sán tìm thấy chủ yếu là: Dipyllidium caninum 25%, Taenia hydatigen 18%,
Toxocara canis 14%, Ancylostoma caninum 8%, Toxocaris leonina 7%,
Ancylostoma brazilense 2%, Dyphillobotrium 5%, Spirocera lupi 2% và
Echinococus granulosus 1%.
Theo Basa SS, Ugunkoya, -AB; Ezeocoli-CD (1983), tại Chori, Bắc Nigeria,
kiểm tra 144 chó thấy có 61 con nhiễm Ancylostoma caninum (42,2%), Toxocara
canis có 14 con nhiễm (9,7%). Tỉ lệ nhiễm thường cao hơn trong mùa mưa,
Ancylostoma caninum lưu hành cả mùa ẩm ướt và mùa khô.
 Giun tròn ký sinh ở chó:
Ancylostoma caninum. (Ercolani, 1859) Hall, 1913 đã tìm thấy ở ruột non
chó, cáo, chó sói đồng cỏ, chồn gấu, và các loài thú ăn thịt trên thế giới. Đây là các
loài giun móc ký sinh phổ biến ở chó tại các tiểu bang của Mỹ. Chẳng hạn,
Cooperider (1952) đã thấy chó nhiễm với tỉ lệ 86%, trong số có 50 chó tại bệnh xá
thú y ở Georgia, Mann (1955) chó nhiễm với tỷ lệ 22% trong tổng số 100 con chó
thả rong tại New Jersey, Anh (1962) tỉ lệ nhiễm là 7% trong số 96 chó thả rong tại
Oahu, Vargag-Mena và De Brondo (1967).
Ancylostoma brazilense (Faria), 1910 được xác định bởi Boicea (1951) ký
sinh ở ruột non chó mèo, mèo rừng, báo và loài động vật ăn thịt khác. Zuidema
(1965) đã báo cáo tìm thấy Ancylostoma braziliense ở 9 hải quân người Hà Lan ở
phía tây của New Guinea, có 3 người trong số họ có số lượng giun lần lượt sau 297,
125 và 104.

Uncinaria stenocephala (Rialliet, 1984) là loài giun móc ở thú ăn thịt vùng
cực bắc. Giun ký sinh ở ruột non chó mèo, cáo, chồn. Đây là loài dã tìm thấy ở Bắc
Mỹ, Châu Âu và ở Úc. Ehrenfor (1953) thấy trong số 37 chó, tỉ lệ nhiễm 17% ở Ấn
Độ và những tiểu bang lân cận, Pullar (1946) thấy tỉ lệ chó nhiễm 20% trong số 174
chó chạy rong ở vùng thành thị và ở vùng xung quanh Melbourne tại Úc.
Toxocaris leonina (Leiper, 1907) thường ký sinh ruột non chó mèo, sư tử,
cọp, báo, linh miêu, cáo soái. Cross và Allen (1948) đã thấy tỉ lệ nhiễm 11% trong
100 con chó tại Chicago. Bubtler và Grundmann (1951) đã tìm thấy chó bị nhiễm
Toxocaris leonine 3,5% trong số 200 con chó tại thành phố Saltlake. Utah, Ribin
(1952) đã tìm thấy 2% chó nhiễm trong số 100 chó ở Oklahoma, Mann (1955) đã
thấy chó nhiễm 5% trong số 100 con chó thả rong tại New Zersey.
Spirocera lupi (Rudolphi, 1809) Rialliet and Henri, 1911 còn gọi là giun
thực quản chó, Ribin (1952) thấy chó nhiễm trong số 100 chó tại Oklahoma. Turk
(1960) cho rằng chó con, chó trưởng thành nhiễm 15,3% và chó già nhiễm 18,2%
trong tổng số 146 chó ở Miền Nam Taxas. De Aluja (1964) thấy chó nhiễm 9%
trong số 300 con chó tại thành phố Mexico.
Dirofilaria immitis ký sinh chủ yếu ở động mạch phổi và tâm thất phải. Theo
E. J. L Soulsby (1968) thì bệnh phân bố rộng rải ở Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật, Australia và Nam Bắc Mỹ. Còn Viện sỹ Skrjabin (1979) cho rằng bệnh giun
tim đã tìm thấy ở miền Nam Liên Xô cũ và vùng Viễn Đông.

2


Qua điều tra của Charles Coustney (1989) trên 876 chó ở Florida, Mỹ tỉ lệ
nhiễm giun tim trung bình là 59,4%. Ở Italy (Genchi Et Al, 1989) tỉ lệ nhiễm trung
bình 24% ở miền Bắc, đặc biệt rất cao ở miền Đông với tỉ lệ nhiễm 75-95%.
 Sán dây ký sinh ở chó:
Dipyllidium caninum (Linnaeus, 1758) Riallet, 1982 ký sinh ở ruột non chó,
mèo, cáo và nhiều loài động vật khác, đôi khi thấy ở người.

Taenia hydatigenia (Pallas, 1766) ký sinh ở ruột non chó, chó săn, chó sói
đồng cỏ, mèo rừng.
Multiceps multiceps (Leke, 1790) Hall, 1910 ký sinh ở ruột non chó, cáo,
mèo hoang.
Mesocestoides lineatus (Geoze,1782) ký sinh ở chó mèo và các loài động vật
ăn thịt khác.
2.2. Quá trình nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở Việt Nam:
Ở nước ta công trình và tài liệu nghiên cứu về giun chỉ chủ yếu tập trung ở
trâu, bò, heo và gia cầm nhưng trên chó thì còn rất hạn chế.
Theo Đỗ Hải (1972) cho biết chó ở Bắc Bộ nhiễm Ancylostoma khoảng
83,33%.
Trịnh Văn Thịnh (1978) đã tổng kết dựa trên tài liệu của Houdemer (1983)
cho biết Việt Nam có 23 loài giun sán ký sinh trên chó bao gồm: 3 loài sán lá, 9 loài
sán dây và 11 loài giun tròn với tỉ lệ nhiễm như sau:
Ancylostoma caninum
75,87%
Dirofilaria immitis
25,75%
Dipyllidium caninum
22,80%
Toxocara canis
16,71%
Diphillobothrium manoni
11,68%
Clonorchis sinensis
10,94%
Các công trình nghiên cứu chó Berger, chó cảnh của Đổ Hải (1972, 1976);
Phạm Sĩ Lăng (1988) và sự tổng hợp trên 693 tài liệu liên quan đến hệ ký sinh trùng
ở gia súc, gia cầm tại Việt Nam của Dorothy (1968) cho biết giun sán ký sinh trên
chó có 31 giống loài với 5 loài sán lá, 10 loài sán dây và 16 loài giun tròn.

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hằng và Lương Văn Huấn (1989) trên chó
nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh với tỉ lệ nhiễm giun móc và giun đũa tương tự:
Ancylostoma caninum
91,17%
Ancylostoma brazilense
82,35%
Uncinaria stenocephala
41,17%
Toxocara canis
11,76%
Toxocaris leonina
5,58%
Phạm Văn Khuê và cộng tác (1995) nghiên cứu tỉ lệ nhiễm giun sán trên chó
bằng phương pháp kiểm tra phân và mổ khám tại Hải Phòng và Hà Nội đưa ra kết
quả như sau:
Hà Nội:
Ancylostoma caninum
59,70%
Ancylostoma brazilense
9,40%
Toxocara canis
20,20%
Hải Phòng:
Ancylostoma caninum
7,80-73,10%
Toxocara canis
26,90-27,80%
Toxocaris leonina
17,80-23,10%


3


Trước đó ông và Trịnh Văn Thịnh (1982) đã từng nghiên cứu tỉ lệ nhiễm
giun móc trên chó săn là 75 - 82%.
Theo Nguyễn Thị Kim Thành, Phan Địch Lân và Lê Nguyên Ngật (1997)
cho biết: tỷ lệ nhiễm giun móc chó tùy thuộc vào độ tuổi, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng và vệ sinh môi trường. Chó bị nhiễm giun móc ở mọi lứa tuổi, ở khoảng từ
1-6 tháng tuổi chó nhiễm 65,22%, ở 7 tháng tuổi chó nhiễm 22,22%. Tỉ lệ nhiễm
cao hơn ở chó con, bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa xuân và mùa
thu. Tương tự như giun móc tỉ lệ nhiễm giun đũa cũng khá cao và cũng phân chia
theo lứa tuổi:
Chó từ 1-3 tháng tuổi nhiễm 59,52% (Toxocara canis) và 54,76%
(Toxocaris leonina);
Chó từ 4-6 tháng tuổi nhiễm 35% (Toxocara canis) và 36%
(Toxocaris leonina);
Chó từ 7-12 tháng tuổi nhiễm 19,05% (Toxocara canis) và 4,76%
(Toxocaris leonina);
Chó trên 12 tháng tuổi chỉ nhiễm loài Toxocara canis tỉ lệ 11,76%.
2.3. Đặc điểm chó nuôi ở nước ta:
2.3.1. Nguồn gốc và phân loại chó:
Chó là loài động vật có vú, ban đầu là loài chó săn sống trong rừng và rất
hung dữ; dần dần được con người thuần hóa và nuôi dưỡng thành thú cưng trong
nhà, có đặc tính hiền lành, dễ bảo hơn trước. Theo Đacuyn tổ tiên loài chó ngày nay
có nguồn gốc từ loài chó xám (Canis Pulus) sống rải rác ở nhiều nơi, tập trung
nhiều nhất là vùng Bắc Cực. Bề ngoài thì những giống chó ngày nay không khác gì
mấy so với giống chó xám ngày xưa, nhưng do quá trình thuần hóa và chọn lọc tự
nhiên ở những điều kiện chăn nuôi từng vùng khác nhau mà hình thành nên giống
chó với hình dạng và màu sắc khác nhau.
Hiện nay, có khoảng 300 giống chó, có con chỉ nặng khoảng vài trăm gram

cũng có con nặng khoảng vài chục kilogram, có con lông dài, có con lông ngắn,
lông thẳng, lông xoăn, có con hiền lành, dễ bảo, cũng có con hung dữ đáng sợ,…
Chúng được nuôi với nhiều mục đích khác nhau: làm kiểng (Bắc Kinh, Nhật,
Chihuahua, Fox, Cocker,…), giữ nhà (chó ta, Phú Quốc, Bulldog, Berger,…), chó
săn, chó nghiệp vụ (Đốm, Berger,…).
2.3.2. Một số giống chó thường gặp ở nước ta:
Chó ta và chó Phú Quốc có ngoại hình và tầm vóc gần giống nhau chỉ khác
nhau một điểm duy nhất là chó Phú Quốc có xoáy lưng còn chó ta thì không. Với
đặc tính hiền lành, thích giữ nhà, biết săn bắt, rất khôn, thân thiện và gần gủi với
con người, dễ ăn, dễ nuôi, có tầm vóc vừa phải, bộ lông ngắn ôm lấy thân trông rất
gọn gàng nên rất được các gia đình ở nông thôn chuộng nuôi vì tính tiện ích và
không tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Chó Nhật, Bắc Kinh, Fox, Chihuahua, Cocker: tầm vóc trung bình và nhỏ, có
con lông dài như chó Nhật và Bắc Kinh, có con lông ngắn như chó Fox, Chihuahua
và đặc biệt giống cocker có một đôi tai dài. Các giống chó này khá đẹp, với bộ lông
mượt mà, dáng vẻ quý phái có đặc tính thích vuốt ve, gần gủi với chủ nuôi nên

4


thường được người ta nuôi làm kiểng và làm thú cưng trong nhà. Tuy nhiên giống
chó này hơi khó ăn và cần được chăm sóc kỹ lưỡng vì chúng rất dễ mắc bệnh.
Chó Berger: tầm vóc to lớn, bộ lông sát, mắt linh động, tai và mũi rất thính,
dễ dàng để huấn luyện để làm chó nghiệp vụ, chó săn hoặc giữ nhà chống trộm vì
chúng rất khỏe mạnh. Giống chó này rất hung hăng, nếu không được huấn luyện rất
nguy hiểm cho người nuôi vì chúng có bản năng tấn công cao.
Chó Đốm: tương tự như chó Berger, nó cũng cao, to, có bộ lông sát, dáng vẻ
oai vệ trông rất đẹp, thông minh và nhanh nhẹn… thường được huấn luyện làm chó
nghiệp vụ.
2.3.3. Một số đặc tính của chó ảnh hưởng đến khả năng nhiễm giun sán

ký sinh:
Đặc tính ăn: do chó là loài thích ăn thịt sống và thích săn mồi, chó cũng là
loài ăn tạp có khi ăn cả xác chết, nội tạng súc vật, xương cứng, bén nhọn kể cả
những vật lạ như: dây thun, rác và cả những bãi phân của gia súc khác và người.
Những thức ăn này thường kém vệ sinh và để chứa nhiều mầm bệnh và dễ chứa
nhiều mầm bệnh nhất là ký sinh trùng.
Đặc tính vui đùa: chó là loài vật thích sống bầy đàn và đùa giỡn, chúng
thường cắn lên lông, da của nhau. Điều này dễ lây truyền bệnh từ con này sang con
khác. Ngoài ra, trong khi ăn chó vẫn có thể đùa với những mẫu xương, chó vừa ăn
vừa tha đi khắp nơi; vì vậy làm những mẫu xương này nhiễm khuẩn và ấu trùng
giun cảm nhiễm dễ dàng bám vào. Khi chó ăn và liếm những mẫu xương, ấu trùng
này sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa phát triển và gây hại.
Đặc tính uống: chó có đặc tính là khi đói có thể đòi ăn nhưng khi khát chó
không có biểu hiện gì rõ ràng mà sẽ tự đi tìm nước uống. Vì vậy, khi chó khát mà
không được cung cấp nước kịp thời chó sẽ có thói quen đi uống bậy ở ao, hồ, sông
rạch mà đặc biệt là nước sương ở đầu ngọn cỏ là nơi ký sinh trùng dễ dàng “bám rễ”
nhất. Vì vậy chó dễ bị nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa.
Đặc tính phóng uế: Hầu hết chó thường có thói quen phóng uế bừa bãi khắp
nơi. Những bãi phân chó là những nơi có rất nhiều mầm bệnh, đặc biệt là trứng giun
sán, là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường và làm cho bệnh phát tán,
lây lan.
Một đặc tính nữa tuy ít khi xảy ra nhưng cũng là một nguyên nhân góp phần
gây nhiễm giun sán từ chó mẹ sang chó con: có một số chó mẹ khi ăn thức ăn vào
thường nôn ra cho chó con ăn khi những đứa con này được một tuần tuổi, thức ăn
này đã được làm ấm và đã được tiêu hóa một phần trong bao tử mẹ, vì vậy mà nó dể
tiêu do có chứa sẵn một số men tiêu hóa nên khi ăn chó con có thể tiêu hóa được
(Hoàng Văn Cang, 1999). Tuy nhiên, điều này cũng là một trong những nguyên
nhân khiến cho chó con bị ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể nếu chọ mẹ bị nhiễm
giun.
2.4. Sơ lược đặc tính sinh học của một số loài giun sán ký sinh trên chó:

A. Lớp Nematoda (Rudophi, 1808)
1)
Loài Spirocerca lupi: ký sinh ở thực quản, tại đây chúng tạo thành những
khối u, khi còn sống chúng có màu đỏ hồng, miệng nhỏ hình 6 cạnh, thực quản gồm
2 phần (phần trước cơ ngắn, phần sau tuyến dài).
Con đực dài: 30-54mm, có hai gai giao hợp dài không bằng nhau: 2,454,91mm và 0,61-0,762mm.

5


Con cái dài: 54-80mm, lỗ sinh dục nằm cuối thân, gần thực quản.
Vòng đời:
Trứng qua lỗ dò thực quản theo phân ra ngoài, được các loài côn trùng cánh
cứng chủ yếu là bọ hung (Scarabens sacer, Capris lunaris,…) ăn phải, vào vật chủ
trung gian ấu trùng chui khỏi vỏ, lột xác hai lần tạo thành ấu trùng gây nhiễm lần 3
(L3). Vật chủ khác ăn phải vật chủ trung gian trở thành vật chủ dự trữ. Nếu chó ăn
phải vật chủ trung gian hay vật chủ dự trữ sẽ bị nhiễm giun (Phan Địch Lân, Phạm
Sĩ Lăng, Đoàn Văn Phúc, 2005).
2)
Dirofilaria immitis:
Dirofilaria immitis ký sinh ở động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, tâm thất phải,
tâm nhĩ phải và một số nơi khác.
Con đực dài 120-180mm, có hai gai giao cấu không bằng nhau.
Con cái dài 250-300mm, âm hộ cách đầu 1,6-1,8mm.
Giun cái đẻ ra ấu trùng gọi là Microfilaria, dài 0,220-2,290mm, rộng
0,007mm, có vỏ bọc bên ngoài.
Ấu trùng Microfilaria xâm nhập vào một số loài muỗi hút máu (Anophen,
Culex, Aedes). Ấu trùng phát triển trong muỗi 2 tuần thì trở thành ấu trùng cảm
nhiễm và được truyền sang chó khác khi muỗi chích hút máu. Vòng đời tính từ lúc
Microfilaria được muỗi hút máu cho đến khi xâm nhập vào chó khác và đẻ ra

Microfilaria là 8-9 tháng (Nguyễn Văn Biện, “bệnh chó, mèo”).
3)
Giun đũa ký sinh ở chó:
Loài Toxocara canis (Wener, 1972) (Giun đũa)
Toxocara canis ký sinh ở ruột non chó, cáo, chồn.
Giun tròn to, thực quản thẳng, đặc biệt có dạ dầy ở giữa ruột và thực quản.
Có cánh cổ rộng và dài, gợn sóng đầu hơi cong về phía bụng.
Con đực dài: 50-100mm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi, hai gai giao cấu
bằng nhau dài 0,075-0,085mm.
Con cái dài: 90-180mm, đuôi thẳng.
Vòng đời:
Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày sẽ phát triển
thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm (L2). Vật chủ cuối cùng ăn phải trứng vào
ruột theo máu tới gan lột xác thành L3 lên tim, phổi, khí quản, rồi di chuyển trở lại
xuống ruột, tại đây ấu trùng lột xác hai lần và phát triển thành dạng trưởng thành
sau một tháng.
Ở chó mang thai ấu trùng L2 có thể qua nhau thai đến phôi thai tạo thành L3.
Được thai nuốt xuống ruột phát triển thành dạng trưởng thành sau 3 tuần. Ngoài ra
khi chó con bú mẹ, trong sữa chó mẹ có lẫn L3, khi vào ruột của chó con ấu trùng
sẽ lột xác hai lần để phát triển thành dạng trưởng thành.
Loài Toxascaris leonsina:
Toxascaris leonina ký sinh ở ruột non chó.
Đầu có 3 môi, thực quản đơn giản hình trụ, không có thành thực quản và
không có dạ dầy. Đầu có cánh, đầu hẹp và hơi cong về phía lưng.
Con đực dài: 40-80mm, đuôi nhọn không tù. Hai gai giao cấu bằng nhau dài
0,9-1,5mm.
Con cái dài 60-100mm.

6



Vòng đời:
Trứng theo phân ra ngoài nếu nhiệt độ 19-220C sẽ hình thành trứng có chứa
ấu trùng L2 (nhiệt độ từ 28-300C cần 2,5 ngày, nếu nhiệt độ 380C cần 2 ngày, nhiệt
độ 400C và cao hơn nữa trứng sẽ bị chết). Khi chó ăn phải trứng có chứa ấu trùng,
ấu trùng vào ruột giải phóng ở ruột, sau đó xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát
triển thành trưởng thành.
Thời gian ăn phải trứng đến khi trưởng thành ở trong ruột mất 74 ngày (Hall,
1982), mất 55-75 ngày (Petrov, Borov Kava, 1963), mất 3-4 tuần (Abulaga, 1982),
mất 3-4 tuần (Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982).
4)
Giun móc ký sinh trên chó:
Loài Ancylostoma caninum:
Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó.
Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng và phân nhánh.
Con đực dài: 9-12mm, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,75-0,87mm, đoạn
cuối nhọn, đuôi phát triển có túi kitine.
Con cái dài: 10-21mm, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân.
Kích thước trứng: 0,060-0,066 x 0,037-0,042mm.
Loài Ancylostoma braziliense:
Ancylostoma braziliense ký sinh ở ruột non chó.
Bao miệng chỉ một đôi răng không phân nhánh.
Con đực dài: 6-6,75mm.
Con cái dài: 7-10mm.
Kích thước trứng: 0,075-0,095mm x 0,041-0,045mm.
Loài Uncinaria stenocephala:
Loài Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non chó.
Bao miệng có 5 phần mảnh lồi, có hai đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng
nhau.
Con đực dài: 6-16mm, rộng 0,01-0,33mm.

Con cái dài: 9-16mm đỉnh của đuôi có gai mịn, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân.
Kích thước trứng: 0,078-0,083 x 0,052-0,059mm.
Vòng đời giun móc:
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sau 20 giờ tới 1
vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra khỏi trứng 6-7 ngày, lột
xác lần hai để tạo thành ấu trùng gây nhiễm. Chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm, ấu
trùng vào cơ thể sau hai lần lột xác trở thành dạng trưởng thành. Đường lây nhiễm
chủ yếu cho chó ta là qua da. Chó mẹ nếu có mang ấu trùng gây nhiễm L3 khi chó
con bú sẽ truyền qua sữa gây nhiễm cho chó con. Khi nhiễm qua đường miệng
không có quá trình di hành.
B.
Lớp Cestoda: (Rudophi, 1808)
1)
Dipyllidium caninum:
Dipyllidium caninum ký sinh ở ruột chó, cáo và các loài ăn thịt.
Sán dài: 100-750mm, rộng 2-3mm, đầu nhỏ có 4 giác bám hình elip.
Đỉnh đầu có 3-4 hàng móc có từ 30-150 móc. Móc lớn dài 0,012-0,015mm,
móc nhỏ dài 0,005-0,006mm.
Đốt trưởng thành và đốt già chiều dọc lớn hơn chiều ngang, có hình dạng
giống như hạt dưa. Mỗi đốt có hai cơ quan sinh dục cái đổ ra hai bên của đốt.

7


Vòng đời:
Có sự tham gia của vật chủ trung gian là bọ chét và rận chó Ctenocephalides
canis, Trichodectes canis. Đốt già chứa khoảng 300 trứng rụng theo phân ra ngoài.
Đốt sán bị phá vở giải phóng trứng và bọc trứng. Vật chủ trung gian ăn phải sẽ phát
triển thành Cysticercoid sau 18 ngày, chó ăn phải lông hoặc ăn phải đồ ăn, thức
uống có lẫn bọ chét, rận sẽ đi vào đường tiêu hóa và phát triển thành dạng trưởng

thành sau 3 tuần.
2)
Taenia hydatigena:
Taenia hydatigena ký sinh ở ruột non chó.
Sán trưởng thành dài tới 5m, rộng 7mm.
Đầu có 26-44 móc xếp thành hai hàng. Móc lớn kích thước 0,17-0,22mm,
móc nhỏ 0,11-0,16mm.
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của chó. Cysticercus Tennuiucollis là
dạng ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena ký sinh ở màng treo ruột, màng treo
dạ dày, mặt gan của vật nuôi, động vật gậm nhấm, người.
3)
Multiceps multiceps (Taenia multiceps):
Multiceps multiceps ký sinh ở ruột non chó, cáo, sói, chó rừng.
Sán dài 100-1000mm.
Đầu tròn có 22-32 móc đỉnh. Đốt già chứa tử cung 9-26 nhánh.
Trứng tròn: 30-37µ.
Ký chủ trung gian là cừu, dê, heo. Khi nuốt phải trứng sán sẽ hình thành
Coenurus cerebralis ký sinh ở não của cừu,dê (ký chủ trung gian). Ấu trùng này sẽ
được ký chủ cuối cùng ăn phải , sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
4)
Mesocestoides lineatus:
Ký sinh ở ruột non chó, mèo, cáo, thú ăn thịt.
Sán dài 100mm, rộng 2-5mm.
Đỉnh đầu không có móc, đầu có 4 giác bám hình bầu dục, lỗ sinh dục đổ ra ở
giữa bên của đốt sán.
Trứng sán có kích thước 40-60µ x 35-43 µ.
Vòng đời:
Vật chủ trung gian là các loài nhện đất. Vật chủ bổ sung chuột, chim, bò sát,
lưỡng thê, trứng sán được nhện đất (Oribatid) nuốt phải sẽ phát triển thành
Cysticercoid. Khi vật chủ bổ sung (bò sát) nuốt phải ấu trùng này, bò sát hình thành

ấu trùng Tetrathyridium dài 5mm. Chó, mèo ăn vật chủ bổ sung, ấu trùng sẽ phát
triển thành sán trưởng thành.
2.5. Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khỏe con người:
2.5.1. Tác hại của giun sán đối với ký chủ:
Các loài ký sinh đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con thú.
Giun móc: theo Jay.R.Geogri (1992) giun móc bám chặt vào màng niêm mạc
ruột non của ký chủ, tại chổ bám sẽ tạo nên vết xuất huyết do bởi trong nước bọt
của giun móc có chất chống đông máu làm cho ký chủ mất máu. Trên chó con gây
hiện tượng mất máu không bù được có thể làm chó chết, trên chó lớn có thể hồi
phục được tuy nhiên sẽ đưa tới chất máu loãng. Trên ruột non giun móc tạo ra
những vết loét, viêm Cata.

8


Giun đũa: chó mất tính thèm ăn, gầy cờm, chậm lớn, bụng chướng to, có thể
ói mữa ra giun. Đôi khi xuất hiện những triệu chứng thần kinh, co giật. Trong thời
kỳ di hành, ấu trùng có thể gây ra sự hoại tử các cơ quan.
Sán dây: vật chủ khi nhiễm nặng sẽ ói mữa ra đốt sán, giảm ăn, kiệt sức, tiêu
chảy, có triệu chứng thần kinh.
Giun thực quản: ký sinh tạo thành những u xơ hoặc những tổ chức xung
quanh thực quản, phổi, động mạch phổi, khi nhiễm nhiều vật chủ kém ăn, ho và ói
mữa.
2.5.2. Tác hại của giun sán đối với sức khỏe con người:
Ngoài việc gây tác hại chủ yếu vật chủ, ký sinh trùng còn ảnh hưởng một
phần nào đó đến sức khỏe của con người.
Giun móc: theo bác sĩ Trần Xuân Mai trường Đại Học Dược TP.HCM
(1994) ấu trùng có thể chui qua da người, do không có men phân giải vách tĩnh
mạch của người nên chúng không vào máu được. Tại đây chúng tạo nên những vết
đỏ sần, có bọng nước nhô lên như sợi chỉ, mỗi ngày dài ra vài mm đến vài cm.

Cùng với nhận định này, theo Jay.R.Geogri (1992) khi ấu trùng chui qua da người
sẽ gây nên phản ứng da tạo nên những nốt đỏ gọi là hiện tượng “ấu trùng định cư
dưới da”.
Giun thực quản: một số tài liệu cho biết có thể lây cho người, nhưng cho đến
nay vấn đề này chưa được nghiên cứu kỹ.
Giun đũa: người bị nhiễm khi ăn hoặc uống phải thức ăn nước uống có ấu
trùng.
Theo Jay.R.Geogri (1992) ấu trùng giun đũa chủ yếu ở trẻ em, nó tạo nên hai
hội chứng “ấu trùng di hành trong nội tạng” và “ấu trùng di hành trong mắt”.
Hội chứng “ấu trùng di hành trong nội tạng” gây viêm phổi, gan to (gây bệnh
chủ yếu cho trẻ em dưới 3 tuổi).
Hội chứng “ấu trùng di hành trong mắt” (gây bệnh cho trẻ em từ 3-13 tuổi)
gây viêm võng mạc, mắt kết võng mạc giống như hiện tượng nguyên bào võng mạc
(có thể phân biệt bằng test huyết thanh).
Sán dây: được lây truyền bởi trứng sán dây có lẫn trong thức ăn, nước uống.
tỉ lệ ở Việt Nam thấp, chủ yếu là nhiễm loài Dipyllidium caninum. Ở trẻ em chiếm
75% trong số những người bị nhiễm và phân bố điều khắp nơi (Von Bonsdooff,
1997).
2.6. Tác hại của giun sán đối với ngành chăn nuôi:
Bệnh có thể phát sinh thành dịch làm cho chó chết nhiều hoặc làm thành
bệnh lưu hành khó dứt khỏi.
Bệnh ký sinh trùng thường là mãn tính, bệnh làm giảm sinh trưởng, sinh sản,
không chỉ trên một cá thể mà có thể trên cả đàn.
Bệnh giun sán làm tổn thương tổ chức và hoạt động sinh lý của sinh vật, làm
giảm sức đề kháng của con vật làm cho con vật dễ cảm nhiễm với các mầm bệnh
khác, từ đó các bệnh truyền nhiễm phát sinh, thời gian mang mầm bệnh kéo dài.

9



CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ
NGHIỆM
3.1. Nội dung:
Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên chó tại tỉnh Vĩnh Long.
Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở các lứa tuổi của chó tại thị xã
Vĩnh Long.
3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm:
3.2.1. Thời gian tiến hành thí nghiệm:
Từ 15/02/2009 đến 15/04/2009.
3.2.2. Địa điểm tiến hành thí nghiệm:
Được thực hiện tại thị xã Vĩnh Long. Trước khi tiến hành “điều tra tình hình
nhiễm giun sán ở chó tại thị xã Vĩnh Long”, chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm của
thị xã Vĩnh Long có liên quan đến tình hình nhiễm giun sán trên chó tại nơi đây,
những đặc điểm đó bao gồm:
3.2.2.1.
Tình hình chung của Tỉnh Vĩnh Long:
Tỉnh vĩnh long là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng
phát triển về mặt nông nghiệp. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Long còn có quốc lộ thông
thương giữa các tỉnh với nhau nên Vĩnh Long có điều kiện phát triển về mặt thương
nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh những việc phát triển như vậy, đời sống người
dân cũng tương đối ổn định, an nhàn hơn; từ đó người dân ở đây có suy nghĩ nuôi
chó sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: làm cảnh, giữ nhà, làm bạn,…nên
số lượng chó trong tỉnh được nuôi ngày càng nhiều.
3.2.2.2.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long:
Địa hình: Phía bắc giáp với tỉnh Tiền Giang, phía đông giáp với tỉnh Bến
Tre, phía tây giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía tây nam giáp với tỉnh Trà Vinh và một
phần giáp tỉnh Sóc Trăng.
Diện tích tự nhiên: 148,737ha
Diện tích trồng lúa: 82,185ha

Diện tích vườn:
22,075ha
3.2.2.3.
Tình hình tập quán chăn nuôi chó:
Nuôi chó gần như là một tập quán của người dân; chó là một trong những
loài vật nuôi có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi chó khá phát triển. Theo số liệu
thống kê của Chi cục thú y tỉnh Vĩnh Long (1995) thì tại thị xã Vĩnh Long có tổng
số đàn chó là: 143.000 con phân bố cao ở một số địa phương như: phường 3,
phường 4, phường 8 và nuôi với các giống khác nhau: giống chó địa phương, giống
chó lai, giống chó ngoại (berge, lông xù…). Trong đó, chó nội địa chiếm nhiều
nhất; tuy nhiên càng ngày người ta có xu hướng thích nuôi chó ngoại nhiều hơn.
Chăn nuôi thường gặp ở chó địa phương là sống trong nhà với chủ, một số ít
thả rong; còn những giống chó ngoại thì chủ yếu là nhốt hoặc bán nuôi.

10


3.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương tiện thí nghiệm:
3.3.1.1.
Địa điểm:
Các điểm giết mổ chó ở thị xã Vĩnh Long.
3.3.1.2.
Vật liệu thí nghiệm:
Chó nuôi ở các lứa tuổi (<1 năm tuổi, 1-2 năm tuổi, >2 năm tuổi).
3.3.1.3.
Dụng cụ và hóa chất:
Cồn 700
Formol 38%

Chai lọ chứa mẫu
Lame, lamlle
Kính lúp, kính hiển vi
Glycerin 50 %
Cách pha dung dịch barbagallo:
Formol 38%
30ml
NaCl tinh chất
7.5g
Nước cất
970ml
Công thức pha cồn: C1V1=C2V2
Với C1: nồng độ cồn đem pha
C2: nồng độ cồn cần pha
V1: thể tích cồn đem pha
V2: thể tích cồn cần pha
3.3.2. Phương pháp tiến hành:
Tiến hành mổ khám tại các điểm giết mổ khu vực thị xã Vĩnh Long theo
phương pháp mổ khám từng phần của Viện sĩ Skrjabin.
3.3.2.1.
Xác định tuổi chó:
Từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành, chó mọc hai loại răng là răng sữa và
răng vĩnh viễn (răng thật). Răng sữa thường khá nhỏ và hàm răng chia làm 3 thùy
tách biệt nhau. Răng vĩnh viễn có 3 thùy liền nhau hình hoa huệ. Dựa vào độ giòn
của răng để phân biệt tuổi chó cụ thể như sau:
Răng sữa: khoảng 4 tuần tuổi sẽ mọc, chó mọc răng theo trình tự: răng cửa
hàm dưới, răng kề, kề bên gồm 6 chiếc mọc hết rồi mới mọc hàm răng trên. Sau đó
mới mọc răng nanh và răng hàm, răng chó mọc hết 32 răng.
Chó 2 tháng tuổi thì các thùy răng mòn đi, răng cửa hàm dưới mòn trước
song song dần đến các răng kế tiếp sẽ mòn đi.

Chó đến 2,5 tháng tuổi thì toàn bộ răng dưới mòn đi thì bắt đầu răng hàm từ
từ.
Chó 5-6 tháng tuổi thì lớp răng sữa đều rụng hết và mọc răng mới. Đây là
răng thật hay còn gọi là răng vĩnh viễn.
Chó 7 tháng tuổi thì toàn bộ răng vĩnh viễn mọc đầy đủ, vậy là lúc này chó
có khoảng 42 răng.
Chó 1 năm tuổi thì răng có màu trắng, bóng.
Chó 2 năm tuổi răng vĩnh viễn bắt đầu mòn đi và răng giữa hàm dưới bắt đầu
mòn trước.
Chó 3 năm tuổi thì 2 răng kề hàm dưới bắt đầu mòn đi.

11


Chó 4 năm tuổi thì tất cả răng cả hàm dưới mòn và răng cửa hàm trên bắt đầu
mòn.
Chó 5 năm tuổi thì 12 răng cửa của hai hàm đều mòn.
Phương pháp mổ khảo sát
Phương pháp mổ khảo sát từng phần của viện sĩ Skrjabin chỉ theo dõi trên hệ
thống ống tiêu hóa từ thực quản đến ruột già, tim, màng treo ruột, trình tự các bước
như sau:
Chó được cắt tiết, cạo lông, mổ ngực và bụng, lấy hệ thống ống tiêu hóa từ thực
quản đến trực tràng của chó, dùng dây thắt đoạn ngăn cách thực quản, dạ dày, ruột
non, ruột già, tiến hành mổ khám và tìm giun sán kí sinh trên các bộ phận. Mổ tim,
bóc tách màng thận, màng treo ruột tìm giun sán.
Dùng kéo cắt thực quản theo chiều dọc, quan sát kĩ trên bề mặt niêm mạc thực
quản, thu nhặt giun sán, nếu có khối u ở thực quản dùng dao mổ tách khối u thu
nhặt giun sán.
Dùng dao cắt dạ dày theo chiều dọc ở một bên đường cong lớn, cho các chất
chứa bên trong dạ dày vào xô, dùng phương pháp gạn rửa nhiều lần tìm giun sán

sau đó lột mặt trong dạ dày ra ngoài, quan sát trên bề mặt dạ dày tìm giun sán.
Đối với ruột non và ruột già được mổ khám riêng, ruột được cắt thành từng
đoạn khoảng 15cm sau đó cho vào ca nhựa có nắp, cho nước vào ca lắc mạnh cho
giun tách rời ra, gạn rửa chất chứa trong ruột tìm giun sán, dùng dao cạo lớp niêm
mạc ruột quan sát dưới kính hiển vi tìm giun sán.

12


3.3.2.2.
Tiến hành thu nhặt mẫu:
Sau khi mổ khám chúng tôi tách riêng từng bộ phận sau đó quan sát từng cơ
quan từng tổ chức.
Mắt, da, xoang bụng: quan sát bằng mắt thường.
Thực quản: quan sát bằng mắt thường từ ống thực quản tới dạ dày, nếu thấy
khối u chúng tôi cắt khối u và tiến hành thu nhặt mẫu.
Phổi: quan sát bằng mắt thường cắt bề dầy để tìm giun.
Tim: quan sát xung quanh quả tim rồi bổ đôi quả tim thu nhặt giun.
Dạ dày: lộn ngược dạ dày, lấy toàn bộ chất chứa cho vào xô và gạn rửa sa
lắng, sau đó quan sát và tìm khối u trên dạ dày khi phát hiện khối u chúng tôi cát và
thu nhặt mẫu.
Ruột già và ruột non lấy chất chứa đem gạn rửa sa lắng nhiều lần, lộn ruột
quan sát niêm mạc nhặt giun sán.
Thu nhặt giun sán cho vào nước lả, điếm số lượng.
3.3.2.3.
Bảo quản mẫu:
Giun sán từng cơ quan, từng tổ chức đươch bảo quản riêng từng lọ.
Giun tròn để chết tự nhiên trong nước lả rồi được bảo quản trong dung dịch
barbagallo.
Sán dây để chết tự nhiên trong nước lả rồi bảo quản trong cồn 700.

Sau đó ghi nhãn cho vào lọ tạm thời.
Số thứ tự:
Số lượng giun:
Vị trí ký sinh:
Ngày lấy mẫu:

3.3.2.4.
Định danh:
Mẫu thu được đem về phòng thí nghiệm để tiến hành định danh phân loại.
Việc định danh phân loại giun sán được thực hiện thông qua các đặc điểm
hình thái cấu tạo của giun sán, dựa trên cơ sở khóa định danh phân loại của Phan
Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn thị Lê trong quyển “Giun sán ký sinh ở động
vật Việt Nam” những mô tả của Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh trong “Công
trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 2”.
Lấy lông gà gắp giun để lên lame, nhỏ một giọt glycerin 50%, dùng lamelle
đậy lên, để yên 12-24h rồi quan sát dưới kính hiển vi.
Dựa vào phần đầu, phần đuôi, chiều dài thân, thự quản, gai giao hợp, vị trí
hậu môn và âm hộ để phân loại.
Sau khi định danh ghi vào phiếu điều tra theo mẫu:

13


PHIẾU ĐIỀU TRA CHÓ
1.
2.
3.
4.
5.


Ngày lấy mẫu:
Địa điểm giết mổ: Xã………., Huyện………., Tỉnh………
Số thứ tự:
Loại chó:
Chó địa phương
Chó lai
Tuổi chó:
<1 năm
1 - 2 năm
3 - 4 năm
>4 năm
6. Trọng lượng: kg
7. Thể trạng:
Gầy
Trung bình
8. Tình trạng sức khỏe:
a/ Có ngoại ký sinh trùng không (bệnh ngoài da):

Không
b/ Có tiêu chảy không:

Không
c/ Các tình trạng khác (nếu có):
Kết quả điều tra:

Chó ngoại

Mập

Số lượng loài ký sinh trùng ký sinh

Nơi ký sinh

Ấu trùng
sán dây

Sán
dây

Sán lá
Nhỏ

Lớn

Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tim

14

Ghi chú

Giun tròn
Lớn

TB

Nhỏ



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại Vĩnh Long bằng
phương pháp mổ khám:
Bảng 1: tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh trên chó tại Vĩnh Long
Nhiễm chung
Lớp Nematoda
Tuổi chó (năm)
SCMK SCN TLN (%)
SCN
TLN (%)
<1
22
19
86,36b
19
100,00
1-2
54
54
100,00a
50
92,59
>2
62
61
98,39 a
54
88,52
Tổng

138
134
97,10
123
91,79

Lớp Cestoda
SCN TLN (%)
5
26,32
18
33,33
25
40,98
48
35,82

SCMK: số chó mổ khám
SCN: số chó nhiễm
TLN: tỷ lệ nhiễm
a,b: chữ khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Qua kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó tại tỉnh Vĩnh Long là
rất cao (97,10%). Kết quả này phù hợp với Lưu Văn Khoàn (1999) điều tra tình
hình nhiễm giun sán trên chó tại Vĩnh Long là (100%). Tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao
là do đa số chó được khảo sát là giống chó ta, chúng ít được quan tâm về công tác
tẩy trừ và phòng chống sự lây lan của bệnh,ngoài ra hầu hết chó được nuôi thả rong
nên khả năng tiếp xúc với mầm bệnh là rất cao.
Ngoài ra qua kết quả bảng 1 cho thấy nhóm chó ở các lứa tuổi 1-2 năm và
trên 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm giun sán cao hơn so với nhóm chó ở lứa tuổi dưới 1 năm

tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích là do nhóm chó
trên một năm tuổi có đời sống dài hơn nên thời gian tiếp xúc với mầm bệnh nhiều
hơn nhóm chó dưới một năm tuổi.
Cũng qua kết trên cho ta thấy chó được nuôi tại Vĩnh Long bị nhiễm lớp
Nematoda cao hơn lớp Cestoda (91,79% so với 35,82%). Sự chênh lệch này được
giải thích là do lớp Nematoda có thành phần loài phong phú hơn so với lớp
Cestoda. Ngoài ra con đường gây nhiễm cũng đơn giản và đa dạng hơn lớp Cestoda
(Đỗ Trung Giã và Nguyễn Hữu Hưng, 2002).

15


Bảng 2: tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ký sinh ở chó theo lứa tuổi bằng phương pháp mổ khám

Nhiễm chung
Loài giun sán

Lớp giun tròn:
1-1 Ancylostoma caninum
2-2 Ancylostoma braziliense
3-3 Uncinaria stenocephala
4-4 Toxascaris leonina
5-5 Dirofilaria immtis
6-6 Spirocerca lupi
Lớp sán dây:
7-1 Dipyllidium caninum
8-2 Multiceps multiceps

<1 năm (n=22)


1-2 năm (n=54)

>2 năm (n=62)

S
C
N

TLN
(%)

CĐN
( X ± SE)

S
C
N

TLN
(%)

CĐN
( X ± SE)

S
C
N

TLN
(%)


CĐN
( X ± SE)

S
C
N

TLN
(%)

CĐN
( X ± SE)

94
66
41
4
5
53

68,12
47,83
29,71
2,90
3,62
38,41

17,89 ± 0,10
10,9 ± 0,82

10,17 ± 0,45
2,16 ± 0,12
11,2 ± 1,23
5,58 ± 0,67

16
9
7
1
8

72,73
40,91
31,82
4,55
36,36

18 ± 3,42
12,89 ± 2,79
10,13 ± 2,05
2
4 ±0,53

35
33
21
14

64,81
61,11

38,89
25,93

17,66 ± 1,78
9,64 ± 0,72
9,24 ± 0,63
6,78 ± 1,27

43
24
13
3
5
31

69,35
38,71
20,97
4,84
8,06
50,00

18,02 ± 2,29
10,17 ± 0,94
11,14 ± 1,22
2,33 ± 0,27
11,2 ± 1,23
5,97 ± 0,76

37

32

26,81 9,25 ± 0,51
23,19 7,4 ± 0,79

3
4

13,64
18,18

9,67 ± 2,17
5,5 ± 0,75

13
11

24,07
20,37

9 ± 1,85
8,64 ± 1,43

21 33,87 9,09 ± 1,73
17 27,42 8,06 ± 1,63

SCN: số chó nhiễm
TLN: tỷ lệ nhiễm
CĐN: cường độ nhiễm


16


70
60

tỷ lệ nhiễm (%)

50
40
30
20
10
Multiceps
multiceps

Dipyllidium
caninum

Spirocerca
lupi

Dirofilaria
immtis

Toxascaris
leonina

Uncinaria
stenocephala


Ancylostoma
braziliense

Ancylostoma
caninum

0

Loài

Tỷ lệ nhiễm (%)

Hình 1: Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ký sinh ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.

Qua bảng 2 cho thấy trong quá trình thu thập mẫu tại các điểm giết mổ khu
vực thị xã Vĩnh Long chúng tôi ghi nhận được tổng cộng 6 loài giun tròn và 2 loài
sán dây ký sinh phổ biến trên chó.
Lớp Nematoda:
Trong lớp giun tròn gồm các loài ký sinh như sau: Ancylostoma caninum
(68,12%), Ancylostoma braziliense (47,83%), Uncinaria stenocaphala (29,81%),
Toxascaris leonina (2,90%), Dirofilaria immitis (3,62%), Spirocerca lupi (38,81%).
Trong 3 loài giun móc chúng tôi thu nhận được thì Ancylostoma caninum
chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là Ancylostoma braziliense và sự khác biệt này qua
phân tích thống kê có ý nghĩa về mặt thống kê. Cũng qua kết quả trên cho thấy giun
móc ký sinh ở chó chiếm tỷ lệ cao nhất, kết quả này cũng phù hợp với Lưu Văn
Khoàn (1999) và Phạm Thị Huyền Thanh (2007) khi xác định thành phần loài giun
móc ký sinh ở chó tại và thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Giun móc nhiễm tỷ
lệ cao là do vòng đời phát triển của chúng không cần qua ký chủ trung gian, mà ấu
trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào vật chủ trực tiếp: qua da, nhau thai, qua

sữa,…
Qua kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ chó nhiễm giun đũa là rất thấp (2,90%), tỷ
lệ nhiễm thấp là do trong số mẫu chúng tôi khảo sát là những chó đã trưởng thành
nên có sức đề kháng với giun đũa (Phan Địch Lân, Phạm Sĩ Lăng và Đoàn Văn
Phúc, 2005). Ngoài ra chúng tôi chỉ thu được loài Toxascaris leonina mà không tìm
thấy loài Toxocara canis là do đặc tính sinh học của loài Toxocara canis là ký sinh
chủ yếu ở chó con, còn Toxascaris leonina ký sinh chủ yếu ở chó từ 6 tháng đến
trưởng thành mà số chó mổ khảo sát của chúng tôi tại các điểm giết mổ là các loại
chó đã trưởng thành nên không thu thập được loài Toxocara canis (Nguyễn Văn
Biện, “bệnh chó, mèo”).
Chúng tôi còn tìm thấy loài Dirofilaria immitis (3,62%) chỉ xảy ra đối với
nhóm chó trên 2 năm tuổi, kết quả này phù hợp so với (Dương Công Thuận và
Phạm Sỹ Lăng,1980 ) tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm Dirofilaria immitis càng cao. Điều

17


này được giải thích là do chó sống càng lâu thời gian tiếp xúc với mầm bệnh càng
nhiều, nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn nên tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
Ngoài ra chúng tôi còn thu nhận được loài Spirocerca lupi thường gặp trong
quá trình mổ khám, chiếm tỷ lệ 38,81%. So với kết quả của Phạm Thị Huyền Thanh
(2007) là 28,00%, nhưng thấp hơn Hồ Tồng Nhân (1997) là 63,33%, sự sai khác về
tỷ lệ trên có thể do sự khác biệt về thời gian và sự phân bố về mặc địa lý,… Kết quả
bảng trên còn cho thấy chó bị nhiễm loài Spirocerca lupi tăng dần theo tuổi. điều
này cũng được giải thích là do chó có đời sống càng lâu thì khả năng tiếp xúc với
mầm bệnh càng lớn nên tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao.
Lớp Cestoda:
Chúng tôi nhận thấy có 2 loài sán dây là Dipyllidium caninum (26,81%),
Multiceps multiceps (23,19%).
Qua bảng 2 cho chúng ta thấy chó bị nhiễm loài Dipyllidium caninum chiếm

tỷ lệ cao hơn loài Multiceps multiceps. Kết quả này được giải thích dựa trên con
đường gây nhiễm của loài Dipyllidium caninum: khi chó ăn phải ký chủ trung gian
là bọ chét có chứa ấu trùng gây nhiễm sẽ nhiễm bệnh mà bọ chét ký sinh trên chó là
rất nhiều nên khả năng ăn phải ký chủ trung gian là rất cao. Còn đối với loài
Multiceps multiceps: ký chủ trung gian là các động vật hữu nhũ, điều kiện để chó bị
nhiễm loài này là khi chúng ăn phải các cơ quan của ký chủ trung gian có chứa ấu
trùng gây nhiễm mới nhiễm bệnh, do đó khả năng nhiễm Multiceps multiceps thấp
hơn Dipyllidium caninum.

18


Bảng 3: tỷ lệ nhiễm ghép giun sán theo lứa tuổi ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.

Nhiễm chung
Tuổi chó
SCN
<1 năm
1-2 năm
>2 năm
Tổng cộng

19
54
61
134

TLN
(%)
86,36

100,00
98,39
97,10

Nhiễm 1-2
loài/cá thể
TLN
SCN
(%)
11 57,89
29 53,70
36 59,02
76 56,72

Nhiễm 3-4
loài/cá thể
TLN
SCN
(%)
5 26,32
17 31,48
21 34,43
43 32,09

Nhiễm >4
loài/cá thể
TLN
SCN
(%)
3 15,79

8 14,81
4
6,56
15 11,19

SCN: số chó nhiễm
TLN: tỷ lệ nhiễm

Nhiễm 1-2 loài
Nhiễm 3-4 loài
Nhiễm >4 loài

60

tỷ lệ nhiễm (%)

50
40
30
20
10
0
<1 năm

1-2 năm

>2 năm

Tổng cộng


Tuổi
Hình2: So sánh tình hình nhiễm ghép giun sán theo lứa tuổi ở chó tại tỉnh Vĩnh Long.

Qua kết quả bảng 2 cho chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm ghép cao nhất từ 1-2
loài/cá thể chiếm tỷ lệ (56,72%). Kế đến là 3-4 loài/cá thể (32,09%). Tỷ lệ nhiễm
ghép thấp nhất là trên 4 loài/cá thể (11,19%), tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao.
Cũng qua kết quả trên cho chúng ta thấy chó được nuôi tại Vĩnh Long bị
nhiễm ghép các loài giun sán là rất phổ biến. Điều này chứng tỏ rằng việc nuôi chó
của người dân hiện nay vẫn chưa được quan tâm về mặc tẩy trừ và phòng bệnh giun
sán ký sinh trên chó.

19


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.

Kết luận:
Qua thời gian thực hiện đề tài “Điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên
chó tại tỉnh Vĩnh Long bằng phương phâp mổ khám”.
Chúng tôi đã mổ khám tổng cộng 138 con chó và rút ra một số kết luận như
sau:
Tất cả có 134 con chó nhiễm giun sán trong tổng số 138 con đạt tỷ lệ 97,10%.
Thành phần loài giun sán tìm thấy có 6 loài giun tròn và 2 loài sán dây.
Lớp giun tròn gồm 3 loài giun móc: Ancylostoma caninum (68,12%),
Ancylostoma braziliense (47,83%), Uncinaria stenocaphala (29,81%), 01 loài giun
đũa Toxascaris leonina (2,90%), 01 loài gium tim Dirofilaria immitis (3,62%) và 01
loài giun thực quản Spirocerca lupi (38,81%).
Lớp sán dây gồm 2 loài: Dipyllidium caninum (26,81%), Multiceps multiceps
(23,19%).

Từ kết quả trên ta có thể kết luận: tình hình nhiễm giun sán trên chó tại tỉnh
Vĩnh Long là rất cao, chứng tỏ việc nuôi chó của người dân ở đây chưa được quan
tâm nhiều, nhất là việc tẩy trừ và phòng chóng sự lây lan của giun sán. Chính vì lý
do này đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan trên diện rộng và tồn tại trong
thời gian dài. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi, đặc biệt là sức khỏe
con người.
5.2. Đề nghị:
Tẩy giun cho chó định kỳ.
Hạn chế nuôi chó hình thức thả rong, nên làm chuồng riêng cho chó.
Thường xuyên tắm cho chó.
Kiểm tra vệ sinh thức ăn, nước uống cho chó.

20


×