TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
MAI NHỰT MINH
KHẢO SÁT BỆNH TÍCH VÀ XÉT NGHIỆM VI KHUẨN
TRÊN PHỔI HEO TẠI LÒ MỔ TẬP TRUNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Cần Thơ, 2009
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y
Tên ñề tài :
KHẢO SÁT BỆNH TÍCH VÀ XÉT NGHIỆM VI
KHUẨN TRÊN PHỔI HEO TẠI LÒ MỔ TẬP TRUNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện
Mai Nhựt Minh
MSSV : 3042812
Lớp : THÚ Y K30
Giáo Viên Hướng Dẫn
ThS. Trần Thị Minh Châu
Cần Thơ, 2009
i
TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
ðề tài: Khảo sát bệnh tích và xét nghiệm vi khuẩn trên phổi heo tại lò mổ tập
trung Thành Phố Cần Thơ do sinh viên: Mai Nhựt Minh thực hiện tại lò mổ
tập trung thành phố Cần Thơ từ tháng 2 năm 2009 ñến tháng 4 năm 2009.
Cần Thơ ngày
tháng năm 2009
Duyệt bộ môn
Cần Thơ ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn
Cần Thơ ngày
tháng
năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong bài luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước ñây.
Tác giả luận văn
Mai Nhựt Minh
iii
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp mặc dù gặp
nhiều khó khăn và vướn mắt nhưng ñược sự ñộng viên giúp ñỡ của thầy cô, bạn bè
và gia ñình tạo cho tôi lòng tin, kiến thức ñể vững bước vượt qua những khó khăn
và ñã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi chân thành biết ơn sâu sắc ñến cô ThS. Trần Thị Minh Châu, thầy ThS
Trần Ngọc Bích ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong thời gian thực hiện ñề tài
này.
Chân thành cảm ơn :
- Ban Giám Hiệu Trường ðại Học Cần Thơ.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường ðại
Học Cần Thơ.
- Quý Thầy Cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng Trường ðại Học Cần Thơ.
ðã truyền ñạt cho tôi những kiến thức quý báo và tận tình giúp ñỡ tôi trong
thời gian học tại trường.
Chân thành biết ơn :
- Ban Giám ðốc Lò Mổ Tập Trung Thành Phố Cần Thơ.
- ðội kiểm soát giết mổ tại Mổ Tập Trung Thành Phố Cần Thơ.
- ðã tạo ñiều kiện thuận lợi nhất trong thời gian tôi thực ñề tài.
Cần Thơ, ngày 04 tháng 05 năm 2009.
Mai Nhựt Minh
iv
MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.......................................................................................
TRANG DUYỆT..................................................................................
LỜI CAM ðOAN.................................................................................
LỜI CẢM TẠ.......................................................................................
MỤC LỤC ...........................................................................................
DANH SÁCH BẢNG...........................................................................
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................
TÓM LƯỢC.........................................................................................
Chương 1 ðẶT VẤN ðỀ ................................................................
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................
i
ii
iii
iv
v
vii
viii
ix
1
2
2
2
3
6
6
6
6
7
8
8
9
9
2.1. CẤU TẠO CỦA PHỔI .............................................................
2.1.1. Cấu tạo ñại thể của phổi ........................................................
2.1.2. Cấu tạo mô học của phổi .......................................................
2.2. CHỨC NĂNG CỦA PHỔI .......................................................
2.3. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ CỦA PHỔI ....................................
2.3.1.Tình trạng bệnh lý không do viêm ..........................................
2.3.1.1 Phổi xẹp...........................................................................
2.3.1.2.Phổi khí thủng..................................................................
2.3.1.3.Phổi xuất huyết ................................................................
2.3.1.3 Phổi sung huyết................................................................
2.3.2.Chứng viêm phổi....................................................................
2.3.2.1 .ðịnh nghĩa viêm phổi ......................................................
2.3.2.2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng ñến chứng bệnh viêm
phổi heo........................................................................................................ 9
a.Nguyên nhân viêm phổi.......................................................... 9
b.Những yếu tố ảnh hưởng ñến chứng viêm phổi ...................... 11
c.Diễn tiến của viêm phổi.......................................................... 12
d.Biến chứng của viêm phổi ...................................................... 14
e.Ảnh hưởng của viêm phổi ...................................................... 14
f.Sự lây lan................................................................................ 14
g.Chuẩn ñoán ............................................................................ 14
h.Biện pháp phòng và ñiều trị.................................................... 15
2.4. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN PHỔI .......................... 16
2.4.1 Pseudomonas aeruginosa........................................................ 16
2.4.1.1 Hình thái học ................................................................... 16
2.4.1.2 ðặc ñiểm về cấu trúc tế bào vi khuẩn............................... 16
2.4.1.3 ðặc tính nuôi cấy ............................................................. 17
2.4.1.4 ðặc tính sinh hóa ............................................................. 17
2.4.1.5 Tính tạo sắc tố ................................................................ 18
2.4.1.6 Tính gây bệnh .................................................................. 18
2.4.2 Klebsiella pneumoniae ............................................................ 19
2.4.2.1 Hình thái học ................................................................... 19
v
2.4.2.2 ðặc tính nuôi cấy ............................................................. 20
2.4.2.3 ðặc tính sinh hóa ............................................................. 20
2.4.2.4 Tính gây bệnh .................................................................. 20
2.4.3 Escherichia coli ...................................................................... 20
2.4.3.1 Hình thái.......................................................................... 20
2.4.3.2 ðặc tính nuôi cấy và sinh hóa .......................................... 21
2.4.3.3 Tính gây bệnh .................................................................. 22
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ
BỆNH ðƯỜNG HÔ HẤP HEO ................................................................ 22
2.5.1 Nghiên cứu trong nước............................................................ 22
2.5.2 Nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 25
3.1.1.ðịa ñiểm và thời gian khảo sát ................................................ 25
3.1.1.1 ðịa ñiểm .......................................................................... 25
3.1.1.2 Thời gian.......................................................................... 25
3.1.2.Dụng cụ và hóa chất ................................................................ 25
3.1.3.Chỉ têu khảo sát....................................................................... 25
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25
3.2.1.Nguồn gốc, giống, tuổi trọng lượng của heo............................ 25
3.2.2.Phương pháp khảo sát ñánh giá bệnh tích ñại thể trên phổi heo 25
3.2.2.1 quan sát và phát hiện bệnh tích trên phổi heo ................. 25
3.2.2.2 ñánh giá mức ñộ bệnh tích trên phổi heo......................... 26
3.2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................ 28
3.2.3.Phương pháp xét nghiệm vi sinh trên phổi heo có bệnh tích .... 29
3.2.3.1 Phương pháp lấy mẫu ...................................................... 29
3.2.3.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập....................................... 29
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................ 32
4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỆNH TÍCH ðẠI THỂ TRÊN PHỔI HEO
TẠI LÒ MỔ ................................................................................................ 32
4.2. KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM VI KHUẨN TRÊN PHỔI HEO CÓ
BỆNH TÍCH ............................................................................................... 35
4.3. MỘT SỐ BỆNH TÍCH THƯỜNG GẶP TRÊN PHỔI .......... 36
4.3.1 Phổi bình thường..................................................................... 36
4.3.2 Phổi xẹp .................................................................................. 37
4.3.3 Phổi xuất huyết ....................................................................... 38
4.3.4 Phổi khí thủng ......................................................................... 39
4.3.5 Phổi viêm xuất huyết............................................................... 40
4.3.6 Phổi viêm hóa gan................................................................... 41
4.3.7 Phổi nhục hóa.......................................................................... 42
4.3.8 Viêm phổi tơ huyết.................................................................. 43
Chương 5 KẾT LUẬN ðỀ NGHỊ ................................................ 44
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................ 44
5.2 ðỀ NGHỊ.................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 46
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ và phân loại các dạng bệnh tích trên phổi heo ......................
Bảng 4.2. Tỷ lệ các dạng bệnh tích ñơn thuần trên phổi heo ........................
Bảng 4.3. Tỷ lệ các dạng bệnh tích kết hợp trên phổi heo ............................
Bảng 4.4. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn tren phổi heo có bệnh tích ..............
vii
32
33
34
35
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 phổi bình thường ....................................................................
Hình 2.2 Cấu tạo phế nang phổi ............................................................
Hình 2.3 Cấu tạo vi thể phổi bình thường..............................................
Hình 2.4. Sơ ñồ diễn biến viêm phổi .....................................................
Hình 2.5. Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi ñiện tử ................
Hình 2.6. phản ứng oxidase dương tính ống nghiệm có màu vàng.........
Hình 2.7. Klebsiella pneumoniae trên kính hiển vi ñiện tử ....................
Hình 2.8. Escherichia coli trên kính hiển vi ñiện tử...............................
Hình 2.9. Escherichia coli trên môi trường MC ...................................
Hình 2.10. Escherichia coli trên môi trường EMB ...............................
Hình 3.1. Escherichia coli và Proteus mirabilis trên môi trường MC ...
Hình 3.2. Pseudomonas aeruginosa trên môi trường TSA....................
Hình 4.1. Tỷ lệ phân loại bệnh tích trên phổi heo .................................
Hình 4.2. Tỷ lệ các bệnh tích ñơn thuần ...............................................
Hình 4.3. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn trên phổi heo.......................................
Hình 4.4. Phổi bình thường ...................................................................
Hình 4.4. Phổi xẹp ................................................................................
Hình 4.5. Phổi xuất huyết......................................................................
Hình 4.6. Phổi khí thủng .......................................................................
Hình 4.7. Phổi viêm xuất huyết .............................................................
Hình 4.8. Phổi viêm hóa gan .................................................................
Hình 4.9. Phổi nhục hóa........................................................................
Hình 4.10. Viêm phổi tơ huyết ..............................................................
viii
2
4
5
13
16
18
19
21
21
22
29
30
32
33
35
36
37
38
39
40
41
42
43
TÓM LƯỢC
Qua thời gian thực hiện ñề tài khảo sát bệnh tích và xét nghiệm vi khuẩn trên
phổi heo tại lò mổ Cần Thơ, chúng tôi khảo sát ñược 466 phổi heo trong ñó có 403
phổi có bệnh tích, chiếm tỷ lệ 86,48% và phân loại thành bệnh tích ñơn thuần và
bệnh tích kết hợp. Trong ñó có 209 phổi có bệnh tích ñơn thuần chiếm tỷ lệ 44,85%
với 9 dạng bệnh tích và có 194 phổi có bệnh tích kết hợp chiếm tỷ lệ 41,63% với 18
dạng bệnh tích. Xét nghiệm vi khuẩn trên phổi có bệnh tích với tất cả là 15 mẫu có
tỷ lệ xét nghiệm như sau: Escherichia coli là 33,33%, Pseudomonas aeruginosa là
40% , Klebsiella pneumoniae là 40% ,và tỷ lệ nhiễm của một số vi khuẩn khác như
là Citrobacter Spp 13,33%, Proteus mirabilis 6,67% và 6,67%, Stenotrophomonas
maltophilia 6,67%.
Kết quả khảo sát cho thấy phổi bị bệnh vẫn còn là vấn ñề cần quan tâm ñối
với sức khỏe heo và cần phải cải tiến về biện pháp phòng bệnh cũng như ñiều trị tùy
theo tình trạng bệnh lý cụ thể ñể cải thiện năng suất chăn nuôi heo.
ix
Chương 1
ðẶT VẤN ðỀ
Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi heo nước ta ñã phát triển theo
hướng công nghiệp tập trung cùng với ñiều kiện khí hậu nhiệt ñới gió mùa là ñiều
kiện thuận lợi ñể cho các mầm bệnh xâm nhập phát triển và gây bệnh.Trong số
những dịch bệnh quan trọng như dịch heo tai xanh, lỡ mồm long móng và các bệnh
truyền nhiễm khác thì bệnh về ñường hô hấp ít ñược người chăn nuôi quan tâm.
Qua các nghiên cứu trước ñây thì bệnh ở ñường hô hấp rất phức tạp là tổ hợp của
nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, Mycoplasma, ký sinh trùng cùng với sự ảnh
hưởng của các yếu tố khác như: môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng... tác
ñộng ñến ñời sống của heo mọi lứa tuổi và gây thiệt hại chủ yếu cho ngành chăn
nuôi heo. Thực tế cho thấy, trong các cơ sở chăn nuôi heo, các bệnh về hô hấp ñã
làm cho heo còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, tăng chi phí thuốc men, công chăm
sóc, giảm sản lượng thịt, giảm hiệu quả chăn nuôi.Theo Pointons, (1985) : trên
nhiều ñàn heo bị bệnh trên phổi, chỉ số chuyển hóa thức ăn thực tế lên ñến 3,5-4kg
tức ăn/kg tăng trọng so với ñàn heo khỏe chỉ có 2,4-2,6kg thức ăn/kg tăng trọng.
Về mặt giải phẩu học, phổi heo còn ñược coi là cửa ngỏ của cơ thể, trạm lưu
thông giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, là nơi tiếp nhận mầm bệnh dể dàng.Vì
thế sự nhiễm khuẩn hô hấp có lẽ thường hơn sự nhiễm khuẩn của bất kỳ cơ quan
nào khác.
Do ñó việc khảo sát ñánh giá bệnh tích cùng với việc xét nghiệm vi khuẩn
trên phổi heo sẽ góp phần vào công tác chẩn ñoán bệnh và cho thấy ñược tác hại của
bệnh ñối với ñời sống của heo. Từ ñó, nắm ñược vấn ñề cần quan tâm trong công
tác thú y, tìm biện pháp khắc phục sức khỏe của ñàn heo, góp phần cung cấp số
lượng và chất lượng heo tốt cho nhu cầu. Nhằm ñược thực hiện phần nào các yêu
cầu trên, ñược sự ñồng ý của Bộ Môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng
Dụng Trường ðại Học Cần Thơ tôi tiến hành ñề tài “khảo sát bệnh tích và xét
nghiệm vi khuẩn trên phổi heo tại lò mổ tập trung Thành Phố Cần Thơ”.
Mục tiêu ñề tài:
- Khảo sát và phân loại các dạng bệnh tích trên phổi heo.
- ðánh giá bệnh tích kết hợp với xét nghiệm vi khuẩn ñể góp phần vào công tác
chẩn ñoán, phòng và trị bệnh trên ñường hô hấp của heo.
1
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. CẤU TẠO CỦA PHỔI
2.1.1 Cấu tạo ñại thể của phổi
Phổi làm nhiệm vụ lấy oxygen ñể duy trì họat ñộng sống của cơ thể và thải
khí carbonic ra môi trường. Vì vậy phổi ñược cấu tạo rất ñặc trưng. Hai lá phổi phải
và trái chiếm phần lớn xoang ngực, ngăn cách nhau bởi màng trung thất. Phổi bình
thường có màu hồng, láng, mềm, xốp, ñàn hồi cao, ấn nghe tiếng lào xào và nổi trên
nước. Phổi phải to hơn phổi trái. Mỗi lá phổi ñược bao bọc bên ngoài bằng màng
phổi. Phổi heo có tất cả bảy thùy, phân chia bởi những rãnh sâu.
Phổi phải có 4 thùy:
Thùy ñỉnh
Thùy tim
Thùy hoành cách mô
Thùy phụ
Phổi trái có 3 thùy:
Thùy ñỉnh
Thùy tim
Thùy hoành cách mô
Hình 2.1. phổi bình thường
Thùy ñược phân chia bởi những vách cứng thành những tiểu thùy. Quá trình
bệnh thường xảy ra ở tiểu thùy, ranh giới tiểu thùy là ranh giới bệnh tích.
Mỗi lá phổi có 3 mặt:
− Mặt ngoài (hay mặt sườn): mặt ngoài phổi áp sát vào thành trong của lồng
ngực. Giữa lớp cơ xương của lòng ngực và mặt ngoài phổi chỉ có màng phổi. Mặt
ngoài có các vết lõm của xương sườn.
− Mặt trung (hay mặt trung thất): là mặt có rốn phổi nằm gần phía trên hơn
phía dưới, có các thành phần phế quản gốc, ñộng mạch phổi và tĩnh mạch phổi xếp
nằm cạnh nhau và chui vào phổi.
2
− Mặt sau hay mặt ñáy phổi (hay mặt hoành): mặt này lõm và úp vào vòm cơ
hoành cách mô. Hai thùy tim của phổi ôm lấy tim.
Hạch phổi: gồm có 2 hạch ở chổ chia ñôi khí quản. Một hạch ở phế quản
ñỉnh của phổi, một hạch ở phế quản trái của phổi.
Màng phổi (phế mạc): là hai màng tương mạc bao bọc các cơ quan bên
trong như tim và phổi. Chúng có hai lá gồm lá thành và lá tạng. Chúng lót lồng
ngực làm thành vách ngoài của trung thất và bao phủ mặt bên của phổi. Khoảng
giữa lá thành và lá tạng của màng phổi, có lớp chất lỏng mỏng có nhiệm vụ làm ướt,
làm trơn và làm giảm ma sát khi phổi cử ñộng. Khi có viêm màng phổi (pleuritis)
thì chất dịch này tăng lên lúc ñó màng phổi trở nên dày ñục và có thể làm kết dính
lá thành với lá tạng hoặc làm dính phổi vào sườn.
Áp suất ở trong màng phổi nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, vì vậy khi
xoang màng phổi bị mở từ lồng ngực hay từ phổi, không khí sẽ ñi vào và phổi bị
xẹp.
2.1.2 Cấu tạo mô học của phổi
Phổi gồm những cấu tạo có thể thực hiện một phần công việc trao ñổi khí
(tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang) hoặc là nơi quyết ñịnh quá trình trao ñổi khí
giữa máu và không khí trong phổi (phế nang).
Tiểu phế quản hô hấp (Respiratory bronchioli): có cấu tạo giống tiểu phế
quản tận nhưng bất ñầu có những phế nang rải rác, toàn bộ các ống phế nang xuất
phát từ một tiểu phế quản hô hấp gọi là chùm phế nang.
Ống phế nang (alveolar duct): cấu tạo giống tiểu phế quản hô hấp nhưng
có một số ñặt ñiểm khác như nhiều phế nang hơn, thành miệng ống phế nang có
nhiều biểu mô vuông ñơn không có lông chuyển, dưới lớp biểu mô ñó có nhiều sợi
chun, sợi cơ trơn tạo thành vòng thắt phế nang. Mỗi tiểu thùy phổi có 12-18 chùm
ống phế nang. Tận cùng của mỗi ống phế nang là 4-5 túi phế nang.
Phế nang (Alveolus): là những túi nhỏ ñường kính 0,2-2 mm, lòng túi rộng
và rỗng, thành túi mỏng trong như một lưới thưa. Thành túi thực chất là hai lớp biểu
mô hô hấp của hai phế nang khác nhau tạo nên. Giữa hai lớp biểu mô ñó là vách
gian phế nang rất khó thấy dưới ñộ phóng ñại nhỏ và vừa. Quan sát kỹ dưới ñộ
phóng ñại lớn ta thấy biểu mô có hai loại tế bào phổi (phế bào): phế bào I và II (còn
gọi là tế bào chế tiết).
Phế bào I: là những tế bào của những phế nang thay ñổi hình dạng theo sự
hô hấp của phế nang.
3
Phế bào II: nhân to bào tương nhiều. ðây là những ñại thực bào có thể di
chuyển vào trong lòng phế nang. Bình thường trong lòng phế nang chỉ chứa không
khí, khi có vật lạ trong lòng phế nang, các phế bào II chuyển dạng thành ñại thực
bào di chuyển vào lòng phế nang ñể ăn các vật lạ có thể là bụi, mỡ hoặc vi sinh vật
hay hồng cầu (trong trường hợp suy tim, viêm xuất huyết v.v…). Phế bào có thể tao
lại hoặc tan biến cùng vách phế nang trong trường hợp áp xe phổi. Hay chuyển sản
thành tế bào trụ khuôn như trong trường hợp viêm phổi hóa mô hoặc chuyển sản
thành tế bào chế nhày. Giữa các vách gian phế nang là một hệ thống vi mạch chằng
chịt. Phế nang có lớp màng ñáy ngăn cách với mạch máu dày khoảng 0,5-2,5 µm.
Giữa các phế nang với nhau có các lỗ thông gọi là lỗ Kohn ñường kình 10 µm. Do
ñó khi tiểu phế quản bị bịt kín ñây là những ñường không khí dự phòng.
Sự trao ñổi khí xảy ra giữa không khí trong phế nang và máu trong các mao
quản làm thành một hệ thống dày ñặc bên ngoài phế nang. Khí phải xuyên qua niêm
mạc của phế nang và nội mạc của mao quản bằng sự khuếch tán lý học.
Hình 2.2 Cấu tạo phế nang phổi
(Châu Bá Lộc, 2004)
4
Hình 2.3 Cấu tạo vi thể phổi bình thường
(trích từ quyển Atlas of Histology trang 196)
5
2.2. CHỨC NĂNG CỦA PHỔI
Hô hấp là quá trình trao ñổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung
quanh gồm: sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí, tham gia vào quá trình này
là O2 cần thiết cho sự biến dưỡng các chất ở mô bào (oxy hóa) và CO2 là sản phẩm
cuối cùng của quá trình trao ñổi chất. Ngoài chức năng hô hấp là trao ñổi O2 và
CO2 trong máu, phổi còn có chức năng bảo vệ: tiết dịch nhầy, lông chuyển, ñại thực
bào và mô bạch huyết phong phú. Biểu mô phổi có lông rung chuyển ñộng ñẩy các
ngoại vật ra ngoài mũi hay trao lại cho bạch cầu ñể ñem ñến các hạch lamba.
Chức năng ñiều chỉnh nhiệt ñộ và ñộ ẩm của klhông khí hít vào nhờ hệ thống
mao mạch ở mũi, họng hầu và ở ñường hô hấp dưới có tác dụng ñiều chỉnh nhiệt ñộ
không khí hít vào khi ñến phế nang ñạt ñược nhiệt ñộ trung tâm của cơ thể. Không
khí hít vào khi ñến phế nang còn ñược bảo hòa hơi nước nhờ các tuyến bài tiết nước
nằm ở lớp biểu mô lót mặt ngoài ñường dẫn khí.
Nhịp thở bình thường của heo (số lần thở/phút) thay ñổi phụ thuộc vào tuổi
của thú:
Heo con và heo lứa: 25-40 lần/phút.
Heo thịt: 25-35 lần/phút.
Heo cái mang thai: 15-20 lần/phút.
2.3. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ CỦA PHỔI
2.3.1. Tình trạng bệnh lý không do viêm
2.3.1.1 Phổi xẹp
Nguyên nhân
− Do bẩm sinh
− Do sức ép, phổi bị ñè ép bởi một nguyên nhân ngoài phổi, có sự giãn nở của
màng phổi và màng bao tim, có bướu trong lòng ngực, tim lớn. Do vi sinh vật xâm
nhiễm hoặc không khí quanh chuồng ô nhiễm (H2S, NH3, CO…) do nuôi với mật
ñộ cao.
Cơ chế
− Do bẩm sinh, cách sinh bệnh chưa rõ.
− Do sức ép nên nguyên nhân mất ñi, phần phổi xẹp sẽ phồng trở lại. Tuy vậy
sẽ phồng không hoàn toàn do màng phổi cứng và dầy, phổi xẹp do sức ép không
gây trở ngại hô hấp trừ khi thể tích phổi giảm quá nhiều.
ðại thể
6
Phổi có màu hồng tái hoặc ñỏ ñục giảm kích thước, thể chất dai và chắc bóp
không nghe tiếng lào xào như phổi bình thường. Thường xẹp ở thùy ñỉnh, thùy tim,
có khi xẹp hẳn một lá, lá còn lại vẫn bình thường, phổi xẹp chìm trong nước giống
như phổi bị gan hóa và không có dịch lỏng chảy ra từ mặt cắt khi bóp mạnh.
2.3.1.2 Phổi khí thủng
Nguyên nhân
− Do gia súc phải làm việc nặng quá sức.
− Do kế phát từ một số bệnh khác (viêm mũi, viêm thanh quản cấp).
− Do kế phát từ viêm phổi (cơ chế làm bù của phổi).
− Do ô nhiễm môi trường, khí ñộc trong chuồng trại.
Cơ chế
Do ñường hô hấp trên hay phế quản bị hẹp nên không khí từ phế nang ñi ra
ngoài bị trở ngại. Do vậy một ít không khí vẫn tích lại trong phế nang. Nhưng cơ
thể luôn cần không khí (nhất là khi vận ñộng, gia súc càng hô hấp mạnh hơn ñặc
biệt là hít vào), cho nên mỗi lần hô hấp khí lại tích trong phế nang làm phế nang to
ra (5-15 lần), có sự chèn ép giữa phế nang và phế quản làm ñàn tính của phế nang
giảm, dẫn ñến cơ thể thiếu oxy, trên lâm sàng thấy gia súc có hiện tượng khó thở,
những phế nang phồng to lại ép phế nang bên cạnh và tiểu phế quản làm cho hiện
khí phế càng lan rộng.
Nếu kích thích bệnh lý cứ tiếp tục và lâu dài làm cho các sợi chun, sợi keo
của phế nang bị thoái hóa làm dãn phế nang, phế nang mất tác dụng hô hấp làm
phổi dần dần teo lại cơ thể càng thiếu oxy làm gia súc thở càng khó khăn thêm. Do
máu phổi ứ lại khiến tim phải co bóp nhiều và mạnh làm tim phình to ra, tiếng tim
thứ hai tăng.
Khi phế ngoài phế nang do vách phế nang hay tiểu phế quản bị vỡ, không
khí chui vào tổ chức liên kết giữa các phế nang làm gia súc ngạt thở và chết rất
nhanh.
ðại thể
Vùng phổi khí thủng căng và tăng thể tích. Hoành cách mô bị dãn nếu bệnh
trở nên mãn tính lồng ngực cũng dãn, phần phổi khí thủng ép chặt vào cạnh sườn
nên thấy vết sườn hằn lên phổi.
Phổi có màu xám nhạt vì thiếu máu, phổi phập phều và khi cắt thì xì hơi và
có một ít nước nhầy như mũi trào ra.
7
2.3.1.3 Phổi xuất huyết
Nguyên nhân
− Do gia súc làm việc quá sức từ phổi bị sung huyết quá ñộ làm vỡ mạch
quản gây xuất huyết phổi.
− Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng (giun phổi, bệnh lê
dạng trùng, bệnh nhiệt thán…).
− Huyết khối tắc mạch quản phổi làm máu ứ lại phổi, khi trích huyết heo gây
vỡ mạch quản.
− Trúng ñộc một số hóa chất hay các loại cây thực vật.
− Phổi xuất huyết do gây choáng bằng ñiện.
Cơ chế
Tất cả các nguyên nhân trên làm vỡ mạch quản gây chảy máu ở phế quản,
phế nang phổi. Cũng là nguyên nhân dẫn ñến viêm phổi.
ðại thể
Trên bề mặt phổi có những ñiểm hay ñốm xuất huyết có màu ñỏ tươi hay ñỏ
ñen, máu rỉ ra ở mặt cắt khi bóp mạnh.
2.3.1.3 Phổi sung huyết
Nguyên nhân
− Sung huyết thụ ñộng
+ Thiểu năng tim (hở hẹp van tim, suy tim).
+ Các bệnh gây liệt làm gia súc nằm quá lâu.
− Sung huyết chủ ñộng.
+ Khi gia súc làm việc quá sức.
+ Sai nắng, cảm nóng.
+ Trúng ñộc.
+ Do vi khuẩn tác ñộng (phế cầu khuẩn, tụ huyết trùng).
Cơ chế
Tất cả các nguyên nhân bệnh làm cho tuần hoàn phổi ứ trệ, tương thoát ra
tràn phế nang và tổ chức liên kết của phế nang làm cho phế nang thượng bì bị viêm
nhẹ. Các huyết quản dãn rộng chứa nhiều huyết cầu.
ðại thể
8
Phổi có màu ñỏ sẩm ở hầu hết các tiểu thùy, nặng chắc hơn bình thường và
dể cắt, mặt cắt ứa nhiều nước.
2.3.2. Chứng viêm phổi
2.3.2.1 ðịnh nghĩa viêm phổi
Viêm phổi là viêm nhu mô của phổi bình thường, phổi viêm kéo theo viêm
các ñường dẫn khí ñôi khi viêm màng phổi tiếp giáp gây nóng, ñỏ, sưng, ñau có tính
chất cục bộ không cho lan tràn. Có một số dạng bệnh tích viêm viêm phổi sau:
Viêm phổi thùy lớn: là bệnh tích lan ra trong phạm vi phổi.
Viêm phổi tiểu thùy: viêm phổi và phế quản. ðây là bệnh tích viêm bắt
nguồn từ tiểu phế quản rồi lan dần sang vùng nhu mô phổi kế cận.
Viêm phổi dịch chất: là bệnh tích viêm có ñặc tính là sự tiết dịch vào trong
lòng phế nang của phổi, có lẫn sợi huyết. Khi có vi trùng sinh mủ xâm nhập
cộng với sự tiết dịch tạo nên dạng viêm có mủ.
Viêm phổi mô kẻ: Là viêm xảy ra ở khoảng mô liên kết của phổi như vách
tiểu thùy, những vùng quanh các phế nang.
Viêm phế nang: là chỉ bệnh tích viêm ñịnh vị ở các phế nang.
2.3.2.2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng ñến chứng bệnh viêm phổi heo
a.Nguyên nhân viêm phổi
Do vi sinh vật
Do virus:
− Dịch tả heo (Hog cholera): gây phổi xuất huyết và tụ huyết, hạch bạch
huyết sưng và xuất huyết.
− Cúm heo (Swine Influenza): gây viêm phế quản phổi và trong phế quản có
chứa nhiều dịch ñục nhầy hay xám. Phổi có nhiều ổ viêm thường ở thùy trước và
bên dưới, vùng phổi viêm có màu nâu, nâu xám, phế nang chứa nhiều dịch xuất có
tơ huyết, có tế bào biểu mô tróc ra. Hạch lâm ba ở phổi sưng to, thủy thủng.
− Bệnh giả dại (Aujeszky disease virus): gây phổi tụ huyết, xuất huyết li ti
và phù thủng (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
− Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (Mystery swine disease): phổi
viêm mô kẻ với vùng cứng có màu nâu, khó phân biệt ranh giới giữa vùng bệnh và
vùng không bệnh, bệnh tích thường ñược tìm thấy ở phần trước và phần dưới của
phổi (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
− Bệnh ñậu heo (Swine Pox): ở thể nặng gây viêm ngoại, nội tâm mạc, viêm
phổi, viêm cuống phổi (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
9
Do vi khuẩn
− Actinobacillus pleuropneumonie: gây ra với ñặc ñiểm viêm phổi viêm
màng phổi hoại tử gây bại huyết.
− Streptococcus suis: gây bệnh viêm phúc mạc có sợi huyết, sung huyết gan,
phù phổi.
− Pasteurella multocida: gây ra phổi xuất huyết phù thủng, thấm tương dịch ở
thể quá cấp. Phổi viêm tụ máu từng ñốm, có những vùng gan hóa, hoại tử, thấm
tương dịch, khí quản, phế quản tụ máu, xuất huyết, màng phổi viêm dính vào lồng
ngực ở thể cấp tính. Phổi viêm mãn tính, có những vùng gan hóa hoại tử, có ổ áp xe,
có khi bị bã ñậu hóa, viêm phế quản mãn tính, màng phổi viêm dày ra và có thể
dính vào lồng ngực.
− Salmonella cholerae suis: gây ra phổi tụ máu và có các ổ viêm ở thể cấp
tính. Phổi viêm sưng, có ổ hoại tử màu vàng xám ở thể mãn tính.
− Staphylococcus: gây viêm nội tâm mạc, viêm phổi.
− Viêm phổi ñịa phương (Enzootic pneumonia), Mycoplasma
hyopnuemonia : ðược coi là nguyên nhân ñóng vai trò chủ yếu trong hiện tượng
nhiễm trùng hỗn hợp do vi khuẩn, virus, Mycoplasma mà ngày nay gọi là hội chứng
hô hấp của heo. Mycoplasma ñược tìm thấy chủ yếu trong các nhánh khí quản của
phế quản. Chúng bám vào các lông mao và phá hủy chúng bởi vậy mà làm mất ñi
hệ thống bảo hộ quan trọng của ñường hô hấp, làm giảm ñáp ứng miễn dịch chức
năng của các ñại thực bào cũng thay ñổi và nhờ ñó thúc ñẩy quá trình nhiễm
Pasteurella multocida và PRRS.
Mycoplasma gây ra viêm phổi bắt ñầu từ thùy tim lan ra thùy ñỉnh và thùy
hoành cách mô, ñầu tiên là những chấm viêm ñỏ hay xám bằng hạt ñậu xanh, to dần
ra sau tập trung thành từng vùng rộng lớn. Hai bên phổi có bệnh tích ñối xứng rõ
rệt, có giới hạn rõ rệt giữa vùng phổi viêm và vùng không bệnh. Chổ viêm cứng dần
màu ñỏ nhạt hoặc xám nhạt, bề mặt bóng láng, dày ñặc, gan hóa, nhục hóa, khi cắt
chảy nước lỏng màu vàng trắng xám, có bọt, bóp không xốp như bình thường.
Màng phổi bị viêm nặng, khí quản phế quản viêm có bọt, có dịch lầy nhầy màu
hồng nhạt, khi bóp có dịch chảy ra. Hạch lâm ba phổi sưng rất to (2-5 lần so với
bình thường), tụ máu, thủy thủng. Nếu có vi khuẩn sinh mủ sẽ làm phổi có mủ.
Do ký sinh trùng
Viêm phổi ký sinh trùng (parasitic pneumonia) gồm:
Bệnh giun ñũa heo (Ascaris suum): gây ra do ăn phải trứng giun ở giai
ñoạn gây nhiễm. Trứng nở thành ấu trùng trong ruột non và chui qua thành ruột vào
10
hệ tuần hoàn ñể tới gan. Ấu trùng qua gan và dùng hệ thống tuần hoàn ñể tiếp tục sự
di hành ñến phổi. Chúng phá vỡ lưới mao mạch vào trong phế nang từ ñó chúng di
chuyển ñến nhánh phế quản, khi heo ho chúng ñược nuốt lại. Khi ở trong ruột non
chúng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và bắt ñầu ñẻ trứng khoảng 6-8
tuần sau khi nhiễm.
Bệnh giun phổi heo (Metastrongylus spp): Giun ñất là ký chủ trung gian.
Giun trưởng thành dài 5cm nằm ở phế quản, khí quản. Trứng bị heo ho bật lên hầu
và bị nuốt vào ñường tiêu hóa rồi bị thải ra phân. Giun ñất ăn trứng này vào, giun
ñất với ấu trùng giun phổi ñược heo ăn vào, ấu trùng chui qua thành ruột rồi theo
lâm ba quản và hạch lâm ba ở màng treo ruột lột xác một lần nữa sau ñó theo máu
về phổi ñể trở thành con trưởng thành. Ấu trùng di chuyển hoặc do giun trưởng
thành phá vỡ phế nang gây ra chứng viêm phế quản phổi và viêm phổi. Khi nhiễm
nặng sẽ gây tình trạng phổi khí thủng ảnh hưởng ñến quá trình trao ñổi khí, nếu
nhiễm lâu phổi sẽ bị nhục hóa (hóa thịt).
Nguyên nhân vi sinh vật và ký sinh trùng là những yếu tố gây bệnh có tính
chất quyết ñịnh ñối với bệnh viêm phổi ở heo.
Do nguyên nhân lý học
Như heo bị nhiễm lạnh ñột ngột, sức ñề kháng của heo giảm.
Do nguyên nhân hóa học
Do hít phải một số khí ñộc như SO2, CO2, NH3.
b.Những yếu tố ảnh hưởng ñến chứng viêm phổi
Yếu tố dinh dưỡng
Theo nhiều tác giả, vitamin C góp phần nâng cao sức ñề kháng của cơ thể
chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khẩu phần thiếu protein, thiếu năng
lượng làm heo nhạy cảm với bệnh ñường hô hấp.
Bất kỳ sự hạn chế cung cấp nước nào không những chỉ làm giảm sự tiêu thụ
thức ăn mà còn làm cho niêm mạc hô hấp khô và dày lên. ðiều ñó làm giảm sự rung
ñộng của các nhung mao như vậy giảm khả năng loại thải các chất bẩn của không
khí hít vào. Kết quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ñường hô hấp.
Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường như: nhiệt ñộ, ẩm ñộ chuồng nuôi, ñộ bụi, có ảnh hưởng
trực tiếp ñến sức tăng trưởng và sức ñề kháng của heo. Yếu tố môi trường còn tạo
ñiều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển.
Nhiệt ñộ:
11
Nhiệt ñộ chuẩn cho heo một tuần tuổi là 300C- 320C và từ 2 tuần tuổi trở về
sau là 290C- 300C. Khi nhiệt ñộ vượt quá giới hạn tối thiểu và tối ña thì chức năng
ñiều hòa của cơ thể bị phá vỡ.
ðộ ẩm:
Khi ñộ ẩm thấp (< 50%), làn da bị nứt nẻ, dễ nhiễm trùng, giảm sức ñề
kháng, dễ bị bệnh ñường hô hấp.
Khi ñộ ẩm lớn hơn hoặc bằng 90% sự phân hủy các chất hữu cơ trên nền
chuồng và vách chuồng tăng, các chất khí NH3, CO2, H2S không thoát ra ngoài
ñược làm cho con vật mệt mỏi, giảm hấp thu, giảm khả năng tiêu hóa và làm giảm
sức ñề kháng cơ thể tạo ñiều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập phát triển và gây
bệnh.
Khi ẩm ñộ cao, nhiệt ñộ cao: gây con vật bị cảm nóng. Khi ẩm ñộ cao, nhiệt
ñộ thấp: làm tăng quá trình thải nhiệt bằng ñối lưu gây cho thú bị cảm lạnh.
Gió lùa
Gió lùa có thể là yếu tố môi trường rất quan trọng ảnh hưởng ñến khả năng
chống bệnh ñường hô hấp của heo. Gió lùa là yếu tố stress làm heo không ngủ ñược
ñầy ñủ. Chú ý rằng các lỗ hỏng ở tường, vách ngăn là nơi tạo các khe gió lùa không
ngờ tới.
ðộ bụi
ðộ bụi trong thức ăn hỗn hợp do xay nhuyễn làm heo dể bị hắc hơi, viêm
phổi.
Chăm sóc quản lý
Việc chăm sóc quản lý có ảnh hưởng trực tiếp ñến sức ñề kháng của cơ thể
heo ñối với mầm bệnh.
c.Diễn tiến của viêm phổi
Quá trình viêm phổi có 4 giai ñoạn: sung huyết, gan hóa ñỏ, gan hóa xám và
tiêu biến.
Giai ñoạn sung huyết:
Thời kỳ này ngắn, các tác nhân gây dị ứng làm sung huyết xuất hiện và tồn
tại 24-48 giờ, vùng phổi viêm sưng to, màu ñỏ hồng sờ nắn thấy xốp, bóp nghe lào
xào. Mặt cắt màu ñỏ thẩm xuất dịch hồng và ñục. Mao quản căng ñầy máu, phế
nang chứa xuất dịch lỏng. Khi cắt máu chảy ra nhanh thành dòng. Trên mặt phổi có
những ñiểm lấm chấm xuất huyết.
Giai ñoạn gan hóa ñỏ:
12
Thời kỳ này xảy ra khoảng 1-2 ngày sau khi viêm, vùng phổi viêm vẫn sưng
to, có màu ñỏ sậm, vùng phổi hóa gan trở nên chắc hơn, nắn không kêu và cứng như
gan, màu ñỏ bầm, cắt mảnh phổi này cho vào nước sẽ chìm xuống ñáy (do không
còn không khí). Mặt cắt cho thấy rõ ranh giới giữa tiểu thùy xuất dịch màu ñỏ.
Giai ñoạn gan hóa xám:
Vùng phổi vẫn rắn chắc và ngã dần sang màu ñỏ nhạt gần như xám, mặt
ngoài phổi nổi vân như cẩm thạch, khi cắt bề mặt phổi khô hơn và hóa hạt. Trong
giai ñoạn này này các tiểu thùy phổi hóa gan ñỏ và xám nằm xen kẻ nhau.
Giai ñoạn tiêu biến:
Trường hợp bệnh tiến triển tốt, các nguyên nhân gây viêm bị hủy diệt và thú
khỏi bệnh trong khoảng một tuần từ khi bệnh mới xảy ra.
Ơ giai ñoạn này, các loại tế bào và sợi huyết chứa trong phế nang bị phân
giải và hóa lỏng bởi các enzym của bạch cầu. Chất lỏng này ñược tống ra khỏi vùng
viêm qua phản xạ ho hay ñược mang ñi theo hệ thống tĩnh mạch và bạch huyết, các
dịch chất lỏng này hấp thu vào máu nhưng không gây nhiễm ñộc huyết. Các tế bào
lót mặt trong của phế nang tái sinh, các phế nang dần dần ñược phục hồi trong vòng
vài ngày, phổi lấy lại cấu trúc và chức năng bình thường.
Mao mạch
Vách phế nang
Phế nang
Bình thường
Lòng của phế nang
Sung huyết
Sự tiết dịch
Tiết chất
tương dịch
Hồng cầu
Sung huyết
Sự tiết dịch
Tiết chất tương dịch
Fibbrine
Viêm phế nang tương
dịch hoặc phù thủng
Sung huyết
Thoát dịch
Viêm phế nang sợi
huyết & bạch cầu
Tiết ổ tương dịch
Fibbrine
Polynucleoabes
Hình 2.4. Sơ ñồ diễn biến viêm phổi
13
(Nguyễn Văn Khanh, 2000)
d. Biến chứng của viêm phổi
Viêm phổi ở mức ñộ nặng phá hủy một phần nhu mô phổi, tuy hồi phục
nhưng nhu mô phổi mất ñi cấu trúc và chức năng.
Bệnh chuyển biến lâu ngày thành dạng mãn tính, các tế bào lát phế nang trở
thành biểu mô khối ñơn.
Nếu các sợi huyết nằm lâu trong phế nang (2-3 tuần) với số lượng nhiều khi
hồi phục khỏi bệnh nó sẽ ñược hàn gắn lại bởi các nguyên bào sợi từ các mô sung
quanh làm cho phổi biến dạng co cụm chắc ñặc lại. ðây là hiện tượng nhục hóa của
phổi (hóa thịt).
ða số những trường hợp viêm phổi thì phần phổi phía trước bị bệnh và ảnh
hưởng nặng, ñặc trưng là thùy ñỉnh, thùy tim của phổi thường thấy bệnh tích gan
hóa, nhục hóa nhất. Do khi hít vào hầu hết các tác nhân bệnh lý gây tác dụng trực
tiếp vào hai thùy này.
e. Ảnh hưởng của viêm phổi
Viêm phổi hủy hoại một phần nhu mô phổi, làm cho vùng này không còn
chứa nhiều không khí, giảm sự thông khí ở phổi, gây thiếu oxy, ảnh hưởng ñến quá
trình oxy hóa tế bào và mô. Trường hợp viêm phổi nặng có thể dẫn ñến chết heo.
Ngoài ra, phổi viêm dính sườn hoặc các cơ quan khác như tim, gan,… gây trở ngại
hô hấp và rối loạn các chức năng hoạt ñộng của chúng, ảnh hưởng toàn thân, làm
heo suy nhược, giảm tăng trọng. Ảnh hưởng gián tiếp ñến năng suất chăn nuôi do
tiêu tốn thức ăn cao.
f. Sự lây lan
Sự lan truyền bệnh ñường hô hấp từ ñàn này sang ñàn khác cơ bản dựa vào
hai cơ chế sau:
Lây trực tiếp: Chất tiết của heo bệnh truyền trực tiếp sang heo khỏe.
Lan truyền do không khí: bệnh hô hấp có thể truyền từ ñàn này sang ñàn
khác bởi không khí, khi ñộ ẩm lớn hơn 90% làm cho bệnh dễ xảy ra.
g. Chuẩn ñoán
Chuẩn ñoán bệnh ñường hô hấp dựa trên cơ sở kết hợp giữa: bệnh sử
(History), quan sát triệu chứng (Clinical observation), xét nghiệm phòng thí nghiệm
(Labotatory test), và khám tử (Autopsy) bao gồm kiểm tra giết mổ (Slaughter
Check) (Christensen and Mousing, 1992).
Chuẩn ñoán lâm sàng bệnh ñường hô hấp thường phức tạp và có tính thăm
dò, bởi các triệu chứng như ho, thở khó có thể là sự thay ñổi chức năng của các cơ
quan khác. Chuẩn ñoán lâm sàng bệnh ñường hô hấp thường chưa ñủ kết luận bệnh.
14
Nếu quan sát cẩn thận có thể thấy ñược sự thở ra nặng nhọc ñôi khi kèm theo sự co
rút thành bụng, tuy nhiên viêm phổi không phải lúc nào cũng có triệu chứng như
thế, có thể không có triệu chứng nếu mức ñộ tổn thương phổi ở mức thấp. Do vậy
việc ñịnh bệnh trên thú sống gặp nhiều khó khăn, ta nên tiến hành khảo sát tại lò mổ
mới biết rõ.
h. Biện pháp phòng và ñiều trị
Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi ñể hạn chế nguy cơ
mắc bệnh ñường hô hấp, bởi bệnh ñường hô hấp tùy thuộc vào sự cân bằng giữa
mầm bệnh với sức khỏe của heo chống lại mầm bệnh và chịu một số yếu tố về ñàn.
Muốn kiểm soát bệnh ñường hô hấp trên heo phải dựa vào 2 nguyên lý:
− Loại bỏ các mầm bệnh hiện diện trong môi trường.
− Xây dựng khả năng phòng bệnh của heo.
− Loại bỏ mầm bệnh trong môi trường là một phương pháp rất hiệu quả ñể
kiểm soát bệnh ñường hô hấp trên heo.
− Theo Nguyễn Như Pho, tài liệu hội thảo các bệnh trên heo ðại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 1999:
+ Mật ñộ nuôi vừa phải
+ Áp dụng all in – all out (cùng vào cùng ra).
+ Kiểm soát tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, ñảm bảo không khí thông
thoáng, giảm stress cho heo.
+ Tăng sức ñề kháng cho heo.
− Theo Pfizer (Mỹ), chi nhánh ở Việt Nam khuyên cáo qui trình tiêm phòng
bệnh cho heo như sau:
+ ðối với heo con: 7 và 21 ngày tuổi.
+ ðối với heo nái lứa ñẻ ñầu tiên: 6 tuần sau khi phối giống và 2 tuần trước
khi ñẻ.
+ ðối với heo ñẻ lứa thứ 2 trở lên: 2 tuần trước khi ñẻ.
ðiều trị
Theo Nguyễn Như Pho, quy trình ñiều trị bệnh viêm phổi trên heo, tài liệu
hội thảo các bệnh trên heo tại TPHCM, ngày 27/08/1999. Bệnh có thể ñiều trị bằng
các loại kháng sinh thuộc nhóm tetracillin, macrolides hoặc fluoroquinolones, tuy
nhiên khi bệnh ñã phát thì hệ thống lông rung ñã bị hư hại, việc ñiều trị kháng sinh
chỉ giúp diệt vi khuẩn chứ không giúp tái tạo hệ thống lông rung ñã bị hư hại. Yếu
tố tự bảo vệ mất ñi, thú dễ tái nhiễm lại, các mầm bệnh gây viêm phổi chỉ trong một
thời gian ngắn sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên ñể hạn chế sự phát triển bệnh, nhất là
sự phụ nhiễm các mầm bệnh khác trên ñường hô hấp, khi thấy ñàn heo có triệu
chứng ho nhiều cần trộn kháng sinh vào thức ăn.
15