Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập môn tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.43 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Để đảm bảo duy trì hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của bộ máy nhà nước vì cơ quan hành chính nhà nước có chức năng thực hiện công tác
quản lý hành chính nhà nước, hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội không
thể thiếu kinh phí. Nguồn kinh phí cho hoạt động của các cơ quan hành chính chủ yếu là từ ngân sách
nhà nước. Chính vì thế, việc chi tiêu phải phù hợp và có kế hoạch cụ thể tuân theo một chế độ nhất
định. Vì vậy em xin lựa chọn đề bài “Tìm hiểu chế độ chi tiêu hành chính ở Việt Nam và những nhận
xét, đánh giá về thực hiện chế độ chi tiêu hành chính ở một đơn vị mà em lựa chọn” để nghiên cứu
làm rõ vấn đề.
NỘI DUNG
I. khái niệm về chế độ chi tiêu hành chính.
1. Chi ngân sách nhà nước.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối
nguồi tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào những mục đích khác nhau 1. Quy
mô và phạm vi chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào thu ngân sách nhà nước bởi có hoạt
động thu mới có hoạt động chi.
Chi ngân sách nhà nước là phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách đã
được chủ thể quyền lực nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm nhà nước thực
hiện được các chức năng của mình. Chủ thể tiến hành chi ngân sách nhà nước được quy định tại
khoản 4, 5, 6 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước năm 2014. Cụ thể:
- Nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ ngân
sách nhà nước cho các mục tiêu đã được phê duyệt gồm: Bộ tài chính; sở tài chính – vật giá
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành
phố (gọi là cơ quan tài chính); sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước 2.
- Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách, gồm ba loại: các cơ quan nhà nước, kể các các cơ quan
hành chính thực hiến khóa biên chế và kinh phí quản lí hành chính; các đơn vị, kể cả sự
nghiệp có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Chi tiêu hành chính.
Chi hành chính là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chi tiêu công. Nếu như chi tiêu
công là các khoản chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước thì chi
hành chính là một bộ phận của chi tiêu công nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước trong quá


trình thực hiện các chức năng của mình. Đây là khoản chi tiêu mang tính thường xuyên, duy trì hoạt
động hàng ngày của toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước được thành lập từ trung ương đến địa

1 Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật ngân sách nhà nước, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà

Nội – năm 2010, trang 79.
2 Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật ngân sách nhà nước, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà

Nội – năm 2010, trang 81.


phương, trên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và là một bộ phận của chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước.3
Ở Việt nam, Bộ tài chính chịu trách nhiệm việc quản lý, quy định về vấn đề của cơ quan hành
chính. Bộ tài chính đã ban hành rất nhiều văn bản cùng với các cơ quan quản lý nhà nước khác. Và
các cơ quan hành chính ở địa phương các cấp cũng ban hành quy định cụ thể cho bộ phận của mình
về việc chi tiêu hành chính. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy nhà nước là
những đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. những khoản cấp phát theo
chế độ từ Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính để hoạt động đơn vị.

II. Nội dung chế độ chi tiêu hành chính ở Việt Nam
1.Nội dung chế độ chi hành chính nhà nước.
Trên cơ sở hệ thống mục lục chi ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số
33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hệ thống mục lục ngân sách
nhà nước, nội dung chi hành chính gồm các nhóm cơ bản sau:



Nhóm chi thanh toán cho cá nhân như: Tiền lương, tiền công trả cho lao động thường xuyên
theo hợp đồng; phụ cấp lương; sinh hoạt phí cho cán bộ đi học; tiền thưởng; phúc lợi tập thể,

các khoản đóng góp trong đó, chi cho tiền lương là khoản chi chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng
chi ngân sách Nhà nước



Nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ gồm các mục chi: Thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện,
tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh, môi trường; tiền khoán phương tiện theo chế độ, tiền
khác); Vật tư văn phòng (văn phòng phẩm, vật tư, công cụ văn phòng, khoán văn phòng
phẩm, vật tư văn phòng khác); Thông tin, tuyên truyền, liên lạc (cước phí điện thoại trong
nước, cước phí điện thoại quốc tế, cước bưu chính, Fax, sách, báo, tạp chí v.v..); Hội nghị;
Công tác phí (tiền vé máy bay, tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê phòng nghỉ v.v..); Chi
thuê mướn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy
tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên;



Nhóm Chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành;



Nhóm chi khác: là những mục chi có thời hạn tác động ngắn và phục vụ trực tiếp cho hoạt
động của bộ máy nhà nước.

2. Chi tiêu công cụ thể ở các đơn vị hành chính.
2.1. Hệ thống quy phạm pháp luật dùng để áp dụng.
3 “Nghiên cứu Pháp luật Tài chính công Việt Nam”, Chủ nhiệm: TS.Phạm Thị Giang Thu, Đại học Luật Hà Nội,
2011, tr.139 – 154


Nhu cầu chi tiêu hành chính là rất lớn, nhiều chi phí phát sinh, mặc dù kinh phí cho hành

chính ngày càng tăng vẫn chưa rút ngắn đc khoảng cách. Vì vậy, phải xây dựng được cơ chế quản lý
và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn lực dành cho các cơ quan nhà nước đồng thời để đảm bảo tiết
kiệm, chống lãng phí.
Hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về
nguyên tắc, chế độ, chính sách, định mức và cơ chế chi hành chính nhà nước. Xuất phát từ nội dung,
mục đích của chi hành chính, hệ thống pháp luật điều chỉnh chi hành chính nhà nước khá phong phú
và đa dạng, trong đó phải kể tới các văn bản như:
- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 sẽ có hiệu lực
vào năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước gồm:
Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ
thống Mục lục ngân sách nhà nước và các Thông tư của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung hệ thống mục
lục ngân sách nhà nước;
- Quản lý hành chính tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp như: Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thi hành; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Hệ thống các văn bản quy định về các chế độ, định mức cụ thể trong chi hành chính như:
Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số
184/2007/QĐ-TTg); Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế
độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội
thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối
với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về kiểm soát chi hành chính như: Thông
tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kiểm soát chi đối với cơ quan

nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

2.2. Thực trạng chi tiêu công cụ thể ở các đơn vị hành chính


Thứ nhất, thực hiện và quản lí việc chi tiêu hành chính.
Ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và chi phối các thành tố khác. Mối quan hệ giữa
ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính và tài chính của các đơn vị hành chính luôn chặt chẽ với nhau.
Một bộ phận rất lớn của chi ngân sách nhà nước được các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử
dụng trực tiếp, do đó hiệu quả tài chính của các khu vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chi
ngân sách nhà nước. Ngược lại, quy mô và hiệu quả của ngân sách nhà nước cũng sẽ quyết định, chi
phối tiềm lực và hiệu quả tài chính của các đơn vị hành chính.
Việc chi tiêu hành chính của các cơ quan hành chính được thực hiện theo sự hướng dẫn, chỉ
đạo của các cơ quan, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền trong việc phân phối, tổ chức thực hiện việc
chi tiêu ngân sách nhà nước. Trên cơ sở sự hướng dẫn, chỉ đạo đó, việc chi tiêu hành chính ở Việt
Nam hiện nay được thực hiện theo phương thức khoán chi hành chính. Trước đây trong thời kì bao
cấp, nhóm chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước đều hoạt động trên cơ sở chức năng nhiệm vụ do nhà
nước giao và kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. Như vậy nếu hoạt động của họ nằm ngoài danh
mục nhà nước quy định thì sẽ không được cấp kinh phí.
Việc thực hiên như vậy sẽ giảm bớt các thủ tục cấp phát rườm ra của các cơ quan quản lí tài
chính ở các bộ ngành. Nhờ đó có thời gian công sức tập trung vào việc xây dựng chế độ chính sách,
hoạch định chính sách quản lý tài chính áp dụng trong Bộ ngành của mình.
Thông qua xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cơ quan,
đơn vị hành chính tham gia và quá trình sử dụng ngân sách và kiểm soát việc sử dụng ngân sách của
đơn vị mình, góp phần cải thiện tình trạng công khai tài chính chỉ mang tính hình thức như hiện nay.
Thực hiện khoán chi hành chính khuyến khích tiết kiệm chi tiêu ngân sách để tăng cường trách
nhiệm cho cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Thứ hai, chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí hành chính đã và đang
góp phần quan trọng vào việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn chi hành chính, tăng thu nhập
cho cán bộ, công chức, người lao động.

Thực hiện khoán chi hành chính các cơ quan quản lý hành chính nhà nước được giao quyền
tự chỉ trong công tác điều hành tổ chức công việc, tự chủ trong việc sử dụng ngân sách nhà nước,
dành cho đơn vị mình đồng thời tự chịu trách nhiệm đối với.
Năm 2002 ở nước ta đã có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính công: chính phủ quy đinh
khoán chi hành. Lần đầu tiên thử nghiệm thực hiện chết độ khoán chi hành chính hay còn gọi là chết
độ tự chủ tài chính trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2005, sau 3 năm
thử nghiệm quá trình tổng kết, đánh giá cho thấy việc thực hiện chế độ khoán chi hành chính bước
đầu mang lại những hiệu quả nhất định đối với sự phát triển của các cơ quan, đơn vị thực hiện. Chính
phủ chủ trương tiếp tục áp dụng chế độ này bằng việc ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh
phí quản lí hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Một năm sau đó Chính phủ lại tiếp tục ban
hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về


thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực sự
trở thành một nội dung quan trọng trong lĩnh vực tài chính công của nước ta.
Về nội dung của chế độ khoán chi hành chính: ta nhận thấy thực hiện chế độ khoán chi hành
tạo thế chủ động cho các cơ quan hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Các cơ
quan hành nhà nước xác định rõ khả năng bố trí ngân sách nhà nước cho đơn vị mình qua các năm
nên chủ động hơn trong việc cân đối, sử dụng kinh phí hoạt động. Các bộ ngành được và chủ động
hơn trong công tác quản lý và phân bổ ngân sách của Bộ ngành mình khắc phục được tư tưởng cả nệ,
ngại va chạm nhiều có bất đồng ý kiến trong việc phân bổ ngân sách xuống cơ quan cấp dưới.
Các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện chế độ tài chính riêng nhằm mục đích một mặt tiết
kiệm chi tiêu ngân sách, một mặt phát huy tối đa khả năng huy động khả năng chủ động tìm kiếm các
nguồn tài chính của đơn vị sử dung ngân sách, pháp luật quy định nguồn tài chính và nội dung cụ thể,
trên cơ sở đó “ được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn
định kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần kinh phí theo định kì ba năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do thủ tướng
chính phủ quyết định”. Theo cơ chế mới các đơn vị sự nghiệp có thu được ổn định phần kinh phí tự
ngân sách nhà nước cấp trong ba năm, hàng năm còn được tăng thêm phần chi theo tỷ lệ do thủ

tướng chính phủ quyết định. Các đơn vị này cũng được vay tín dụng ngân hàng hoặc Quỹ hộ trợ phát
triển để mở rộng hoạt động. Bên cạnh đó, được chiết khấu hao hoặc thanh lý tài sản cố định và sử
dụng kinh phí thu được từ hai nguồn này.
Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chế độ khoán kinh phí quản lí hành chính. Đây là các
đơn vị không có nguồn thu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các cơ quan hành chính
thực hiện tinh giản biên chế và khoán chi tiêu trong hoạt động quản lí hành chính. Điều này có nghĩa,
việc áp dụng khoán chi tiêu chỉ thực hiện đối với các khoản chi thường xuyên mà không áp dụng với
các khoản chi cho đầu tư phát triển, chi cho đào tạo. Dựa trên những định mức chi tiêu cơ quan, đơn
vị sử dụng trực tiếp kinh phí được chủ động phân bổ và sử dụng kinh phí được giao khoán cho phù
hợp với nhu cầu thực tế. Quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi do thực hiện
khoán; trường hợp chưa sử dụng hết, được chuyển sang kinh phí sang năm. Phần kinh phí tiết kiệm,
được phép sử dụng cho toàn bộ mục đích tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả,
chất lượng công việc của đơn vị. Trong trường hợp đơn vị xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí là
không ổn định thu nhập. Nguồn tài chính để lập quỹ dự phòng là phần tiết kiệm chi.
Mục tiêu của khoán chi là tiết kiệm, đơm vị thực hiện sẽ đượ dùng số kinh phí tiết kiệm
được cho 6 mục đích sau: tăng thu nhập cho cán bộ, công chức; chi khen thưởng; chi phúc lợi; để
nâng cao hiệu quả chất lượng công việc; chi thêm cho những người thực hiện tinh giản biên chế và
lập quỹ ổn định thu nhập. Cơ chế mới cũng cho phép nếu số kinh phí tiết được chi không hết trong
năm thì vẫn được chuyển sang năm sau. Bên cạnh đó trong phạm vi biên chế được khoán, đơn vị
thực hiện được quyết định sắp xếp, tổ chức và biên chế sau khi đã tinh giản một cách hợp lý.
Chế độ chi tiêu của các đơn vị hành chính thực hiện theo chế độ khoán chi hành chính giúp
sử dụng ngân sách được chủ động trong việc sử dụng kinh phí do nhà nước cấp trên cơ sở bảo đảm
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phần kinh phí tiết kiệm được các cơ quan, đơn vị được quyền sử dụng để
nâng cao đời sống của cán bộ, công chức và đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho cơ quan, đơn vị
mình. Các cơ quan, đơn vị hành chính sử dụng ngân sách được quyền chủ động biên chế về nhân sự,
điều này có tác động tích cực đến công cuộc tinh giảm biên chế nhà nước.


Ở mỗi cơ quan, đơn vị hành chính sử dụng ngân sách phải xây dựng một quy chế chi tiêu nội
bộ phù hợp với quy định của pháp luật về chi tiêu ngân sách. Căn cứ vảo bản quy chế chi tiêu nội bộ

này sẽ đảm bảo cho các đơn vị hành chính hoạt động hoàn thành nhiệm vụ chức năng của mình,
nhưng đồng thời vẫn phải sử dụng có hiệu quả kinh phí, đúng theo chủ trương của nhà nước. Quy chế
chi tiêu thường bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong toàn
cơ quan, đơn vị hành chính, được xây dựng nhằm quản lý nguồn ngân sách nhà nước của đơn vị sử
dụng trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai, phân phối theo lao động và trắc nhiệm. Thủ
trưởng cơ quan sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể để đưa ra các định
mức cho việc thực hiện chi tiêu.
Thường bản chi tiêu nội bộ quy định rõ ràng cụ thể về các vấn đề sau: tiền lương, công tác phí, kinh
phí công đoàn, chi tiêu hội nghị, sử dụng thông tin phương tiện liên lạc, trang bị và sử dụng văn
phòng phẩm, công cụ văn phòng phẩm, thanh toán chi phí nghiệp vụ thường xuyên, trích quỹ và sử
dụng quỹ….
Mục đích của bản quy chế chi tiêu nội bộ được xác định là:
1. Tạo điều kiện để cơ quan chủ động trong quản lý và sử dụng kinh phí quản lý hành chính được nhà
nước giao, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thực
hiện phù hợp với hoạt động của cơ quan và góp phần nâng cao thu nhập chính đáng cho cán bộ, công
chức.
2. Đảm bảo cho việc sử dụng tì sản công đúng mục đích, hiệu quả.
3. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trong chi tiêu ngân
sách.
Nguyên tắc xây dựng quy chế được pháp luật quy định như sau:
1. Quy chế xây dựng trên cơ sỏ các quy định chi tiêu hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành và phù hợp với hoạt động của cơ quan.
2. Tạo điều kiện để cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bảo đảm quyền
lợi hợp pháp cho người lao động.
3. Những nội dung không quy định trong Quy chế này thì thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Kết quả đạt đượccủa chế độ khoán chi hành chính: Các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
giao kinh phí quản lý hành chính hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả
biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi
hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được

giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các
mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết. Kinh phí tiết
kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ, cơ quan, đơn vị được quyền sử dụng để bổ sung thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và chi khen thưởng hoặc phúc lợi
xã hội. Trong trường hợp xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thực hiện chế
độ tự chủ có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số kinh phí tiết
kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.


Như vậy, thực hiện chế độ tự chủ về kinh phí hành chính trong các cơ quan theo Nghị định
130/2005/NĐ-CP đã góp phần quan trọng vào việc:

-

Tạo ra tính chủ động trong quản lý, sử dụng kinh phí khoán chi trong các cơ quan, đơn vị,
thông qua đó nguồn kinh phí hành chính được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, tạo
nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, người lao động. Qua đó, động viên, khích
lệ cán bộ, công chức, người lao động nâng cao trách nhiệm, lòng nhiệt tình trong việc thực thi
các nhiệm vụ được giao – đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước;

-

Xóa bỏ cơ chế ‘Xin – cho” trong cấp kinh phí hành chính, việc cấp kinh phí hành chính bảo
đảm tính khách quan trên cơ sở số lượng biên chế của cơ quan, đơn vị được duyệt và định
mức phân bổ kinh phí trên một đầu biên chế do cơ quan có thẩm quyền quy định;

-

Đơn giản hóa thủ tục trong quá trình xây dựng, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước.


Từ những tác động tích cực nêu trên, có thể khẳng định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế và kinh phí chi hành chính là phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, nâng cao
trách nhiệm của thủ trưởng và tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên
chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao; từng bước khắc phục tình trạng cấp trên can thiệp
quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới chờ sự chỉ đạo cụ thể của cấp trên; gắn việc sử dụng
kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các khâu
phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước tạo tiền đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính
theo kết quả đầu ra. Cơ chế tự chủ, tự chịu trác nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại
tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được
giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công nghệ
quản lý, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, người lao động.
Thứ ba, hệ thống pháp luật về chi hành chính nhà nước đã từng bước được hoàn thiện trên cơ
sở phù hợp với thực tiễn bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi hành chính
nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các chức năng của
Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước trong đó có hệ thống mục, tiểu mục chi hành chính đã
được ban hành, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở bao quát đầy đủ các khoản chi hành chính phát sinh trên
thực tế tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho quá trình lập, thực hiện, kiểm soát chi cũng như quyết toán
các khoản chi hành chính. Cụ thể, ngày 02/6/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số
33/2008/QĐ-BTC về việc ban hành hệ thống mục lục ngân sách nhà nước thay thế toàn bộ hệ thống
mục lục ngân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 280 TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997
của Bộ trưởng Bộ Tài chính và 23 Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chính liên quan đến việc sửa đổi,
bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Quyết định này của Bộ Tài chính đã tập trung quy
định cơ bản đầy đủ hệ thống mục lục ngân sách nhà nước trong đó có hệ thống mục lục chi hành
chính trong một văn bản thống nhất, chấm dứt tình trạng hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước quy


định rải rác trong nhiều văn bản dẫn đến tình trạng chắp vá, gây khó khăn trong quá trình áp dụng hệ
thống mục lục ngân sách nhà nước.

Hệ thống các quy định pháp luật về nội dung, định mức, tiêu chuẩn chi hành chính được quy
định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho quá trình áp dụng trên thực tiễn. Theo phân cấp của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính
trong các cơ quan Nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng ô tô; tiêu chuẩn, định mức
trang bị thiết bị phục vụ công tác; tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại, chế độ công tác phí, chế
độ chi hội nghị, tiếp khách v.v..Nội dung, định mức, tiêu chuẩn chi hành chính về cơ bản phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cũng như thực lực nguồn ngân sách nhà nước.
Để phù hợp với điều kiện thực tế của các Bộ, ngành và địa phương, nhìn chung các định mức
chi tiêu được ban hành ở dạng khung, trên cơ sở đó phân cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
căn cứ vào điều kiện thực tế của ngành, địa phương mình quy định mức chi cụ thể trên cơ sở phù hợp
với định mức khung chung đã được ban hành.Việc quy định khá đầy đủ về nội dung và định mức chi
hành chính trong hệ thống pháp luật hiện nay đã và đang góp phần vào việc:

-

Tạo điều kiện cho các đơn vị được giao ngân sách chủ động trong chi tiêu thông qua định
mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được Nhà nước quy định, thông qua đó phục vụ đắc lực cho việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao;

-

Làm cơ sở cho cơ quan tài chính các cấp tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định định mức chi, định mức giao ngân sách trên biên chế được giao tại các đơn vị dự toán
đồng thời là cơ sở để cơ quan tài chính cũng như kho bạc nhà nước kiểm soát, thẩm tra cũng
như quyết toán các khoản chi hành chính của các cơ quan, đơn vị;

-


Là cơ sở cho việc thực hiện chế độ công khai, minh bạch chế độ tài chính trong đó có chế độ
chi tiêu quản lý hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

III. Nhận xét, đánh giá về thực hiện chế độ chi tiêu hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình.
1.Thực trạng về chế độ chi tiêu hành chính tại sở xây dựng tỉnh Hòa Bình.
Căn cứ quyết định số 531/QĐ –SXD ngày 11 tháng 04 năm 2016, về Ban hành quy chế chi
tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công của Sở Xây dựng Hòa Bình của Giám đốc Sở Xây dựng
tỉnh Hòa Bình thì chế độ chi tiêu hành chính của Sở Xây dựng được thực hiện như sau:
Tiền lương và các khoản phụ cấp: Tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương
thực hiện theo chế độ hiện hành do Nhà nước quy định. Công chức, người lao động được nghỉ các
ngày lễ, tết và hưởng nguyên lương theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, còn có một số phụ cấp
kiêm nhiệm đối với một số tổ chức, đoàn thể và và tiền lương làm thêm giờ.


Chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí:
-

-

Chi Hội nghị có nội dung chi và định mức chi. Nội dung gồm: Tiền thuê hội trường trong
những ngày tổ chức hội nghị; Tiền tài liệu cho đại biểu tham dự hội nghị; Chi tiền nước uống
trong hội nghị; Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không
hưởng lương; Chi tiền trang trí, khánh tiết hội nghị.... Định mức chi gồm: Chi nước uống
trong cuộc họp tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày 02 buổi/đại biểu; Chi hỗ trợ tiền ăn
cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức chi tối
đa không quá 180.000đồng/người/ngày; Chi hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không
thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thanh toán công tác phí gồm: Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng: Mức khoán với
Lãnh đạo Sở 250.000 đồng/người/tháng, với chuyên viên, nhân viên thuộc Sở 200.000
đồng/người/tháng; Thanh toán tiền tàu xe cán bộ đc thanh toán công tác phí khoán tháng,

thanh toán tiền tàu và thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, xe
của tuyến đường đi công tác;.....
Về các chế độ khác gồm:

-

-

-

-

-

Chi khen thưởng: Chế độ khen thưởng của cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định
của Luật thi đua khen thưởng hiện hành. Mức chi khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thực
hiện theo Quyết định khen thưởng.
Chi thanh toán chế độ nghỉ phép của cán bộ, công chức. Đối tượng được thanh toán tiền
phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm; Đối tượng được thanh
toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan không bố trí được thời gian cho cán bộ,
công chức nghỉ phép; Nội dung chi và mức thanh toán; Điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh
toán; Chế độ chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp
luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.
Về chế độ hỗ trợ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Mức hỗ trợ được thực
hiện theo Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà
Bình.
Chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức khi trực tiếp tiếp công dân, xử lý đơn thư.
Chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Chế độ nhuận bút, thù lao đối với trang thông tin điện tử hoạt động trên website của Sở Xây
dựng được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BVHTT-BTC ngày 01/4/2003

của liên Bộ Văn hoá Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút,
trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định
số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLTBTC-BTTTT ngày 26/5/2008.
Mức chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được bồi
dưỡng mức 200.000 đồng/người/tháng.

Về sử dụng vật tư, văn phòng phẩm:Hàng tháng Văn phòng lập dự trù mua vật tư, văn
phòng phẩm (gồm: Vật tư văn phòng, giấy in, giấy fô tô, bút, ghim, cặp đựng tài liệu... ) phục vụ cho
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở. Các phòng đề nghị cấp vật tư, văn phòng phẩm gửi
Chánh Văn phòng Sở ký duyệt, chuyển bộ phận tài vụ làm thủ tục xuất kho. Việc sử dụng vật tư, văn


phòng phẩm được cấp phát theo nhu cầu sử dụng thực tế, phù hợp với yêu cầu công việc được giao,
không sử dụng vào mục đích khác.
Quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc: Đặt mua báo: Hàng quý, Văn phòng Sở
đặt mua báo chí dùng trong cơ quan, tiền đặt báo được thanh toán theo hoá đơn thực tế; Cước bưu
chính: Tem gửi công văn hàng tháng, điện báo, cước bưu phẩm, bưu kiện, thực hiện theo số lượng
thực tế văn bản phát hành; Thanh toán tiền cước bưu chính theo bảng kê và hoá đơn thực tế hàng
tháng; Điện thoại:Điện thoại là phương tiện thông tin liên lạc để giao dịch, nhằm mục đích phục vụ
nhu cầu giải quyết công việc chung của cơ quan, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả. Tuyệt đối không
sử dụng cho mục đích cá nhân. Thanh toán tiền cước đàm thoại theo hoá đơn thực tế hàng tháng.
Về sử dụng điện, nước sinh hoạt: Quản lý, sử dụng điện: Cán bộ công chức các phòng
chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng tiết kiệm điện năng, các thiết bị chỉ được sử
dụng khi làm việc: Tắt các thiết bị dùng điện khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc (Quạt, điều hoà,
máy tính, điện thắp sáng ... ); cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị. Tận dụng tối đa ánh
sáng và thông gió tự nhiên; chỉ sử dụng thiết bị điện khi cần thiết, sử dụng điều hoà nhiệt độ khi nhiệt
độ ngoài trời cao ≥ 30 oc. Thanh toán tiền điện sinh hoạt theo hoá đơn thực tế hàng tháng; Quản lý, sử
dụng nước: Khi sử dụng nước ở các thiết bị vệ sinh, chậu rửa tay phải chú ý tiết kiệm tránh lãng phí.
Khi dùng nước xong phải đóng khoá van, không xả nước bừa bãi. Các van khoá đường nước và
đường ống nước phải thường xuyên được kiểm tra, khi phát hiện các thiết bị nước, khu vệ sinh có sự

cố, hư hỏng phải báo ngay cho Văn phòng Sở để kịp thời sửa chữa. Thanh toán tiền nước sinh hoạt
theo hoá đơn thực tế hàng tháng.
Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại: Xe ô tô con của cơ quan được sử dụng phục vụ công tác
của cơ quan, không sử dụng để cho thuê, không sử dụng xe ô tô của cơ quan vào mục đích cá nhân;
Giao Văn phòng Sở trực tiếp quản lý và điều hành xe theo lệnh của Lãnh đạo Sở. Văn phòng Sở chỉ
cấp, thanh toán xăng khi có lệnh điều xe phục vụ công tác của cơ quan và theo định mức đã quy định
cho số km đi công tác thực tế. Lái xe phải mở sổ nhật trình xe chạy, theo dõi lộ trình sử dụng xe,
hàng ngày ghi chép sổ nhật trình xe có xác nhận của Chánh Văn phòng, Lãnh đạo Sở hoặc bộ phận
dùng xe đi công tác. Lệnh điều xe phải ghi rõ nơi đến công tác, lộ trình xe chạy, số km xe chạy. Cuối
tháng Chánh Văn phòng, kế toán và lái xe có trách nhiệm tổng hợp lệnh điều xe, chốt số km thực tế
trên đồng hồ, chốt sổ nhật trình xe và lập quyết toán xăng hàng tháng để báo cáo Lãnh đạo Sở làm cơ
sở thanh toán; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở được bố trí sử dụng xe đi công tác trong và ngoài tỉnh,
không bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc. Đối với cán bộ, công chức khác được cử đi công
tác, căn cứ vào tính cấp bách, cần thiết và khẩn trương của công việc, Giám đốc có thể bố trí xe để
cán bộ, công chức đi công tác; Định mức nhiên liệu xe ô tô của cơ quan (được thực hiện kể từ ngày
01/4/2014), Định mức nhiên liệu đối với xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan được xác định như
sau: a) Xe ô tô MAZDA 626 biển kiểm soát 28A-2666, mức tiêu hao nhiên liệu 16 lít xăng/100km.
(xe ô tô đã hoạt động trên 180.000 km) ; b) Xe ô tô TOYOTA Land Cruiser biển kiểm soát 28A1277, mức tiêu hao nhiên liệu 25 lít xăng/100 km. (xe ô tô đã hoạt động trên 180.000 km); c) Xe ô tô
HONDA Civic biển kiểm soát 28A-5959, mức tiêu hao nhiên liệu 14 lít xăng/100 km. (xe ô tô đã
hoạt động trên 90.000 km); d) Định mức tiêu hao dầu mỡ phụ: Dầu bôi trơn động cơ: 4.000 km/01
lần, Dầu bôi trơn hệ thống truyền động: 20.000 km/01 lần; Mỡ bôi trơn các loại: 20.000 km/01 lần
bảo dưỡng.


Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc, mua sắm, sửa chữa, thanh
lý và điều chuyển tài sản: Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc; Mua sắm tài
sản; Sửa chữa tài sản; Điều chuyển, thanh lý tài sản.
Chi nghiệp vụ chuyên môn: Ngoài các nội dung chi cho nghiệp vụ chuyên môn như: Tiền
lương, phụ cấp lương; Chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc; Chi mua văn phòng phẩm, vật tư
văn phòng; Chi công tác phí; Chi sửa chữa tài sản, máy móc thiết bị; Chi hội nghị; Chi đào tạo bồi

dưỡng ... mức chi cho công tác tổ chức thu phí, lệ phí, công tác hoạt động của thanh tra và công tác
xử phạt vi phạm hành chính theo những nội dung sau: Đối với công tác tổ chức thu phí, lệ phí; Đối
với nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động thanh tra; Đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính;
Về các chi phí khác: Chi các ngày lễ; Chi việc hiếu; Chi kỷ niệm, chúc mừng.
2.Đánh giá và nhận xét về chế độ chi tiêu hành chính tại Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình.
Chế độ chi tiêu hành chính của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã đảm bảo những quy định,
hướng dẫn về chế độ chi tiêu hành chính của pháp luật. Sở đã chi tiêu phù hợp với đặc thù hoạt động
của đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý, chủ động trong quản lý và chi tiêu. Nhìn chung việc
chi tiêu được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý. Việc chi tiêu còn dựa trên thực tế
nguồn kinh phí của Sở, thực tế hoạt động hàng năm Sở đã thực hiện theo đúng chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí chi hành chính là phù hợp với yêu cần thực tiễn hiện
này, nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên
chế, kinh phí đề hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khắc phục tình trậng cấp trên can thiệp
quá sâu vào công việc của cấp dưới. Xong cùng với việc tự chủ mà việc chịu trách nhiệm đối với
việc chi tiêu của đơn vị này. Việc lên kế hoạch chi tiêu và thực hiện đúng, nghiêm túc theo kế hoạch
đó mới có ý nghĩa tích cực.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã đề cập nêu trên, hệ thống pháp luật điều chỉnh về
chi hành chính hiện hành vẫn còn những vướng mắc gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng tài
chính công nói chung trong đó có hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi hành chính nói riêng như:
Hệ thống các văn bản điều chỉnh chưa mang tính ổn định, còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều; hệ thống
các định mức, tiêu chuẩn được ban hành khi triển khai thực hiện thường lạc hậu hoặc không phù hợp
với thực tiễn cuộc sống; chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về về kinh phí quản lý hành chính vẫn
còn những bất cập cần tiếp tục được khắc phục.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHI TIÊU HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM

1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống mục lục ngân sách nhà nước trong đó có các mục, tiểu mục chi
hành chính bảo đảm các yêu cầu.



Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước đảm bảo các yêu cầu phản ánh đầy đủ các nhu cầu chi hành
chính trên thực tế của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước cần phải tiếp tục hoàn. Cần
thống nhất quy định tập trung trong một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hạn chế việc
sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn trong quá trình áp dụng hệ thống mục lục ngân sách nhà
nước nói chung trong đó có hệ thống mục, tiêu mục chi hành chính nói riêng.
2. Tiếp tục hoàn thiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hành chính trong các cơ
quan hành chính nhà nước.
Hoàn thiện chế độ này phải được thực hiện theo hướng nghiên cứu, điều chỉnh căn cứ giao
kinh phí tự chủ ngoài căn cứ theo số lượng biên chế được phê duyệt cần phải có thêm các căn cứ
khác như chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi
cơ quan, hệ thống công sở, thiết bị Để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ
trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nên ban hành quy
định về pháp luật trong đó giao cho thủ trưởng đơn vị.
Để đảm bảo quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản
lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nên ban hành quy định pháp luật, trong đó,
giao cho thủ trưởng đơn vị:
Về việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện các nội dung chi kinh phí:Ngoài các
nội dung chi bắt buộc phải thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước như tiền lương, phụ cấp
lương, các khoản đóng góp theo lương, chi các đoàn đi công tác nước ngoài, trang bị và sử dụng máy
điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động, thủ trưởng đơn vị được phép quy định các mức
chi cao hơn hoặc thấp hơn chế độ Nhà nước quy định, đối với các nội dung chi chưa có quy định của
Nhà nước, thủ trưởng đơn vị được phép quy định mức chi phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn và trên cơ sở kinh phí tự chủ được giao. Bên cạnh đó, để giảm khối lượng công việc,
giảm thủ tục hành chính không cần thiết, có thể xây dựng phương án khoán và thực hiện khoán đối
với các nội dung chi hoạt động thường xuyên của đơn vị, kể cả việc khoán quỹ tiền lương cho từng
bộ phận trong cơ quan.
Đối với kinh phí tiết kiệm được: Thủ trưởng đơn vị được quyết định các nội dung sử dụng,
trong đó không hạn chế mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, đối với kinh phí tiết kiệm
chưa sử dụng hết có thể được trích lập các quỹ dự phòng ổn định thu nhập, khen thưởng, phúc lợi của
đơn vị.

3. Xây dựng chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong chi hành chính
Việc xây dựng phải đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, trong đó đặc biệt
lưu ý đến các khoản chi cho cá nhân như: chế độ tiền lương của cán bộ, công chức viên chức; chế độ
công tác phí.


4. Xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực hành cho các cơ quan
nhà nước
Để vấn đề chi tiêu hành chính hợp lý hơn, khắc phục những khó khăn hiện tại vấn đề đặt ra là
phải xây dựng được cơ chế quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực hành cho các cơ quan nhà
nước để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước,
đồng thời thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của thủ trưởng
đơn vị hành chính trong việc tự chủ trong chi tiêu.
KẾT LUẬN
Như vậy, chế độ chi tiêu hành chính của nước ta hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được
giúp cho bộ máy hành chính hoạt động đáp ứng sự phục vụ nhân dân thì còn có những mặt hạn chế
cần hoàn thiện hơn cùng với đó là xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2015.
2. TS. Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Nghiên cứu pháp luật về tài chính công ở Việt Nam,
Ðề tài khoa học cấp trýờng, Trường Ðại học Luật Hà Nội, 2011.
3. Nguyễn Minh Hằng (chủ biên), Giáo trình pháp luật tài chính công Việt Nam, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2012.
4. Luật NSNN năm 2015.
5. Quyết định số số 531/QĐ –SXD ngày 11 tháng 04 năm 2016 của Sở Xây dựng tỉnh Hòa
Bình.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×