Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO sát một số CHỈ TIÊU VI SINH vật của nước AO NUÔI cá TRA (pangasius hypophthalmus ) tại QUẬN ô môn TP cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

♣♦♣

PHẠM VĂN TUẤN

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH VẬT CỦA NƯỚC
AO NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus )
TẠI QUẬN Ô MÔN TP. CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 05/2008


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

♣♦♣

PHẠM VĂN TUẤN

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VI SINH VẬT CỦA NƯỚC
AO NUÔI CÁ TRA (Pangasius hypophthalmus )
TẠI QUẬN Ô MÔN TP. CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn
TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, Tháng 05/2008

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ðề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu vi sinh vật nước ao nuôi cá tra tại quận Ô
Môn – TP. Cần Thơ; do sinh viên Phạm Văn Tuấn thực hiện tại quận Ô
Môn – TP. Cần Thơ. Từ ngày 15/03/2008 ñến 15/05/2008.

Cần Thơ, Ngày

tháng 06 năm 2008

Cần Thơ, Ngày

tháng 06 năm 2008

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Duyệt Bộ môn


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, Ngày

tháng 06 năm 2008

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


Lời Cảm Tạ
Kính gởi lời cảm ơn sâu sắc ñến cha mẹ ñã nuôi nấng, dạy dỗ và luôn ñặt
niềm tin hy vọng về tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường và trong thời gian
thực hiện ñề tài.
Trong thời gian học tập tại Trường ðại Học Cần Thơ, ñược sự giảng dạy tận
tình của quí Thầy Cô, em cảm thấy mình ñã tiếp thu và học hỏi ñược nhiều kiến
thức vô cùng quý báu và cần thiết cho bản thân.
Xin chân thành biết ơn Thầy Cô giáo những người ñã truyền ñạt cho tôi
những kiến thức quý báu ñể tôi vững bước vào ñời.
Tôi xin ghi nhớ và biết ơn Cô Trần Thị Phận, ñã hết lòng dạy bảo và truyền
ñạt những kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.

Trung

Xin chân thành cảm ơn quí Thầy Cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi,
chị Nguyễn Thu Tâm ñã tận tình chỉ bảo, giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và làm

luận Học
văn tốtLiệu
nghiệp.ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tâm
Chân thành cảm ơn các bạn lớp Thú Y K29 và em Trương Mỹ Trang lớp
Thú Y K30 ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt quá trình tôi làm luận văn.
Cần Thơ, Ngày 15/06/2008

Phạm Văn Tuấn

iii


Mục Lục
Trang
Trang tựa --------------------------------------------------------------------------------------- i
Trang duyệt ------------------------------------------------------------------------------------ii
Lời cảm tạ-------------------------------------------------------------------------------------iii
Mục lục---------------------------------------------------------------------------------------- iv
Danh sách bảng------------------------------------------------------------------------------- vi
Danh sách hình ------------------------------------------------------------------------------ vii
Tóm lược ------------------------------------------------------------------------------------ viii
Chương 1 ðẶT VẤN ðỀ--------------------------------------------------------------------1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ---------------------------------------------------------------2
2.1. ðặc ñiểm sinh học cá tra----------------------------------------------------------------2
2.1.1. Lịch sử phát triển nghề nuôi cá tra ---------------------------------------------2

Trung tâm2.1.2.
Họcðặc
Liệu

Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ñiểmĐH
phânCần
loại----------------------------------------------------------------3
2.1.3. Hình thái và sinh lý----------------------------------------------------------------3
2.1.4. Phân bố và môi trường sống -----------------------------------------------------3
2.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng -------------------------------------------------------------4
2.1.6. ðặc ñiểm sinh trưởng -------------------------------------------------------------4
2.1.7. ðặc ñiểm sinh sản -----------------------------------------------------------------4
2.1.8. Mối quan hệ giữa các yếu gây bệnh cho cá------------------------------------5
2.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cá trong và ngoài nước -----------7
2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước -----------------------------------------------------------7
2.2.2. Nghiên cứu trong nước -----------------------------------------------------------8
2.3. Chỉ tiêu coliform -------------------------------------------------------------------------9
2.4. Một số loài vi khuẩn gây bệnh có trong nước ------------------------------------- 11
2.4.1. Vi khuẩn Aeromonas ------------------------------------------------------------ 11
2.4.2. Vi khuẩn Pseudomonas --------------------------------------------------------- 16
2.5. Một số bệnh trên cá tra do Aeromonas và Pseudomonas gây ra ---------------- 19

iv


2.5.1. Bệnh xuất huyết, phù ñầu ------------------------------------------------------- 19
2.5.2. Bệnh trắng da -------------------------------------------------------------------- 21
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ----------------- 24
3.1. Phương tiện nghiên cứu--------------------------------------------------------------- 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 24
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu----------------------------------------------------------- 24
3.2.2. Phương pháp nuôi cấy phân lập----------------------------------------------- 25
3.3. Phương pháp xử lý số liệu------------------------------------------------------------ 29

Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN --------------------------------------------------- 30
4.1. ðiều kiện tự nhiên - xã hội và tình hình nuôi cá tra tại quận Ô Môn ---------- 30
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên – xã hội quận Ô Môn------------------------------------- 30
4.1.2. Tình hình nuôi cá tra ở quận Ô Môn------------------------------------------ 31
4.2. ðánh giá chất lượng nước nuôi cá tra khu vực quận Ô Môn -------------------- 32
4.3. ðánh giá mức ñộ nhiễm của nước nuôi cá tra thuộc khu vực quận Ô Môn --- 33
4.4. ðánh
chất ĐH
lượngCần
nước nuôi
tra theo
ñoạn
nuôitập
---------------------Trung tâm
Họcgiá
Liệu
Thơcá @
Tàigiai
liệu
học
và nghiên34cứu
4.5. ðánh giá chất lượng nước nuôi cá tra theo mật ñộ nuôi ------------------------- 35
4.6. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Aeromonas spp và Pseudomonas spp của nước nuôi
cá tra ------------------------------------------------------------------------------------------ 36
4.7. Kết quả phân lập Aeromonas spp và Pseudomonas spp của nước nuôi cá tra khu
vực Ô Môn ----------------------------------------------------------------------------------- 37
4.8. Kết quả phân lập Aeromonas spp và Pseudomonas spp của nước nuôi cá tra
theo giai ñoạn nuôi-------------------------------------------------------------------------- 39
4.9. Kết quả phân lập Aeromonas spp và Pseudomonas spp của nước nuôi cá tra
theo mật ñộ nuôi ---------------------------------------------------------------------------- 40

Chương 5 KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ ------------------------------------------------------ 44
5.1. Kết luận --------------------------------------------------------------------------------- 44
5.2. ðề nghị ---------------------------------------------------------------------------------- 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 45
PHỤ CHƯƠNG ----------------------------------------------------------------------------- 48

v


Danh Sách Bảng
Trang
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước mặt của Việt Nam
(TCVN 5942-1995) dựa trên nồng ñộ Coliform. ............................................... 11
Bảng 2.2 Giá trị giới hạn cho phép về nồng ñộ Coliform trong vùng
nước ngọt nuôi thủy sản (theo thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày
28 tháng 4 năm 2000 của Bộ Thủy Sản)............................................................ 11
Bảng 2.3 Phản ứng sinh hoá phân biệt Vibrio và Aeromonas ............................ 13
Bảng 2.4 Thời gian xuất hiện bệnh và tỷ lệ cá chết sau khi gây cảm nhiểm....... 15
Bảng 4.1 Thống kê diện tích ao nuôi cá tra của quận Ô Môn
từ năm 2007 ñến 4/2008.................................................................................... 31
Bảng 4.2 ðánh giá chất lượng nước nuôi cá tra khu vực quận
Ô Môn dựa trên nồng ñộ Coliform có trong nước ............................................. 32

Trung tâm
LiệugiáĐH
Thơcủa
@nước
Tàinuôi
liệu
học tập và nghiên cứu

BảngHọc
4.3 ðánh
mức Cần
ñộ ô nhiễm
cá tra
thuộc khu vực quận Ô Môn............................................................................... 33
Bảng 4.4 ðánh giá chất lượng nước nuôi cá tra theo giai ñoạn nuôi ................. 34
Bảng 4.5 ðánh giá chất lượng nước nuôi cá tra theo mật ñộ nuôi..................... 35
Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Aeromonas spp và Pseudomonas spp
của nước nuôi cá tra khu vực quận Ô Môn........................................................ 36
Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp, Pseudomonas spp và nhiễm ghép
của nước nuôi cá tra khu vực Ô Môn. ............................................................... 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp, Pseudomonas spp và nhiễm ghép
của nước nuôi cá tra theo giai ñoạn nuôi. .......................................................... 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp, Pseudomonas spp và nhiễm ghép
của nước nuôi cá tra theo mật ñộ nuôi............................................................... 40

vi


Danh Sách Hình
Trang
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh trên cá .....................................6
Hình 2.2 Vi khuẩn Aeromonas spp..................................................................12
Hình 2.3 Vi khuẩn Pseudomonas spp...............................................................17
Hình 2.4 Hình dáng bên ngoài của cá tra..........................................................20
Hình 2.5 Cá tra bị bệnh xuất huyết...................................................................20
Hình 4.1 Khuẩn lạc Aeromonas spp trên môi trường MC.................................42
Hình 4.2 Phản ứng O/F của vi khuẩn Aeromonas spp .....................................42
Hình 4.3 Phản ứng Urease ...............................................................................42

Hình 4.4 Phản ứng Indol ..................................................................................42
Hình 4.5 Khuẩn lạc Pseudomonas spp trên môi trường MC.............................43
Hình 4.6 Phản ứng O/F của vi khuẩn Pseudomonas spp...................................43

Trung tâm
Liệu
Cần
Thơ
Tài liệu học
tập và nghiên cứu
HìnhHọc
4.7 Phản
ứngĐH
Citrate
của vi
khuẩn@Pseudomonas
spp .............................43

vii


Tóm Lược
Kết quả phân tích 52 mẫu nước. Cho thấy nồng ñộ Coliform của nước nuôi
thủy sản vươt mức qui ñịnh theo thông tư 01/2000/TT-BTS của Bộ Thủy Sản với tỷ
lệ cao chiếm 73,08%. Nước nguồn có mức ñộ ô nhiễm Coliform >10 lần qui ñịnh
chiếm tỷ lệ 62,5%.
Nước ao nuôi cá thịt có tỷ lệ nhiễm Coliform rất cao là 80,65%, nước ao nuôi
cá giống có tỷ lệ nhiễm thấp 45,45%. ðối với nước ao nuôi ở mật ñộ thích hợp có tỷ
lệ nhiễm Coliform khá cao với tỷ lệ 65%, còn nước nuôi ở mật ñộ cao có tỷ lệ
nhiễm Coliform là 77,27%.


Trung

Tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp và Pseudomonas spp trong nước khá cao chiếm
tỷ lệ 86,54%. Trong ñó nước nguồn có tỷ lệ nhiễm là 80%, còn nước ao nuôi có tỷ
lệ nhiễm cao hơn chiếm tỷ lệ 88,1%. Trong giai ñoạn cá giống thì tỷ lệ nhiễm
Aeromonas spp là 27,27%, Pseudomonas spp là 18,18% còn tỷ lệ nhiễm ghép là
27,27%. Còn ñối với nước ao nuôi cá thịt tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp với tỷ lệ
35,48%, nhiễm Pseudomonas spp là 41,94% và nhiễm ghép là 16,13% cao hơn
nướcHọc
ao nuôi
cá giống.
nuôi ở@
mậtTài
ñộ thích
có tỷtập
lệ nhiễm
Aeromonas
tâm
Liệu
ĐHNước
CầnaoThơ
liệuhợp
học
và nghiên
cứu
spp là 30%, Pseudomonas spp 45% và nhiễm ghép là 10%. ðối với nước ao nuôi ở
mật ñộ cao có tỷ lệ nhiễm Aeromonas spp là 36,36%, Pseudomonas spp và nhiễm
ghép cùng tỷ lệ là 27,27%.


viii


Chương 1
ðẶT VẤN ðỀ
Trong các loài cá nuôi phổ biến hiện nay ở ðồng Bằng Sông Cửu Long, cá
tra (Pangasuis hypophthalmus) là loài chiếm ưu thế nhất bởi vì nó dễ nuôi, kích
thước lớn, tăng trọng nhanh, dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn nên có thể nuôi
ở mật ñộ cao với các loại hình thuỷ vực khác nhau từ ao hồ nhỏ, hồ lớn, cho ñến
những bè thả trên sông. Ngoài ra, cá tra là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của tỉnh An Giang, ðồng Tháp, Cần Thơ… vào thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản.
Với những ñặc ñiểm thuận lợi, cá tra ngày càng ñược người dân ưa chuộng và nuôi
nhiều.

Trung

ðặc biệt, ñây là loài có sức sống cao trong vận chuyển, nên chúng còn là
nguồn thực phẩm tươi sống có thể cung cấp ñến nhiều nơi, có thể nói ñây là loài có
khả năng cung cấp thêm chất ñạm thay thế cho nhiều loài cá khác ñáp ứng ñầy ñủ
nhu cầu thực phẩm cho nhân dân. Tuy nhiên, do mức ñộ thâm canh ngày càng cao,
nhưng trình ñộ kỹ thuật người dân không ñồng ñều, cùng với việc nuôi mang tính tự
phát, không ñảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm ảnh hưởng xấu ñến môi trường nuôi nên
dẫn ñến
việc
xuất ĐH
hiện một
số bệnh
Trong
ñó và
môi nghiên

trường nước
tâm
Học
Liệu
Cần
Thơnguy
@ hiểm
Tài cho
liệucá.học
tập
cứu
là một trong những nguyên nhân chứa ñựng các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi
rút, nấm và ký sinh trùng gây bệnh cho cá.
Vì vậy việc nghiên cứu các vi sinh vật gây bệnh có trong môi trường nước
nuôi cá tra là một việc làm cần thiết ñể giúp người nuôi hạn chế ñược tác hại do vi
khuẩn gây ra và có những giải pháp cải thiện môi trường ao nuôi. ðược sự ñồng ý
của khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường ðại Học Cần Thơ. Tôi tiến
hành thực hiện ñề tài: “Khảo Sát Một Số Chỉ Tiêu Vi Sinh Vật Của Nước Ao
Nuôi Cá Tra Tại Quân Ô Môn – Tp. Cần Thơ”.
Mục tiêu của ñề tài:
ðánh giá chất lượng nước trong ao nuôi.
Xác ñịnh một số chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá có trong môi trường ao
nuôi.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. ðặc ñiểm sinh học cá tra

2.1.1. Lịch sử phát triển nghề nuôi cá tra

Trung

Nhà nước ta rất chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm có một cơ cấu
thuỷ sản bền vững về nguồi lợi, góp phần bảo ñảm an ninh lương thực, xoá ñói
giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao ñộng. Chính vì thế, nuôi
trồng thuỷ sản ñã trở thành nghề sản xuất phổ biến trong cả nước và chiếm vị trí
quan trọng hàng ñầu ñưa xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh hơn hai thập kỷ qua.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản thu hút 60 vạn lao ñộng, diện tích nuôi trồng ñạt 1 triệu
ha với sản lượng trên 800 nghìn tấn, là nguồn cung cấp chính cho hoạt ñộng chế
biến và xuất khẩu, sản phẩm có sản lượng và diện tích nuôi trồng lớn nhất là tôm, cá
basa và cá tra. Nghề nuôi cá nước ngọt gần ñây phát triển mạnh do mở rộng thị
trường xuất khẩu và ñạt ñược nhiều tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cũng như kỹ
thuật nuôi trồng. Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ ñã cho phép các ñịa phương
chuyển ñổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển một phần diện tích trồng lúa và
trồngHọc
màu Liệu
kém hiệu
quảCần
sang Thơ
nuôi trồng
thuỷ liệu
sản theo
Nghị
quyết
09/NQ-CP
tâm
ĐH
@ Tài

học
tập
và sốnghiên
cứu
ngày 15/6/2001 của chính phủ (Lê Minh Nghĩa và ctv, 2003).
Theo Vũ Văn Dũng (2007) việc chuyển ñổi diện tích trồng lúa năng suất thấp và ñất
hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả rõ ràng, giá trị thu nhập tăng
4-10 lần so với trồng lúa (Trương Văn Hiểu, 2007).
Từ giữa thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt ñầu xuất hiện ở ñồng bằng Nam
Bộ, ñối tượng nuôi chính là cá tra, do ñặc tính chịu ñựng ñược môi trường khắc
nghiệt. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra ñược bắt ñầu từ năm 1978 và ñến năm
1999, sản lượng cá bột sản xuất nhân tạo ñã cao hơn số lượng những năm trước vớt
ngoài tự nhiên. Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu, con cá tra ñã tìm ñược thị
trường thì nghề nuôi cá tra như bước sang một trang mới.
Ở miền Nam, cá tra nuôi ao những năm 90 chỉ ñạt khoảng 7-8 tấn/ha thì ñến
năm 1999 một số hộ nuôi cá tra ñiển hình ñạt ñến 30-40 tấn/ha/vụ, có ñiểm ñạt 7080 tấn/ha/vụ, gần ñây với mật ñộ 20 con/m2, năng suất cá tra nuôi 1 ha diện tích mặt
nước có thể ñạt 200 tấn (Dương Nhựt Long, 2004).
Vũ Văn Dũng (2007). Nuôi cá tra trong ao hầm bình quân ñạt năng suất 5080 tấn/ha, nuôi trong ao bãi bồi ñạt 100-200 tấn/ha, cá biệt với những ao có ñộ sâu
3-5 m, thả cá giống lớn, mật ñộ cao, thay nước thường xuyên và có hệ thống quạt

2


khí có thể ñạt năng suất trên 300 tấn/ha/vụ, nếu nuôi 2 vụ một năm có thể ñạt năng
suất 600 tấn/năm (Trương Văn Hiểu, 2007).
2.1.2. ðặc ñiểm phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Siluroformes
Họ: Pangasidae
Giống: Pangasius

Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878.
2.1.3. Hình thái và sinh lý
Cá tra là loài có kích thước lớn, da trơn không vẫy. Thân dài, vây lưng và
ñuôi có màu xám, vây ngực có ngạch và có ñộc tố. Miệng rộng và có 2 ñôi râu dài,
bụng cá có màu trắng. Cá con có một sọc ñen chạy dọc hai bên thân và hai sọc ñen
bên dưới hai ñường biên thân.

Trung

Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống ñược trong vùng nước hơi
lợ (nồng ñộ muối 7-10‰), có thể chịu ñựng ñược nước phèn pH >5, pH thích hợp
tâm
Học
Liệu
Cầnhợp
Thơ
o Tài liệu học tập và nghiên ocứu
C, cá tra dễ chết ở nhiệt ñộ thấp dưới 15 C
cho cá
từ 7-8,
nhiệtĐH
ñộ thích
26-30@
o
nhưng có thể chịu nóng tới 39 C.
Ngoài ra cá tra có cơ quan hô hấp phụ (hô hấp bằng bóng khí và da) nên cá
tra có khả năng sống tốt trong ñiều kiện nước ñọng, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng
oxi hoà tan thấp. Ngoài tự nhiên cá có thể sống trong ñiều kiện thiếu oxi kéo dài vì
kích thước hồng cầu của cá bé, lượng hồng cầu nhiều nên vận chuyển một lượng oxi
cao.

2.1.4. Phân bố và môi trường sống
Theo Roberts và Vidthayanon (1991) khu vực phân bố tự nhiên của cá tra
giới hạn từ sông Mekông, Chao Praya và có thể ở những vùng trũng của sông
Mekông thuộc Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (Thoại Sơn, 2006).
Ở Việt Nam, cá tra phân bố từ khu vực Bình Thuận trở vào, hiện nay cá ñược
nuôi ở miền Bắc, Trung và Nam. ðặc biệt cá phân bố nhiều ở ðồng Bằng Sông
Cửu Long.
Cá tra phân bố ở các tầng nước và có thể sống ở các thuỷ vực nước tĩnh,
nước chảy. Môi trường sống của cá tra là ghềnh thác, bờ sông có bãi cát. Ngoài ra
người ta còn thấy chúng ở những lòng sông sâu nhiều ñá và kênh gạch hoặc ở trong

3


ao. Loài cá này sinh sống chủ yếu dọc theo sông Mekông, nhiều nhất ở Campuchia,
Lào, Việt Nam. Cá tra tập trung ở những chỗ nước sâu vào mùa khô khi dòng sông
ñã hạ rất thấp mực nước (Thoại Sơn, 2006). Chúng là loài cá di cư, vào mùa lũ khi
mực nước dâng cao cá di chuyển về vùng thượng nguồn ñẻ trứng. Khi mực nước
sông xuống thấp cá trở về vùng hạ nguồn ñể tìm nơi cư trú (Nguyễn Thị Thu Ba,
2007).
2.1.5. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá tạp, sử dụng ñược các loại thức ăn khác nhau: bèo cám, rau
muống, cám gạo, ngũ cốc… Nếu cho cá ăn thức ăn có nguồn gốc ñộng vật thì chúng
lớn rất nhanh, ñặc biệt là khi nuôi trong ao (Thoại Sơn, 2006).
Giai ñoạn cá bột mới nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
Giai ñoạn cá giống: cá ăn sinh vật phù du, ấu trùng của giáp xác.
Giai ñoạn trưởng thành: ăn mùn bã hữu cơ, ăn xác ñộng thực vật.
Cá tra có ñặc tính ăn những con cá nhỏ hơn (Thoại Sơn, 2006). Vì thế
khi cá tra ăn hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống và thể hiện rõ tính ăn thịt và
ăn lẫn nhau.


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong quá trình nuôi ở giai ñoạn cá con người ta có thể cho ăn: cám gạo, bột
ñậu nành, bột sữa và cũng có thể cho ăn thức ăn tổng hợp.
2.1.6. ðặc ñiểm sinh trưởng
Cá tra có tốc ñộ tăng trưởng tương ñối nhanh, giai ñoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài. Cá bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 0,1-1,1 cm,
sau 14 ngày ương ñạt 2,0-2,3 cm và trọng lượng 520 mg. Cá 5 tuần tuổi ñạt 1,3-1,5
cm, chiều dài 5-6 cm. Cá ương trong ao, sau 2 tháng ñạt chiều dài 10-12 cm (1415g). Trong ao nuôi sau một năm cá có thể ñạt trọng lượng 1-1,5 kg/con và trong
những năm sau cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.7. ðặc ñiểm sinh sản
Cá tra không sinh sản trong ao nuôi, tập tính sinh sản là loài di cư ñi ñẻ, ñẻ
trứng dính, sinh sản 1-2 lần/năm.
Theo Cacot (1999) phải mất hơn 3 năm cá tra cái mới có khả năng ñộng dục,
dù nuôi trong bè, ao hồ hay sống ngoài tự nhiên. Khó có thể xác ñịnh khả năng
ñộng dục của cá tra bằng kích cở, ngoại hình. Song người ta có thể nhận biết tương
ñối khi cá tra dài khoảng 54 cm và cân nặng tối thiểu 3-4 kg (Thoại Sơn, 2006).

4


Trong tự nhiên cá thành thục và sinh sản vào cuối tháng 4 và ñầu tháng 5 âm
lịch. Ðàn cá ñẻ tự nhiên ñẻ không ñồng loạt nên thời gian xuất hiện cá bột trên sông
cũng kéo dài 3-4 ñợt trong vòng 2 tháng. Chưa phát hiện ñược cá tra tái thành thục
trong tự nhiên. Ðối với cá tra nuôi vỗ cho sinh sản nhân tạo ở các tỉnh miền Nam
(từ Ðà Nẵng trở vào) mùa vụ thành thục của cá bố mẹ và bắt ñầu cho ñẻ từ tháng 23 trở ñi, mùa vụ sinh sản có thể kéo dài tới tháng 10. Sau lần sinh sản thứ nhất, cá
có thể tái thành thục trở lại và ñẻ tiếp lần thứ hai. Cá tra bố mẹ tái thành thục 1-2
lần trong năm, thời gian ñể cá tái thành thục từ 1-2 tháng.
Nhiệt ñộ nước thích hợp nhất cho cá tra trong mùa vụ ñẻ từ 28-30oC. Nếu
nhiệt dộ thấp hơn 24oC thì trứng cá khó nở, do phôi cá không phát triển ñược. Nếu

nhiệt ñộ cao quá 32oC thì trứng bị ung ().

Trung

Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài
thì khó phân biệt ñược cá ñực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục tuyến sinh dục, cá ñực
phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào.
Tuyến sinh dục của cá tra bắt ñầu phân biệt ñực cái từ giai ñoạn 2 tuy màu sắc chưa
khác nhau nhiều. Các giai ñoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng có
màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng
tâm
Học Liệu
ĐHBa,Cần
Thơ
@làTài
liệumắn
học
và nghiên
cứu
sữa (Nguyễn
Thị Thu
2007).
Cá tra
một loài
ñẻ, tập
khả năng
ñẻ trứng của
chúng tuỳ thuộc vào ñộ tuổi. Sức sinh sản của chúng là 150000-200000 trứng/kg cá
cái.
2.1.8. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh cho cá

ðịnh nghĩa bệnh:
Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến ñổi
xấu của môi trường xung quanh. Cơ thể nào thích ứng thì tồn tại, không thích ứng
thì mắc bệnh và chết. Hay nói cách khác, bất cứ một sự thay ñổi trạng thái nào ñó
của cơ thể hoặc một bộ phận cơ quan nào ảnh hưởng ñến chức năng sinh lý của cơ
thể sinh vật ñược gọi là bệnh (Từ Thanh Dung, 1999).
Bệnh cá là một vấn ñề rất ñược quan tâm trong nuôi tăng sản với mật ñộ cao.
Bởi vì trong nuôi tăng sản ở mật ñộ cao sẽ làm tăng khả năng tiếp xúc giữa cá và ký
sinh trùng, ñồng thời cũng tạo ñiều kiện cho ký sinh trùng tăng nhanh trong một
nhóm cá. Tuy nhiên muốn bệnh xảy ra ñòi hỏi có nhiều ñiều kiện ràng buộc. Theo
Aquacop (1977) cho rằng tình trạng khoẻ mạnh hay bệnh tật của một ñộng vật ñược
xác ñịnh như là sự thăng bằng giữa nguyên nhân gây bệnh và sức ñề kháng của cá
(Phạm Hoàng Sanh, 1998).

5


Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều gồm các yếu tố môi trường, chất lượng
thức ăn, mầm bệnh có trong môi trường, bản thân ký chủ… Bệnh xuất hiện là do sự
tác ñộng của 3 yếu tố chính: mầm bệnh - ký chủ - môi trường. Bệnh xảy ra khi có
sự mất cân bằng của ba yếu tố trên. Trong mối quan hệ giữa 3 yếu tố này, yếu tố
môi trường giữ vai trò rất quan trọng, nó ñiều khiển mối quan hệ giữa vật chủ và
mầm bệnh theo hướng có lợi hoặc bất lợi.

Mầm bệnh

Ký chủ
Bệnh

Môi trường


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh trên cá

Môi trường sống: gồm nhiệt ñộ, O2, pH, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng…
Những nhân tố này thay ñổi bất lợi cho cá và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tác nhân
gây bệnh, dẫn ñến cá dễ mắc bệnh.
Mầm bệnh: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và những sinh vật gây bất lợi
khác.
Ký chủ: có sức ñề kháng hoặc mẫn cảm với tác nhân gây bệnh làm cho cá
chống lại ñược bệnh hoặc dễ mắc bệnh.
Nếu ñảm bảo ñúng kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường nuôi tốt cá sẽ khoẻ
mạnh và mau lớn, khả năng kháng bệnh cao. Trong ñiều kiện môi trường nuôi thay
ñổi ñột ngột, sẽ ảnh hưởng ñến khả năng nhiễm bệnh của cá.
Cá là ñộng vật lệ thuộc lớn vào ñiều kiện môi trường, cho nên quản lý môi
trường là rất quan trọng, hạn chế tối ña các nhân tố gây bệnh có trong môi trường
nuôi. Vì cá nhạy cảm ñối với bệnh hơn các ñộng vật trên cạn.

6


2.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trên cá trong và ngoài nước
2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn trên thế giới ñã ñược bắt ñầu từ rất lâu,
năm 1894 nhà khoa học người ðức Emmerich và Weibel ñã tìm ra loài vi khuẩn
Aeromonas salmonicida tại những trại ương cá ở ðức.
Tiếp theo ñó một số giống loài Aeromonas khác lần lượt ñược công bố.
Trong hệ thống danh sách các loài vi khuẩn của Bergey (1984) ñã công bố rất nhiều
loài Aermonas như: Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas sobria,
Aeromonas samonicida, Aeromonas allosacharophila, Aeromonas eteropetogenes,

Aeromonas ichthiosmia, Aeromonas veronii… Tuy nhiên trong số những loài ñó chỉ
có một số loài có khả năng gây bệnh cho cá nuôi ñó là những loài Aeromonas
allosacharophila, Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas sobria
riêng ñối với vi khuẩn Aeromonas veronii các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng
gây bệnh cho cá, nhưng theo những nghiên cứu thì vi khuẩn này chỉ có thể gây bệnh
cho cá khi mật ñộ của chúng lên ñến 107tb/ml vấn ñề này ñược ñiều tra từ những
con cá hồi ðại Tây Dương bị những vết thối rữa trên thận.
TheoLiệu
nghiênĐH
cứu Cần
của cácThơ
nhà khoa
học có
5 loài
vi khuẩn
Pseudomonas
Trung tâm Học
@ Tài
liệu
học
tập và
nghiên ñã
cứu
ñược mô tả có khả năng gây bệnh cho cá ñó là: Pseudomonas fluorescens,
Pseudomonas anguilli septica, Pseudomonas chlororaphis, Pseudomonas
caligennes và Pseudomonas putida thêm vào ñó một vài loài Pseudomonas có khả
năng gây bệnh nhưng không ñược xác ñịnh loài cụ thể (Brian Austin và Dawn
Austin, trích dẫn từ Cao Tuấn Anh, 2005).
Theo tài liệu của Post vi khuẩn gây bệnh trên cá ñược phát hiện ñầu tiên vào
1984. Mặc dù vi khuẩn ở ñộng vật thuỷ sản phân lập ñược rất nhiều nhưng gây

bệnh trên cá nước ngọt chủ yếu là nhóm vi khuẩn Aeromonas spp và Pseudomonas
spp.
Năm 1986 Austin và Austin cho rằng Aeromonas hydrophila là nguyên nhân
của một vài tình trạng bệnh khác nhau như thối vây và bệnh ñốm ñỏ. Sinh vật này
thường liên kết với mầm bệnh khác như Aeromonas samonicida. Bệnh ñốm ñỏ là
biểu hiện của sự có mặt của những vết thương trên da, ñặc biệt xuất huyết ở mang
và hậu môn, loét, ung mũ, lồi mắt, phình bụng. Bên trong xoang bụng tích tụ dịch
loãng, gây thiếu máu và tổn thương các cơ quan như thận, gan (Cao Tuấn Anh,
2005).

7


Tuy nhiên khi xem xét bệnh cá cần phải tìm hiểu thật kỹ nhằm xác ñịnh
chính xác nguyên nhân và tác nhân gây ra bệnh cho cá. Theo Galina Jeney,
Zigmond Jeney (1997) cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xuất huyết: do
vi khuẩn (Aermonas và Pseudomonas), do xây xát hoặc chấn thương cơ học, do
thiếu vitamin C, vitamin A, hoặc một số vitamin khác, do ñộc tố môi trường. Do ñó
khi nghiên cứu bệnh cần phải xem xét rất nhiều nhân tố mới có thể chẩn ñoán ñúng
bệnh (Phạm Hoàng Sanh, 1998).
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Nhiễm khuẩn là sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong cơ thể ký chủ ñồng
thời có sự tương tác giữa vi khuẩn và ký chủ ñể giành ưu thế. Sự tranh ñua này nếu
vi khuẩn thắng thì chúng tiếp tục phát triển gây tổn thương và tạo sự nhiễm khuẩn
có thể làm ký chủ chết, nếu ký chủ thắng thì vi khuẩn bị tiêu diệt và sự nhiễm khuẩn
không xảy ra. Tất nhiên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể ký chủ có thể gây nên sự
nhiễm khuẩn hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh tác ñộng (Từ
Thanh Dung, 1999).

Trung


Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào khả năng gây bệnh của vi khuẩn ñối với cơ thể
cá mà cá có thể bệnh hay không. Theo Ngô Thuần Vương (1987) cho rằng vi khuẩn
tâm
Liệu
ĐH
Tàikhuẩn
liệu hay
học
tập ởvà
cứu
xâm Học
nhập vào
cơ thể
ký Cần
chủ tạoThơ
nên sự@
nhiễm
không,
mứcnghiên
ñộ nào còn
tuỳ thuộc vào khả năng gây bệnh của vi khuẩn (Cao Tuấn Anh, 2005).
Theo tài liệu nghiên cứu của Từ Thanh Dung, (1999) tỉ lệ hao hụt của bệnh
trắng da tại tỉnh An Giang là 40-90% mức hao hụt lớn nhất có thể là 100% ñối với
cá hương và cá giống. Tác giả cũng cho rằng quá trình bệnh trắng da xuất hiện ñến
lúc cá chết quá ngắn, sức sống của cá rất yếu (nhất là cá hương, giống) không ñủ
thời gian ñể thuốc ngấm vào cơ thể cá phát huy tác dụng diệt mầm bệnh. Nên cần
phải xem trọng biện pháp phòng bệnh này.
Loan và ctv (2000) ñã thu mẫu cá Tra nuôi ao và bè tại các vùng nuôi thuộc
huyện Hồng Ngự (ðồng Tháp), Mộc Hoá (Long An), tỉnh Vĩnh Long và tỉnh An

Giang và phân lập vi khuẩn trên các ñối tượng trên. Kết quả cho thấy một số loài vi
khuẩn gây bệnh chủ yếu là: Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae, Aeromonas
sobria và một số loài khác như Pseudomonas fluorescen, Edwardsiella tarda (Tạp
chí thuỷ sản, 2004). Năm 1994 Bùi quang Tề và Vũ Thị Tám khẳng ñịnh rằng bệnh
xuất huyết ở cá ba sa là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên (Cao Tuấn
Anh, 2005) .

8


Từ những kết quả nghiên cứu của Phan Văn Ninh và ctv (1993) cho thấy
rằng Streptococus spp gây nên bệnh ñỏ mỏ, ñỏ kỳ ở cá basa: Staphylococcus
epidermidis gây bệnh cụt vây cụt ñuôi ở cá basa: Aeromonas spp gây bệnh tuột vẩy
ở cá he (Phạm Hoàng Sanh, 1998).
Những nghiên cứu tiếp theo của Từ Thanh Dung 1996-1997 cho rằng bệnh
xuất huyết thường xuất hiện vào lúc giao mùa (11-12 dương lịch) và vào mùa khô
(2-3 dương lịch), do shock hoặc do môi trường có hàm lượng chất hữu cơ cao. Có
thể chia ra các dạng sau: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Pseudomonas spp, ký
sinh trùng, bệnh lở loét EUS (Epizoolic Ulcerative Syndrome) và chấn thương cơ
học.
Như vậy, trong quá trình ương nuôi công tác phòng bệnh là rất quan trọng,
ñể cho cá có sức ñề kháng tốt với một số bệnh người ta ñã áp dụng nhiều cách khác
nhau chẳng hạn như: cung cấp thức ăn cho cá với khẩu phần ăn hợp lý, giữ cho môi
trường không bị ô nhiễm, ñịnh kỳ bổ sung vitamin, khoáng, ñịnh kỳ bón vôi, vệ sinh
ao nuôi… Việc bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn cho cá cũng là cách cải thiện
khả năng ñề kháng của cá.
Theo Bùi Quang Tề và Vũ Thị Tám (1994) nhấn mạnh bệnh do vi khuẩn gây

Trung tâm
Liệutrọng,

ĐHbệnh
Cần
Tàilanliệu
nghiên
thiệtHọc
hại nghiêm
rất Thơ
khó trị@
và lây
nhanhhọc
(Caotập
Tuấnvà
Anh,
2005). cứu
2.3. Chỉ tiêu coliform
Nuớc là nhu cầu cho hoạt ñộng sống của tế bào, mô bào, cơ thể, nhu cầu cho
sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là rất lớn và tăng rất nhanh theo
sự phát triển của xã hội loài người.
Việt Nam nằm trong vòng khí hậu nhiệt ñới, do ñó thiên nhiên ñã ưu ñãi cho
một khối lượng mưa rất dồi dào. Việt Nam có mạng lưới sông, suối rất lớn và phân
bố khá ñồng ñều trên toàn lãnh thổ. Mặt khác, chúng ta ñang ñương ñầu với sự ô
mhiễm nước ngọt nghiêm trọng từ những hoạt ñộng công nghiệp, nông nghiệp và
sinh hoạt. Nhiều dòng sông trước ñây là nguồn cung cấp nước thiên nhiên rất trong
sạch, nay bị ô nhiễm rất nặng, ñến mức các loài thuỷ sản cũng không phát triển
trong ñó (Nguyễn ðức Lượng, 2003).
Tổ chức y tế thế giới ñịnh nghĩa sự ô nhiễm là “ việc ñưa các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường ñến mức có khả năng gây tác hại ñến sức khoẻ con
người, ñến sự phát triển của vi sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
Theo ñịnh nghĩa này, các tác nhân gây ô nhiễm gồm chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn). Tuy nhiên, môi trường ñược gọi là ô nhiễm


9


nếu trong ñó nồng ñộ hoặc cường ñộ các tác nhân trên ñạt ñến mức có khả năng gây
tác ñộng xấu ñến con người, sinh vật, vật liệu… (Nguyễn ðăng Tuấn, 2007).
Ô nhiễm trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng phần lớn là do những
tập quán phản vệ sinh, do các hoạt ñộng nông nghiệp với những phương thức canh
tác khác nhau và do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã vào lòng ñất hay thải
trực tiếp vào các thủy vực, do những chất gây ô nhiễm từ không khí lắng xuống
lòng ñất… Trong những nước công nghiệp phát triển, ô nhiễm ñất thường do việc
sử dụng phân bón hóa học, các chất ñiều hòa sinh trưởng, các thuốc bảo vệ thực
vật… Trong khi ñó, ở các nước ñang phát triển, ô nhiễm ñất và các nguồn nước gây
ra bởi những tác nhân sinh học như các loài vi sinh vật gây bệnh và chúng luôn tạo
ra những tình trạng căng thẳng (Lê Bá Huy, 2000).
Theo Lê Trình (1997) có nhiều nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt và nước
ngầm. Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm là do hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, ngư nghiệp và sinh hoạt của con người tạo nên (Nguyễn ðăng Tuấn, 2007).
Khi muốn xác ñịnh một môi trường nào ñó có bị ô nhiễm vi sinh vật hay
không người ta không khảo sát sự tồn tại của tất cả các nguồn vi sinh vật gây bệnh
mà chỉ khảo sát một vài ñại diện nào ñó gọi là vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị:

Nhóm Coliform ñặc trưng là E.coli
Nhóm Streptococci ñặc trưng là Streptococcus fecalis
Nhóm Clostridia ñặc trưng là Clostridium perfringens
Trong 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị thường dùng nhất là Coliform, vì chúng là
nhóm vi sinh vật quan trọng nhất (chiếm 80% số vi khuẩn) và có ñầy ñủ các tiêu

chuẩn của loại vi sinh vật lý tưởng, dể dàng ñược xác ñịnh hơn trong ñiều kiện thực
ñịa so với các vi sinh khác (Nguyễn ðăng Tuấn, 2007).
Coliform là trực khuẩn Gram âm, không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ
ý, có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48giờ khi ñược ủ ở 370C trong môi
trường Lauryl Sulphate Broth (LSB) và môi trường Brilliant Green Bile Lactose
Broth (BGBL). Nhóm Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người,
ñộng vật.
Số lượng Coliform trong mẫu nước ñược xác ñịnh theo phương pháp MPN
(Most Probable Number), còn ñược gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay
phương pháp chuẩn ñộ. ðây là phương pháp dùng ñể ñánh giá số lượng vi sinh vật

10


theo số lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một ñơn vị thể tích
mẫu. Là phương pháp ñịnh lượng dựa trên kết quả ñịnh tính của một loạt thí
nghiệm ñược lập lại ở một số ñộ pha loãng khác nhau. Phương pháp này dựa vào
nguyên tắt pha loãng mẫu thành một dãy thập phân, ñược ủ trong ống nghiệm chứa
môi trường thích hợp có ống bẩy khí Durham. Mỗi nồng ñộ pha loãng ñược ủ 3
ống lập lại. Theo dõi sự sinh hơi và ñổi màu ñể ñịnh tính sự hiện diện trong từng
ống thử nghiệm, ñây là các ống dương tính. Ghi nhận số ống nghiệm cho phản ứng
dương tính ở mỗi nồng ñộ pha loãng và dựa vào bảng MPN ñể suy ra số lượng
Coliform trong 1ml mẫu ban ñầu (Trần Linh Thước, 2003).
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước mặt của Việt Nam (TCVN 5942 1995) dựa trên nồng ñộ Coliform.
Giá trị giới hạn

Thông số

ðơn vị


Coliform

MPN/100ml

A
5000

B
10000

Ghi chú:
Cột A áp dụng ñối vơi nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá
trình sử lý theo quy ñịnh).
Cột B áp dụng ñối với nước mặt dùng cho mục ñích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi
trồng thuỷ sản có quy ñịnh riêng.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 2.2 Giá trị giới hạn cho phép về nồng ñộ Coliform trong vùng nước ngọt nuôi
thủy sản (theo thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ
Thủy Sản)
Thông số
ðơn vị
Giá trị giới hạn
Coliform

MPN/100ml

5000

Nguồn: Nguyễn Dương Thạo, (2007)


2.4. Một số loài vi khuẩn gây bệnh có trong nước
2.4.1. Vi khuẩn Aeromonas
Giống Aeromonas thuộc họ Vibrionaceae, là những vi khuẩn phổ biến trong
nước ngọt và thường gây bệnh trên cá nuôi lẫn cá tự nhiên. Chúng gồm có hai
nhóm tách biệt: nhóm ưa lạnh không di ñộng, ñó là Aeromonas salmonicada và
nhóm ưa ấm, di ñộng gồm có Aeromonas hydophila, Aeromonas caviae, Aeromonas
sorbia.
Theo Knochet (1989), Aeromonas có mặt khắp nơi trong môi trường nước
ngọt, nhưng cũng có thể phân lập ñược từ nước mặn và nước lợ, từ thịt, cá và thực
phẩm thuỷ sản, kem và nhiều thực phẩm khác (Tài liệu kỹ thuật thuỷ sản FAO,
2003).

11


Những vi khuẩn này cư ngụ chủ yếu trong ruột cá. Sự hiện diện của chúng
không ñủ làm cho bệnh biểu hiện và stress ñược cho là nhân tố góp phần bùng phát
bệnh mà nguyên nhân là Aeromonas. Ở người, Aeromonas ñược coi là vi khuẩn cơ
hội.
Hình thái và ñặc tính nuôi cấy
Aeromonas là vi khuẩn hình que ngắn, Gram âm, không sinh nha bào, kích
thước 0,5 x 1-1,5 µm, là vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện.
Trong môi trường lỏng sau 24giờ phát triển làm ñục ñều, trên mặt có một lớp
ván mỏng, nhớt, sau vài ngày lớp màng chìm xuống.
Trên môi trường thạch khuẩn lạc tròn, rìa ñều, hơi lồi, ướt, nhẵn bóng, màu
vàng rất nhạt.
Aeromonas phát triển tốt ở nhiệt ñộ 20-370C, pH thích hợp từ 7,1-7,2 và bị
tiêu diệt ở 600C trong 30 phút.


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2 Vi khuẩn Aeromonas spp
(www.fam.br)

ðặc tính sinh hoá
Aeromonas cho phản ứng dương tính với Cytochrome oxidase, Catalase và
lên men ñường trong cả hai ñiều kiện hiếu khí và kỵ khí với sinh hơi hoặc không
sinh hơi.
Chúng cho phản ứng Arginine decarboxylase dương tính, có khả năng phát
triển trên môi trường thạch máu, phát triển tốt ở các nhiệt ñộ: 200C, 300C, và 370C.
Chúng không sinh Urease nhưng sinh Gelatinase và Indol.
Có khả năng thuỷ phân tween 80 nhưng cho phản ứng âm tính với alginase.
Chúng không có khả năng phát quang nhưng có thể sinh acid từ glycerol, mannitol
và glucose...

12


Aeromonas phát triển tốt ở môi trường có chứa 0% NaCl, 3% NaCl nhưng
không thể phát triển ở 6% NaCl trở lên, kháng với Vibriostatic 0/129 (2,4diamino,6,7-di-isopropyl) là phản ứng dùng ñể phân biệt với chủng Vibrio.
Bảng 2.3 Phản ứng sinh hoá phân biệt Vibrio và Aeromonas
Tính chất

Vibrio

Aeromonas

Cần Na+ ñể tăng trưởng


+

-

Oxidase

+

+

Nhạy cảm với Vibrio O/129

+

-

Chiên mao ở một ñầu

+

-

Nguồn: Nguyễn Thanh Bảo, (2005).

Cấu trúc kháng nguyên

Trung

Aeromonas có sự ña dạng trong cấu trúc kháng nguyên. Sự ña dạng chủ yếu
là kháng nguyên O và H. Ewing và ctv (1961) ñã miêu tả có 12 nhóm kháng

nguyên O và 9 nhóm kháng nguyên H. Mỗi nhóm kháng nguyên khác nhau trong
tâm
Họcserotype
Liệu ĐH
Thơ @ Tài
liệucũng
học
và ñộ
nghiên
cứu
số lượng
thêm Cần
vào. Chodyniecki
(1965)
tìmtập
ra mức
của sự ña
dạng kháng nguyên Aeromonas thu ñược từ cùng một ñàn cá thậm chí từ những cơ
quan khác nhau của cùng một cơ thể cá.
Theo Post (1966) và Schaperclaus (1967) cá không tạo miễn dịch với những
giống Aeromonas có cấu trúc kháng nguyên không ñồng nhất (Cipriano, 2001).
Sức ñề kháng
Tachusong và Saitanu (1984) khử hoạt tính của Aeromonas hydrophila bằng
potassium permanganate (PP) ở những nồng ñộ khác nhau tại pH=7, trong ñiều kiện
nước sạch và nước lấy từ ao. Trong nước sạch nồng ñộ 2,5 ppm PP không diệt vi
khuẩn, tuy nhiên ở các nồng ñộ 5 ppm, 50 ppm và 100 ppm PP khử hoạt tính
Aeromonas hydophila trong vòng 120, 15 và 1 phút. Trong nước lấy từ ao, nồng ñộ
5 ppm PP, không diệt ñược vi khuẩn, thời gian diệt Aeromonas hydrophila là 15
phút ở nồng ñô 50 ppm, 5 phút với nồng ñộ 100 ppm và một phút với nồng ñộ 1000
ppm (Hứa Thị Phượng Liên, 2002).

Colberg và Lingg (1978) chỉ ra rằng xử lý ozon với 0,1-1 mg/lit sẽ giết chết
99% vi khuẩn Aeromonas trong 60 giây.

13


Nialkul và ctv (1984) khảo sát sự nhạy cảm của Aeromonas spp phân lập từ
cá nhiễm bệnh, ao nuôi cá và người. Tất cả những vi khuẩn giống Aeromonas nhạy
cảm ñối với những kháng sinh thuộc họ Aminoglycoside, ñặc biệt là Amicacine,
Gentamycine và Tobramycine, nhưng kém nhạy cảm với Streptomycine,
Neomycine và Kanamycine (Cipriano, 2001).
Nhân tố ñộc lực

Trung

Mầm bệnh ñầu tiên là tiếp xúc, tấn công vào vật chủ và sau ñó gây bệnh cho
vật chủ dễ mẫn cảm, ñó là các bước chính ñể phát triển bệnh. Ascencio và ctv
(1998) chỉ ra rằng Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviae và Aeromonas
sobria có khả năng bám chặt vào những dòng tế bào của ñộng vật. Trust và ctv
(1980) cũng chỉ ra rằng Aeromonas hydrophila có sự kết dính ñặc trưng với tế bào
nhân thật (eukaryotic). Hơn nữa, dưới kính hiển vi ñiện tử chứng minh rằng
Aeromonas sản sinh fimbriae (pili) có khả năng dễ dàng bám dính nhưng những cấu
trúc này thì thông thường ñối với những tế bào không quan tâm ñến ñộc lực của
chúng. Dooley và Trust (1988) mô tả bề mặt protein có 4 cạnh bao gồm 52 kD
protein từ ñộc lực ñược phân lập từ Aeromonas hydrophila. Sự tồn tại nhiều cấu
trúc lớp sẽ ngấm vào trong màng tế bào vi khuẩn, ñiều ñó sẽ làm tăng những tế bào
tâm
Học
LiệuSựĐH
Tàisẽliệu

họcsự tập
và nghiên
cứu
không
ưa nước.
tăngCần
áp lựcThơ
bề mặt@
tế bào
làm tăng
ñề kháng
của vi khuẩn
ñối với sự thực bào của bạch cầu.
Kou (1973) ñã tìm ra những nhân tố ñộc lực, không ñộc lực và nhược ñộc
của Aeromonas. Vi khuẩn ñộc lực thì có số lượng nhân tố ñộc tố nhiều hơn không
ñộc tố và nhược ñộc. Olivier và ctv (1981) chỉ ra rằng Aeromonas hydrophila và
Aeromonas sobria sản sinh ra ñộc tố ñường ruột (enterotoxins), ñộc tố gây hoại tử
da (dermonecrotic) và ñộc tố dung huyết (hemolysins). Mặc dù, cả hai loài ñều sản
sinh ñộc tố dung huyết trên thạch máu ở 300C nhưng Aeromonas hydrophila có khả
năng sản sinh ở 100C. Tuy nhiên, sự kết hợp tự nhiên của các nhân tố ñộc lực ñược
tìm thấy ở trong và ngoài loài giữa các giống Aeromonas có thể biểu hiện ñặc ñiểm
bệnh tốt nhất bởi mối quan hệ hiệp ñồng giữa các nhân tố ñộc lực. Thune và ctv
(1982), tìm ra rằng cá da trơn thì chịu ñựng ñược với nội ñộc tố ở nồng ñộ 400µg
nội ñộc tố trên 7,2g cá. Sau ñó chỉ ra rằng dịch chiết chứa ñộc tố phân huỷ protein
nhưng không có ñộc tố dung huyết. Hai loại ñộc tố phân huỷ protein từ dịch chiết
ñó là: một loại dễ bị phân huỷ bởi nhiệt, có LD50 ở nồng ñộ 18 µg protein trên gram
cá và một loại chịu ñược nhiệt, có LD50 ở nồng ñộ 3 µg protein trên gram cá. ðộc
tố phân huỷ protein ñược sản sinh khi ủ ở 37oC.

14



De Figueredo và Plumb (1977) ñã tìm ra rằng những loài Aeromonas ñược
phân lập từ cá bệnh thì có ñộc lực cao hơn vi khuẩn ñược phân lập nước ao
(Cipriano, 2001).
Tính gây bệnh
Walters và Plumb (1980) sự nhiễm trùng huyết do Aeromonas thường bị gián
tiếp bởi stress. Nhiệt ñộ nước cao, sự giảm nồng ñộ oxi hoà tan hoặc tăng nồng ñộ
NH3 và CO2 sẽ thúc ñẩy stress xảy ra ở cá và sự nhiễm Aeromonas tăng nhanh
(Cipriano, 2001).
Bảng 2.4 Thời gian xuất hiện bệnh và tỷ lệ cá chết sau khi gây cảm nhiễm
Nồng ñộ
(CFU/ml)

Thời gian xuất hiện
bệnh (giờ)

Tỷ lệ cá chết
(%)

2,16 x 103

26

54,17

2,16 x 104

18.5


75,00

2,16 x 105

18

79,17

6

2,16 x 10
17
Trung tâm Học Liệu
ĐH Cần Thơ @
Tài liệu học 83,33
tập và nghiên cứu
Nguồn: Ngô Minh Dung, (2007).

Sau khi gây cảm nhiễm, cá bất ñầu chết vào ngày ñầu tiên ở các nồng ñộ
2,16 x 106 CFU/ml, 2,16 x 105 CFU/ml và 2,16 x 104 CFU/ml. Trong ñó nồng ñộ
2,16 x 106 CFU/ml và 2,16 x 105 CFU/ml cá chết tập trung vào ngày thứ nhất với tỷ
lệ 75% và 62,5%. Nồng ñộ 2,16 x 104 CFU/ml cá bất ñầu chết vào ngày ñầu tiên
nhưng chết nhiều vào ngày thứ 2 với tỷ lệ 41,66%. Riêng nồng ñộ 2,16 x 103
CFU/ml xuất hiện cá chết vào ngày thứ 2 và chỉ xuất hiện trong vòng 2 ngày, với tỷ
lệ cá chết khá cao là 54,17% (Ngô Minh Dung, 2007).
Phòng và trị bệnh
Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không ñể cho ñộng vật thủy sản bị
shock do môi trường thay ñổi xấu. ðối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi,
mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo một lần. Vôi có
tác dụng khử trùng và kiềm hòa môi trường nước. Lượng vôi tính trung bình 2kg

vôi nung/10m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và
phía ñầu nguồn nước chảy. ðối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương
pháp phòng tổng hợp. Cũng ñịnh kỳ mùa bệnh 2 tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác

15


rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2kg vôi nung/100m3 nước. Ngoài ra, có thể
bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh.
Trị bệnh: có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn ñể
ñiều trị bệnh.
Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1giờ.
Oxytetracycline nồng ñộ 20-50 ppm.
Streptomycine nồng ñộ 20-50 ppm.
Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn vời thức ăn tinh.
Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1kg cá/ngày.
Streptomycine: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.
Kanamycine: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
2.4.2. Vi khuẩn Pseudomonas
Hình thái và tính chất nuôi cấy

Trung

Pseudomonas là giống thuộc họ Pseudomonadaceae. Chúng có hơn 300 loại,
tâm
Học
Liệu
Cần cây
Thơ
Tài

học vitập
vàcónghiên
thường
sống
trongĐH
ñất, nước,
cối,@
ñộng
vật.liệu
Ở người
khuẩn
thể sống cứu

vùng da ẩm như nách, háng và một số ít ở ruột (Nguyễn Thanh Bảo, 2006). Ở cá
thường phân lập ñược những vi khuẩn: Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas
chlororaphis,
Pseudomonas
anguilliseptica,
Pseudomonas
dermoalba,
Pseudomonas putid từ gan, thận cá. Chúng là những tác nhân gây bệnh cho cá.
Giống Pseudomonas là vi khuẩn Gram âm, hình que hoặc hơi uốn cong,
không sinh bào tử, kích thước 0,5-1,0 x 1,5-5 µm. Chúng di ñộng bằng một hoặc
nhiều tiên mao, dễ mọc ở các môi trường thông dụng. Dinh dưỡng cần thiết cho các
giống Pseudomonas rất ñơn giản, chúng có thể tăng trưởng trên môi truờng chỉ bổ
sung một hợp chất hữu cơ như một nguồn carbon và năng lượng: acetate, pyruvate,
succinate, glucose…
Pseudomonas sinh sắc tố màu vàng-xanh, xanh, xanh nhạt. Giới hạn nhiệt
ñộ phát triển rất rộng từ 4-43oC, thích hợp nhất từ 30-37oC, pH thích hợp 7,0.
Trong môi trường nuôi cấy tự nhiên vi khuẩn sống rất lâu, vi khuẩn bị tiêu diệt sau

1 giờ ở 55oC.
Trên môi trường thạch khuẩn lạc của Pseusomonas có 3 dạng: dạng khuẩn
lạc nhỏ thô ở những chủng phân lập từ ñất, nước. Dạng khuẩn lạc to, trơn, rìa
phẳng, nhô cao và khuẩn lạc có dạng nhày (Trần Linh Thước, 2003).

16


×