Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO sát QUY TRÌNH GIẾT mổ và một số BỆNH TÍCH đại THỂ TRÊN GAN, PHỔIHEO tại PHÂN XƯỞNG sơ CHẾ GIA súc THUỘC xí NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

NGUYỄN KHẮC NHIỆM

KHẢO SÁT QUY TRÌNH GIẾT MỔ VÀ MỘT SỐ
BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN GAN, PHỔI HEO TẠI
PHÂN XƯỞNG SƠ CHẾ GIA SÚC THUỘC
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SỸ THÚ Y

KHẢO SÁT QUY TRÌNH GIẾT MỔ VÀ MỘT SỐ
BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ TRÊN GAN, PHỔI HEO TẠI
PHÂN XƯỞNG SƠ CHẾ GIA SÚC THUỘC
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Cán bộ hướng dẫn:
ThS. Phạm Hoàng Dũng

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Khắc Nhiệm
MSSV: 3064532
Lớp: CN0667A1 (Thú Y K32)

Cần Thơ – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Nhiệm

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát quy trình giết mổ và một số bệnh tích đại thể trên gan, phổi
tại phân xưởng sơ chế gia súc thuộc xí nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố
Cần Thơ;
do sinh viên: Nguyễn Khắc Nhiệm thực hiện tại phân xưởng sơ chế gia súc

thuộc xí nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Cần Thơ
từ 20/8 đến 20/11/2010.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thạc sĩ Phạm Hoàng Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời
khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Thạc sĩ Đỗ Trung Giã, Tiến sĩ Lý Thị Liên Khai đã đóng góp những ý kiến xác thực
góp phần hoàn chỉnh luận văn
Thạc sĩ Trần Nguyên Hùng, Tiến sĩ Trần Ngọc Bích cùng các thầy, cô của khoa,
trường đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm qua
Xin chân thành cảm ơn
Cô Nguyễn Ngọc Dung, Thầy Nguyễn Văn Út, Thầy Phạm Minh Sơn
Cô Bùi Minh Châu, Thạc sĩ, Giảng viên chính, Bộ môn Anh văn, Khoa Sư Phạm
Gia đình anh chị Võ Thanh Huy, Giản Thị Ngọc Mẫn, cựu sinh viên lớp Trồng Trọt
K24 đã tận tình giúp đỡ tôi từ đầu khóa học cho đến khi hoàn thành luận văn này
Cảm ơn người bạn đã đồng hành và giúp đỡ tôi về tinh thần trong suốt 8 năm qua
cho đến khi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng ghi nhớ những chân tình, sự giúp đỡ của các bạn lớp Thú Y Khóa 32.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các bạn lớp Thú Y Khóa 33, 34,
35,36,…
Kính dâng
Ba, má đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan..................................................................................................... ii
Trang duyệt ....................................................................................................... iii
Lời cảm tạ ......................................................................................................... iv
Mục lục ............................................................................................................. v
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh sách hình................................................................................................ viii
Danh sách bảng ................................................................................................. ix
Tóm lược............................................................................................................ x
Mở đầu.............................................................................................................. 1
Chương 1: Lược Khảo Tài Liệu......................................................................... 2
1.1 Cấu tạo và chức năng của phổi............................................................ 2
1.1.1 Cấu tạo của phổi......................................................................... 2
1.1.2 Chức năng của phổi.................................................................... 3
1.2 Tình trạng bệnh lý của phổi................................................................. 3
1.2.1 Tình trạng bệnh lý không do viêm.............................................. 3
1.2.2 Tình trạng bệnh lý do viêm......................................................... 4
1.3 Cấu tạo và chức năng của gan ............................................................. 8
1.3.1 Cấu tạo của gan .......................................................................... 8
1.3.2 Chức năng của gan ..................................................................... 8

1.4 Tình trạng bệnh lý của gan.................................................................. 9
1.4.1 Gan xuất huyết ........................................................................... 9
1.4.2 Gan ứ huyết................................................................................ 9
1.4.3 Gan hoại tử................................................................................. 9
1.4.4 Gan có mủ.................................................................................. 9
1.4.5 Gan vàng.................................................................................... 9
1.4.6 Gan xơ
10
1.5 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng và nguyên tắc vệ sinh lò mổ gia súc 11
1.5.1 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng............................................... 11
1.5.2 Nguyên tắc vệ sinh lò mổ gia súc .............................................. 11
1.6 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 12
1.6.1 Nghiên cứu trong nước.............................................................. 12
1.6.2 Nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 12
Chương 2: Phương Tiện Và Phương Pháp Nghiên Cứu .................................... 13
2.1 Phương tiện........................................................................................ 13
2.1.1 Địa điểm - Thời gian ................................................................. 13
2.1.2 Dụng cụ - Đối tượng nghiên cứu ............................................... 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 13
2.2.1 Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi heo .................................... 13
2.2.2 Khảo sát bệnh tích đại thể trên gan heo ..................................... 16
2.2.3 Khảo sát quy trình giết mổ ........................................................ 17
Chương 3: Kết Quả - Thảo Luận ...................................................................... 19

v


3.1 Kết quả khảo sát và đánh giá quy trình giết mổ ................................. 19
3.1.1 Địa điểm .................................................................................. 19
3.1.2 Bố trí........................................................................................ 19

3.1.3 Công nhân và quy trình giết mổ................................................ 22
3.1.4 Nhận xét................................................................................... 23
3.2 Kết quả khảo sát bệnh tích trên phổi.................................................. 24
3.2.1 Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên phổi khảo sát.............................. 24
3.2.2 Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần và kết hợp trên phổi khảo sát25
3.2.3 Các dạng bệnh bệnh tích thường gặp trên phổi khảo sát ........... 27
3.3 Kết quả khảo sát bệnh tích trên gan................................................... 31
3.3.1 Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên gan khảo sát ............................... 31
3.2.2 Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần và kết hợp trên gan khảo sát31
3.2.3 Các dạng bệnh bệnh tích thường gặp trên gan khảo sát............. 34
Kết Luận Và Đề Nghị....................................................................................... 37
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo ....................................................................... 38

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21

Tựa hình
Trang
Tỷ lệ từng thùy trên phổi heo
14
Ví dụ về cách tính phổi có bệnh tích
16
Heo giữ trong chuồng chờ giết mổ.
17
Sơ đồ hiện trạng Phân xưởng sơ chế gia súc, Xí nghiệp chế
20
biến thực phẩm Thành phố Cần Thơ
Sơ đồ bố trí một ô giết mổ của phân xưởng
21
Toàn cảnh một ô giết mổ
22
Tỷ lệ bệnh tích trên phổi
24

Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần và kết hợp
25
Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần
26
Phổi bình thường
28
Một bên phổi phổi phải bị gan hóa
28
Phổi bị nhục hóa toàn bộ
29
Phổi phải xuất huyết lấm chấm
29
Phổi viêm màng phổi
30
Phổi xẹp
30
Tỷ lệ bệnh tích trên gan
31
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần và kết hợp trên gan
32
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần
32
Tỷ lệ bệnh tích kết hợp
33
Gan xuất huyết tràn lan trên bề mặt
34
Gan ứ huyết dẫn đến xơ gan
34
Gan vàng ở phần lớn các thùy
35

Gan hoại tử màu xám, bề mặt nhám.
35
Gan xơ đốm trắng rải rác trên khắp các thùy gan
36

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tựa bảng
Kết quả khảo sát bệnh tích trên phổi heo
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần và kết hợp trên phổi heo khảo sát.
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần trên phổi heo khảo sát
Tỷ lệ các loại bệnh tích kết hợp trên phổi khảo sát
Tỷ lệ bệnh tích trên gan heo khảo sát
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần và kết hợp trên gan heo khảo sát
Tỷ lệ bệnh tích đơn thuần trên gan heo khảo sát
Tỷ lệ bệnh tích kết hợp trên gan heo khảo sát

viii


Trang
24
25
25
26
31
31
32
33


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
PRRS: Porcine Rereductive Respiratory Syndrom (Hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản).

ix


TÓM LƯỢC
Đề tài thực hiện khảo sát bệnh tích đại thể trên 774 phổi và 774 gan tại phân xưởng
sơ chế gia súc, xí nghiệp chế biến thực phẩm Thành phố Cần Thơ. Nhằm khảo sát
tình hình bệnh trên heo. Phương pháp nghiên cứu là quan sát và ghi nhận. Số phổi
mang bệnh tích là 724, tỷ lệ 93.54%, số phổi không mang bệnh tích là 50, tỷ lệ
6.46%. Số phổi mang bệnh tích đơn thuần là 256, tỷ lệ 35.36% số phổi mang bệnh
tích. Loại bệnh tích đơn thuần chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp (so với số phổi mang
bệnh tích đơn thuần) là viêm phổi nhục hóa (35.94%), viêm phổi gan hóa (29.30%),
… thấp nhất là phổi viêm màng phổi (6.64%), phổi khí thủng (5.86%). Số phổi
mang bệnh tích kết hợp là 468, tỷ lệ 64.64% số phổi mang bệnh tích. Loại bệnh tích
kết hợp chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp (so với số phổi mang bệnh tích kết hợp) là viêm

gan hóa + viêm nhục hóa (6.84%), phổi xẹp + viêm nhục hóa (5.56%), … thấp nhất
là phổi xẹp + viêm màng phổi (1.71%).
Số gan mang bệnh tích là 524, tỷ lệ 67.70%, số phổi không mang bệnh tích là 250,
tỷ lệ 32.30%. Số gan mang bệnh tích đơn thuần là 414, tỷ lệ 79.01% số phổi mang
bệnh tích. Loại bệnh tích đơn thuần chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp (so với số gan mang
bệnh tích đơn thuần) là gan xơ (37.20%), gan xuất huyết (28.99%), … thấp nhất là
gan vàng (4.59%). Số gan mang bệnh tích kết hợp là 110, tỷ lệ 20.99% số gan mang
bệnh tích. Loại bệnh tích kết hợp chiếm tỷ lệ từ cao đến thấp (so với số gan mang
bệnh tích) là gan xuất huyết + ứ huyết + hoại tử (16.36%), gan ứ huyết + xuất huyết
(16.36%), … thấp nhất là gan ứ huyết + hoại tử (9.09%).

x


MỞ ĐẦU
Bệnh về phổi và gan ở heo là hai dạng phổ biến, xảy ra ở heo trên khắp thế giới, gây
thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân đơn lẻ hoặc
kết hợp: bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng hoặc nấm,…. Những nghiên cứu ở Hà
Lan gần đây cho thấy rằng từ 40 đến 50% phổi và từ 60 đến 80% gan bị tổn thương.
Ở Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng điều kiện khí
hậu nóng, ẩm quanh năm tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm và ký sinh trùng sinh
trưởng và phát triển gây bệnh cho heo.
Kết quả khảo sát bệnh tích trên phổi heo của Lưu Thị Phụng và Nguyễn Đình Trúc,
năm 1990 là 86.9%. Kết quả khảo sát bệnh tích trên phổi heo của Nguyễn Văn
Khanh năm 1994 tại lò mổ Vissan, Thành Phố Hồ Chí Minh là 68.72%.
Việc điều tra bệnh tích trên nội tạng nói chung và gan, phổi nói riêng tại lò mổ có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cũng như quản lý dịch
bệnh, đạt hiệu quả cao và ít tốn kém. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Khảo sát quy trình giết mổ và một số bệnh tích đại thể trên gan, phổi
heo tại phân xưởng sơ chế gia súc thuộc Xí nghiệp chế biến thực phẩm Thành

phố Cần Thơ”
Mục đích:
- Khảo sát quy trình giết mổ heo tại cơ sở.
- Khảo sát và đánh giá tỷ lệ bệnh tích trên gan, phổi heo tại cơ sở từ đó có
những nhận định về tình hình dịch bệnh trên heo, hướng giải quyết và biện pháp
khống chế.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Cấu tạo và chức năng của phổi
1.1.1 Cấu tạo của phổi
Hai lá phổi trái và phải nằm trong xoang ngực, ngăn cách bởi tung cách mạc.
Trong tung cách mạc có tim, các mạch máu lớn và thực quản (Phạm Thị Xuân Vân,
1982).
Phổi trái (thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô). Phổi phải (thùy đỉnh,
thùy tim, thùy hoành cách mô, thùy phụ). Thùy phổi chia nhiều tiểu thùy. Quá
trình bệnh diễn tiến trên từng tiểu thùy, ranh giới các tiểu thùy cũng là ranh giới
bệnh tích (Châu Bá Lộc, 2004).
Phổi trơn, bóng vì có màng phổi bọc. Màu sắc thay đổi tùy theo tuổi. Phổi
bào thai màu đỏ nâu, phổi súc vật non màu hồng. Phổi súc vật già màu hơi xanh và
trên mặt phổi có nhiều chấm đen do sắc tố đọng lại làm cho phổi xạm lại và ranh
giới giữa các tiểu thùy hình đa giác hiện lên rõ rệt (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Mỗi lá phổi có 3 mặt và đỉnh ở trên. Mặt ngoài phổi lồi áp sát vào thành
trong của lồng ngực. Giữa lớp cơ xương của lồng ngực và mặt ngoài phổi chỉ có
màng phổi, mặt ngoài có các vết lõm của các xương sườn. Mặt trong có rốn phổi
nằm gần phía trên hơn phía dưới, có các thành phần của phế quản gốc chui vào
phổi. Trong rốn phổi có phế quản gốc, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi. Mặt sau

lõm và úp đúng vào vòm cơ hoành, qua vòm hoành đáy phổi liên quan với các tạng
ở ổ bụng, đặc biệt là mặt trước gan. Vì vậy, một abscess ở mặt trước gan có thể vỡ
qua cơ hoành lên phổi và qua phế quản ra ngoài gây ra hiện tượng ho ra mủ (Phạm
Thị Xuân Vân, 1982).
Đỉnh là phần phổi thò lên trên lỗ trước của cửa vào lồng ngực, giới hạn bởi
xương sườn 1 và mỏm khí quản xương ức.
Hạch phổi gồm 2 hạch ở chỗ chia đôi khí quản, một hạch ở phế quản đỉnh
của phổi, một hạch ở phế quản trái của phổi.
Màng phổi là hai màng tương mạc bao bên trong một xoang màng phổi,
chúng lót lồng ngực làm thành vách ngoài trung thất và bao phủ mặt bên của phổi
(Lăng Ngọc Huỳnh, 2000).
Khoảng giữa màng phổi là khoảng cách giữa lá thành và lá tạng. Nó được
chiếm bởi một lớp chất lỏng có tác dụng làm ướt và trơn hai lớp màng phổi. Khi có

2


viêm màng phổi thì chất dịch này tăng lên lúc đó màng phổi trở nên dày và có thể
kết dính lá thành với lá tạng (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000).
Áp suất trong xoang màng phổi nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Vì vậy, khi
xoang màng phổi bị mở từ lồng ngực hay từ phổi, không khí sẽ đi vào và phổi sẽ
xẹp (Lăng Ngọc Huỳnh, 2000).
1.1.2 Chức năng của phổi
Là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa không khí và máu,
thải khí CO2 từ máu ra không khí và hấp thu khí O2 từ không khí vào máu để dẫn đi
khắp các tổ chức cơ thể (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Bảo vệ: tiết dịch nhày, lông rung, đại thực bào, mô bạch huyết phong phú.
Nhịp thở bình thường của heo (lần/phút) thay đổi tùy theo độ tuổi: heo con
(25-40), heo trưởng thành (25-35), heo nái mang thai (15-20) (Trần Cừ, 1975).
1.2 Tình trạng bệnh lý của phổi

1.2.1 Tình trạng bệnh lý không do viêm
Phổi xẹp
Nguyên nhân: bẩm sinh và sức ép cơ học bên ngoài phổi, sự giãn nở của
màng phổi và màng bao tim, tim lớn, bướu trong lồng ngực. Do vi sinh vật xâm
nhiễm, mật độ nuôi quá cao, không khí chuồng nuôi ô nhiễm (H2S, NH3, CO,…),…
Cơ chế: bẩm sinh, cách sinh bệnh chưa rõ. Sức ép cơ học, khi nguyên nhân
mất đi phổi phồng trở lại, tuy vậy sẽ không phồng hoàn toàn do màng phổi mềm và
dày. Phổi xẹp không gây trở ngại hô hấp trừ khi thể tích phổi giảm quá nhiều.
Bệnh tích đại thể: phổi có màu hồng hoặc đỏ đục, giảm kích thước, tính chất
dai chắc, bóp không nghe tiếng lào xào giống như phổi bình thường. Thường phổi
bị xẹp ở thùy đỉnh, thùy tim, có khi xẹp hẳn một lá, lá còn lại vẫn bình thường hoặc
lớn hơn bình thường do tính bù trừ. Phổi xẹp chìm trong nước giống như phổi bị
gan hóa và không có dịch lỏng chảy ra từ mặt cắt khi bị bóp mạnh (Châu Bá Lộc và
Trần Thị Minh Châu, 2004).
Phổi khí thũng
Nguyên nhân: gia súc làm việc quá sức, kế phát từ một số bệnh khác (viêm
mũi, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản), kế phát từ viêm phổi, khí độc trong
chuồng trại,…

3


Cơ chế: đường hô hấp trên hay phế quản bị hẹp nên không khí từ phế nang đi
ra bị trở ngại. Do vậy một ít không khí vẫn tồn lại trong phế nang. Nhưng cơ thể
luôn cần không khí (nhất là khi vận động, gia súc càng hô hấp mạnh hơn, nhất là khi
hít vào, nên mỗi lần hô hấp khí tích lại trong phế nang tăng dần, 5-15 lần) có sự
chèn ép giữa phế nang và phế quản làm tính đàn hồi của phế nang giảm dần dần đến
cơ thể thiếu O2 trên lâm sàng thấy gia súc có hiện tượng thở khó, những phế nang
phồng to lại ép phế nang bên cạnh và tiểu phế quản làm hiện tượng khí thũng càng
lan rộng. Bệnh liên tục và kéo dài sẽ làm cho các sợi keo, sợi chun của phế nang bị

thoái hóa làm giãn phế nang, phế nang mất tác dụng làm phổi dần dần teo lại cơ thể
càng thiếu O2 làm gia súc khó thở hơn. Do máu phổi ứ lại khiến tim phải co bóp
mạnh và nhiều làm tim phình to ra, tiếng tim thứ hai tăng. Do vách phế nang hay
tiểu phế quản bị vỡ, không khí chui vào tổ chức liên kết giữa các phế nang làm gia
súc ngạt thở và chết nhanh.
Bệnh tích đại thể: vùng phổi khí thũng căng và tăng thể tích. Hoành cách mô
bị giãn nếu bệnh trở nên mãn tính, lồng ngực cũng giãn, phần phổi khí thủng ép
chặt vào cạnh sườn, nên thấy vết sườn hằn lên phổi. Phổi có màu xám nhạt vì thiếu
máu, phổi phập phìu và khi cắt thì xì hơi và có nước nhày như dịch mũi trào ra.
Phổi căng phồng, tăng thể tích, nổi trong nước, méo mó, bề mặt phổi lồi lõm không
đều. Khi ấn vào phổi nghe tiếng lào xào, phổi rất bở, cắt ngang qua có bọt đỏ màu
hồng chảy ra (Hồ Văn Nam và ctv, 1997).
Phổi xuất huyết
Nguyên nhân: gia súc làm việc quá sức, phổi sung huyết quá độ làm vỡ mạch
quản gây xuất huyết. Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng. Huyết
khối tắc mạch quản phổi làm máu ứ lại phổi, khi trích huyết heo gây vỡ mạch quản,
trúng độc hóa chất hay thực vật, gây choáng bằng điện.
Bệnh tích đại thể: trên bề mặt phổi có những đốm xuất huyết màu đỏ tươi
hay đỏ đen, máu rỉ ra ở mặt cắt khi bóp mạnh. Xuất huyết được xếp loại theo mức
độ, kích thước, hình dạng hay vị trí xuất huyết lốm đốm, phân bố có trọng tâm, xuất
huyết từng điểm nhỏ, từng đám với đường kính từ vài đến 10 mm hoặc lớn hơn (Đỗ
Trung Giã, 2008).
1.2.2 Tình trạng bệnh lý do viêm
Chứng viêm phổi và viêm màng phổi
Là viêm nhu mô của phổi do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, tác nhân
vật lý, hóa học. Phổi viêm kéo theo viêm các đường dẫn khí đôi khi viêm màng
phổi tiếp giáp gây nóng, đỏ, sưng, đau, có tính chất cục bộ không lan tràn. Thường

4



kèm viêm phế quản, viêm phế nang và viêm màng phổi. Vì vậy, thuật ngữ “viêm
phổi phế-quản” thường được sử dụng để chỉ bệnh này.
Viêm màng phổi là hiện tượng viêm ở màng của phổi, thường gắn liền với
viêm phổi. Một tác nhân gây bệnh có thể nhiễm vào màng phổi thông qua hệ tuần
hoàn, hệ lâm ba, thâm nhiễm từ phía ngoài của xoang ngực, thực quản hoặc từ một
ổ abscess ở trung thất.
Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến viêm phổi
Nguyên nhân vi khuẩn (Bacterial pneumonia): Salmonella cholerae suis,
Staphylococcus, Actinobacillus pleuroneumoniae, Streptococcus suis. Viêm phổi
địa phương (enzootic pneumoniae), Mycoplasma hyopneumoniae.
Mycoplasma gây viêm phổi từ thùy tim lan ra thùy đỉnh và thùy hoành, đầu
tiên là những chấm đỏ hay xám nhỏ bằng hạt đậu, to dần sau tập trung thành vùng
rộng lớn. Hai bên phổi có bệnh tích đối xứng rõ rệt, có giới hạn rõ rệt giữa vùng
viêm và vùng không viêm. Chỗ viêm cứng dần màu đỏ nhạt hoặc xám nhạt, bề mặt
bóng láng, dày đặc, gan hóa, nhục hóa, khi cắt chảy nước màu vàng trắng xám, có
bọt, phổi bóp không xốp như bình thường. Màng phổi bị viêm nặng, khí quản, phế
quản viêm có bọt, có dịch nhày màu hồng nhạt, khi bóp dịch chảy ra. Hạch lâm ba
sưng to (2-5 lần bình thường), tụ máu thủy thũng. Thường thấy viêm phổi có mủ
cùng các ổ abscess khi có hiện tượng nhiễm trùng kế phát (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Nguyên nhân virus (Viral pneumoniae): dịch tả heo (hog cholerae), cúm heo
(Swine influenza), giả dại (Auzeski disease), hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS), đậu heo ở thể nặng gây viêm phổi và viêm cuống phổi (Hồ Thị Việt Thu,
2006).
Nguyên nhân ký sinh trùng (Parasitosis): giun đũa heo (Ascaris suum), giun
phổi heo (Metastrongilus spp), khi nhiễm nặng sẽ gây tình trạng phổi khí thủng ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi khí, nếu nhiễm lâu sẽ bị nhục hóa.
Các nguyên nhân khác: vật lý (nhiệt độ môi trường lạnh làm giảm sức đề
kháng của heo), hóa học (khí NH3, CO2, H2S,….).
Yếu tố dinh dưỡng: vitamin góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Khẩu phần thiếu protein, thiếu năng lượng làm heo nhạy cảm với các bệnh đường
hô hấp. Thiếu nước làm giảm tiêu thụ thức ăn, làm cho niêm mạc đường hô hấp
dày lên dẫn đến giảm rung động của nhung mao làm giảm khả năng loại thải các
chất bẩn hít vào, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao. Độ bụi trong thức ăn
hỗn hợp do xay nhuyễn làm heo dễ hắt hơi, viêm phổi.

5


Yếu tố môi trường: ẩm độ chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng
trưởng và sức đề kháng của heo, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và
phát triển. Khi độ ẩm thấp (< 50%), da dễ nứt nẻ, nhiễm trùng, giảm sức đề kháng,
dễ bị bệnh đường hô hấp. Ẩm độ cao (>90%) thì sự phân hủy các chất hữu cơ trên
nền chuồng và vách chuồng tăng, các khí NH3, CO2, H2S không thoát ra ngoài làm
con vật mệt mỏi, giảm tiêu hóa, giảm hấp thu, giảm sức đề kháng cơ thể tạo điều
kiện cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển, gây bệnh. Nhiệt độ chuẩn cho heo một
tuần tuổi là 30oC-32oC, từ 2 tuần tuổi trở về sau là 29oC-30oC, khi nhiệt độ vượt quá
các ngưỡng trên, chức năng điều hòa của cơ thể bị phá vỡ. Ẩm độ và nhiệt độ thấp
làm cho thú bị cảm lạnh (do tăng quá trình thải nhiệt bằng đối lưu), ẩm độ và nhiệt
độ cao làm con vật cảm nóng. Gió lùa gây stress làm heo không ngủ đầy đủ (lổ
hổng trên tường, vách ngăn), ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh đường hô hấp
của heo.
Chăm sóc, quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của heo và sức đề
kháng của heo đối với mầm bệnh (Nguyễn Hoa Lý, 2000).
Biến chứng của viêm phổi
Viêm phổi nặng phá hủy một phần nhu mô phổi, tuy hồi phục nhưng nhu mô
phổi mất đi cấu trúc và chức năng. Bệnh lâu ngày thành mãn tính, các tế bào lát phế
nang trở thành biểu mô khối đơn. Nếu các sợi huyết nằm lâu trong phế nang (2-3
tuần) với số lượng nhiều sau khi hồi phục nó sẽ được hàn gắn bởi các nguyên bào
sợi từ các mô xung quanh làm cho phổi co cụm chắc đặc lại gọi là nhục hóa.

Đa số những trường hợp viêm phổi thì phần phổi phía trước bị bệnh và ảnh
hưởng nặng nhất, đặc trưng là thùy đỉnh và thùy tim của phổi thường thấy bệnh tích
gan hóa và nhục hóa nhất. Do khi hít vào hầu hết các tác nhân bệnh lý tác động trực
tiếp vào hai thùy này (Nguyễn Văn Khanh, 2000).
Ảnh hưởng của viêm phổi
Viêm phổi hủy hoại một phần nhu mô phổi, làm cho vùng này không còn
chứa nhiều không khí, giảm sự thông khí ở phổi, gây thiếu O2, ảnh hưởng đến quá
trình oxy hóa tế bào và mô. Viêm phổi nặng gây chết heo, viêm phổi dính sườn
hoặc các cơ quan khác như tim, gan,…gây trở ngại hô hấp và các hoạt động khác,
ảnh hưởng toàn thân, làm heo suy nhược, giảm tăng trọng, gián tiếp ảnh hưởng đến
năng suất chăn nuôi do tiêu tốn thức ăn (Nguyễn Văn Khanh, 2000).
Sự lây lan

6


Sự lan truyền bệnh hô hấp từ đàn này sang đàn khác theo 2 đường. Lây trực
tiếp chất tiết từ heo bệnh sang heo khỏe. Lây gián tiếp qua môi trường, bệnh hô hấp
có thể truyền từ đàn này qua đàn khác bởi không khí (ẩm độ >hơn 90% bệnh dễ xảy
ra) (Nguyễn Như Pho, 1995).
Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cùng nhập–cùng xuất. Tăng sức đề
kháng của heo, giảm thiểu mầm bệnh trong môi trường, kiểm soát tiểu khí hậu trong
chuồng nuôi, đảm bảo không khí thông thoáng, mát mẻ, mật độ nuôi vừa phải
(Nguyễn Như Pho, 1995).
Điều trị
Bằng kháng sinh thuộc các nhóm cyclin, macrolides, flouroquinolones,...
(Nguyễn Như Pho, 1995).
Kiểm soát giết mổ
Sự đánh giá lâm sàng về các vấn đề hô hấp thì thường chưa đủ để kết luận, vì

trong viêm phổi địa phương, heo mắc bệnh mãn tính thường không biểu hiện triệu
chứng. Quan sát cẩn thận có thể thấy sự thở ra nặng nhọc đôi khi kèm theo sự co
rút thành bụng. Tuy nhiên viêm phổi không có những triệu chứng như thế, do đó
cần phải mổ khám thú sau khi chết hoặc kiểm tra lúc giết mổ. Hơn nữa, việc định
bệnh trên thú sống rất khó khăn, nhất là đối với bệnh đường hô hấp. Vì vậy, để
khảo sát tỷ lệ bệnh đường hô hấp, người ta thường tiến hành khảo sát bệnh tích trên
phổi tại lò mổ (Christensen và Mousing, 1992).
Kiểm tra gia súc sau khi giết mổ là phương pháp hữu ích để kiểm soát các
bệnh về đường hô hấp. Những lợi ích trong việc khảo sát tỷ lệ bệnh đường hô hấp
bằng phương pháp kiểm soát giết mổ: bệnh tích được quan sát thật sự tốt hơn dấu
hiệu lâm sàng (Clinical signs), kháng thể (Antibody), khảo sát bệnh tích trên nhiều
thú mà không tốn kém và có thể lặp lại nhiều lần, áp dụng tốt, hiệu quả đối với
những bệnh mà tỷ lệ bệnh cao và kéo dài, dễ thu thập mẫu xét nghiệm (huyết thanh
học, mô bệnh học, vi khuẩn học,....), kiểm soát giết mổ cũng giúp tính toán thiệt hại
về kinh tế của bệnh viêm phổi trên đàn heo.
Viêm phổi với tỷ lệ bệnh tích nặng làm giảm tăng trọng bình quân/ngày
(Average Daily Gain: ADG) và làm tiêu tốn thức ăn/tăng trọng (Feed/gain: F/G)
trung bình 10%, bệnh tích viêm phổi làm giảm 37gam tăng trọng/ngày. Nhưng nếu
chỉ dừng lại ở việc đánh giá cường độ bệnh tích thì chưa đủ và không có giá trị
thuyết phục nếu chỉ trình bày phần mô phổi viêm. Vì vậy các bệnh tích trên phổi

7


nên được đánh giá mức độ bệnh tích và xếp loại bệnh tích dựa vào bệnh lý học.
Bằng cách tập trung khảo sát bệnh tích đại thể của từng dạng viêm phổi để hướng
tới chẩn đoán phân biệt bệnh đường hô hấp trên heo. Song song với xếp loại viêm
phổi, phải tính mức độ nặng nhẹ của bệnh tích viêm phổi theo kỹ thuật cho điểm
thích hợp trên từng thùy phổi (Christensen và Mousing, 1992).
1.3 Cấu tạo và chức năng của gan

1.3.1 Cấu tạo của gan
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể. Ở heo, vị trí gan là bên phải từ
xương sườn 7-13, phía bên trái từ xương sườn 8-10. Gan được giữ trong xoang
bụng nhờ hai dây chằng. Dây chằng vành buộc chặt gan vào cơ hoành đi từ cạnh
trong đến cơ hoành và bao quanh lấy tĩnh mạch chủ sau. Dây chằng gan, đi từ mặt
sau đến đường cong nhỏ của dạ dày và tá tràng. Gan heo: thùy phải, thùy giữa phải,
thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy đuôi (thùy phụ) có túi mật (Phạm Thị
Xuân Vân, 1982).
Mặt trước của gan lồi tròn, mặt sau có một rãnh cửa, là nơi thần kinh và
mạch máu từ ngoài đi vào gan và cũng là nơi đi ra của các ống gan. Tĩnh mạch cửa
gan dẫn máu giàu chất dinh dưỡng hấp thụ từ ruột non về; động mạch gan dẫn máu
giàu O2 hấp thụ từ phổi (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Cạnh trên dày có một đường rãnh rộng và đôi khi biến thành ống, chéo từ sau
ra trước, từ trên xuống dưới, làm lối đi cho tĩnh mạch chủ sau. Trong rãnh có hai,
ba lỗ thông, là lối đi ra của các tĩnh mạch trên gan. Cạnh dưới mỏng bị cắt bởi
nhiều mẻ sâu chia gan ra nhiều thùy (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Tương mạc là lá tạng của phúc mạc bọc mặt ngoài của gan, dưới lá tạng của
phúc mạc là một màng sợi bằng tổ chức liên kết bám chặt vào mặt tương mạc. Mặt
trong của lớp màng sợi này phát vào trong thành nhiều bức ngăn nhỏ bao quanh tiểu
thùy (màng Glisson). Ở heo, bức ngăn này dày và chia gan ra thành các tiểu thùy
gan rõ rệt (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
1.3.2 Chức năng của gan
Gan là một tuyến tiêu hóa lớn với những chức năng: tiết ra mật để xử lý mỡ,
sản xuất ra uréa và tham gia vào chức năng bài tiết, hồng cầu bị phá hủy ở lách sang
gan biến thành sắc tố mật, nơi tích trữ glycogen, có vai trò bảo vệ (vì tế bào Kupfer
làm nhiệm vụ thục bào), tuyến nội tiết tham gia điều hòa đường huyết, giải độc…
Gan sản sinh ra heparin làm cho máu không đông. Ở bào thai gan là một khí quan
tạo huyết, ngoài ra gan còn có khả năng tái tạo khi bị hư hại (Trần Cừ,1975).

8



1.4 Tình trạng bệnh lý của gan
1.4.1 Gan xuất huyết
Nguyên nhân: thú mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính (dịch tả heo, tụ huyết
trùng, phó thương hàn,…), bị trúng độc hóa học, ăn phải cây có độc. Quy trình giết
mổ không hợp lý, thú không được nghỉ ngơi trước khi giết thịt, bị stress trên đường
vận chuyển và lúc giết thịt.
Cơ chế: mao mạch bị vỡ ra thì hồng cầu thoát mạch, gan xuất huyết nhiều
dẫn đến thú chết do thiếu máu (Đỗ Trung Giã, 2008).
Bệnh tích đại thể: có 2 dạng xuất huyết điểm và xuất huyết mảng. Vùng gan
xuất huyết màu đỏ hoặc tím bầm (hồng cầu đã thoái hóa). Gan xuất huyết nhẹ màu
hơi nhạt, thể chất gan bình thường không tăng kích thước. Gan xuất huyết nặng,
gan nhạt màu, mềm, ấn tay vào dễ lõm xuống, có mảng xuất huyết lớn màu đỏ sậm
ăn sâu vào trong nhu mô gan. Gan có tăng kích thước không đáng kể. Gan dễ cắt,
mặt cắt màu tím bầm, ứ máu ít.
1.4.2 Gan ứ huyết
Nguyên nhân: thú mắc một số bệnh truyền nhiễm, chết trước khi giết mổ,
không được nghỉ ngơi, bị chèn ép, bị thương trong lúc vận chuyển (Đỗ Trung Giã,
2008).
Cơ chế: tất cả nguyên nhân làm cản trở máu tuần hoàn về tim phải đều làm ứ
máu ở gan. Khi máu bị ứ ở gan lâu ngày, gan sẽ bị thiếu O2 kéo dài dẫn đến hoại tử
tế bào gan quanh tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, tổ chức xơ phát triển. Tình trạng
này kéo dài, gan sẽ bị thoái hóa mỡ, xơ hóa, gan trở nên to, cứng, bờ sắc (Đỗ Trung
Giã, 2008).
1.4.3 Gan hoại tử
Nguyên nhân: do nhiễm hóa chất As (thạch tín), Cu, P, CCl4, chất độc thực
vật, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn, virus gây bệnh truyền nhiễm, ứ huyết kéo dài,
khẩu phần ăn của thú thiếu Choline, Vitamin E và arginine (Đỗ Trung Giã, 2008).
1.4.4 Gan vàng

Định nghĩa: là tình trạng gan tích tụ quá nhiều sắc tố mật (bilirubin) trong
máu lưu thông và trong các dịch mô làm cho chúng có màu vàng.
Nguyên nhân: tăng mức hủy diệt hồng cầu làm tăng lượng huyết sắc tố trong
mô và huyết tương, nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, các tác nhân cảm nhiễm hay

9


không cảm nhiễm có khả năng gây hại các tế bào gan (vi khuẩn Salmonella, độc tố
thực vật, hóa chất (Phosphor) và các hợp chất hữu cơ khác, tắc nghẽn lưu thông mật
qua các ống mật, ký sinh trùng ( Ascaris suum,...), sỏi, bướu ở vách ống mật hay ở
các cơ quan kế cận (các hạch bạch huyết vùng cửa, tụy tạng) đè lên làm tắc ống
mật, viêm ống mật, viêm túi mật hoặc viêm tụy tạng cũng có thể làm tắc ống mật,
viêm gan siêu vi (Đỗ Trung Giã, 2008).
Cơ chế: khi có sự tắc nghẽn lưu thông của mật qua các ống mật, sắc tố mật
không vào ruột được do ống mật bị nghẽn nên mật sẽ hòa tan rất dễ vào các dịch mô
và khi áp suất gia tăng trong các ống, dịch mật sẽ phân tán vào mô xung quanh và
các tế bào gan kế cận làm cho một vùng hay toàn bộ gan có màu vàng. Sắc tố mật
vào hệ thống huyết, bạch huyết đi khắp cơ thể làm cho cơ thể và nước tiểu của thú
có màu vàng, phân màu xám trắng do không có mật (Đỗ Trung Giã, 2008).
1.4.6 Gan xơ
Định nghĩa: xơ gan là tên gọi chung của quá trình tổn thương mãn tính ở gan
do nhiều nguyên nhân và nhiều cơ chế sinh bệnh khác nhau gây ra các biến đổi hình
thái tương đối giống nhau ở gan.
Đặc điểm: thành lập mô liên kết sợi lan rộng ở khắp các tiểu thùy và tiến tới
tình trạng mô liên kết kẽ nhiều hơn nhu mô gan của tiểu thùy. Mô liên kết bằng sợi
phôi bào nhưng thường là mô liên kết sợi trưởng thành, có sự xâm nhập của tế bào
lympho và bạch cầu đơn nhân chủ yếu ở vùng khoảng cửa.
Các dạng xơ: xơ vùng tĩnh mạch cửa: tổ chức liên kết rất dày đặc, có khuynh
hướng bao quanh các tiểu thùy. Cấu trúc các tiểu thùy có thể bị biến dạng bởi sự

tăng sản của nhu mô. Đây là tình trạng theo sau thể viêm gan do ngộ độc cấp tính.
Xơ trong tiểu thùy là sự phát triển tràn lan của tổ chức xơ trong tiểu thùy. Xơ trung
tâm tiểu thùy là sự gia tăng mô liên kết sợi ở chung quanh tĩnh mạch trung tâm đưa
đến ứ huyết kinh niên (Nguyễn Hữu Nam, 2001).
Nguyên nhân: kế phát từ viêm gan mãn tính, ký sinh trùng (Ascaris suum,...),
viêm ruột, viêm phúc mạc mãn tính, kế phát từ các bệnh truyền nhiễm (phó thương
hàn, lao gan, viêm siêu vi mãn tính,…). Bị nhiễm độc kéo dài khi cho heo ăn hèm
rượu, thức ăn nhiễm nấm mốc (Nguyễn Như Pho, 1995).
Cơ chế: chất độc tích tụ hoặc ký sinh trùng phá hủy tế bào gan, sau đó mô
liên kết đến thay thế. Nhiều trường hợp thể tích gan to lên nhưng chức năng giảm
đi (Đỗ Trung Giã, 2008).
1.5 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng và nguyên tắc vệ sinh lò mổ gia súc

10


1.5.1 Yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng
Địa điểm thoáng mát, cao ráo, sạch sẽ, cách mạch nước ngầm >4 m, có cổng
xuất - nhập riêng, xung quanh trồng cây, có tường cao 2 m, sâu 1 m.
Sàn phải làm bằng nguyên liệu không thấm nước dễ sát trùng, có độ dốc
thích hợp từ 1.5-2o, làm bằng bê-tông phải khía để không trơn, khía không quá sâu
khó làm vệ sinh, tường phải lát gạch men hoặc láng xi-măng trơn, cao 2 m để dễ
làm vệ sinh.
Cửa sổ phải chiếm diện tích 1/6-1/4 diện tích nền lò mổ và không làm cao
quá ánh sáng sẽ ít chiếu vào. Cửa sổ nên làm 2 lớp tránh ruồi nhặng bay vào, ánh
sáng đủ.
Dụng cụ, móc phải làm bằng thép không gỉ.
Nước phải là nước máy đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể dùng
nước giếng thay thế, phải được kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý về chỉ số
Coliform, không dùng nước sông, ao tù. Lượng nước cho các khâu (vệ sinh

chuồng trại, nền, sàn lò mổ, dụng cụ, tắm rửa thú sống, làm lòng rửa thịt…) là trâu,
bò (300-500 lít/ngày/con), heo (100 lít/ngày/con).
Hệ thống cống, rãnh phải làm ngầm và có độ dốc đủ để nước thoát nhanh
đến một bể chứa, tiện việc tiêu độc sát trùng (Châu Bá Lộc, Lý Thị Liên
Khai,1999).
1.5.2 Nguyên tắc vệ sinh lò mổ gia súc
Xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, thiết bị phù hợp.
Không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Cung cấp thịt gia súc chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh.
Xa khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện, nguồn gây nhiễm bẩn (bãi rác,
bãi ủ phân, nhà tiêu công cộng, xí nghiệp thải bụi, khí độc). Cuối hướng gió chính
và tiện đường giao thông nhưng phải xa trục giao thông chính (Châu Bá Lộc, Lý
Thị Liên Khai, 1999).

11


1.6 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.6.1 Nghiên cứu trong nước
Kết quả xét nghiệm về mặt vi khuẩn học của 162 heo bệnh viêm phổi tại
miền Bắc, nhận thấy một nhóm vi khuẩn đường hô hấp tham gia vào quá trình gây
bệnh: Pasteurella multocida 56.7%, Streptococcus 7.4%, Staphylococcus 3.9%,
Klebsiella 5.5%, salmonella 8%, một số trường hợp nghi nhiễm Haemophylus và
Bordetella 3.7% (Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên, 1991).
Trước 1963, bệnh viêm phổi địa phương còn được gọi là bệnh viêm phổi
virus của heo con hoặc bệnh viêm phế quản địa phương của heo con. Sau 1963, sau
khi đã xác định bệnh không phải do virus gây ra và các lứa tuổi đều mắc bệnh. Bệnh
chủ yếu là mãn tính, lây lan rất mạnh, phát bệnh rõ ở heo con và gây thiệt hại lớn
cho ngành chăn nuôi (Nguyễn Lương, 1993).
Qua khảo sát bệnh tích trên phổi heo tại lò mổ Vissan, Thành phố Hồ Chí

Minh cho thấy bệnh tích trên phổi chiếm tỷ lệ cao 68.72%, trong đó phổi heo có
bệnh tích mãn tính chiếm 18.73% (Nguyễn Văn Khanh, 1994).
Những heo khỏe không mắc bệnh đường hô hấp có mức tăng trọng hơn
những heo bị mắc bệnh đường hô hấp từ 50-100g/ngày (Trương Văn Dung, 1996).
Kết quả xét nghiệm về mặt vi khuẩn học của 53 mẫu phổi và hạch phổi ở
một số tình phía Bắc đã phân lập được 1 chủng Bordetella, 6 chủng Haemophilus, 1
chủng Actinobacillus và 8 chủng Streptococcus (Cù Hữu Phú và ctv, 2005).
1.6.2 Nghiên cứu ngoài nước
Đối với những heo mắc bệnh viêm phế quản đơn giản thì giảm tăng trọng
hằng ngày là 6g còn đối với heo mắc bệnh viêm phế quản phức tạp thì mức giảm
tăng trọng là 38 g/ngày (Christensen và Mousing, 1994).
Nhiều đàn heo ở Đan Mạch khi khảo sát tại lò mổ bị bệnh viêm màng phổi
mãn tính có liên quan đến Actinobacillus pleuropneumoniae (Christensen et al,
1981), (Mousing et al, 1989).
Rối loạn hô hấp gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi heo công nghiệp
(Kliebenstein et al, 1982-1983).
Mười phần trăm bệnh tích trên phổi làm giảm 37 gam tăng trọng hằng ngày
(Straw et al, 1989).

12


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian - địa điểm
Từ 20/8 đến 20/11/2010, tại phân xưởng sơ chế gia súc, Xí nghiệp chế biến
thực phẩm Thành phố Cần Thơ.
2.1.2 Dụng cụ - đối tượng nghiên cứu
Găng tay nhựa, khẩu trang, dao, kéo, thước đo, máy ảnh, bút chì, sổ ghi chép.

Heo và gan, phổi heo vừa mới giết mổ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Quan sát và ghi nhận ngay tại hiện trường lò mổ: địa điểm xây dựng, cách bố
trí, quy trình giết mổ và hoạt động của công nhân.
2.2.1 Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi heo
Quan sát heo còn sống và đánh dấu vào những heo có triệu chứng
Thở khó há miệng thở.
Ngồi như chó để thở.
Thở bụng và thở giật.
Chảy nước mũi.
Ho.

Nhảy mũi.
Vết nước mắt.
Dịch tiết ở mắt.
Da có điểm hay đốm xuất huyết.
Thể trạng gầy.

Quan sát quày thịt: quan sát bên trong, độ trơn láng lồng ngực, có hay không bệnh
tích lồng ngực, xuất huyết, mủ, xù xì, nước dịch.
Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi
Đánh giá mức độ hư hại do bệnh tích gây ra trên phổi
Quan sát và phát hiện bệnh tích đại thể trên phổi.
Quan sát tổng thể toàn bộ hai lá phổi về kích thước, màu sắc, hình dạng so
với phổi bình thường.
Dùng tay sờ nắn vùng phổi có bệnh tích để nhận định độ đàn hồi, cứng,
mềm, lồi, lõm của vùng bệnh tích so với vùng bình thường ở xung quanh. Sau đó
chụp hình những bệnh tích điển hình.

13



Dùng dao bén rạch xuyên vào vùng phổi có bệnh tích, quan sát mặt cắt, dùng
tay bóp mặt cắt xem tính chất của dịch thể thoát ra từ vết cắt dưới dạng nước, bọt
màu hồng, dịch nhày hoặc mủ máu.
Ngoài ra qua sát các bệnh tích kết hợp trên phổi heo và các cơ quan khác.
Đánh giá mức độ bệnh tích trên phổi
Phổi mang bệnh tích được đánh giá qua các chỉ tiêu: tình trạng chung và
những biến đổi hình dáng, kích thước, màu sắc, thể chất, mức độ hư hại của từng
thùy phổi khảo sát.
Cách đánh giá mức độ bệnh tích trên phổi heo theo kỹ thuật đo lường trên
thùy phổi (Christensen và Mousing, 1992) và cho điểm theo tỷ lệ phần trăm mức độ
lan rộng của bệnh tích so với phổi là 100%. Nếu phổi bình thường là 0% và toàn bộ
phổi hư hỏng là 100%. Trong đó tổng thể tích toàn phổi là 100% được phân bố như
sau:
Phổi trái
Thùy đỉnh: 5%.
Thùy tim: 5%.
Thùy hoành cách mô
Phần đầu: 5%.
Phần sau: 25%.
Phổi phải
Thùy đỉnh: 10%.
Thùy tim: 10%.
Thùy hoành cách mô:
Phần đầu: 5%.
Phần sau: 30%.
Thùy phụ: 5%.

14



×