Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát sự lưu HÀNH của VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI và SALMONELLATRÊ CHUỘT ĐỒNG (RATTUS ARGENTIVENTER) tại TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA Ô G GHIỆP & SI H HỌC Ứ G DỤ G

LÂM TRU G

Đề tài:

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀ H CỦA VI KHUẨ
ESCHERICHIA COLI VÀ SALMO ELLA TRÊ
CHUỘT ĐỒ G (RATTUS ARGE TIVE TER) TẠI
TỈ H A GIA G

Luận văn tốt nghiệp
gành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 4/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA Ô G GHIỆP & SI H HỌC Ứ G DỤ G

LÂM TRU G

Đề tài:

KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀ H CỦA VI KHUẨ
ESCHERICHIA COLI VÀ SALMO ELLA TRÊ
CHUỘT ĐỒ G (RATTUS ARGE TIVE TER) TẠI
TỈ H A GIA G

Giáo viên hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

TS. LÝ THN LIÊ KHAI

LÂM TRU G
MSSV: 3072755
LỚP THÚ Y – K33

Cần Thơ, 4/2012


TRƯỜ G ĐẠI HỌC CẦ THƠ
KHOA Ô G GHIỆP VÀ SI H HỌC Ứ G DỤ G
BỘ MÔ THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát sự lưu hành của vi khu n Escherichia coli và
Salmonella trên chuột đồng (Rattus argentiventer) tại tỉnh An Giang” do
sinh viên Lâm Trung thực hiện tại phòng thí nghiệm Vệ Sinh Thực PhNm,
Bộ Môn Thú Y, khoa N ông N ghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ từ
tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Duyệt Bộ Môn

Lý Thị Liên Khai


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Duyệt Khoa ông ghiệp & SHƯD

i


LỜI CẢM TẠ
Trải qua những năm tháng học tập tại trường và những ngày tháng làm Luận văn tốt
nghiệp, tôi chân thành biết ơn:
N gười đã sinh thành, dưỡng dục, không quản ngại khó khăn dày công nuôi con
khôn lớn và tạo mọi điều kiện cũng như động viên cho con học tập nên người. Con
xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ.
Cô Lý Thị Liên Khai, người đã hết lòng chỉ bảo động viên tôi suốt quãng thời gian
học tập và hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý Thầy Cô Bộ Môn Thú Y, Bộ Môn Chăn N uôi đã tận tình truyền đạt kiến thức
cũng như những kinh nghiệm quý báo cho tôi trong những năm qua.
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ N hiệm Khoa N ông N ghiệp &
SHƯD và các chú bảo vệ khoa N ông N ghiệp đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn các anh chị Cao học Thú Y K17; các bạn Thú Y K 33 và các em sinh
viên Thú Y K34 học việc tại phòng thí nghiệm đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài. Tôi sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm vui buồn bên
mọi người trong suốt những năm học vừa qua.
Cuối cùng xin kính chúc quý thầy cô cùng các bạn dồi dào sức khỏe !!!

Lâm Trung

ii



MỤC LỤC
Trang
Trang duyệt .............................................................................................................. i
Lời cảm tạ ............................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................. v
Danh sách bảng ...................................................................................................... vi
Danh sách hình ...................................................................................................... vii
Danh sách sơ đồ ................................................................................................... viii
Tóm lược................................................................................................................ ix
CHƯƠ G 1: ĐẶT VẤ ĐỀ ................................................................................. 1
CHƯƠ G 2: CƠ SỞ LÝ LUẬ ........................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về chuột.................................................................. 3
2.2 Phân loại chuột .................................................................................. 4
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể chuột ............... 6
2.4 N hững bệnh ở trên chuột ................................................................... 6
2.5 Tình hình nghiên cứu vi khuNn Salmonella và E. coli trên chuột........ 7
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước............................................ 7
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................... 8
2.6 N guồn lây nhiễm vi khuNn Salmonella ............................................. 9
2.6.1 Salmonella trong phân người, động vật và côn trùng .............. 9
2.6.2 Trong đất và nước................................................................. 10
2.7 Đặc điểm chung vủa vi khuNn Salmonella ....................................... 11
2.7.1 Hình thái và sức đề kháng của vi khuNn Salmonella.............. 11
2.7.2 Đặc tính nuôi cấy.................................................................. 12
2.7.3 Đặc tính sinh hóa .................................................................. 13
2.7.4 Tính biến dị của vi khuNn...................................................... 13
2.7.5 Độc tố của vi khuNn Salmonella............................................ 13
2.7.6 Cấu trúc kháng nguyên ......................................................... 14
2.7.7 Tính gây bệnh....................................................................... 16

2.8 N gộ độc thực phNm do vi khuNn Salmonella và E. coli .................... 17
2.8.1 N gộ độc thực phNm do vi khuNn Salmonella ......................... 17
2.8.2 N gộ độc thực phNm do E. coli............................................... 18
CHƯƠ G 3: PHƯƠ G TIỆ VÀ PHƯƠ G PHÁP GHIÊ CỨU............. 21
3.1 Phương tiện thí nghiệm.................................................................... 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm ........................................................... 21

iii


3.1.2 Đối tượng khảo sát................................................................ 21
3.1.3 Hoá chất, môi trường, dụng cụ và trang thiết bị .................... 21
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm................................................... 22
3.2.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................... 22
3.2.2 Phương pháp nuôi cấy phân lập ............................................ 22
3.2.3 Phương pháp xác định khuNn lạc .......................................... 25
3.2.4 Phương pháp định danh vi khuNn bằng phản ứng sinh hóa .... 26
3.3 Định danh các chủng Salmonella bằng phản ứng huyết thanh học ... 29
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 32
CHƯƠ G 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬ ............................................................. 33
4.1 Tổng quan về chuột đồng tại địa điểm khảo sát................................ 33
4.2 Kết quả phân lập vi khuNn E. coli và Salmonella trên chuột
đồng ở các huyện thuộc tỉnh An Giang............................................. 35
4.3 Kết quả phân lập vi khuNn E. coli và Salmonella trên chuột
đồng tại tỉnh An Giang theo mùa...................................................... 37
4.4 Kết quả phân lập vi khuNn E. coli và Salmonella trên chuột
đồng tại tỉnh An Giang theo giới tính ............................................... 39
4.5 Kết quả định danh các chủng Salmonella trên chuột đồng tại
tỉnh An Giang .................................................................................. 40
CHƯƠ G 5: KẾT LUẬ VÀ ĐỀ GHN........................................................... 42

5.1 Kết luận........................................................................................... 42
5.2 Đề nghị............................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 43
PHỤ CHƯƠ G ................................................................................................... 49

iv


DA H SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

DHL

Deoxycholate Hydrogen Sulfide Lactose Agar

KIA

Kligler Irion Agar

LIM

Lysine Indole Motility


MLCB

Mannitol Lysine Crystal Violet Brilliant Green Agar

MR

Methyl Red

NB

N utrient Broth

NA

N utrient Agar

PBS

Phosphat Buffer Saline

VP

Voges ProsKauer

v


DA H SÁCH BẢ G

STT


Tựa bảng

Trang

1

Cấu trúc kháng nguyên của một số chủng Salmonella

16

2

Đặc tính sinh hóa của các chủng Salmonella

28

3

Đặc tính sinh hóa E. coli và một số vi khuNn đường ruột khác

29

4

Tỷ lệ nhiễm E. coli trên chuột đồng ở các huyện Châu Thành,
Châu Phú và TP. Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang

35


5

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chuột đồng ở các huyện Châu Thành,
Châu Phú và TP. Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang

36

6

Tỷ lệ nhiễm E. coli và Salmonella trên chuột đồng tại tỉnh An
Giang theo mùa

37

7

Tỷ lệ nhiễm E. coli và Salmonella trên chuột tại tỉnh An Giang
theo giới tính

39

8

Kết quả định danh các chủng vi khuNn Salmonella tại tỉnh An
Giang

40

vi



DA H SÁCH HÌ H

Hình

Tên hình

Trang

1

KhuNn lạc Salmonella trên môi trường DHL

25

2

KhuNn lạc Salmonella trên môi trường MLCB

25

3

KhuNn lạc E. coli trên môi trường DHL

26

4

Kết quả thử sinh hóa Salmonella


27

5

Đặc tính sinh hoá của E. coli

28

6

Chuột đồng (Rattus argentiventer) được bắt ở tỉnh An Giang

33

7

Bản đồ địa hình tỉnh An Giang

34

vii


DA H SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ đồ

Tên sơ đồ


Trang

1

Qui trình phân lập vi khuNn Salmonella (ISO 6579:2002)

23

2

Qui trình phân lập vi khuNn Escherichia coli (ISO 7782:2008)

24

Phản ứng huyết thanh học của Salmonella với kháng huyết
3

29

thanh chuNn

4

Tạo kháng nguyên Salmonella

30

5

Các bước xác định kháng nguyên H phase 1 của Salmonella


31

6

Các bước xác định kháng nguyên H phase 2 của Salmonella

32

viii


TÓM LƯỢC
Đề tài khảo sát sự lưu hành của vi khu n E. coli và Salmonella trên chuột đồng
(Rattus argentiventer) tại tỉnh An Giang được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ
tháng 8/2011 đến tháng 4/2012, bằng phương pháp phân lập vi khu n E. coli với
phương pháp phân lập định danh vi khu n Salmonella trên 110 con chuột đồng
(Rattus argentiventer) được bắt ngoài đồng ở hai huyện Châu Thành, Châu Phú và
TP. Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Trong 110 mẫu phân chuột đồng có 13 mẫu
dương tính với Salmonella chiếm tỷ lệ 11,82% và không có sự khác biệt về tỷ lệ
nhiễm Salmonella giữa các địa điểm khảo sát với tỷ lệ nhiễm lần lượt là: huyện
Châu Thành là 21,62%, huyện Châu Phú là 5,41%, TP. Long Xuyên là 8,33%. Có
81 mẫu dương tính với vi khu n E. coli trong 110 mẫu phân chuột đồng được khảo
sát chiếm tỷ lệ 73,64% và không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm E. coli giữa các địa
điểm khảo sát với tỷ lệ nhiễm lần lượt là: huyện Châu Thành là 81,08%, huyện
Châu Phú là 56,76%, TP. Long Xuyên là 88,33%. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm
Salmonella trên chuột đồng giữa mùa mưa và mùa nắng với tỷ lệ nhiễm mùa mưa
(17,86%) cao hơn mùa nắng (5,55%). Và tỷ lệ nhiễm E. coli trên chuột đồng không
thay đổi theo mùa với tỷ lệ nhiễm mùa mưa là 69,64% và mùa nắng là 77,78%. Tỷ
lệ nhiễm Salmonella và E. coli trên chuột đồng không phụ thuộc vào giới tính với tỷ

lệ nhiễm lần lượt trên con đực là 17,07% và 68,29%, con cái là 8,7% và 76,81%.
Trong 13 mẫu phân chuột đồng dương tính với Salmonella có 3 mẫu là chủng S.
Bovismorbificans, 1 mẫu thuộc nhóm BG I, 1 mẫu thuộc nhóm BG II và 8 mẫu
thuộc các chủng Salmonella khác.

ix


CHƯƠ G 1
ĐẶT VẤ ĐỀ
Vi khuNn Salmonella và E. coli là hai trong số những vi khuNn nguy hiểm nhất đối
với con người, chúng gây bệnh và gây ngộ độc khá nghiêm trọng. Theo số liệu
thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phNm (Bộ Y tế), chỉ trong 6 tháng đầu năm
2011, toàn quốc đã xảy ra 53 vụ ngộ độc với 1.776 người mắc phải, trong đó có 9
trường hợp tử vong. Và nguyên nhân của các vụ ngộ độc này là do vi khuNn
Salmonella và E. coli gây nên. N goài ra, Salmonella còn là vi khuNn gây ra bệnh
thương hàn cho con người. Bệnh thương hàn là một trong những bệnh đường ruột
thường gặp trên người, bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác
nhau như: qua đường ăn, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những động
vật mang mầm bệnh như chuột, bò sát, côn trùng ... (Bartlett et al., 1977; Everard,
1979).
Chuột là động vật mang trùng và gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như
bệnh dịch hạch (Yersinia pestis), Salmonellosis, E. coli, Leptospirosis, Rickettsia,
bệnh viêm màng não, bệnh dại, ký sinh trùng,…(Singleton et al., 2003). Và Theo
Henzler, Opitz (1992) cho thấy trong phân chuột chứa khoảng 105 vi khuNn
Salmonella. Đây là yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm các mầm bệnh từ chuột sang
người.
An Giang là tỉnh có các làng chuột lớn nhất miền Tây và những làng này kiếm sống
bằng nghề buôn bán chuột. Mỗi ngày có hơn 50 tấn chuột đồng được nhập khNu qua
tỉnh An Giang () nên nguy cơ ngộ độc và lây truyền các mầm

bệnh từ chuột sang người và các loài động vật khác là rất cao. N goài ra đây còn là
điều kiện mang mầm bệnh đi khắp nơi một khi bùng phát dịch bệnh.
Vì lượng chuột đồng lưu hành mỗi ngày ở tỉnh An Giang rất lớn, do đó việc khảo
sát tỷ lệ nhiễm vi khuNn E. coli và Salmonella trên chuột đồng ở tỉnh này là rất cần
thiết, và nó giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ lây nhiễm của hai loại vi
khuNn này trên chuột đồng tại tỉnh An Giang. Được sự cho phép của Bộ Môn Thú
Y, Khoa N ông N ghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát sự lưu hành của vi khu n Escherichia coli
và Salmonella trên chuột đồng (Rattus argentiventer) tại tỉnh An Giang”.

1


Với mục tiêu đề tài:
Xác định tỷ lệ nhiễm Escherichia coli và Salmonella trên chuột đồng (Rattus
argentuventer) tại tỉnh An Giang.
Khảo sát yếu tố giới tính và sự thay đổi mùa ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm Escherichia
coli và Salmonella trên chuột đồng (Rattus argentuventer) tại tỉnh An Giang.

2


CHƯƠ G 2
CƠ SỞ LÝ LUẬ
2.1 Giới thiệu chung về chuột
Trên thế giới có khoảng 1.500 loài chuột, 200 chi hợp thành 17 họ phụ. Họ phụ
quan trọng nhất đối với châu Á và châu Âu là Muridae (gồm các loài chuột nhà:
Rattus rattus flavipectus, Mus musculus, Suncus mirinus,… chuột đồng (Rattus
argentiventer)). Ở Ấn Độ có 13 loài chuột hại cần chú ý trong tổng số 128 loài
chuột. Ở Việt N am có khoảng 30 loài chuột thuộc 2 họ phụ: họ phụ Microtinae

(Chuột Cộc) có một loài chuột cộc: Eothenomys melanogaster và họ phụ chuột
Murinae có 29 loài. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có 12 loài chuột, trong đó có 2
loài ưu thế nhất là chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus
losea), chiếm tới hơn 75% số lượng cá thể (N guyễn Văn Đĩnh, 2009).
Chuột là một trong các nhóm dịch hại quan trọng nhất đối với cây lúa. Không chỉ
phá hại trên lúa, chúng còn tấn công trên các cây màu, cây ăn quả. N goài ra, chuột
còn là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật.
Theo N guyễn Văn Đĩnh (2009), thức ăn của loài chuột chủ yếu là thực vật. Hầu như
tất cả các bộ phận sinh dưỡng của cây như thân, lá, mầm, hạt, quả đều là thức ăn
của chúng. N hiều loài chuột ăn cả thức ăn thực vật và cả thức ăn có nguồn gốc động
vật như côn trùng, chim, thú nhỏ. Các loài chuột sống gần người là những loài ăn
tạp điển hình, chúng ăn tất cả thức ăn của người và vật nuôi như lúa gạo, bắp, khoai,
sắn, hoa quả các loại, cám, gà con, heo con... Khi kiếm ăn, một số loài còn đem
thức ăn về dự trữ trong tổ. Lượng thức ăn của chuột là rất lớn, mỗi ngày chúng có
thể ăn lượng thóc bằng 50-75% khối lượng cơ thể, trong một năm trung bình 1 con
chuột ăn hết 10-20 kg thức ăn.
Chất lượng thức ăn và hàm lượng nước trong thức ăn có ý nghĩa quan trọng tới hoạt
động sống của chuột. Thí nghiệm chỉ ra rằng đối với chuột cống dù không cho uống
nước nhưng cho ăn đủ lúa, bắp, cơm chúng có thể sống bình thường, nhưng nếu cho
nhịn ăn và cả nhịn uống chúng chỉ có thể sống được 20 ngày. Đối với đa số các loài
chuột, khi ăn thức ăn có hàm lượng nước thấp 15-17%, chuột cần phải uống nước
nếu không sẽ không sinh sản được và sẽ chết, trong khi đó chuột nhắt không cần
uống nước (N guyễn Văn Đĩnh, 2009).
Loài chuột có sức sinh sản lớn, con cái đẻ từ 13 – 14 con, có năm chuột đẻ tới 18 –
19 con một lứa. Chuột có thể đẻ 4 lứa trong đời (Lê Vũ Khôi và Lưu N guyên
Khánh, 2000).

3



Theo lý thuyết trong điều kiện môi trường thuận lợi, dư thừa thức ăn, không bị kẻ
thù tự nhiên không chế, từ 5 đôi chuột sau 1 năm cùng với con cháu có thể sinh ra 6
tỷ con chuột và 1 ngày chúng có thể ăn hết 30.000 ha lúa mạch. Cũng trong điều
kiện này thì 1 đôi chuột cống trong 1 năm có thể sinh ra 800 con cháu chắt và theo
cấp số nhân, sau 3 năm chúng đã có 20 triệu con.
2.2 Phân loại chuột
Chuột đàn
Tên khoa học: Mus musculus, thuộc họ Muridae và là một trong những loài chuột
nhà. Chuột này là loại thú gặm nhắm, mõm dài nhọn, tai bầu dục đuôi thon dài, bộ
lông không dầy hơi thô. Mặt lưng nâu thẫm, hơi nhạt ở hai bên thân, mặt bụng thay
đổi từ màu trắng bNn với dải giữa ngực vàng nhạt tới toàn xám phớt vàng nhạt. Đuôi
nâu thẫm đồng màu. Bàn chân trắng nhạt đôi khi có vạch thẫm trên mu. Chuột này
ăn tất cả các loại nông sản, gây hại cho mùa màng và có thể gây bệnh cho người.
Chuột cống
Tên khoa học: Rattus norvegicus, thuộc họ Muridae. Chuột cống thuộc loại lớn, da
lông thô lưng nâu thẫm, bụng màu xám nhạt. Đuôi hai màu không rõ ràng, nâu thẫm
ở trên, màu nhạt ở dưới. Bàn chân trắng. Thường chui rút trong các cống rãnh bNn
thỉu nên mang trên mình nhiều loại ký sinh trùng truyền bệnh dịch cho người.
Chuột đen
Tên khoa học Rattus Rattus, thuộc họ Muridae. Đây là một trong những loài chuột
nhà và nó có mặt trên khắp thế giới. Được coi như xuất xứ từ Châu Á, chuột dài cỡ
15-20 cm, đuôi dài cỡ bằng thân từ 15 đến 20 cm. Đây là loại chuột đã từng biết là
gây bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch hạch, bệnh sốt Rickettsia, v.v...
Chuột bạch
Tên khoa học Mus musculus, tiếng Anh: white mouse. Chuột bạch màu trắng tuyền
(albinos), thường được nuôi nhốt để làm cảnh nhưng thường được dùng trong
phòng làm thí nghiệm khoa học.
Chuột đồng
Tên tiếng Anh: rice-field rat, tiếng Pháp: Campagnol, rat d’eau. Tên khoa học:
Rattus argentiventer (chuột bụng bạc), thuộc họ Muridae. Chuột đồng to bằng chuột

nhà, có màu trắng vàng, lưng màu nâu. Có 2 loài: Chuột đồng lớn giống chuột cống,
nhưng bụng trắng hơn. Chuột đồng bé rất giống chuột cống nhưng bé hơn nhiều.

4


Sống ở đồng ruộng. N gười ta ăn thịt chuột đồng như thịt thỏ vì chuột đồng tương
đối sạch và rất mập vào mùa có lúa chín.
Chuột lang
Tên tiếng Anh: Guinea pig, tiếng Pháp: Cochon d’Inde, cobaye. Tên khoa học:
Cavia cobaya, thuộc họ Caviidae. Ở Việt N am được gọi là chuột lang vì da lông
chuột thường có màu hỗn hợp như trắng xen với nâu. Giống như chuột bạch nhưng
to hơn, mình tròn, cổ rất ngắn, bộ lông mềm và đuôi hoàn toàn thiếu. Chuột lang
chủ yếu được dùng trong phòng thí nghiệm.
Chuột nhắt
Tên tiếng Anh: mouse, tiếng Pháp: souris. Tên khoa học: Mus musculus, thuộc họ
Muridae. Hình dáng nhỏ, sống trong nhà và hay cắn phá, gặm hòm, tủ, quần áo.
Chuột chũi
Tiếng Pháp: taupe, tiếng Anh: mole. Tên khoa học: Talpa leucura, thuộc họ
Tulidae. Sống trong hang đất, mắt nhỏ Nn dưới bộ lông, chi trước ngắn khoẻ có
móng to để đào đất.
Chuột chù
Tiếng Pháp: musaraigne, tiếng Anh: shrew. Tên khoa học: Crucidura fuliginosa,
thuộc họ Soricidae. Mõm kéo dài thành vòi, đuôi dài, răng trắng đều. Chuyên ăn sâu
bọ phá hoại rau màu. Không nên nhầm chuột chù với chuột cống, chuột nhắt. Chuột
chù Suncus caeruleus rất nhỏ. ở Sa Pa có chuột chù Anuro-Sorex không có đuôi và
có vành tai tiêu giảm.
Chuột nhím
Có hai loại. (1) tiếng Pháp porc-épic, tên khoa học erethizon dorsatum, thuộc họ
Erethizontidae: nhím lớn, lông nhím trên lưng dài. (2) N hím hérisson, hedgehog,

atelerix albiventris, thuộc họ Erinaceidae: nhím nhỏ, lông ngắn. Chuột nhím trông
giống như một con chuột trên lưng khoác một bộ áo gai gồm những lông biến thành
gai cứng nhọn. Khi gặp kẻ thù, các cơ dưới da nhím co lại làm các lông cứng dựng
lên và toả ra khiến kẻ thù không dám đụng vào nó.
Chuột nhảy
Tên khoa học: Jaculus, thuộc họ Dipodiae. Tên Pháp: Gerboise. Chi sau dài gấp 6
lần chi trước, đuôi dài gấp 2 lần mình. N ó nhảy như con Kang Guru.

5


2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể chuột
Trên đồng ruộng, số lượng cá thể chuột biến đổi rõ rệt theo mùa vụ lúa. Đỉnh cao số
lượng các loài chuột trên đồng ruộng lúa là vào mùa sinh sản tập trung từ khi lúa có
đòng cho đến khi thu hoạch trong tất cả các vụ lúa (lúa xuân và vụ lúa mùa ở miền
Bắc; lúa đông xuân, lúa hè thu và vụ lúa mùa ở miền N am). Mật độ quần thể tăng
dần và đạt đỉnh cao nhất vào thời gian sau khi thu hoạch lúa khoảng 10 ngày. N hư
vậy, ở những vùng cấy ba vụ lúa trong năm thì số lượng chuột sẽ có 3 đỉnh cao vào
sau khi thu hoạch vụ lúa khoảng 10 ngày. Ở những vùng trồng 2 vụ lúa như miền
Trung (vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu) số lượng chuột có 2 đỉnh cao vào thời kỳ
sau thu hoạch lúa. Ở miền Bắc quần thể các loài chuột cũng có hai đỉnh cao số
lượng vào tháng 7 và tháng 10, trùng với thời gian sau khi thu hoạch vụ lúa xuân và
vụ lúa mùa trong năm (N guyễn Văn Đĩnh, 2009).
N goài ra nhiệt độ, Nm độ, lượng mưa… cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của
chuột. Ở Việt N am, nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều, trong khi mưa ảnh hưởng lớn
đến sinh sản và khả năng sống sót của chuột con. Ở miền N am cuối vụ khô, lượng
chuột tăng lên, mùa mưa chuột giảm đi vì chuột con không có khả năng ra ngoài
kiếm ăn. Hàm lượng nước trong thức ăn cũng có liên quan chặt chẽ đến sinh trưởng
và phát triển của chuột. Bên cạnh yếu tố môi trường thì yếu tố thiên dịch và con
người cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tính ổn định của quần thể chuột

().
2.4 hững bệnh ở trên chuột
Webster và Mac Donald (1995) đã nghiên cứu về ký sinh trùng và những bệnh trên
chuột có thể tại các trang trại ở Anh như sau:
Ký sinh trùng:
Giun Kim Syphacia muris
Ký sinh trùng ippostronglyus brasiliensis
Sán ở gan Capillaria (*)
Sán dây Hymenolepsis diminuta (*)
Toxocara cati gây Toxocariasis
Giun Kim Heterakis spp.
Sán dây Hymenolepsis nana (*)
Sán dây ở ruột (Taenia taeniaeformis)

6


Vi khuNn:
Leptospira spp. (*)
Listeria spp. (*)
Yersinia enterocolitica (*)
Pasturella spp. (*)
Pseudomonas spp. (*)
Protozoa
Cryptosporidium parvum gây bệnh cryptosporidiosis (*).
Toxoplasma gondii gây bệnh toxoplasmosis u(*).
Trypanosoma lewisii
Eimeria separata
Viruses
Hantavirus gây sốt Hantaan hoặc sốt xuất huyết (*).

Chú ý: (*) bệnh có thể lây sang người.

2.5 Tình hình nghiên cứu vi khu n Salmonella và E. coli trên chuột
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo kết quả phân lập vi khuNn Salmonella trên chuột đồng được thu mua tại TP.
Cần Thơ của N guyễn Thu Tâm (2001), tổng số 120 mẫu gồm 100 mẫu phân ở manh
tràng và 20 mẫu thức ăn. Qua phân tích thì tỉ lệ nhiễm Salmonella ở mành tràng
chuột tới 26%.
Theo nghiên cứu của Trần Thị Phận et al (2005) thì tỉ lệ nhiễm Salmonella trên
chuột đồng ở 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 19,3%, riêng ở tỉnh An Giang có
6/200 (3%) mẫu dương tính với Salmonella và các chủng Salmonella phổ biến ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là S. London, S .Weltevreden và S. Derby.
N goài ra trên các loài động vật khác cũng thấy sự vấy nhiễm Salmonella và E. coli
với tỷ lệ khá cao: trên thằn lằn (Hemidactylus) tỷ lệ nhiễm Salmonella là 15,14%
(N guyễn N guyệt Trường, 2010), trên ruồi tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,80%
(N guyễn Thụy Thúy Ân, 2006), trên gián tỷ lệ nhiễm Salmonella và E. coli lần lượt
là 7,03% và 21,09% (N guyễn Thị Tuyết Phượng, 2007) và trên kiến tỷ lệ nhiễm

7


Salmonella và E. coli lần lượt là 7,50% và 31,87% (N guyễn Thị Xuân N guyên,
2007).
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
N ăm 1885, Salmonella Choleraesuis được Salmon & Smith phát hiện và phân lập ở
Mỹ từ heo mắc bệnh dịch tả ( Lúc đó
người ta cho rằng đó là vi khuNn gây bệnh dịch tả heo, nhưng 20 năm sau đó các
nhà khoa học đã xác định rằng nguyên nhân gây bệnh dịch tả heo là virus, từ đó vi
khuNn Salmonella được coi là vi trùng cơ hội khi có bệnh dịch tả heo. Đến năm
1934, theo đề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, để kỷ niệm người đầu

tiên tìm ra vi khuNn là ông Salmon, người ta đặt tên chính thức của vi khuNn này là
Salmonella.
Theo kết quả nghiên cứu của Kaura và Singh (1968), hai ông đã nghiên cứu và xác
định tỷ lệ nhiễm Salmonella trên chuột từ 0,7% - 13%.
N ăm 1980, một nghiên cứu của Zoonoses trên chuột nhắt thấy rằng có 16 mẫu
dương tính với Salmonella trên tổng số 254 mẫu chiếm tỷ lệ 6,3%.
Theo nghiên cứu của Cizek et al., (1999) ở Cộng Hòa Séc cho thấy tỷ lệ chuột
nhiễm E. coli O157 trong phân là 40% (4/10).
Theo nghiên cứu của Knox et al., (2007) và Tate et al., (2006) cho thấy tỷ lệ nhiễm
E. coli ở các vùng đất ngập nước lên đến 99%.
Trong kết quả nghiên cứu của N akadai et al., (2005), trên 112 mẫu phân của bò sát
trong đó mẫu thằn lằn (71), rắn (23), rùa (18) với tỷ lệ nhiễm Salmonella lần lượt là
66,1%, 100%, 72%.
Theo Carter et al., (1987) một số chủng Salmonella thường gây bệnh trên gia súc,
gia cầm: các chủng gây bệnh trên trâu bò: S. Dublin, S. N ewport, S. Enteritidis, S.
Kentucky, S. Anatum và S. Typhimurium là nguyên nhân gây ra bệnh ở thể đường
ruột và thể nhiễm trùng huyết ở bê. Các chủng gây bệnh trên dê cừu: S. Anatum, S.
Typhimurium, S. Dublin, S. Richmind, S. Matapani và S. Pomona. Chủng S.
Abortusovis gây bệnh sNy thai ở cừu. Các chủng gây bệnh trên heo: có nhiều chủng
Salmonella gây bệnh trên heo, phổ biến là chủng S. Choleraesuis và S. Typhimurium.
N goài ra, còn có S. Anatum, S. Standby, S. Viginia, S. Dublin, S. N ewport, S. Pomona,
S. Typhimurium, S. Weltevreden.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho rằng có 4,91% số chuột dương tính với Salmonella
(Healing, 1991).

8


N ăm 1992, một nghiên cứu khác của Henzeler và Optiz cho rằng có 16,2% số chuột
dương tính với Salmonella.

S. Typhimurium là trong nhóm vi khuNn có thể gây bệnh tiêu chảy (Salmonellosis)
ở người và trên chuột chúng cũng là chủng rất phổ biến (Hilton et al., 2002, M.
Mushtaq-ul-Hassan et al., 2008). Ở Đức, vào năm 1990 và 2005, số trường hợp
nhiễm Salmonella sắp xĩ 200.000. Ở Mỹ, gần 40.000 trường hợp nhiễm Salmonella
mỗi năm (Centers for Disease Control and Prevention).
Các chủng Salmonella thuộc nhóm phụ I thường được tìm thấy là nguyên nhân gây
bệnh Salmonella cho con người và các động vật máu nóng. N hưng hiện nay chủng
này cũng hiện diện trong một số động vật máu lạnh (Mitchell và Shane, 2000; Geue và
Loschner, 2002) và theo kết quả nghiên cứu của N akadai (2004), trên 112 mẫu phân của
bò sát trong đó mẫu thằn lằn (71), rắn (23), rùa (18) với tỷ lệ nhiễm lần lượt là
66,1%, 100%, 72%. Trong đó, các chủng định danh được chủ yếu thuộc nhóm phụ I
(64,9%), nhóm phụ II (14%), nhóm phụ IIIa (0%), nhóm phụ IIIb (5,3%), nhóm phụ
IV (15,8%).
Theo kết quả của Pieskus et al., (2006) các chủng: S. Montevideo, S. Djugu, S.
Isangi, S. Bovismorbificans, S. Mbankada, S. Hadar cũng phát hiện trong gà nhưng
với lượng không lớn. Ở Hungary, trên một số loài động vật và sản phNm thịt có sự
hiện diện của chủng S. Bovismorbificans (N oémi N ógrády et al., 2010), chủng S.
Bovismorbificans thường gây viêm ruột trên người và gia súc (E. Ezquerra et al.,
1993). Và theo một cuộc điều tra qua mạng thì ở Đức chủng S. Bovismorbificans là
một trong mười chủng Salmonella thường xuyên được thông báo gây bệnh trên
người từ năm 2001 và 2004: 525 trường hợp nhiễm chủng S. Bovismorbisficans
được thông báo trong năm 2004, 152 trường hợp năm 2003, 186 trường hợp năm
2002 và 388 trường hợp năm 2001.
2.6 guồn lây nhiễm vi khu n Salmonella
2.6.1 Salmonella trong phân người, động vật và côn trùng
Salmonella có thể phân lập từ nhiều loài động vật. Phần lớn 1,3 tỷ trường hợp
nhiễm Salmonella hàng năm gây viêm dạ dày ruột khi con người ăn phải thực phNm
bị ô nhiễm như: thịt, hải sản hoặc trứng nấu chưa chín. N goài ra, con người có thể
bị nhiễm sau khi tiêu thụ các sản phNm rau quả bị ô nhiễm. Điều này cho thấy sự
thích nghi của Salmonella khi ở bên ngoài vật chủ, ngoài môi trường và xâm nhập

vào ký chủ mới (Thomason et al., 1975). Do vấn đề sức khỏe cộng động và thiệt hại
kinh tế có liên quan đến sự ô nhiễm Salmonella của thực phNm đã dẫn đến nhiều

9


nghiên cứu đến sự tồn tại và sự truyền lây của vi khuNn này trên động vật và con
người. Theo Tran et al., (2004), An et al., (2006) Salmonella được tìm thấy trong
phân người, gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao. Trong nghiên cứu An et al., (2006) tỷ lệ
nhiễm Salmonella trên vịt là 20,5%, bò 27,4%, gà 38,5 %, heo 49,4% và phân là
môi trường lý tưởng cho sự trú Nn và phát triển của những vi khuNn đường ruột.
Các động vật hoang dã và côn trùng được xem là véctơ truyền bệnh nguy hiểm vì
chúng có thể làm vi khuNn Salmonella lan rộng vào trong môi trường. Theo
Henzler, Opitz (1992) cho thấy trong phân chuột chứa khoảng 105 vi khuNn
Salmonella. Trong kết quả nghiên cứu Thomason et al., (1975) đã phân lập được vi
khuNn trong quần thể chim hoang dã và thấy được sự tương quan với tỷ lệ nhiễm do
vi khuNn này gây ra trên người và các trại chăn nuôi trong cùng khu vực.
Theo nghiên cứu của Pangloli et al., (2008) khi kiểm tra sự hiện diện của vi khuNn
Salmonella trong môi trường của trại chăn nuôi bò sữa trong đó mẫu côn trùng có tỷ
lệ nhiễm cao thay đổi theo mùa, thấp nhất là vào mùa xuân là 24% và cao nhất vào
mùa hè 85% .Tương tự vi khuNn Salmonella cũng được phân lập trên ruồi từ các trại
bò sữa (67%), từ trại gà (13%) và Salmonella có thể sống sót trong cơ thể của ruồi 4
tuần đó là khoảng thời gian tồn tại của nó (Mian và Tacal, 2002). Ruồi có thể bài
thải số lượng lớn vi khuNn ra ngoài môi trường. Ruồi sau khi được tiêm truyền vi
khuNn Salmonella có thể thải ra ngoài 107 CFU/1gram phân (Greenberg và
Klowden, 1972). Theo kết quả nghiên cứu của N guyễn Thị Xuân N guyên (2007) và
N guyễn N guyệt Trường (2010) thì Salmonella cũng được tìm thấy trên kiến (7,5%)
và thằn lằn (14%) ở các trại chăn nuôi và các hộ xung quanh trại ở TP. Cần Thơ.
Salmonella có thể nhanh chóng vấy nhiễm vào trong các loại rau qua nguồn đất bị ô
nhiễm hoặc nguồn phân bón từ phân động vật. Sự vấy nhiễm Salmonella trên rau có

tương quan với nhiệt độ, điều kiện mùa hè độ Nm cao (nhiệt độ hằng ngày khoảng
200 C) nhưng không phát hiện Salmonella trên thực vật vào cuối mùa thu khi nhiệt
độ hằng ngày là 100C (N atvig et al., 2002).
2.6.2 Trong đất và nước
Salmonella có thể phát tán nhiều trong đất. Trong quá trình bồi đấp của những dòng
sông và nước mưa mang theo những vật chất bị ô nhiễm vấy nhiễm lên đất (Chao et
al., 1987; Abdel-Monem và Dowidar, 1990). Salmonella có thể tồn tại và nhân lên
trong đất ít nhất 1 năm (Thomason et al., 1977). Sự thấm của nước thải qua chế độ
lọc của đất, các loài vi khuNn sẽ được giữ lại môi trường (Chao et al., 1987).
Salmonella thường được phân lập từ các khu vực giải trí và trong môi trường nông
nghiệp ( Thomason et al., 1975).

10


Salmonella có thể sống sót trong nước và đất. N ước là môi trường thích hợp cho sự
phát triển và có thể là nơi lưu trữ, lây truyền mầm bệnh (Foltz, 1969). Giống như E.
coli, Salmonella được bài thải ra ngoài môi trường từ người bị nhiễm bệnh, từ vật
nuôi và động vật hoang dã. Và trong chất thải của con người Salmonella vẫn tồn tại
10 – 15 ngày trong hầm chứa chất thải. Việc phun nước thải ra đồng ruộng, sự thấm
nước từ các bể tự hoại, cùng với nước mưa sẽ tạo điều kiện phát tán vi khuNn trên
vùng nước mặt (Paul et al., 1995). Theo Baudart et al., (2000) cho ta thấy mối
tương quan giữa việc nhiễm Salmonella của nguồn nước thải (trong chăn nuôi,
trong sinh hoạt) ảnh hưởng đến việc nhiễm Salmonella trên sông. Theo dòng nước
Salmonella sẽ phát tán ra môi trường xung quanh, nhất là trong hiện tượng lũ lụt tỷ
lệ nhiễm Salmonella cao và chủng phân lập được đa dạng. Salmonella sống lâu hơn
Staphylococcus aureus, Vibrio cholerae trong nước ngầm và trong nguồn nước
sông giàu chất dinh dưỡng (DiRita, 2001). Hơn nữa, Salmonella có khả năng sống
sót cao hơn sau khi pha trộn nước thải với nước lợ (Mezrioui et al., 1995).
2.7 Đặc điểm chung của vi khu n Salmonella

Salmonella là vi khuNn đường ruột, Gram âm, thuộc họ Enterobacteriaceae. N hững
chủng vi khuNn này phân bố rộng rãi trong môi trường, có thể tìm thấy trong đất,
nước, thực phNm và đường ruột của người và súc vật (Marcel Dekker, 2001).
Giống vi khuNn Salmonella gồm hai loài: Enterica và Bongori, trong đó loài
Enterica có 6 loài phụ đó là S. Enterica (I), S. Salamae (II), S. Arizonae (IIIa), S.
Diarizonae (IIIb), S. Houtenae (IV) và S. Indica (VI) (Kenneth Todar, 2005). Loài
phụ S. Enterica (I) chứa nhiều chủng Salmonella nhất trong 6 loài phụ, các chủng
này tác động chủ yếu trên đối tượng là người và các động vật máu nóng. Loài phụ
thứ III chủ yếu tác động đối với động vật máu lạnh (Daoust, 1997).
2.7.1 Hình thái và sức đề kháng của vi khu n Salmonella
Theo N agaraja, Pomeroy & William (1991), Salmonella là một vi khuNn hình gậy
ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4-0,6 x 1-3 µm, không sinh nha bào và không hình thành
giáp mô. Đa số vi khuNn Salmonella đều có khả năng di động mạnh nhờ có từ 7-12
lông xung quanh thân (trừ vi khuNn S. Gallinarum và S. Pullorum). Vi khuNn
Salmonella dễ nhuộm với thuốc nhuộm thông thường, là vi khuNn Gram âm, khi
nhuộm bắt màu đều ở toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
Theo N guyễn N hư Thanh et al., (1997), vi khuNn Salmonella có thể tồn tại trong
nước, nước thải, phân gia súc, trong thực phNm, thức ăn gia súc với thời gian lâu.
Chúng khó sinh sản trong nước thường nhưng có thể tồn tại một tuần. Trong nước

11


đá có thể sống 2-3 tháng và trong phân vi khuNn Salmonella có thể tồn tại trên 60
ngày.
Vi khuNn có sức đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 500C bị diệt sau 1 giờ, 570C sau 30
phút, 700C sau 20 phút, 1000C trong 5 phút. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ
diệt vi khuNn sau 5 giờ ở nước trong và 9 giờ ở nước đục. N goài ra, các chất sát
trùng thông thường cũng diệt vi khuNn Salmonella hoàn toàn như phenol 5%,
formol 2% diệt vi khuNn Salmonella trong 15-20 phút.

Mặc dù đông lạnh có thể làm giảm số lượng vi khuNn nhưng vi khuNn
Salmonella có thể tồn tại khá lâu ở thực phNm đông lạnh như thịt gia súc, gia
cầm. Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt vi
khuNn Salmonella ở bên trong. Vi khuNn Salmonella có thể sống trong thịt ướp
muối nồng độ 29% được 4-8 tháng ở nhiệt độ từ 6-120 C.
2.7.2 Đặc tính nuôi cấy
Vi khuNn Salmonella dễ nuôi cấy trong điều kiện tối hảo 370C, vi khuNn Salmonella
có thể phát triển ở nhiệt độ 5-470C. N goài ra, vi khuNn Salmonella vừa hiếu khí vừa
kỵ khí không bắt buộc. Và pH thích hợp cho sự phát triển của vi khuNn Salmonella
là từ 6,5-7,5 vi khuNn cũng phát triển được ở pH từ 6-9 nhưng phần lớn các chủng
Salmonella không phát triển được ở pH<4,5. Vi khuNn Salmonella phát triển tốt
trong cơ thể, ở môi trường trung tính hay kiềm.
Môi trường nước thịt: cấy vi khuNn Salmonella vài giờ đã đục nhẹ, sau 18 giờ đục
đều, nuôi lâu đáy ống nghiệm có cặn.
Môi trường thạch: dùng các môi trường có agar để nuôi cấy vi khuNn Salmonella.
Trong đó, phổ biến nhất là môi trường Brilliant Green Agar (BGA) và Manitol Lysine
Crystal Violet Brilliant Green Agar (MLCB).
Gelatin: vi khuNn Salmonella không làm tan chảy gelatin. Chúng hình thành màng
mỏng hơi mờ trên mặt môi trường, khuNn lạc nhỏ, không trong suốt, chạy dài theo
đường cấy sâu (N guyễn N hư Thanh et al., 1997).
Hầu hết vi khuNn Salmonella của các chủng đều giống nhau về hình thái và tính
chất nuôi cấy. Do đó, không thể phân biệt và định chủng trên môi trường nuôi cấy
bình thường. Mặc dù, các vi khuNn Salmonella có biểu hiện đặc tính sinh hóa khá
rõ, nhưng hầu hết chỉ có thể nhận biết rõ chúng qua phản ứng huyết thanh học
(Carter, 1987).

12


2.7.3 Đặc tính sinh hoá

Mỗi loại vi khuNn Salmonella có khả năng lên men và chuyển hoá một số loại
đường nhất định và không đổi.
Theo N agaraja, Pomeroy & William (1991), phần lớn các loài vi khuNn Salmonella
lên men có sinh hơi glucose, manitol, mantose, galactose, arbinose.
Một số loài vi khuNn Salmonella cũng lên men các loại đường trên nhưng không
sinh hơi như S. Typhi, S. Cholerae suis, S. Enteritidis, S. Gallinarum.
Loài vi khuNn Salmonella không lên men đường mantose là vi khuNn S. Pullorum;
không lên men đường aribinose đó là vi khuNn S. Cholerae suis.
Tất cả vi khuNn Salmonella đều không lên men lactose, saccarose, trừ S. Arizonae.
Vi khuNn Salmonella tiết ra enzyme khử các carboxyl (khoảng 96%) đối với lysine,
orthnithine và arginine.
Vi khuNn Salmonella không phân giải urê, không sinh indole, một số sử dụng được
cacbon của nguồn citrate, phân giải blue methylen và phản ứng MR-VP thì âm tính.
2.7.4 Tính biến dị của vi khu n
Trong khi nuôi cấy, vi khuNn Salmonella có thể biến dị về khuNn lạc và kháng
nguyên (N guyễn Vĩnh Phước, 1977), bao gồm:
Biến dị khu n lạc S (Smooth)
R Rough): vi khuNn mới phân lập có khuNn lạc
dạng S (Smooth) trơn, bóng, láng, có kháng nguyên O đặc hiệu của chủng. Qua một
thời gian nuôi cấy, vi khuNn phát sinh biến dị thành dạng khuNn lạc dạng R (Rough)
nhám, xù xì, lúc đó kháng nguyên O không còn đặc hiệu nữa.
Biến dị kháng nguyên: trong quá trình nuôi cấy, dưới ảnh hưởng của một số chất như
acid phenic vi khuNn sẽ mất lông, sinh biến dị, không di động và chỉ còn kháng nguyên
O.
Biến dị kháng nguyên H: vi khuNn có lông có thể biến dị từ phase 1 sang phase 2 có
cấu tạo kháng nguyên khác phase 1.
2.7.5 Độc tố của vi khu n Salmonella
Theo Koupal, R.R. (1997), Salmonella tiết ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc
tố.
ội độc tố (enterotoxin): có trong tế bào vi khuNn, được giải phóng khi vi khuNn chết.

Tính độc rất mạnh với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch giết chết chuột bạch, chuột lang

13


trong vòng 48 giờ. Bệnh tích đặc trưng là ruột non xuất huyết màng payer phù nề, đôi
khi hoại tử. Độc tố ở ruột gây độc thần kinh, gây mê, co giật và gây chết (N agaraja,
Pomeroy & William, 1991).
goại độc tố (cytotoxin): do vi khuNn sống tiết ra, chỉ phát hiện được khi lấy vi
khuNn có độc tính cao cho vào túi colodion rồi đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi.
Sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền như vậy từ 5-10 lần. Sau cùng đem lọc, nước
lọc này có khả năng gây bệnh cho động vật thí nghiệm. N goại độc tố hình thành
trong invivo và trong môi trường nuôi cấy kỵ khí. N goại độc tố tác dụng vào thần
kinh và ruột.
2.7.6. Cấu trúc kháng nguyên
Hiện nay trong phân loại các loài vi khuNn Salmonella người ta căn cứ những đặc tính
sinh hóa và nghiên cứu cấu tạo kháng nguyên của chúng. Ở vi khuNn Salmonella,
ngoài phản ứng ngưng kết huyết thanh đặc hiệu của từng chủng vi khuNn, còn có
phản ứng ngưng kết chéo giữa kháng nguyên của vi khuNn này với kháng thể của loài
khác. Thậm chí giữa nhóm này với nhóm khác trong cùng một giống. Đó là vì cấu
trúc kháng nguyên của vi khuNn Salmonella hết sức phức tạp (N guyễn N hư Thanh et
al., 1997).
Trong phản ứng ngưng kết huyết thanh đặc hiệu để định danh vi khuNn Salmonella
cần có kháng huyết thanh O, H và Vi
Kháng nguyên thân O: hay kháng nguyên vách tế bào có tính kháng nguyên mạnh,
đề kháng với nhiệt độ trong một thời gian dài, đề kháng với cồn và dung dịch acid.
Là kháng nguyên thân của vách tế bào vi khuNn, nó có vai trò rất quan trọng. Cấu
tạo kháng nguyên này rất phức tạp, gồm có 4 lớp đó là lớp lipopolysaccharide
(LPS), lớp phospholipide, lớp lipoprotein và lớp peptidoglycan.
Dựa vào sự khác nhau giữa các chủng Salmonella về phương diện cấu trúc kháng

nguyên O, người ta đã chia vi khuNn Salmonella thành 67 nhóm kháng nguyên O,
những nhóm kháng nguyên này thường được sử dụng để nhận dạng các chủng vi
khuNn Salmonella.
N ếu những chủng vi khuNn Salmonella có cùng một số trên kháng nguyên O thì có
thể có quan hệ gần với nhau. Mặc dù, những yếu tố này không phải lúc nào cũng là
cần thiết cho việc nhận dạng ra kháng nguyên Salmonella (Kenneth, 2005).
Kháng nguyên O được ký hiệu bằng chữ số La Mã, gần đây theo Ủy ban phân loại
quốc tế thông báo, kháng nguyên O được ký hiệu bằng chữ số Ả rập.

14


×