TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
MAI KIẾN THIẾT
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BỆNH TÍCH VIÊM PHỔI
HEO TẠI LÒ MỔ TẬP TRUNG THUỘC
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Luận Văn Tốt Nghiệp
Nghành: THÚ Y
Cần Thơ, 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận Văn Tốt Nghiệp
Nghành: THÚ Y
Tên đề tài:
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ BỆNH TÍCH VIÊM PHỔI
HEO TẠI LÒ MỔ TẬP TRUNG THUỘC XÍ NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths. Trần Thị Minh Châu
Mai Kiến Thiết
MSSV: 3042923
Lớp: Thú Y K30
Cần Thơ, 2009
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Đề tài: Khảo sát và đánh giá bệnh tích viêm phổi heo tại lò mổ tập trung thuộc
Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Thành Phố Cần Thơ; do sinh viên: Mai Kiến
Thiết thực hiện tại Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ từ 1/2009 đến 5/2009.
Cần Thơ ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Bộ Môn
Cần Thơ ngày…tháng…năm 2009
Duyệt giáo viên hướng dẫn.
ThS. TRẦN THỊ MINH CHÂU
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp là do tôi tự làm, các số liệu được
thu thập trong thời gian lấy mẫu.
MAI KIẾN THIẾT
iii
LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp mặc dù gặp rất nhiều
khó khăn và vướng mắc nhưng được sự giúp đỡ tận tình của quí thầy cô và các bạn,
tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình sau gần 3 tháng thực hiện.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Th.S. Trần Thị Minh Châu, Thầy Phạm
Hoàng Dũng, Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn:
- Ban giám hiệu trường đại học Cần Thơ.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại
Học Cần Thơ.
- Quý thầy cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi Thú Y Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ.
Đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ trong thời
gian tôi theo học tại trường.
Chân thành biết ơn:
- Ban giám đốc Lò Mổ Tập Trung Thành Phố Cần Thơ.
- Đội kiểm soát giết mổ tại Lò Mổ Tập Trung Thành Phố Cần Thơ.
- Các chú các anh nhân viên giết mổ.
Đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 4 năm 2009.
MAI KIẾN THIẾT
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa................................................................................................................. i
Trang duyệt ............................................................................................................ ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................. iv
Danh mục bảng ..................................................................................................... vi
Danh mục hình ..................................................................................................... vii
Tóm lược............................................................................................................. viii
Chương 1: Đặt vấn đề............................................................................................. 1
Chương 2: Cơ sở lý luận......................................................................................... 2
2.1. Cấu tạo của phổi .............................................................................................. 2
2.1.1. Cấu tao đại thể của phổi................................................................................ 2
2.1.2. Cấu tao mô học của phổi............................................................................... 4
2.2. Chức năng ....................................................................................................... 7
2.3. Tình trạng bệnh lý của phổi ............................................................................. 8
2.3.1. Định nghĩa viêm phổi heo............................................................................. 8
2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi heo .......................................................... 8
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng viêm phổi.................................................10
2.3.4. Các dạng viêm phổi .....................................................................................13
2.3.5. Quá trình diễn biến của viêm phổi ...............................................................13
2.4. Biến chứng của viêm phổi ..............................................................................15
2.5. Ảnh hưởng của viêm phổi...............................................................................16
2.5.1. Sự lây lan.....................................................................................................16
2.5.2. Chuẩn đoán..................................................................................................16
2.5.3. Biện pháp phòng và điều trị .........................................................................17
2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hô hấp trên heo ...............18
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................19
3.1. Nội dung nhiên cứu ........................................................................................19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19
3.2.1. Địa điểm và thời gian khảo sát.....................................................................19
3.2.2. Đối tượng khảo sát.......................................................................................19
3.2.3. Dụng cụ và hóa chất ....................................................................................19
3.2.4. Chỉ tiêu khảo sát ..........................................................................................19
3.3. Phương pháp tiến hành ...................................................................................20
3.3.1. Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi heo.......................................................20
3.3.2. Đánh giá mức độ bệnh tích trên phổi heo .....................................................20
3.4. Khảo sát bệnh tích vi thể trên phổi..................................................................24
3.4.1. Lấy mẫu.......................................................................................................24
3.4.2. Xử lý mẫu....................................................................................................24
3.4.3. Đọc kết quả..................................................................................................27
Chương 4: Kết quả - Thảo luận..............................................................................28
4.1 Khảo sát bệnh tích viêm phổi heo ....................................................................28
4.1.1 Tỷ lệ bệnh tích xuất hiện trên phổi khảo sát ..................................................28
v
4.1.2. Các dạng bệnh tích viêm phổi trên heo được khảo sát tại lò mổ tập trung
thành phố cần thơ ..................................................................................................29
4.1.3. Tỷ lệ các dạng bệnh tích kết hợp trên phổi khảo sát .....................................30
4.2. Một số bệnh tích thường gặp lúc khảo sát .......................................................31
4.2.1. Phổi viêm gan hóa .......................................................................................31
4.2.2. Phổi nhục hóa ..............................................................................................33
4.2.3. Viêm xuất huyết...........................................................................................34
4.2.4. Viêm màng phổi ..........................................................................................35
4.3. Kết quả đánh giá phần trăm hư hại của phổi viêm...........................................36
4.3.1. Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm gan hóa (n= 20).................................36
4.3.2. Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm nhục hóa (n=36)................................37
4.3.3. Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm xuất huyết (n= 10). ...........................37
4.3.4. Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm màng phổi (n= 18).. ..........................37
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..............................................................................39
5.1. Kết luận ..........................................................................................................39
5.2. Đề nghị...........................................................................................................39
Tài liệu tham khảo.................................................................................................40
Phụ chương hóa chất .............................................................................................42
Phụ chương thống kê.............................................................................................44
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh tích trên phổi được khảo sát sát tại lò mổ tập trung thuộc xí
nghiệp chế biến lương thực Thành Phố Cần Thơ ...................................................28
Bảng 2: Tỷ lệ các dạng bệnh tích viêm phổi trên heo được khảo sát tại lò mổ Tập
Trung Thành Phố Cần Thơ (n= 84)........................................................................29
Bảng 3: Tỷ lệ các dạng bệnh tích viêm kết hợp (n=185) ........................................30
Bảng 4: Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm gan hóa (n= 20) .............................37
Bảng 5: Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm nhục hóa (n= 36) ...........................37
Bảng 6: Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm xuất huyết (n= 10) .........................38
Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm hư hại của phổi viêm màng phổi (n= 18).........................38
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Phổi bình thường ....................................................................................... 3
Hình 2: Cấu tạo vi thể phổi bình thường ................................................................. 4
Hình 3: Cấu tạo phế nang phổi ............................................................................... 7
Hình 4: Giun đũa heo ............................................................................................. 9
Hình 5: Giun phổi heo ...........................................................................................10
Hình 6: Sơ đồ diễn biến viêm phổi ........................................................................15
Hình 7: Phân chia tỷ lệ % của phổi ........................................................................20
Hình 8: Mẫu đánh giá phạm vi phổi bị viêm tại lò mổ .......................................... 21
Hình 9: Kết quả kiểm tra bệnh tích đại thể của một mẫu phổi ................................22
Hình 10: Quy trình xử lý mẫu................................................................................24
Hình 11: Quy trình nhuộm mẫu .............................................................................26
Hình 12: Biểu đồ thể hiện bệnh tích viêm phổi tại lò mổ .......................................28
Hình 13: Phổi viêm gan hóa đỏ..............................................................................32
Hình 14: Mặt cắt phổi viêm gan hóa đỏ .................................................................32
Hình 15: Phổi viêm gan hóa đỏ thành phần dịch viêm chủ yếu là hồng cầu, lấp đầy
phế quản nhỏ, làm mất cấu trúc mô phổi (H & E 400X) ........................................32
Hình 16: Phổi viêm gan hóa xám...........................................................................33
Hình 17: Viêm gan hóa xám bạch cầu xâm nhập quanh tiểu phế quản, lòng tiểu phế
quản chứa dịch viêm và tơ huyết nhu mô phổi viêm xuất huyết (H & E 400X)......33
Hình 18: Phổi viêm nhục hóa.................................................................................34
Hình 19: Hóa xơ toàn bộ phổi bị nhục hóa.............................................................34
Hình 20: Phổi viêm xuất huyết ..............................................................................35
Hình 21: Hồng cầu tràn ra khỏi mạch, hình thành đám xuất huyết trong mô phổi
viêm (H & E 400X). ..............................................................................................35
Hình 22: Phổi viêm màng phổi ..............................................................................36
Hình 23: Màng phổi dày bị tróc ra, tích tụ nhiều tơ huyết và sợi bào (H & E 400X)
..............................................................................................................................36
viii
TÓM LƯỢC
Trong thời gian khảo sát bệnh tích đại thể phổi tại lò mổ, chúng tôi tiến hành
được trên 472 phổi heo trong đó có 428 phổi có bệnh tích chiêm tỷ lệ 90,68%.
Bệnh tích chia làm 2 loại là bệnh tích do viêm và bệnh tích không do viêm.
Trong bệnh tích do viêm:
- Có 4 dạng bệnh tích viêm phổi đơn thuần
Phổi viêm gan hóa chiếm 4,24%.
Phổi nhục hóa chiếm 7,63%.
Phổi viêm xuất huyết chiếm 2,12%.
Phổi viêm màng phổi 3,81%.
- Có 20 dạng bệnh tích viêm phổi kết hợp trong đó bệnh tích nhục hóa xuất
huyết chiếm tỷ lệ cao nhất, và thấp hơn là viêm gan hóa, viêm xuất huyết trong các
dạng bệnh tích kết hợp.
Phổi có mức độ hư hại trong khoảng từ 6,55% đến 16,54% cho thất sự tổn
thương chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp. Vì vậy heo trước khi giết mổ
ít có triệu chứng về rối loạn hô hấp.
ix
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi heo nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đã mang lại nhiều lợi nhận cho nhà
chăn nuôi. Do vậy nhà chăn nuôi heo rất quan tâm đến những bệnh xảy ra cho đàn
heo của họ. Một trong những bệnh gây hại nặng nề và khá phổ biến trong đời sống
của heo là bệnh đường hô hấp. Bởi phổi heo là nơi thông lưu giữa cơ thể với môi
trường bên ngoài, chịu nhiều ảnh hưởng từ sự thay đổi của môi trường sống, là nơi
mà dễ tiếp cận với mầm bệnh nhất.
Heo mắc bệnh ở các mức độ đôi khi ít thể hiện triệu chứng lâm sàng, do vậy
khám bệnh tích tại lò mổ là thông tin quan trọng cho biết tình hình bệnh đường hô
hấp trên heo.
Khảo sát và đánh giá bệnh tích viêm phổi có thể góp phần nhận định chính
xác bệnh đường hô hấp trên heo, cũng như thấy được tác hại của bệnh lý phổi trong
đời sống của heo. Từ đó có biện pháp phòng trị thích hợp bệnh đường hô hấp trên
heo.
Mục tiêu đề tài:
- Khảo sát những biến đổi đại thể và vi thể của các loại bệnh tích viêm trên
phổi.
- Đánh giá mức độ hư hại của phổi bị viêm.
- Bổ sung tài liệu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
1
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CẤU TẠO CỦA PHỔI
2.1.1. Cấu tạo đại thể của phổi
Hai lá phổi phải và trái hình nón chiếm phần lớn lồng ngực, nằm trùm lên
tim, nhưng tim lệch về phía lá phổi trái nhiều hơn. Lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái
(Nguyễn Đình Nhung– Nguyễn Minh Tâm, 2005).
Hai lá phổi được ngăn cách nhau bởi tung cách mạc. Trong tung cách mạc có
tim, thực quản, và các mạch máu lớn (Lăng Ngọc Quỳnh, 2000).
Hình dạng của phổi uốn cong theo chiều cong của lòng ngực và các bộ phận
bên trong. Mặt ngoài của phổi cong lồi tựa vào thành xoang ngực. Mặt trong lõm
uốn theo các bộ phận bên trong như tim, thực quản và mạch máu. Đỉnh phổi hướng
về phía trước có hình tháp hẹp. Đáy phổi hướng về phía sau cong lõm theo cơ
hoành (Lăng Ngọc Quỳnh, 2000).
Phổi bình thường có màu hồng, bề mặt láng, mềm, xốp, có độ đàn hồi cao,
ấn nghe tiếng lào xào và nổi trong nước. Mổi lá phổi được bao bọc bởi màng phổi.
Phổi heo có tất cả 7 thùy, phân chia bởi những rảnh sâu.
Phổi trái có 3 thùy:
- Thùy đỉnh.
- Thùy tim.
- Thùy hoành cách mô.
Phổi phải có 4 thùy:
- Thùy đỉnh.
- Thùy tim.
- Thùy hoành cách mô.
- Thùy phụ.
Thùy được chia bởi những vách cứng thành những tiểu thùy. Quá trình bệnh xảy ra
ở tiểu thùy, ranh giới tiểu thùy là ranh giới bệnh tích.
Mỗi lá phổi có 3 mặt:
Mặt ngoài hay mặt sườn (facies costalis): mặt ngoài phổi áp vào thành trong
của lòng ngực. Giữa lớp cơ xương của lòng ngực và mặt ngoài phổi chỉ có màng
phổi, mặt ngoài có các vết lõm của xương sườn (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Mặt trung hay mặt trung thất (facies mediastinalis): mặt này có rốn phổi nằm
gần phía trên hơn phía dưới, có các thành phần của phế quản gốc chui vào phổi.
Trong rốn phổi có các phế quản gốc, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi (Phạm Thị
Xuân Vân, 1982).
2
Mặt sau hay mặt đáy phổi, hay mặt hoành (facies mediaphragmatica): mặt
này lõm và úp vào vòm cơ hoành (diaphrama), qua vòm cơ hoành đáy phổi có liên
quan đến các tạng ở bụng, đặc biệt là mặt trước gan (Phạm Thị Xuân Vân, 1982).
Hạch phổi: gồm 2 hạch ở chổ chia đôi khí quản. Một hạch ở phế quản đỉnh
của phổi, một hạch ở phế quản trái của phổi.
Màng phổi: là 2 màng tương mạc bao bên trong một xoang màng phổi.
Chúng lót lồng ngực làm thành vách ngoài của trung thất và bao phủ mặt bên của
phổi.
Khoảng giữa màng phổi là khoảng cách giữa lá thành và lá tạng của màng
phổi. Nó được chiếm bởi 1 lớp chất lỏng mỏng có nhiệm vụ làm ướt và làm trơn 2
lớp màng phổi. Khi có viêm màng phổi (pleuritis) thì chất dịch này tăng lên lúc đó
màng phổi trở nên dày và có thể kết dính lá thành với lá tạng (Lăng Ngọc Quỳnh,
2000).
Áp suất ở trong xoang màng phổi nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài. Vì
vậy, khi xoang màng phổi bị mở từ lồng ngực hay từ phổi, không khí sẽ đi vào và
phổi sẽ xẹp.
Hình 1: Phổi bình thường.
3
2.1.2. Cấu tạo mô học của phổi
Phổi gồm 2 phần cấu tạo chính:
- Những đường dẫn khí (các phế quản, tiểu phế quản) gọi là cây phế quản.
- Phần hô hấp (các phế nang, tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang).
Hình 2: Cấu tạo vi thể phổi bình thường.
(MARIANO S.H. DI FIORE, 1974)
Những đường dẫn khí:
* Cây phế quản
Cây phế quản gốc phải và trái chia đôi tạo thành các phế quản thùy. Các phế
quản thùy tiếp tục chia đôi và đi vào phổi ở cuống mỗi phổi thùy, nơi có phế quản
và động mạch phổi cũng như có tỉnh mạch phổi và mạch bạch huyết đi ra. Trong
phổi các phế quản tiếp tục chia đôi nhiều lần tạo thành các phế quản chạy trong các
vách liên kết giữa các tiểu thùy phổi gọi là phế quản gian tiểu thùy.
4
Những nhánh phế quản gian tiểu thùy cùng những nhánh động mạch phổi sẽ
xâm nhập vào tiểu thùy phổi ở đỉnh tiểu thùy. Trong tiểu thùy các phế quản gọi là
tiểu phế quản, chúng tiếp tục phân nhánh theo kiểu phân đôi tạo thành các tiểu phế
quản tận, các tiểu phế quản tận lại chia nhánh cho ra các tiểu phế quản hô hấp, tiểu
phế quản hô hấp lại chia nhánh cho ra các ống phế nang rồi đến phế nhĩ, túi phế
nang, sau cùng là phế nang.
Phế quản to (phế quản gốc, phế quản thùy) thành có chứa sụn và cơ, lòng
nhẵn, niêm mạc không tạo nếp gấp.
Phế quản nhỏ (phế quản gian tiểu thùy, tiểu phế quản) thành chỉ chứa cơ mà
không chứa sụn. Cơ của những phế quản được điều khiển bằng những sợi thần kinh
co phế quản của dây thần kinh mê tẩu và những sợi thần kinh nở phế quản của
những dây thần kinh giao cảm.
Quan sát các chi tiết hiển vi tiêu bản phổi ta phân biệt đặc điểm mô học của
phế quản các loại.
* Phế quản (Bronchi)
Lòng ống rộng ít nhăn nheo do niêm mạc không tạo nếp gấp.
Niêm mạc gồm biểu mô đơn trụ giã tầng có lông chuyển, có 3 loại tế bào (tế
bào trụ có lông chuyển chiếm đa số, tế bào đài tiết nhầy và tế bào đáy). Lớp đệm có
nhiều mạch máu, nhiều loại tế bào liên kết. Các cơ trơn tạo thành bó xếp vòng
quanh tương đối đều gọi là vòng cơ Reissessen.
Hạ niêm mạc gồm mô liên kết ngoài vòng cơ Reissessen, trong đó có các
tuyến nhờn và tuyến trong.
Kế đó là những miếng sụn trong rời rạc.
Ngoài cùng là vỏ liên kết chứa nhánh của động mạch, tỉnh mạch, nang bạch
huyết và đám rối thần kinh.
* Tiểu phế quản (Bronchioli)
Thành của tiểu phế quản có cấu tạo gồm:
Niêm mạc gồm biểu mô trụ đơn có lông chuyển cũng có đủ các loại tế bào
như ở phế quản. Tế bào chế tiết ở đây nhiều hơn. Chất tiết có chứa Cytochrom P450
có tác dụng làm bất hoạt các chất gây hại có trong không khí hít vào. Niêm mạc tạo
thành nếp gấp nên tiểu phế quản thường có lòng nhăn nheo hình khế. Càng phân
chia nhỏ thì nếp gấp càng ít và càng thấp, đến tiểu phế quản tận thì nếp gấp không
còn nữa, kế là lớp đệm vòng cơ Reissessen.
Vỏ sợi chun nằm ngoài vòng cơ Reissessen là màng tương. Tiểu phế quản có
cấu tạo khác phế quản là không có sụn, không có tuyến.
5
* Tiểu phế quản tận (Terminal bronchiole)
Lớp niêm mạc lợp bởi lớp biểu mô vuông đơn hoặc trụ thấp có lông chuyển,
sợi chun ở lớp đệm nhiều nhưng cơ trơn không tạo thành vòng cơ Reissessen rỏ rệt
mà chỉ có ít cơ trơn không xếp thành lớp.
Phần hô hấp
Gồm những cấu tạo có thể thực hiện một phần công việc trao đổi khí (tiểu
phế quản hô hấp, ống phế nang) hoặc là nơi quyết định quá trình trao đổi khí giữa
máu và không khí trong phổi (phế nang).
* Tiểu phế quản hô hấp (Respiratory bronchioli)
Có cấu tạo giống tiểu phế quản tận nhưng bắt đầu có những phế nang rải rác,
toàn bộ các ống phế nang xuất phát từ một tiểu phế quản hô hấp gọi là chùm phế
nang (acinus).
* Ống phế nang (alveolar duct)
Cấu tạo giống tiểu phế quản hô hấp nhưng có một số đặc điểm khác như
nhiều phế nang hơn, thành miệng ống phế nang có nhiều biểu mô vuông đơn không
có lông chuyển, dưới lớp biểu mô đó có nhiều sợi chun, sợi cơ trơn tạo thành vòng
thắt phế nang. Mỗi tiểu thùy có 12- 18 chùm ống phế nang. Tận cùng của mỗi ống
phế nang là 4- 5 túi phế nang (alveolar).
* Phế nang (Alveolus)
Là những túi nhỏ đường kính 0,2- 2 mm, lòng túi rộng và rỗng, thành túi
mỏng trong như lưới thưa. Thành túi thực tế là 2 lớp biểu mô hô hấp của 2 phế nang
khác nhau tạo nên. Giữa 2 lớp biểu mô đó là vách gian phế nang rất khó thấy ở độ
phóng đại nhỏ và vừa. Quan sát kỹ dưới độ phóng đại vừa và nhỏ. Quan sát kỹ dưới
độ phóng đại lớn ta thấy biểu mô có 2 loại tế bào phổi (phế bào): Phế bào I và II
(còn gọi là tế bào chế tiết).
Phế bào I: là những tế bào của phế nang thay đổi hình dạng theo sự hô hấp
của phế nang.
Phế bào II: nhân to, bào tương nhiều. Đây là những đại thực bào có thể di
chuyển vào trong lòng phế nang. Bình thường trong lòng phế nang chỉ chứa không khí,
khi có vật lạ vào trong lòng phế nang, các phế bào II di chuyển thành dạng đại thực bào
di chuyển vào trong lòng phế nang để ăn các vật lạ có thể là bụi, mỡ hoặc các tế bào
viêm (trong trường hợp viêm phổi) hoặc hồng cầu (trong trường hợp suy tim). Phế bào
có thể teo lại hoặc tan biến cùng vách phế nang trong trường hợp áp xe phổi hay
chuyển sản thành tế bào trụ khuôn như trong trường hợp viêm phổi hóa mô hoặc
chuyển sản thành tế bào chế nhầy. Giữa các vách gian phế nang là một hệ thống vi
mạch chằng chịt. Phế nang có lớp màng đáy ngăn cách với mạch máu dày khoảng 0,52,5 µm.
6
Giữa các phế nang có các lổ thông gọi là lổ Kohn đường kính 10 µm. Do đó
khi tiểu phế quản bị bịt kín thì đây là những đường không khí dự phòng.
Nhân và tế bào
chất của tế bào
biểu mô bề mặt
Tế bào biểu mô
tiết dịch bề mặt
Tế bào mô liên kết
Sợi huyết
Màng đáy của
phế nang
Màng đáy của
mao quản
Nhân và tế bào nội
mạc của mao quản
Tế bào đơn nhân
lớn
Đại thực bào
của phế nang
Hình 3: Cấu tạo phế nang phổi
(Châu Bá Lộc. Đại Học Cần Thơ).
Sự trao đổi khí xảy ra giữa không khí trong phế nang và máu trong các mao
quản làm thành một hệ thống dầy đặc bên ngoài phế nang. Khi phải xuyên qua niêm
mạc của phế nang và nội mạc của mao quản bằng sự khuếch tán lý học (phisical
diffusion).
2.2. CHỨC NĂNG
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung
quanh gồm: Sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí, tham gia vào quá trình này
là O2 cần thiết cho sự biến dưỡng và các chất ở mô bào (oxy hóa) và CO2 là sản
phẩm cuối cùng trong quá trình trao đổi chất. Ngoài cơ năng hô hấp là trao đổi O2
và CO2 trong máu, phổi còn có chức năng bảo vệ (tiết dịch nhầy, lông chuyển, đại
thực bào, mô trong bạch huyết phong phú).
Biểu mô phổi có lông rung chuyển động đẩy các ngoại vật ra ngoài mũi hay
trao lại cho bạch cầu để đem đến các hạch lâm ba.
7
Nhịp thở bình thường của heo (số lần thở/ phút) thay đổi phụ thuộc vào độ
tuổi của thú:
Heo con và heo lứa: 25- 40 số lần thở/ phút.
Heo thịt: 25- 35 số lần thở/ phút.
Heo nái mang thai: 15- 20 số lần thở/ phút.
2.3. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ CỦA PHỔI
2.3.1. Định nghĩa viêm phổi heo
Viêm phổi (pneumonia) là viêm nhu mô của phổi bình thường, phổi viêm
kéo theo viêm các đường dẫn khí, đôi khi viêm màng phổi (pleuistis) tiếp giáp gây
nóng, đỏ, sưng, đau có tính chất cục bộ không cho tràn lan.
2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi heo
* Do virus
Dịch tả heo (Hog cholera): gây phổi xuất huyết và tụ huyết, hạch bạch huyết
sưng và xuất huyết.
Cúm heo (Swine Influenza): gây viêm phế quản phổi và trong phế quản có
chứa nhiều dịch đục nhầy hay xám. Phổi có nhiều ổ viêm thường ở thùy trước và
bên dưới, vùng phổi viêm có màu nâu, nâu xám, phế nang chứa nhiều dịch fibrin, có
tế bào biểu mô tróc ra. Hạch lâm ba ở phổi sưng to, thủy thủng.
Bệnh giả dại (Aujeszky disease virus): gây phổi tụ huyết, xuất huyết li ti và
phù thủng (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (Mystery swine disease): phổi viêm mô
kẻ với vùng cứng có màu nâu, khó phân biệt ranh giới giữa vùng bệnh và vùng
không bệnh, bệnh tích thường được tìm thấy ở phần trước và phần dưới của phổi
(Hồ Thị Việt Thu, 2006).
Bệnh đậu heo (Swine Pox): ở thể nặng gây viêm ngoại, nội tâm mạc, viêm
phổi, viêm cuống phổi (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
* Do vi khuẩn
Actinobacillus pleuropneumonie: gây ra với đặc điểm viêm phổi, viêm màng
phổi hoại tử gây bại huyết.
Streptococcus suis: gây bệnh viêm phúc mạc có sợi huyết, sung huyết gan, phù
phổi.
Pasteurella multocida: gây ra thể cấp tính viêm phổi, viêm màng phổi, thể
mản tính thì phổi có nhiều vùng bị gan hóa, viêm màng phổi dính sườn có fibrin.
Salmonella cholerae suis: phổi sưng viêm có ổ hoại tử màu vàng xám.
Staphylococcus: gây viêm nội tâm mạc, có bọc mủ dưới da, gây u nhọt, gây
hoại tử da, có thể gây nhiểm trùng máu, viêm phổi, viêm thận cấp, viêm màng não,
bệnh tích ở chân, viêm khớp, viêm ruột.
Pseudomonas aeruginosa: gây loét, hoại tử da, viêm phổi hoại tử.
8
Klebsiella pneumoniae: gây viêm phổi cấp tính, có thể suy yếu.
Trong trường hợp bệnh do vi sinh vật gây nên bệnh tích hạch phổi thường thấy
như: sưng to thủy thủng, ứ máu, chẳng hạn trong các bệnh ở heo như tụ huyết trùng,
thương hàn, đóng dấu… hạch phổi sưng và tụ máu, còn trong bệnh dịch tả heo hạch sưng
to đỏ và xuất huyết. Cúm heo hạch lâm ba phổi sưng to, thủy thủng (Hồ Thị Việt Thu,
2006).
* Do Mycoplasma
Mycoplasma hyponeumoniae gây bệnh viêm phổi địa phương (Enzootic
pneumoniae) làm cho phổi bị viêm gan hóa, nhục hóa từng tiểu thùy. Hai bên phổi
có bệnh tích đối xứng rỏ rệt, có giới hạn rỏ ràng giữa vùng phổi viêm và vùng phổi
không viêm (Hồ Thị Việt Thu, 2006).
* Do ký sinh trùng
Viêm phổi ký sinh trùng gồm:
Bệnh giun đũa heo (Ascaris suum): do heo ăn phải trứng giun ở giai đoạn
gây nhiễm. Trứng nở thành ấu trùng trong ruột non và chui qua trành ruột vào hệ
tuần hoàn để tới gan. Ấu trùng qua gan và theo hệ tuần hoàn để tiếp tục di chuyển
đến phổi. Chúng phá vỡ lưới mao mạch vào trong phế nang từ đó chúng di chuyển
đến nhánh phế quản, khi heo ho chúng được nuốt trở lại. Khi ở trong ruột non
chúng tiếp tụ phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng khoảng 6– 8
tuần sau khi nhiễm (Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Hình 4: Giun đũa heo
( />
Bệnh giun phổi heo (Metastrongylus): Giun trưởng thành dài 5cm nằm ở khí
quản, phế quản. Khi heo ho trứng lẫn trong đàm, lên hầu và xuống ruột sau đó theo
phân ra ngoài thì đã phát triển thành ấu trùng 1. Ấu trùng nở ra cớ thể ở nơi ẩm ướt
khoảng 3 tháng. Nhưng trứng và ấu trùng không có khả năng gây nhiễm cho lợn.
Chỉ khi được giun đất vật chủ trung gian nuốt phải trứng mới phát triển thành trứng
có sức gây nhiễm (ấu trùng có thể nở ra khỏi trứng khi giun đất nuốt phải). Trứng ở
trong đất nở thành ấu trùng qua 2 lần lột xác, sau 10 – 12 ngày thì ấu trùng gây
nhiễm. Khi heo ăn phải, chúng sẽ chui vào thành ruột trong vòng 3 tuần rồi theo lâm
9
ba quản và hạch lâm ba ở màng treo ruột, lột xác lần nữa, sau đó theo máu về phổi
để thành giun phổi trưởng thành (Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
Hình 5: Heo bị nhiễm giun phổi ký sinh ở đường hô hấp.
( />
Nguyên nhân do vi sinh vật và ký sinh trùng là những yếu tố gây bệnh có
tính chất quyết định đối với bệnh viêm phổi ở heo (Nguyễn Hữu Hưng, 2002).
* Nguyên nhân lý học: như heo nhiễm lạnh đột ngột, sức đề kháng của heo
giảm.
* Nguyên nhân hóa học: do hít phải khí độc như: SO2, CO2, NH3, CO, H2S.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng viêm phổi.
* Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu so sánh giống có tần số hô hấp được xác định nhiều hay ít
bệnh tích ở phổi. Khi nuôi trong một điều kiện chuồng trại thì heo Landrace có
nhiều trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi hơn heo Yorkshire Nguyễn Tấn Tùng
(2008).
* Yếu tố dinh dưỡng
Vitamin C góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân
gây bệnh từ bên ngoài. Ở gia súc non khi bị suy dinh dưỡng như thiếu vitamin A,
vitamin nhóm B, protein dễ gây bệnh viêm phế quản phổi (Nguyễn Như Pho, 1995)
Mức protein thấp cũng ảnh hưởng xấu đến hô hấp, khẩu phần thiếu protein,
thiếu năng lượng làm heo nhạy cảm với bệnh đường hô hấp.
Nước: bất kỳ sự hạn chế cung cấp nước nào không chỉ làm giảm sự tiêu thụ
thức ăn mà còn làm cho niêm mạc hô hấp khô và dày lên. Điều đó làm giảm sự rung
động của các nhung mao, như vậy làm giảm khả năng loại thải các chất bẩn của
không khí hít vào. Kết quả là tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
Thức ăn quá mịn hay bị mốc cũng tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô
hấp gây phản ứng tiết dịch, sau đó dẫn đến quá trình viêm, làm thay đổi tổ chức cơ
quan hô hấp đưa đến rối loạn trao đổi chất khí.
10
* Yếu tố môi trường
Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, độ bụi, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức tăng
trưởng và sức đề kháng của heo. Yếu tố môi trường xấu tạo điều kiện thuận lợi cho
mầm bệnh xâm nhập và phát triển.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ chuẩn của heo 1 tuần tuổi là 30 – 32 0C và từ 2 tuần trở về sau là
29– 300C. Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối đa hay giảm hơn tối thiểu thì chức
năng điều hòa thân nhiệt bị phá vỡ.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ cao:
Nhiệt độ > 400C làm giảm tiết dịch, mất nước dẫn đến rối loạn acid, bazơ,
mất muối gây co giật, đau bắp cơ, tim đập nhanh, trên da có những điểm tụ máu.
Theo Nguyễn Hoa Lý (1998), nhiệt độ cao làm lượng thyroxin tiết ra rất
nhanh làm thú biếng ăn và tăng trọng giảm, thú thở nhanh làm rối loạn cân bằng
acid, bazơ, mất nước, máu cô đặc, tuần hoàn bị suy sụp. Khi nhiệt độ ở 41- 42 0C
chức năng tế bào bị tổn thương không phục hồi được, gia súc bị cảm nóng, mệt mỏi,
uống nhiều nước, nhịp tim tăng, nếu không cải thiện thú sẽ chết.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp:
Theo Nguyễn Hoa Lý (1998), khi nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu ngoại
vi co lại, thú rung cơ, rụng lông để làm giảm sự mất nhiệt, sự hấp thu đạm và sự
tổng hợp Globulin miễn dịch giảm, từ đó làm giảm sức đề kháng. Heo dễ mắc bệnh
đường hô hấp, tiêm phòng không hiệu quả, heo xù lông, kém ăn, chậm lớn.
* Ẩm độ
Theo bảng phân loại của Vũ Tự Lập (1998):
Khi ẩm độ nhỏ hơn 50% không khí rất khô.
Khi ẩm độ 50– 70% không khí khô.
Khi ẩm độ bằng 90% không khí ẩm.
Khi ẩm độ lớn hơn 90% không khí rất ẩm.
Khi ẩm độ 83, 4 – 100% thời tiết lạnh, giảm sức đề kháng, bệnh hô hấp dễ xảy
ra.
Khi ẩm độ nhỏ hơn 50% làm da bị nứt nẻ, dễ nhiễm trùng, giảm sức đề
kháng, dễ bệnh đường hô hấp
Khi ẩm độ lớn hơn hoặc bằng 90% sự phân hủy chất hữu cơ trên nền chuồng
và thành chuồng tăng, các chất khí SO2, CO2, NH3, không thoát ra ngoài được làm
cho vật nuôi mệt mỏi, giảm hấp thu, giảm khả năng tiêu hóa, làm giảm sức đề
kháng cơ thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra, người ta thấy ẩm độ cao, nhiệt độ cao là môi trường thích hợp tạo
điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể heo để gây bệnh.
11
* Độ bụi
Độ bụi cao trong thức ăn hổn hợp xay nhuyễn làm cho heo dễ bị hắt hơi,
viêm phổi (Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997).
Độ bụi ảnh hưởng rất ít đến sự gia tăng mức độ nhiễm bệnh hô hấp ở heo, có thể
làm giảm khả năng hô hấp và nếu có chứa mầm bệnh thì sẽ gây bệnh. Bụi được chia
làm 3 loại dựa vào kích cở:
Phần lớn các hạt bụi có kích thước 3,6 mm, nếu hệ hô hấp hoạt động bình
thường không bị tổn thương, các hạt bụi này sẽ bị đẩy trở ra ngoài.
Các hạt bụi có kích thước lớn hơn 1,6 mm sẽ lơ lửng trong không khí vào và
ra khổi phế nang.
Các hạt bụi có kích thước 1,6– 3,6 mm sẽ vào mô phế nang. Điều này quan
trọng ở chổ là virus cần bám vào vật nào đó mới xâm nhập vào cơ thể được.
* Vaccine
Vaccine chống Mycoplasma hyopneumonia và bệnh Aujesky đang được sử
dụng, các vaccine này sẽ bị vô hoạt khi vaccine bị đông cứng trong tủ lạnh hoặc khi
nhiệt độ bảo quản vaccine lên đến 8 0 C.
* Thức ăn trộn thuốc
Thức ăn trộn thuốc phải được bảo quản tốt, nếu heo ăn không hết thức ăn
trộn thuốc trong máng ăn thì thời gian chữa trị kéo dài, hoặc lần sau cho ăn mà thức
ăn trộn thuốc lần trước vẫn còn. Thêm một vấn đề là heo bệnh thường giảm ăn hoặc
bỏ ăn.
* Nước uống pha thuốc
Nước uống trước tiên phải đạt yêu cầu vệ sinh, cần chú ý nhiều loại kháng
sinh có thể sẽ thay đổi hiệu lực nếu pha với chất lượng nước khác nhau. Bệnh
Actinobacillus pleuropneumonia gây ra có thể không uống nước hoặc uống nước rất
ít.
* Kiểu trại
Trại có qui trình chăn nuôi khép kín sẽ ít bệnh đường hô hấp hơn trại phải
thường xuyên nhập heo từ nơi khác đến. Các trại quản lý hở phải mua heo từ nhiều
nơi, do đó sẽ có hệ vi sinh vật khác nhau và tình trạng miễn nhiễm cũng rất lộn xộn.
* Nền chuồng
Mật độ heo quá cao làm cho heo bị stress và có thể dẫn đến bệnh đường hô
hấp. Mật độ heo bao gồm 2 tiêu chí:
Số con trên 1 m 2.
Số heo trong 1 m 3 không khí.
* Gió lùa
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh đường hô hấp
ở heo. Gió lùa làm cho heo bị lạnh, bị stress do không ngủ được đầy đủ.
12
* Chăm sóc quản lý
Chăm sóc quản lý tốt sẽ tạo cho heo một sức đề kháng mạnh chống lại mầm
bệnh.
2.3.4. Các dạng viêm phổi
Viêm phổi thùy lớn: là bệnh lan ra rộng trong phạm vi phổi.
Viêm phổi tiểu thùy: viêm phổi và phế quản. Đây là bệnh tích viêm bắt
nguồn từ tiểu phế quản rồi lan dần sang vùng nhu mô phổi kế cận.
Viêm phổi dịch chất: là bệnh tích viêm có đặc tính là sự tiết dịch vào trong
lòng phế nang của phổi, có lẫn sợi huyết. Khi có vi trùng sinh mủ xâm nhập vào
cộng với sự tiết dịch tạo nên dạng viêm có mủ.
Viêm phổi mô kẽ: là viêm xảy ra ở khoảng mô liên kết của phổi như vách
tiểu thùy, những vùng quanh vách phế nang.
Viêm phế nang: bệnh tích định vị ở phế nang.
Viêm màng phổi: là bệnh tích viêm lá thành, lá tạng của màng phổi, làm cho
màng phổi dày đục lên (viêm tơ huyết, viêm dính sườn).
2.3.5. Quá trình diễn biến của viêm phổi
Theo Nguyễn Văn Khanh (1997), quá trình viêm phổi có 4 giai đoạn:
1. Sung huyết.
2. Gan hóa đỏ.
3. Gan hóa xám.
4. Tiêu biến hoặc có biến chứng.
Giai đoạn sung huyết
Thời kỳ này ngắn, xuất hiện và tồn tại khoảng 1- 2 ngày.
Về đại thể: vùng phổi viêm sưng to, màu đỏ hồng, sờ nắn thấy mềm, bóp
nghe lào xào. Mặt cắt ngang đỏ thẩm, dùng dao cắt vùng bệnh thả vào nước vẫn nổi.
Trên mặt phổi có những điểm lấm chấm xuất huyết.
Về vi thể: Lòng phế quản, phế nang chứa dịch viêm, chủ yếu là tương dịch
(khi nhuộm bắt màu hồng nhạt với phương pháp nhuộm Eosin và Hematoxylin) và
một ít hồng cầu. Mạch quản dãn rộng chứa đầy máu, phồng to, huyết tương thoát
khỏi mạch quản đọng lại trong phế nang và phế quản nhỏ gây viêm (Nguyễn Văn
Khanh, 1997).
Giai đoạn gan hóa đỏ
Giai đoạn này xảy ra 2 ngày sau khi viêm
Về đại thể: vùng phổi vẫn viêm sưng to, có màu đỏ sậm. Vùng viêm trở nên
chắc đặc, cứng như gan, cắt vùng bệnh thả vào nước sẽ chìm xuống do không còn
không khí. Mặt cắt cho thấy rỏ ranh giới tiểu thùy và xuất dịch màu đỏ.
Về vi thể: lòng phế nang chắc đặc, chứa dịch viêm chủ yếu là hồng cầu, một
ít sợi huyết, một ít bạch cầu trung tính và lâm ba cầu, mạch quản bị bể. Tỷ lệ các
13
loại bạch cầu thay đổi theo khả năng gây bệnh của vi sinh vật xâm nhập (Nguyễn
Văn Khanh, 1997).
Giai đoạn gan hóa xám
Về đại thể: phổi rắn chắc, ngã dần sang màu đỏ nhạt như xám, mặt ngoài
phổi như vân cẩm thạch, khi cắt bề mặt khô và hóa hạt. Giai đoạn này các tiểu thùy
phổi hóa gan đỏ và xám nằm xen kẻ nhau.
Về vi thể: hiện tượng sung huyết không rỏ ràng, tiết chất trong phế nang còn
rất ít hồng cầu, chứa rất nhiều bạch cầu. Tỷ lệ thành phần tiết chất thay đổi chủ yếu
do vi sinh vật gây bệnh. Nếu vi khuẩn sinh mủ xâm nhập, chất tiết phần lớn là
những bạch cầu có hạt trung tính (Nguyễn Văn Khanh, 1997).
Giai đoạn tiêu bến (rút nước)
Trường hợp tiến triển tốt, các nguyên nhân viêm bị hủy diệt và thú khỏi bệnh
trong khoảng một tuần từ khi bệnh mới sinh ra.
Giai đoạn này, các loại tế bào và sợi huyết tương trong phế nang bị phân giải
và hóa lỏng bởi các enzyme bạch cầu. Chất dịch này được tống ra khỏi vùng viêm
qua phản xạ ho hay được mang đi theo hệ thống tỉnh mạch và bạch huyết. Các dịch
chất lỏng này hấp thu vào máu nhưng không gây nhiễm độc huyết.
Các tế bào của mặt trong phế nang tái sinh, các phế nang dần dần được phục
hồi. Trong vòng vài ngày, phổi lấy lại cấu tạo và chức năng bình thường (Nguyễn
Văn Khanh, 1997).
14
Mao mạch
Vách phế nang
PHẾ NANG
BÌNH THƯỜNG
Lòng của phế nang
3 ngày
1- 2 ngày
VIÊM PHẾ NANG
TƯƠNG DỊCH HOẶC
PHÙ THỦNG
Sung huyết
Sung huyết
Sự tiết dịch
Sự tiết dịch
Tiết chất
tương dịch
Hồng cầu
Tiết chất tương dịch
3- 5 ngày
Fibbrine
VIÊM PHẾ NANG
SỢI HUYẾT
Sung huyết
Thoát dịch
VIÊM PHẾ NANG
SỢI HUYẾT &
BẠCH CẦU
Tiết ổ tương dịch
Fibbrine
Polynucleaires
Hình 6: Sơ đồ diễn biến viêm phổi.
(Nguyễn Văn Khanh, 1997).
2.4. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM PHỔI
Viêm phổi phá hủy một phần nhu mô phổi và tạo ra vách liên kết với sợi bào
xung quanh, bên trong là mủ (bọc mủ).
Bệnh chuyển biến lâu ngày thành dạng mãn tính, các tế bào lát phế nang có
thể bội triển và thành biểu mô khối đơn, tình trạng này gọi là phôi hóa các tế bào
biểu mô.
Nếu chất tiết có sợi huyết nằm lâu trong phế nang (2- 3 tuần) sợi huyết phải
được gắn lại bởi các nguyên bào sợi từ các mô xung quanh. Tiến trình này được gọi
là sự nhục hóa (Carnification).
Đa số những trường hợp viêm phổi thì phần phổi phía trước dễ có bệnh tích
và ảnh hưởng nặng. Đặc trưng là thùy đỉnh, thùy tim của phổi thường bị bệnh tích
gan hóa, nhục hóa nhiều nhất. Do khi hít vào 2 thùy này bị tác dụng trực tiếp bởi
các tác nhân bệnh lý (Nguyễn Văn Khanh, 1997).
15