Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM cầu TRÙNG gà tại xã hồ đắc KIỆN, HUYỆN mỹ tú, TỈNH sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


V

ƯƠ
ƠN
NG
GT
TIIỀ
ỀN
NN
NG
GỌ
ỌC
CD
DIIỄ
ỄM
M

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG GÀ TẠI XÃ
HỒ ĐẮC KIỆN, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y


Cần Thơ, 05/2009

i


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


V

ƯƠ
ƠN
NG
GT
TIIỀ
ỀN
NN
NG
GỌ
ỌC
CD
DIIỄ
ỄM
M


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM CẦU TRÙNG GÀ TẠI XÃ
HỒ ĐẮC KIỆN, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn
Nguyễn Hữu Hưng

Cần Thơ, 05/2009
ii


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng gà xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú,
tỉnh Sóc Trăng; do sinh viên: Vương Tiền Ngọc Diễm thực hiện tại huyện Mỹ
Tú, tỉnh Sóc Trăng từ ngày 15/02/2009 đến 15/04/2009.

Cần Thơ ngày

tháng

năm 2009


Cần Thơ ngày

Duyệt bộ môn

Cần Thơ ngày

tháng

năm 2009

Duyệt giáo viên hướng dẫn

tháng

năm 2009

Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD

iii


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến
Ba Mẹ của tôi, chính người đã sinh ra nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi được như ngày hôm nay.

Thầy Nguyễn Hữu Hưng, Thầy đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành đề tài tốt
nghiệp
Quý Thầy Cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi – Khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ đã hướng dẫn tôi, cung cấp những
kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập.
Anh Thắng, anh Nguyễn Minh Thiện đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực tập tại trại.
Bạn Nguyễn Thúy Hằng đã cùng tôi gắn bó trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Các thành viên của tập thể lớp Thú Y K30, các bạn đã giúp đở tôi, chia sẽ
với tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Vương Tiền Ngọc Diễm – Thú Y K30

iv


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..............................................................................................................i
Trang duyệt của hội đồng khoa............................................................................ii
Lời cảm ơn .........................................................................................................iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh sách bảng .................................................................................................. vi
Danh sách hình..................................................................................................vii
Tóm lược.............................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐẶC VẤN ĐỀ...............................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .................................................3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................4
2.2 Bệnh cầu trùng gà.................................................................................5
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà ..........................................................5
2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà.................................5
a. Cấu tạo chung của noãn nang ....................................................... 5
b. Đặc điểm từng loài noãn nang cầu trùng gà..................................6
2.2.3 Vòng đời ...................................................................................... 12
2.2.4 Dịch tễ ......................................................................................... 13
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh .......................................................................... 14
2.2.6 Triệu chứng.................................................................................. 14
2.2.7 Mổ khám bệnh tích....................................................................... 15
2.2.8 Chẩn đoán .................................................................................... 15

v


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

2.2.9 Điều trị......................................................................................... 16
2.2.10 Phòng bệnh ................................................................................ 17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................... 19
3.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................... 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19

3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài............................................................. 19
3.2.2 Địa điểm tiến hành ....................................................................... 19
3.2.3 Đối tượng lấy mẫu........................................................................ 19
3.2.4 Phương tiện thí nghiệm ................................................................ 21
3.2.5 Những phương pháp dùng trong thí nghiệm ................................. 21
a. Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang của Willis ................. 21
b. Phương pháp Mac-Master............................................................ 22
c. Phương pháp định danh phân loại................................................ 23
d. Phương pháp nuôi cấy noãn nang ................................................ 24
e. Phương pháp mổ khám và thu thập bệnh tích............................... 24
d. Phương pháp phân tích thống kê.................................................. 25
3.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 25
CHƯƠNG 4. Kết quả - thảo luận....................................................................... 26
4.1 Tổng quan về địa điểm điều tra........................................................... 26
4.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................ 26
4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại các cơ sở thí nghiệm................................ 28
4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại các cơ sở thí nghiệm................. 31
4.2.1 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại 3 trại .................................. 31
4.2.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo tuần tuổi.......................... 32
4.2.3 Kết quả định danh phân loại ......................................................... 33
4.2.4 Tình hình nhiễm các loài cầu trung theo tuần tuổi ........................ 39
4.2.5 Tình hình nhiễm ghép các loài càu trùng theo tuần tuổi................ 40

vi


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 42
PHẦN PHỤ CHƯƠNG ..................................................................................... 44

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1

Bảng phân phối lấy mẫu

19

Bảng 2

Quy trình phòng bệnh

30

Bảng 3

Tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà tại 3 trại

31

Bảng 4

Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng trên gà theo tuần tuổi

32


Bảng 5

Kí hiệu quy định hình dạng noãn nang cầu trùng

33

Bảng 6

Kích thước từng loài noãn nang

34

Bảng 7

Thời gian sinh bào tử của từng loài noãn nang

34

Bảng 8

Thành phần loài cầu trùng trên gà

36

Bảng 9

Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng trên gà theo tuần tuổi

39


Bảng 10

Tỷ lệ nhiễm ghép các loài cầu trùng giữa các tuần tuổi

40

vii


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1

Cấu tạo noãn nang

5

Hình 2

E.acervulina

6

Hình 3

Đốm trắng ở quai tá tràng do E.acervulina


6

Hình 4

Ruột non bị nhễm E.acervulina (3+)

6

Hình 5

E.brunetti

7

Hình 6

Ruột nhiễm E.brunetti

7

Hình 7

Nhiễm E.brunetti nặng (3+)

7

Hình 8

E.maxima


8

Hình 9

Ruột non nhiễm E.maxima (1+)

8

Hình 10

Ruột non nhiễm E.maxima (3+)

8

Hình 11

E.necatrix

9

Hình 12

Ruột nhiễm E.nectrix (1+)

9

Hình 13

Ruột nhiễm E.necatrix (3+)


9

Hình 14

E.tenella

10

Hình 15

Manh tràng nhiễm E.tenella (1+)

10

Hình 16

Manh tràng nhiễm E.tenelle (3+)

10

Hình 17
Hình 18

Vòng đời noãn nang cầu trùng
Phương pháp phù nổi

13
22


Hình 19

Buồng đếm Mac-Master

23

Hình 20

Dung dịch Bicromate kali 2%

24

Hình 21

Nuôi cấy noãn nan

24

Hình 22

Phủ bạc xung quanh chuồng

28

Hình 23

Hệ thống quạt hút cuối dãy chuồng

28


Hình 24

Dàn lạnh

29

viii


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

Hình 25

Thiêt bị điều chỉnh máng uống

29

Hình 26

Chụp úm

29

Hình 27

Đèn sưởi

29


DANH SÁCH HÌNH
Hình 28

Gà đi phân sáp

35

Hình 29

Gà đi phân máu tươi

35

Hình 30

Mẫu phân toàn máu tươi

35

Hình 31

Vi trường chứa noãn nang

35

Hình 32

Ruột gà bình thường


35

Hình 33

Manh tràng căng to chứa phân sáp

35

Hình 34:

E.acervulina

38

Hình 35:

E.tenella

38

Hình 36:

E.maxima

38

Hình 37:

E.brunetti


38

Hình 38:

E.necatrix

38

ix


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

TÓM LƯỢC
Qua quá trình điều tra tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại xã Hồ Đắc Kiện,
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Chúng tôi nhận thấy:
Đàn gà ở huyện Mỹ Tú nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 37,33%, trong đó trại 3
nhiễm cao nhất (42,78%), kế đến là trại 1 (35,59%), và thấp nhất là trại 2 (33,82%).
Gà thường nhiễm cầu trùng từ tuần tuổi thứ 2 và nhiễm với tỷ lệ thấp 8,07%,
tỷ lệ nhiễm tăng dần, cao nhất là giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi (56,70 – 73,40%).
Có 5 loài noãn nang cầu trùng phổ biến kí sinh trên đàn gà là Eimeria
tenella, Eimeria maxima, Eimeria brunetti, Eimeria acervulina, Eimeria necatrix.
Gà nhiễm cầu trùng có triệu chứng ủ rủ, ít vận động, uống nhiều nước, cách
sã, gà đi phân có màng nhầy, có bọt, máu, trường hợp nhiễm E.tenella gà thường đi
phân sáp nâu, hậu môn dính đầy phân, niêm mạc tái.

x



Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, những năm gần đây mô hình nuôi gà công nghiệp khép kín có hệ
thống điều hòa nhiệt độ phát triển khá mạnh. Vì vậy, vấn đề dịch bệnh trên đàn gà
cũng trở thành nổi lo của các nhà chăn nuôi gà.
Trong những bệnh ảnh hưởng đến đàn gà, bệnh cầu trùng là một bệnh kí sinh
trùng truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến nhất trên gà (Larry R.McDougald, 1997).
Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, do 9 chủng Eimeria gây ra. Bệnh
xảy ra nhiều ở gà nuôi theo hướng công nghiệp hơn là gà ta nuôi thả, gây thiệt hại
rất lớn cho đàn gà. Hằng năm ở Mỹ thiệt hại do bệnh cầu trùng trên gà gây ra là
66,2 triệu USD (http//www.thepoultrysite.com/). Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm cầu trùng
tại các trại gà từ 4-100%, tùy vào từng cơ sở chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi, trung bình tỷ lệ nhiễm từ 30-50%. Tỷ lệ
chết dao động từ 5-15% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Những thiệt hại về kinh tế do bệnh cầu trùng gà được biểu hiện: Tăng số gà
còi trong đàn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cao, tỷ lệ trứng giảm 15-30% (Lê Văn
Năm, 2003), tăng tỷ lệ chết, thuốc phòng trị. Bên cạnh đó, bệnh còn làm giảm sức
đề kháng của đàn gà, mở đường cho mầm bệnh khác xâm nhập. Theo Lê Văn Năm
(1995) gà bệnh cầu trùng cấp tính thì 100% số đàn bệnh đều bi bội nhiễm với E.Coli
bại huyết. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho giá thành sản xuất cao ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng gà tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc
Trăng”
Với mục đích
- Xác định tình hình nhiễm cầu trùng gà ở một số cơ sở chăn nuôi gà tại xã Hồ Đắc

Kiện , huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm cầu trùng trên gà theo lứa tuổi .
- Xác định thành phần loài cầu trùng gây nhiễm trên gà.

1


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Lịch sử nghiên cứu bệnh cầu trùng gà.
2.1.1 Tình hình nghiên ở ngoài nước
- Bệnh cầu trùng được Luvenhuch, A. phát hiện năm 1632 đến năm 1865 Stieda và
Lindmann mới phân lặp được căn nguyên (Lê Văn Năm, 2003).
- Đến nay đã xác định được 9 loài cầu trùng gây bệnh trên gà, cụ thể:
+ 1891 Railliett và Lucet đã định danh được E.tenella
+ 1929 Tyzzer định danh được 3 loài: E.acervulina, E.maxiam, Emitis
+ 1930 Johnson định danh được 2 loài: E.necatrix, E.praecox
+ 1938 Levine định danh được loài E.hagani
+ 1942 Levine định danh được loài E.brunetti
+ 1964 Edgar và Siebold định danh được loài E.mivati.
(Calnek, B.W., ctv, 1997)
- Minchin 1903 chứng minh họ Eimeriidae có vòng đời thẳng các quá trình
merogony, gamogony và tạo thành oocysts xảy ra bên trong cơ thể. Leger và
Duboscq 1910 cho rằng bộ Eucoccidiorida chứa những chủng mà tất cả đều trải qua
merogony (sinh sản vô tính), gamogony (sinh sản hữu tính) và tạo sporogony trong
vòng đời ( />- Perard 1925 đã chứng minh, noãn nang cầu trùng tiếp tục sinh bào tử sau nhiều

ngày tiếp xúc với các dung dịch formol 5%, kali permanganate 1%, acid sulfuric,
acid chlohydric 10%, nước javen 20%, nước vôi. Tyzzer 1929 chứng minh cầu
trùng gà có tính miễn dịch đặc hiệu chặc chẽ và không có miễn dịch chéo: Tính
miễn dịch phát triển nhanh hơn với E.tenella, E.maxima tiến sâu hơn vào các mô
bào, tính miễn dịch xuất hiện chậm và phải sau khi nhiễm nhiều lần liên tiếp với các
loài cầu trùng phát triển nông trên các mô như E.mitis, E.acervulina (Trịnh Văn
Thịnh-Đổ Dương Thái, 1982).
- Herrick – Holmes 1936 cho gà con thuộc nhiều lứa tuổi nuốt noãn nang của
E.tenella kết quả: cho đến 3 tháng tuổi, gà con rất dị cảm; nhưng sau 3 tháng thì
nhiễm bệnh nhưng chống đở được, chỉ chết một số (Trịnh Văn Thịnh-Đổ Dương
Thái, 1982).

2


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Koskina đã theo dõi thấy rằng gà con 60 ngày tuổi sau khi khỏi bệnh cầu trùng
chỉ cân nặng 400g, trong khi gà khỏe cùng lứa tuổi đạt 535g (Phạm Sĩ Lăng – Phan
Địch Lân, 2002).
- Kogan 1959 cho rằng noãn nang cầu trùng có thể giữ được khả năng gây bệnh
sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt độ 400C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu
không khí được 30 ngày (Lê Hồng Mận – Phương Song Liên, 1999).
- Rose, M.E. 1984 tiến hành so sánh mức độ tạo miễn dịch giữa gà con và gà
trưởng thành. Kết quả là gà trưởng thành tạo miễn dịch cao hơn gà con (Trịnh Văn
Thịnh-Đổ Dương Thái, 1982).
- 1952-1992 đã sản xuất được 6 loại vaccin phòng bệnh cầu trùng trên gà:
+ Coccivac: Sản xuất tại Mỹ 1952

+ Immucox: Sản xuất tại Canada 1985
+ VAC M : Sản xuất tại Mỹ 1989
+ Paracox: Sản xuất tại Anh 1992.
+ Livacox type T, D: Sản xuất tại Cộng Hòa Séc 1992.
(Eckert, J. et. Al, 1995)

- Stucki, U., Braun, R., Roditi, I., 1993 thử nghiệm dùng phương pháp PCR-5s
rRAN nhận ra E.tenella (Eckert, J. et. Al. 1995).
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp
(1965) và nhập một số gà cao sản giống trứng và giống thịt nước ngoài. Theo đánh
giá của các chuyên gia thú y, gà con từ mới nở đến 8 tuần tuổi bị bệnh cầu trùng và
chết khoảng 5-10% tại các xí nghiệp nuôi gà công nghiệp (Phạm Sĩ Lăng – Phan
Địch Lân, 2002).
- Vũ Đình Chính 1977 đã xác định có 5 loài cầu trùng ở miễn Nam: E.tenella,
E.brunetti, E.necatrix, E.maxima, E.acervulina (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
- Dương Công Thuận 1978 đã xác định được 5 loài cầu trùng kí sinh trên đàn gà ở
một số cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp ở miền Bắc nước ta: E.tenella, E.brunetti,
E.necatrix, E.maxima, E.acervulina. Những kết quả điều tra của Phạm Hùng
(1978) tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sông Bé, tỉnh Đồng Nai, cho thấy có 8 loài
cầu trùng kí sinh ở gà: E.tenella, E.brunetti, E.necatrix, E.maxima, E.acervulina, E.
hagani, E.mitis, E.mivati (Trịnh Văn Thịnh-Đổ Dương Thái, 1982).

3


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30


- Trần Thị Cẩm Vân 1998 đã tiến hành so sánh hai qui trình phòng bệnh cầu trùng
trên gà Nagoya ở Nông Trường Sông Hậu, Cần Thơ bằng các loại thuốc coxistac
12%, Avatec, D.O.T 250, ESB3. Kết quả là: Cả hai qui trình phòng ngừa liên tục và
thay đổi đều có tác dụng tốt. Các loại thuốc coxistac 12%, Avatec, D.O.T 250,
ESB3 đều cho tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh cầu trùng. Sử dụng D.O.T 250
chi phí thấp nhất so với các thuốc khác.
2.2 Bệnh cầu trùng gà
2.2.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà do nguyên sinh động vật thuộc ngành Protozoa lớp
Sporozoa bộ Coccidia họ Eimeriidae giống Eimeria gây ra. Cầu trùng là bệnh phổ
biến nhất ở gia cầm nuôi, chúng kí sinh ở tế bào biểu mô ruột, gây tổn thương biểu
mô, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, gà bệnh mất nước,
mất máu, tăng mẩn cảm với những bệnh khác. Bệnh xảy ra nhiều ở gà con 10-90
ngày, với biểu hiện tiêu chảy máu, tỷ lệ chết cao. Miễn dịch nhanh chóng được tạo
thành sau khi nhiễm bệnh. Nhưng cầu trùng ở gia cầm không tạo miễn dịch chéo
giữa các loài Eimeria, và ngay sau khi bệnh bộc phát với loài Eimeria này vẫn có
thể nhiễm loài Eimeria khác. Vòng đời ngắn, thẳng và khả năng sinh sản cao làm
bệnh phát tán nhanh (Calnek, B.W., ctv, 1997). Ở gia cầm trưởng thành thường
không biểu hiện rỏ triệu chứng bệnh, là thể mang trùng bài thải noãn nang.
2.2.2 Đặc điểm một số loài noãn nang cầu trùng gà
Cấu tạo chung của noãn nang
Hạt cực

Nắp noãn

Lỗ noãn (micropile)

Thể dịch trong
(hyaline body)


Thể cặn bào tử

Túi bào tử
(spoprocyst)
Bào tử thể
(sporozoite)
Stieda body

Thể cặn
Lớp vỏ
trong

Lớp vỏ
ngoài
Hình 1: Cấu tạo noãn nang

4


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

Đặc điểm từng loài noãn nang cầu trùng kí sinh trên gà.
Bệnh cầu trùng gà do 9 loài cầu trùng gây ra.
Eimeria acervulina
- Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, không màu, không có micropile, kích thước của
noãn nang là 17,7-20,2 × 13,7-16,3µm, trung bình 18,3 × 14,6µm. Thời gian hình
thành bào tử nang ở môi trường bên ngoài là 24 giờ, thời gian nung bệnh 4 ngày, kí
sinh tại vùng tá tràng ( Lê Văn Năm, 2003).

- Độc lực: E.acervulina gây bệnh nhẹ
- Bệnh tích: Bệnh nhẹ thì bệnh tích giới hạn ở quai tá tràng, rất ít đốm trắng. Bệnh
nặng những đốm trắng nằm khắp nơi trên bề mặt ruột non. Niêm mạc ruột dầy ướt
và bóng với dịch nhầy.

Hình 2: E.acervulina

Hình 3: Đốm trắng ở quai tá tràng
do E.acervulina

Viêm dịch nhầy
Niêm mạc dầy

Ruột chứa dịch lỏng

Hình 4 : Ruột non bị nhễm E.acervulina (3+)

Eimeria brunetti
- Noãn nang hình trứng hoặc elip, vỏ nhẳn, không màu, không micropile, kích thước
20,7-30,3 × 18,1-24,2 µm, trung bình 24,6 × 18,8µm. Thời gian hình thành bào tử

5


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

nang ở môi trường bên ngoài là 18 – 48 giờ. Thời gian nung bệnh là 5 ngày. Kí
sinh ở phần cuối ruột non, trực tràng, manh tràng và lổ huyệt.

- Độc lực: Mức độ nghiêm trọng ít hơn E.tenella và E.necatrix
- E.brunetti gây tỉ lệ tử vong ít, mất tăng trọng chuyển hóa thức ăn giảm. Nếu nhiễm
100.000 – 200.000 noãn nang tỉ lệ chết 10 – 30%, những con khỏi bệnh có năng
suất thấp.
Biến đổi bệnh tích ở trực tràng và manh trang

Hình 5: E.brunetti

Hình 6: Ruột nhiễm E.brunetti

Manh tràng sẫm

sưng phòng
Vệt xuất
huyết

Hình 7:Nhiễm E.brunetti nặng (3+)

Eimeria maxima
- Noãn nang hình trứng hoặc bầu dục, vỏ sần sùi, màu vàng, có một micropile (Lê
Văn Năm 2003), kích thước 21,5-42,5 × 16,5-29,5µm, trung bình 20,7 × 30,5 µm.
Thời gian hình thành bào tử 30 – 48 giờ. Thời kỳ nung bệnh 5 – 6 ngày, kí sinh ở
đoạn giữa và 1/2 đoạn cuối của ruột non.
- E.maxima có độc lực gây bệnh và ở mức trung bình. Nếu nhiễm với
200.000 noãn nang dẫn đến tăng trọng giảm, tiêu phân lỏng, và có thể chết. Gà
biếng ăn, gầy còm, niêm mạc tái, lông xơ xác do E.maxima có ảnh hưởng đến sự
hấp thu sắc tố carotene và xanthophylls (Calnek, B.W., ctv, 1997).

6



Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Bệnh tích: Thành ruột non trương to và dầy, xuất huyết, lông ruột có màu vàng
nâu có nhiều dịch nhày màu hồng hay vàng cam. Noãn nang và giao tử tồn tại trong
vị trí bị tổn thương (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).

Xuất huyết điểm
Hồi tràng

Hình 8: E.maxima

Hình 9: Ruột non nhiễm E.maxima (1+)
Nhiều cục máu

Thành ruột dầy

Hình 10: Ruột non nhiễm E.maxima (3+)

Eimeria necatrix
- Noãn nang hình trứng hoặc hình cầu, vỏ nhẳn, không có micropile, kích thước
13,2-22,7 × 11,3-18,3µm, trung bình 20,4 × 17,2µm. Thời gian hình thành bào tử
18 – 24 giờ. Thời kỳ nung bệnh 6 – 7 ngày. Ký sinh ở 2/3 phía trên của ruột non
- Độc lực: Có độc lực mạnh, là loài gây bệnh nặng nhất trong các loài cầu trùng kí
sinh gây bệnh ở ruột non (Nguyễn Xuân Bình ctv, 2002).

7



Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Bệnh tích: Tổn thương thường thấy ở ruột non đoạn giữa 2/3 phía trước. Trên bề
mặt ruột có những tiêu điểm nhỏ, màu trắng mờ, kiểm tra dưới kính hiển vi sẽ thấy
những khối lớn liệt nguyên bào (schizonts). Trường hợp bệnh nghiêm trọng, thành
ruột dày, nơi nhiễm bệnh trương to 2 – 2,5 lần đường kính bình thường, lòng ruột
non chứa đầy máu, niêm dịch (ckvetmanual. com). Manh tràng ít bị
tổn thương hơn, chứa nhiều dịch nhày. Gia cầm thường chết sau khi có triệu chứng
bệnh 7 ngày (Nguyễn Hữu Hưng, 2008). Gia cầm không uống nước, yếu, hay đứng,
cánh xà, mắt nhắm lại.
Hồi tràng
Đốm trắng
Xuất huyết điểm

Hình 11: E.necatrix

Nhiều đốm trắng

Hình 12: Ruột nhiễm E.nectrix (1+)

Xuất huyết điễm

Tá trànghồi tràng

Xuất huyết
điểm


Dịch nhầy

Sưng phòng và sậm màu
máu

Hình 13: Ruột nhiễm E.necatrix (3+)

Eimeria tenella
- Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, không màu, sáng, không micropile, kích thước 1926 × 16-23µm, trung bình 23 × 19µm. Thời gian hình thành bào tử 18 – 24 giờ
(Janssen Pharmaceutica). Thời kỳ nung bệnh 4 ngày (Phạm Sĩ Lăng – Phan Địch
Lân, 2002). Kí sinh ở manh tràng. Thường xảy ra với gà 3 – 4 tuần tuổi.

8


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Độc lực: là loài gây bệnh nặng nhất ở gia cầm, gây thiệt hại nhiều nhất. Tỉ lệ chết
từ 20 – 30%, có trường hợp cao hơn (Lê Hồng Mận – Phương Song Liên, 1999).
- Bệnh tích: Thường gây bệnh ở dạng cấp tính. Niêm mạc manh tràng tổn thương
nặng, xuất huyết lấm chấm thành từng đám, có những đốm mủ, bã đậu kèm máu.
Có nhiều điểm hoại tử trắng vàng bằng đầu đinh ghim. Gà bệnh thường đi phân đỏ
(có máu) hoặc sáp nâu, ủ rủ, niêm mạc tái.

Hình 14: E.tenella
Hình 15: Manh tràng nhiễm E.tenella (1+)
Phân lẫn máu


Niêm mạc
xuất huyết

Hình 16: Manh tràng nhiễm E.tenella (3+)

(Nguồn />
Eimeria praecox
- Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, vách không màu, không có micropile, kích thước
19,8-24,7 × 15,7-19,8µm, trung bình 17,1 × 21,3µm. Thời gian hình thành bào tử
24 – 36 giờ (Lê Văn Năm, 2003). Thời kỳ nung bệnh 3 – 4 ngày. Kí sinh ở 1/3
phía trên ruột non.

9


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Độc lực: Loài E. praecox ít gây bệnh (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
- Bệnh tích: Không gây ra bệnh tích đặc biệt nhưng có thể làm giảm tăng trọng
().
Eimeria mitis
- Noãn nang hình cầu, vỏ nhẳn, vách vỏ không màu, không có micropile, kích thước
11,7-18,7 × 11.0-18.0µm, trung bình 15,6 × 13,4µm. Thời gian hình thành bào tử
18 – 48 giờ. Thời kỳ nung bệnh 4 – 5 ngày, kí sinh ở tất cả các đoạn của ruột non
nhưng thường thấy ở phần đầu và phần manh tràng (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
- Độc lực: ít gây bệnh (Nguyễn Xuân Bình, ctv, 2002).
- Bệnh tích: E. mitis không gây ra bệnh tích đặc trưng, tổn thương nhẹ vì E. mitis
không xâm nhập sâu vào biểu mô, schizonts và giao tử (gametocytes) nằm trên bề

mặt màng nhầy. Nếu nhiễm 1.000. 000 – 1.500. 000 noãn nang sẽ làm giảm tăng
trọng, mất sắc tố và có thể chết (Calnek, B.W., ctv, 1997).
Eimeriia mivati
- Noãn nang có hình elip và hình trứng, vỏ nhẳn, vách không màu, có micropile,
kích thước 11,1 – 19,9 × 10,5 – 16,2µm, trung bình 15,6 – 13,4µm. Thời gian hình
thành bào tử 18 – 24 giờ. Thời kỳ nung bệnh 4 – 5 ngày. Kí sinh từ quai tá tràng
đến manh tràng (Calnek, B.W., ctv, 1997).
- Độc lực: gây bệnh nặng hơn E.acervulina nhưng cũng là loài gây bệnh nhẹ. Tỷ lệ
tử vong không quá 10% (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
- Bệnh tích thường thấy ở tá tràng và đoạn sau ruột non. Nếu nhiễm với 1.000.000
noãn nang làm giảm tăng trọng và có thể chết.
Eimeria hagani
- Loài này hiếm gặp. Noãn nang hình trứng, vỏ nhẳn, không có Micropile, kích
thước 15,8-20,9 × 14,3-19,5µm, trung bình 19,1 × 17,6µm. Thời gian hình thành
bào tử 18-24 giờ. Thời kì nung bệnh 6-7 ngày. Kí sinh 1/2 đoạn đầu ruột non.
- Bệnh tích: Gây tổn thương tá tràng, xuất huyết có nhiều dạng và kích thước khác
nhau, viêm catarrha (Lê Hồng Mận-Phương Song Liên, 1999).

10


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

2.2.3 Vòng đời
Chu kỳ sinh trưởng của cầu trùng trải qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: sinh sản vô tính
- Giai đoạn 2: sinh sản hữu tính
- Giai đoạn 3: hình thành bào tử

Giai đoạn 1-2 xảy ra trong tế bào biểu bì vật chủ, giai đoạn 3 xảy ra ở môi trường
bên ngoài.
Giai đoạn 1
Khi gà nuốt phải những noãn nang sinh bào tử (oocyst sporocyst), dưới tác
dụng của dịch tiêu hóa lớp vỏ noãn nang bị phá vở phóng thích bào tử thể
(Sporozoite). Bào tử thể (Sporozoite) xâm nhập vào biểu mô nhanh chóng phát
triển và phân chia thành các liệt nguyên bào (Schizonts). Từ mỗi liệt nguyên bào
(Merozoite) hình thành rất nhiều tế bào có dạng elip dài gọi là liệt trùng. Đây là thế
hệ 1. Merozoite sinh trưởng rất nhanh phá vở tế bào biểu bì vật chủ, rồi xâm nhập
sang các tế bào biểu bì mới và quá trình phát triển được lặp lại. Tùy theo chủng cầu
trùng và loại vật chủ có thể hình thành đến thế hệ Schizonts 3, Schizonts 4… Mỗi
quá trình còn gọi là quá trình merogony và phát triển của các Schizonts mang hình
thức liệt sinh.
Giai đoạn 2
Các Schizonts thế hệ cuối cùng phát triển thành giao tử (Gametocyte): tiểu
giao tử (Microgamet), đại giao tử (Macrogamet). Nhân của tiểu giao tử phân chia
và lớn lên đến chừng mực nào đó thì xung quanh mỗi nhân con hình thành nguyên
sinh chất bao bọc và tiểu giao tử đã trưởng thành, có hình quả lê, kích thước nhỏ và
một đầu có 1 vòi sinh dục. Quá trình hình thành đại giao tử cũng tương tự nhưng
đại giao tử to hơn ít chuyển động, một đầu tế bào có 1 lỗ sinh dục gọi là micropile
để tiểu giao tử chui vào tạo hợp tử. Hợp tử được bao bởi màng vỏ gồm 2 lớp,
nguyên sinh chất dạng hạt và trở thành nang trứng (Oocyst), rơi vào lòng ruột kết
thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Giai đoạn 3
Các noãn nang được thải ra ngoài cùng với phân, được bao bọc trong vỏ
cứng dày 1-2 lớp, màu sắc khác nhau tùy loài cầu trùng. Khi gặp điều kiện thuận
lợi (nhiệt độ, ẩm độ) phát triển thành bào tử nang (Sporocyst), bên trong chứa 4 túi

11



Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

bào tử, mỗi túi bào tử chứa 2 bào tử thể. Kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát
triển.

Nhân tế bào

Thể phân
lập 2
Thể phân
lập 3 (4)

Thể phân
lập 1

Vòng đời
Coccidia
Truyền
bệnh

Giao tử

Hình thành bào tử

2.2.4 Dịch tễ
- Cầu trùng gà rất phổ biến, sự giám định ở miền Nam và miền Bắc nước Mỹ cho
thấy cầu trùng tồn tại trong tất cả trại gà thịt (Calnek, B.W., ctv, 1997).

- Bệnh thường xảy ra trong đàn gà độ tuổi 15-45 ngày (Phạm Sĩ Lăng-Phan Địch
Lân, 2002). Gà lớn là nguồn gieo rắc mầm bệnh luôn thải noãn nang ra bên ngoài.
- Ngoài môi trương thiên nhiên noãn nang cầu trùng tồn tại rất lâu. Theo Kogan
(1959) chúng có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng. Đem sấy khô ở nhiệt
độ 400C sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30 ngày (Lê Văn
Năm, 2003)

12


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng xảy ra tập trung vào mùa các tháng nóng ẩm của
mùa xuân và mùa thu. Thời kỳ này mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho
noãn nang cầu trùng tồn tại và phát tán mầm bệnh.
- Điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu
trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng
để quá lâu, là yếu tố quan trọng gây nhiễm bệnh cho đàn gà.
- Đường lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa. Gà ăn phải noãn nang cảm
nhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ nhiễm bệnh
cầu trùng.
2.2.5 Cơ chế sinh bệnh
- Giai đoạn sinh sản vô tính của cầu trùng xảy ra trong biểu mô ruột, sự sinh sản
quá nhanh làm hàng loạt tế bào biểu bì của vật chủ bị phá vở, protid bị chết những
mao mạch và mạch quản bị phá hủy, vách ruột bị tổn thương là điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn kế phát. Hệ vi khuẩn sinh mủ sẽ sinh sản làm nặng thêm quá trình
viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây tiêu chảy
(Kolapxki, N.A. - Paskin, P.I., 1980).

- Quá trình sinh sản vô tính thứ 2 của E.tenella và E.necatrix nằm sâu ở nhân tế bào
biểu mô nên gây tổn thương nặng hơn. Tế bào biểu mô bề mặt bị tróc ra, nhiều đám
mao nhung bị phá hủy hoàn toàn thay vào đó là chất bả đậu lẫn máu. Vật chất trong
manh tràng chứa lượng lớn hồng cầu, tế bào hoại tử, các mảnh tế bào và nhiều noãn
nang (Phạm Sĩ Lăng-Phan Địch Lân, 2002).
- Những tổn thương ở ruột làm giảm khả năng tiêu hóa cùng với hiện tượng tiêu
chảy, mất nước, mất máu và những tác động của vi khuẩn cơ hội làm đàn gà giảm
tăng trọng, chậm lớn.
2.2.6 Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh ngắn: 4-7 ngày, phụ thuộc vào loài cầu trùng, nơi khu trú và
mức độ nhiễm bệnh, số lượng căn nguyên xâm nhập vào cơ thể và tình trạng sức
khỏe đàn gà
- Gà con phát bệnh thường có biểu hiện ủ rủ, ít vận động, 2 cánh xà xuống, lông xù,
gà kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều. Gà đi phân lỏng lúc đầu có nhầy màu nâu
vàng, sau chuyển thành sáp nâu hoặc có lẫn máu. Đặc biệt, khi gà nhiễm chủng
E.tenella quanh hậu môn thường bẩn do dính phân sáp đôi khi có cả máu tươi, mào

13


Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

và niêm mạc nhợt nhạt. Gà bệnh thường chết sau 5-7 ngày với tỷ lệ cao (40-60%.
Một số trường hợp gà bệnh có thể bị bại liệt vào thời kỳ cuối.
- Những gà khỏi bệnh thường bị còi cọc, giảm tăng trọng so với gà bình thường,
gây thiệt hại về kinh tế.
- Gà lớn nhiễm bệnh triệu chứng thường không rỏ ràng, đôi khi chỉ thấy gà chậm
lớn, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có những con hoàn toàn khỏe mạnh triệu chứng duy

nhất là đôi khi gà đi phân lỏng, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm. Khi xét
nghiệm phân thấy rất nhiều noãn nang.
2.2.7 Mổ khám bệnh tích
Bệnh tích tập trung chủ yếu ở đường ruột, tùy vào loài Eimeria mà có những
biến đổi đặc trưng ở vùng bệnh lý:
- Manh tràng: bệnh tích thấy rỏ ở gà 2-4 tuần tuổi (Trịnh văn Thịnh-Đổ Dương
Thái, 1982). Manh tràng căng to màu sậm, bên trong chứa nhiều phân lẫn máu, đôi
khi là máu hoàn toàn. Niêm mạc viêm xuất huyết rất nặng, tróc ra từng mảng, kiểm
tra niêm mạc nơi bị viêm sẽ thấy noãn nang cầu trùng.
- Ruột non: Nhìn bên ngoài có thể thấy những chấm trắng nhạt, bên trong có những
chấm trên niêm mạc. Thành ruột dày lên, nạo xem thấy nhiều noãn nang.
2.2.8 Chẩn đoán
Thường chẩn đoán kết hợp
a. Biểu hiện lâm sàng
Căn cứ vào lứa tuổi gà bệnh, thường sau 10-14 ngày tuổi và nặng nhất từ 18-45
ngày tuổi (Lê Văn Năm, 2003). Các biểu hiện đặc trưng như gà đi phân lỏng có
máu, màng nhầy cùng với biểu hiện của đàn về tình trạng bệnh, số tử vong, lượng
ăn vào, tăng trọng.
b. Xét nghiệm phân
Kiểm tra sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong phân hoặc từ niêm dịch,
màng nhầy bong ra ở ruột. Thường dùng phương pháp phù nổi của Willis hoặc
phương pháp của Fulerbor để kiểm tra phân. Ngoài ra, số lượng hiện diện của noãn
nang còn liên quan đến sự xác định triệu chứng lâm sang.
Có thể kết hợp với việc đo kích thước, quan sát hình dạng noãn nang, nuôi cấy noãn
nang để định danh loài gây bệnh.
c. Bệnh tích

14



Luận văn tốt nghiệp

Thú Y 30

Mổ gà chết và gà ốm, kiểm tra vị trí bệnh tích và noãn nang cầu trùng ở niêm mạc
ruột để xác định bệnh ở gà do loài cầu trùng nào gây ra.
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
- Bệnh tụ huyết trùng: Chết nhanh, tỷ lệ chết cao ở giai đoạn trên 1 tháng tuổi.
Bệnh tích điển hình là tích mở vành tim xuất huyết, không sưng manh tràng. Điều
trị bằng Streptomycin, Kanamycin, tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng
không khỏi
- Bệnh Gumboro: bệnh xảy ra trong vòng 3-4 ngày, tỷ lệ chết cao. Bệnh tích đặc
trưng là sưng túi Fabricius không sưng manh tràng.
- Bạch lỵ, thương hàn, phó thương hàn và E.Coli: Bệnh tích mổ khám ruột không
sưng to và có điểm trắng vệt như cầu trùng. Dùng kháng sinh Chloramphenicol,
Chlotetrasol, Noedexin bệnh giảm ngay, còn cầu trùng không khỏi.
- Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxxin: cũng đi phân đỏ do xuất huyết ruột. Nhưng
bệnh tích ở gan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và
dai chắc, không sưng manh tràng (Nguyễn Xuân Bình ctv, 2002)
2.2.9 Điều trị
Khi phát hiện gà bệnh cầu trùng cần dùng thuốc điều trị. Khi điều trị không nên
dùng nhiều loại thuốc và không dùng thuốc cùng cơ chế tác động. Nên dùng một
loại khi Eimeria quen thuốc, đổi sang thuốc khác, khác cơ chế tác động. Eimeria
rất dễ tạo sức đề kháng với thuốc (Nguyễn Hữu Hưng, 2008).
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị cầu trùng gà hiện nay là:
- Amprolium: Cạnh tranh sự hấp thu thiamine với kí sinh trùng. Vì sự phân chia
nhanh của cầu trùng cần nhiều thiamine. Ảnh hưởng cao nhất thường xảy ra ở ngày
thứ 3 trong vòng đời của cầu trùng. Amprolium làm giảm hoạt động của một số
chủng Eimeria, dùng kết hợp với folic acid antagonists, ethopabate và
sulfaquinoxaline tạo phổ tác dụng rộng ().

- Clopidol và quinolines: làm ngừng sự phát triển của Sporozoites bằng cách ức chế
quá trình trao đổi chất bên trong ty lạp thể (Mitochondria) của cầu trùng, chặn đứng
sự phát triển của cầu trùng. Clopidol và quinolines có phổ tác dụng rộng, nhưng sự
kháng thuốc phát triển nhanh.
- Halofuginone hydrobromide: Tác động vào giai đoạn sinh sản của hầu hết các
chủng Eimeria, làm ngừng sự phát triển của cầu trùng và tiêu diệt cầu trùng.

15


×