Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH ĐƯỜNG TIÊU hóa ở gà THẢ vườn tại THỊ xã SA đéc TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ PHAN THÙY DƯƠNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH
ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 12/ 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
....

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH
ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở GÀ THẢ VƯỜN TẠI THỊ XÃ
SA ĐÉC TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn
Ths. ĐỖ TRUNG GIÃ


Sinh viên thực hiện
LÊ PHAN THÙY DƯƠNG
MSSV: 3064575
Lớp: Thú y K32

Cần Thơ,12/ 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài: Khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa ở gà thả
vườn tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2010
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

tháng

năm 2010


Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Phan Thùy Dương

iii


LỜI CÁM ƠN
Xin thành kính dâng lên cha, mẹ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng cao
quí nhất. Người đã sinh thành dưỡng dục và đã nuôi tôi lớn khôn với biết bao sự
khó nhọc và hy sinh để tôi khôn lớn nên người.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, cùng tất cả quý thầy cô Bộ môn Thú Y, Bộ môn
Chăn Nuôi đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập.
Và hơn hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đỗ Trung Giã, thầy
Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn cô Diệp Trang, chú Hùng và các cán bộ trạm thú y
thị xã Sa Đéc đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi thu thập mẫu trong quá trình làm luận
văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người bạn trong lớp Thú y K32 và các anh,

chị tại nơi tôi thực hiện đề tài đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và
làm luận văn.

Lê Phan Thùy Dương

iv


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Trang duyệt

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Mục lục

v

Danh sách viết tắt


vii

Danh sách bảng

viii

Danh sách biểu đồ

ix

Danh sách hình

x

Tóm lược

xi

Chương 1:

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2


2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới và ở Việt Nam

2

2.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

2

2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

4

2.2 Tác hại của một số loài giun sán ký sinh trên gà

7

2.2.1 Bệnh sán lá (Trematoda)

7

2.2.2 Bệnh sán dây ở gà (Cestoda)

8

2.2.3 Bệnh giun tròn (Nematoda)

10

2.3 Tác hại của bệnh ký sinh trùng


13

2.3.1 Các tác động của giun sán gây tác hại đến năng suất chăn
nuôi

13

2.3.2 Liên hệ đến bệnh truyền nhiễm

14

2.4 Hệ thống phân loại giun sán gia cầm

14

2.5 Một số hình ảnh loài giun sán

15

2.6 Một số giống gà thả vườn được nuôi ở thị xã Sa Đéc

17

Chương 3:

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài


18
18

3.1.1 Địa điểm

18

3.1.2 Thời gian thực hiện

18

v


3.2 Nội dung nghiên cứu

18

3.3 Phương pháp nghiên cứu

18

3.3.1 Khảo sát tình hình chung của thị xã Sa Đéc về điều kiện
tự nhiên, chăn nuôi gà và công tác thú y

18

3.3.2 Khảo sát tình hình nhiễm giun sán bằng phương pháp mổ
khám đường tiêu hóa thu thập mẫu và tiến hành định danh tại
phòng thí nghiêm


22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1 . Kết quả tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa trên gà thả
vườn tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

27

4.2 Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở gà thả vườn thị xã
Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

29

4.3 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở gà thả vườn tại thị xã Sa Đéc,tỉnh
Đồng Tháp

31

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

5.1 Kết luận

33


5.2 Đề nghị

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ CHƯƠNG

36

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

SCMK: số con mổ khám.
SCN: số con nhiễm.
TLN : tỷ lệ nhiễm.
CĐN: cường độ nhiễm.
Ctv: cộng tác viên.
LVTNBSTY: luận văn tốt nghiệp bác sĩ thú y.

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp trên gà thả vườn tại thị xã Sa Đéc,

tỉnh Đồng Tháp

27

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm thành phần loài giun sán ký sinh ở gà thả vườn tại thị
xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

29

Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở gà thả vườn tại thị xã Sa Đéc,tỉnh
Đồng Tháp

32

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp trên gà thả vườn tại thị
xã Sa Đéc

27

Biểu đồ 4.2: So sánh tỷ lệ nhiễm từng loài sán dây ký sinh ở gà thả vườn tại
thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

30

Biểu đồ 4.3: So sánh tỷ lệ nhiễm từng loài giun tròn thuộc lớp Nematoda ở gà
tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Biểu đồ 4.4: So sánh tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở gà thả vườn ở thị xã Sa Đéc

ix

31
32


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1

Tetramorium caespitum

9

Hình 2.2

Pheidole Pallidula

9

Hình 2.3

Vòng đời phát triển của Cestoda

10

Hình 2.4

Vòng đời phát triển của Ascaridia galli


11

Hình 2.5

Cotugnia digonopora

15

Hình 2.6

Raillietina tinguiana

15

Hình 2.7

Raillietina tetragona

15

Hình 2.8

Raillietina peradenica

15

Hình 2.9

Raillietina echinobothrida


16

Hình 2.10

Heterakis gallinarum

16

Hình 2.11

Ascaridia galli (cái)

16

Hình 2.12

Echinostoma revolutum

16

Hình 2.13

Cơ cấu tổ chức của trạm xá Thú Y thị xã Sa Đéc

20

Hình 2.14

Chăn nuôi bán thả vườn


21

Hình 2.15

Chăn nuôi thả vườn

21

Hình 2.16

Mổ tách riêng từng phần của hệ tiêu hóa gà

26

Hình 2.17

Giun tròn được lấy ra từ ruột non gà

26

Hình 3.18

So sánh mẫu giun sán tìm thấy với khóa định danh phân loại

26

x



TÓM LƯỢC

Bằng phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabine, chúng tôi tiến
hành mổ khám trên 160 gà nuôi thả vườn tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nhằm
tìm hiểu về tình hình nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần loài giun sán ký sinh ở gà
thả vườn.
Qua mổ khám đường tiêu hóa của gà được nuôi thả vườn, nhận thấy gà tại thị
xã nhiễm giun sán với tỷ lệ cao 70,61%. Gà nhiễm cả 3 lớp trong đó cao nhất là lớp
Cestoda nhiễm 95,57%, lớp Nematoda nhiễm 41,60% và lớp Trematoda nhiễm
4,42%.
Thành phần loài giun sán rất đa dạng với 13 loài: Cotugnia digonopoga,
Raillietina echinobothrida, Raillietina
georgtensis, Raillietina penetrans,
Raillietina tetragona, Raillietina tinguiana, Raillietina volzi, Raillietina
peradennica, Raillietina cesstillus,
Ascaridia galli, Heterakis gallinarum,
Heterakis beramboria, Echinostoma revolutum thuộc 5 giống của 3 lớp. Trong đó
các loài được phát hiện với tỷ lệ nhiễm cao như: Raillietina echinobothrida
(52,21%), Raillietina tetragona (45,13%), Raillietina penetrans (21,24%),
Ascaridia galli (33,63%).
Tỷ lệ nhiễm ghép tập trung chủ yếu từ 1 – 2 loài/cá thể nhiễm (76,12%),
nhiễm từ 3 - 4 loài/cá thể (22,12%), nhiễm >5 loài/cá thể nhiễm thấp nhất (1,80%).

xi


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi gà thả vườn là một nghề truyền thống của nông dân Việt Nam. Chăn
nuôi gà thả vườn chiếm một vị trí đáng kể trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở

nước ta, vì tính dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường và tận dụng được nguồn phụ
phẩm trong nông nghiệp sau khi thu hoạch mùa màng. Ngày nay người dân nuôi gà
ngoài việc cải thiện bữa ăn trong gia đình mà còn dùng vào việc cải thiện kinh tế gia
đình.
Để chăn nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc chọn giống, thức ăn thì
công tác thú y là khâu không thể thiếu.
Ở đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc người chăn nuôi phải đối mặt với
tình hình dịch bệnh thì với điều kiện khí hậu nóng ẩm, hệ thống sông ngòi dày đặc
cùng với tập quán chăn nuôi gà thả vườn là yếu tố thuận lợi cho các loài giun sán và
các ký chủ trung gian tồn tại và phát triển.
Đồng Tháp là một tỉnh thường xuyên bị lũ lụt hàng năm. Đây là điều kiện
thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của giun sán ký sinh đường tiêu hóa, cũng như
các ký chủ trung gian của nhiều loài giun sán.
Gà thả vườn tuy có sức đề kháng cao, nhưng với phương thức chăn nuôi thả
vườn gà dễ tiếp xúc với mầm bệnh và một trong những bệnh thường gặp nhất trong
đàn gà là bệnh lây nhiễm do ký sinh trùng, giảm sức đề kháng và mở đường cho các
mầm bệnh khác xâm nhập, gây thiệt hại không nhỏ đối với ngành chăn nuôi, ảnh
hưởng đến đời sống người dân. Bởi điều đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại
thị xã Sa Đéc ,tỉnh Đồng Tháp”.
Mục đích đề tài nhằm:
- Xác định thành phần loài giun sán ký sinh, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm
giun sán đường tiêu hóa ở gà thả vườn tại thị xả Sa Đéc .
- Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc tìm ra cách phòng trị giun sán ở gà nuôi
thả vườn một cách có hiệu quả, nhằm phục vụ tốt cho nghề chăn nuôi gà thả vườn
đạt năng suất cao.

1



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên thế giới
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu bệnh ký
sinh trùng ký sinh trên gà cũng được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả
nghiên cứu của một số tác giả cho biết thành phần loài giun sán ký sinh trên gà rất
đa dạng và phong phú. Giun tròn hầu như được tìm thấy khắp nơi trên thế giới,
trong đó các loại thuộc giống Capillaria thường ký sinh ở manh tràng ruột non,
thực quản gà, bồ câu, thủy cầm và một số loài chim hoang dại khác, đã được phát
hiện ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ.
Theo các kết quả điều tra thì sự phân bố khác nhau của các loài giun sán tùy
theo vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, điều kiện sinh thái và phương thức chăn nuôi
khác nhau, thành phần loài, tỷ lệ nhiễm cũng khác nhau.
Theo Lane (1914 – 1924) đã mô tả loài giun tròn (Nematoda) dựa vào các mẫu
đã thu thập được ở gà và gà lôi trắng ở Ấn Độ. Sau đó chúng được phát hiện ở
Trung Quốc và Phillipine.
Joyeux và Houdemer (1927) Dorothy, Judits (1968)… cho biết các loài giun sán
Raillietina tetragona, Raillietina cesticillus, Raillietina echinobothrida phân bố
khắp nơi trên thế giới. Riêng loài Davainena proglottina được phát hiện ở Châu Á,
Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ.
Kirivev (1964) lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng giun đũa gà phát triển và
tích trữ trong cơ thể giun đất Debdrobaena snariupoliensis wyss và Eisenia foetida.
Điều tra của Barus Mastimil và Torenzo Hermerder Nerly (1966) tại Cuba cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình trên gà là 56,90%, nhiễm cả ba lớp giun sán
nhưng phổ biến nhất là giun tròn. Trong đó sán lá (Trematoda) chiếm 0,90%, sán
dây (Cestoda) 20,30%, giun tròn (Nematoda) 51,10%.
Kauskik, Diorani (1968) cho biết gà ở bang Uttar Pretos (Ấn Độ) có tỷ lệ nhiễm
giun sán là 76%, trong đó giun đũa 41%, giun kim 10% và sán dây là 20%.
Lengy, Goldstein (1969) thông báo đàn gà ở phía nam Israel nhiễm giun sán

94% với 9 loài.

2


Eslami, Anwar (1973) cho biết đàn gà ở Iran nhiễm giun sán rất cao đặc biệt là
các loài giun Capillaria spp (69%), Heterakis gallinarum (60%) và Ascaridia galli
(44%).
Rosicky Bohumir (1974) thông báo đàn gà ở Tiệp Khắc nhiễm 14 loài giun sán,
trong đó có 3 loài Ascaridia galli, Heterakis gallinarum và Acuaria hamulosa là
những giun sán phổ biến nhất.
Krikunov, Vovchenko và Besmertnu (1980) cho biết các trại nuôi gà vùng
Ucraina phát hiện có Ascaridia galli, Heterakis gallinarum, Capillaria spp,
Raillietina spp và cầu trùng trong đường tiêu hóa gà. Nhưng nhiễm phổ biến và gây
triệu chứng rõ nhất là bệnh giun đũa và cầu trùng.
Ngoài ra một số nhà khoa học khác còn nghiên cứu những ảnh hưởng của giun
sán ký sinh đối với gà:
Mổ khám gà chết vì bệnh Ascaridia galli thấy các mô xương và cơ phát triển
không đầy đủ và không tích mỡ (K. H. Skrjabin, 1940).
X. Zagaewki (1947) tiến hành tẩy gà con trong vùng không an toàn đối với bệnh
Ascaridia galli và thu được kết quả là gà vỗ béo tăng trọng rõ rệt.
Năm 1954, N. P. Svetacra gây nhiễm Ascaridia galli cho gà thí nghiệm thu
được kết quả như sau: 8 ngày sau khi cảm nhiễm thấy gà có tăng trọng một ít (trung
bình 16,1%) nhưng từ ngày thứ 9 trở đi gà bắt đầu gầy, sau 2 tuần cân nặng giảm đi
trung bình là 23 gram so với gà đối chứng.
N. Kh. Grigoiev cho biết gà nhiễm nặng các loài thuộc giống Heterakis thì độc
lực của nó làm bạch cầu ưa eosin, sung huyết gan.
Một số nhà nghiên cứu còn đưa ra những kết luận về sự lây truyền và các khả
năng chống lại bệnh giun sán của cơ thể gà:
Herrick (1925) cũng như Ackert, Porter và Beach (1938) đã xác định bằng thực

nghiệm rằng gà trưởng thành có sức đề kháng lớn đối với bệnh Ascaridia galli sinh
trưởng chậm hơn trong cơ thể gà con dưới 3 tháng tuổi kéo dài 30 – 35 ngày, còn
trong cơ thể gà trên 3 tháng tuổi thời gian này kéo dài đến 50 ngày.
Theo các nhà nghiên cứu Ấn Độ Deo và Srivastava (1962) hiện tượng đề kháng
theo lứa tuổi của giống Leghorn bắt đầu từ 3 tháng tuổi, còn gà 4 tháng tuổi và lớn
hơn hầu như không nhiễm Ascaridia galli.
Kasimov (1965) đã xác nhận sự lây nhiễm giun sán giữa gà nuôi và gà rừng,
chim hoang dã. Mỗi ngày một giun cái đẻ ra 72.000 trứng (Latala Adam, 1997)
3


trứng này được phát tán ra ngoài theo phân, gây ô nhiễm môi trường nơi chăn thả.
Gà ăn phải trứng có ấu trùng cảm nhiễm sẽ gây nhiễm bệnh.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, việc nghiên cứu giun sán ký sinh ở gà đã được tiến hành từ những
năm đầu của thế kỷ 20, các nhà ký sinh trùng đã nghiên cứu khu hệ giun sán ở Việt
Nam.
Năm 1912, Bauche J. và Bernara N. đã thông báo về loài giun tròn Oxyspirura
mansoni ký sinh ở mắt gà Trung Bộ (Huế) .
Ở Miền Bắc có Houdemer (1925, 1927), Houdemer và Trần Thọ Huy (1925).
Miền Trung có Bernard và Khoun (1913), Motain (1920), Miền Nam có Bernard
(1924). Đến năm 1938, Houdemer đã tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả và
những nghiên cứu của mình cho biết nước ta có 24 loài giun sán ký sinh trên gà.
Qua kiểm tra phân gà vùng Chợ Lớn, gà nhiễm sán dây đến 90% (Joyeux và
Trương Tấn Ngọc, 1950).
Năm 1957 - 1958 Trịnh Văn Thịnh và Dương Công Thuận đã xét nghiệm
phân khoảng 900 con gà vùng Hà Nội thấy nhiễm Ascaridia galli (25%) Heterakis
spp (30%), Capillaria spp (44%), các loài Cestoda (36%)
Trong một trại gà của Nông trường quốc doanh, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn
Thị Kỳ, Phạm Xuân Du (1966) đã cho biết nhiễm 8 loài giun sán Ascaridia galli,

Acuaria hamulosa, Capillaria retusa, Heterakis gallinarum, Tetrameres fissispina,
Rallietina echinobothrida, Rallietina tetragona, Rallietina volzi.
Năm 1966, Phan Lục mổ khám 108 con gà ở tỉnh Nam Hà, tỷ lệ nhiễm là
99,07%, nhiễm từ 1-17 loài, số lượng từ 5-355 giun sán cùng ký sinh trên một cơ
thể gà, trong đó tỷ lệ nhiễm giun tròn là 96,2%.
Đặng Kim Lưu (1966) đã nhận xét: Từ tháng 4 đến tháng 10 nước ta có mưa
nhiều, độ ẩm cao, trời nóng thích hợp cho trứng giun phát triển, tỷ lệ nhiễm ở gà là
80-84%. Từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm nhiệt độ thấp, khô hạn tỷ lệ nhiễm là
17-25%. Gà con nhiễm Ascaridia galli chết từ 6-8%, nhiễm nặng gà bị còi cọc
không lớn, trọng lượng gà chỉ còn bằng 1/3 trọng lượng gà cùng lứa tuổi không bị
nhiễm.
Năm 1967, Bùi Trần Thi mổ khám 175 con gà ở tỉnh hải Dương thấy tỷ lệ
nhiễm Ascaridia galli (42-45%), Heterakis gallinarum (80-85%), Raillietina spp
(76-85%), Tetrameres fissospina (34 - 50%).

4


Năm 1968 , Segal và Humphrey đã tổng kết về các loại giun sán ký sinh trên
động vật nuôi ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, trong đó Việt Nam có 35 loài
giun sán ký sinh trên gà.
Năm 1969, Bùi Lập mổ khám 126 con gà ở tỉnh Hà Bắc cho biết tỷ lệ nhiễm
100% gồm 27 loài.
Năm 1982, Phan Lục, Phạm văn Khuê cho biết vùng đồng bằng Nam Hà
nhiễm Ascaridia galli (61%), Heterakis spp (62%), sán dây (69%).
Tỷ lệ nhiễm sán dây ở nước ta khá cao, ở Nghĩa Lộ 80,7%, Quảng Ninh 85,1
%, Hà Bắc 73%, Nam Hà 69%, Hà Tỉnh 67,1 % (Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn
Khuê, 1982).
Trong số 86 loài giun sán ký sinh trên gà, có 2 loài có thể truyền cho người là
Echinostoma revolutum và Echinopariphium Paraulum (Lương văn Huấn, Tập san

Nông nghiệp số 6/1996).
Năm 1996 , Lương Văn Huấn - Lê Hữu Khương tổng kết Miền Nam có 66
loài giun sán ký sinh trên gà thả vườn.
Theo điều tra của Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1996) tỷ lệ nhiễm giun
sán ở gà là 90%, trong đó Ascaridia galli (58,8%), Heterakis gallinarum (14,7%),
Echinostoma revolutum (0,9%), sán dây (80%). Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh
tỷ lệ nhiễm sán dây là 47%.
Tỷ lệ nhiễm giun sán ở Châu Thành - Kiên Giang là 90%.
Tỷ lệ nhiễm giun sán ở Biên Hòa - Đồng Nai là 89,53%(Lương văn Huấn,
1990).
Tại huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh qua xét nghiệm phân của
1036 con gà thấy tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli (16,7%), Heterakis spp (3,09%),
Capillaria spp (2,80%), Raillietina spp (15,15%) và Davainea proglottina (0,19%)
(Lương Văn Huấn, 1996).
Lương Văn Huấn và cộng sự (1997) đã tổng kết quá trình nghiên cứu qua mổ
khám 832 gà nuôi thả vườn ở 4 lứa tuổi của 6 tỉnh thành thuộc miền Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long, qua phân loại hơn 10.000 mẫu vật kết quả cho thấy
có 66 loài giun sán ký sinh ở gà, trong đó lớp sán là 15 loài, lớp sán dây 22 loài và
lớp giun tròn 29 loài. Trong số các loài kể trên thì 8 loài có tỉ lệ nhiễm cao là
Railliatina echinobothrida, Raillietina Tetragona, Raillietina williamsi, Ascaridia
galli, Heterakis gallinarum, Heterakis beramporia, Oxyspirura mansoni,

5


Tetrameres mohtedai. Có 6 loài ký sinh của gà mới được phát hiện ở Việt Nam là:
Railliatina magninumila, Railliatina williamsi, Subura brumti, Subura suctoria,
Gongylonema ingluvicola và Strongyloides avium.
Các loài được tìm thấy ở Bến Tre là :
Echinostpma miyagawai, Echinostpma robostum, Hypoderaeum conoideum,

Raillietina cesticillus, Raillietina Enchinobothrida, Raillietina penetrans
,Raillietina tetragona, Ascaridia galli, Dispharynx nasuta, Oxyspirura mansoni,
Subura brumti, Theilaziella spp, Tetrameres fissispina, Heterakis beramporia,
Helerakis gallinarum.
Trong tổng số 66 loài giun sán mà 2 tác giả thu thập được ở các tỉnh trong quá
trình nghiên cứu có 25 loài giun sán có qui luật nhiễm biến động theo lứa tuổi của
gà: có 3 loài thuộc lớp sán lá, 10 loài thuộc lớp sán dây và 12 loài thuộc lớp giun
tròn.
Các loài sán lá: Prosthogonimus cuneatus, Prosthogonimus brauni,
Prosthogonimus furcifer có tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi gà thả vườn.
Loài Cotugnia diagonopora có tỷ lệ nhiễm giảm theo tuổi loài Hymenolepis
cairoca nhiễm tăng theo tuổi gà và cao nhất ở 5-6 tháng tuổi, sau đó giảm dần.
Các loài Cloacotaenia megalops, Raillietina cesticillus, Raillietina
echinobothrida, Raillietina georgiensis, Raillietina magninumila, Raillietina
penetrans, Raillietina tetragona, Raillietina williamsi nhiễm tăng theo tuổi của gà.
Ba loài giun tròn Ascaridia galli, Oxyspirura heteroclita và Oxyspirura
mansoni nhiễm cao nhất ở 3 tháng tuổi sau đó giảm dần theo lứa tuổi gà.
Bốn loài Heterakis gallonarum, Heterakis beramporia, Tetrameres fissispina
và Tetrameres mohtedai nhiễm cao ở gà 3-4 tháng tuổi sau đó giảm dần theo tuổi.
Mai Văn Hiệp (1998) đã báo cáo kết quả nhiễm giun sán trên gà thả vườn ở thị
xã Bến Tre rất cao 69,01%. Gà nhiễm cả 3 lớp giun sán trong đó lớp giun tròn và
lớp sán dây nhiễm cao lần lược là 61,26% và 37,37% .
Xét nghiệm 6.721 mẫu phân gà thả vườn của tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho
thấy: có 3.316 mẫu nhiễm sán dây, chiếm 49,34% , biến động từ 35,56% - 62,43%
(Nguyễn Thị Ngân và ctv, 2010).

6


2.2 Tác hại của một số loài giun sán ký sinh trên gà

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta thì bệnh ký sinh trùng diễn ra
khá phong phú và đa dạng. Qua nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước,
chúng tôi cũng góp phần mô tả sự tác hại của một số loài giun sán gà chủ yếu gây
bệnh có ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.
2.2.1 Bệnh sán lá (Trematoda)
 Echinostoma miyagawai
Ký sinh ở ruột gà. Kích thước dài 6,6-13,8 mm, nơi rộng nhất 1,12-2 mm.
Quanh miệng có 37 gai gồm hai bên cạnh, mỗi bên 5 gai và một dãy 27 gai,nối 2
nhóm đó lại (Mai Văn Hiệp, 1998).
 Echinostoma revolutum
Ký sinh ở ruột. Chiều dài trung bình của cơ thể 5,24–7,09 mm, chiều rộng
0,84–1,42 mm. Đầu có 35–37 móc bám. Giác miệng 0,15–0,32 x 0,16–0,24 mm.
Giác bụng 0,45–0,84 x 0,55 – 0,80 mm. Tuyến noãn hoàng ở phía sau cơ thể không
che lấp 2 mút nhánh ruột, không lấp đầy khoảng trống ở phía sau tinh hoàn. Ống
bài tiết chính ở phần sau cơ thể, gấp khúc 1–2 vòng trước khi đến lỗ thoát (Nguyễn
Thị Lê, 1996).
Ký chủ trung gian: vật chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc Lymnaea
swinhoei, L. viridis. Vật chủ trung gian thứ hai là các loài ốc: Lymnaea swinhoei, L.
Viridis...ấu trùng chuồn chuồn: Orthetrum spp, Crocothemis spp, Trithemes spp.
Vòng đời: Ấu trùng tiêm mao (miracidium) hình thành trong trứng mất 7–8
ngày ở nhiệt độ 25–35oC. Trong nhuyễn thể, ấu trùng phát triển đến giai đoạn
cercaria và giai đoạn cảm nhiễm metacercaria mất 27 ngày. Trong cơ thể trung
gian thứ hai metacercaria sống ở tâm thất cạnh tâm nhĩ. Trong cơ thể chim, sán lá
đạt đến giai đoạn phát dục từ 20–11 ngày (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).
 Prosthogonimus cuneatus
Hình quả lê nhưng dài phía trước, phình rộng phía sau, có gai nhỏ phủ trên
bề mặt thân. Hầu nhỏ, thực quản ngắn. Tinh hoàn tròn xếp đối xứng giữa hai bên
thân sán. Túi sinh dục ở phía trước giác bụng, lổ sinh sản đực và cái ở ngay bên
phải giác bụng, tuyến noãn hoàn hình chùm nho phân bố ở hai bên thân sán từ ngay
mép trước giác bụng. Phía trước giác bụng tử cung chỉ là một ống thẳng kéo dài

đến gần túi sinh dục và thông với lổ sinh dục cái.
Ký sinh ở ống dẫn trứng, túi Fabricius, huyệt.
7


Chu kỳ phát triển cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là ốc nước ngọt,
vật chủ trung gian thứ hai là chuồn chuồn và ấu trùng của chuồn chuồn Libellula
quadrimaculosa, Cordunia aenea... gia cầm ăn phải ấu trùng hoặc chuồn chuồn sau
hai tuần di chuyển về ống dẫn trứng, túi Fabricius phát triển thành dạng trưởng
thành. Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng tăng.
Triệu chứng và bệnh tích: triệu chứng phụ thuộc vào số lượng sán có trong
ống dẫn trứng. Gà không đẻ hoặc đẻ trứng có vỏ mềm, nếu nhiễm nặng buồn trứng
ngừng hoạt động, ống dẫn trứng bị dãn rộng hoặc vỡ gây viêm màng bụng và có thể
chết. Mổ khám thấy ống dẫn trứng viêm, niêm mạc dầy, xung huyết có khi chảy
máu. Sau đó ống dẫn trứng teo dần, niêm mạc có nhiều cục albumin, xoang bụng
viêm chứa nước vàng đục, niêm mạc có nhiều hoạt hoại tử trắng (Phạm Văn Khuê
và Phan Lục, 1996).
2.2.2 Bệnh sán dây ở gà (Cestoda)
Ký sinh ở ruột gà.
 Cotugnia digonopora
Sán dài 1,07 cm, mỗi đốt sán có hai bộ phận sinh dục, trên mõm hút có hai
hàng móc, giác hút không có móc (Pasquale, 1890).
 Raillietina echinobothrida
Ký sinh ở ruột non . Hình thái: dài 250 mm,rộng 1,2-4 mm,trứng 93x74 µ.
Đầu có 4 giác bao gồm từ 8-10 dãy móc vòi của đầu có 2 dãy móc khoảng 200
chiếc. Lỗ sinh dục đực đơn tính nằm ở giữa cạnh sườn đốt sán. Có từ 20-30 dịch
hoàn nằm ở giữa đốt. Tử cung trong các đốt thành thục nằm trong lớp vỏ chứa 6-12
trứng.
Vòng đời: sự phát triển của vòng đời có sự tham gia của vật chủ trung gian là
loài kiến Pheidole Pallidula, ruồi nhà Musca domestica (X.Akhumiam,1952). Các

đốt già rụng đi có chúa nhiều trứng. Kiến, vật chủ trung gian ăn trứng vào cơ thể,
phát triện thành ấu trùng, gà ăn kiến có ấu trùng, ấu trùng vào cơ thể gà phát triển
thành sán trưởng thành (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).
 Raillietina tetragona
Ký sinh ở ruột non. Hình thái: dài 250 mm, rộng 1-4 mm,trứng 93x74 µ.
Đầu có 100 móc nằm thành một dãy. Giác có nhiều móc nhỏ. Các lỗ sinh dục nằm
ở tât cả các đốt sán về một phía và hơi lệch về trước, cạnh sườn đốt sau. Tử cung
trong các đốt trưởng thành nằm trong lớp vỏ chứa 6-12 trứng, ấu trùng có đường
kính 10-14 µ.
Vòng đời: sự phát triển vòng đời của sán có sự tham gia của một số loài kiến
như Pheidole Pallidula, Tetramorium caespitum (M.Orlov, 1962; J.Kaufmann,

8


1996). Các giai đoạn phát triển của ấu trùng thực hiện trong các loài kiến, vật chủ
trung gian để trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải kiến có ấu trùng sẽ bị
nhiễm sán (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).

Hình 2.1 : Tetramorium caespitum
( />
Hình 2.2 : Pheidole Pallidula
( />viewtopi)

 Raillietina cesticillus
Ký sinh ở ruột non. Hình thái: dài 90-130 mm, rộng 1,5-3 mm, trứng 93x74
µ. Cấu tạo giống như Raillietina tetragona nhưng các lỗ sinh dục không nằm về
một phía mà ở tất cả các dốt và nằm so le. Tử cung ở tất cả các đốt trưởng thành
cũng nằm trong lớp vỏ, nhưng mỗi vỏ chỉ có một trứng.
Vòng đời : sự phát triển vòng đời có vai trò vật chủ trung gian của 19 loài bọ

hung (Colcoptera) thuộc các giống Geotrupes, Carabus, Broscus, Panagatus,
Ophnus, Tenebrria, Aphodius, Plastysm, Oryctes. Các loài bọ hung ăn phải trứng
sán ở môi trường tự nhiên. Trứng sán phát triển qua các giai đoạn trở thành ấu
trùng cảm nhiễm. Gà ăn phải vật chủ trung gian chứa ấu trùng sẽ nhiễm sán.
Bệnh sán dây nhiễm phổ biến ở gà các lứa tuổi, tăng dần theo lứa tuổi gà do
gà lớn có nhiều cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian.
Quá trình sinh bệnh do cơ giới và chất độc của sán. Đốt sán cắm sâu vào
niêm mạc ruột, gây tổn thương. Khi nhiều sán ruột bị tắc. Gà trúng độc do sán tiết
ra chất độc trong quá trình ký sinh.
Khi gà nhiễm nặng, con vật gầy, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, có khi táo bón. Ăn
ít, khát nước, cánh rũ, mệt mỏi (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2002).
Mổ khám thấy niêm mạc ruột dầy lên, có nhiều dịch nhờn, niêm mạc thiếu
máu và hoàng đản. Sán trưởng thành bám sâu vào niêm mạc ruột gây viêm, mạch
máu bị phá vở và tụ huyết.

9


Hình 2.3: Vòng đời phát triển của Cestoda
/>/p33.png

2.2.3 Bệnh giun tròn (Nematoda)

 Bệnh giun đũa gà (do Ascaridia galli)
Bệnh gây ra do giun đũa Ascaridia galli thuộc họ Ascaridiidae, thuộc bộ
Ascaridata. Ký sinh ở tuột non.
Hình thái: giun đũa là giun tròn lớn nhất ký sinh ở gà màu trắng ngà. Con
đực dài 5-8 cm, ở đuôi có giác to trước lỗ huyệt. Cấu tạo bằng chất kitin, có 2 gai
giao hợp to bằng nhau, kích thước thay đổi từ 0,54 –2,3 mm. Con cái dài từ 7-12
cm, âm hộ ở giữa thân giun, hậu môn ở cuối thân, trứng hình bầu dục dài, kích

thước 0,07 x 0,047 -0,061 mm, màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt. Phân biệt với trứng
giun kim: tế bào phôi nằm hơi lệch về một phía, đầu trứng, lớp vỏ mỏng, còn giun
đũa thì tế bào phôi nằm giữa trứng và vỏ dầy hơn.
Vòng đời: giun đực và giun cái ký sinh ở ruột non của gà. Sau khi giao phối
giun cái đẻ trứng,trứng theo phân ra môi trường tự nhiên. Trứng gặp điều kiện sinh
thái thuận lợi sẽ phát triển thành trứng cảm nhiễm trong thời gian từ 5-25 ngày. Gà
bị giun đũa do ăn phải trứng cảm nhiễm có trong thức ăn, nước uống và môi trường
chăn nuôi. Trứng sẽ nở thành ấu trùng ở tá tràng, trong khoảng 10 ngày đầu ấu
trùng sẽ sống giữa các lớp nhung mao ruột sau đó thâm nhập sâu vào lớp niêm mạc
ruột. Qua 7 ngày ấu trùng trở về lòng ruột và phát triển thành giun trưởng thành sau

10


4-8 tuần lễ. Đời sống giun đũa kéo dài từ 9-14 tháng (Sakrjabine and Petrov, 1963;
Euzebu, 1982).
Gà bị nhiễm giun đũa nhẹ triệu chứng biểu hiện không rõ, gà con sau khi
mắc bệnh 10 đến 40 ngày thấy mào nhạt gầy ốm. Gà nhiễm nặng, chậm lớn, phân
lỏng có bọt khí và dịch nhầy có khi có máu. Mào tái chân nhợt và khô, cánh rũ lông
xù.
Ấu trùng vào ruột gà, phá hoại niêm mạc và nhung mao, gây viêm, tụ máu,
mở đường cho vi khuẩn vào cơ thể gây các bệnh ghép. Khi gà nhiễm nhiều giun,
gây tắc hoặc thủng ruột, ngoài ra giun tiết độc tố làm gà ngộ độc, lượng trứng giảm.
Ruột non bị viêm loét, xuất huyết, lòng ruột dãn rộng, tổ chức liên kết tăng sinh,
gan tụ máu.

Hình 2.4: Vòng đời phát triển của Ascaridia galli
( />
 Bệnh giun kim (do Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia)
Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia phân bố rộng khắp thế giới,

kể cả Việt Nam, thường ký sinh ở manh tràng, ruột già của gà.
Giun có màu vàng nhạt, đầu có 3 môi rõ. phần sau thực quản phình to giống
hình củ hành. Giun đực dài 5,8-11,14 mm, chiều rộng nhất 0,27-0,39 mm. Đuôi
nhọn dài hình chiếc kim. Lỗ huyệt cách mút đuôi khoảng 0,36 mm.

11


Con cái dài 7,6-11,4 mm, chiều ngang 0,27-0,45 mm, chiều dài thực quản
bằng 1/9 cơ thể. Hậu môn ở gần đuôi cách mút đuôi 0,74-1,24 mm. Âm đạo uốn
khúc cong.
Trứng hình bầu dục có 2 lớp vỏ dày một đầu nhỏ, màu vàng nhạt hoặc xám
tro, bên trong có chứa tế bào phôi hình hạt. Kích thước trứng 0,05-0,07 mm x 0,030,04 mm.
Về hình dạng của hai loại Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia
được phân biệt dựa vào độ dài gai giao hợp của cá thể đực và âm hộ của cá thể cái,
ngoài một số dấu hiệu có bên ngoài.
Giun phát triển trực tiếp, trứng theo phân ra ngoài chưa có sức gây bệnh, gặp
điều kiện thích hợp: nhiệt độ 18-26oC, độ ẩm thích hợp sau 6-17 ngày phát triển
thành trứng có ấu trùng gây nhiễm giun đất ăn phải sẽ là vật mang mầm bệnh, gà ăn
phải giun đất sẽ nhiễm bệnh.
Giun kích thích niêm mạc ruột gây tụ huyết, chiếm đoạt dinh dưỡng của gà
làm vật gầy yếu, chậm lớn. Trong quá trình ký sinh, giun tiết độc tố làm cho gà bị
trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan ruột do một loại đơn bào Histomonas
meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì nhiễm bệnh.
Gà nhiễm giun kim ăn uống không bình thường, phân có màu đen lẫn máu.
Khi mổ khám, thấy manh tràng sưng to bên trong có nhiều giun. Niêm mạc manh
tràng viêm loét, xuất huyết, chảy máu. Gan sưng viêm xuất huyết tụ máu đen hoặc
có màu đỏ sậm và có hoại tử (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996).

 Bệnh giun xoăn

Do Tetrameres fissispina (Diesing, 1861), Tetrameres mohtedai (Bhalerao
and Rao, 1944) Acuaria hamulosa (Diesing, 1851) ký sinh trong diều, dạ dày cơ, dạ
dày tuyến gà.
 Tetrameres fissispina: Đầu của giun có 3 môi nhỏ, con đực, con cái khác
nhau hoàn toàn, con đực hình sợi chỉ dài 3–6 mm, rộng 0,1-0,2 mm. Giun cái có
hình cầu màu đỏ, cơ thể chia làm 4 múi dài 2,4-4,1 mm, rộng 1-3 mm, hai đầu có
hai mũi nhọn hình nón. Dọc thân có 4 tuyến dài từ đầu đến cuối. Ruột to hình túi
hoặc hình quả lê chứa đầy chất cặn bã và màu đen sậm, hậu môn ở cuối đuôi.
Trứng vỏ dày, chứa ấu trùng phôi bên trong.
Con cái ở trong tuyến của dạ dày tuyến tạo thành hình tròn và tăng kích
thước chiếm tất cả ống tuyến làm viêm cata dạ dày tuyến, phá hủy và teo mô tuyến,

12


làm rối loạn chức năng của dạ dày tuyến, rối loạn tiêu hóa. Gà ăn giảm, ủ rủ, gầy,
niêm mạc nhợt nhạt, sinh tưởng phát dục yếu, đi tháo hoặc táo bón.
Tetrameres fissispina có chu kỳ phát triển trực tiếp. Giun sán ký sinh sinh
học. Trong chu kỳ phát triển ngoài các ký chủ trung gian là giáp xác còn có thể có
mặt các ký chủ là cá.
 Tetrameres mohtedai
Ký sinh ở dạ dày tuyến của gà. Con đực có kích thước 4,2-4,9 x 0,120-0,145
mm. Các nút phần mảnh của tinh hoàn nằm sát phần sau vòng thần kinh.
Con cái có kích thước dài 2,6-3,2 mm, dày 2,4-2,6 mm. Phần đầu và phần
đuôi cơ thể tách với phần cơ thể hình cầu và rất thông thường đối với các giun tròn
này. Chiều dài phần đầu ở các cá thể lớn nhất 0,9 mm, phần đuôi 0,66 mm. Đuôi
dài 0,385 mm. Trứng có kích thước 0,050 x 0,031 mm (Bhalerao and Rao, 1944).
 Acuraria hamulosa
Ký sinh ở dạ dày cơ của gà. Giun tròn màu đỏ vàng, đầu có 2 môi, từ góc
của mỗi môi có 2 rãnh kép cuticle đi ra. Con đực dài 12–16 mm. Hai gai giao hợp

rất khác nhau. Gai giao hợp trái dài 2,168 mm. Gai giao hợp phải dài 0,230 mm.
Giun cái dài 16-25 mm. Âm hộ ở vào nửa thân sau, cách mút đuôi 7,4 mm.
Trứng có hình bàu dục, kích thước 0,030-0,020 mm bên trong có chứa ấu trùng.
Acuraria hamulosa có chu kỳ phát triển gián tiếp, cần có sự tham của ký chủ
trung gian là những côn trùng cánh cứng và giáp xác. Giun ký sinh trong dạ dày
tuyến, làm teo và rối loạn chức năng hoạt động của các tuyến. Thành dạ dày tuyến
viêm, các tổ chức cơ bị phù, thành tương mạc rời rạc. Rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,
kiệt sức, sản lượng trứng sụt giảm (Diesing, 1851).
2.3 Tác hại của bệnh ký sinh trùng
Bệnh giun sán ký sinh gây tác hại lâu dài cho sức khỏe của ký chủ, ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi.
2.3.1 Các tác động của giun sán gây tác hại đến năng suất chăn nuôi
Tác động cơ giới: gây những biến loạn cơ giới, ngăn cản quá trình tiêu hóa,
hấp thu thức ăn, làm tắc hoặc ép và phá hoại các tổ chức, làm thủng, rách, tróc niêm
mạc gây xuất huyết đưa đến hiện tượng viêm cấp tính, mãn tính.
Tác động chiếm đoạt: cướp thức ăn của ký chủ đã tiêu hóa, hút máu ký chủ
làm cho ký chủ bị thiếu máu, gầy ốm.

13


×