Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH NHIỄM ký SINH TRÙNG ĐƯỜNG máu TRÊN bò tại HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.23 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THỊ PHẨM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
MÁU
TRÊN
BÒ@
TẠI
Trung tâmĐƯỜNG
Học Liệu
ĐH Cần
Thơ
TàiHUYỆN
liệu họcCHÂU
tập và THÀNH
nghiên cứu
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, tháng 7/2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP &SINH HỌC ỨNG DỤNG


BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THỊ PHẨM

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
ĐƯỜNG MÁU TRÊN BÒ TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH
Trung tâm Học Liệu ĐH Cần
ThơTIỀN
@ TàiGIANG
liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BÁC SĨ THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn

ĐỖ TRUNG GIÃ

Cần Thơ, tháng 7/2007

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu trên bò tại huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang, do sinh viên Nguyễn Thị Phẩm thực hiện tại bộ

môn thú y; khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ
cùng chi cục thú y. Từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 7 năm 2007.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ ngày tháng năm 2007

Cần Thơ ngày

Duyệt Bộ môn

tháng

năm 2007

Duyệt giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ ngày

tháng

năm 2007

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

3


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ba mẹ tôi người đã suốt đời nuôi dạy tôi, động viên tôi khi gặp lúc khó khăn

trong học tập và trong cuộc sống.
Các quý thầy cô trong bộ môn Thú Y và Chăn nuôi trong khoa Nông nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ.
Thầy Đỗ Trung Giã, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua.
Chị Nguyễn Thị Đào đang công tác tại Chi cục Thú Y tỉnh Tiền Giang.
Các anh chị, cô chú đang công tác tại Chi cục Thú Y tỉnh Tiền Giang.
Ban lãnh đạo ở các Trạm Thú Y huyện Châu Thành.
Các bạn bè cùng lớp.
Đã tạo điều kiện tốt và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Tốt Nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Trang duyệt .............................................................................................................. ii
Lời cảm tạ................................................................................................................. iii
Mục lục..................................................................................................................... iv
Danh sách bảng và danh sách biểu đồ...................................................................... v
Danh sách hình......................................................................................................... vi
Tóm lược .................................................................................................................. vii
Chương 1: Đặt Vấn Đề............................................................................................. 1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận....................................................................................... 2
2.1. Sơ lược về tỉnh Tiền Giang ............................................................................... 2
2.2. Một số bệnh ký sinh trùng đường máu ............................................................ 4
2.2.1. Bệnh lê dạng trùng (Babesiosis). .............................................................. 4

2.2.2. Bệnh biên trùng (Anaplasmosis) ............................................................... 6
2.2.3.
BệnhLiệu
thê lêĐH
trùngCần
(Theileriosis)
8
Trung tâm
Học
Thơ @................................................................
Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.4. Bệnh tiên mao trùng (Trypanosomosis) .................................................... 10
2.2.5. Biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ..................................... 12
2.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu ......................... 12
2.3. Sơ lược về các vectơ truyền bệnh ký sinh trùng đường máu ........................... 13
2.3.1. Các loài ve môi giới .................................................................................. 13
2.3.2. Các loài côn trùng môi giới....................................................................... 14
2.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................................... 16
2.4.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 16
2.4.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 17
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................... 20
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................... 20
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 20
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 20
3.1.3. Đối tượng khảo sát .................................................................................... 20
3.2. Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm........................................................................ 20

5



3.2.1. Dụng cụ ..................................................................................................... 20
3.2.2. Hoá chất .................................................................................................... 20
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 21
3.3.1. Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở một số xã thuộc huyện Châu Thành tỉnh
Tiền Giang................................................................................................................ 21
3.3.2. Phương pháp xác định tuổi........................................................................ 21
3.3.3. Phương pháp đàn mỏng máu nhuộm Giemsa cải tiến............................... 21
3.3.4. Phương pháp xem tiêu bản........................................................................ 22
3.3.5. Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................... 23
Chương 4: Kết quả và thảo luận............................................................................... 24
Chương 5: Kết luận và đề nghị ................................................................................ 34
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 34
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 34
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 35
Phụ chương............................................................................................................... 36

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu tại 3 xã của huyện Châu Thành ..24
Bảng 4.2: Thành phần loài ký sinh trùng đường máu tại huyện Châu Thành..................26
Bảng 4.3.1: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo giống bò.....................................28
Bảng 4.3.2: Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng đường máu theo giống bò .......................29
Bảng 4.4.1: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo nhóm tuổi...................................31
Bảng 4.4.2: Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng đường máu theo nhóm tuổi.....................32


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu ......................................... 24
Biểu đồ 4.2: Thành phần loài ký sinh trùng đường máu ......................................... 27

TrungBiểu
tâmđồHọc
ĐH Cần
Thơ
@đường
Tài liệu
họcgiống
tập và
nghiên cứu
4.3.1:Liệu
Tỉ lệ nhiễm
ký sinh
trùng
máu theo
...........................
29
Biểu đồ 4.3.2: Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng đường máu theo giống bò..................30
Biểu đồ 4.4.1: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu theo nhóm tuổi .................... 31
Biểu đồ 4.4.2: Tỉ lệ nhiễm các loài ký sinh trùng đường máu theo nhóm tuổi................32

7


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang ............................................................ 2

Hình 2: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang............................. 3
Hình 3: Hồng cầu bò nhiễm Babesia spp................................................................. 4
Hình 4: Hồng cầu bò nhiễm Anaplasma marginale ............................................... 7
Hình 5: Hồng cầu bò nhiễm Anaplasma centrale .................................................... 7
Hình 6: Vòng đời của Theileria spp......................................................................... 9
Hình 7: Tiêu bản nhiễm Trypanosoma evansi ......................................................... 11
Hình 8: Mòng Tabanus ............................................................................................ 15
Hình 9: Vòng đời của Stomoxys............................................................................... 16
Hình 10: Cách lấy máu bò........................................................................................ 41
Hình 11: Kiểm tra ký sinh trùng đường máu dưới kính hiển vi............................... 41
Hình 12: Mẫu nhiễm Anaplasma centrale và Babesia bovis ................................... 42
MẫuLiệu
nhiễmĐH
Babesia
và Tài
Anaplasma
marginale
.........................
42
TrungHình
tâm13:
Học
Cầnbigemina
Thơ @
liệu học
tập và
nghiên cứu

Hình 14: Đàn bò nhiễm ký sinh trùng đường máu .................................................. 43


8


TÓM LƯỢC
Để đánh giá tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu trên đàn bò tại
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra máu 198 con bò
ở 3 xã (xã Thân Cửu Nghĩa, xã Điềm Hy và xã Kim Sơn) thuộc huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang. Bằng phương pháp đàn mỏng máu nhuộm Giemsa trên phiến kính
và xem tiêu bản dưới kính hiển vi với độ phóng đại 1000 lần, chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu chung ở 3 điểm khảo sát là:
27,78%.
Đàn bò khảo sát bị nhiễm 4 loài ký sinh trùng đường máu: Anaplasma
marginale, Anaplasma centrale, Babesia bigemina và Babesia bovis với tỉ lệ nhiễm
lần lượt là: 16,67%; 9,60%; 4,55% và 5,05%.
Cường độ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở 3 điểm khảo sát chủ yếu ở
cường độ (+).
Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu ở bò vàng là: 22,50%; tỉ lệ nhiễm ký
trùng đường máu bò sữa là: 29,11%.
Trungsinh
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Gia súc trưởng thành có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu cao hơn gia súc non.

9


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay ngành chăn nuôi bò đang phát triển, do chăn nuôi bò ít cạnh tranh
với lương thực bởi nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ xanh và phụ phẩm của ngành nông

nghiệp và công nghiệp, nhưng nó là nguồn cung cấp thực phẩm rất lớn cho con
người: thịt, sữa và các loại phó sản phẩm của chúng. Gần đây chính phủ có quyết
định số 167/2001/QĐ – TTg ngày 26 tháng 10 năm 2001 về một số chính sách phát
triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001 – 2010, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa
trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, từ đó
phong trào chăn nuôi bò sữa ở tỉnh Tiền Giang đang có nhiều sắc khởi. Song song
đó, việc phát triển đàn bò giống và bò thịt trong tỉnh cũng được đặc biệt chú trọng.
Điển hình là địa bàn huyện Châu Thành, một trong những huyện của tỉnh có số bò
nuôi khá lớn (theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2007 tổng đàn bò là 8.020
con). Tuy nhiên trong chăn nuôi bò cũng gặp không ít khó khăn, vì bệnh tật trên bò
vẫn xảy ra lẽ tẻ với những biểu hiện như thiếu máu, gầy yếu, sẩy thai, giảm năng
suất thịt, giảm sản và chất lượng sữa… Có nhiều nguyên nhân gây ra biểu hiện này,
trong đó không thể không kể đến bệnh ký sinh trùng đường máu (Biên trùng, lê
dạng trùng, thê lê trùng, tiên mao trùng ). Một trong những bệnh nằm trong danh
mục các bệnh nguy hiểm của động vật theo Quyết định số 64/2005/QĐ-BNN ngày
13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trước yêu cầu thực tế, để giúp cho người chăn nuôi có biện pháp phòng trị
bệnh
sinh trùng
máu một
cách
hơn.
Được
sự và
đồng
ý của Bộcứu
môn
Trung tâmkýHọc
Liệuđường
ĐH Cần

Thơ
@hiệu
Tàiquả
liệu
học
tập
nghiên
Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ, dưới
sự hướng dẫn của thầy Đỗ Trung Giã, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của trạm Thú y
huyện Châu Thành và Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đã thực hiện đề
tài:“Khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu trên bò tại huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang“.
Mục tiêu đề tài
1. Xác định tình hình nhiễm ký sinh trùng đường máu trên bò tại 3 xã thuộc huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
2. Xác định thành phần loài ký sinh trùng đường máu.
3. Xác định tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường máu biến động theo tuổi và giống bò.

10


CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TỈNH TIỀN GIANG
Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’ bắc.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1:Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang.


Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Phía tây giáp Đồng Tháp.
Phía nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long.
Phía đông giáp biển Đông.
Tiền Giang có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7
huyện: Huyện Gò Công Đông , h uyện Gò Công Tây, huyện Chợ Gạo, h uyện Châu
Thành, huyện Tân Phước, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, thị xã Gò Công và thành
phố Mỹ Tho.
Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và
mùa mưa từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C; lượng mưa trung
bình hằng năm 1,467 mm.
Chăn nuôi rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi bò (theo thống kê 1/4/2007của
Chi cục Thú Y tỉnh Tiền Giang có 63.096 con bò) trong toàn tỉnh.

11


Huyện Châu Thành: Trên bản đồ, huyện Châu Thành trông giống hình chữ nhật,
nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang.
Phía đông giáp thành phố Mỹ Tho và huyện Chợ Gạo.
Phía tây giáp huyện Cai Lậy.
Phía bắc giáp huyện Tân Phước và tỉnh Long An.
Phía nam giáp Bến Tre ngăn cách bởi sông Cửu Long.
Có 1 thị trấn và 24 xã. Thị trấn Tân Hiệp, xã Bàn Long, xã Bình Đức, xã
Dưỡng Điềm, xã Điềm Hy, xã Đông Hòa, xã Hữu Đạo, xã Phước Thạnh, xã Nhị
Bình, xã Bình Trưng, xã Kim Sơn, xã Long An, xã Long Định, xã Phong Phú, xã
Tam Hiệp, xã Tân Lý Đông, xã Tân Lý Tây, xã Tân Hội Đông, xã Tân Hương, xã
Thân Cửu Nghĩa, xã Song Thuận, xã Vĩnh Kim, xã Bàn Long, xã Long Hưng và xã
Thạnh Phú.
Tổng đàn bò trong huyện là 8.020 con (theo thống kê 1/4/2007 của Chi cục

Thú Y tỉnh Tiền Giang) chiếm 12,71% so với tổng số bò trong toàn tỉnh.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

12


2.2. MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU
2.2.1. Bệnh Lê Dạng Trùng ( Babesiosis )
a. Phân loại
Lớp: Sporozoasida .
Bộ: Piroplasmorida .
Họ: Babesiidae .
Giống: Babesia
b. Đặc điểm hình thái
Bệnh lê dạng trùng là động vật đơn bào có hình lê đôi, lê đơn và chủ yếu ký
sinh trong hồng cầu bò. Ngoài ra còn có hình trứng hình bầu dục.
Ở Việt Nam, bò thường nhiễm hai loài : Babesia bovis và Babesia bigemina.
Kích thước thay đổi tuỳ từng loài:
- Babesia bigemina: 2 – 4 x 1 – 2 μm.
- Babesia bovis: 1,5 – 2 x 0,5 – 1,5 μm.
Loài Babesia bovis thường có hình lê đôi tạo thành một góc tù và Babesia
bigemina hình lê đôi tạo thành một góc nhọn.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
( Phạm Sỹ Lăng, 2006).

Hình 3: Hồng cầu bò nhiễm Babesia.

Nguồn: www2.dpi.qld.gov.au/tickfever/2353.html

c. Chu kỳ sinh học: Chia làm 2 giai đoạn
Giai đoạn ký sinh trùng trong cơ thể bò: chúng sinh sản theo phương thức vô
tính, mỗi lê dạng trùng trưởng thành sinh sản vô tính thành 2 cá thể mới.
Giai đoạn hữu tính phát triển trên vật chủ trung gian bao gồm các loài ve cứng,
ve hút máu bò bệnh có lê dạng trùng vào dạ dày và ruột của ve sẽ phát triển thành tế
bào cái và tế bào đực. sau đó tế bào tử đực và cái sẽ kết hợp với nhau để tạo thành
hợp tử. Hợp tử phat striển đến một giai đoạn nhất định sẽ võ ra giải phóng các bào

13


tử thể. Bào tử thể từ vách dạ dày và ruột theo hệ bạch huyết lên tuyến nước bọt của
ve, ve hút máu bò bệnh sẽ truyền và bò khỏe.
Một số bào tử thể khác sẽ lên buồng trứng của ve và nằm trong trứng. trứng nở
thành ấu trùng rồi phát triển thành trĩ trùng và trong trĩ trùng sẽ có bào tử thể. Bào
tử thể sẽ lên tuyến nước bọt của trĩ trùng và trĩ trùng sẽ truyền mầm bệnh sang bò
khỏe. Như vậy sự truyền bệnh của ve có tính di truyền cho thế hệ ve sau.
(Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng, 2006).
Mỗi Babesia có một số loài ve tương ứng đóng vai trò vật chủ trung gian tàng
trữ và truyền bá mầm bệnh. Babesia bigemina có vật chủ trung gian chủ yếu là các
loài ve thuộc giống Boophilus: B.microplus, B.calcaratus. Babesia bovis có vật chủ
trung gian thường là các loài ve thuộc giống Ixodes như: I.ricinus, I.granulosus và
cả B.microlus ( Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1999 ).
d. Dịch tễ học
Bò địa phương (giống nội) thường mang căn bệnh lê dạng trùng nhưng ít khi
phát bệnh, các bò nhập nội (giống ngoại) có độ mẫn cảm cao với căn bệnh, vì vậy
có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết đều cao. Sau khi mắc bệnh bò thường có phản ứng
miễn dịch (Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002).

Mùa phát triển của ve ảnh hưởng đến mùa lây lan của bệnh.
xảyLiệu
ra chủ
yếuCần
ở vùng
nhiệt@
đớiTài
và cận
bởivà
lẽ các
vùng này
ve
Trung tâmBệnh
Học
ĐH
Thơ
liệunhiệt
họcđớitập
nghiên
cứu
truyền bệnh phát triển mạnh (Brown và ctv, 2006).

Bệnh thường xảy ra trên gia súc non hơn (Viện Thú Y Quốc Gia, 2002)
e. Triệu chứng
Sốt cao ( >40oC ) liên tục vài ngày trước khi triệu chứng xuất hiện rõ ràng.
Giảm ăn, mệt mỏi, suy nhược và đi chậm chạp.
Nước tiểu đỏ (có haemoglobin niệu) sau giai đoạn nhiễm bệnh, vì thế gây
thiếu máu và niêm mạc hơi vàng.
Tiêu chảy.
Sẩy thai.

Có thể chết trong những ngày cơn sốt hoành hành.
Đôi khi có dấu hiệu thần kinh khi Babesia bovis tấn công lên não bộ, các hội
chứng này gồm: quá mẫn, xoay lòng vòng, húc đầu vào vách, co giật và bại liệt. Khi
các hội chứng này xuất hiện, gia súc sẽ chết.
( />Bò thở khó khăn do thiếu hồng cầu để tiếp nhận Oxy.
Bò chết tỷ lệ cao: 50 – 60% so với số bò bệnh.

14


Triệu chứng điển hình là: “Sốt cao và đái nước tiểu đỏ”( Caillow, 1985)
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1999 )
f. Bệnh tích
Bệnh nặng, hầu hết các màng niêm mạc của các tổ chức bên trong xuất huyết nặng.
Bệnh kéo dài gây thiếu máu và hoàng đản rõ.
Nước tiểu chuyển đổi màu đỏ nhạt đến đỏ sẫm.
Lách sưng mềm, thỉnh thoảng gấp vài lần so với kích thước bình thường và
mặt cắt dễ bở.
Gan sưng to và có màu nâu vàng.
Thận và hạch lâm ba sưng to.
( />g. Điều trị
Berenyl: pha thành dung dịch 7% liều 3,5 - 7 mg thể trọng , tiêm bắp .
Hemosporidin pha thành dung dịch 1 - 2% tiêm tĩnh mạch hay dưới da liều
0,05mg/kg thể trọng. Tiêm 2 lần cách nhau 24 giờ. Có thể dùng trên thú mang thai ở
giai đoạn cuối.

Trung tâm
Liệu
Thơ @
họcC.tập và nghiên cứu

Trợ Học
lực, trợ
sức: ĐH
dung Cần
dịch glucose
5%,Tài
B12,liệu
Vitamin
Trợ tim: cafein 10 ml/con.
(Nguyễn Việt Nga, 2006)
2.2.2. Bệnh Biên Trùng ( Anaplasmosis )
a. Phân loại
Bộ : Rickettsialas
Họ : Anaplasmidae
Giống : Anaplasma
b. Đặc điểm hình thái :
Ở bò, đã thấy 2 loài biên trùng ký sinh và gây bệnh.
- Anaplasma marginale: Hình cầu, hình trứng có đường kính từ 0.5 – 1μm, ký sinh ở
rìa hoặc ở gần hồng cầu. Mỗi hồng cầu có 1 – 5 biên trùng (Lapage, 1968)
- Anaplasma centrale: Có hình dạng và kích thước tương tự như Anaplasma marginale
nhưng thường ký sinh ở trung tâm và gần trung tâm của hồng cầu (Euzeby, 1980)
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1999 )

15


Hình 4: Nhiễm Anaplasma marginale trong hồng cầu bò
Nguồn:http:// www2.dpi.qld.gov.au/tickfever

Hình 5: Hồng cầu bò nhiễm Anaplasma centrale


Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
c. Chu kỳ sinh học

Biên trùng cũng có 2 giai đoạn phát triển như lê dạng trùng: Giai đoạn phát
triển vô tính trong hồng cầu vật chủ theo phương thức phân chia trực tiếp và giai
đoạn phát triển hữu tính ở vật chủ trung gian bao gồm một số loài ve thuộc họ ve
cứng (Ixodidae).
Một số loại ve là vật chủ trung gian truyền bệnh biên trùng như: Boophilus
microplus, B. calcaratus. Các loại mòng họ Tabanidae, các loại ruồi họ
Stomoxydinae và một số loại muỗi cũng có thể truyền được bệnh biên trùng.
( Phạm Sỹ Lăng, 2006).
d. Dịch tễ học
Bệnh phân bổ ở tất cả các vùng.
Trâu bò mọi lứa tuổi đều cảm thụ. Sau khi mắc bệnh trâu bò thường có hiện
tượng mang trùng kéo dài.
Giống địa phương bị bệnh khi điều kiện nuôi dưỡng thay đổi và các nguyên
nhân khó hiểu khác.
Bệnh cấp tính thường diễn ra ở gia súc mới nhập đàn chưa có miễn dịch.
Bê ít mẫn cảm với Anaplasma (Trịnh Văn Thịnh, 1982).

16


Bò địa phương có khả năng đề kháng với Anaplasma. Chúng thường mắc bệnh
ở thể mãn tính và mang trùng, do đó chúng đóng vai trò dự trữ và truyền Anaplasma
trong tự nhiên.
Ngược lại bò ngoại nhập rất mẫn cảm với Anaplasma, thường bệnh ở thể cấp
tính với tỉ lệ chết cao.
Anaplasma phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Losos, 1986;

Wanduragala và Ristic, 1993)
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1999).
e. Triệu chứng
Thú sốt cao 40 – 41oC, gián đoạn, lúc sốt toàn thân run rẩy.
Các cơ co giật, tim đập nhanh.
Thở nhanh, nước mũi chảy liên tục.
Niêm mạc nhợt nhạt.
Hạch lâm ba sưng nhất là hạch trước vai và hạch trước đùi.
Lượng sữa giảm đột ngột.
Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm giảm còn ½ so với bình thường.
Văn Huấn
Lê Hữu
1996).
Trung(Lương
tâm Học
LiệuvàĐH
CầnKhương,
Thơ @
Tài liệu học tập và nghiên cứu
f. Bệnh tích
Hạch sưng có tụ huyết (hạch trước vai và trước đùi)
Niêm mạc nhợt nhạt
Lách sưng và nhợt nhạt
Niêm mạc ruột có xuất huyết điểm từng đám trong trường hợp súc vật viêm ruột.
Niêm mạc tổ ong, dạ lá sách tróc ra có tụ huyết, xuất huyết.
(Phạm Sỹ Lăng và Phan địch Lân, 1999)
g. Điều trị
Ngày thứ 1: Hemosporidin với liều 0,0005g/kg P
Ngày thứ 2: Như ngày thứ 1
Ngày thứ 3: Dùng dung dịch NaCl 10%, với liều 150 – 200ml/1bò (250 – 300kg)

Ngày thứ 4: Terramycin (Oxytetracyclin) với liều 0,015g/kg P
Kết hợp với các thuốc tăng sức đề kháng của cơ thể: Vitamin B1, C, B12 và
các chất vi lượng.
(Phạm Sỹ Lăng, 2006)
2.2.3. Bệnh Thê Lê Trùng (Theileriosis)

17


a. Đặc điểm hình thái
Theileria có hình gậy, hình chấm tròn (trong hồng cầu) của tế bào lưới (gan phổi).
Hình quả lựu (trong lymphocyte) hạch lâm ba “thể Koch”
(Viện Thú Y Quốc Gia, 2002)
b. Chu kỳ sinh học
Cũng như các huyết bào tử trùng khác Theileria spp có 2 giai đoạn phát triển
trong vòng đời: Ký sinh trong hạch lâm ba, trong hồng cầu của gia súc, sinh sản vô
tính, liệt phân cho thể quả lựu (Koch) và ở ve sinh sản hữu tính ở dạ dày, tuyến
nước bọt (Viện Thú Y Quốc Gia, 2002).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 6: Vòng đời của Theileria spp
Nguồn: />
Mỗi loại Theileria spp có các loài ve ký chủ riêng biệt.
- Theileria parva có ve truyền bệnh là: Rhipicephalus appendiculatus, R.simus,
R.evertsi, Hyalomma impressium, H.anatolicum…
- Theileria annulata có ve truyền bệnh là: Boophilus annulatusvar, Hyalomma
mauritaricum…
- Theileria mutans có ve truyền bệnh là: Boophilus microplus, Haemaphisalis
histricis, H.bispinosa…
( Phạm Sỹ Lăng, 2006 )

c. Dịch tễ
Theileria ký sinh và gây hại cho các loài thú nhai lại: Trâu, bò nhà; trâu, bò
rừng, hươu, nai, dê, cừu.
Trâu, bò non mẫn cảm với Theileria hơn là súc vật trưởng thành (Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Trâu bò ở vùng núi cao nhiễm nặng hơn đồng bằng.
Bò ngoại nhiễm nặng hơn bò địa phương.

18


Ký chủ trung gian truyền bệnh là các loại ve cứng trên bãi chăn.
Mùa lây lan của bệnh phụ thuộc vào mùa phát triển của ve, vào tháng nóng ẩm
trong năm, từ tháng 4 - 10, nhưng cao điểm nhất là từ tháng 5 - 8. Đến mùa đông và
đầu mùa xuân, khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của bò giảm thấp, đặc biệt là bò đang
tiết sữa, bệnh sẽ phát sinh, gây nhiều tổn thất cho đàn bò.
(Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1999)
d. Triệu chứng
Thường gia súc trưởng thành bệnh nặng hơn.
Sốt cao liên tục.
Tiểu tiện ra huyết sắc tố.
(Viện Thú Y Quốc Gia, 2002)
Các niêm mạc mắt miệng có tụ huyết đỏ sẫm trong giai đoạn sốt cao, sau đó
nhợt nhạt như chén sứ do bần huyết (Phạm Sỹ Lăng, 2006)
e. Bệnh tích
Hạch sưng có tụ huyết (hạch trước đùi và trước vai).
Niêm mạc nhợt, lách sưng và nhợt nhạt.
tổ ong,
sách tróc
ra có
huyết.

Trung tâmNiêm
Họcmạc
Liệu
ĐHláCần
Thơ
@tụTài
liệu học tập và nghiên cứu
(Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, 1999)
f. Điều trị
Ngày đầu tiên: Azidin liều 3,5mg/1kg thể trọng, pha với nước cất thành dung
dịch 7% tiêm bắp. Sau 4 – 6 giờ tiêm tĩnh mạch dung dịch NaCl2 10% liều
0,5ml/1kg thể trọng và 1 – 2g Vitamin C nồng độ 1 - 2%.
Ngày thứ 2: buổi sáng dùng Terramycine liều 15mg/1kg thể trọng, pha với
nước cất thành dung dịch 5% tiêm tĩnh mạch; buổi chiều: tiêm bắp gluconat canxi
10ml/100kg thể trọng.
Ngày thứ 3: Cafein và Sulfadimezine hay Sulfatrion liều 0,01 – 0,05g/1kg thể
trọng, pha với nước thành dung dịch 10% tiêm bắp.
Nếu 2 – 3 ngày sau nhiệt độ cơ thể không giảm, lập lại phác đồ trên một lần nữa.
(Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002).
2.2.4. Bệnh tiên mao trùng (Trypanosomosis)
a. Phân loại
Lớp: Zoomasitigophorasida
Họ: Trypanosomatidae
Giống: Trypanosoma

19


b. Đặc điểm hình thái
Trypanosoma evansi là một đơn bào nhỏ, sống trong máu (trong huyết tương,

ngoài hồng cầu).
Có hình thoi hoặc hình suốt chỉ thon và mảnh, 2 đầu tròn hoặc nhọn.
(Phạm Sỹ Lăng và Phan địch Lân,1999)
Có kích thước 18 - 34μ, chuyển động rất nhanh trong máu (Nguyễn Hữu Hưng
và Đỗ Trung Giã, 2002)

Hình 7: Tiêu bản nhiễm Trypanosoma evansi

c. Chu kỳ sinh học

Trung tâmTiêm
Họcmao
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trùng sinh sản bằng cách trực phân theo chiều dọc. Đầu tiên nó tăng
thể tích, thể gốc lông phân chia rồi nhân phân chia, hình thành roi mới, lúc này tiên
mao trùng tách ra thành 2 hay 4 con mới. Chúng không biến đổi trong vật môi giới
(Phan địch Lân, 1999).
Vật chủ trung gian truyền bệnh tiên mao trùng là họ Stomoxydidae (Stomoxys
calcitrans) và họ Tabanidae (Tabanus rubidus) (Nguyễn Hữu hưng và Đỗ Trung Giã, 2002)
d. Dịch tễ
Trong tự nhiên tiên mao trùng ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và thú hoang.
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, mùa mưa ruồi mòng hoạt động nhiều. Mùa
phát bệnh có liên quan chặt chẽ với mùa hoạt động của côn trùng.
Bò nhiễm cao từ 3 – 8 năm tuổi, tỉ lệ nhiễm 1%
(Nguyễn Việt Nga, 2006)
e. Triệu chứng
Sốt cao gián đoạn.
Hội chứng thần kinh.
Phù thũng ở các vùng thấp.

Thể trạng suy nhược, gầy yếu.

20


(Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002)
Đây là một loài ký sinh trùng thường xuyên thay đổi kháng nguyên bề mặt,
xuất hiện gián đoạn trong máu ký chủ, bệnh có lúc không có triệu chứng lâm sàng.
Do đó khó khăn trong việc chẩn bằng các phương pháp phát hiện trực tiếp và khó
khăn trong việc chế vaccin phòng bệnh tiên mao trùng.
(Viện Thú Y Quốc Gia, 2002).
f. Bệnh tích
Tim nhảo
Tổ chức tạo máu sưng.
Máu chậm đông.
Các cơ quan nội tạng (gan, lách, phổi) có hiện tượng sưng nhẹ.
Bao tim tích nước màu vàng trong.
Niêm mạc dạ dày và ruột có tụ máu.
Các cơ bắp bị thoái hoá mềm nhão.
Máu đọng lại thành cục có màu trắng đục ở trong tim và huyết quản.
Các tổ chức liên kết tích nước lầy nhầy như lòng trắng trứng.

Trung(Nguyễn
tâm Học
Thơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
HữuLiệu
Hưng ĐH
và ĐỗCần
Trung

Giã, @
2002).
g. Điều trị
Naganol (Suramin) 10mg/kg P
Berenil (Diminazen aceturate) 7mg/kg P
Trypadium 1mg/kg P
(Viện Thú Y Quốc Gia, 2002)
2.2.5. Biên pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu
Ở các vùng có lưu hành bệnh cần kiểm tra định kỳ đàn bò 4 tháng/lần để phát
hiện bò nhiễm ký sinh trùng đường máu và cách ly điều trị kịp thời.
Tổ chức tiêm phòng nhiễm cho đàn bò ở khu vực mà bệnh thường xảy ra.
Tổ chức diệt ký chủ trung gian truyền bệnh (ve, ruồi và mòng)
Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn bò sữa giúp nâng cao sức đề kháng của chúng
với bệnh tật nói chung và ký sinh trùng đường máu nói riêng.
( Phạm Sỹ Lăng, 2006 ).
2.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu
Dựa vào triệu chứng bệnh tích.
Dựa vào dịch tễ của bệnh.

21


Lấy máu phết kính nhuộm Giemsa.
Lấy máu động vật nghi mắc bệnh (5 – 20ml) tiêm tĩnh mạch hay phúc mạc cho
bê non chưa mắc bệnh.
Phương pháp xem tươi hoặc tiêm truyền chuột bạch (phát hiện Trypanosoma evansi)
Phương pháp miễn dịch men (ELISA)
Phương pháp huỳnh quang kháng thể (IFAT)
Phương pháp bổ thể kết hợp (CF)
Phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động (PHA)

Kỹ thuật PCR.
(Viện Thú Y, 2002)
2.3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC VÉCTƠ TRUYỀN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
ĐƯỜNG MÁU.
2.3.1. Các loài ve môi giới
Ký sinh vật thuộc lớp hình nhện thuộc bộ Acarina cơ thể có hình tròn, hình
bầu dục, hình thoi hay hình nhện.
Cơ thể chia làm 2 phần:

Trung tâmĐầu
Học
ĐH Cần
Thơ
giả Liệu
(đầu ngực):
gồm bộ
phận@
phụTài
kìmliệu học tập và nghiên cứu
Thân: chứa các tổ chức và cơ quan vận động (4 đôi chân)
a. Ve Boophilus: là ve có một vật chủ
Ve đực: nhỏ, thân hình bầu dục dài. Toàn thân 1,5 – 3mm, rộng 1,6 – 2mm.
Màu nâu vàng hay nâu đỏ. Mai lưng phủ hầu hết thân.
Ve cái: dài từ 1,9 – 5mm, rộng từ 1,1 – 3,2mm. Khi no máu kích thước thân có
thể lớn gấp 2, 3 lần lúc đói, giống hạt thầu dầu. Có màu nâu vàng hay nâu đỏ, thật
no có màu xám chì. Mai lưng chỉ chiếm ¼ thân.
Vật chủ chính của B. microplus là bò nhà, nhất là bò lai hoặc bò ngoại nhập nội.
Chúng xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 – 8, vì thời gian này ở miền Bắc nước
ta có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nhất cho chúng sinh trưởng và phát triển.
Chúng sống ở khắp cơ thể vật chủ, nhưng thích bám nhất là những chỗ da

mỏng (tai, vú, yếm, bẹn...).
B.microplus đã gây nhiều tác hại cho dê, cừu, trâu, ngựa, nhất là bò. Chúng đã
hút máu làm cho gia súc gầy yếu, dễ cảm nhiễm các bệnh khác, gây thiếu máu, làm
cho bê phát dục chậm, làm giảm sản lượng sữa của bò sữa.
Nhưng tầm quan trọng gấp bội của nó là môi giới hoặc trung gian lan truyền
các bệnh: lê dạng trùng, biên trùng và thê lê trùng cho trâu, bò.

22


(Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ và Nguyễn Văn Chí, 1977).
Ve đực và ve cái ký sinh ở ký chủ và giao cấu, ve cái hút máu 6- 8 ngày (mùa
nóng ẩm), sau khi rơi xuống đất 3- 15 ngày thì bắt đầu đẻ trứng (trứng có hình cầu).
Sau một thời gian trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng bò lên cây cỏ, khi ký chủ đi qua
chúng bám vào và hút máu 4- 13 ngày. Lột xác thành thiếu trùng sau 6- 14 ngày, có
thể nhịn đói 120- 150 ngày, có thể sống tới 210 ngày. Thiếu trùng hút máu từ 5- 11
ngày, lột xác thành ve trưởng thành sau 5- 14 ngày.
(Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996)
b. Ve Rhipicephalus
Ve cỡ trung bình, mõm ngắn, có mắt, mai lưng không có hoa văn, rãnh hậu
môn vòng về phía sau, tấm thở hình dấu phẩy. Ve chủ yếu ký sinh trên các loài
động vật có vú và một số ít trên loài chim và bò sát.
R.sanguineus: có màu hồng, đáy đầu hình lục giác, mõm ngắn, có mắt và có
festoons, dài 3 – 4.5mm (khi chưa hút máu), khi hút máu kích thước tăng lên nhiều lần.
R.sanguineus là ve 3 vật chủ, ký sinh chủ yếu trên chó thường ở tai và mắt. Ve
thường đẻ trứng trong các khe, kẽ của tường nơi chó thường hay có mặt. Sau 20 –
30 ngày trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng, nymph và con trưởng thành có thể tấn công
cùng một vật chủ, chúng có khả năng tồn tại một thời gian dài ở môi trường ngoài.
Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002).
Trung(Nguyễn

tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Biện pháp phòng chống ve

-Diệt ve trên cơ thể gia súc
Biện pháp cơ học: Dùng kẹp, bàn chải hay dùng găng tay cao su để bắt ve trên
cơ thể gia súc, những ve bắt được phải gom lại đốt hay đem chôn sâu. Chú ý không
nên dùng tay để giết ve.
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc diệt ve để phun, ngâm, tắm hay xoa bôi bằng
tay, thấm vào kẹp tay vòng cổ, vòng đuôi, tưới trên lưng hay rắc lên thân gia súc.
-Diệt ve ở môi trường bên ngoài
Chuồng trại: Vệ sinh sạch sẽ, không độn chuồng bằng rơm cỏ, nếu độn thì
phải thay thường xuyên, cỏ tươi cắt về phải phơi nắng đẻ tránh nhiễm ve trước khi
cho gia súc ăn. thường xuyên phun thuốc diệt ve lên vách chuồng trại (Dipterrex 3 –
5%) định kỳ. Phát quang bụi rậm quanh chuồng.
Diệt ve ngoài đồng cỏ bãi chăn: Làm thay đổi môi trường sống của ve, phát
quang bụi rậm quanh chuồng trại, bãi chăn thả hay đồng cỏ, thay đổi cơ cấu cây
trồng tức ăn trên đồng cỏ một cách hợp lý, chăn dắt luân phiên để bỏ ve chết
đói...sử dụng hóa chất diệt ve.
2.3.2. Các loài côn trùng môi giới
Cơ thể thường đối xứng 2 bên

23


Vị trí ký sinh tùy theo loài
Hình dạng khác nhau tùy theo giai đoạn biến thái.
Cơ thể chia làm 3 phần: Đầu có mắt kép; thân chia làm 3 đốt, có 3 đôi chân, 1
hoặc 2 đôi cánh gắn ở đốt thứ 2; bụng: chứa hệ tiêu hóa
a. Mòng (Tabanidae)

Mòng là nhóm côn trùng có cơ thể lớn tấn công động vật: dài 30mm, Một loại
côn trùng có cánh lớn nhất, có cánh dài khỏe.
Mắt to, chiếm hầu hết diện tích đầu, thường trụi nhưng cũng có khi phủ lông tơ.
Mòng là những côn trùng ưa sống ngoài trời, chúng thích nhất ở vùng rừng rú,
có khi không có người ở, tấn công súc vật hoang dã và súc vật nuôi chăn thả. Mòng
đuổi theo súc vật dai dẳng, đốt súc vật ban ngày cũng như ban đêm.
Mòng cái chỉ ăn máu, mòng đực chỉ hút nhuỵ hoa, nhựa cây, nước ngọt từ quả chín.
Thời gian hoạt động của nó là từ tháng 5 – 7, chúng đốt trâu bò khoảng 8 giờ
sáng đến 5 giờ chiều, nhất là 9 giờ đến 3 giờ chiều.
Mòng phân bố ở vùng đồng bằng ít; vùng trung du nhiều giống, loài hơn; vùng
núi nhiều hơn cả.
Chu kỳ sinh học qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và mòng trưởng
tác giả
quan
sát thấy
thường
trước
khi trời cứu
sáng,
Trungthành.
tâm Một
HọcsốLiệu
ĐH
Cần
Thơsự@giao
Tàicấuliệu
họcxảy
tậpra và
nghiên
trong hoàn cảnh nửa tối nửa sáng trước khi mặt trời mọc. Mòng đẻ trứng trên các

loài thực vật ở đầm lầy, đặc biệt trên lá của một số cây thủy sinh, trên đất ẩm, hòn
đá cạnh nước và cũng có khi trên lá một số cây to.
Mòng tấn công súc vật trong chuồng, chúng đợi súc vật gần chỗ ẩm ướt mà
chúng sinh sản, tấn công súc vật ban ngày, càng nóng và mặt trời càng chói chang
thì chúng hoạt động càng mạnh.
Mòng truyền bệnh nhiệt thán, biên trùng, tụ huyết trùng…
(Phan Địch Lân, 1983)

Hình 8: Mòng Tabanus
Nguồn: www.unimol.it/.../Diptera/tabanus_bovinus.htm

b. Ruồi ( Muscidae )
Ruồi là nhóm côn trùng lớn không chỉ là nguyên nhân gây bệnh mà còn làm
lan truyền bệnh. Hai giống có thể hút máu và gây bệnh cho gia súc là: Stomoxys và
Haematobiava. Ở Việt Nam chủ yếu là giống Stomoxys.

24


Hình 9: Vòng đời của Stomoxys
Nguồn: />
Ruồi có màu: xám, đen, xanh biếc, xanh lá cây....
Con cái trong quá trình sống, sau một vài lần thu nhận thức ăn rồi đẻ trứng
(600 trứng/1 con cái) hay ấu trùng vào cơ chất. Trong cơ chất trứng phát triển đến
giai đoạn ấu trùng 3, rồi hóa nhộng. Sự phát triển đầy đủ (hoàn thành chu kỳ) ở mùa
hè diễn ra từ 10 – 30 ngày. Sau 4 – 7 ngày được nở ra từ nhộng, ruồi cái bắt đầu đẻ
trứng hay đẻ ra ấu trùng.
Ở giai đoạn trưởng thành ruồi có thể sống vài ngày đến vài tháng, phụ thuộc
vào nhiệt độ, ẩm độ, không khí và sự có mặt của thức ăn.


Trung tâmHút
Học
ĐHngày,
Cần
học tập và nghiên cứu
máuLiệu
vào ban
thờiThơ
gian @
hút Tài
máu 3liệu
– 4 phút/đợt.
(Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã, 2002).
Ruồi thường bắt đầu xuất hiện vào tháng 5, cao điểm vào tháng 6 – 9, thời tiết
thay đổi lạnh dần thì số lượng côn trùng truyền bệnh cũng giảm dần đi (Phạm Văn
Khuê và Phan Lục, 1996).
Biện pháp phòng chống côn trùng trong thú y
+ Nguyên tắc: Dùng nhiều biện pháp khác nhau, nhằm phòng chống tiết túc
một cách toàn diện. Trên cơ sở căn cứ vào sinh thái của tiết túc. Cần phải thực hiện
các biện pháp một cách thường xuyên để duy trì kết quả đã đạt được.
+ Phương pháp
Cơ học: bắt ký sinh trùng bằng tay hay cải tạo môi trường để hạn chế sự phát
triển của côn trùng.
Hóa chất: Dùng các hóa chất để tổng hợp hay các chất chiết xuất từ thực vật,
có tác hại đối với tiết túc khi tiếp xúc hay khi ăn phải chất đó.
Sinh học: dùng kẻ thù tự nhiên để diệt tiết túc (động vật ăn mồi), dùng sinh vật
để gây bệnh cho côn trùng (vi khuẩn, vi rút)
Di truyền: Dùng tất cả các điều kiện và phương pháp xử lý có kết quả làm
giảm khả năng sinh sản của tiết túc.


25


×