Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

PHÂN lập và xác ĐỊNH sự NHẠY cảm với KHÁNG SINH của VI KHUẨN edwardsiella spp TRÊN cá TRA tại QUẬN ô môn TP CẦNTHƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


ĐỖ THÁI ĐIỀN

LẬP ĐH
VÀ XÁC
ĐỊNH@SỰ
NHẠY
CẢMtập
VỚI
Trung tâmPHÂN
Học Liệu
Cần Thơ
Tài
liệu học
vàKHÁNG
nghiên cứu
SINH CỦA VI KHUẨN Edwardsiella spp TRÊN CÁ TRA
TẠI QUẬN Ô MÔN - TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y




ĐỖ THÁI ĐIỀN

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH SỰ NHẠY CẢM VỚI KHÁNG
SINH CỦA VI KHUẨN Edwardsiella spp TRÊN CÁ TRA
TẠI QUẬN Ô MÔN - TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, 06/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y


Đề tài: Phân lập và xác định sự nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn
Edwardsiella spp trên cá tra tại quận Ô Môn Tp Cần Thơ; do sinh viên: Đỗ Thái
Điền thực hiện tại phòng thí nghiệm Vi Trùng và Miễn Dịch - Bộ Môn Thú Y Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ, từ ngày 15
tháng 03 năm 2008 đến ngày 15 tháng 05 năm 2008.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Bộ môn


Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt giáo viên hướng dẫn

TRẦN THỊ PHẬN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2008
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần
Thơ, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Lưu Hữu Mãnh, Thầy Phạm Hoàng Dũng, người đã tận tâm hướng dẫn,
chỉ bảo tôi và tập thể lớp THÚ Y 02 K29 trong suốt 5 năm học.
Tôi xin chân thành biết ơn cô Trần Thị Phận đã tận tình hướng dẫn, yêu
thương, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại phòng thí nghiệm và thực hiện
đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Đốc Công Ty TNHH TM & DV SONG MINH đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chị Nguyễn Thu Tâm đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
lớp Thú
K29 đãThơ
ủng hộ@
và Tài
giúp đỡ
tôi trong

qua. cứu
Các bạn
Trung tâm Học
Liệu
ĐHY Cần
liệu
học suốt
tậpthời
vàgian
nghiên
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến Hội Đồng Đánh Giá Luận Văn đã đọc và
xem xét đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Thái Điền


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...........................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ .......................................................v
TÓM LƯỢC ......................................................................................................vi

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................3
2.1. Lịch sử nghề nuôi cá tra.................................................................................3
2.2. Đặc điểm sinh học của cá tra..........................................................................4
2.2.1. Hình thái...................................................................................................4
2.2.2. Sinh lý ......................................................................................................5

2.2.3. Phân bố.....................................................................................................5
2.3. Điều kiện và nguyên nhân phát sinh bệnh ......................................................6

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá da

trơn.......................................................................................................................8
2.4.1. Những nghiên cứu ngoài nước ..................................................................8
2.4.2. Những nghiên cứu trong nước...................................................................9
2.5. Sơ lược về bệnh nhiễm trùng máu trên cá da trơn ..........................................9
2.5.1. Lịch sử bệnh ........................................................................................... 10
2.5.2. Tác hại của bệnh .......................................................................................9
2.5.3. Tác nhân gây bệnh .................................................................................. 10
2.5.3.1. Phân loại ........................................................................................... 10
2.5.3.2. Đặc tính sinh hoá ............................................................................... 11
2.5.3.3. Sức đề kháng...................................................................................... 12
2.5.4. Một số đặc điểm dịch tễ .......................................................................... 13
2.5.4.1. Mùa vụ xuất hiện bệnh ....................................................................... 13
2.5.4.2. Đường lây lan .................................................................................... 14

i


2.5.4.3. Đường xâm nhiễm vào ký chủ ............................................................ 14
2.5.4.4. Đối tượng nhiễm bệnh........................................................................ 15
2.5.4.5. Triệu chứng........................................................................................ 15
2.5.4.6. Bệnh tích............................................................................................ 16
2.5.4.7. Chẩn đoán ......................................................................................... 16
2.5.4.8. Điều trị .............................................................................................. 16


Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............. 17
3.1. Phương tiện thí nghiệm................................................................................ 17
3.1.1. Địa điểm ................................................................................................. 17
3.1.2. Thời gian ................................................................................................ 17
3.1.3. Hoá chất.................................................................................................. 17
3.1.4. Môi trường nuôi cấy vi khuẩn ................................................................. 17
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm................................................................................. 17
3.1.6.
Thiết
bị thíĐH
nghiệm..................................................................................
Trung tâm
Học
Liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên17cứu
3.1.7. Các loại kháng sinh................................................................................. 18
3.2. Phương pháp thí nghiệm .............................................................................. 18
3.2.1. Cách lấy mẫu .......................................................................................... 18
3.2.2. Cách bảo quản mẫu................................................................................. 18
3.2.3. Thời gian và số lượng thu mẫu................................................................ 18
3.2.4. Phương pháp phân tích vi khuẩn ............................................................. 18
3.2.4.1. Phương pháp lấy bệnh phẩm.............................................................. 18
3.2.4.2. Làm thuần vi khuẩn............................................................................ 18
3.2.4.3. Kiểm tra các đặc tính sinh hoá........................................................... 18
3.2.5. Phương pháp kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh
......................................................................................................................... 22
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 22

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 23


ii


4.1. Kết quả khảo sát cá bệnh có biểu hiện bệnh tích trên thận theo địa điểm
nuôi .................................................................................................................... 23
4.2. Kết quả khảo sát cá bệnh có biểu hiện bệnh tích trên thận theo giai đoạn
nuôi ................................................................................................................... 24
4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Edwardsiella spp trên cá tra bệnh....................... 25
4.4. Kết quả phân lập vi khuẩn Edwardsiella spp dựa vào bệnh tích trên thận....... 26
4.5. Kết quả kiểm tra sự nhạy cảm đối với kháng sinh ........................................ 27
4.6. Kết quả kiểm tra tính đa kháng kháng sinh của các chủng E. ictaluri ........... 29

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 31
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 31
5.2. Đề nghị........................................................................................................ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 32
PHỤ CHƯƠNG................................................................................................ 36

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản lượng cá bột vớt ngoài tự nhiên theo năm ......................................4
Bảng 2.2. Các loài cá được báo cáo là nhạy cảm đối với Edwardsiella ictaluri
........................................................................................................................... 15
Bảng 3.1. Đặc tính sinh hoá của E. ictaluri ......................................................... 20

Bảng 3.2. Bảng tiêu chuẩn phân tích đường kính vòng vô khuẩn
(Trường Đại Học Y Dược Tp HCM, 2002)......................................................... 37
Bảng 4.1. Tỉ lệ cá bệnh có biểu hiện bệnh tích trên thận theo địa điểm nuôi ....... 23
Bảng 4.2. Tỉ lệ cá bệnh có biểu hiện bệnh tích trên thận theo giai đoạn .............. 25
Bảng 4.3. Tỉ lệ nhiễm Edwardsiella spp trên cá tra bệnh theo giai đoạn ............. 26
Bảng 4.4. Tỉ lệ nhiễm Edwardsiella spp trên cá Tra theo bệnh tích trên thận ...... 26
BảngHọc
4.5. Kết
quả ĐH
kiểm tra
sự nhạy
với kháng
sinh của
chủng
Trung tâm
Liệu
Cần
Thơcảm@đốiTài
liệu học
tậpcácvà
nghiên cứu
E. ictaluri phân lập được ................................................................................... 27
Bảng 4.6. Tính đa kháng kháng sinh của các chủng E. ictaluri ........................... 29

iv


DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Trung


Trang
Hình 2.1 Sự phân bố của cá tra (Pangasius hypophthalmus) .................................6
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa mầm bệnh - ký chủ - môi trường...............................7
Hình 1.Thử nghiệm lysine decarboxylase của E. ictaluri ................................... 39
Hình 2. Thử nghiệm oxy hoá – lên men của E. ictaluri ....................................... 39
Hình 3. Thử nghiệm khả năng biến dưỡng citrate ............................................... 39
Hình 4. Thử nghiệm TSI của E. ictaluri.............................................................. 39
Hình 5. Thử nghiệm sinh Indol của E. ictaluri.................................................... 40
Hình 6. Thử nghiệm Voges – Proskauer ............................................................. 40
Hình 7. Thử nghiệm lên men đường Maltose ..................................................... 40
Hình 8. Thử nghiệm lên men đường Manitol ...................................................... 40
Hình 9. Vi khuẩn E. ictaluri dưới kính hiển vi quang học
độ phóng đại E 100............................................................................................. 40
Hình 10. Kết quả kiểm tra sự nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh............ 41
Hình 11. Bệnh tích xuất huyết ở mặt bụng trên cá tra nhiễm E. ictaluri .............. 41
Hình 12. Bệnh tích trên thận cá nhiễm E. ictaluri ............................................... 41
tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 13. Bệnh tích xuất huyết mặt bên của cá tra nhiễm E. ictaluri .................... 41
Biểu đồ 4.1. Tỉ lệ cá có biểu hiện thận mủ theo địa điểm nuôi ............................ 25
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ nhạy cảm của các chủng E. ictaluri đối với kháng sinh........... 29
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân lập vi khuẩn..................................................................... 20

v


TÓM LƯỢC
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi trồng
thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây xuất hiện một số

bệnh gây hại trên cá tra làm ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của đối tượng
này, đặc biệt là bệnh gan thận mủ do Edwardsiella spp gây ra. Bằng phương pháp
lấy mẫu ngẫu nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài thu thập được 60 mẫu cá. Trong
đó có 26/60 mẫu có biểu hiện bệnh tích thận mủ (43,33%). Trong 26 mẫu cá có biểu
hiện bệnh tích thận mủ thì có 20/26 (77%) mẫu nhiễm Edwardsiella ictaluri, không
có mẫu cá nào nhiễm Edwardsiella tarda. Các mẫu cá bệnh không có biểu hiện
bệnh tích thận mủ qua phân lập không thấy có sự hiện diện của Edwardsiella spp.
Tỉ lệ nhiễm Edwardsiella ictaluri trên tổng số mẫu thu được là 20/60 (33,33%).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những đối tượng nuôi trồng
thủy sản đang được phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL), với các đặc tính như: dễ nuôi, tăng trọng nhanh, kích thước lớn, thịt
thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng… Do đó, cá tra có giá trị xuất khẩu rất
cao. Trong năm 2007, cả nước xuất khẩu được 380.000 tấn cá thành phẩm (tương
đương 1 triệu tấn cá nguyên liệu) đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD, tăng hơn 34%
so với năm 2006. Về diện tích, theo số liệu thống kê đến tháng 8 năm 2007 toàn
vùng có diện tích nuôi cá tra, basa trên 5.600 ha, so với năm 2000 diện tích tăng gấp
10 lần và còn tiếp tục tăng trong những năm tới (Chu Mã, Thạch Phùng, 2007).
Theo trình bày của Phân Viện Thủy Sản Phía Nam, mục tiêu đến năm 2010,
ĐBSCL có 10.200 ha nuôi cá tra, basa và tăng lên 16.000 ha vào năm 2020. Nếu
trước đây, cá tra được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Đồng Tháp, An Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, thì nay Trà Vinh, Bến Tre cũng đang phát triển diện tích ao
nuôi cá tra với tốc độ rất nhanh.

Tuy sản
lượngĐH
đều Cần
tăng qua
các năm,
song liệu
điều đáng
tâmvà
nhất
hiện nay cứu

Trung tâm Học
Liệu
Thơ
@ Tài
họclưu
tập
nghiên
tình trạng ô nhiễm môi trường và sử dụng thuốc, hoá chất tràn lan làm ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, chất lượng sản phẩm và làm cho dịch bệnh thường xuyên
xảy ra. Nguyên nhân có thể kể đến là trong quá trình nuôi thâm canh, cá được nuôi
với mật độ cao, lượng thức ăn dư thừa lớn (1 ha nuôi cá tra cần lượng thức ăn 450600 tấn thức ăn/vụ nuôi), quản lý chất lượng nước chưa tốt, trình độ kỹ thuật còn
thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sử dụng hoá chất không hợp lý. Đặc biệt là các
khâu như: quản lý chất lượng con giống, quản lý dịch bệnh, các biện pháp an toàn
sinh học... chưa được quan tâm đúng mức, cộng với ý thức của người dân chưa cao
về việc bảo vệ môi trường xung quanh.
Các bệnh thường xuyên xảy ra trên cá tra như: đốm đỏ, trắng da, vàng da, phù
đầu, phù mắt...trong đó phải kể đến bệnh gan thận mủ gây ra do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri (Hawke, 1979) là phổ biến, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Khi
cá nhiễm bệnh tỉ lệ chết cao từ 10-90%, tùy thuộc vào cách quản lý và cỡ cá nuôi

(Từ Thanh Dung, 2005). Đầu năm 2006 các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... cá chết do
bệnh gan thận mủ lên đến 60% (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam, 2006).
Vì vậy, xác định được tác nhân cụ thể gây ra sự bộc phát bệnh và sau đó tìm ra
thuốc điều trị hữu hiệu là quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công

1


của Bộ Môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ, tôi thực hiện đề tài “PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH SỰ NHẠY CẢM VỚI
KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Edwardsiella spp TRÊN CÁ TRA TẠI
QUẬN Ô MÔN - TP CẦN THƠ”. Với mục tiêu đề tài:
- Xác định tỉ lệ nhiễm Edwardsiella spp trên cá tra.
- Xác định tính nhạy cảm của Edwardsiella spp với một số loại thuốc kháng
sinh.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử nghề nuôi cá tra
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng
Nam Bộ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho
thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn của tỉnh lúc bấy giờ là
nuôi cá tra. Từ trước những năm 1970, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, thì nghề nuôi cá
còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, các đối tượng
khác rất ít. Hiện nay nuôi cá tra và basa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ

ở Nam Bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi
các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra nuôi
trong ao đạt tới 200-300 tấn/ha.

Trung

Nghề nuôi cá tra bè được bắt nguồn từ Biển Hồ (Tonlesap) của Campuchia
được một số kiều dân Việt Nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ vùng Châu Đốc,
Tân Châu thuộc tỉnh An Giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Ðồng Tháp vào khoảng
cuối thập niên 50 của thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến, bổ sung kinh nghiệm cũng
nuôi mà
nuôiThơ
cá tra @
bè đã
trở thành
và vững
như Học
kỹ thuật
tâm
Liệu
ĐHnghề
Cần
Tài
liệu một
họcnghề
tậphoàn
vàchỉnh
nghiên
cứu
chắc. Ðồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 50% số tỉnh nuôi cá bè, nhưng tập trung

nhất là hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp. Cá tra và basa nuôi trong bè có thể đạt tới
100–300 kg/m3 bè.
Nguồn giống cá tra và basa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự
nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn
sông Mekong bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và Hồng Ngự
(Ðồng Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là “đáy” để vớt cá bột. Cá tra bột
được chuyển về ao để ương nuôi thành cá giống cỡ 7-10cm và được vận chuyển đi
bán cho người nuôi trong ao và bè khắp vùng Nam Bộ. Khu vực ương nuôi cá giống
tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc, Hồng Ngự, các cù
lao trên sông Tiền như Long Khánh, Phú Thuận.
Trong những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ
500-800 triệu con và cá giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá
bột ngày càng giảm do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức
của con người.
Tháng 5 năm 1995, áp dụng thành công công nghệ tạo giống nhân tạo cho cá
tra và basa. Từ đó, con giống với số lượng lớn và chi phí thấp được cung cấp

3


thường xuyên cho nông dân. Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu và con cá tra, cá
Basa tìm được thị trường thì nghề nuôi cá tra và basa như bước sang một trang mới.
Cùng với thành công sản xuất đủ nhu cầu giống cá tra và basa nhân tạo, nghề nuôi
cá tra và basa trong bè cũng như trong ao phát triển mạnh mẽ, sản lượng cá thịt tăng
lên đột biến trong 3 năm trở lại đây.
Bảng 2.1. Sản lượng cá bột vớt ngoài tự nhiên theo năm

Năm
1997
1998

1999
2000

Vớt ngoài tự nhiên
(triệu con)
48
36
27
0,40

Ương nhân tạo
(triệu con)
6,80
25,60
90
99,70
Nguồn: Tung và cs., 2001

2.2. Đặc điểm sinh học của cá tra

Trung

Cá tra thuộc bộ cá Nheo Siluriformes, gồm khoảng 2.500 đến 3.000 loài cá
khác nhau, phân bố trong các thủy vực nước ngọt, mặn và lợ trên khắp thế giới. Các
loài cá này được xếp vào các họ cá khác nhau, trong đó có họ cá Nheo Mỹ
tâm
Học Liệu
ĐHcáCần
ThơChâu
@ Tài

liệu học tập
cứu
Ictaluridae
và họ
da trơn
Á Pangasiidae.
Cá và
tranghiên
(Pangasius
hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) được nuôi phổ biến ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long là 2 trong 28 loài thuộc họ cá da trơn Châu Á Pangasiidae, trong
đó chiếm đa số là giống Pangasius. Các loài cá thuộc họ Pangasiidae được tìm thấy
chủ yếu ở vùng nước ngọt, tập trung chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực Đông
Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Roberts và Vidthayanon (1991) cá tra thuộc:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus
2.2.1. Hình thái
Đầu rộng, dẹp bằng, miệng giữa, rộng ngang, không co duỗi được, môi
mỏng, mõm ngắn, có hai đôi râu, mắt lớn hình cầu, phần trán giữa hai mắt rộng,
cong lồi. Thân thon dài, dẹp bên, bụng thon, mặt sau của gai vi lưng và vi ngực có
răng cưa.

4


Màu sắc: mặt lưng của thân và đầu màu xanh đen, mặt bụng có màu trắng
đục, các vi màu trắng trong.

2.2.2. Sinh lý
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ,
có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, pH thích hợp cho cá từ 7-8, nhiệt độ
thích hợp 26-30oC, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC.
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Cá có thể
hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan,
ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ.
Cá tra là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật, rau quả, động vật thân
mềm… Tuy nhiên, thức ăn có nguồn gốc từ động vật giúp cá sinh trưởng và phát
triển nhanh hơn.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao, sau 2 tháng đạt chiều dài 10-12cm (14-15g).
Trong ao nuôi sau một năm cá có thể đạt trọng lượng 1-1,5kg/con (Dương Nhựt
Long, 2003).

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thời gian thành thục tính dục đối với cá tra nuôi khoảng 3 năm tuổi đối với
cá cái, 2 năm tuổi đối với cá đực, tuổi thành thục tính dục của cá ngoài tự nhiên
chưa được biết rõ (Van Zalinge và cs., 2002). Cá tra cái mỗi lần đẻ khoảng 100.000
trứng/1kg thể trọng và đẻ trứng bốn lần trong năm. Sau khi đẻ, trứng của cá tra trôi
dạt theo dòng nước về vùng hạ lưu sông Mekong.
2.2.3. Phân bố
Khu vực sinh sống tự nhiên của cá tra chủ yếu ở hạ lưu sông Mekong, bao
gồm Campuchia, Lào, Việt Nam và sông Chao Praya Thái Lan, (Roberts và
Vidthayanon, 1991; Poulsen và cs., 2004). Ở sông Mekong, sự di trú ngược dòng
của cá trưởng thành bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau, khi mực nước
sông giảm xuống thấp trong mùa khô. Khi mùa mưa bắt đầu, sự di trú xuôi dòng bắt
nguồn từ Khone Falls vùng biên giới giữa Lào và Campuchia xuống ĐBSCL
(Poulsen và cs., 2004). Trong mùa khô, cá tra trưởng thành chủ yếu trú ngụ trong

các ao. Khi mùa lũ về cá tra có nguồn thức ăn phong phú và vùng sinh sống rộng
lớn hơn (Poulsen và cs., 2004).

5


Cá tra đẻ trứng vào đầu mùa mưa, trên nhánh sông chính của sông Mekong,
khu vực để tự nhiên của cá tra được biết bắt đầu từ Kratie đến Stung Treng phía Bắc
Campuchia.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Ghi chú: Màu đỏ thể hiện vùng phân bố

Nguồn: Poulsen, 2004

Hình 2.1 Sự phân bố của cá tra (Pangasius hypophthalmus)
2.3. Điều kiện và nguyên nhân phát sinh bệnh
Bệnh là sự thay đổi bất thường một bộ phận cơ quan nào đó của cơ thể hoặc sự
xáo trộn tình trạng sức khoẻ của cá dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của chúng.
Bệnh xuất hiện là do sự tác động của 3 yếu tố chính: mầm bệnh - ký chủ - môi
trường. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng của 3 yếu tố trên. Trong mối quan hệ
giữa 3 yếu tố này, yếu tố môi trường giữ vai trò quan trọng, nó điều khiển mối quan
hệ giữa vật chủ và mầm bệnh theo hướng có lợi hoặc bất lợi. Khi môi trường sống

6


có những thay đổi bất lợi cho cá, cá sẽ bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Từ đó, các
tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển, tấn công và gây bệnh cho cá.


Mầm bệnh

Ký chủ
Bệnh

Môi trường

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa mầm bệnh - ký chủ - môi trường

Cá tra phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường, những biến đổi môi trường

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong ao nuôi thường gây shock cho cá, các yếu tố đó bao gồm: nhiệt độ, pH, lượng
oxy hoà tan… Ngoài ra, các yếu tố khác cũng làm cho cá bị shock như: đánh bắt,
vận chuyển, nhốt giữ cá… Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể gây cho cá chậm
lớn, tăng tính mẫn cảm đối với mầm bệnh thậm chí là làm cá chết.
Bên cạnh đó, phải kể đến các nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký
sinh trùng… luôn tồn tại trong môi trường sống của cá khi gặp điều kiện thuận lợi
thì chúng phát triển về số lượng và gây bệnh cho cá.
Bệnh do dinh dưỡng cũng cần được quan tâm. Bởi vì, sự tăng trưởng chậm, tỉ
lệ chết cao, sức sinh sản kém… có thể là do nguyên nhân thiếu dưỡng chất, cũng
như một số yếu tố vi lượng khác trong khẩu phần.
Trong đó, vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng. Hầu
hết các vi khuẩn gây bệnh có trong môi trường nước, chúng có thể là tác nhân gây
bệnh thứ cấp hoặc là tác nhân gây bệnh cơ hội. Một số ít loài vi khuẩn là tác nhân
khởi phát, gây bệnh khi có tác động các yếu tố môi trường. Tỉ lệ chết do nhiễm
khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mạn tính, bán cấp tính và
cấp tính.


7


2.4. Một số nghiên cứu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá da
trơn
2.4.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Hawke (1979) lần đầu tiên báo cáo về bệnh nhiễm trùng máu trên cá da trơn
(Enteric Septicemia of catfish) tại Georgia và Alabama (Mỹ). Bệnh gây tỉ lệ chết lên
đến 50%. Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn gây ra bệnh được Hawke và cs (1981)
miêu tả lần đầu tiên, với những nghiên cứu sâu hơn được Waltman và cs (1986)
thực hiện.
Rogers (1981) sử dụng phản ứng enzyme-linked immunosorbant assay
(ELISA) để phát hiện vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

Trung

Plumb và Sanchez (1983) đã gây cảm nhiễm vi khuẩn với các loài cá khác
nhau như: cá nheo trắng (White Catfish, Ictalurus catur), cá kiếm xanh (Green
Knifefish, Eigemannia virens), cá bống nâu (Brown Bullhead, Ictalurus nebulosus),
cá rô phi (Tilapia, Tilapia mossambica) và xác định Edwardsiella ictaluri có khả
năng gây bệnh cho các loài cá này. Trong khi, cá mè hoa (Largemouth bass,
Micropterus salmoides), cá chép (Bighead carp, Aristichthys nobilis) đều có đề
kháng
tự nhiên
đốiĐH
với Edwardsiella
tâm
Học
Liệu

Cần Thơictaluri.
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kasornchandra và cs (1986) đã phân lập được vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri trên cá trê (Clarias batrachus) tại Thái Lan.
Ainsworth và cs (1986) sử dụng phản ứng kháng thể huỳnh quang
(Flourescent antibody) để phát hiện vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Francis-Floyed (1987) cho rằng vi khuẩn gây nhiễm trên cá nheo đốm
(Channel catfish) với tỉ lệ chết cao nhất ở 25oC, tỉ lệ thấp hơn ở 23oC và 28oC,
không gây chết ở 17oC, 21oC và 32oC. Mức độ chết do vi khuẩn gây ra khác nhau từ
10-50% tùy vào điều kiện nuôi, kích cỡ cá, cách quản lý và mật độ nuôi.
Shott và Waltman (1990) phát triển một môi trường phân lập chọn lọc vi
khuẩn có tên Edwardsiella ictaluri Agar (EIA).
Booth (2006) đã nghiên cứu vai trò quan trọng của enzyme urease giúp vi
khuẩn tồn tại và phát triển trong môi trường có tính acid và giải thích tại sao trong
các phản ứng sinh hoá chuẩn của vi khuẩn lại cho kết quả kiểm tra urease âm tính.

8


2.4.2. Những nghiên cứu trong nước
Ferguson và cs (2001) đã báo cáo bệnh gây ra do Edwardsiella ictaluri trên
cá tra xuất hiện ở ĐBSCL vào thời điểm cuối năm 1998 và không tìm thấy bệnh
xuất hiện trên cá Basa.
Từ Thanh Dung và cs (2003) đã xác định nguyên nhân gây bệnh gan thận
mủ trên cá tra nuôi thâm canh ở các tỉnh ĐBSCL. Tác giả kết luận, nguyên nhân
chính gây ra bệnh là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .
Crumlish và cs (2006) đã điều tra mức độ nhiễm Edwardsiella ictaluri trên
cá tra nuôi tại tỉnh An Giang. Kết quả có đến 55% số hộ nuôi có cá tra bị nhiễm
bệnh.
Nguyễn Đình Thu và cs (2007) đã nghiên cứu sản xuất vaccine bằng vi

khuẩn Edwardsiella ictaluri được làm bất hoạt bằng formalin.
Trương Thy Hồ và cs (2007) đã tiến hành phân lập và kiểm tra sự nhạy cảm
đối với các loại kháng sinh. Tác giả thấy rằng vi khuẩn nhạy cảm đối với 6 loại
kháng sinh gồm: Ciprofoxacine, Amoxicillin, Ampicillin, Florfenicol, Doxycline và
Oxytetracicline.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.5. Sơ lược về bệnh nhiễm trùng máu do Edwardsiella spp trên cá da trơn
2.5.1. Lịch sử bệnh
Bệnh nhiễm trùng máu trên cá da trơn (Enteric Septicemia of catfish), ở các
tỉnh ĐBSCL thường gọi với tên bệnh gan thận mủ. Bệnh do vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri gây ra, lần đầu tiên phân lập vi khuẩn trên cá nheo đốm (Channel catfish) và
trở thành bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên cá da trơn đặc biệt là vùng Đông Nam
nước Mỹ (Hawke, 1979). Ở Việt Nam, bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở
ĐBSCL vào cuối 1998 tại các tỉnh nuôi cá tra thâm canh phát triển như An Giang,
Đồng Tháp và Cần Thơ. Bệnh có tên là Bacillary Necrosis of Pangasius (BNP). Sau
đó, bệnh lan truyền đến các vùng có nuôi cá tra lân cận. Đặc biệt, những năm gần
đây bệnh này cũng xuất hiện ở các tỉnh mới phát triển nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến
Tre và Sóc Trăng (Từ Thanh Dung, 2005). Cedric Komar và Zilong Tan (2003) đã
phân lập được vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra nuôi bè ở Việt Nam, cá với
những dấu hiệu bệnh lý như có nhiều nốt mủ trắng trên gan (Từ Thanh Dung,
2005).

9


2.5.2. Tác hại của bệnh
Bệnh nhiễm trùng máu của cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish) là
bệnh có tính truyền nhiễm cao ở cá nuôi thương phẩm miền Đông Nam nước Mỹ và

cũng là nguyên nhân gây ra những vụ dịch bệnh với tỉ lệ chết từ 10-50% (Valerie
Inglis và cs., 1993).
Bệnh gan thận mủ cũng gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với cá tra
nuôi thâm canh ở Việt Nam, khi cá mắc bệnh tỉ lệ chết có thể lên đến 90% (Từ
Thanh Dung, 2005). Đầu năm 2006 ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp cá chết do
bệnh gan thận mủ lên đến 60% (Tài nguyên và môi trường Việt Nam, 2006). Kết
quả điều tra tại tỉnh An Giang có đến 55% hộ nuôi cá tra bị nhiễm bệnh gan thận
mủ, không tìm thấy tác nhân gây bệnh nào khác trong quá trình bệnh bùng phát
trong ao và bè nuôi (Crumlish và cs., 2006).
2.5.3. Tác nhân gây bệnh
2.5.3.1. Phân loại

Trung

Giống Edwardsiella có liên quan yếu với các thành viên khác trong họ
Enterobacteriaceae. Sự khác biệt này bao gồm từ các đặc tính sinh hoá, các đặc
tâm
Liệu
@nhiên
Tàivàliệu
tậpsinhvàbệnh
nghiên
cứu
điểmHọc
sinh lý,
môi ĐH
trườngCần
sống Thơ
ngoài tự
các học

đặc tính
học. Loài
phổ biến nhất của giống Edwardsiella là Edwardsiella tarda, đã được miêu tả năm
1965 (Ewing và cs., 1965). Edwardsiella tarda được phân lập nhiều nhất trên môi
trường nước ngọt và trên cá, con người thỉnh thoảng bị nhiễm Edwardsiella tarda
nhưng thường gặp những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Thường thấy nhất
Edwardsiella tarda gây viêm ruột dạ dày dạng cấp tính, tiêu chảy dạng phân lỏng,
kiết lỵ cũng thường xảy ra. Đối với bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch, người
lớn tuổi, trẻ em thường bị nhiễm Edwardsiella tarda. Nhiễm bệnh dạng bên ngoài
đường tiêu hoá như nhiễm trùng máu với tỉ lệ tử vong tương đương 50% (Janda và
cs., 1993). Ngoại lệ, E. tarda cũng được tìm thấy gây ra viêm màng não, viêm phúc
mạc, viêm tủy và abscess ở gan (Janda và cs., 1993). Năm 1980, loài Edwardsiella
thứ hai được công bố và được gọi tên là E. hoshinae (Grimont và cs., 1980),
Edwardsiella hoshinae cũng được phân lập từ phân người, chim, bò sát và trong
môi trường nước, vai trò gây bệnh cho người và động vật thì chưa được xác định.
Loài Edwardsiella thứ ba được công bố 1981 và được gọi tên là E. ictaluri (Hawke
và cs., 1981) E. ictaluri có các đặc tính, phát triển tốt ở nhiệt độ thấp, thường được
phân lập trên cá nheo đốm (channel catfish) (Farmer và cs., 1984). Trường hợp con
người bị nhiễm E. ictaluri chưa được báo cáo. Tuy nhiên, tính nguy hiểm liên quan
đến một số đặc tính như, E. ictaluri có thể xâm nhập, tồn tại và nhân lên bên trong

10


đại thực bào của vật chủ trong nghiên cứu in vitro (Booth, 2006). Một thành phần
quan trọng của màng vi khuẩn là O-polysaccharide (OPS), có khả năng đề kháng
với miễn dịch qua trung gian tế bào (Lawrence và cs., 2001; Lawrence và cs., 2003)
là nguy cơ tìm tàng gây bệnh cho con người.
Hai loài của giống Edwardsiella gây bệnh cho cá là: Edwardsiella tarda và
Edwardsiella ictaluri, chủ yếu ở cá nuôi vùng nước ngọt. E. tarda là tác nhân gây

nhiễm trùng máu ở cá. Ngoài cá nheo đốm (Channel catfish, Ictalurus punctatus) và
lương Nhật Bản (Japanese eel, Anguilla japonica) là hai loài cảm nhiễm nhất đối
với Edwardsiella tarda còn có một số loài cá khác kể cả cá nước ngọt và cá biển, ở
một số vùng như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Châu Phi và một số vùng
khác. Bệnh còn phổ biến ở nhiều loài thú sống dưới nước. E. tarda có khả năng tồn
tại trong nước ao nuôi và trong bùn, đây là nguồn gây tái nhiễm trở lại cho cá nuôi.
Cá bệnh do E. tarda được chế biến làm thức ăn cho con người đây là nguyên nhân
gây viêm ruột dạ dày và một số bệnh khác cho con người... (Valerie Inglis và cs.,
1993).
Edwardsiella ictaluri là tác nhân chính gây bệnh gan thận mủ trên cá tra ở
Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL.

Trung tâm2.5.3.2.
Học Đặc
Liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tính sinh hoá
Đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri, được Hawke và cs
(1981) miêu tả lần đầu tiên, với những nghiên cứu sâu hơn được Waltman và cs
(1986), Plumb và cs (1989) thực hiện. E. ictaluri Gram âm là thành viên của họ vi
khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, có các đặc tính sinh hoá gần giống E. tarda
và Yersinia ruckeri. Edwardsiella ictaluri có kích thước vào khoảng 0,75 x 2,5 µm,
di động ở 26oC là nhờ vào lông rung. Khuẩn lạc bóng, tròn phát triển trên brain
heart infusion (BHI) agar hoặc Trypticase Soy Agar (TSA) sau 48 giờ ủ ở 25–30oC,
khuẩn lạc có kích thước khoảng 2mm. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển
vào khoảng 25–30oC, khoảng nhiệt độ này trùng hợp với nhiệt độ của môi trường
mà cá thường xảy ra bệnh 22–28oC (Francis-Floyd, 1987). Cytochrome oxidase âm
tính, khử nitrate thành nitrite, không sinh sắc tố. Cho kết quả dương tính đối với
lysine và ornithine decarboxylase và lên men glucose. Cho kết quả âm tính đối với
indole, citrate, protease, esterase, pectinase, chitinase, lipase, alginase, collagenase,

hyaluronidase và nhiều carbohydrate khác. Ewardsilla ictaluri không có các
enzyme như: protease, lipase, esterase, pectinase, alginase, collagenase, chitinase,
hyaluronidase và hầu hết các enzyme ngoại bào. Tuy vậy, E. ictaluri có khả năng
làm thoái hoá chondroitin sulfate, nhờ vào enzyme chondroitinase. Chondroitin

11


sulfate là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương sụn. Khả năng này
được xem là nguyên nhân chính của bệnh tích “hole-in-the-head” (một lỗ thủng
giữa trán xuyên qua xương sọ) tìm thấy trên cá da trơn bị nhiễm E. ictaluri. Nghiên
cứu trên những bệnh tích này cho thấy, xung quanh khu vực viêm phát hiện có sự
thoái hoá xương sụn và tế bào vi khuẩn (Blazer, 1985).
Edwardsiella ictaluri được báo cáo urease âm tính trong các phản ứng
sinh hoá chuẩn nhưng Booth (2006) đã mô tả một gen mã hoá urease của vi khuẩn
đóng vai trò quan trọng trong sự phát sinh bệnh ở cá da trơn.
Enzyme urease của E. ictaluri có khoảng 67,1-91,2% acid amin gần
giống với enzyme urease của Yersinia enterocolitica, là một acid được hoạt hoá với
pH tối hảo khoảng 3-4, điều này chứng minh được tại sao E. ictaluri có urease âm
tính trong kiểm tra sinh hoá thông thường (Booth, 2006).
Edwardsiella ictaluri có khả năng gây dung huyết. Nhưng dấu hiệu của
sự dung huyết chỉ xuất hiện một vùng hẹp xung quanh khuẩn lạc (Waltman và cs.,
1985).
2.5.3.3. Sức đề kháng

Trung tâm HọcEnzyme
Liệu ĐH
Thơ @ Tài
liệu
tậptạovà

nghiên
cứu
ureaseCần
của Edwardsiella
ictaluri
có học
tác dụng
ra một
đám mây
ammonia xung quanh tế bào. Do đó, bảo vệ vi khuẩn trong môi trường có tính acid
(Booth, 2006).
Enzyme urease xúc tác sự thủy phân của urea, thuộc nhóm enzyme cấu
trúc, hiện diện thường xuyên trong tế bào, không phụ thuộc vào sự hiện diện hay
không của cơ chất là urea. Urease cũng đóng vai trò quan trọng trong tính sinh bệnh
học của một số vi khuẩn khác như: Helicobacter pylori, Klebsiella pneumoniae,
Proteus mirabilis và E. coli O157:H7 (Booth, 2006). Urease của vi khuẩn có tác
dụng thủy phân urea tạo ra ammonia và carbamate. Carbamate tự phân ly thành
ammonia và acid carbonic. Acid carbonic phân ly trong nước tạo thành ion H+. Khi
đó, có đến hai phân tử ammonia được tạo ra trong cả quá trình. Kết quả của quá
trình này làm cho pH môi trường tăng lên (Booth, 2006).

12


Khoảng nhiệt độ thích hợp cho bệnh nhiễm trùng máu trên cá da trơn
(Enteric Septicemia of catfish) thường xuất hiện là từ 22-28oC. Cùng thời gian này,
sự phát triển của thực vật thủy sinh và quá trình hô hấp vào ban đêm làm cho pH
nước ao nuôi dễ dàng giảm xuống pH = 5,5 hoặc thấp hơn đặc biệt vào lúc sáng
sớm bởi vì hàm lượng carbon dioxide được thải ra vào ban đêm. Carbon dioxide
đóng vai trò như là một acid trong nước theo quá trình sau.

H2O + CO2 → H2CO3
H2CO3 → H+ + HCO-3
Sự ion hoá này diễn ra liên tục kết quả là tích tụ ion H+ làm cho pH giảm.
Edwardsiella ictaluri được thải ra môi trường qua phân. Vì vậy, vi khuẩn phải có
khả năng tồn tại ngoài môi trường đủ lâu để gây nhiễm cho cá thể khác. Trong điều
kiện pH acid nhẹ của ao nuôi có tác dụng kích thích hệ thống kháng acid của vi
khuẩn như là enzyme urease.
Trong dạ dày và ruột non của cá da trơn pH vào khoảng pH = 3-4. Cho
nên, Edwardsiella ictaluri phải có đủ khả năng tồn tại trong quá trình đi qua ống
tiêu hoá, nơi mà pH tương đối thấp.

Trung tâm HọcBooth
Liệu(2006)
ĐH đã
Cần
Thơ
Tài
học
tập
vànhập,
nghiên
cứu
chứng
minh@
được
E. liệu
ictaluri
có thể
xâm
tồn tại và

nhân lên bên trong đại thực bào của cá da trơn trong nghiên cứu in vitro (trong ống
nghiệm).
Tóm lại, khả năng đề kháng hoặc trung hoà môi trường acid có tác dụng
rất lớn trong quá trình tồn tại của vi khuẩn trong môi trường acid của đại thực bào
nơi mà pH từ 4-5 (Miyazaki và Plumb, 1985)
Edwardsiella ictaluri có khả năng phát triển trên các môi trường khác
nhau như MacConkey Agar và Salmonella-Shigella Agar, điều này chứng tỏ vi
khuẩn có khả năng đề kháng với tác động của muối mật. Tuy nhiên, khả năng chịu
được nồng độ muối cao lại kém, vi khuẩn không thể phát triển được ở môi trường
dinh dưỡng có nồng độ muối khoảng 2-3%. Đây là một yếu tố thuận lợi cần được
chú ý tận dụng để khống chế bệnh (Waltman và cs., 1985).
2.5.4. Một số đặc điểm dịch tễ
2.5.4.1. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Nhiệt độ nước ở ĐBSCL dao động 26-28oC là điều kiện thích hợp cho vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri phát triển (Trương Quốc Phú, 2004). Ở ĐBSCL bệnh
thường xuất hiện vào tháng 5 và phát triển mạnh nhất vào khoảng tháng 7 đến tháng

13


10 rồi giảm xuống ở các tháng còn lại. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây bệnh
xuất hiện trên cá tra hầu như quanh năm (Từ Thanh Dung, 2005).
2.5.4.2. Đường lây lan
Những cá còn sống sau khi bị bệnh có thể mang vi khuẩn trong não, thận
và gan trong một thời gian dài hơn 200 ngày. Edwardsiella ictaluri có thể sống hơn
95 ngày ở 25oC trong lớp bùn đáy ao nuôi (Hawke, 1998). Đây là nguồn vi khuẩn
gây bệnh trở lại cho cá nuôi.
Cá bệnh thải mầm bệnh vào môi trường nước qua phân, những cá khỏe
ăn thịt những cá chết làm cho mầm bệnh dễ dàng lây lan từ cá thể này sang cá thể
khác.

Loài chim có thể mang mầm bệnh trên cơ thể chúng do tiếp xúc với
nguồn bệnh trong quá trình kiếm ăn hoặc mang những con cá bệnh từ ao nuôi này
sang ao nuôi khác, bằng cách này mầm bệnh được lan truyền cho những vùng khác
mà chúng đi qua. Edwardsiella ictaluri có thể lây lan qua dụng cụ đánh bắt cá được
mang từ ao này sang ao khác (Hawke, 1998).

Trung

Sự lây lan mầm bệnh có thể xảy ra thông qua việc thả thêm cá bị nhiễm
tâm
ĐH
Cần
@ cáTài
vàcánghiên
cứu
bệnhHọc
vào aoLiệu
nuôi cá
khoẻ
hoặcThơ
thả nuôi
vàoliệu
tronghọc
ao cótập
những
bệnh không
phát hiện triệu chứng.
2.5.4.3. Đường xâm nhiễm vào ký chủ
Edwardsiella ictaluri có thể lây nhiễm cho cá qua hai con đường. Thứ
nhất, vi khuẩn trong nước có thể xâm nhập qua đường mũi, di trú vào trong thần

kinh khứu giác và sau đó đến não (Miyazaki và Plumb, 1985). Từ màng não vi
khuẩn đến xương sọ và da, gây nên bệnh tích “hole-in-the-head” (một lỗ thủng giữa
trán xuyên qua xương sọ). Thứ hai, vi khuẩn được cá nuốt vào sau đó đi xuyên qua
màng ruột và gây ra nhiễm trùng máu. Bằng con đường này vi khuẩn định cư ở các
mao mạch nằm dưới biểu bì, đây là nguyên nhân gây nên hoại tử và mất sắc tố da
(Valeric Inglis và cs., 1993).
Edwardsiella ictaluri có khả năng lan truyền nhanh chóng từ lòng ruột
đến các cơ quan nội tạng là do chúng có khả năng di chuyển xuyên qua thành mạch
như là một sinh vật tự do hoặc vi khuẩn di chuyển theo kiểu nằm bên trong bạch cầu
(Shotts và Blazer., 1985).

14


2.5.4.4. Đối tượng nhiễm bệnh
Edwardsiella ictaluri có hạn chế về loài mẫn cảm hơn Edwardsiella
tarda. Bên cạnh cá nheo đốm (Channel catfish, Ictalurus punctatus), bệnh còn thấy
trên thấy trên cá nheo xanh (blue catfish, Ictalurus furcatus), cá nheo trắng (white
catfish, Ictalurus melas) và các loài cá cảnh khác tại Mỹ (Waltman và cs., 1985).
Edwardsiella ictaluri cũng được phân lập trên cá trê (Clarias batrachus) tại Thái
Lan (Kasornchandra và cs., 1987).
Edwardsiella ictaluri chủ yếu gây bệnh trên cá tra, thỉnh thoảng xuất hiện
trên cá Basa, xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá, tỉ lệ chết cao nhất
ở cá giống nhưng gây thiệt hại kinh tế cao nhất ở giai đoạn cá lứa cỡ 300-500g (Từ
Thanh Dung, 2003).
Bảng 2.2. Các loài cá được báo cáo là nhạy cảm đối với Edwardsiella ictaluri
Tên Thông Thường

Trung tâm


Cá nheo đốm
Cá bống nâu
Cá nheo xanh
Danio

kiếmLiệu
xanh
Học
Cá trê
Cá nheo trắng

ĐH

Tên Khoa Học
Ictalurus punctatus
Ictalurus nebulosus
Ictalurus furcatus
Danio devario
Eigemannia
virens
Cần
Thơ @
Tài
Clarias batrachus
Ictalurus catus

liệu học tập và nghiên cứu

Nguồn: Valerie Inglis và cs., 1993


2.5.4.5. Triệu chứng
Bệnh thể hiện ở 2 dạng, nhiễm trùng máu cấp tính và bệnh mạn tính. Ở
thể mạn tính điểm nổi bật của bệnh là bệnh tích “hole-in-the-head” (một lỗ thủng
giữa trán xuyên qua xương sọ) (Shotts và Blazer, 1985; Valerie Inglis, 1993).
Thông thường ở dạng cấp tính gây ra nhiễm trùng máu cấp tính. Những yếu tố môi
trường thuận lợi cho sự phát triển nhanh của E. ictaluri và các yếu tố gây stress tác
động đến cá là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ra bệnh. Dấu hiệu bệnh lý thay
đổi tùy theo kích cỡ cá, mật độ nuôi và nhiệt độ nước (Hawke, 1979; MacMillan,
1985). Cá nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ trên mặt nước, bơi vòng tròn hoặc bơi theo
kiểu thẳng đứng đầu phía trên đuôi phía dưới, những cá có biểu hiện trên đều chết.
Thông thường cá bỏ ăn trong một thời gian ngắn sau khi nhiễm bệnh (Jarboe và cs.,
1984; Blazer và cs., 1985), điều này đã làm vô hiệu hóa cách triều trị bằng thức ăn
trộn với thuốc đối với những cá bệnh.

15


×