Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn dân sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.93 KB, 12 trang )

A-

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống môi cá nhân chúng ta đều có những điều được gọi là “bí
mật” mà bản thẩn không muốn ai biết. Mặt khác, những vụ việc liên quan đến
việc xâm phạm bí mật đời tư thường để lại những hậu quả đáng buồn. Đến thời
đại hiện nay, cái điều được gọi là bí mật ấy đã được pháp luật tôn trọng và bảo
vệ, pháp luật nâng nó lên thành một trong những quyền nhân thân của con
người gọi là “quyền bí mật đời tư” được quy định cụ thể tại điều 38 của Bộ luật
sân sự 2005. Tuy nhiên, khái niệm “bí mật đời tư” và “quyền bí mật đời tư” đó,
không phải ai cũng đã hiểu rõ và vận dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp mình.
Để góp phần đưa ra 1 cách hiểu về bí mật đời tư đồng thời phân tích để hiểu rõ
hơn về “bí mật đời tư” cũng như những luật bảo vệ nó em xin lựa chọn đề tài:
“Bí mật đời tư” để tìm hiểu trong bài tập học kì này.
B-

NỘI DUNG

I- Bí mật đời tư và quyền bí mật đời tư trong pháp luật
Quyền bí mật đời tư trong pháp luật
Quyền bí mật đời tư là quyền cơ bản trong hệ thống các quyền nhân thân
của cá nhân. Quyền bí mật đời tư được thừa nhận rộng rãi trước hết là rộng
khắp trên thế giới thông qua pháp luật của nhiều nước đầu tiên là trong Tuyên
ngon toàn thế giới về nhân quyền năm 1948. Cụ thể tại Điều 3 quy định “Mọi
người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân”.
Quyền được bảo vệ đời tư được tái khẳng định trong Điều 17 Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), trong đó nêu rằng: Không
ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia
đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi
người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm


phạm như vậy.
Điều 17 nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm tùy tiện và bất hợp
pháp vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự, uy tín của mọi người mà có
thể do các quan chức nhà nước hay do các thể nhân và pháp nhân khác gây ra
(đoạn 1). Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ ngăn chặn cả các quan chức nhà
nước và các thể nhân hay pháp nhân khác có những hành động xâm phạm tùy
tiện và bất hợp pháp như vậy (đoạn 9).
1-


Những can thiệp hợp pháp vào đời tư phải được quy định trong pháp luật,
và phải phù hợp với các quy định khác của ICCPR (đoạn 3).
Bình luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 31 năm 1988 của
Ủy ban Nhân Quyền Liên Hợp Quốc có làm rõ một số khía cạnh của Quyền
này.
Vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền về sự riêng tư
không phải là quyền tuyệt đối. Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông
tin về đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung
của xã hội như được thừa nhận trong ICCPR.
Theo quy định ở Điều 17, tính toàn vẹn và bảo mật của thư tín phải được
bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tế. Thư từ phải được giao tận tay người nhận
mà không bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là xem trước. Việc theo dõi, bất
kể bằng biện pháp điện tử hay các biện pháp khác, ví dụ như nghe trộm điện
thoại, điện tín...đều bị nghiêm cấm. Việc lục soát nhà cửa phải bị giới hạn chỉ
được sử dụng trong trường hợp để tìm chứng cứ cần thiết và không được phép
gây phiền nhiễu cho chủ nhà.
Việc khám xét thân thể phải theo cách thức phù hợp để bảo đảm nhân
phẩm của người bị khám xét; người khám xét phải cùng giới tính với người bị
khám xét (đoạn 8).
Theo đoạn 10, việc thu thập và lưu giữ các thông tin cá nhân trong máy

tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các quan chức
nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều phải được quy định trong pháp
luật. Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả để bảo đảm rằng những thông
tin cá nhân đó không rơi vào tay những người không được pháp luật cho phép
và không bị sử dụng vào các mục đích trái với Công ước. Để bảo đảm bảo vệ
đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần có quyền được biết liệu thông tin cá
nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bởi chủ thể nào không và nếu có, thì ở
đâu, nhằm mục đích gì, chủ thể quản lý thông tin cá nhân của mình là ai? Thêm
vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin
cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu trữ không chính xác, hoặc bị thu
thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật.
Còn ở Việt Nam, quyền bí mật đời tư được ghi nhân tại, Điều 71 Hiến pháp
1992: “ nghiêm cấm mọi hình thứ truy bức, nhục hình, xúc phạm nhân phẩm ,
danh dự của công dân”.
Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định: “Thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân được đảm bảo an toàn và bí mật”.


Điều 34 Bộ luật dân sự quy định: “ 1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân
sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên
hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố
thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác
của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Từ 1 số điều luật trên ta có thể thấy, quyền về bí mật đời tư đã được ghi nhận
không phải mới từ bây giờ mà đã là từ khá lâu tuy nhiên chưa thể hiên rõ và
cũng đã được ghi nhận trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Vậy bí mật đời tư là gì? Hay nói 1 cách khác, đâu là khái niệm về bí mật đời
tư?.
2- Khái niệm bí mật đời tư.
BLDS năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm “bí mât đời tư” mà chỉ ghi
nhân quyền bí mật đời tư. Đây chính là một trong những khó khăn khi cacs cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh
chấp liên quan đến “bí mật đời tư”. Vậy bí mật đời tư là gì?
“Bí mật” là những điều, những thứ… được giữ kín, không để lộ, không công
khai. Những thông tin được gọi là bí mật này hoặc chỉ có 1 mình người nắm
giữ, hoặc là chỉ có người nắm giữ cùng với những người liên quan biết. Sự quan
trọng của “bí mật” được phân chia thành các mức độ “mật”, “tuyệt mật”, “tối
mật” và tính “bí mật” này có thể được xác định theo các tiêu chí cụ thể như:
-

Bản thân thông tin đó đã mang tính bí mật. Việc xác định thông tin mang
tính bí mật có thể dựa vào bản chất của thông tin, có thể xác định theo qui
định của pháp luật (thư tín, điện thoại, tình trạng bệnh tật… – những thông


-

tin này đã có văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành xác định rõ đó là bí mật mà không được tiết lộ hoặc xâm phạm).
Người nắm giữ thông tin có thể đã áp dụng mọi biện pháp để bảo mật như
khoá, cài đặt mã số bảo vệ, hoặc áp dụng mọi biến pháp bảo vệ khác.
Giữa “chủ sở hữu thông tin bí mật” với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đã
có sự thoả thuận về nghĩa vụ giữ bí mật. Ví dụ: Anh A đến nhờ Văn phòng

luật sư X nhờ tư vấn pháp luật liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình của
mình. Giữa A và Văn phòng luật sư X có ký hợp đồng dịch vụ trong việc tư
vấn, theo hợp đồng này thì Văn phòng có nghĩa vụ “giữ bí mật các thông tin
của A khi A cung cấp cho Văn phòng luật sư X”.

Đối với khái niệm “Đời tư”, là những thông tin liên quan đến một cá nhân cụ
thể, đó là những gì thầm kín của cá nhân mà họ giữ bí mật. Đó có thể là các thông
tin liên quan đến các yếu tố như tinh thần, vật chất, các quan hệ xã hội…
Từ sự giải thích 2 khái niệm thêm, tham khảo thêm định nghĩa từ những
nguồn tài liệu khác:
-

-

“Theo quan điểm của một số người làm công tác pháp luật, bí mật đời tư có
thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản.
Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con
cái, các mối quan hệ... gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn
cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết
hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ
chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. “Bí mật đời tư” có thể hiểu là
“chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc,
hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại,
điện tín…”
Theo Tiến sĩ Lê Đình Nghị: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi
chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông
tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được
pháp luật bảo vệ và những thông tin đó được bảo mật bằng những biện
pháp mà pháp luật thừa nhận.”


Mặt khác xét thấy, nếu những thông tin “bí mật đời tư” có tính chất xâm
phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp


của người khác ví dụ như những thông tin liên quan đến hành vi phạn tôi, chuẩn bị
phạm tội… Trong trường hợp này nếu biết mà không báo, sẽ không phải là “bí mật
đời tư” nữa mà sẽ bị coi là hành bi bao che, không tố giác tội phạm, có thể bị đưa
ra truy tố tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.
Đồng thời theo Thông Tư số 09/2005/TT-BCA ngày 05/09/2005 “Hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 của Chính
phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”, nơi công cộng là “các
khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng
trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác”. Nơi công
cộng khác có thể hiểu là một địa điểm nào đó được trưng dụng để phục vụ cho
nhiều người trong một thời gian nhất định (nơi tổ chức Hội chợ, triển lãm…) hoặc
khu thể thao (sân bóng, sân quần vợt, hồ bơi, chợ nổi…). Như vậy, những gì cá
nhân phô diễn ra ở nơi công cộng thì không còn là bí mật đời tư nữa và những cá
nhân khác có quyền về nơi công cộng ấy bình đẳng như nhau.
Từ những quan điểm trên em xin đưa ra quan điểm của em về khais niệm
bí mật đời tư như sau: “bí mật đời tư là những thông tin cá nhân mà không phải
là hành vi trái pháp luật, chưa được công bố, công khai lần nào mà bản thân
người đó muốn không muốn nhắc đến, nếu công khai sẽ có khả năng làm ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ”
Quyền bí mật đời tư không đồng nhất với khái niệm “Quyền riêng tư”.
Điểm chung giữa 2 quyền này là đều liên quan đến cá nhân và cùng được pháp
luật bảo hộ tuy nhiên nhiều vấn đề thuộc về riêng tư xét ở khía cạnh nào đó lại
không được coi là bí mật. Bất cứ cá nhân nào cũng có quyền tự do trong suy
nghĩ theo ý muốn của mình. Ví dụ như việc tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,
sở thích cá nhân… cũng là những điều thuộc về riêng tư và có thể không phải là

bí mật.
II- Ví dụ thực tế về vấn đề bảo vệ quyền bí mật đời tư: Báo chí và việc
xâm phạm bí mật đời tư.
Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
được Toà án Nhân dân quận Phú Nhuận xử cho ly hôn với vợ của ông là bà
N.T.T vào ngày 15/12/1994. Tháng 10 năm 1996, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp


với Báo Tuổi Trẻ xuất bản cuốn “Ký sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ
Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm”. Đây là bài ký sự, có nội dung viết về phiên toà ly
hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là
T.T.Đ.
Sau khi cuốn sách được phát hành, thông qua một người bạn, được ông
Đức biết nội dung bài báo và giữa năm 2006, ông Trần Tiến Đức đã khởi kiện
vụ án xâm phạm đời tư tại Toà án nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh đối với
các đồng bị đơn: Nhà xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và nhà báo Thuỷ Cúc. Ông
Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi bài “Tổ ấm” đề cập đến
quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha cho con của ông,
bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đời sống
riêng tư của ông Đức... Ông Đức đưa ra yêu cầu: Cấm tái bản, cấm lưu hành
“Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo
mức cụ thể như sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà
xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng.
Phản bác lại những yêu cầu của nguyên đơn, đại diện của nhà báo Thuỷ
Cúc cho rằng: yêu cầu của nguyên đơn là vô lý, không thể chấp nhận được. Bài
viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
cũng như bí mật riêng tư của ai – những thông tin đã công khai tại phiên toà
chứ không phải là bí mật đời tư. Bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt
tên của những người liên quan.
Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo Nhà xuất

bản trẻ, “bí mật” là những gì không được công khai, mặt khác đây là bài viết
dạng ký sự nên tác giả có thể lồng thêm ý kiến cá nhân vào.
Đại diện Báo Tuổi Trẻ trình bày: Báo Tuổi Trẻ không đăng bài báo này trên
Báo Tuổi Trẻ và cũng không liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành ấn phẩm
nêu trên nên không liên quan đến việc xúc phạm ông Đức và yêu cầu được đưa
ra khỏi vụ kiện.
Về phía nguyên đơn, ông Đức có đưa ra một số tranh luận:
Thứ nhất, cuốn “Ký sự pháp đình” có bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm của Báo
Tuổi Trẻ vì trên trang bìa của cuốn sách có in logo của Báo Tuổi Trẻ, trong cuốn


sách: “Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ phối hợp”. Do đó, đây chính là sự liên
kết giữa hai đơn vị này nên cả hai phải liên đới bồi thường.
Thứ hai, đối với nhà báo Thuỷ Cúc, mặc dù tên nhân vật trong bài báo đã
được viết tắt, nhưng lại đề cập đến công việc và con người của ông, sự đề cập
đó để mọi người nhận ra ông khi đọc bài viết đó. Thậm chí, bài viết còn vẽ hình
biếm hoạ ba đứa con của ông - đó là sự xúc phạm. Ông Đức cũng cho rằng nếu
bài viết trong ấn phẩm này tiếp tục được phát hành sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
của các con ông về sau.
Tòa án Nhân dân Quận 3 TP.HCM nhận định: Hội đồng xét xử ba đồng bị
đơn là nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ đã có hành vi xâm
phạm đời tư của ông TTĐ và đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn
là ông Trần Tiến Đức, buộc nhà báo Thuỷ Cúc, Báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản
Trẻ phải đăng lời cải chính trên Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ/1 bị đơn; buộc ba đồng bị
đơn phải liên đới bồi thường cho ông Đức 1,75 triệu đồng tiền tổn thất về tinh
thần (Nhà báo Thuỷ Cúc 1 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ 500 nghìn đồng và Báo
Tuổi Trẻ 250 nghìn đồng). Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên buộc Nhà xuất
bản Trẻ không được lưu hành, không được tái bản cuốn Ký sự pháp đình của
nhà báo Thuỷ Cúc có bài viết “Tổ ấm”.
Không đồng ý với phán quyết của Toà án cấp sơ thẩm, các đồng bị đơn đã

kháng cáo với lý do: Bản án sơ thẩm được tuyên không có căn cứ pháp luật;
Hội đồng xét xử đã tự “sáng tác” luật, lạm quyền trong khi xét xử bởi vì pháp
luật chưa có định nghĩa thế nào là bí mật đời tư, mặt khác những thông tin được
công khai tại phiên tòa không thể xem là “bí mật”. Ngoài ra, tác phẩm “Tổ ấm”
của nhà báo Thuỷ Cúc không đề cập cụ thể đến tên của ông Trần Tiến Đức…
Với những nhận định tương tự như Toà án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử
cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo của các đồng bị đơn, y án sơ thẩm.
Trước, trong và sau khi vụ án được giải quyết, có rất nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề này. Có quan điểm đồng tình với nhận định của Hội
đồng xét xử khi cho rằng các đồng bị đơn đã xâm phạm bí mật đời tư của ông
Trần Tiến Đức nhưng cũng có nhiều quan điểm không đồng tình.


Theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí
Minh) thì: “Việc Hội đồng xét xử TAND Quận 3 tạm đưa ra định nghĩa về khái
niệm pháp luật “bí mật đời tư trong vụ án ly hôn” rồi dùng nó làm căn cứ để
tuyên án cụ thể là việc làm không đúng. HĐXX chỉ được căn cứ vào các qui
định pháp luật đã được ban hành để xét xử, không được “chế” ra các quy định
mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành...” và “...Về vấn đề bí mật
đời tư trong phiên tòa xử ly hôn, luật không quy định cụ thể. Hơn nữa, những
thông tin đã được xét xử công khai tại phiên tòa thì không thể coi là bí mật nữa
bởi đã công khai rồi thì còn bảo là bí mật nỗi gì!”1.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu - trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Văn
Hậu, Trưởng Ban tuyên truyền Thành hội Luật gia TP Hồ Chí Minh (ông Hậu là
Người bảo vệ quyền lợi cho Báo Tuổi Trẻ trong vụ án này) cũng cho rằng: “Cá
nhân có quyền về bí mật về đời tư nhưng thế nào là bí mật đời tư, bí mật đời tư
trong phạm vi và mức độ đến đâu thì hiện nay pháp luật chưa quy định. Một cá
nhân không thể lấy lý do tôi muốn bảo vệ bí mật đời tư để khước từ không cho
phép bất cứ ai được tiết lộ những thông tin về cá nhân của mình là không đúng.
Anh có quyền có đời tư nhưng những hành vi của cá nhân anh không được

quyền xâm phạm đến lợi ích của người khác, của cộng đồng.”2. Từ đó, luật sư
Hậu cũng cho rằng phiên toà ly hôn là công khai nên những thông tin, diễn biến
của phiên toà không còn là bí mật đời tư.
Theo quan điểm cá nhân em, việc Hội đồng xét xử nhận định và ra phán
quyết khẳng định các đồng bị đơn, tiêu biểu là nhà báo Thuỷ Cúc đã có hành vi
xâm phạm bí mật đời tư của ông Trần Tiến Đức là hoàn toàn có cơ sở bởi những
lý do sau đây:
Thứ nhất, mặc dù Điều 38 Bộ luật Dân sự không đưa ra khái niệm bí mật
đời tư nhưng theo lẽ thông thường chúng ta có thể hiểu bí mật đời tư là những
thông tin, tư liệu liên quan đến cá nhân mà cá nhân đó không muốn cho người
khác biết. Báo chí có quyền đưa tin, nhưng với những thông tin về bí mật đời tư
của cá nhân thì việc đưa tin phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Như đã nêu ở
phần khái niệm, những điều được xem là “ Bí mật đời tư” phải hoàn toàn hợp
pháp vì thế cần phân biệt sự công khai thông tin tại Toà án giữa một vụ án dân
sự, hôn nhân gia đình với một vụ án hình sự. Trong vụ án hình sự, những thông
tin đó liên quan đến người phạm tội, họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã


hội và chịu hình phạt do Nhà nước quy định nên những thông tin này có thể
được công khai để nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Đối với những
thông tin trong vụ án ly hôn, đó là thông tin liên quan đến bản thân đương sự,
không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hay lợi ích của
người khác nên các đương sự có quyền không công khai những thông tin này.
Thứ hai, mặc dù tên của nhân vật đã được viết tắt, tuy nhiên theo nội dung
câu chuyện thì những người hàng xóm cũng như những người thân khác của
ông Đức cũng dễ dàng nhận ra ngay nội dung câu chuyện, con người...đó chính
là ông Đức chứ không phải là người khác. Giả sử câu chuyện được hư cấu,
thêm bớt, thay đổi tên địa danh và tên viết tắt của nhân vật được thay đổi... thì
sẽ không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư.
Nếu như theo sự trình bày của nguyên đơn thì bài viết “Tổ ấm” trong cuốn

“Ký sự pháp đình” ngoài việc xâm phạm bí mật đời tư của ông Đức còn có sự
vi phạm khác, đó là sự xúc phạm ông khi vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của ông.
Như vậy, việc Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhận định và đưa ra phán
quyết theo chúng tôi là hoàn toàn hợp lý, đúng pháp luật. Mặt khác, Điều 13 Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2005 có qui định trách nhiệm của cơ quan, người tiến
hành tố tụng, theo đó:
Thứ ba, Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước,
bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của
dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương
sự theo yêu cầu chính đáng của họ.”
Luật Báo chí, Nghị định số 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính
Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí, khi qui định về “Những điều
không được thông tin trên báo chí” có qui định:
Thứ tư, không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố
tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư,
người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó....”
III- Một số lỗ hổng về quyền bí mật đời tư.
Do chưa có giải thích rõ thế nào là bí mật đời tư nên khái niệm này có
nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn, LS Hoàng Văn Trợ (Đoàn luật sư tỉnh


Đồng Nai) nêu quan điểm, những thông tin về đời tư phải hợp pháp mới được
pháp luật bảo vệ. “Một người chung sống như vợ chồng với một người khác
đang có vợ có chồng thì không thể được pháp luật bảo vệ vì tuy là bí mật đời tư
nhưng không hợp pháp nên sẽ không được pháp luật bảo vệ” – ông Trợ dẫn
chứng. Rất nhiều nhà báo cũng cho rằng, hiện nay “lỗ hổng” pháp luật về bí mật
đời tư khiến cho ranh giới xâm phạm đời tư và thông tin phục vụ số đông đại
chúng là hết sức mong manh.
Thực tế xét xử ở nước ta thì cho thấy, số lượng vụ việc xâm phạm bí mật
đời tư của cá nhân là không ít, tuy nhiên số vụ được giải quyết lại rất hạn chế.

Phần vì ngay trong câu “bí mật đời tư” đã bộc lộ, đã là chuyện “bí mật” nên rất
ít người muốn ra Tòa giải quyết vì họ cho rằng như thế chỉ càng làm “to
chuyện”, làm cho “bí mật” của họ lan rộng hơn, phần vì có rất nhiều thứ được
họ coi là bí mật của mình song lại không thấy luật quy định.
Mặt khác trong hệ thống pháp luật của nước ta về quyền bí mật đời tư chưa
định nghĩa chính xác đước khái niệm bí mật đời tư và chưa đưa nó vào một văn
bản luật cụ thể nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến những quyết định cuat Toác
án khi xác định đó có được coi là bí mật đời tư hay không
IV- Giải pháp hoàn thiện những quy định hiện hành về quyền bị mật đời tư.
-

-

-

hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư nói riêng, quyền nhân thân nói
chung là một trong những trọng tâm cần được chú ý trong quá trình hoàn
thiện hệ thống pháp luật dân sự. Một số ý kiến đề nghị, trong sửa đổi Bộ luật
Dân sự cần đưa ra một khái niệm cụ thể về bí mật đời tư bởi đây là cơ sở để
Tòa án xác định một thông tin cụ thể có được coi là bí mật đời tư hay không.
Có những chế tài xử lý thật nghiêm khắc những thông tin đời tư quá đà,
thậm chí thất thiệt. Bên cạnh đó, phải quy định rõ thông tin đời tư nào của
công dân không phải là thông tin bí mật. “Ví như các cơ quan nhà nước, các
cơ quan dân cử buộc phải công khai tài sản mà báo chí có thể tiếp cận được
thì đương nhiên được quyền đưa tin. Hay thông tin các cá nhân chủ động
cung cấp thì không thể gọi là xâm phạm bí mật đời tư”
Tham gia kí kết các điều ước quốc tế có liên quan tới việc bảo vệ quyền bí
mật đời tư đồng thời tuân thủ những điều ước đã kí vừa đảm bảo hoàn thiện
các quy định của pháp luật trong nước vừa tạo cơ hội hòa nhập với thế giới.



C- KẾT LUẬN
Trong cuộc sống ai cũng có những điêù được gọi là bí mật đời tư, nhưng mặt
khác côn người không ai là không có trí tò mò họ muốn biết những bí mật đó
vì mục đích này hay mục đích khác. Pháp luật chính là công cụ vừa đảm bảo
quyền lợi cho con người song nó cũng là công cụ để kiềm chế sự tự do của
con người. Việc tự bảo vệ bí mật đời tư của mình cũng cần được chú ý trước
khi cần đến sự can thiệp của pháp luật mặt khác con người cũng nên có một
cách sống đúng mực, nên chăm tìm hiểu pháp luật để tìm hiểu pháp luật vừa
là để biết mình có những quyền gì và tôn trọng những quyền của người khác
hay “ Muốn nhận được sự tôn trọng của người khác, trước hết bạn phải tôn
trọng họ

*** MỤC LỤC


*** DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật, giáo trình luật dân sự Việt Nam 1,Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội 2007
2. Bộ luật dân sự 2005, Nxb Tư pháp
3. Phùng Trung Tập, “Bis mật đời tư bất khả xâm phamj”. Tập chí luật học
số 6/1996
4. />5. />6. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×